GIA

PHẢ

TỘC

VƯƠNG
ĐÌNH
(王

譜)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

Nhà thì có phả, mà nước thì có sử. Sử là để biên chép trên từ thiên văn, dưới Địa Lý. Ông tổ sinh ra nước đầu tiên đến các nhà, các đời noi theo thay đổi thế nào, trị loạn hưng suy ra sao? và chính trị hay dở thế nào đều biên chép lại một cuốn sách gọi là Sử Ký. Nhà thì cũng có Gia Phả để biết ông tổ ở đâu mà đến, sinh ra bao nhiêu chi phái, thế hệ, công danh sự nghiệp của tổ tiên ngày trước, về sau các con cháu trông đến là biết. 


Thế thì Gia phả và Sử Ký hai điều đó là rất lớn và rất cần thiết không thể thiếu được. Họ Vương ta từ thời cụ Vương Đình Chiểu đã nghe nói ngày xưa có nhiều ông làm quan to, sự nghiệp lớn mà không có Phả để lại. Ý dả có mà bị binh hoả cháy đi, hay còn đẳng đải mà chưa làm nên không có Gia Phả? 


Cụ Vương Đình Chiểu sinh năm 1809 nhờ ơn phúc đức của tổ tiên khoa Đinh Đậu Minh Mạng 18 (năm 1838) đã thi đỗ giải nguyên (đầu cử nhân) và sau đó Cụ làm quan án sát sứ tỉnh Hải Dương, Xét thấy Gia Phả không có, con cháu ngày sau không biết đâu mà hỏi, Cụ là người đầu tiên biên chép lại Gia Phả cho dòng tộc họ Vương Đình.


 Cụ Vương Đình Chiểu đã ghi: " Ông khởi tổ về trước đã lâu đời, không biết đâu mà chép, chỉ nghe nói truyền khẩu Họ Vương ta ngày xưa là người Trung Quốc đời nhà Minh sang ở Việt Nam. Từ đó sinh ra rất nhiều chi phái khác nhau" đó là:


1. Chi Ở BẮc Ninh, có ông đỖ trẠng nguyên


2. Chi Ở Hà nỘi, có Ông Vương Duy Trinh đỖ cỬ nhân làm quan tỔng đỐc TỈnh Thanh Hoá đã vỀ nhẬn HỌ


3. Chi Ở Ninh Bình


4.  Chi Ở NghỆ An


5.  Chi Ở Văn Nham - Thanh HOÁ đã bói tiên và vỀ nhẬn hỌ


6. Chi Ở Làng CỐ bẢn xã hoàng sơn – huyỆN HOÀNG HOÁ - TỈNH THANH HOÁ


Lúc đó Cụ chỉ nghe nói được 4 đời, còn về sự nghiệp và công đức của tổ tiên các đời trước đó Cụ đều không biết. Điều đó làm Cụ cảm thấy phiền lòng và có lỗi với tổ tiên. Cụ đã viết về những danh hiệu, quan tước, anh em trai gái, ngày huý của 4 đời từ: Ông Cao - Cao tổ đến ông Tổ. Từ đó về sau trong họ các chi phái đều theo đó mà biên chép thêm Gia Phả cũng như quốc sự, để càng lâu càng xa không đời nào mất được.


       


Cụ Vương Đình Chiểu là cháu năm đời, đậu cử nhân năm 1838 làm quan Án sát sứ tỉnh Hải Dương sắc phong Phụng Thành Đại Phu thụy là Quang Khanh bái biên Gia Phả.


Nước có Sử, Gia có Phả. Sử là để ghi chép lại những sự kiện biến cố xảy ra từ thiên nhiên đến xã hội, Phả là để biên chép sự việc của tiền nhân, để về sau con cháu tuy xa đến mấy cũng đều biết cả.Thực hiện di chúc của Cụ Vương Đình Chiểu con cháu Cụ từ Cụ Vương Đình Bỉnh (con Cụ Chiểu) đến Cụ Vương Đình Hường cháu đích tôn năm đời của Cụ đều ghi chép lại sự việc diễn ra trong dòng họ.


Tuy nhiên bắt đầu từ đời cụ Vương Đình Trị (Ông của cụ Vương Đình Chiểu) họ Vương Đình mới phát phúc rực rỡ. Từ đây sinh ra nhiều chi nhánh, điều đó đòi hỏi mỗi chi nhánh phải có Gia Phả riêng để ghi lại sự việc của chi nhánh mình. Nhưng tiếc thay chỉ có con cháu của cụ Vương Đình Chiểu thực hiện ý nguyện của người, các chi nhánh khác không ghi lại Phả của chi nhánh mình. Chính vì lẽ đó mà đến đời cháu thứ 6 của cụ Vương Đình Địch, có một cá nhân ở chi nhánh khác đã mông muội bất chấp lịch sử truyền miệng từ đời này qua đời khác mà bỏ đi mất một đời của chi nhánh mình. Tuy nhiên bằng kiến thức khoa học và thực tiễn chúng con đã chứng minh đó là một sai lầm lớn. Các cụ tổ đang ở suối tiên hãy rộng lòng mà bỏ qua cho sự vô tâm, hồ đồ của cá nhân đó. Một vạn vạn lần chúng con xin ông bà tổ tiên hãy rộng lòng tha thứ cho sự ngu muội này.


Sự biết ơn và kính thờ tổ tiên là bổn phận thiêng liêng của mọi Cành, mọi Chi, mọi Nhà, mọi Người, kể cả hiện tại và tương lai. Điều này chắc chúng ta ai cũng phải công nhận. Bổn phận đối với tổ tiên và trách nhiệm đối với các thế hệ sau này là trọng trách chung của lớp người trong dòng tộc Vương Đình hiện tại. Ý thức được trách nhiệm đó, đã thúc dục tôi là Vương Đình Hựu con út ông Vương Đình Nhâm cháu đời thứ 5 (Chít) của cụ Vương Đình Chiểu, đời thứ 10 của cụ Cao - Cao tổ Vương Bảo Lạc tu chỉnh và viết tiếp Phả theo di chúc của cụ Vương Đình Chiểu. Mặc dù trình độ và kiến thức có hạn, song vì bổn phận và trách nhiệm tôi sẽ hết sức cố gắng để ghi chép Phả cho tất cả các Ngành, các Chi của dòng tộc Vương Đình ở thôn Cố Bản - xã Hoằng Sơn - Huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hoá mà các tiền Nhân nhánh Cụ Vương Đình Chiểu lưu hạ lại.


 


 



MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ CỦA DÒNG TỘC VƯƠNG ĐÌNH


Cách đây khoảng 120 năm (1888) , cụ Vương Đình Thản đã bỏ nhà ra đi, bỏ lại người vợ là bà Trịnh Thị Đoàn đang mang thai người con trai Vương Đình Nhâm được bốn tháng. Nhưng, không một ai trong gia đình biêt rằng, cụ Thản vẫn còn sống và đã dừng chân lập nghiệp tại làng Cát Khánh, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy cách quê nhà gần 100km.Thời gian trôi đi, gia đình vẫn bặt tin về người con Vương Đình Thản. Trong gia phả dòng họ Vương Đình không ghi gì ngoài một thông tin vỏn vẹn rằng cụ bị mất tích.



Bỏ lại Đằng sau quá khứ, gia đình, dòng họ, thay đổi cả họ tên mình là Phạm Đình Điền, cụ Vương Đình Thản đã bắt đầu lại cuộc đời mình với hai người vợ mới tại một vùng quê trù phú thanh bình. Chẳng ai ngờ được rằng, người cháu Phạm Đình Bình và người chắt Phạm Quốc Bào tại làng Cát Khánh vẫn âm thầm theo di huấn tìm về cội nguồn. Tháng 4/2009 là khoảng thời gian mà dòng họ Phạm Đình và Vương Đình sẽ chẳng bao giờ quên. Suốt 10 năm ròng rã, cuối cùng dòng họ Phạm Đình đã trở về với tổ tiên, và dòng họ Vương Đình ngỡ ngàng nhận ra những người anh em cùng dòng máu nặng tình với quê nhà, trách nhiệm với tổ tông. Sau cuộc hội ngộ hơn một thế kỉ này, liệu còn ai nghi ngờ về sức mạnh của tình yêu quê hương, tinh thần tha thiết tìm về nguồn cội? Càng sống, mỗi người càng thấm thía lời giáo huấn giản dị.’ cây muôn cành cùng chung một cội, nước trăm khe đều chảy từ nguồn’. Và, trong cuộc hội ngộ này, hẳn hết thảy mọi người đều nhận ra rõ ràng hơn bao giờ hết ý nghĩa của nguồn cội, của tình thân ruột thịt. Lần đầu tiên gặp mặt nhưng ai nấy đều cảm thấy gần gũi nhau đến lạ kì, nỗi buồn năm xưa của người con lữ thứ tha phương Vương Đình Thản hẳn đã được san sẻ phần nào.



Có lẽ hôm nay và mãi mãi về sau, không ai biết được rằng vì sao cụ Thản lại bỏ nhà ra đi. Sinh ra trong một gia đình đỗ đạt, là cháu đích tôn của cụ Vương Đình Chiểu – quan án sát tỉnh Hải Dương, hai lần đậu đầu giải nguyên, năm 1837 (khoa Đinh Dậu Minh Mạng 18) và năm 1842 ( khoa Nhâm Dần thiệu trị 2). Phải chăng vì nhận sự kì vọng quá lớn của người cha là ông Vương Đình Bỉnh mà đời mình thì “tài cao phận thấp chí khí uất”, cụ Thản đã dứt áo ra đi ? Bỏ lại gia đình, vợ con, và cả mảnh đất đã “chôn rau cắt rốn” có lẽ là một quyết định đau đớn đối với cụ. Nhưng chúng ta trách gì? Thiết nghĩ, nhờ có quyết định năm xưa mà chúng ta, những hậu thế của cụ, những thành viên trong dòng họ Phạm Đình và Vương Đình mới được sinh ra, được sống và được có cuộc hội ngộ đầy xúc động hôm nay.



Thay đổi hoàn toàn họ tên nhưng không phải ngẫu nhiên mà cụ Phạm Đình Thản lấy tên mình là Phạm Đình Điền. Điền là ruộng. Trong chữ Hán Nôm, hình ảnh chữ Điền(田) là sự kết hợp của hai chữ Vương(王) và chữ Điền rất gần nghĩa với chữ Thản坦, nghĩa là đất. Tục truyền rằng vào thời vua Trần Thánh Tông sứ nhà Nguyên đưa sang ta một quốc thư có một câu đố và thách nhân tài nước Nam giải:



Lưỡng nhật bình đầu nhật

Tứ sơn điên đảo sơn

Lưỡng vương tranh nhất quốc

Tứ khẩu tung hoành giang.

Cả triều đình không ai giải nổi, phải nhờ đến Trạng Hiền để giải (Lưỡng Vương tức là hai chữ Vương ghép lại với nhau). Thông thạo đến bậc điêu luyện chữ Hán Nôm, cụ Vương Đình Thản là một người tài cao học rộng, song có lẽ, may mắn đã không mỉm cười với cụ. Thay đổi hoàn toàn họ tên mình, nhưng trên tất cả, đằng sau nỗi uất ức phải bỏ nhà ra đi, ẩn sâu trong tim người con lữ thứ là nỗi nhớ quê hương day dứt, niềm khao khát được trở về với quê hương, với dòng họ. Tình yêu quê nhà và nỗi ước mong trở về tìm nguồn cội ấy, kì lạ là, nó được giữ lại vẹn nguyên trong tâm hồn những thế hệ của cụ sau này. Trước lúc ra đi, vẫn không nguôi trăn trở về việc tìm quê, tìm họ, ông Phạm Đình Yên (bố ông Phạm Đình Bình) di huấn lại cho con rằng: cụ Điền không phải là người họ Phạm, quê không ở làng Cát Khánh, họ Thượng Vương, có nhà thờ họ to, thờ quan triều đình. Nhà thờ có lọng xanh, có giá chiêng, giá trống… Con đường tìm về với tổ tiên của hai người con Phạm Đình Bình và Phạm Quốc Bảo quả thật không đơn giản. Hành trang mà hai người mang theo chỉ là lời kể của ông Phạm Đình Yên qua kí ức của người anh trai (Phạm Đình Thiện) về một lần duy nhất theo cha về thăm quê (sau đó kể lại cho em là cụ Yên). Từ linh cảm, tìm được quê nhà theo di huấn để lại, đến suy luận lôgich, hai dòng họ Phạm Đình và Vương Đình đều vỡ òa khi nhận ra rằng: cụ Vương Đình Thản chính là cụ Phạm Đình Điền.



Ngày 30/4/2009 tức là ngày mồng 6 tháng tư năm Kỉ Sửu cháu chắt trực hệ của cụ ở làng Cố Bản – xã Hoằng Sơn – huyện Hoằng Hóa về làng Cát Khánh xã Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy chính thức nhận anh em cùng dòng máu, cùng nguồn gốc, cùng ông nội, cố nội. Tại đây chúng con, những người hậu thế của cụ Vương Đình Thản hay Phạm Đình Điền dâng hương bên bàn thờ và phần mộ của cụ. Trước vong linh hồn của cụ chúng con luôn nhớ và tâm niệm rằng con cháu cụ Vương Đình Thản tức Phạm Đình Điền là những người con Nề nếp - Gia phong – Tinh thần tổ tiên. Chúng con xin hứa luôn tự hào về dòng họ, luôn phấn đấu vươn lên - không bao giờ làm điều gì tổn hại đến thanh danh dòng tộc, đến tổ tiên. Ngày mồng 2 tháng 5 năm 2009 tức ngày mồng tám thánh tư năm Kỹ Sửu, Con cháu họ Phạm (Vương) Đình về làng Cố Bản – xã Hoằng Sơn – huyện Hoằng
hóa gặp mặt anh em dòng tộc và thắp hương trên Bàn thờ Tổ tiên và phần mộ các Cụ.


Đó là lí do mà trong gia phả của dòng họ Vương Đình có một nhánh mang họ Phạm Vương Đình. Điều đặc biệt ấy, không chỉ gợi nhớ mỗi người con của dòng họ về một sự kiện đầy xúc động mà còn chứa đựng một chân lí giản dị mà sâu sắc: “cây có cội- nước có nguồn”.

Gia Phả VƯƠNG ĐÌNH (王 家 譜)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc VƯƠNG ĐÌNH (王 家 譜).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc VƯƠNG ĐÌNH (王 家 譜)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.