GIA

PHẢ

TỘC

PHẠM
ĐÀM,
Nam
Trực,
Nam
Định.
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ

PHẢ KÝ DÒMG HỌ PHẠM ĐÀM. Chi tộc Phạm Đình Tư.

Nguyên quán: Thôn Xối Trì - Nam Long - Nam Trực - Nam Định.

Các ngày giỗ lễ:
- Ngày Lễ xuân: ngày Mồng một tháng giêng.
- Ngày tế xuân, hoá vàng và giỗ tổ bà 07 tháng giêng.
- Ngày thanh minh: Ngày 10 đến 15 tháng ba.
- Ngày hội chi tộc: Ngày 25 tháng năm.
- Ngày tế thu: Ngày 12 tháng bảy.
Thân thế dòng họ:
- Số đời: Tính từ thuỷ tổ đến năm 2013 là 20 đời.
- Số gia đình: 611.
- Số nhân khẩu: Hơn 1000.
- Ban liên lạc:
Trưởng Chi tộc Phạm Thanh Phụng.
Địa chỉ: Thôn Xối Trì - Nam Long, Nam Trực, Nam Định. Điện thoại: 0350.3920590. Người sưu tầm và biên soạn Gia phả: Phạm Thanh Phụng.
Địa chỉ: 47E TT Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
ĐT:04.38684630, 0913226537, Emai: phamthanhphung1163@gmail.com,funga@hn.vnn.vn LỜI MỞ ĐẦU
Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để lại. Việc viết và gìn giữ Gia phả là việc hết sức thiêng liêng, trân trọng. Gia phả dòng Tộc như một báu vật của dòng họ được giữ gìn lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ sau. Được cất giữ vào hộp tráp và để nơi trang trọng thờ tự như Từ đường dòng họ.
Gia phả sắc phong, phú huý chỉ được mở khi đã thắp hương bẩm báo Tổ tiên, trong những ngày lễ trọng. Chỉ những Tôn trưởng, những bậc Cao niên, Chức sắc mới được phép tiếp cận.
Trong xuất những năm dưới chế độ phong kiến về trước, việc này được duy trì trang nghiêm.Sau năm 1954, do hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động. Quan niệm họ tộc bị tre khuất bởi cuộc mưu sinh và chiến tranh. Những người có tâm huyết và tinh thần muốn duy trì nền nếp dòng tộc, hoặc không có điều kiện kinh tế, hoặc bị quy là phong kiến, mê tín dị đoan. Chính vì lẽ đó gần ba thập kỉ những ghi chép hay dữ liệu về dòng họ không có. Những ghi chép còn lại cũng bị thất lạc hay rách nát.
Đến thời kì đổi mới và hội nhập. Kinh tế phát triển con người được giao lưu học hỏi với bạn bè bốn phương. Cho nên quan niệm và nhân sinh quan đã thay đổi. Người ta ý thức hơn về truyền thống và cội nguồn. Chính lẽ đó mỗi cá nhân trong dòng tộc đã ý thức được và có những hành động cụ thể trong việc gìn giữ và phát huy những truyền thống, di sản tốt đẹp mà Tổ tiên để lại. Đây là một nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Xã hội phát triển, nhu cầu cuộc sống tăng cao. Rất nhiều cá nhân đã di cư khỏi quê hương bản quán. Lập nghiệp tại những miền quê mới. Để tạo điều kiện cho mọi thành viên trong họ tộc nhất là những người xa quê có thể biết nguồn gốc thứ hệ mình và truyền lại cho hậu thế.
Nay Chi tộc sưu tầm và biên soạn lại Gia phả Chi tộc. Gia phả thể hiện dưới dạng mở giúp mọi ngườt dễ tiếp cận tìm hiểu và những ai muốn tìm cội nguồn với mục đích:
- Hiểu biết về nguồn gốc dòng họ trong cả triều dài lịch sử của dân tộc.
- Ghi nhớ công lao Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ đã gây dựng nên cơ nghiệp dòng họ.
- Giữ gìn gia phong truyền thống đạo lý.
- Thắt chặt mối quan hệ huyết thống dòng họ và quan hệ với các dòng họ khác trong đại gia đình các dòng họ Việt Nam.
- Xây dựng ý thức về quyền lợi và trách nhiệm của mọi thành viên, mọi Gia đình trong dòng họ và cộng đồng xã hội.
- Giáo dục cho các thế hệ kế tiếp biết duy trì và phát huy truyền thồng của dòng tộc. Cứ liệu và tài liệu lịch sử để lại không nhiều. Rất mong những ai quan tâm và có thông tin xin vui lòng cung cấp. Gia phả được cập nhật thường xuyên.Những người tham gia để có thông tin về gia tộc rất ít.
Nếu tính từ Cụ Tổ Cai Thạc, các con là Cụ Phạm Nhất Tấn, Phạm Tổng Chất, Phạm Đình Trọng, Phạm Đình Tư, Phạm Đình Đạo hãy bớt chút thời gian sưu tầm và gửi tin về địa chỉ của Phạm Thanh Phụng Để bổ xung. Xin cảm ơn! Thay mặt toàn thể Chi tộc Phạm Đình tư và người biên soạn xin cảm ơn các Ông Phạm Văn Mậu, Phạm Văn Bê, Phạm Văn Huấn, Đàm Hữu Cường đã cung cấp tài liệu và các dữ liệu quý cho việc hoàn thành cuốn Gia phả này.

NHÂN SINH Ư BẢN HỒ TỔ

Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta có gốc từ đâu.
Tổ tiên có trước rồi sau có mình. Công Tổ tiên gây nên từ trước.
Con cháu giờ mới hưởng hiển vinh. Giỗ tết ta phải lòng thành.
Trông nom thờ phụng tỏ lòng biết ơn. Tuy rằng ở bắc hay nam.
Xa xôi cách trở nhưng chung một dòng.

Gia phả này bắt đầu được xây dựng vào năm Mậu tý 2008, đầu thế kỷ 21.
Cơ sở tài liệu tham khảo:
Các quyển phú huý hiện còn lưu giữ tại các từ đường Thuỷ Tổ, ngành, chi.
Tham khảo trên website: http://www.vietnamgiapha.com, thư viện quốc gia.
Qua lời kể của các bậc cao niên truyền lại qua nhiều thế hệ.
Nhân ngày Giỗ Tổ Chi tộc Phạm Đình Tư ngày 25 tháng 05 Mậu tý, tức ngày 28/06/2008. Được sự uỷ quyền của Hội đồng Gia tộc và dòng họ cho phép:
Phạm Thanh Phụng, đích tôn đời thứ 18 ghi chép sưu tầm và biên soạn lại Gia phả. Tuy đã có nhiều cố gắng, dựa trên phần mền soạn thảo Gia phả Việt Nam: Vietnamgiapha1.3.5.1. Nhưng vì điều kiện và trình độ có hạn, nên không tránh khỏi sơ xuất. Nhất là Họ tộc ly tán trên mọi miền đất nước, địa chỉ và thông tin gián đoạn rất khó cho công việc sưu tầm. Những bản phú huý viết dạng chữ nho đã rách rất nhiều, các bản chữ nôm dịch và viết lại, chữ rất mờ và thiếu chính xác. Các Gia phả đã được lập chỉ quy tụ tập trung vào chi chính, vì vậy rất mong sau khi hoàn tất Họ tộc tham khảo cho ý kiến bổ xung.
Gia phả viết dưới dạng mở trên mạng internet việc bổ xung dữ liệu hàng ngày rất thuận tiện. Nội dung chính trong gia phả gồm các mục như sau.
1. Thông tin: Ghi chi tiết toàn bộ đinh Nam bao gồm:
Họ tên, thứ hệ, sinh quán, trú quán, nơi an táng, nghề nghiệp, vợ, con, công đức sự nghiệp. Con gái ghi chi tiết chồng, thân sinh, con, nguyên quán, anh em. Năm sinh đã tính bình quân mỗi đời kế tiếp cách nhau 20 đến 25 năm, ước chừng +,- 5 tuôỉ.
2. Thuỷ tổ: Giới thiệu guồn gốc xuất sứ dòng họ.
3. Phả ký: Quá trình viết và bổ xung Gia phả.
4. Tộc ước: Những quy ước mang tính chất định hướng cơ bản cho mọi hoạt động của các thành viên trong Chi tộc. Thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động xã hội, làng xã và tín ngưỡng. Tuân thủ theo luật pháp hiện hành.
5. Hương hoả: Ghi chép những tài sản còn lưu giữ như từ đường, văn bia, lăng mộ.
6. Phả đồ: Sơ đồ chi tiết dòng tộc mỗi người là một ô có dây liên lạc.
7. Các hình ảnh sinh hoạt trong gia tộc.


Gia Phả PHẠM ĐÀM, Nam Trực, Nam Định.
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc PHẠM ĐÀM, Nam Trực, Nam Định..
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc PHẠM ĐÀM, Nam Trực, Nam Định.
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.