GIA

PHẢ

TỘC

PHẠM
ĐÀM,
Nam
Trực,
Nam
Định.
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

THUỶ TỔ DÒNG HỌ PHẠM ĐÀM. (Thế kỷ 16 đến thế kỷ 21).

Qua tham khảo tài liệu như phú huý Đại gia tộc dòng họ Đàm Phạm và các ngành, chi. Qua lời kể của các bậc cao niên truyền lại qua nhiều thế hệ. Để xác định họ Đàm có mặt tại Việt nam khi nào thật khó.
Thực tế nước ta từ sau thời Văn Lang, Âu Lạc. Là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài gần một ngàn năm. Cho nên việc di cư của các dòng họ từ nước Tàu sang ta và ngược lại là thực tế. Nhất là chính sách đồng hoá của các triều đại bên Tàu.
Thời kì nước Tàu phân chia ra Nam Triều và Bắc Triều (Sau CN 420-588). Nam Triều có nhà Tống, Nhà Tề, Nhà Lương và nhà Trần kế nhau trị vì. Đất Giao Châu (Việt Nam ngày nay) thuộc Nam Triều. Nước Lâm Ấp (Chiêm Thành) muốn chiếm Giao Châu nhưng không được Nhà Tống cho phép nên thường xuyên sang cướp phá. Thứ sử Đàm Hòa Chi, được Nhà Tống cử sang Giao Châu đánh quân Lâm Ấp. Chiếm được Chiêm Thành chém Tướng giặc. Do hoàn cảnh lịch sử Người bị cách chức và đưa về nước khoảng sau năm 433 (Theo Việt Nam lược sử). Vì vậy không rõ Người có con cháu ở lại sinh sống ở Việt Nam hay không.
Thân sinh ra Đinh Bộ Lĩnh phụ mẫu là Đàm thị. Đinh Bộ Lĩnh nên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Đinh tiên Hoàng, người có công dẹp loạn 12 sứ quân. Người đầu tiên có công thống nhất toàn bộ lãnh thổ Đại Việt thành lập nên nước Đại Việt tự chủ đầu tiên tại Việt Nam. Mở đầu trang sử Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Hậu Lê, Nguyễn.
Dưới triều đại nhà lý vào khoảng 1175 đến 1225. Lý cao Tông lên ngôi vua, phong cho vợ dòng họ Đàm thị là hoàng hậu. Trong triều có Đàm Dĩ Mông là quan thái úy. Thái hậu Đàm thị còn là thân mẫu của vua Lý huệ Tông, bà nội của vua Lý Chiêu Hoàng.
Đến cuộc kháng chiến chống quân Minh thời Lê Lợi (1418-1427). Nhà minh có sai các tướng trong đó có tướng Tây ninh bá là Đàm Trung sang đánh quân khởi nghĩa của Lê Lợi để cứu nguy cho Vương Thông.Tướng tiếp viện Liễu Thăng chết trận. Vương thông xin hoà và rút quân về nước năm 1428 trong đó có cả Đàm Trung (Theo Việt Nam lược sử).
Đến đời Vua Lê Uy Mục (1505-1509). Trong triều có quan Lễ bộ Thượng Thư là Đàm Văn Lễ. Bị Vua Uy Mục giết vì khi Vua Hiến Tông mất Người không muốn lập Ngài làm Vua (Theo Việt Nam lược sử).
Qua những dẫn chứng trên ta có thể thấy rất khó để xác định chính xác thời điểm hình thành và phát triển của dòng họ Đàm tại Việt Nam. Nhưng cũng có thể khẳng định, từ thế kỷ thứ 4 đến cuối thế kỷ thứ 16, dòng họ Đàm đã trải qua hàng trăm năm sinh sống tại Việt Nam. Dòng Họ Đàm là người Việt Gốc tại Nước Đại Việt cùng trăm họ xây dựng bảo vệ quê hương bờ cõi vì vậy mới có ngưòi giữ đến chức Thái hậu, Hoàng hậu, Thái úy, Thượng thư, trong triều đình chế độ phong kiến.
Đến thế kỷ thứ 17, vì hoàn cảnh gia đình và xã hội, Nghành 2 Đàm Phúc Khôi (Nay được coi như nghành cả) di cư sang Thôn Xối Trì, Nam Long sinh sống và bắt đầu lấy Họ Phạm làm họ chính. Trải qua hơn ba trăm năm định cư tại Xối trì, qua 17 đời với hàng trăm hộ gia đình, hàng ngàn nhân khẩu. Với bản chất lao động cần cù, yêu quê hương bản quán, đoàn kết tương ái họ tộc đã xây dựng Thôn Xối Trì ấm lo hạnh phúc như ngày nay. Cũng có rất nhiều người đã di cư đến những miềm quê mới cùng với nhân dân địa phương đóng góp công sức của mình xây dựng, bảo vệ, cống hiến tài đức của mình cùng nhau xây dựng tổ quốc Việt Nam đoàng hơn to đẹp hơn.
Trải qua quá trình biến thiên liên tục của lịch sử, thiên tai, địch hoạ liên tục. Gia phả dòng họ bị thất lạc. Đến năm 1295 đời Nhà Trần, Gia phả dòng họ Đàm mới được ghi chép cẩn thận và được lưu trữ đến ngày nay. Để biết chi tiết, họ tộc có thể tham khảo trên website: http://www.vietnamgiapha.com, hoặc phú húy hiện còn lưu giữ tại từ đường Tổ tại thôn Dịch diệp.
Vì điều kiện không cho phép gia phả này chỉ ghi sơ bộ và tính Thuỷ tổ dòng họ Đàm Phạm bắt đầu từ Thuỷ tổ như sau:
Đời thứ I: Cụ tổ Đàm Phúc Toàn.
Trú quán bản địa gốc, thôn Dịch Diệp, xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Cụ sinh khoảng giữa thế kỷ 16 (1500 - 1530) thời hậu Lê.
Đời thứ II: Nhất nam Đàm Phúc Lương.
Trú quán, thôn Dịch Diệp, Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định. Người có công trong việc phục hưng nhà Lê. Được nhà Lê (Thời Lê trung hưng 1533 - 1788) đặc phong Phục Quốc Công Thần, mang chức Thuyên kiệt trung Tướng Quân. Kiêm cai quản hải đảo Tam Kỳ. Qua tài liệu tham khảo được biết. Vào năm đinh hợi 1527 nhà Mạc thoán đoạt nhà Lê và xưng đế. Vì Lòng người vẫn ghi nhớ Vua Lê Thái Tổ và Vua Lê Thánh Tông đã gây dựng nền tự chủ và thịnh vượng cho đất nước. Rất nhiều bậc anh tài lại theo phò con cháu nhà Lê tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc Phục dựng lại vương triều nhà Lê ở Thanh Hoá và Nghệ an. Vì vậy giai đoạn lịch sử đó nước ta chia thành hai miền Nam triều, Bắc triều. Nhà Lê trung hưng qua ba đời hậu Lê vẫn không dứt được nhà Mạc. Đến những năm cuối thế kỷ 16 đời Vua Lê Thế Tông (1573-1599), khi đó Đàm Phúc Lương tham gia vào quân lính của Trịnh Tùng chiến đấu lập nhiều công tích. Năm 1592 Nhà Mạc mất ngôi. Đàm phúc Lương Phụng sự Vua Lê và Chúa Trịnh đến khi về già nghỉ tại quê hương. Khi người mất ghi nhớ công người nhà Lê đã tấn phong công phục Quốc. Hiện sắc phong vẫn còn lưu giữ tại từ đường dòng họ tại thôn Dịch Diệp.
Đời thứ III: Đàm Chính Nghĩa.
Trú quán, thôn Dịch Diệp, Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định. Là nhất nam của Đàm Phúc Lương, sinh và trú quán tại thôn Dịch Diệp. Sinh hạ được bốn người con là Đàm Huệ Phương, Đàm Phúc Khôi, Đàm Bản Tính, Đàm Thị Thoa.
Đời thứ IV:
- Ngành cả Đàm Huệ Phương
Đi khỏi Gia đình khi mới trưởng thành, khi đất nước đang xảy ra cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, Người không trở lại quê hương từ đó. không rõ gia cảnh.
- Ngành hai Đàm Phúc Khôi ( Về sau được tính như ngành cả), tự Huyền Chân, rời bản sứ sang định cư tại Thôn Xối Trì, xã Nam Long, Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và bắt đầu quá trình chuyển đổi họ Đàm Sang họ Phạm của ngành hai cho đến ngày nay.
- Ngành ba Đàm Bản Tính định cư tại Dịch Diệp và sau đó một bộ phận di cư xuống Hải Hậu, Nam Định và Phúc yên Vĩnh Phúc, vẫn mang họ Đàm đến nay.
- Ngành tư Đàm Thị Thoa mất sớm.
Tính đến năm 2008, dòng họ Đàm Phạm đã trải qua 19 đời. Ngày nay con cháu đã toả đi mọi miền đất nước sinh cơ lập nghiệp. Nhưng luôn hướng về cội nguồn nơi quê Cha đất Tổ, mang ơn công sinh thành.
Gia Phả PHẠM ĐÀM, Nam Trực, Nam Định.
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc PHẠM ĐÀM, Nam Trực, Nam Định..
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc PHẠM ĐÀM, Nam Trực, Nam Định.
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.