GIA

PHẢ

TỘC

HẬU
DUỆ
VUA
MINH
MẠNG
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

Kính Thưa Quý bà con Hoàng Tộc.


    Khởi đầu năm 2004, chúng tôi chỉ có một ước nguyện nhỏ nhoi là đưa được gia phả của phòng Thọ Xuân Vương lên mạng, khi ấy chúng tôi chưa hề có tư liệu nào trong tay, và chỉ biết mơ màng là gia đình thuộc phủ Thọ Xuân Vương, qua một năm cố gắng tìm tòi tư liệu, ngày nay trang này được phát triển rất nhiều, nên tôi xin mạn phép được đổi từ Phả hệ Thọ Xuân Vương thành trang HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG.


Xin thành Thật Cảm ơn:


* Chú Vĩnh Tùng (Phòng Thọ Xuân Vương Chi 37).
* Chú Vĩnh Nạp (Phòng Tấn Định Quận Công)
* Anh Bảo An, Bảo Kỳ (Phòng Phú Lương Công).
* Anh Bảo Tuấn (Phòng Thái Thạnh Quận Vương).
*
*

Đã cung cấp tư liệu chi chúng tôi, để bổ sung nhiều thông tin cho Gia phả này.


    Nhưng nhìn chung thì vẫn còn rất nhiều Phòng trong Hoàng Tộc chúng tôi chưa được liệt kê đầy đủ, vì Hoàng Tộc của chúng ta rất đông đảo. Với Mục đích nhỏ nhoi là tạo một sợi dây liên hệ trong Hoàng Phái, chúng tôi xin mời tất cả bà con, lướt sơ qua trang Phả hệ đồ, và xin vui lòng góp ý, cung cấp tư liệu cho chúng tôi để Gia Phả chúng ta ngày càng đầy đủ.


    Xin các Hậu Duệ của các phòng chưa có trong danh sách trong Phả hệ đồ này vui lòng cho chúng tôi tư liệu hoặc email cho chúng tôi, xin ghi rõ càng nhiều chi tiết càng giúp chúng tôi dễ dàng trong việc soạn thảo, như: Tên, Phòng, Ông, Bà con cháu, này sinh/mất. địa chỉ liên lạc và email nếu có.


Kính cáo.
Người làm trang này:


Lê Đình Long
Phone: +1(408)8909891
Email: ledinhlong@gmail.com



Sau đây xin mời bà con xem:


 







 



BAN LIÊN LẠC NGUYỄN PHƯỚC TỘC TẠI TP.HCM 1992


MỤC LỤC























































































































 


Lời nói đầu


Chương 1


 Nguyễn Phước Tộc đại cương


 XI


Đông Cung Nguyễn Phúc Dương


I


 Nguồn gốc


XII


Ngài Nguyễn Phúc Luân


II


Nguyên quán


XIII


Thế Phổ các Chúa Nguyễn


 III


Cách đặt tên trong Nguyễn Phước Tộc


Chương 3


Nguyễn Phước chánh hệ


IV


Hệ và Phòng


I


Hệ Nhất Chánh: Vua Gia Long


 V


Đế Hệ Thi và Ngự Chế Mạng Danh Thi


   II.


Hệ Nhị Chánh: Vua Minh Mạng


VI


Mười bài Phiên Hệ Thi


III


Hệ Ba Chánh: Vua Thiệu Trị


Chương 2


Nguyễn Phước Tiền Hệ


IV


Hệ Bốn Chánh: Vua Tự Đức


I


Hệ Nhất: Ngài Nguyễn Kim


V


Hệ Bốn Chánh tiếp theo: Vua Dục Đức


II


Hệ Nhì: Chúa Nguyễn Hoàng


VI


Vua Hiệp Hoà


III


Hệ Ba: Chúa Nguyễn Phúc Nguyên


VII


Hệ Năm Chánh: Vua Kiến Phước


IV


Hệ Bốn: Chúa Nguyễn Phúc Lan


VIII


Vua Hàm Nghi


V


Hệ Năm: Chúa Nguyễn Phúc Tần


IX


Hệ Sáu Chánh: Vua Đồng Khánh


VI


Hệ Sáu: Chúa Nguyễn Phúc Trăn


X


Vua Thành Thái


VII


Hệ Bảy: Chúa Nguyễn Phúc Chu


 XI


Vua Duy Tân


VIII


Hệ Tám: Chúa Nguyễn Phúc Thụ


XII


Vua Khải Định


 IX


Hệ Chín: Chúa Nguyễn Phúc Khoát


XIII


Vua Bảo Đại


X


Chúa Nguyễn Phúc Thuần


XIV


Thế phổ các Vua Nguyễn


Thay lời kết


Sách tham khảo


Một số hình ảnh liệt thánh tổ tiên


Phụ lục


I


Vắn tắt lịch trình các vị kiêm nhiếp Phủ Tôn Nhơn


II


Vắn tắt các Hội đồng Nguyễn Phước Tộc ở miền Nam đến năm 1975


III


Vắn tắt hoạt động của Ban liên lạc Nguyễn Phước Tộc tại Tp.Hồ Chí Minh


 IV


Biên soạn sách "Nguyễn Phước Tộc giản yếu"


V


Thế thứ ấm tập trong Hoàng Tộc





NGUYỄN PHƯỚC TỘC GIẢN YẾU


LỜI NÓI ĐẦU


    Trong quá trình kiến nghiệp Triều Nguyễn với 10 đời Chúa và 13 đời Vua đã trị vì đất nước từ năm 1525 đến năm 1945, như vậy lịch sử Nguyễn Phước Tộc đã gắn liền với lịch sử phát triển đất nước trong hơn 4 thế kỷ.


    Theo quan niệm về gia tộc của người Việt Nam là những người cùng chung huyết tộc về phía bên nội và "tôn phổ ngọc điệp" cũng được lập thành theo quan niệm này. Như vậy Nguyễn Phước là dòng tộc của con cháu, hậu duệ các Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn, là bà con họ nội của Hoàng Tộc.


    Theo truyền thống của dân tộc vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm học thuyết Khổng Giáo, hầu hết gia tộc Việt Nam đều có thờ phụng cúng giổ tổ tiên. Đối với Nguyễn Phước Tộc thuộc dòng dõi Hoàng Tộc thì việc thờ phụng cúng giổ là điều hệ trọng đối với Tiền Nhân. Trước đây theo định chế quốc triều việc phụng tự và điều hành nội bộ họ Nguyễn Phước do cơ quan Phủ Tôn Nhơn đảm trách. Do đó bà con thường có dịp sum họp gặp gỡ nhau trong các ngày kỵ giổ khánh hạ và tộc vụ; nhờ đó được hiểu biết phổ hệ và quan hệ trong Hoàng Tộc.


    Nhưng từ khi Triều Nguyễn trao quyền lại cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Công Hòa, nhất là từ sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975) việc cúng giổ tổ tiên thưa thớt dần, bà con ít có dịp gặp gỡ thăm viếng nhau. Vì vậy một số đồng tôn, nhất là lớp trẻ không còn hiểu rõ nguồn gốc phổ hệ trong Nguyễn Phước Tộc.


    Nhằm giúp bà con về mặt này, Ban liên lạc Nguyễn Phước Tộc tại Tp Hồ Chí Minh đã cử ra 4 vị gồm các ông Ưng Định, Tôn Thất Hoàng, Tôn Thất Liệu và bà Tôn Nữ Cẩm Bàn để biên soạn "Nguyễn Phước Tộc giản yếu", một phần dựa vào cuốn "Nguyễn Phước Tộc lược biên" trước đây, một phần tham khảo tài liệu sử học, thế phổ để chỉnh lý bổ sung cho đầy đủ hơn. (Từ tháng 12-2002 đưa lên Internet quyển sách này).


    Cuốn "Nguyễn Phước Tộc giản yếu" gồm có 3 chương:


    Chương I: Nguyễn Phước Tộc đại cương.


    Chương II: Nguyễn Phước Tiền Hệ.


    Chương III: Nguyễn Phước Chánh Hệ.


   Vì khả năng và tài liệu có hạn, việc biên soạn cuốn sách này (và đưa lên Internet) không thể tránh nhiều sai sót. Rất mong bà con xa gần cho ý kiến đóng góp để Website chúng ta được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.


TP.Hồ Chí Minh


Ban liên lạc Nguyễn Phước Tộc


Tại Tp.Hồ Chí Minh


 


CHƯƠNG MỘT


Nguyễn Phước Tộc đại cương


    I. Nguồn gốc


    Dòng họ Nguyễn Phúc khởi nguyên từ Ngài Nguyễn Bặc là Đinh Quốc Công triều đại Đinh Tiên Hoàng năm 970. Từ đó trở đi thì Miêu Duệ kế thừa truyền nối như sau: (1)


    Ngài Nguyễn Bặc sinh Nguyễn Đệ làm quan trải 3 triều Đinh, Lê và Lý với chức Đô Kiểm Hiệu.


    Ngài Nguyễn Đệ sinh Nguyễn Viễn, Tả Tướng Quốc và cháu là Nguyễn Phụng. Đô Đốc triều nhà Lý.


    Ngài Nguyễn Phụng sinh Nguyễn Nộn, Đại Thắng Vương và cháu là Nguyễn Thế Tứ chức Kiểm Hiệu thời nhà Trần.


    Ngài Nguyễn Thế Tứ sinh Nguyễn Minh Du, chức Cần Vương triều nhà Trần và cháu là Nguyễn Biện chức Quản Trang.


    Ngài Nguyễn Biện sinh Nguyễn Sử, chức Chiêu Quang Hầu nhà hậu Lê và cháu là Nguyễn Công Chuẩn, Thái Bảo Hoằng Quốc Công triều hậu Lê.


    Ngài Nguyễn Công Chuẩn sinh Nguyễn Đức Trung, Thái Uý Trình Quốc Công triều Vua Lê Thánh Tông và cháu là Nguyễn Văn Lang, chức Nghĩa Huân Vương triều Lê Tương Dực.


    Ngài Nguyễn Văn Lang sinh Nguyễn Hoằng Lựu (có tên là Hoằng Dụ), Thái Phó Trừng Quốc Công triều Lê Chiêu Tông.


    Ngài Nguyễn Hoằng Lựu sinh Nguyễn Kim và Nguyễn Tôn Thái.


    Thời bấy giờ, Ngài Nguyễn Kim là Hửu Vệ Điện Tiền tướng Quân An Thanh Hầu - Ngài Nguyễn Tôn Thái là Điện Tiền Đô Tổng Binh Sứ, Oai Xuân Hầu của triều đại nhà hậu Lê.


    Trong "Nguyễn Phước Tộc giản yếu" này, chúng tôi xin hạn chế trình bày nguồn gốc Nguyễn Phước Tộc vào thời gian gần sau này, kể từ Ngài Nguyễn Kim, tức An Thanh Hầu dưới triều hậu Lê đầu thế kỷ 16 (1525) đến Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ tức Vua Bảo Đại thoái vị tháng 8 năm 1945. thời gian lịch sử này trải qua 420 năm có 12 vị Chúa, trong đó có 2 vị đã được tôn lập nhưng chưa trị vì thì mệnh chung (Ngài Nguyễn Khang Phúc Hiệu, Tuyên Vương) và bị quyền thần bắt giam cưởng chế tự tận (Ngài Nguyễn Phúc Luân, Hiếu Khang Vương). Mỗi Chúa lập ra mỗi Hệ, Ngài Nguyễn Phúc Thuần gặp lúc can qua quốc sự nên chưa lập được tôn hệ, do đó chỉ có 9 Hệ, gọi là Nguyễn Phước Tiền Hệ.


    Nếu lấy mốc 1802 là năm Ngài Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vua Gia Long lập nên triều đại Nhà Nguyễn thì thời gian lịch sử 420 năm nói trên, có thể chia ra làm 2 thời kỳ.


    1- Từ Ngài Nguyễn Kim, Ngài Nguyễn Hoàng (1525) đến Ngài Nguyễn Phúc Thuần (1777) cho đến Ngài Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (1802) là thời kỳ các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, dài 277 năm. Mỗi Chúa lập nên một hệ riêng cho con mình. Thời kỳ này có 9 hệ, gọi là 9 hệ tiền biên (sẽ nói rõ ở chương hai). Mỗi con trai của Chúa lập ra một phòng.


    2- Từ Ngài Nguyễn Phúc Ánh tức Vua Gia Long (1802) đến Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tức Vua Bảo Đại (1926-1945) là thời kỳ triều đại các Vua Nguyễn dài 143 năm.


    Mỗi Vua cũng lập một hệ riêng cho con mình, trừ các Vua chết sớm, không có con trai hoặc gặp quốc nạn. Đó là các hệ chánh biên, thường gọi các hệ chánh (sẽ nói rõ ở chương ba). Mỗi con trai của Vua lập ra một phòng..


    Tóm lại, về nguồn gốc, có thể nói bà con Nguyễn Phước Tộc chúng ta ngày nay đều là con cháu, là hậu duệ các Chúa Nguyễn, các Vua Nguyễn ở hai thời kỳ trên.


    Việc thờ cúng lâu nay tổ chức trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Bên tả có Triệu Miếu, Thái Miếu: Triệu Miếu thờ Đức Triệu Tổ Nguyễn Kim, là thân phụ Chúa Nguyễn Hoàng; Thái Miếu thờ các Chúa Nguyễn, từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Chúa Nguyễn Phúc Thuần.


    Bên hữu có Hưng Miếu, Thế Miếu: Hưng Miếu thờ Ngài Nguyễn Phúc Luân, thân phụ Vua Gia Long; Thế Miếu thờ các Vua triều Nguyễn từ Vua Gia Long, Vua Minh Mạng ... đến Vua Đồng Khánh, Vua Khải Định.


    Hằng năm, những ngày lễ trọng, bà con Nguyễn Phước Tộc ở Huế và xa gần tập trung về hành lễ kỵ giỗ tổ tiên Nguyễn Phước Tộc tại các miếu nói trên.


 


    II- Nguyên Quán


    Ngài Nguyễn Kim là một tướng giỏi triều nhà Lê, tước An Thành Hầu. Ngài có hai con là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng, đều là tướng lập nhiều công lớn. Sau khi Nguyễn Uông bị Chúa Trịnh kiếm chuyện giết đi, Ngài Nguyễn Hoàng bấy giờ là Đoan Quận Công lo sợ bị Chúa Trịnh ám hại, nên đã xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá năm 1558. Ngài Nguyễn Hoàng là vị Chúa đầu tiên ở đàng trong, đương thời gọi là Chúa Tiên, đã cùng các Chúa kế nghiệp, có nhiều công  lớn mở mang bờ cõi phía Nam tổ quốc.


    Mở đầu cho cả thời gian lịch sử 420 năm nhà Nguyễn là An Thành Hầu Nguyễn Kim, quê ở Gia Miêu Ngoại Trang, tổng Thượng Ban, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Vì vậy Gia Miêu Ngoại Trang là nguyên quán dòng họ Nguyễn Phước.


 


   III- Cách đặt tên trong Nguyễn Phước Tộc


    Trong một thời gian khá dài, cách đặt họ tên chữ lót trong bà con Nguyễn Phước Tộc có nhiều biến đổi khá phức tạp.


    1- Họ và Tên


    Ngài Nguyễn Kim là con Ngài Nguyễn Hoằng Lựu, Ngài Nguyễn Kim sinh 2 con là Ngài Nguyễn Uông và Ngài Nguyễn Hoàng. Bắt đầu từ Ngài Nguyễn Phúc Nguyên, con trai Ngài Nguyễn Hoàng và cháu Thúc Bá lấy chữ Phúc làm chữ lót trước tên đặt họ là Quốc Tánh Nguyễn Phúc . Từ đó về sau con cháu đều lấy họ là Nguyễn Phúc.


    Thời kỳ các Chúa có 9 hệ Nguyễn Phúc. Đến năm 1802, sau khi Vua Gia Long lên ngôi. Ngài đặt tôn hiệu: Tôn Thất họ Nguyễn Phúc cho tất cả các hệ, gọi là Quốc Tánh Tôn Thất Nguyễn Phúc. Riêng các chi phái trước lưu cư tại Thanh Nghệ trở ra Bắc đặt họ là Công Tánh Nguyễn Hựu.


    Đến triều Vua Minh Mạng lại chia trong Hoàng Tộc "Tiền Biên" và "Chánh Biên". Về sau thường dùng chữ Tôn Thất đứng trước tên thay vì phải có họ Nguyễn Phước tiếp theo tôn hiệu nên ngộ nhận 2 chữ Tôn Thất là họ.


    Các hệ từ Vua Gia Long trở về sau gọi là các hệ Tôn Thất Nguyễn Phước Chánh Hệ. Triều Vua Minh Mạng (1823) năm thứ tư lập sách "vàng" Ngự Đế Chế Hệ Thi và sách "bạc" về Phiên Hệ Thi để đặt chữ lót trước tên cho con cháu như: Tôn Thất Chiêm Đông, Tôn Thất Viễn Nam (Phòng Định Viễn). Tôn Thất Thể Bắc, Tôn Thất Dương Tây (Phòng Từ Sơn). Có lúc dùng cả 4 chữ Tôn Thất Nguyễn Phước, như Tôn Thất Nguyễn Phước Miên Đông, Tôn Thất Nguyễn Phước Hường Nam... Qua đến triều Vua Thành Thái, bỏ thi cử theo chữ Nho, các hệ chánh biên bỏ 2 chữ Tôn Thất mà dùng chữ lót Ưng, Bửu, Vĩnh, Cường, Tráng, Dương, Chiêm ... đứng trước tên.


    2- Chữ lót tên


    Thời kỳ các Vua Nguyễn, hai hệ đều giữ nguyên họ Nguyễn Phước như Nguyễn Phước Ánh Vua Gia Long, Nguyễn Phước Đảm Vua Minh Mạng. Nhưng từ đó trở đi, Vua Minh mạng đặt cho con cháu mình mang họ Nguyễn Phước có thêm một chữ lót lấy từ các chữ trong một bài thơ về chính thống do Vua Minh Mạng làm ra gồm 4 câu 5 chữ, gọi là bài Đế Hệ Thi, chạm vào kim sách để dùng cho con cháu Vua Minh Mạng. Hai câu đầu là Miên, Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh, Bảo, Quý, Định, Long, Trường. Lấy lần lượt các chữ ấy làm chữ lót tên cho các thế hệ trai. Các Hoàng Tử của Vua Minh Mạng (thế hệ 1) lấy họ Nguyễn Phúc và chữ lót là Miên, các cháu trai (thế hệ 2) lấy họ Nguyễn Phúc và chữ lót là Hường, các chắt trai (thế hệ 3) lấy họ Nguyễn Phúc và chữ lót là Ưng v.v...Vua Thiệu Trị, con Vua Minh Mạng, huý danh Nguyễn Phúc Miên Tông, Vua Tự Đức cháu Vua Minh Mạng, huý danh Nguyễn Phúc Hường Nhậm. Con cháu chắt chiu trai trong các hệ, các phòng cũng mang họ và chữ lót theo cách nói trên như Nguyễn Phúc Bửu Đông, Nguyễn Phúc Vĩnh Tây. Thế thứ này vẫn còn được dùng cho mãi đến ngày nay, có nơi sang đến thế hệ 6 với chữ lót là Bảo, thế hệ thứ 7 với chữ lót là Quý, thế hệ thứ 8 với chữ lót là Định ...


    Đối với nữ, việc đặt chữ lót khác hẳn. Con gái Vua, bất cứ Vua mang chữ lót Miên, Hường, Ưng, Bửu... đều gọi là Công Chúa đi đôi với tên thường là tên đôi như Công Chúa An Đông, Công Chúa Ngọc Tây... đến cháu gái Vua thì chữ lót tên cháu gái tuỳ thuộc thế thứ của cha mình. Nếu cha mình là Hoàng Tử Hồng Đông thì con gái mang chữ lót Công Tôn Nữ (tương ứng với chữ lót của con trai). Cha mình là Bửu Nam, con gái mang chữ lót Công Huyền Tôn Nữ, (tương ứng với chữ lót Vĩnh của con trai). Các thế hệ gái sau, thường tiếp tục mang chữ lót Công Huyền Tôn Nữ. (4)


    Tất nhiên, các cô gái Nguyễn Phước Tộc lấy chồng thì con gái cũng như con trai đều mang họ và thường cả chữ lót của cha mình.


    3- Chữ lót tên ở các nhánh anh em Vua Minh Mạng


    Vua Gia Long có 13 vị Hoàng Tử. Vua Minh Mạng là Hoàng Tử thứ tư, có hai Hoàng Tử chết sớm, còn lại 10 Hoàng Tử gồm 1 anh và 9 em Vua Minh mạng. Vua Minh Mạng cũng làm cho 10 anh em Ngài, mỗi người 1 bài thơ gồm 4 câu 5 chữ, gọi là 10 bài Phiên Hệ Thi, chạm vào ngân sách để dùng cho con cháu các phòng anh em Vua Minh mạng (xem mục VI chương Một). Con cháu vị nào lấy các chữ trong bài thơ của vị ấy. Chữ đầu các bài thơ Phiên Hệ Thi như Mỹ, Lương, Tịnh, Diên ... đối ngang với chữ đầu của bài Đế Hệ Thi là Miên, dùng làm chữ lót tên cho thế hệ 1. Chữ thứ hai của bài Phiên Hệ Thi như Duệ, Kiến, Hoài, Hội ... đối ngang với bài Đế Hệ Thi là Hồng (Hường), dùng làm chữ lót tên cho thế hệ 2 v.v... cách đặt tên chữ lót nam và nữ cũng làm như trên.


    Dùng chữ lót giúp bà con dể phân biệt ngôi thứ trong các nhánh, chi phái của các hệ chánh biên; Vĩnh Tây gặp Bửu Đông, biết ngay cùng thuộc hệ chánh biên và biết Bửu Đông không thuộc hàng anh em, mà thuộc hàng chú hay bác của mình; Muốn biết chú hay bác, còn phải biết thuộc phòng nào, nhánh nào.


    Con cháu của 10 Hoàng Tử Vua MInh Mạng hiểu biết ngôi thứ của nhau cũng như vậy.


    4- Các bộ tên


    Bên cạnh họ và chữ lót, tên các chúa thuộc 8 hệ đầu đều dùng bộ Thuỷ ( ), đến hệ 9 (hệ cuối) lại dùng cả bộ Nhật ( ) và bộ Thuỷ ( ). Từ Vua Gia Long trở về sau đều dùng chuyên một bộ Nhật ( ). Năm 1823, Vua Minh Mạng làm một bài thơ gọi là Ngự Chế Mạng Danh Thơ  gồm 20 bộ, các triều Vua kế tiếp sau cứ noi theo thế thứ mà đặt bộ tên cho các con.


    Tên các con Vua Minh Mạng đều dùng bộ Miên ( ), con Vua Thiệu Trị dùng bộ Nhơn ( ), con Vua Bảo Đại là Bảo Long dùng bộ Phụ ( ) bộ thứ 6 bài thơ trên. Còn các phòng con Vua MInh Mạng đặt chữ lót theo Đế Hệ Thi và đặt tên mỗi phòng theo một bộ hoặc Mộc ( ) Thuỷ ( ) Mịch ( ) v.v...


    Ngày nay ít dùng chữ Hán, họ tên viết theo chữ Việt, nên bà con không mấy để ý đến các bộ này nữa.


    5- Họ tên ngày nay


    Từ khi không còn triều đình nhà Nguyễn, nhiều bà con trong hệ tiền biên, thôi dùng 2 chữ Tôn Thất mà lại dùng họ cũ ngày trước là Nguyễn Phúc hay Nguyễn Phước.


    Mặt khác, nhiều bà con trong hệ chánh biên không dùng 2 chữ Nguyễn Phước mà vẫn lấy chữ lót làm họ, cho nên trong khai sinh, giấy tờ... xảy ra tình trạng cha con không cùng họ, việc khai báo lắm khi bị trở ngại. Ví dụ: Cha tên Bửu Đông đẻ con trai mang tên Vĩnh Tây, đẻ con gái tên Công Huyền Tôn Nữ Phương Nam. Hoặc cha tên Chiêm Đông, đẻ con trai tên Viễn Tây (nhánh Ngài Định Viễn Quận Vương). Nhiều cơ quan chính quyền trong nước cũng như ngoài nước không hiểu, không công nhận cha con.


    Về phía nữ các bà các cô mang họ Công Tằng Tôn Nữ hay Công Huyền Tôn Nữ ... thấy dài, nên thường hay rút ngắn là Tôn Nữ.


    Ở các phần trên, chúng ta thấy các Chúa Nguyễn, trừ Chúa Nguyễn Hoàng, đều mang họ Nguyễn Phước vá các Vua Nguyễn cũng mang họ Nguyễn Phước, chỉ có thêm chữ lót (Miên, Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh...) cho nên chúng tôi thiết nghĩ bà con chúng ta nam cũng như nữ không thuộc hệ tiền biên hay chánh biên nên mang chung một họ là Nguyễn Phước hay Nguyễn Phúc là hợp lý hơn cả. Bản thân chữ Phước cũng đã nói lên nguồn gốc Hoàng Tộc. Tôn Thất Đông đổi thành Nguyễn Phước Đông; Bửu Tây thành Nguyễn Phước Bửu Tây, Tôn Thất Dương Nam thành Nguyễn Phước Dương Nam, Công Tằng Tôn Nữ Quỳnh Bắc thành Nguyễn Phước Quỳnh Bắc ... Như vậy bà con chúng ta mang chung một họ Nguyễn Phước Tộc. Việc đổi lại họ đòi hỏi một vài thủ tục về tư pháp, nhưng có lợi nhiều mặt cho hiện nay va mai sau.


 


    IV.  Hệ và phòng


    Mỗi Vua hoặc Chúa mở ra một hệ cho con mình. Vua Gia Long mở Hệ Nhất Chánh, Vua Minh Mạng mở ra Hệ Nhị Chánh, Vua Thiệu Trị mở ra Hệ Ba Chánh... Ngài Nguyễn Kim mở ra Hệ Nhất Tiền Biên, Chúa Nguyễn Hoàng mở ra Hệ Nhị Tiền Biên, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở ra Hệ Ba Tiền Biên...


    Con các Vua hoặc Chúa, mỗi người lại mở ra một phòng cho con mình. Vua Chúa sinh ra bao nhiêu con, sẽ mở ra bấy nhiêu phòng, trừ những người mất sớm hay vô tự. Vì vậy ngày nay có rất nhiều phòng, mỗi phòng có rất nhiều bà con, chưa thể thống kê biết hết được.


 


    V. Đế Hệ Thi và Ngự Chế Mạng Danh Thi


    Đây là hai bài thơ do Vua Minh Mạng làm ra. Bài Đế Hệ Thi gồm 20 chữ, dùng làm chữ lót tên cho mỗi thế hệ từ Vua Minh Mạng trở về sau. Bài Ngự Chế Mạng Danh Thi gồm 20 bộ dùng để đặt bộ tên cho các triều Vua kế tiếp.


BÀI ĐẾ HỆ THI


 





























MIÊN


HƯỜNG


ƯNG


BỬU


VĨNH


BẢO


QUÝ


ĐỊNH


LONG


TRƯỜNG


HIỀN


NĂNG


KHAM


KẾ


THUẬT


THẾ


THOẠI


QUỐC


GIA


XƯƠNG


 


Thích nghĩa những chữ tôn hiệu trong bài thơ của Đức Vua Minh Mạng


































































MIÊN


trường cửu phước duyên trên hết


HƯỜNG


oai hùng đúc kết thế gia


ƯNG


nên danh xây dựng sơn hà


BỬU


bối báu lợi tha quần chúng


VĨNH


bền chí hùng anh ca tụng


BẢO


ôm lòng khí dũng bình sanh


QUÝ


cao sanh vinh hạnh công thành


ĐỊNH


tiên quyết thi hành oanh liệt


LONG


vương tướng rồng tiên nối nghiệp


TRƯỜNG


vĩnh cửu nối tiếp giống nòi


HIỀN


 tài đức phúc ấm sáng soi


NĂNG


gương nơi khuôn phép bờ cõi


KHAM


đảm đương mọi cơ cấu giỏi


KẾ


hoạch sách mây khói cân phân


THUẬT


biên chép lời đúng ý dân


THẾ


mãi thọ cận thân gia tộc


THOẠI


ngọc quý tha hồ phước lộc


QUỐC


dân phục nằm gốc giang san


GIA


muôn nhà Nguyễn vẫn huy hoàng


XƯƠNG


phồn thịnh bình an thiên hạ


 


NGỰ CHẾ MẠNG DANH THI



































MIÊN


NHÂN


KỲ


SƠN


NGỌC


PHỤ


NHÂN


NGÔN


TÀI


HOÀ


BỐI


LỰC


TÀI


NGÔN


TÂM


NGỌC


THẠCH


HOẢ


HOÀ


TIỂU


 


VI- Mười bài Phiên Hệ Thi


    Vua Minh Mạng còn lại 10 anh em. Ngài làm cho mỗi vị một bài Phiên Hệ Thi, gồm 20 chữ, 4 câu, dùng làm chữ lót tên cho các thế hệ của mỗi vị.




















Ngài Tăng Duệ Hoàng Thái Tử






























MỸ


DUỆ


TĂNG


CƯỜNG


TRÁNG


LIÊN


HUY


PHÁT


BỘI


HƯƠNG


LINH


NGHI


HÀM


TỐN


THUẬN


VỸ


VỌNG


BIỂU


KHÔN


QUANG


Ngài Kiến An Vương






























LƯƠNG


KIẾN


NINH


HOÀ


THUẬT


DU


HÀNH


SUẬT


NGHĨA


PHƯƠNG


DƯỠNG


DI


TƯƠNG


THỰC


HẢO


CAO


TÚC


THỂ


VI


TƯỜNG


Ngài Định Viễn Quận Vương






























TỊNH


HOÀI


CHIÊM


VIỄN


ÁI


CẢNH


NGƯỠNG


MẬU


THANH


KHA


NGHIỄM


KHÁC


DO


TRUNG


ĐẠT


LIÊN


TRUNG


TẬP


CÁT


ĐA


Ngài Diên Khánh Vương






























DIÊN


HỘI


PHONG


HANH


HIỆP


TRÙNG


PHÙNG


TUẤN


LÃNG


NGHI


HẬU


LƯU


THÀNH



DIỆU


DIỄN


KHÁNH


THÍCH


PHƯƠNG


HUY


Ngài Điện Bàn Công






























TÍN


DIỆN



DUY


CHÁNH


THÀNH


TỒN


LỢI


THOẢ


TRINH


TÚC


CUNG


THỪA


HỮU


NGHỊ


VINH


HIỂN


TẬP


KHANH


DANH


Ngài Thiệu Hoá Quận Vương






























THIỆN


THIỆU


KỲ


TUẤN


LY


VĂN


TRI


TẠI


MẪN


DU


NGƯNG


LÂN


TÀI


CHI


LẠC


ĐỊCH


ĐẠO


DOÃN


PHU


HƯU


Ngài Quảng Oai Công






























PHỤNG


PHÙ


TRƯNG


KHẢI


QUÃNG


KIM


NGỌC


TRÁC


TIÊU


KỲ


ĐIỂN


HỌC


KỲ


GIA


CHỈ


ĐÔN


DI


KHẮC


TỰ


TRI


Ngài Thường Tín Quận Vương






























THƯỜNG


CÁT


TUÂN


GIA


HUẤN


LÂM


TRANG


TUÝ


THẠNH


CUNG


THẬN


TU


DY


TẤN


ĐỨC


THỌ


ÍCH


MẬU


TÂN


CÔNG


Ngài An Khánh Vương






























KHÂM


TÙNG


XƯNG


Y


PHẠM


NHÃ


CHÁNH


THUỶ


HOẰNG


QUI


KHẢI


DỄ


ĐANG


CẦN


DỰ


QUYỀN


NINH


CỘNG


TRÁP


HY


Ngài Từ Sơn Công






























TỪ


THỂ


DƯƠNG


QUỲNH


CẨM


PHU


VĂN


ÁI


DIỆU


DƯƠNG


BÁCH


CHI


QUÂN


PHỤ


DỰC


VẠN


DIỆP


HIỆU


KHUÔNG


TƯƠNG


 


CHƯƠNG HAI


Nguyễn Phước Tiền Hệ


    Từ Ngài An Thành Hầu Nguyễn Kim (1525) người sáng lập Hệ Tiền Biên đầu tiên với Chúa Nguyễn Hoàng, cho đến Chúa Nguyễn Phúc Thuần năm 1777) và cho tới Ngài Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vua Gia Long (1802) là thời kỳ các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, dài 277 năm. Thời kỳ này có 12 vị Chúa trong đó có 2 vị đã được tôn lập, nhưng chưa trị vì thì bị bệnh chung (Nguyễn Phúc Hiệu, Tuyên Vương) và bị quyền thần bắt giam cưỡng chế tử tận (Ngài Nguyễn Phúc Luân, hiệu Khang Vương) và một vị là Ngài Nguyễn Phúc Thuần can qua quốc sự nên chưa lập tôn hệ, vì vậy chỉ còn có 9 hệ, gọi là Nguyễn Phước Tiền Biên.


    Lúc đầu, các Chúa Nguyễn vẫn giữ quan hệ thần phục Vua Lê ở Bắc Hà, nhưng từ khi họ Trịnh xưng vương, nắm trọn quyền trong sự suy yếu hoàn toàn của nhà Hậu Lê, thì Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) (Hệ Thất Tiền Biên) đã dứt khoát đối với Đàng Ngoài. Các Chúa Nguyễn giữ riêng một cõi ở phiá Nam, lập ra nghiệp Chúa, lưu truyền đời nọ qua đời kia cho nên chính trị thuế lệ, binh lính ... việc gì cũng tự sửa sang và xếp đặt lấy như là một nước tự chủ vậy.


    Điểm nổi bật qua thời kỳ này là các Chúa kế nghiệp nhau đã có công lớn mở mang bờ cõi đất nước xuống phía nam, từ Bình Định lúc ban đầu (1611) xuống Gia Định (1679) Hà Tiên (1708) cho đến tận Cà Mau (1757), và ra đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo và đảo Phú Quốc (5) mở mang đến đâu thì di dân các tỉnh miền trung vào khai khẩn, lập nghiệp tới đó, biến thành những vùng đất phì nhiêu, sầm uất cho đến ngày nay.


    Mặt khác, các Chúa ra sức chỉnh đốn cai trị, gìn giữ bờ cõi, vừa chống đánh phá quân Chúa Trịnh từ Đàng Ngoài vào, vừa chống xâm lươc từ phía Lào, Cao Miên, Xiêm La qua. Nhưng về cuối thời kỳ, một số quần thần lộng quyền tham lam, nhân dân bất bình làm cho thế lực Vua Chúa Nguyễn suy kém nhanh; quân Tây Sơn vịn cớ dẹp loạn thần đánh chiếm đất đai, sát hại tộc họ Nguyễn rất lớn, chỉ còn một mình Công Tử Nguyễn Phúc Ánh thoát chết và gây dựng lại sự nghiệp sau này.


    Nguyễn Phước Tiền Biên có 9 hệ, 45 phòng, trong đó hệ 4 và hệ 6 không có con cháu nối dõi, nên không có phòng.


 


I.HỆ NHẤT


Ngài Nguyễn Kim (1468 - 1545) thọ 77 tuổi


Thụy phong: Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế


    Ngài Nguyễn Kim là người sáng lập ra Hệ Nhất Tiền Biên. Ngài là con Trình Quốc Công Nguyễn Hoàng Dụ (có sử chép là Nguyễn Lựu), cháu nội Nghĩa Huân Vương Nguyễn Văn Lang


    Cuối đời nhà Lê, Ngài Nguyễn Kim là một tướng giỏi, có nhiều công lao được phong tước An Thành Hầu. Khi nhà Lê bị họ Mạc cướp ngôi (1527), con cháu nhà Lê chạy trốn sang Lào. Lúc bấy giờ hầu hết các cựu thần nhà Lê ngã về họ Mạc hoặc bỏ đi nơi khác, chỉ có Ngài Nguyễn Kim là lo chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên Sầm Châu (vùng Thanh Hoá giáp Lào) lập bản doanh phò Lê diệt Mạc. Sau đó Ngài đã tìm được con Vua Lê là Lê Duy Ninh ở Lào và đưa về tôn lên ngôi Vua là Lê Trang Tôn (1533-1548), xây dựng hành điện ở xã Vạn Lại, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.


    Ngài Nguyễn Kim được Vua Lê phong làm Thái Sư, Hưng Quốc Công, nắm giữ tất cả binh quyền.


    Năm 1545 Ngài Nguyễn Kim bị một hàng tướng họ Mạc đầu độc chết. Vua Lê truy tặng tước Chiêu Huân Tỉnh Vương.(7)


    Ngài Nguyễn Kim lập ra Hệ Nhất Tiền Biên, gồm có 2 Công Tử và 1 Công Nữ.


    Công Tử:











1


Ngài Nguyễn Uông, con trưởng, tước Lãng Quận Công, bị Chúa Trịnh ám hại


2


Ngài Nguyễn Hoàng, tước Đoan Quận Công, sau này là Chúa Tiên


    Công Nữ:








1


Ngọc Bảo, sau này gả cho Trịnh Kiểm


    Lăng Ngài Nguyễn Kim gọi là Trường Nguyên ở núi Thiên Tôn (sau đổi tên là núi Triệu Tường), làng Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.


    Lăng Đức Bà cũng ở gần đó.


    Đền thờ hai Ngài tại Triệu Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Hệ Nhất có một phòng: Phòng Ngài Lãng Quận Công Nguyễn Uông, đền thờ tạo lạc gần Long Thọ, làng Dương Xuân Thượng, Huế.


 


II- HỆ NHÌ


Chúa Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên


Thọ 88 tuổi (26/9/1525 - 29/5/1613)


Kế nghiệp Chúa 55 năm (1558 - 1613)


Thụy Phong: Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế.


    Chúa Nguyễn Hoàng là con thứ 2 của An Thanh Hầu Nguyễn Kim. khi còn dưới triều Lê, Ngài đã là một tướng tài lập nhiều công lớn, được Vua Lê phong tước Đoan Quận Công. Sau khi anh trưởng Nguyễn Uông bị anh rể là Chúa Trịnh Kiểm kiếm chuyện giết đi. Ngài Nguyễn Hoàng lo sợ bị Chúa Trịnh ganh ghét ám hại, nên nghe lời khuyên "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá, lúc mới vào đóng tại xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (8) tỉnh Quảng Trị năm 1558.


    Lúc đầu Ngài Nguyễn Hoàng vừa lo xây dựng củng cố Thuận Hoá để dung thân, vừa lo quân họ Mạc đánh phá khắp nơi, nhưng vẫn một lòng giữ nghĩa khí phò Lê. Ngài vẫn thường ra chầu Vua Lê ở Thăng Long. Năm 1593, Ngài đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại, không cho Ngài trở về. Mãi đến năm 1599, nhân có vụ quân binh chống họ Trịnh, Ngài mới có cớ đưa quân sĩ trở về Thuận Hoá. Từ đó, Ngài lo cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.


    Trong suốt 55 năm Chúa, Ngài đã tỏ ra là một vị tướng mưu lược, khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, an ủi nhân dân, cho nên dân chúng Thuận Quảng cảm mếm, gọi Ngài là Chúa Tiên.


    Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 Ngài thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên, chiếm đất từ bắc Quảng Nam đến đèo Cù Mông, lập thành phủ Phú Yên.


    Chúa Nguyễn Hoàng lập ra Hệ Nhì Tiền Biên, có 10 Công Tử và 2 Công Nữ.


    Công Tử:






























1


Nguyễn Hà, tước Bảo Hoà Quận Công


2


Nguyễn Hán


3


Nguyễn Thành


4


Nguyễn Diễn, tước Hạo Quận Công


5


Nguyễn Hải


6


Nguyễn Phúc Nguyên, sau này là Chúa Sãi


7


Nguyễn Phúc Hiệp


8


Nguyễn Phúc Trạch


9


Nguyễn Phúc Dương


10


Nguyễn Phúc Khê, tước Nghĩa Hưng Quận Công


    Công Nữ:










1


Ngọc Tiên


2


Ngọc Tú, sau này gả cho Trịnh Tráng


    Hai Công Tử Nguyễn Phúc Hiệp và Nguyễn Phúc Trạch vì can quốc chánh, bị tước tôn tịch, con cháu hai vị này về sau lấy họ Nguyễn Thuận.


    Ngài Nguyễn Hoàng đưa mấy cháu nội (con công tử Hán và Hải) gửi cho Vua Lê để làm con tin. Các người này sau mang họ Nguyễn Hựu.


    Lăng Chúa Nguyễn Hoàng gọi là Trường Cơ ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Lăng Đức Bà táng tại làng Hải Cát, thuộc huyện Hương Trà. Hai Ngài đều thờ tại chánh án trong Thái Miếu, ở Đại Nội kinh thành Huế.


    Hệ Nhì Tiền Biên có 3 phòng:


    - Phòng Ngài Thái Bảo Hoà Quận Công, đền thờ tại làng Dương Xuân Hạ, tổng Cư Chính, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    - Phòng Ngài Nghĩa Hưng Quận Vương, đền thờ tại làng Nam Phổ, tổng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.


    - Phòng Ngài Hào Quận Công, đền thờ tại làng Dương Xuân Hạ, tổng Cư Chính, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


 


III. HỆ BA


Chúa Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi


Thọ 72 tuổi (16/8/1563 - 19/11/1635


Kế nghiệp Chúa 22 năm (1613 - 1635)


Thuỵ Phong: Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế.


    Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu Chúa Nguyễn Hoàng, được nối ngôi Chúa vì từ Công Tử trưởng đến Công Tử thứ tư đều mất sớm, Công Tử thứ năm lại làm con tin ở Bắc Hà.


    Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong họ Nguyễn mang họ Nguyễn Phúc (hay Nguyễn Phước) . Dưới thời Chúa Nguyễn Hoàng, Công Tử Nguyễn Phúc Nguyên đã lập công lớn đánh thắng thuyền ngoại quốc ở cửa Việt năm 1597. Khi lên kế nghiệp, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã biết dùng người tài như Ngài Đào Duy Từ để chăm lo phòng thủ ở phía Bắc, xây thành đắp luỹ (luỹ Trường Dục năm 1630, thành Đồng Hới còn gọi là luỹ Thầy năm 1631) đặt quan ải, quân dân, nên dân chúng mến phục, gọi Ngài là Sãi Vương hay Chuá Sãi.


    Từ khi Trịnh Tùng ở Đàng Ngoài đã nắm trọn quyền hành với tước vị Bình An Vương, Vua Lê chỉ còn là hư vị, thì Chúa Nguyễn Phúc Nguyên biểu thị ngay thái độ độc lập với vương quyền Bắc Hà và cương quyết đối kháng với họ Trịnh. Chúa tổ chức lại bộ máy chính quyền tự chủ, đặt dinh, trần, phủ, huyện, xã và dời phủ Chúa sang làng Phước Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (1625 - 1636) (11) .


    Về cuộc Nam Tiến, Ngài đã dùng chính sách hoà bình, thân thiện với Chiêm Thành và Cao Miên. Năm 1620, Chúa gả Công Nữ Ngọc Vạn cho Vua Cao Miên là Chư Chetta II (1618 - 1686) nên dân chúng vào làm ăn sinh sống ở vùng đất Thuỷ Chân Lạp của Cao Miên được thuận lợi. Năm 1631, Chúa lại gả Công Nữ Ngọc Khoa cho Vua Chiêm Pô Romê, nhờ đó mà có sự hoà hiếu Chiêm - Việt. (12)


    Chúa Nguyễn Phúc Nguyên lập ra Hệ Ba Tiền Biên, có 11 Công Tử và 4 Công Nữ.


    Công Tử:

































1


Nguyễn Phúc Kỳ, tước Khánh Quận Công


2


Nguyễn Phúc Lan, sau này là Chúa Thượng


3


Nguyễn Phúc Anh


4


Nguyễn Phúc Trung


5


Nguyễn Phúc An


6


Nguyễn Phúc Vĩnh


7


Nguyễn Phúc Lộc


8


Nguyễn Phúc Tứ


9


Nguyễn Phúc Thiệu


10


Nguyễn Phúc Vinh, tước Vinh Quận Công


11


Nguyễn Phúc Đôn


    Công Nữ:

















1


Ngọc Liên


2


Ngọc Vạn, sau này gả cho Vua Cao Miên Chư Chetta II


3


Ngọc Khoa, sau này gả cho Vua Chiêm Pô Rômê


4


Ngọc Đỉnh


    Lăng Chúa Sãi gọi là Trường Diển toạ lạc tại làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Lăng Đức Bà gọi là Vĩnh Diễn, ở làng Chiêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.


    Ngài và Đức Bà đều thờ tại Thái Miếu, Tả Nhất Án trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Hệ Ba có 2 phòng:


    - Phòng Ngài Khánh Quận Công, đền thờ ở làng Dương Nổ.


    - Phòng Ngài Vinh Quận Công, đền thờ ở làng Ngọc Anh. Cả 2 đền thờ đều thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.


 


IV- HỆ BỐN


Chúa Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng


Thọ 47 tuổi (13/8/1601 - 19/3/1648)


Kế nghiệp Chúa 13 năm (1635 - 1648)


Thuỵ Phong: Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng Đế


    Khi Công Tử trưởng mất, con thứ hai của Chúa Sãi là Nguyễn Phúc Lan được lập làm thế tử. Dưới thời Chúa Sãi, Công Tử Nguyễn Phúc Lan lập nhiều công lớn nên được phong là Nhân Lộc Hầu.


    Chúa Nguyễn Phúc Lan tính tình thuần hậu, trong việc trị dân lấy công bằng nhân đức làm gốc, đất nước lúc bấy giờ được thịnh vượng hơn lúc nào hết, vì thế dân chúng yêu mến Ngài và thường gọi là Chúa Thượng.


    Năm 1636 Chúa Thượng dời phủ Chúa về làng Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Năm 1643 - 1644, lực lượng hải thuyền của Hà Lan và đô đốc Piter Bach chỉ huy và quân Trịnh Tráng kết hợp đánh phá Nam Hà, Chúa sai người con thứ hai là Công Tử Nguyễn Phúc Tần cầm quân đánh thắng hải quân Hà Lan ở cửa Eo (Thuận An) (13)


    Thấy tình hình xứ Thuận Quảng ổn định, Chúa Thượng cho mở khoa thi (1647) chính đồ và Hoa văn (14) để tuyển chọn nhân tài ra cứu giúp nước. Chúa Thượng mở rộng cửa các cảng Hội An, Đà Nẵng cho người nước ngoài vào giao thương buôn bán, nhờ đó thu thêm được thuế xuất nhập tàu của các thương thuyền nước ngoài (15).


    Chúa Nguyễn Phúc Lan lập ra Hệ Bốn Tiền Biên, có 3 Công Tử, 1 Công Nữ.


    Công Tử:














1


Nguyễn Phúc Võ


2


Nguyễn Phúc Tần, sau này là Chúa Hiền


3


Nguyễn Phúc Quỳnh (có sử chép là Huỳnh)


    Công Nữ: không rõ.


    Lăng Chúa Thượng gọi là Trường Diên tại làng An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Lăng Đức Bà gọi là Vĩnh Diên ở làng Chiêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.


    Ngài và Đức Bà đều thờ tại Thái Miếu, Hữu Nhất Án trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Cả hai Công Tử Võ và Quỳnh đều mất sớm, không có con cháu nối dõi, nên Hệ Bốn không có phòng.


 


V- HỆ NĂM


Chúa Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền


Thọ 67 tuổi (18/7/1620 - 30/4/1687)


Kế nghiệp Chúa 39 năm (1648 - 1687)


Thuỵ phong: Thái Tôn Hiếu Triết Hoàng Đế.


    Công Tử trưởng của Chúa Thượng mất sớm, nên Công Tử thứ 2 là Nguyễn Phúc Tần được lên nối nghiệp Chúa.


    Dưới đời Chúa Thượng, Công Tử Nguyễn Phúc Tần đã đánh thắng lực lượng hải thuyền của Hà Lan năm 1644.


    Khi kế nghiệp Chúa, Ngài tỏ ra là một người giỏi binh thơ đồ trận, khôn ngoan trong việc trị dân, tánh tình lại bao dung, nên dân chúng thương mến, thường gọi Ngài là Hiền Vương hay Chúa Hiền.


    Thời Ngài đã đương đầu nhiều cuộc chiến oanh liệt với họ Trịnh. Ngài đã chiếm đến địa hạt Nghệ An rồi bỏ về. Cuộc chiến năm 1627 đem đến ngừng chiến Nam - Bắc.


    Năm 1653, Ngài đã mở rộng bờ cõi đến tả ngạn sông Phan Rang, xứ Đàng Trong có thêm một vùng đất rộng lớn gồm tỉnh Khánh Hoà và một phần đất tỉnh Ninh Thuận. Mở rộng đất đai đến đâu, Chúa đặt quan cai tri đến đó và đưa dân ở Thuận Quảng vào khai khẩn làm ăn, nhờ vậy cả một vùng đất rộng lớn trở nên trù phú.


    Chúa Hiền sáng lập Hệ Năm Tiền Biên, có 6 Công Tử và 3 Công Nữ.


    - Công Tử:
























1


Nguyễn Phúc Diễn, còn có tên là Hán, tước Phước Quận Công.


2


Nguyễn Phúc Trăn, còn có tên là Thái, sau này là Chúa Nghĩa.


3


Nguyễn Phúc Tân, còn có tên là Huyền, tước Cương Quận Công.


4


Nguyễn Phúc Chuân, còn có tên là Hiệp, tước Oai Quận Công.


5


Nguyễn Phúc Niên.


6


Nguyễn Phúc Nghiêu.


    - Công Nữ:













1


Ngọc Tảo


2


Ngọc Nhiều


3


Không rõ tên


    Lăng Chúa Hiền gọi là Trường Hưng ở làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Lăng Đức Bà gọi là Vĩnh Hưng ở làng An Ninh, cũng trong huyện Hương Trà. Lăng Đức Bà thứ hai gọi là Quang Hưng ở làng Đình Môn, toạ lạc tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Chúa Hiền và hai Đức Bà đều thờ tại Thái Miếu, Tả Nhị Án trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Hệ Năm có 3 phòng:


    - Phòng Ngài Phước Quận Công, đền thờ tại làng La Ý, tổng Dương Nổ.


    - Phòng Ngài Cương Quận Công, đền thờ tại làng Lại Thế, tổng Ngọc Anh. Cả 2 đền thờ đều toạ lạc tại huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên.


    - Phòng Ngài Oai Quận Công, đền thờ tại làng Văn Thê, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


 


VI- HỆ SÁU


Chúa Nguyễn Phúc Trăn tức Chúa Nghĩa


Thọ 41 tuổi (29/1/1650 - 7/2/1691)


Kế nghiệp Chúa 4 năm (1687 - 1691)


Thuỵ phong: Anh Tôn Hiếu Nghĩa Hoàng Đế.


    Công Tử trưởng Chúa Hiền mất sớm, nên Công Tử thứ 2 là Nguyễn Phúc Trăn được kế nghiệp Chúa.


    Chúa Nguyễn Phúc Trăn là người yêu kẻ sĩ, trọng nhân tài và thương dân. Khi lên kế nghiệp Chúa, Ngài đã nhẹ hình phạt, xâu thuế, miễn một nửa thuế ruộng mới khai hoang. Nhân dân đương thời thương mến, thường gọi Ngài là Chúa Nghĩa (Chúa Ngãi).


    Tháng 7 năm 1687, Chúa dời phủ chúa sang làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên tức đất kinh thành Huế ngày nay.


    Chúa Nghĩa sáng lập ra Hệ Sáu Tiền Biên, có 5 Công Tử và 5 Công Nữ.


    - Công Tử:





















1


Nguyễn Phúc Chu, tức Chúa Minh sau này.

2Nguyễn Phúc Tuấn (có sử chép là Tiên)
3Nguyễn Phúc Toàn
4Nguyễn Phúc Trịnh
5Nguyễn Phúc Quang

    - Công Nữ:





















1


Ngọc Đơn


2


Ngọc Nhiêm


3


Ngọc Niêu (có nơi chép là Ngọc Diệp)


4


Ngọc Thiều


5


Không rõ tên


    Lăng Chúa Nghĩa gọi là Trường Mậu ở làng Kim Ngọc, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Lăng Đức Bà gọi là Vĩnh Mậu, ở làng Đình Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Ngài và Đức Bà đều thờ tại Thái Miếu, Hữu Nhị Án trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Ngoài Công Tử Nguyễn Phúc Chu ra, các Công Tử khác đều mất sớm hoặc không có con, nên Hệ Sáu không có phòng.


 


VII- HỆ BẢY


Chúa Nguyễn Phúc Chu tức Chúa Minh


Thọ 50 tuổi (11/6/1675 - 1/6/1725)


Kế nghiệp Chúa 34 năm (1691 - 1725)


Thuỵ Phong: Hiển Tôn Hiếu Minh Hoàng Đế.


Chúa Nguyễn Phúc Chu là con trưởng của Chúa Nghĩa, khi lên kế nghiệp Chúa, Ngài mới có 16 tuổi nhưng đã có đức tính tốt, biết chiêu hiền đãi sĩ, biết nghe lời can gián, bỏ xa hoa, nhẹ thuế mà siêu dịch cho dân, được dân chúng yêu quý, thường gọi Ngài là Quốc Chúa hay Chúa Minh.


    Noi gương các Tiên Chúa, Chúa Minh đã chú trọng mở rộng bờ cõi về phương Nam đến tận Hà Tiên.


    - Năm 1697 có thêm đất còn lại của tỉnh Phan Rang và toàn tỉnh Bình Thuận (16) .


    - Năm 1700 có thêm vùng Sông Bé, La Ngà và Tánh Linh.


    - Năm 1708 có thêm đất Hà Tiên do Mạc Cửu dâng (Chúa đặt thành trấn Hà Tiên và giao lại Mạc Cửu trấn giữ) (17) .


    Ngài đã cử sứ bộ sang tàu cầu phong, vua Thanh chưa chấp nhận, vì cho là còn Vua Lê mặc dù họ Nguyễn có lãnh thổ và hùng mạnh. Vì vậy, Ngài và quần thần tôn xưng "Quốc Chúa Đại Việt" và đúc ấn tỷ "Đại Việt Quốc Nguyễn - Chúa Vĩnh Trấn chi bảo", ấn tỷ này lưu truyền cho các đời sau đến triều Vua Gia Long (18) . Ngài đã mở đầu cho việc xưng vương hiệu ngay khi lên ngôi kế nghiệp Chúa và bỏ tước hiệu của Bắc Hà trên văn kiện.


    Chúa Nguyễn Phúc Chu sáng lập Hệ Bảy Tiền Biên, có 38 Công Tử và 4 Công Nữ.


    - Công Tử:




































































































1Nguyễn Phúc Thụ, sau này là Chúa Ninh2Nguyễn Phúc Thể, tước Chương Đình
3Không rõ tên4Nguyễn Phúc Long
5Nguyễn Phúc Hải6Không rõ tên
7Nguyễn Phúc Liêm8Nguyễn Phúc Tứ, tước Luân Quận Công.
9Nguyễn Phúc Thụ (có sử chép là Tỷ)10Nguyễn Phúc Lân
11Nguyễn Phúc Chấn12Nguyễn Phúc Điền, tước Nhân Quận Công
13Nguyễn Phúc Đăng14Nguyễn Phúc Thiện
15Nguyễn Phúc Khánh16Nguyễn Phúc Cảo
17Nguyễn Phúc Bình18Nguyễn Phúc Nhuận, tước Chưởng Cơ Quận Công
19Nguyễn Phúc Tuyền, tước Chưởng Vệ Quận Công20Nguyễn Phúc Khâm
21Nguyễn Phúc Quân22Nguyễn Phúc Luân
23Nguyễn Phúc Bình24Nguyễn Phúc Tôn
25Nguyễn Phúc Nghiễm26Nguyễn Phúc Trung
27Nguyễn Phúc Phong, tước Thiếu Bảo Thành Quận Công28Nguyễn Phúc Hiệu
29Nguyễn Phúc Kỷ30Nguyễn Phúc Thuyên
31Nguyễn Phúc Hạnh32Nguyễn Phúc Lộc
33Nguyễn Phúc Triêm34Nguyễn Phúc Khiêm
35Không rõ tên36Không rõ tên
37Nguyễn Phúc Độ38Nguyễn Phúc Tài

    - Công Nữ:















1Ngọc Sáng2Ngọc Phụng
3Ngọc Nhật4Không rõ tên

    Lăng Chúa Nguyễn Phúc Chu gọi là Trường Thanh, tại làng Kim Ngọc, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Lăng Đức Bà gọi là Vĩnh Thanh tại làng Trúc Lâm cũng thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Ngài và Đức Bà đều thờ tại Thái Miếu, Tả Tam Án trong Đại Nội kinh thành Huế. Hệ Bảy Tiền Biên có 27 phòng, mỗi phòng đều có đền thờ riêng ở các huyện Phú Lộc, huyện Hương Trà, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. (19)


 


VIII- HỆ TÁM


Chúa Nguyễn Phúc Thụ tức Chúa Ninh


Thọ 41 tuổi (14/1/1697 - 7/6/1738)


Kế nghiệp Chúa 13 năm (1725 - 1738)


Thuỵ Phong: Túc Tôn Hiếu Ninh Hoàng Đế


    Chúa Nguyễn Phúc Thụ là con trưởng Ngài Nguyễn Phúc Chu. Khi lên kế nghiệp Chúa, đã tỏ ra một vị Chúa anh minh, có lòng thương dân, cho miễn thuế sai dư và 2/10 thuế ruộng (1725), Ngài khuyên nhân dân đừng cờ bạc rượu chè, gìn giữ luân thường đạo lý (20). Dân chúng yêu mến và thường gọi Ngài là Chúa Ninh Vương. Ngài rất mộ đạo Phật nên có biệt hiệu là Vân Tuyền đạo nhân.


    Cũng như các tiên Chúa, Ngài chú trọng mở mang bờ cõi về phương Nam. Năm 1731, xứ Đàng Trong có thêm Định Tường, năm 1732 đất Vĩnh Long. Chúa Nguyễn Phúc Thụ sáng lập ra Hệ Tám Tiền Biên, có 3 Công Tử và 6 Công Nữ.


    - Công Tử:














1Nguyễn Phúc Khoát, sau này là Võ Vương
2Nguyễn Phúc Du, còn gọi là Nghiễm, tước Thiếu Bảo Nghiễm Quận Công
3Nguyễn Phúc Tường, tước Tường Quan Hầu

    - Công Nữ:




















1Ngọc Thường2Ngọc Sách
3Ngọc Lan (có sử chép Ngọc Đoan)4Ngọc Biền (có sử chép Ngọc Ngoan)
5Ngọc Cần (có sử chép Ngọc Uyển)6Ngọc Quyên

    Lăng Chúa Nguyễn Phúc Thụ gọi là Trường Phong ở làng Đình Môn. Lăng Đức Bà gọi là Vĩnh Phong, ở làng Long Hồ, đều thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Ngài và Đức Bà đều thờ tại Thái Miếu, Hữu Tam Án trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Hế Tám có 2 phòng:


    - Phòng Ngài Thái Bảo Nghiễm Quận Công, đền thờ tại làng An Ninh Thượng, tổng An Ninh. huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    - Phòng Ngài Tương Quan Hầu, đền thờ tại làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


 


IX- HỆ CHÍN


Chúa Nguyễn Phúc Khoát, tức Võ Vương


Thọ 51 tuổi (26/9/1714 - 7/5/1765)


Kế nghiệp Chúa 27 năm (1738 - 1765)


Thuỵ Phong: Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế.


    Chúa Nguyễn Phúc Khoát, con trưởng Chúa Nguyễn Phúc Thụ là người thông minh cương nghị, có tài ngoại giao. Lúc bấy giờ ở Bắc Hà, các vua Lê chỉ còn là hư vị, các Chúa Trịnh đã xưng vương cả, cho nên sau khi kế nghiệp Chúa đến năm 1744 Ngài mới xưng vương hiệu Võ Vương và đổi lại chế độ, định ra triều nghi (21). Ngài đổi phủ ra làm điện, sửa sang phép tắc và định ra triều phục, chia nước ra làm 12 dinh, dinh nào cũng đặt quan trấn thủ, quan cai bạ, quan ký lục để coi viêc cai trị. Ngài cho khắc ấn "Quốc Vương Chi Ấn", xem mình là vua một nước. Ngài có ý định lập ra một quốc gia riêng biệt ở xứ Đàng Trong, không còn phụ thuộc với vua Lê Chúa Trịnh nữa. (22)


    Trong gần 1/4 thế kỷ, Ngài đã khéo đối xử với Xiêm La, Cao Miên để mở rộng bờ cõi đất nước đến tận mũi Cà Mau và vịnh Xiêm La (1757). Xứ Đàng Trong đã hình thành một cõi giang sơn rộng lớn phì nhiêu, có cuộc sống an cư lạc nghiệp.


    Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát sáng lập Hệ Chín Tiền Biên, gồm có 18 Công Tử và 12 Công Nữ.


    - Công Tử:


















































1Nguyễn Phúc Chương2Nguyễn Phúc Luân (thân phụ Vua Gia Long)
3Nguyễn Phúc Mão4Nguyễn Phúc Thành, có tên là Tuyền, tước Thành Quận Công.
5Nguyễn Phúc Dục6Nguyễn Phúc Điệt
7Nguyễn Phúc Kính8Nguyễn Phúc Bản
9Nguyễn Phúc Hiệu, tức Thế Tử Tuyên Vương10Nguyễn Phúc Yến
11Nguyễn Phúc Tuấn12Nguyễn Phúc Khoan
13Nguyễn Phúc Đản14Nguyễn Phúc quyền
15Nguyễn Phúc Diệu, tước Thiếu Phó Quận Công.16Nguyễn Phúc Thuần, sau này là Định Vương
17Nguyễn Phúc Xuân, tước Thiếu Phó Quốc Công18Nguyễn Phúc Thắng, tước Phước Long Công

    - Công Nữ:



































1Ngọc Huyên2Ngọc Nguyện
3Ngọc Thành4Ngọc Ái
5Ngọc Nguyệt6Ngọc Cư
7Ngọc Thọ8Ngọc Xuyến
9Ngọc Diệu10Ngọc Cơ
11Không rõ tên12Không rõ tên

     Lăng Võ Vương gọi là Trường Thái ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Lăng Đức Bà gọi là Vĩnh Thái ở làng Dương Xuân, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    Võ Vương và Đức Bà đều thờ ở Thái Miếu, Tả Tứ Án trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Hệ Chín có 7 phòng:


    - Phòng Ngài Nguyễn Phúc Điệt (thứ 6) và Ngài Nguyễn Phúc Xuân (thứ 17), đền thờ tại làng Dương Xuân, tổng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    - Phòng Ngài Nguyễn Phúc Mão (thứ 3) đền thờ tại làng Long Hồ, tổng An Ninh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    - Phòng Ngài Nguyễn Phúc Thành (thứ 4) đền thờ tại làng Xuân Lai, tổng An Nông, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên.


    - Phòng Ngài Nguyễn Phúc Yến (thứ 10) đền thờ tại làng Dương Phẩm, tổng An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    - Phòng Ngài Nguyễn Phúc Thăng (thứ 18) đền thờ tại Công Lương, tổng An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    - Còn 1 phòng không biết toạ lạc tại đâu.


 


X- Chúa Nguyễn Phúc Thuần, tức Định Vương


Thọ 24 tuổi (31/12/1753 - 18/10/1777)


Kế nghiệp Chúa 11 năm (1765 - 1776)


Thuỵ Phong: Duệ Tôn Hiếu Định Hoàng Đế


    Ngài Nguyễn Phúc Thuần là con thứ 16 của Võ Vương. Khi Võ Vương còn tại thế, Ngài phong cho con thứ 9 là Nguyễn Phúc Hiệu làm Thế Tử.


    Năm 1765, trước khi Võ Vương mất, thế tử đã mất sớm và con thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ, mà con trưởng Võ Vương cũng mất rồi, nên Võ Vương làm di chiếu lập người con thứ 2 là Nguyễn Phúc Luân (thân phụ Vua Gia Long sau này), lên nối nghiệp Chúa, nhưng khi ấy quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền làm bậy, bèn đổi di chiếu để lập người con thứ 16 của Võ Vương mới 12 tuổi lên làm Chúa, gọi là Định Vương để dễ bề thao túng.


    Ngài Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương còn tuổi niên thiếu nên quyền hành đều do Trương Phúc Loan nắm giữ. Trương Phúc Loan chuyên quyền lại tham lam tàn bạo nên dân chúng oán ghét, lòng người ly tán.


    Lấy lý do diệt loạn thần Trương Phúc Loan, anh em họ Nguyễn ở Tây Sơn (Bình Định) khởi nghĩa, uy thế rất mạnh. Họ Trịnh ở Bắc Hà cũng đưa quân vào đánh Nam Hà. Định Vương thế yếu, không chống nổi cả 2 mặt: anh em Nguyễn Nhạc chiếm mất đất từ Quảng Nam đến Bình Định; quân họ Trịnh chiếm mất Phú Xuân, Định Vương phải chạy vào Gia Định, tổ chức lực lượng chống lại Tây Sơn và lập cháu là Nguyễn Phúc Dương (23) làm Đông Cung ở lại trấn giữ Quảng Nam.


    Thế quân Tây Sơn rất mạnh. Định Vương phải chạy về Long Xuyên, nhưng chẳng bao lâu Nguyễn Huệ đem quân đuổi theo bắt được đem về Sài Gòn và ngày 18/9/1777 đem giết Định Vương cùng với một số trung thần và Hoàng Tộc khác như Ngài Nguyễn Phúc Đông (anh ruột Ngài Nguyễn Phúc Ánh), cha con Chưởng Cơ Trương Phước Thâu, Lưu Thủ Lương và tham mưu Nguyễn Danh Kháng (24) . Chỉ một Công Tử may mắn thoát nạn, đó là Ngài Nguyễn Phúc Ánh chạy trốn ra đảo Thổ Chu.


    Định Vương ở ngôi Chúa 11 năm, lên ngôi Thái Thượng Vương gần 1 năm. Ngài không có con nối dõi cũng như can qua quốc biến nên chưa lập hệ 10 tiền biên.


    Lăng Định Vương gọi là Trường Thiệu, tại làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Lăng Đức Bà hiện chưa biết ở đâu.


    Định Vương và Đức Bà đều thờ tại Thái Miếu, Hữu Tứ Án trong Đại Nội kinh thành Huế.


 


XI- Đông Cung Nguyễn Phúc Dương tức Tân Chính Vương


Thọ ? tuổi (Hè 1777) (24)


Ở ngôi Chúa 9 tháng (4/11/1776 - hè 1777)


    Đông Cung Nguyễn Phúc Dương là con thế tử Nguyễn Phúc Hiệu, người con thứ 9 của Võ Vương. Thế tử mất sớm, Đông Cung Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ, không được đưa lên nối nghiệp Chúa. (Xem mục X nói về Chúa Nguyễn Phúc Thuần).


    Khi Nguyễn Phúc Dương lớn lên, trở thành một người khôi ngô tuấn tú, anh dũng lại có chí hướng khôi phục tổ tiên, nên nhân dân yêu mến, thường gọi là Đông Cung Dương hay Hoàng Tử Dương (25)


    Khi Định Vương chạy vào Nam, Đông Cung Dương được chỉ định ở lại trấn thủ Quảng Nam, đóng quân ở Cầu Đế (có sử chép là Cu Đê) thuộc huyện Hoà Vinh. Tây Sơn biết Đông Cung yếu thế nhưng lại được lòng dân, nên Nguyễn Nhạc muốn dùng lá bài Đông Cung Dương để hiểu dụ dân chúng, mưu lập Đông Cung lên làm Vua. Nguyễn Nhạc còn gả con gái là nàng Thọ Hương cho Đông Cung, cho nhiều vàng bạc gấm lụa ... và cắt đất Bình Sơn làm của hồi môn. Nhưng Đông Cung biết âm mưu, nên miễn cưỡng chất thuận (có sử chép Đông Cung không chịu sống chung với nàng Thọ Hương) và bàn với công thần Nguyễn Phước Dĩnh vạch kế hoạch trốn vào Nam.


    Năm 1776, Đông Cung dùng thuyền trốn vào Gia Định để cùng chú là Định Vương hợp lực chống Tây Sơn. Thấy Đông Cung được lòng dân và theo ý nguyện của quyền thần, Định vương nhường ngôi lại cho Đông Cung Nguyễn Phúc Dương. Đông Cung lên ngôi hiệu Tân Chính Vương và tôn Định Vương lên Thái Thượng Vương để cùng lo chống Tây Sơn và phục hồi xứ sở.


    Mùa hè năm 1777, Tân Chính Vương đang trấn giữ đồn Ba Việt (Vĩnh Long) thấy thế lực còn yếu, quân tướng chết quá nhiều, Vương sai người đưa thư cho Nguyễn Huệ và giao ước: "Nếu các người không động đến tính mạng quân dân trong đồn thì ta sẽ ra hàng".


    Nguyễn Huệ đồng ý. Tân Chính Vương tự thân đến nộp mình với 18 quần thần. Nhưng cuối cùng Ngài và quần thần đã bị chém trước quân sĩ Tây Sơn.


    Tân Chính Vương bị giết sau 2 năm 9 tháng chinh chiến, kết thúc trên 200 năm lập nghiệp của các Chúa Nguyễn ở phương Nam. Từ đây sự nghiệp khôi phục giang sơn cho dòng họ Nguyễn nằm trong đôi tay anh dũng kiên cường của Công Tử Nguyễn Phúc Ánh.


 


XII- Ngài Nguyễn Phúc Luân


Thọ 32 tuổi (11/6/1733 - 24/10/1765)


Thuỵ Phong: Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng Đế.


    Ngài Nguyễn Phúc Luân là con thứ 2 của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Khi Võ Vương mất, theo di chiếu, Công Tử Nguyễn Phúc Luân lên kế nghiệp Chúa, nhưng loạn thần Trương Phúc Loan đã tráo di chiếu lập người em là Công Tử Nguyễn Phúc Thuần lên thay và hạ ngục Nguyễn Phúc Luân rồi cho uống thuốc độc chết trong nhà giam, hưởng dương 32 tuổi.


    Ngài Nguyễn Phúc Luân có 6 Công Tử và 4 Công Nữ.


    - Công Tử:























1Nguyễn Phúc Cao, thuỵ phong Tương Dương Quận Công.
2Nguyễn Phúc Đồng, thuỵ phong Hải Đông Quận Vương.
3Nguyễn Phúc Ánh, sau này là Vua Gia Long.
4Mất lúc còn nhỏ
5Nguyễn Phúc Mân, thuỵ phong An Biên Quận Công.
6Nguyễn Phúc Điền, thuỵ phong Thông Hoá Quận Vương.

    Các Công Tử Cao, Đồng, Mân, Điền đều có công trong cuộc binh biến và đều bị Tây Sơn sát hại.


    - Công Nữ:















1Ngọc Tú2Ngọc Đào
3Ngọc Toàn4Ngọc Du (lấy Hậu Quân Võ Tánh)

    Lăng Ngài Nguyễn Phúc Luân gọi là Cơ Chánh, tại làng Cư Chánh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Lăng Đức Bà gọi là Thoại Thánh ở làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Ngài và Đức Bà đều thờ tại Hưng Miếu, trong Đại Nội kinh thành Huế.


 


THẾ PHỔ CÁC CHÚA NGUYỄN


Tôn Thất Tiền Hệ








1- Ngài Nguyễn Kim (1468 - 1545) Đức Triệu Tổ Hoàng Đế


 








2- Chúa Nguyễn Hoàng, tức Chúa Tiên (1558 - 1613) Đức Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế


 








3- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, tức Chúa Sãi (1613 - 1635) Đức Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế


 








4- Chúa Nguyễn Phúc Lan, tức Chúa Thượng (1635 - 1648) Đức Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng Đế


 








5- Chúa Nguyễn Phúc Tần, tức Chúa Hiền (1648 - 1687) Đức Thái Tôn Hiếu Triết Hoàng Đế


 








6- Chúa Nguyễn Phúc Trăn, tức Chúa Nghĩa (1687 - 1691) Đức Anh Tôn Hiếu Nghĩa Hoàng Đế


 








7- Chúa Nguyễn Phúc Chu, tức Chúa Minh (1691 - 1725) Đức Hiển Tôn Hiếu Minh Hoàng Đế


 








8- Chúa Nguyễn Phúc Thụ, tức Chúa Ninh (1725 - 1738) Đức Túc Hiếu Ninh Hoàng Đế


 








9- Chúa Nguyễn Phúc Khoát, tức Võ Vương (1738 - 1765) Đức Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế


                                                                                                      










Thế Tử


Nguyễn Phúc Hiệu


Ngài Nguyễn Phúc Luân


Đức Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng Đế


10- Chúa Nguyễn Phúc Thuần

tức Định Vương (1765 - 1776)

Đức Duệ Tôn Hiếu Định Hoàng Đế


                                                                   







Đông Cung


Nguyễn Phúc Dương


Ngài Nguyễn Phúc Ánh


(Vua Gia Long)


 


CHƯƠNG BA


NGUYỄN PHƯỚC CHÁNH HỆ


    Triều đại nhà Nguyễn bắt đầu từ khi Vua Gia Long lên ngôi Hoàng Đế năm 1802 cho đến khi Vua Bảo Đại thoái vị tháng 8 năm 1945, dài 143 năm. thời kỳ này có 13 vị vua, mỗi vua thường lập ra một hệ chánh. Nhưng thời này đã trải qua những bước thăng trầm và gian nguy rất lớn, có thể nói còn lớn hơn, khó khăn hơn thời kỳ các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.


    Các Vua Nguyễn ở giai đoạn đầu rất chú trọng chỉnh đốn phát luật, cải tổ cai trị, giữ gìn đất nước, có lúc mở mang bờ cõi sang tận Lào và Cao Miên, đất nước Việt Nam chưa bao giờ rộng lớn như dưới triều Vua Minh Mạng.


    Nhưng ở gian đoạn sau có những khó khăn phức tạp nội bộ và đối ngoại, đất nước bị Pháp xâm lược, chiếm làm thuộc địa, đặt nền đô hộ. Mọi quyền lực về ngoại giao cùng nội trị nhà Vua đều bị tước quyền và do Pháp cưỡng đoạt, áp đặt. Nhân dân phải sống trong cảnh nô lệ lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đã nung nấu lòng yêu nước, chống Pháp giành độc lập với phong trào Cần Vương, Cách Mạng...


    Nếu Vua Tự Đức trị vì 36 năm, thời gian dài nhất trong các Vua triều Nguyễn, thì có những vị Vua, ngồi ở ngai vàng chỉ 4 tháng, thậm chí 3 ngày. Vì Pháp đã trực tiếp khống chế vào nội chính của ta gây cho tình thế chính trị rối ren, cũng như một số quần thần trong triều đã chuyên quyền, làm đảo điên quốc sự.


   Bên cạnh một số vị Vua cảm thấy khó có thể đương đầu trực diện với thế lực thống trị của thực dân Pháp, đành phải thúc thủ chờ vận hội, lại có những vị Vua cương quyết đối kháng (thà xác thân mục nát với cây cỏ, thà chết trong rừng hơn làm Vua trong cương toả của người Pháp) (lời Vua Hàm Nghi)., như Vua Hàm Nghi, Vua Thành Thái, Vua Duy Tân đã đứng lên chống Pháp quyết liệt, chứ không khuất phục, nhằm cứu nước cứu dân thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.


    Nhưng vì thế yếu, bị thất bại để nhận lấy cảnh phế truất trong cảnh tù đày biệt xứ. Cho nên triều đại nhà Nguyễn có 13 vị vua, nhưng chỉ có 6 hệ chánh, vì có nhiều vị vua bị phế truất, bức tử hoặc vô tự thành không lập được Hệ.


 


I- HỆ NHẤT CHÁNH


Vua Gia Long


Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế


huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Ánh (8/2/1762 - 1820)


Thọ 58 tuổi - Trị vì 18 năm (1802 - 1820)


    Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế là vị Vua đầu tiên và là người đã lập ra triều đại nhà Nguyễn, sau khi thống nhất sơn hà, đặt quốc hiệu Việt Nam. Ngài đã sáng lập Hệ Nhất Chánh Nguyễn Phước.


    Ngài là Hoàng Tử thứ 3 của Ngài Nguyễn Phúc Luân. lúc còn tuổi thơ ấu, Ngài rất được Chúa Nguyễn Phúc Thuần thương yêu, nên được ở trong học đường Vương Phủ. Vào tuổi thiếu niên Ngài đã tỏ ra là người tài trí, khôn ngoan với đức tính khoan hoà, đầy nghị lực của đấng lập nghiệp lớn.


    Năm 1777 khi Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, cùng với cháu là Hoàng Thân Nguyễn Phúc Đồng (con Ngài Nguyễn Phúc Luân) và Tống Phước Thuận, Nguyễn Doanh Khoảng...bị Nguyễn Huệ bắt tại Long Xuyên và đem về Sài Gòn giết, thì chỉ có một mình Hoàng Thân Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn. Ngài chạy ra đảo Thổ Châu (Hà Tiên) và từ đó mọi quyền hành quốc sự do Ngài thống lĩnh.


    Năm 1778 (16 tuổi) Ngài được ba quân suy tôn lên làm nguyên soái nhiếp chính quốc và khởi binh chiếm lại Gia Định.


    Từ đó suốt 24 năm, được sự ủng hộ của dân nghĩa hiệp vùng đất mới khai hoá từ Gia Định đến Phú Quốc, từ Cà Mau đến Hà Tiên, Ngài đã vượt qua mọi gian nguy, bao phen vào sanh ra tử, kiên cường chống lại quân Tây Sơn. Cuối cùng Ngài khôi phục lại xứ Đàng Trong của các Tiên Chúa. Năm 1801 tiến quân ra Bắc Hà, đánh bại hoàn toàn nhà Tây Sơn; năm 1802 lập nên một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc, từ mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan như ngày nay.(26)


    Sau khi lên ngôi Hoàng Đế năm 1802, Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế đã xếp đặt lại cơ cấu điều hành quốc gia, cho soạn bộ luật Gia Long, thành lập Quốc Tử Giám, ấn định học hiệu và các loại thuế. Công cuộc cai tri đất nước được thuận lợi sau khi thực hiện các việc lớn như: Tổ chức triều đình gồm có lục bộ và Đô Sát Viện; phân chia khu vực hành chánh (Tổng trấn, Trấn, Phủ, Huyện, Xã); ấn định quyền hạn chức chương, lương bổng, văn võ giai các cấp, tu soạn sách sử, văn truyện, địa lý, lập dinh Điền Sứ trông coi việc khai khẩn ruộng đất.


    Trong dòng họ, Ngài ban dụ Quốc Thúc Tôn Thất Thăng lo viêc gia huấn trong thân tộc, làm phổ hệ Tôn Thất, đặt chức Tôn Nhơn Lệnh, Tôn Nhơn Phủ quản trị quốc tộc.


    Sau 18 năm ở ngôi, Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế băng hà năm 1820. Miếu hiệu Thế Tổ Cao Hoàng Đế (Gia Long). Lăng của Ngài hiệu Thiên Thọ, tại làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Tôn thờ Ngài tại Chánh Án Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Hệ Nhất Chánh có 9 phòng.   


    Hoàng Hậu của Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế:


    - Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, huý Tống Thị, con Ngài Thái Bảo Khuông Quận Công, huý Tống Phước Khuông và Bà Quốc Phu Nhân Lê Thị.


    Hoàng Hậu băng hà năm 1814, hiệp táng tại lăng Thiên Thọ, làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    - Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, huý Trần Thị, con Ngài Lễ Bộ Tham Tri Trần Hưng Đạt.


    Hoàng Hậu băng hà năm 1846. Lăng của Hoàng Hậu là Thiên Thọ Hữu, trong khu vực Thiên Thọ Lăng.


    Hai Bà đều tôn thờ tại Án Chánh Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế (Gia Long) có 13 Hoàng Tử và 18 Công Chúa.


    Hoàng Tử:












































1Nguyễn Phúc Cảnh, Đông Cung Hoàng Thái Tử
2Tảo thương (Hy)
3Tảo thương (Tuấn)
4Nguyễn Phúc Đảm, sau này là Vua Minh Mạng
5

Nguyễn Phúc Nhựt, tức Kiến An Vương

6Nguyễn Phúc Dân, tức Định Viễn Quận Vương
7Nguyễn Phúc Tân, Diên Khánh Vương
8Nguyễn Phúc Phổ, Điện Bàn Công
9Nguyễn Phúc Khuê, Thiệu Hoá Quận Công.
10tên không rõ, Quảng Oai Công.
11Nguyễn Phúc Cư, Thường Tín Quận Vương
12Nguyễn Phúc Ngoãn, An Khánh Quận Vương.
13Tôn Thất Thể Ngô, Từ Sơn Công (có sử chép Hoàng Tử Mão)

    Công Nữ:


















































1Ngọc Châu2Ngọc Quỳnh
3Ngọc Anh4Ngọc Chân
5Ngọc Xuyên6Ngọc Ngoan
7Ngọc Nga8Ngọc Cửu
9Ngọc Đồng10Ngọc Ngôn
11Ngọc Nhân12Ngọc Khoa
13Ngọc Cơ14Ngọc Thiều
15Ngọc Lý16Ngọc Thành
17Ngọc Bích18Ngọc Trinh

 


II- HỆ NHÌ CHÁNH


Vua Minh Mạng


Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế


huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Đảm (25/5/1791 - 11/1/1841)


Thọ 50 tuổi - Trị vì 20 năm (1820 - 1840)


    Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế khai lập Hệ Nhì Chánh.


    Ngài là Hoàng Tử thứ tư, con Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long. Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế tư chất thông minh, hiếu học hay chữ, cương nghị, tinh thông nho học và hết lòng chăm lo quốc chính. Ngài lên ngôi vào tuổi 30, nên việc triều chính đã thông hiệu một cách tinh tường.


    Ở ngôi điều hành quốc gia, Ngài có ý muốn cho nước cường thịnh, dân giàu, cũng như canh tân nền học hiệu thực dụng. Ngài đã có những cải đổi lớn lao các định chế công quyền, hành chánh, pháp luật, thuế khoá, đinh điền, tu soạn sử sách địa lý và lập các cơ sở dưỡng tế. Ngài đã cho thành lập quốc tử quán, ấn định học hiệu và thi cử, cải đổi cơ cấu triều đình thành Nội các với Lục bộ và Cơ mật viện, đổi trấn thành tỉnh và chia vị trí đất nước thành 31 tỉnh.


    Năm 1823, Ngài đã làm bài Đế Hệ Thi và 10 bài Phiên Hệ Thi để quy định các chữ lót đặt tên cho con cháu các thế hệ sau (27) . Ngài đã cho thành lập Tôn Nhơn Phủ, điều hành các Hệ, Phòng trong viêc kê khai nhân thế bộ, cấp dưỡng và từ tế cũng như kiểm soát và đàn hạch trong quốc tộc.


    Dưới triều Ngài, viêc chống lại sự xâm nhập của các nước lân bang đã đạt được thắng lợi rất lớn, bờ cõi nước Nam được mở rộng ra hơn bao giờ hết (28) . Nhưng tình hình trong nước bắt đầu có nhiều khó khăn do các vụ án lớn, các cuộc nổi loạn và đặc biệt là do viêc cấm đạo, không giao thiệp với người nước ngoài. Sự phát triển của cơ nghiệp nhà Nguyễn có nguy cơ bị hạn chế từ đó.


    Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế băng hà năm 1841. Lăng của Ngài hiệu Hiếu Lăng, tại làng An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Tôn thờ ngài tại Tả Nhất Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Hệ Nhì Chánh có 56 phòng, là hệ đông nhất trong các hệ (29) .


    Hoàng Hậu của Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế:


    - Tả Thiên Nhơn Hoàng Hậu huý Hồ Thị Hoa, con Ngài Chưởng Cơ Hồ Văn Bội. Lăng của Hoàng Hậu hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăng Đức Thiệu Trị, tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.


    Hoàng Hậu được tôn thờ tại Tả Nhất Án trong Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    - Hoàng Tử:








































































































































































































1Miên Tông, sau này là Vua Thiệu Trị2Miên Chánh
3Miên Định, Thọ Xuân Vương4Miên Chi, Ninh Thuận Quận Vương.
5Miên Hùng, Vĩnh Tường Quận Vương6Miên Áo, Phú Bình Quận Vương
7Miên Hùng, Nghi Hoà Quận Vương8Miên Phú, Phú Mỹ Quận Vương
9Miên Thư, Hàm Thuận Quận Vương 10Miên Thẩm, Tùng Thiện Vương
11Miên Trinh, Tuy Lý Vương 12Miên Bửu, Tương An Quận Vương
13Miên Trữ, Tuấn Quốc Công 14Miên Khan, tảo thương
15Miên Thư, Lạc Hoá Quận Công 16Miên Tôn, Hà Thanh Quận Công
17Miên Thành18Miên Tê, Nghĩa Quốc Công
19Mất sớm20Mất sớm
21Miên Tuyên, (có tên là Nghi)22Miên Long
23Miên Tích, Trấn Mang Quận Công 24Tảo thương
25Tảo thương26Miên Lung, Sơn Định Quận Công
27Miên Phong, Tân Bình Quận Công28Miên Trạch
29Miên Biên, Quí Châu Quận Công 30Miên Bỉ, Quảng Ninh Quận Công
31Miên Lương, Sơn Tịnh Quận Công 32Miên Gia, Quảng Biên Quận Công
33Miên Khoan, Lạc Biên Quận Công 34Miên Thần, (có tên là Hoan)
35Miên Túc, Ba Xuyên Quận Công 36Miên Quang, Kiến Tường Công
37Miên Tuấn, Hoà Thanh Vương 38Tảo thương
39Tảo thương40Miên Quân, Hoà Quốc Công
41Miên Hiệp, Tuy An Quận Công 42Miên Tăng, Hải Quốc Công
43Miên Tịnh44Miên Mễ, Tây ninh Quận Công 
45Miên Trì, Trấn Tịnh Quận Công 46Tảo thương
47Miên Cư, Quảng Trạch Quận Công 48Miên Ngôn, An Quận Công
49Miên Tất, Trịnh Gia Công50Tảo thương
51

Miên Thạnh, Trấn Biên Quận Công

52Miên Tĩnh, Điền Quận Công
53Miên Long, Tuy Biên Quận Công  54Miên Ngô, Quế Sơn Quận Công
55Miên Lùng, Phong Quốc Công56

Miên Niết, Trấn Định Quận Công

57

Miên Lâm, Hoài Đức Quận Công

58

Miên Thuỷ, Duy Xuyên Quận Công

59Miên Miễn, Cẩm Giang Quận Công 60Miên Luyễn, Quản Hoá Quận Công
61Miên Ôn, Nam Sách Quận Công 62Miên Tín
63Miên Khế64Miên Ngu
65Miên Tỡ, Trần Quận Công 66Miên Triệu, Hoằng Hoá Quận Vương
67Miên Chi, (có tên là Thất)68Miên Du, Tân An Quận Công
69Miên Khách, Bảo An Quận Công 70Miên Đỗ, Hậu Lộc Quận Công
71Miên Điền, Kiến Hoà Quận Công 72Miên Hoan, Kiến Phong Quận Công
73Miên Trí, Vĩnh lộc Quận Công 74Miên Thân, Phù Cát Quận Công
75Miên Ký, Cẩm Xuyên Quận Công 76Miên Bằng, An Xuyên Vương
77Miên Sách78Miên Lịch, An Thành Vương

(trở lại Mục Lục)


III- HỆ BA CHÁNH


Vua Thiệu Trị


Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Miên Tông (16/6/1807 - 4/11/1847)


Thọ 40 tuổi. Trị vì 6 năm (1841 - 1847)


    Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế khai lập Hệ Ba Chánh.


    Ngài là Hoàng Tử Trưởng của Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế Minh Mạng.


    Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế đức tánh thuần hoà, ham chuộng văn chương thi phú. Ngài lên ngôi lãnh quốc chính chưa được bao lâu thì lâm bệnh. Vì vậy các định chế pháp luật, hành chánh, học hiệu, điền địa và binh bị đều áp dụng theo các định lệ của tiền triệu, mà chưa có sự canh cải hoặc tu chính.


    Ngài mới nhiếp chính thì gặp phải sự gây hấn của hải quân Pháp do tướng Jean Cécille cử đại tá Angustin Lapierre với chiến hạm Gloire và trung tá Rigault de Genouilly với chiến hạm Victorieuse vào cửa biển Đà Nẳng (3/1847) yêu cầu ký kết hiệp thương việc hành giảng Gia tô giáo của các Thừa sai. Sự kiện này mở đầu "đường nối ngoại giao pháo hạm" của thực dân Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm lược về sau này.


    Sau thời gian lâm bệnh, Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế băng hà năm 1847.


    lăng của Ngài hiệu Xương Lăng, táng tại núi Thuận Đạo, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.


    Tôn thờ Ngài tại Hữu Nhất Án tại Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Hệ Ba Chánh có 15 phòng (30)


    Hoàng Hậu của Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế:


    - Nghi Thiên Chương Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, huý là Phạm Thị Hằng, con Ngài Lễ bộ thương thư Phạm Đăng Hưng.


    Lăng của Thái Hoàng Thái Hậu phía tả điện Xương Lăng tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    Thái Hoàng Thái Hậu được tôn thờ tại Hữu Nhất Án tại Thái Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế có 29 Hoàng Tử và 35 Công Chúa.


    - Hoàng Tử:














































































1Hồng Bảo, An Phong Quận Vương 2Hồng Nhậm, sau này là Vua Tự Đức
3Hồng Phố, Thái Thạnh Quận Vương 4Hồng Y, Thoại Thái Vương
5Hồng Kiệm6Hồng Tố, Hoằng Trị Vương
7Hồng Truyền, Vĩnh Quận Công 8Hồng Hưu, Gia Hưng Vương
9Hồng Kháng, Phong Lộc Quận Công 10Hồng Kiện, An Phước Quận Vương
11Hồng Thiệu12Hồng Phò, Tuy Hoà Quận Vương
13Hồng Bàng14Hồng Sâm
15Hồng Trước16Hồng Nghi, Hương Sơn Quận Công
17Hồng Thi18Hồng Tiệp, Mỹ Lộc Quận Công 
19Tảo thương20Hồng Hy
21Hồng Cơ22Hồng Trù
23Hồng Đình, Kỳ Phong Quận Công 24Tảo thương
25

Hồng Diêu, Phú Lương Quận Công

26Hồng Cai, Thuần Nghị Kiến Thái Vương
27Tảo thương28Hồng Nghê
29Hồng Dật, Văn Lãng Quận Công, tức Vua Hiệp Hoà

 


IV- HỆ TƯ CHÁNH


Vua Tự Đức


Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế.


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (22/9/1829 - 19/7/1883)


Thọ 54 tuổi. Trì vì 36 năm (1847 - 1883)


    Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế khai lập Hệ Tư Chánh. Ngài là Hoàng Tử thứ 3 của Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế Thiệu Trị. Ngài không có con, nên mới nhận nuôi 3 người cháu làm con:


    - Trưởng Tử Ưng Chân (con trai Ngài Thoại Thái Vương Hồng Y)


    - Ưng Kỷ (31) và út Ưng Đăng (con Ngài Kiên Thái Vương Hồng Cai)


    Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế là người thông minh, hay chữ, thấm nhuần triệt để Nho giáo, chịu khó tìm hiểu tình hình phát triển kỹ thuật của Phương Tây, tình hình chính trị của Phương Đông. Ngài đã cho tiến hành cải cách. Mặc dù thể trạng yếu, Ngài rất chăm lo việc nước suốt thời gian trị vì 36 năm (dài hơn thời gian trị vì của bất cứ Đức Vua nào trong dòng họ Nguyễn Phúc).


    Ngài điều hành quốc sự trong hoàn cảnh đầy khó khăn phức tạp về nội trị cũng như đối ngoại. Thiên tai liên tiếp (hạn hán, bão lụt, nạn châu chấu phá hoại mùa màng). giặc cướp và các cuộc bạo loạn phần lớn do thừa sai ngoại quốc xúi giục và tiếp tay; âm mưu của Pháp và Tây Ban Nha xâm chiếm nước ta bằng mọi cách với sự đồng loã của các thừa sai viên cớ bảo vệ tự do tín ngưỡng, tự do truyền giáo, phản đối cấm đạo; tự do buôn bán, đã làm suy mòn quyền lực của Triều đình. Thêm vào đó, các vị Đại thần của Cơ Mật Viện và quần thần các cấp cũng bảo thủ, ngăn cản Ngài nghe theo ý kiến của một số nhà yêu nước thức thời.


    Tình thế như vậy đã buộc Ngài phải chấp nhận ngoài ý muốn hoà ước hoàn toàn bất lợi cho đất nước. Ngài đã tự phê phán rất nghiêm khắc về sự viêc nhượng bộ này.


    Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế băng hà ngày 19/7/1883.


    Lăng của Ngài hiệu Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.


    Tôn thờ Ngài tại Tả Nhị Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế chỉ có con nuôi, nên Hệ Tư Chánh còn tiếp ở Vua sau.


    Hoàng Hậu của Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế:


    - Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu huý Võ Thị, con của Thái Tử Thái Bảo, D0ông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Võ Xuân Cẩn.


    Lăng của Hoàng Hậu hiệu Khiêm Thọ Lăng, bên phía tả Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    Hoàng Hậu được tôn thờ tại Tả Nhị Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    - Hoàng Tử (đều là con nuôi) của Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế:














1Hoàng trưởng tử Ưng Chân, tức Vua Dục Đức.
2Hoàng Tử Ưng Kỷ, tức Vua Đồng Khánh.
3Hoàng Tử Ưng Đăng, tức Vua Kiến Phước.

 


V- HỆ TƯ CHÁNH (Tiếp theo)


Vua Dục Đức


Đức Cung Tôn Huệ Hoàng Đế


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Ưng Chân (23/2/1852 - 6/10/1883)


Thọ 31 tuổi. Trị vì 3 ngày (20/7/1883 - 23/7/1883)


    Đức Cung Tôn Huệ Hoàng Đế là Trưởng Tử của Vua Tự Đức (con nuôi).


    Thọ lãnh di chiếu của Vua Tự Đức, Ngài được tôn lên ngôi kế vị ngày 20/7/1883 niên hiệu Dục Đức. Sau 3 ngày đăng quang, ngày 23/7/1883, các đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, cưỡng chế bắt giam ở Dục Đức Đường, rồi tôn lập Ngài Văn lãng Quận Công, huý Nguyễn Phúc Hồng Dật (em thứ 29 của Đức Vua Tự Đức) lên ngôi.


    Đức Dục Đức băng hà ngày 6/10/1883.


    Lăng của Ngài hiệu An Lăng, tại làng An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    Ngài có 11 Hoàng Tử và 8 Công Chúa. Hệ Tư Chánh có 4 phòng.


    - Hoàng Tử:

































1Bửu Cương2Bửu Thi
3Bửu Mỹ4Bửu Nga
5Bửu Nghi6Bửu Côn
7Bửu Lân, sau này là Vua Thành Thái8Bửu Chuân
9Bửu Thiện, Tuyên Hoà Vương 10Bửu Liêm, Hoài An Vương
11Bửu Lộc, Mỹ Hoá Quận Công

    - Công Chúa:












1Mỹ Lương (bà chúa Nhất)2Tân Phong (bà chúa Tám)36 Công Chúa không rõ tên

    Đức Dục Đức và Bà đều thờ tại Cung Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


 


VI- VUA HIỆP HOÀ


Văn Lãng Quận Vương.


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Hồng Dật (1/11/1847 - 29/11/1883)


Thọ 36 tuổi. Trị vì 4 tháng (30/7/1883 - 29/11/1883)


    Sau khi các quyền thần Phụ chánh cưỡng chế bắt giam Đức Dục Đức xong, tôn lập Ngài lên ngôi ngày 30/7/1883, đặt niên hiệu Hiệp Hoà. Ngài trị vì trong một tình thế chính trị rối ren nội bộ và ngoại xâm. Triều đình có 2 khuynh hướng đối lập nhau về "Hoà" và "Chiến".


    Hai đại thần phụ chính là Thượng Thư bộ binh Tôn Thất Thuyết và Thượng Thư bộ hộ Nguyễn Văn Tường là người cứng rắn chủ chiến và quá chuyên quyền. Quần thần và một số Hoàng Thân quốc thích muốn trừ bỏ, nên mới thỉnh thánh ý Đức Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dũ cải đổi Nguyễn Văn Tường, Thượng Thư bộ hộ kiêm bộ binh, và Tôn Thất Thuyết đổi giữ chức Thượng Thư bộ lại.


    Qua sự cải đổi này, hai đại thần Phụ Chính càng thêm ngờ vực bắt Ngài đem giam. ngài trị vì được 4 tháng thì bị bức hại bằng thuốc độc vào tháng 11/1883.


 


VII- HỆ NĂM CHÁNH


Vua Kiến Phước


Đức Giản Tôn Nghị Hoàng Đế


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Ưng Đăng (12/2/1869 - 31/7/1884)


Thọ 14 tuổi. Trị vì 8 tháng (2/12/1883 - 31/7/1884)


    Đức Giản Tôn Nghị Hoàng Đế, con thứ 3 (con nuôi) của Đức Tự Đức. Ngài khai lập Hệ Năm Chánh.


    Ngài được tôn lập lên ngôi đặt niện hiệu Kiến Phước vào tháng 12/1883. Ngài ở ngôi với việc triều chính có 2 đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường quyết đoán.


    Ngài tức vị chưa được bao lâu thì lâm bệnh và băng hà vào ngày 31/7/1884.


    Lăng của Ngài hiệu Bối Lăng, ở phía trái Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.


    Ngài vô tự nên Hệ Năm Chánh không có phòng.


 


VIII- VUA HÀM NGHI


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Ưng Lịch (22/7/1872 - 14/1/1943)


Thọ 71 tuổi. Trị vì 1 năm (1884 - 1885)


    Vua Hàm Nghi, con Ngài Kiên Thái Vương là em Ngài Ưng Ký, tức Đức Vua Đồng Khánh sau này.


    Ngài lên ngôi tháng 8/1884 đặt niên hiệu Hàm Nghi với sự Phụ chính của 2 đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường trong cảnh nước mất nhà tan với quân xâm lược Pháp đặt nền thống trị lên xứ sở.


    Sau khi cuộc chính biến chống Pháp ngày 5/7/1885, do chủ mưu của Phụ chính Tôn Thất Thuyết thất bại, Ngài được quần thần rước xa giá ra Quảng Trị, sau đó lên Sơn Phòng Tân sở rồi về vùng Tuyên Hoá (Quảng Bình) lúc đó Ngài mới 14 tuổi. Tại Tân Sở Ngài tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập.


    Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, Ngài được tướng thần Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ Ngài, cùng Đề Đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng. Và sau đó tướng thần ra Bắc để đi cầu viện Trung Quốc.


    Tháng 9/1888, suất đội Nguyễn Đình Tình ra đầu thú với Pháp tại đồng Đồng Cá. Tên Tình lại dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú, rồi Ngọc và Tình tình nguyện với Pháp đem thủ hạ đi vây bắt Vua Hàm Nghi. Sau khi đã khép chặt vòng vây khu căn cứ, đêm khuya ngày 26/9/1888 chúng xông vào nơi Đức Vua Hàm Nghi đang nghỉ, ông Tôn Thất Thuyết đang ngủ nghe động, cầm gươm vùng dậy thì bị đâm chết, rồi chúng ập vào bắt Ngài. Đức Hàm Nghi chống Pháp được 3 năm. Lúc bị bắt Ngài mới 17 tuổi.


    Sau khi bắt được Ngài, quân Pháp đưa về đồn Thuận Bài (Quảng Bình) rồi đưa xuống tàu về Thuận An (Huế); về sau đem Ngài sang an trí tại Algérie thuộc địa của Pháp ở Châu Phi. Ngài mất năm 1943 thọ 71 tuổi.











Hoàng NamMinh Đức
Hoàng Nữ

Như Mai và Như Lý.


 


IX- HỆ SÁU CHÁNH


Vua Đồng Khánh


Đức Cảnh Tôn Thuần Hoàng Đế


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (19/2/1864 - 28/1/2889)


Thọ 25 tuổi. Trị vì 3 năm (1885 - 1889)


    Đức Cảnh Tôn Thuần Hoàng Đế là Hoàng Tử thứ 2 (con nuôi) của Đức Tự Đức. Ngài khai lập Hệ Sáu Chánh.


    Ngài đức tính thuần hoà, thích trang sức và giao hảo với Pháp. Sau ngày Đức Hàm Nghi xuất bôn ban hịch Cần Vương chống Pháp, Ngài được tôn lên ngôi ngày 19/9/1885, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.


    Trong lúc đang ở ngôi thì Ngài lâm bệnh và băng hà ngày 28/1/1889.


    Lăng của Ngài hiệu Tư Lăng tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    Ngài được tôn thờ tại Tả Tam Án ở Thế Miếu và Tả Tam Án điện Phụng Tiên (32) trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Hoàng Hậu của Đức Đồng Khánh.


    - Thánh Cung Hoàng Hậu, huý Nguyễn Hữu Thị, con Vĩnh Lai Quận Công, Cơ Mật viện Đại thần Nguyễn Hữu Độ, táng ở Tư Minh Lăng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    - Tiên Cung Hoàng Hậu họ Dương (sinh mẫu của Đức Khải Định).


    Đền thờ Thánh Cung Hoàng Hậu tại Tả Tam Án ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.


    Đức Đồng Khánh có 6 Hoàng Tử và 3 Công Chúa.


    - Hoàng Tử:




















1Bửu Đảo, sau này là Vua Khải Định2Bửu Tung, An Hoá Quận Vương
3Tảo thương4Bửu Nga
5Bửu Cát6Bửu Quyên

    - Công Chúa:


    Chỉ còn một Công Chúa là Ngoc Lâm.


    Các hệ chánh coi như kết thúc với Hệ Sáu Chánh, có l4 vì những hoàn cảnh chung của đất nước, nên các triều Vua kế tiếp chưa hàon thành tôn đồ phổ hệ, cũng như Quốc Sử Quán chưa ấn hành "Đại Nam thực lục" kế tiếp.


 


X- VUA THÀNH THÁI


Huý danh: Ngài NPC Bửu Lân (14/3/1879 - 9/3/1955)


Thọ 76 tuổi. Trị vì 18 năm (1889 - 1907)


    Vua Thành Thái, con Ngài Dục Đức. Ngài lên ngôi ngày 1/2/1889 có 2 vị phụ chính là Thái Tử Thiếu Phó, Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám Trương Quang Đàm và Lại Bộ Thượng Thư Nguyễn Trọng Hợp.


    Tuy lên ngôi còn tuổi thiếu niên (10 tuổi), nhưng Ngài đã có tính khí cương nghị và đầy lòng yêu nước. Vì vậy, dù ở ngôi Vua không bao giờ Ngài lấy làm vui sướng, mà luôn luôn suy tư với vận nước. Ngài đã tự giả dạng mất trí, che mắt thực dân Pháp và các hạng mãi quốc cầu vinh, để được tiếp cận dân chúng và các sĩ phu yêu nước mưu đồ đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho xứ sở.


    Lòng ái quốc và mưu đồ cứu nước cứu dân của Ngài không thoát khỏi sự ngờ vực, theo dõi của thực dân nên Ngài bị Pháp bắt năm 1907 đem vào Vũng Tàu (Bà Rịa) quản thúc một thời gian, rồi đưa sang an trí tại đảo Réunion của Châu Phi thuộc địa Pháp.


    Năm 1947, Ngài được nghinh đón trở về nước và sinh sống bình dị tại ngôi biệt thự ở đượng Thành Thái, quận 5 đô thành Sài Gòn. Năm 1954 Ngài mất và được rước về yên nghỉ tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Đức Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    Vua Thành Thái có 16 Hoàng Tử và nhiều Công Chúa (33).


    Hoàng Tử:













































1Vĩnh Diệm2Vĩnh Linh
3Vĩnh Trân4Vĩnh Uyển
5Vĩnh San, sau này là Vua Duy Tân.6Vĩnh Ngoạn
7Vĩnh Kỳ8Vĩnh Chương
9Vĩnh Thâm10Vĩnh Quê
11Vĩnh Giác12Vĩnh Kha
13Vĩnh Vũ14Vĩnh Ngọc
15Vĩnh Tiến16Vĩnh Cầu

    Công Chúa:


    Có nhiều Công Chúa, trong đó có 3 người thường được biết.














1Lương Trinh
2Lương Linh (Mệ Sen)
3Lương Cầm

 


XI- VUA DUY TÂN


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh San (14/8/1899 - 25/12/1945)


Thọ 46 tuổi. Trị vì 9 năm (1907 - 1916)


    Vua Duy Tân là con Đức Thành Thái. Ngài kế vị lên ngôi ngày 5/9/1907, đặt niên hiệu Duy Tân. Ngài ở ngôi vào tuổi thiếu niên (9 tuổi), nhưng được nung đúc lòng yeu nước, nên sớm có tinh thần chống thực dân Pháp giành độc lập. Tuy ở trên ngai vàng, sang lòng Ngài luôn thao thức với vận nước, muốn đem hoài bão ra tay cứu nước cứu dân. Vì vậy Ngài đã tạo cơ hội tiếp xúc với các nhân sĩ, cũng như Hội Việt Nam Quang Phục. Sau đó đi đến cuộc tiếp kiến 2 lãnh tụ Quang Phục là ông Thái Phiên và ông Trần Cao Vân vạch kế hoạch khởi nghĩa.


    Cuộc khởi nghĩa dự định tiến hành vào đêm ngày 3 rạng ngày 4/5/1916, khi Đức Duy Tân đã rời Hoàng Cung cùng các yếu nhân khởi nghĩa xuống thuyền tại bến Thương Bạc, ngược lên sông Lợi Nông (cầu ga Huế), xuôi về đầm Hà Trung, sẽ phát lệnh khai chiến bởi một tiếng súng thần công. Nhưng sự việc đã bị bại lộ, nên cuộc khởi nghĩa thất bại, Ngài bị Pháp bắt, đày qua an trí tại đảo Réunion, thuộc địa Pháp ở Châu Phi.


    Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Ngài bị tử nạn máy bay tại Châu Phi ngày 26/12/1945. Năm 1987, con trai trưởng của Ngài là Georges Vĩnh San và gia đình đã đưa hài cốt về nước, làm lễ tại điện Long Ân (lăng Đức Dục Đức) ngày 6/4/1987 và cải táng tại khuông viên An Lăng, xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    Hoàng Phi của Đức Duy Tân:


    - Hoàng Phi huý là Mai Thị Vàng.


    - Bà kế kết hôn với Ngài năm 1927 là Bà Fernande Antier (quốc tịch Pháp) sanh hạ 4 người con:















1Rita Suzy Georgette Vĩnh San (1929)2Guy Georges Vĩnh San (1933)
3Yves Claude Vĩnh San (1934)4Joseph Roger Vĩnh San (1938)

    Việc thờ phụng ba Hoàng Đế yêu nước bị thực dân Pháp phế truất:


    Trước Cánh mạng Tháng 8: tại Thế Miếu trong Đại Nội, thờ 7 Vua là Đức Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh và Khải Định.


    Từ năm 1954 trở lại đây: bài vị của Đức Vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân đã được Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phước Tộc rước vào Thế Miếu tôn thờ với các Đức Vua nêu trên.


 


XII- VUA KHẢI ĐỊNH


Đức Hoằng Tôn Tuyên Hoàng Đế.


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Bửu Đảo (8/10/1885 - 6/11/1925)


Thọ 40 tuổi. Trị vì 9 năm (1916 - 1925)


    Đức Hoằng Tôn Tuyên Hoàng Đế, con Đức Đồng Khánh, Ngài lên ngôi nhận thấy 2 triều trước đã bị Pháp thâu hết quân quyền. Ngài thử mở đường ngạoi giao đòi quyền tự trị.


    Ngài đặc cử Nguyễn Hữu Bài làm Cơ Mật Viện trưởng lo việc ngoại giao, điều đình với Pháp. Công việc đang xúc tiến chưa kết quả thì ngày 6/11/1925 Ngài băng hà để lại bản di chiếu bằng quốc văn có những đoạn như tiên tri (sấm ngữ) (34) .


    "Chúng ta là dòng giống Tiên Rồng, một dân tộc hoà nhã, thế mà bị những thói tham ô từ phương xa đến, xã hội Việt Nam đã tiêm nhiễm hơn 60 năm. Một ngày kia, cả bức cẩm tú sơn hà, sẽ phải làm sân khấu cho những tấn thảm kịch, xương thành núi, máu thành sông.


    Dầu có điên đảo một thời gian, đặc tính của dân tộc Việt Nam vẫn ưa trật tự. Song phải có những tay tuấn kiệt, duy trì trong buổi giao thời là buổi thay thế chính quyền, hay là đổi đời chính thể...


    ...Dầu sao chúng ta cũng đặt hy vọng vào tinh thần của toàn thể dân tộc, không vì đời sống về vật chất, mà nở phá hoại cơ sở của tổ tiên, nếu không giữ vững luân lý cương thường thì sẽ không có gia đình, mà đã không có gia đình thì cũng không còn xã hội nữa..."


    Ngài ở ngôi 9 năm và băng hà ngày 6/11/1925.


    Lăng của Ngài hiệu Ứng Lăng, tại làng Chân Chữ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


    Hoàng Hậu của Đức Khải Định:


    - Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Từ Cung huý Hoàng Thị Cúc, là sinh mẫu của Vua Bảo Đại. Hoàng Thái Hậu mất ngày 10/11/1980 tại Từ Đường của Ngài số 79 Phan Đình Phùng, Tp. Huế, thọ 93 tuổi.


    - Ân Phi huý Hồ Thị Chỉ, con của đại thần Hồ Đắc Trung (35)


    Hoàng Tử của Đức Khải Định:








Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (Bảo Đại).


 


XIII. VUA BẢO ĐẠI


Huý danh: Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ (22/10/1913 -


Trị vì 19 năm (1926 - 1945)


    Vua Bảo Đại, con Đức Vua Khải Định, sinh năm 1913, lên ngôi ngày 8/1/1926.


    Ngày 30 tháng 8/1945, Ngài đã tuyên thoái vị nhường quyền điều khiển quốc dân cho chính phủ Dân Chủ Cộng Hoà, vì "hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Độc Lập của nước Việt Nam".


    - Tháng 9/1945 - 3/1946 là cố vấn tối cao Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.


    - Năm 1946 - 1947 xuất bôn Trung Hoa, Hồng Kông, Pháp và Thuỵ Sĩ.


    - Năm 1948 - 1955 Quốc Trưởng Quốc Gia Việt Nam.


    - Năm 1956 bị Ngô Đình Diệm tiếm quyền, Ngài phải sống lưu vong tại Pháp.


    Hoàng Hậu của Đức Bảo Đại:


    - Nam Phương Hoàng Hậu huý Nguyễn Hữu Thị Lan (Xuân Lan), hiền nữ của sĩ phú Nguyễn Hữu Hào. Hoàng Hậu mất năm 1963 tại Pháp.


    Hoàng Tử:











1

Bảo Long, Đông Cung Thái Tử

2

Bảo Thắng

    Công Chúa:













1

Phương Mai

2

Phương Liên

3

Phương Dung

 


THẾ PHỔ CÁC VUA NGUYỄN


Tôn Thất Chánh Hệ






1- Vua Gia Long (1802 - 1820)


Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế


Huý: Nguyễn Phúc Ánh


 









2- Vua Minh Mạng (1820 - 1840)


Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế


Huý: Nguyễn Phúc Đàm



 








3- Vua Thiệu Trị (1841 - 1847)


Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế


Huý: Nguyễn Phúc Miên Tông


                                                                                                                              












4- Vua Tự Đức


(1847 - 1883)


Đức Dực Anh Tôn Hoàng Đế


Huý: Nguyễn Phúc Hồng Nhậm


Ngài Thoại Thái Vương


Huý: Nguyễn Phúc Hồng Y


Ngài Kiên Thái Vương


Huý: Nguyễn Phúc Hồng Cai


 


6- Vua Hiệp Hoà


(30/7 - 29/11/1883)


Huý: Nguyễn Phúc Hồng Dật


 





                                                                                                                               













5- Vua Dục Đức


(20/7 - 23/7/1883)


Đức Cung Tôn Huệ Hoàng Đế


Huý: Nguyễn Phúc Ưng Chân


9- Vua Đồng Khánh


(1885 - 1889)


Đức Cảnh Tôn Thuần Hoàng Đế


Huý: Nguyễn Phúc Ưng Kỷ


7- Vua Kiến Phước


(1883 - 1884)


Đức Giản Tôn Nghị Hoàng Đế


Huý: Nguyễn Phúc Ưng Đăng


8- Vua Hàm Nghi


(1884 - 1885)


Huý: Nguyễn Phúc Ưng Lịch



                                                           







10- Vua Thành Thái


(1889 - 1907)


Huý: Nguyễn Phúc Bửu Lân


12- Vua Khải Định


(1916 - 1925)


Huý: Nguyễn Phúc Bửu Đảo



                                                              







11- Vua Duy Tân


(1907 - 1916)


Huý: Nguyễn Phúc Vĩnh San


13- Vua Bảo Đại


(1926 - 1945)


Huý: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy


 


THAY LỜI KẾT


    Hưng vong là lẽ thường của nhân thế, mọi sự ở thế gian này luôn luôn chuyển biến, dẫu là một vật thể hay con người, cũng như một triều đại chẳng có sự gì tồn tại mãi mãi. Có vương triều nào trị vì muôn đời?


    Triều đại nào cũng thế, có lúc hưng thì cũng có lúc vong. Điều đáng nói là dù một triều đại suy vong vì lý do gì thì người đọc lịch sử cũng cần có một thái độ vô tư và thận trọng đối với triều đại ấy. Ngay cả triều đại sụp đổ vì Cách mạng hay vì thua trận như triều đại Bourbon tại Pháp, Hohenzollern tại Đức, Hasbourg tại Áo, Romanov tại Nga. Về sau, cùng với thời gian trôi qua, hận thù lắng xuống các sử gia của Tây phương cũng đã có những nhận định hết sức khách quan và vô tư về những triều đại đó.


    Như trong "Nguyễn Phước Tộc lược biên" đã trình bày, triều Nguyễn với 10 đời Chúa và 13 đời Vua đã có một vị trí quan trọng trong lịch sử Dân Tộc Việt Nam. Dẫu viết sử theo quan điểm nào, người ta cũng không thể chối bỏ các vị trí quan trọng ấy của triều Nguyễn. Dù muốn dù không người ta cũng không thể chối cãi được rằng từ khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê cho đến năm 1802, khi Vua Gia Long lên ngôi, kiến lập triều đại nhà Nguyễn chưa có một thời kỳ nào trong lịch sử Việt Nam mà bờ cõi được mở mang rộng lớn như dưới triều Vua Minh Mạng.


    Nói về tài đức của các vị Chúa hay Vua của Triều Nguyễn thì hãy để thời gian trôi qua, lịch sử lắng lại và con người của mỗi thời đại đánh giá công minh, vô tư và khách quan; nhưng một điều chắc chắn rằng trong lịch sử hơn 400 năm của các Chúa và Vua nhà Nguyễn (1525 - 1945) không hề sản sinh ra những hôn quân bạo chúa như Tần Thuỷ Hoàng, Neron, Lê Ngoạ Triều v.v...


    Còn như việc Chúa Nguyễn Hoàng 30 tuổi tìm mưu lập kế thoát khỏi âm mưu sát hại của Trịnh Kiểm, xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá, tạo nên một dải "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" và Ngài Nguyễn Phúc Ánh mới 16 tuổi, sau khi thoát khỏi án Tây Sơn sát hại, đã đứng ra gánh vác việc lớn. Trong 25 năm trời kiên gan bến chí khôi phục lại cơ nghiệp (xứ Đàng Trong) của Tiền Nhân, tiến quân ra Bắc Hà dứt nhà Tây Sơn, thiết lập một nước Việt Nam thống nhất từ Cà Mau đến Ải Nam Quan, được lịch sử ghi nhận.


    Riêng đối với chúng ta, hậu duệ của các Vua Chúa nhà Nguyễn, sự hiểu biết về nguồn gốc, phổ hệ Nguyễn Phước Tộc sẽ mang lại cho chúng ta niềm tự hào, để nhờ đó mà phấn đấu vươn lên cho xứng đáng với công nghiệp của Liệt Thánh và thắt chặt tình huyết tộc thực hiện lòng hiếu sự với tổ tiên.


 


PHỤ LỤC


"NGUYỄN PHƯỚC TỘC GIẢN YẾU"


    I. Vắn tắc lịch trình các vị kiêm nhiếp Phủ Tôn Nhơn.


    Năm 1836, Vua Minh Mạng đặt ra Phủ Tôn Nhơn và đặt quan chức để coi mọi việc trong họ nhà Vua. Từ đó trở đi, việc kiêm nhiếp Phủ Tôn Nhơn kế tiếp như sau:


    1. Các vị tả hữu tôn khanh và tả hữu tôn nhơn kiêm nhiếp Phủ Tôn Nhơn:



































Năm

Các Ngài kiêm nhiếp

1836 - 1840Trường Khánh Công (tức Vua Thiệu Trị khi còn Hoàng Tử)
1840 - 1865Thọ Xuân Vương
1865 - 1870Tùng Thiện Vương
1870 - 1885Thọ Xuân Vương
1885 - 1889Hoài Đức Quận Vương
1889 - 1897Tuy Lý Vương
1897 - 1899An Xuyên Vương
1899 - 1902Hoàng Tri Vương
1902 - 1920An Thành Vương

    2. Các vị quyền nhiếp Phủ Tôn Nhơn đại thần:


























Năm

Các vị quyền nhiếp

1920 - 1922Ưng Huy
1922 - 1928Tôn Thất Trạm
1928 - 1929Tôn Thất Đàn
1929 - 1933Bửu Trạch
1933 - 1935Ưng Đàn
1935 - 1940Ưng Trình

    3- Các vị quyền nhiếp Phủ Tôn Nhơn vụ:


























Năm

Các vị quyền nhiếp

1940 - 1942Bửu Thảo
1942 - 1944Tôn Thất Cổn
1944 - 1952(bị gián đoạn)
1952 - 1953Ưng Bình
1953 - ????Ưng Ký
Không rõTôn Thất Quảng

   


    II. Vắn tắc lịch trình các Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc ở miền Nam đến năm 1975:


    Dưới thời Ngô Đình Diệm, có ông Bửu Vu và sau đó dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà có ông Tôn Thất Đính làm chủ tịch Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc cho đến tháng 4 năm 1975. Ở một số thành phố lớn cũng có Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc hằng năm tổ chức lễ giỗ cho bà con Nguyễn Phước Tộc đến dâng hương và cúng bái.


 


    III. Vắn tắc hoạt động của Ban liên lạc Nguyễn Phước Tộc tại Tp.Hồ Chí Minh:


    Đầu năm 1990, thể theo yêu cầu của nhiều bà con Nguyễn Phước Tộc tại Tp. Hồ Chí Minh, Ban Liên Lạc Nguyễn Phước Tộc tại Tp.Hồ Chí Minh được thành lập vào giữa năm 1990, gồm có 12 thành viên.


    Ban liên lạc có nhiệm vụ chính là:


    - Lo viêc hiếu sự, thờ cúng tổ tiên mỗi năm 2 lần vào ngày mồng 3 tháng 6 và ngày 19 tháng chạp Âm lịch hằng năm.


    Giúp bà con gặp gỡ quen biết nhau, đoàn kết tương trợ nhau trong cuộc sống còn khó khăn.


    Ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ tịch UBMT Tổ Quốc Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh đã chấp thuận bằng văn bản ký ngày 28/1/1991 cho Ban liên lạc Nguyễn Phước Tộc tại Tp.Hồ Chí Minh sinh hoạt theo nhiệm vụ trên, xem đó là một nhu cầu tình cảm chính đáng và có ý kiến đề nghị UBMTTQ các cấp và chính quyền sở tại tạo điều kiện cho Ban liên lạc Nguyễn Phước Tộc thực hiện nhiệm vụ của mình.


    Lễ giỗ tổ Nguyễn Phước Tộc đã được tổ chức từ đó đến nay.


    Trong những buổi giỗ trên, đông đảo bà con Nguyễn Phước Tộc tại Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận đã đến dâng hương cúng bái.


    Ngoài ra, chúng tôi được biết tại Huế đã có Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc và tại một số thành phố lớn khác, trong nước cũng như ngoài nước, bà con Nguyễn Phước Tộc cũng tổ chức huý giỗ tổ tiên trong không khí trọng đại và trang nghiêm. Trong tinh thần "Uống nước nhớ nguồn".


 


    IV. Biên soạn sách "Nguyễn Phước Tộc giản yếu"


    Ban biên soạn gồm 4 vị: ông Ưng Định, ông Tôn Thất Hoàng, Tôn Thất Liệu và bà Tôn Nữ Cẩm Bàn. Phân công như sau :


    - Ông Ưng Định soạn thảo chương một, lời nói đầu , lời kết và phụ lục .


    - Bà Tôn Nữ Cẩm Bàn soạn thảo chương hai .


    - Ông Tôn Thất Hoàng và Tôn Thất Liệu soạn thảo chương ba .


    Trong lúc soạn thảo, mỗi vị đều góp ý kiến bổ sung cho nhau ở cả ba chương và các phần cuối cùng. Ông Ưng Định được giao trách nhiệm hiệu đính toàn tập sách .


    Các bản soạn thảo cũng được góp ý kiến của các vị trong và ngoài Ban liên lạc .


    Vì số trang có hạn, nên có một số điểm cần thiết như một số phòng, chỗ toạ lạc đền thờ, một số vị công chúa, công nữ v.v... chưa ghi hết được. Rất mong bà con thông cảm.


 


    V.Thế thứ ấm tập trong Hoàng tộc:(36)


THẾ THỨ ẤM TẬP TRONG HOÀNG TỘC


    Con cháu các Ngài Hoàng Tử, mỗi đời có một người được ấm tập theo các tước dưới:


    A. Các ngài Thân vương và Quận vương:


Con tập tước Quận Công


Cháu tập tước Hưng Công


Thế thứ ba tước Kỳ ngoại Hầu


Thế thứ thư tập tước Tá Quốc Khanh


Thế thứ năm tập tước Phùng Quốc Công


    B. Các ngài Thân Công:


Con tập tước Huyên Công


Cháu tập tước Huyên Hầu


Thế thứ ba tập tước Tá Quốc Khanh


Thế thứ tư tập tước Trợ Quốc Uý


Thế thứ năm tập tước Phùng Quốc Lang


    C. Các ngài Quốc Công:


Con tập tước Hương Hầu


Cháu tập tước Trợ Quốc Khanh


Thế thứ ba tập tước Tá Quốc Uý


Thế thứ tư tập tước tá Quốc Lang


    D. Các ngài Quốc Công:


Con tập tước Kỳ Ngoại Hầu    


Cháu tập tước Tá Quốc Khanh


Thế thứ ba tập Tước Trợ Quốc Lang


    Như vậy con cháu các ngài Thân Vương, Quận Vương và Thân Công được năm đời ấm tập, con cháu các Ngài Quốc Công được bốn đời, còn con cháu các Ngài Quận Công chỉ có ba đời ấm tập.


 


SÁCH THAM KHẢO




























































































Đại Nam thực lục chánh biênQuốc Tử Giám
Tiên Nguyên loát yếuThần thần Tôn Thất Hân
Việt Nam sử lượcTrần Trọng Kim
Nguyễn Phước Tộc HĐTSNPT ấn hành năm 1968
Nguyễn Phước Tộc lược biênHĐTSNPT ấn hành năm 1968
Lịch sử Xứ Đàng TrongPhan Khoang
Việt Nam văn hoá sử cươngĐào Duy Anh
Việt sử tân biênPhạm Văn Sơn
Gia Định thành thống chíTrịnh Hoài Đức
Quảng Nam qua các thời đạiHội cổ học Đà Nẵng
Biên hùng sử lược toàn biênLươmg Văn Lưu
Việt Nam máu lửaNghiêm Kế Tố
Tùng Thiện Vương Ưng Trình và Bửu Dưỡng
Việt Nam ngoại giao sửƯng Trình
34 năm cầm quyền của Chúa Nguyễn Phúc ChuLê Đình Cai
Trịnh Nguyễn diễn chíNguyễn Khoa Chiêm
Chuyện Triều Nguyễn Bửu Kế
Việt Nam thời bành trướngNguyễn Phương
Vua Gia LongMarcel Gaultier
Những thời kỳ trọng đại của nước An Nam trong lúc hồi xuânHenri de Granclaude 1933
Bulletin des amis du Vieux Huếnhiều năm
Revue Indochinoisenhiều năm
Nguyễn Phước lược phốTôn Thất Liệu. (Sài gòn 1974 - đang kiểm duyệt)
Huế, ngàn năm văn vậtViện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam
Cuộc Nam tiến của Việt Nam dưới thời các Chúa Nguyễn Ưng An, Cao Minh Chiêm, Công Tằng Tôn Nữ Cảm Bàn. (đã kiểm duyệt, chưa xuất bản)
Huế, vài nét Cố ĐôMai Ưng
Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung HoaYoshihara Tsuboi do UBKHXH
Những bí ẩn của Cựu Hoàng Duy TânNguyễn Đắc Xuân
Huyện đảo Trường SaNhà xuất bản tổng hợp Phú Khánh 1988

 





(1) Theo tài liệu Tiền Nguyên toát yếu phổ của Tôn Thất Hân, từ trang 3 đến trang 7.


(2) Chúa Nguyễn Hoàng có 10 con trai: 5 trai đầu mang họ Nguyễn, nhưng từ con trai thứ 6 trở đi mang họ Nguyễn Phước . Sự tích chữ Phước là việc bà Nguyễn Hoàng khi mang thai người con thứ 6, nằm mộng thấy một tiên nữ cho tờ giấy vàng viết toàn chữ Phước () (theo tài liệu Nguyên Toát Yếu của Tôn Thất Hân trang 23).


(3) Tôn Thất: Là nhà đáng kính (Tôn: tôn kính; Thất: nhà) chứ không phải là họ. Đại Nam Thực Lục (Đại Nam Thực Lục Chánh Biên) tập II trang 421 và tập VI trang 171, tập V trang 167.


(4) Trước đây qui định:


      Cháu nội:   bên nam là Hồng (Hường) thì bên nữ là Công Nữ


      Chắt nội:    bên nam là Ưng thì bên nữ là Công Tôn Nữ


      Chiu nội:    bên nam là Bửu thì bên nữ là Công Tằng Tôn Nữ


      Chít nội:     bên nam là Vĩnh thì bên nữ là Công Huyền Tôn Nữ


      v.v... nội:    bên nam là Bảo thì bên nữ là Lan Huyền Tôn Nữ


                       bên nam là Quý thì bên nữ là Cổn Huyền Tôn Nữ


                       bên nam là Định thì bên nữ là Nhung Huyền Tôn Nữ


                       bên nam là Long thì bên nữ là Vân Huyền Tôn Nữ


                       bên nam là Trường thì bên nữ là Nhỉ Huyền Tôn Nữ


(5) Xem "Huyện Đảo Trường Sa" nhà xuất bản tổng hợp Phú Khánh năm 1988 trang 9, 10, 33, 40. Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, xuất bản 1972 trang 79-107-108.


(6) Việt Nam sử lược Trần Trọng Kim, xuất bản lần thứ 6 trang 274.


(7) Lịch sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang trang 134-135. Ngài mất ngày 20 tháng 5 năm Ất Tỵ.


(8) Huyện Triệu Phong ngày nay.


(9) Các con của Chúa Nguyễn Hoàng từ người thứ sáu trở đi thêm chữ Phúc vào họ Nguyễn


(10) Xem Chương Một, mục III.


(11) Huế, vài nét cố đô của Mai Ưng, trang 23.


(12) Tài liệu của Thái Văn Kiểm và Lương Khải Lưu.


(13) Lịch sử xứ Đàng Trong, trang 196.(Trở lại)


(14) Lịch sử xứ Đàng Trong trang 500.


(15) Việt Sử Tân Biên của Phạn Văn Sơn, Q.III trang 187.


(16) (17) Lịch sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang, trang 218 - 220.


(18) Khi Ngài cho trùng tu xong Chùa Thiên Mụ, treo chuông có khắc "Đại Việt Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu" VNSL, trang 337.)


(19) Xem Nguyễn Phước Tộc lược biên trang 25 - 26.


(20) Lịch sử xứ Đàng Trong trang 231.


(21) Ngài Nguyễn Phúc Khoát sau khi xưng vương, đã truy phong các Tiên Chúa thành vương.


(22) Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam dưới thời các Chúa Nguyễn trang 208.


(23) Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, tái bản lần thứ 6, trang 349 và Lịch Sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang trang 299.


(24) Không có sử sách nào chép về ngày tháng năm sinh của Đông Cung.


(25) Theo sách Việt Nam thời bành trướng của Nguyễn Phương, Đông Cung Nguyễn Phúc Dương không được thuỵ phong Hoàng Đế mà chỉ được chức Hiếu Huệ Vương. Trang 97.


(26) Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, xuất bản lần 1, trang 169 và 184. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa của Tsubol (xuất bản năm 1990) trang 49.


(27) Xem Chương Một, Mục V & VI.


(28) Sau khi Vua Gia Long thống nhất Bắc Nam, thanh thế lừng lẫy, nước Chân Lạp lại xin về thần phục nước Nam và các nước Ai Lao, Vạn Tượng đều sang triều cống nhà Nguyễn.


(29) Xem các phòng và chổ nhà thờ trong "Hoàng Tộc lược biên"


(30) Các phòng và nhà thờ xem "Nguyễn Phước Tộc lược biên"


(31) Ưng Kỷ còn có tên là Ưng Đường.


(32) Ngài cũng được thờ tại Điện Hòn Chén vì đã cho tôn tạo điện thờ này sau khi lên ngôi (tục truyền rằng Thiên Y A Na Thánh Mẫu đã báo mộng cho Ngài biết sẽ lên ngôi vua, đồng thời báo trước thời gian trị vì chỉ được 3 năm).


(33) Còn một số Hoàng Tử nữa, không rõ tên.
(34) Đã dịch qua Pháp Ngữ và đăng trong "L`Indochine moderne" của Eugéne Teston.


(35) Ngoài 2 Ngài trên, còn có các Bà: Võ Tấn Du (con gái ông Võ Liêm) Nguyễn Tấn Điểm và Tiếp Dư.


(36) Trích trong "Hoàng Tộc lược biên"










 
 











 

Gia Phả HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.