I-CỤ TỔ HỌ NGUYỄN DUY
Cụ tổ họ Nguyễn Duy ta là một trong những người góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và phát triển của làng Thanh Sam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử nên các ghi chép về Cụ hiện nay không còn nữa. Duy mộ phần của Cụ vẫn được các thế hệ con cháu giữ dìn xây đắp khang trang.
Mộ phần của Cụ được an táng tại sứ Đồng Sau Ao thôn Thanh Sam. Đến năm Kỷ Sửu 2009, các con cháu của Cụ đã hoàn thành tu tạo xây dựng lăng tôn nghiêm. Trên đó viết: "TRUY NIỆN TIỀN ÂN" và hai câu đối:” Mộc xuất thiên chi do hữu bản”, “Thủy lưu vạn phái tố tòng nguyên”; và "Thể phác tồn thiên địa", "Tinh thần tại tử tôn" muốn nhắc nhở con cháu ghi nhớ là cùng chung cuội nguồn, phát huy truyền thống.
Cụ tổ sinh được 5 người con trai tương ứng là 5 chi:
Chi thứ 1: là cụ Nguyễn Duy Khải (chi trưởng), hai đời tiếp theo không nắm được tên. Đến đời thứ 5 là cụ Nguyễn Duy Bằng, không có con trai và phạt tự.
Chi thứ 2: Đời nay không ai biết được tên cụ, chỉ biết là đã phạt tự.
Chi thứ 3: Là cụ Nguyễn Duy Ức, nay là Chi thứ 1
Chi thứ 4: Là cụ Nguyễn Duy Đa, nay là Chi thứ 2
Chi thứ 5: Là cụ Nguyễn Duy Vót, nay là Chi thứ 3
II - QUY CÁCH MÃ SỐ VÀ TÊN TRONG TỘC KÝ
Mỗi thành viên trong họ (tộc nhân) có tên trong tộc phả được gán một mã số và tiếp theo đó là tên:
I1.I2.I3. ... Ik. ... In Phần tên
Phần mã số
Trong đó,
Ik: Là một số tự nhiên lớn hơn 0, thể hiện thứ tự sinh ra trong thế hệ thứ k (k = 1->n)
n: Là thế hệ của tộc nhân được gán mã số
Ví dụ:
1.1.1.1.1.1.1.1. Nguyễn Duy Cường
Phần mã số Phần tên
1/ Xác định đời thứ (thế hệ thứ):
- Mặc định cụ tổ là cao nhất, các cụ là con của cụ tổ được tính là đời thứ nhất (thế hệ thứ nhất), tiếp theo là các đời thứ hai, thứ ba, vv...
- Mã số là một bộ số có các số được cách nhau bằng dấu (.). Số lượng các số cách nhau bằng dấu (.) thể hiện đời thứ (thế hệ thứ) bao nhiêu (?) tính từ thời cụ tổ của tộc nhân có tên gắn liền với mã số đó. Xét ví dụ trên: Có 8 số (1) nằm trong mã số của tộc nhân Nguyễn Duy Cường, như vậy tộc nhân Cường là đời thứ 8 tính từ cụ tổ.
2/ Xác định thứ tự họ hàng:
+ Giá trị của chỉ số xác định thứ tự sinh ra của thế hệ đó, chỉ số đướng trước sẽ là thứ tự sinh ra của thế hệ trước. Giá trị của chỉ số giúp cho dễ hiểu và biết được thứ tự họ hàng. Rất thuận lợi khi so sánh hai mã số. Hai ví dụ sau đây giúp người đọc hiểu rõ hơn.
Ví dụ 1: Xét 3.4.3.1.1.1. Nguyễn Thị Hà cho biết:
Mã số có sáu số (n=6): Là đời thứ 6 trong tộc họ;
Số 3 đầu tiên (I1): Là chi thứ 3;
Số 4 thứ hai (I2): Thể hiện là kỵ của tộc nhân Hà là con thứ tư của cụ đầu chi ba;
Số 3 tiếp theo (I3): Thể hiện cụ của tộc nhân Hà là con thứ ba của người kỵ nói trên;
Số 1 tiếp theo (I4): Thể hiện ông của tộc nhân Hà là con đầu của người cụ nói trên;
Số 1 tiếp theo (I5): Thể hiện bố của tộc nhân Hà là con đầu của người ông nói trên;
Số 1 tiếp theo (I6): Thể hiện tộc nhân Hà là con đầu của người bố nói trên;
Ví dụ 2: Xét so sánh 3.4.3.1.1.1 Nguyễn Thị Hà và 1.1.1.1.1.2.3 Nguyễn Thị Thúy
Số 1 đầu tiên thể hiện tộc nhân Thúy là chi trên của tộc nhân Hà;
Nhưng vì tộc nhân Hà là đời thứ sáu (n=6), tộc nhân Thúy là đời thứ bảy (n=7) nên tộc nhân Thúy phải gọi tộc nhân hà bằng cô.