Khoảng trên 400 năm trước Ông khởi tổ ra dòng họ Vương Đình về đến làng Cố Bản - xã Hoằng Sơn - Huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hoá để lập nghiệp. Thời gian chính xác tổ tiên ta cũng không chép lại, chỉ biết rằng Cụ Vương Đình Chiểu (cách đây 200 năm) cũng chỉ nghe truyền khẩu lại Họ Vương ta là người Trung Quốc, đời nhà Minh sang ở Việt Nam, sau đó sinh ra nhiều chi phái. Trong đó có chi về làng Cố Bản - Xã Hoằng Sơn. Người đầu tiên ghi chép lại phả cho dòng tộc Vương Đình để lại cho con cháu sau này là cụ Vương Đình Chiểu. Khoa Đinh Dậu Minh Mạng 18 (1838) toàn tỉnh Thanh Hoá có 5 người đậu trong kỳ thi thì Cụ là người đỗ đầu giải. Ân khoa Nhâm Dần, Triệu Trị 2 (1842) Cụ đậu lần 2 trong số 4 người của tỉnh Thanh Hoá đậu khoá đó. Khi đương thời cụ làm chi huyện Vĩnh Tường, đốc học tỉnh Ninh Bình và quan án sát sứ tỉnh Hải Dương. Khi mất đi cụ còn được phong đến chức Hàn Lâm Viện. Tuy nhiên Cụ chỉ nghe nói và viết được lại 4 đời trở lại, còn về trước sự nghiệp và công đức của tổ tiên cụ đều không biết. Điều đó làm cụ buồn tiếc. Bốn đời mà cụ viết để lại cho con cháu đời sau là từ ông Cao Cao Tổ đến ông tổ:
1. Ông Cao - Cao Tổ: Vương Quý Công tên chữ Bảo Lạc (nghiệp nho) ngày mất: 7 tháng 4. Vợ của Ngài là Bà Thụ Họ Lê. Bà mất ngày 11 tháng 12. Ông sinh ra vào đời vua Lê Chân Tôn (năm 1650 - 1655). Đây là thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Đằng trong lúc đó có Chúa Hiền gọi là Hiền Vương con thứ 2 của Chúa Thượng. Đằng ngoài Chúa Trịnh lúc đó Trịnh Tráng. Hai cụ sinh ra ông Cao Tổ Vương Bi Lỗ.
2. Ông Cao tổ: Vương Quý Công tên chữ Bi Lỗ (nghiệp nho) Ông mất ngày 7 tháng 12. Vợ của Ngài là Bà Lăng Ca họ Nguyễn. Ngày 6 tháng 5 là ngày giỗ của Bà. Con của 2 cụ là Ông Tằng Tổ Vương Phúc Tôn. Cụ Vương Bi Lỗ sinh ra vào khoảng năm 1670 - 1675 thời vua Lê Huyền Tôn. Đây cũng giai đoạn chuyển giao thế hệ từ Chúa Hiền sang Chúa Nghĩa ở Đằng Trong. Ở đàng ngoài lúc đó là Trịnh Tạc con thứ 2 của Trịnh Tráng và được chọn làm Nguyên suý chưởng quốc chính Tây Định Vương từ năm Quí Tỵ - 1653, khi Trịnh Tráng đang còn sống.
3. Ông Tằng Tổ: Vương Quý Công tên chữ Phúc Tôn. Ông sinh ra đời vua Lê Dụ Tông tức là vào khoảng năm 1695 - 1705. Đương thời Ông làm quan huyện Thuý Vân. Ngày 20 tháng 10 là ngày giỗ của Ông. Bà La Thị Diệu Thục Mát Ta là chính phi của ngài. Bà sinh hạ được 1 con gái. Bà mất ngày 20 tháng 9. Bà La Diệu Trí là em gái Bà La Diệu Thục Mát Ta và là vợ Thứ của Ông Tằng Tổ. Bà sinh ra ông Vương Đình Trị là ông tổ của dòng họ Vương Đình - Ngày 6 tháng 3 là ngày kị của Bà.
4. Ông tổ: Vương Quý Công tên Huý là Trị tên thuỵ là Phúc Hậu. Ông sinh ra vào đời vua Lê Duy Phường tức là trong khoảng thời gian từ 1729 - 1735. Đằng ngoài lúc đó có chúa Trịnh Giang còn đằng trong có Ninh Vương tức là Chúa Nguyễn Phước Thụ. Đến đời Cụ Trị dòng họ Vương Đình ở làng Cố Bản - xã Hoằng Sơn mới thực sự phát phúc. Ông lấy bà Họ Hoàng hiệu là Diệu Cần sinh được 8 người con trai: 1. Do Ong, 2. Ông Ngỗi, 3. Ông Sung, 4. Ông Sài, 5. Ông Lỗi, 6. Ông Hội, 7. Ông Địch, 8. Ông Thành. Ông Do Ong, ông Sung và ông Sài 3 ông đều chết non khi chưa có vợ con. Ông Ngỗi là đi lính cho Tây sơn bị chết trận. Ông thứ 5 là ông Lỗi đi lính cho Tây Sơn và Bản Triều (Triều nhà Nguyễn). Khoảng thời gian niên hiệu Gia Long mãn hạn lính ông trở về. Ông lấy vợ cùng làng là Đinh Thị Ứơc nhưng không có con. Đến năm Minh Mạng thứ 6 (1825) có lệ tu bạ và dự lão nhiêu. Ông không có con nên lập con chú là Vương Đình Triệu làm con nối nối tự. Chính vì vậy mà cành ông Triệu là cành trưởng.
Như vậy đến đời con ông Vương Đình Trị dòng tộc Họ Vương Đình ở làng Cố Bản – xã Hoằng Sơn - huyện Hoằng Hoá có 3 cành:
1. Cành Ông Địch
2. Cành Ông Hội
3. Cành Ông Thành
Ông Vương Đình Địch: tên chữ Huệ Cát, thuỵ là Thuần Phát hiệu Tuý Ông. Cụ Địch sinh ra vào khoảng cuối đời vua Lê Hiển Tông. Ông lấy bà Lê Thị Kỷ sinh được 4 người con trai và được phong Hàn Lâm Viện Thị giảng Ngũ phẩm đại phu. Người con trai cả là Vương Đình Triệu cụ để lại thờ ông Lỗi. Người con thứ 2 là ông Biểu vô tự. Người con thứ 3 là cụ Vương Đình Chiểu mà người ta hay gọi là cụ Quan Án. Người thứ 4, con út là cụ Vương Đình Tuế.
Ông Vương Đình Hội: là con thứ 6 của ông Vương Đình Trị. Ông lấy bà La Thị Chi người cùng thôn. Hai ông bà có 2 con trai tên là Vương Đình Chúc và Vương Đình Chiếu và 3 người con gái là Vương Thị Khoán, Vương Thị Phan, Vương Thị Khuyên. Ông Chiếu làm đến chức lý trưởng làng Cố Bản lúc bấy giờ. Ông Chức mất sớm khi chưa có vợ con. Ba người con gái đều lấy chồng người cùng làng.
Ông Vương Đình Thành: là con thứ 8. Ông làm nghề nông lấy vợ người thôn Bội Đầu – xã Hà Thượng huyện Hậu Lộc là bà Hoàng Thị Các. Hai ông bà sinh được 7 người con trai là Vương Đình Hoá, Vương Đình Tuần, Vương Đình Ba, Vương Đình Thân, Vương Đình Đạc, Vương Đình Diệu, Vương Đình Đại và 2 người con gái Vương Thị Vì, Vương Thị Vĩ. Nhưng 5 người, từ Ông Hoá đến Ông Đạc đều chưa có vợ mất sớm. Ông Diệu và Ông Đại đều làm Trùm trưởng trong làng. Hai ông này sống rất thọ tuy nhiên lại không có con người trong làng thường gọi là lão nhiêu. Bà Vì, bà Vĩ lấy chồng trong xã. Như vậy đến đời con ông Thành cành này không phát triển tiếp tục mà vô tự tại đây.
Như vậy kể từ cụ Cao - Cao tổ Vương Bảo Lạc đến đời ông Tổ là cụ Vương Đình Trị có 4 đời. Đời con của cụ Vương Đình Trị gọi là Nhất Đại (đời thứ nhất 1770 - 1855) có các cụ:
+ Vương Đình Địch
+ Vương Đình Hội
+ Vương Đình Thành
Nhị Đại (Đời thứ hai 1800 - 1885):
- Con cụ Vương Đình Địch:
+ Vương Đình Triệu
+ Vương Đình Biểu
+ Vương Đình Chiểu
+ Vương Đình Tuế
- Con Cụ Vương Đình Hội:
+ Vương Đình Chiếu
+ Vương Đình Chúc (Mất sớm)
+ Vương Thị Phan
+ Vương Thị Khuyên
+ Vương Thị Phán
- Con Cụ Vương Đình Thành
+ Vương Đình Huế
+ Vương Đình Tuần
+ Vương Đình Ba
+ Vương Đình Thân
+ Vương Đình Đạc
+ Vương Đình Diệu
+ Vương Đình Đại
+ Vương Thị Vi
+ Vương Thị Vĩ
Tam Đại (Đời thứ ba 1825 - 1930)
- Con Cụ Vương Đình Triệu
+ Vương Đình Tráng
+ Vương Đình Chinh
+ Vương Đình Lang
+ Vương Thị Lán
- Con Cụ Vương Đình Chiểu:
+ Vương Đình Bỉnh
+ Vương Đình Sán
+ Vương Đình Áo
+ Vương Đình Huyển
+ Vương Thị Phán (Lấy chồng X. Hà Thượng – H. Hậu Lộc)
- Con Cụ Vương Đình Tuế
- Con Cụ Vương Đình Chiếu
+ Vương Đình Tân
+ Vương Đình Diện
+ Vương Đình Đại
Tứ Đại (Đời thứ tư 1850 - 1973)
- Con Cụ Vương Đình Tráng
+ Vương Đình Minh
+ Vương Thị Bút
- Con cụ Vương Đình Bỉnh
+ Vương Thị Bao
+ Vương Thị Lan
+ Vương Đình Thản
+ Vương Đinh Quân
+ Vương Đình Quắc
+ Vương Thị Can
+ Vương Đình Tựa
- Con cụ Vương Đình Sán
+ Vương Đình Thung (mất sớm)
+ Vương Đình Sạn
+ Vương Thị Lài
+ Vương Thị Mai
+ Vương Thị Lương
+ Vương Thị Thơm
+ Vương Thị Đàm (con nuôi)
- Con Cụ Vương Đình Áo
+ Vương Đình Hoán (Mất sớm)
+ Vương Thị Quanh
- Con cụ Vương Đình Huyển
+ Vương Đình Quán
+ Vương Đình Thụng (mất sớm)
+ Vương Thị Loán
+ Vương Thị Khuyến
- Cháu cụ Vương Đình Tuế
- Con Cụ Vương Đình Diện
+ Vương Đình Kiện
+ Vương Thị Lặn
+ Vương Thị Nhi
+ Vương Thị Lắt
- Con cụ Vương Đình Tân
+ Vương Thị Lai
- Con cụ Vương Đình Đại
+ Vương Đình Hoàng
Ngũ Đại (Đời thứ năm 1875 - 2016)
- Con cụ Vương Đình Minh
+ Vương Đình Thông
+ Vương Đình Nhở
+ Vương Thị Khai
+ Vương Đình Xương
- Con cụ Vương Đình Thản
+ Vương Đình Nhâm
- Con cụ Vương Đình Quân
+ Vương Thị Thiết
+ Vương Đình Vợt
+ Vương Đình Giám
+ Vương Thị Cần
- Con cụ Vương Đình Tựa
+ Vương Thị Ngạc
+ Vương Đình Lô
+ Vương Thị Luyện
+ Vương Hoàng Cán (con nuôi)
- Con cụ Vương Đình Sạn
+ Vương Đình Thợn
- Con cụ Vương Đình Quán
+ Vương Đình Ca
+ Vương Thị Đa
+ Vương Đình Thọ
+ Vương Đình Vinh
- Chắt cụ Vương Đình Tuế
- Con cụ Vương Đình Kiện
+ Vương Đình Huần
+ Vương Thị Vờn
- Con cụ Vương Đình Hoàng
+ Vương Thị Thóc
+ Vương Thị Cói
+ Vương Thị Thộc