Năm Hàm Nghi thứ nhất (1885) tháng 12 Bà cải giá.
Bà mất vào ngày 8.7.ÂL (không ghi năm). Mộ táng tại thôn Thượng 3 xã Thủy Xuân Thành phố Huế (gần lăng Hoàng Thân Phong Quốc Công) tu bổ năm Kỷ Tỵ (1989).
Sinh hạ được 6 con trai và 4 con gái như sau:
A- Công tôn nam như sau:
1/ Nguyễn Phước Ưng Đam
2/ Vô danh
3/ Nguyễn Phước Ưng Cảnh
4/ Nguyễn Phước Ưng Quát
5/ Nguyễn Phước Ưng Sĩ
6/ Nguyễn Phước Ưng Châu
B- Công tôn nữ:
1/ Công tôn nữ thị Dẫn: là trưởng nữ của Ông Hồng Thông, sinh vào giờ Nhâm dần, ngày 18 (Đinh Tỵ) tháng 9 năm Giáp Tuất (1874) (tức là năm thứ 27 Tự Đức) là em cùng mẹ với Ông Ưng Đam. Mất vào giờ Nhâm Ngọ, ngày mồng 2 (Kỷ Sữu) tháng 10 năm Bính Tý (1876) tức là năm 29 Tự Đức. Gia phả không ghi mộ táng ở đâu?
2/ Công tôn nữ thị Giới: là con gái thứ 2 của Ông Hồng Thông, sinh vào giờ Kỷ Tỵ ngày mùng 7 (Mậu Thìn) tháng 4 năm Bính Tý (1876) tức là năm 29 Tự Đức. Mất vào giờ Kỹ Tỵ, ngày 13 (Giáp tý) tháng 11 năm Đinh Sữu (1877) tức là năm 30 Tự Đức.
Hình Bà Công tôn nữ thị Thừa (còn gọi là Bà Hường)
3/ Công tôn nữ thị Thừa: là con gái thứ 3 của Ông Hồng Thông sinh vào giờ Đinh Sữu, ngày 27 (Canh Thìn) tháng 7 năm Đinh Sữu (1877) tức là năm 30 Tự Đức.
Chồng là Ông Hồ Đống (Hồ văn Giảng)
Bà pháp danh là Trừng Tâm là Kế Thất.
Bà đóng góp nhiều công đức vơis tổ tiên và nhiệt tình giúp đở con em cháu chắt trong phòng - Nhất là đối với người em trai út Ưng Châu mới 2 tuổi cha đã tử trận trong biến cố Ất Dậu (1885) mẹ cải giá tháng 12 cùng năm. Nên tình thương Bà đối với người em trai út là tình cảm của một từ mẫu. Bà không từ chối bất cứ ý thích nào của em trai. Cưới vợ, mua đất, tôn tạo nhà cửa, nuôi dạy cháu và dựng vợ gả chồng cho các cháu. Điều đáng quý là chồng bà Ông Hồ văn Giảng chức vị Quang Lộc tự Khanh trí sự cũng rất thương yêu bà con bên vợ.