Người trong gia đình |
Tên |
MIÊN TRIỆU Hoằng Hóa Quận Vương |
|
Tên thường |
|
Tên Tự |
|
Là con thứ |
66 |
Ngày sinh |
|
Sự nghiệp, công đức, ghi chú |
Chùa Diệu Ðế
Chùa Diệu Ðế ở ấp Xuân Lộc cũ, nay thuộc địa phận phường Phú Cát. Chùa được tạo lập giữa một khoảng đất rộng hình chữ nhật diện tích khoảng 5000m2. Khuôn viên chùa nằm gọn giữa 4 con đường. Phía trước là đường Bạch Ðằng chạy dọc theo hai nhánh sông Hương; phía sau là đường Tô Hiến Thành, gần chùa Diệu Hỉ do Hoằng Hóa Quận Vương- con thứ 66 của vua Minh Mạng-lập ra bên trái là đường mang tên chùa (đường Diệu Ðế), bên phải là đường Chùa Ông.
Vùng này là nơi vua Thiệu Trị ra đời năm 1807 và cũng là tiền để của vua, cho nên vừa mới lên ngôi được vài năm, nhà vua đã truyền xây dựng chùa Diệu Ðế với quy mô lớn vào khoảng những năm 1842-1844.
Bấy giờ có Thông quan Thị Vệ Ðại Thần Vũ Văn Giải dâng sớ tâu rằng:" Chỗ ở của Phúc Quốc Công ngày trước ngoài mặt đông Kinh thành là nơi phát tướng quý địa, xin dựng một ngôi chùa để cầu phúc cho dân". Vua giao cho bộ Lễ bộ Công xét dấu. Hai bộ ấy tâu xin lập một ngôi chùa kèm đồ án thiết kế. Vua chuẩn tâu và giáng chỉ đặt tên là chùa Diệu Ðế, đồng thời còn ghi rõ danh xưng riêng cho các điện, đường, gác, trong phạm vi chùa.
Kiến trúc ban đầu của chùa gồm: ở giữa là chính điện Ðại Giác, án trên thờ Tam thế, án dưới thờ thần vị của vua Thiệu Trị, hai án hai bên thờ Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát...Tả hữu chính điện là Thiền đường- bên tả Cát Tường từ thất, bên hữu Trí Tuệ tịnh xá. Phía trước điện dựng gác Ðạo Nguyên hai tầng, ba gian. Lùi về phía sau gác Ðạo Nguyên có hai lầu chuông trống xây cân đối ở hai bên và chính giữa là lầu Hộ Pháp. Sân trong có la thành, sân trước có hai nhà lục giác, nhà bên tả đặt Hồng Chung, nhà bên hữu dựng bia lớn khắc bài văn do vua Thiệu Trị soạn cùng một số chi tiết về các thành phần kiến trúc chùa. Sau chính điện, có hai nhà Tăng, mỗi nhà ba gian. Hệ thống la thành ngoài cao ráo, xây bằng gạch vồ, trước có Phượng Môn ba cửa, hai bên có cổng nhỏ, ngoài bờ sông có xây bến thuyền khoảng 10 cấp lên xuống.
Chùa Diệu Ðế không đẹp bằng chùa Thiên Mụ nhưng lại có vẻ độc đáo riêng. Chùa có bốn lầu (hai lầu chuông, một lầu trống và một lầu bia), nằm ở vị trí giữa cầu Ðông Ba và cầu Gia Hội. Người dân Huế xưa một thời rạo rực với những câu thơ:
Ðông Ba Gia Hội hai cầu Có chùa Diệu Ðế bốn lầu hai chuông
Hay
Ðông Ba Gia Hội hai cầu Ngó qua Diệu Ðế trống lầu, gác chuông
Ngày tr ước chùa Diệu Ðế là nơi có nhiều tượng Phật nhất, do lúc Kinh đô thất thủ (1885) Chùa Giác hoàng- phủ của vua Minh Mạng lúc tiềm đế- bị lính Pháp chiếm đóng, nên các tượng Phật và đồ thờ đều được hình thỉnh ra chùa Diệu Ðế. Trong chùa thời kỳ đó, có một cái tháp Thiên Mụ bằng ngà lộng gương nhưng nay không còn nữa
Cuối năm 1 885, Nam triều lấy Cát Tường từ thất làm sở đúc tiền, Trí Tuệ tịnh xá làm phủ đường Thừa Thiên, một tăng phòng làm nhà lao của lính, và một tăng phòng làm trụ sở cho Khâm Thiêm giám. Năm 1887 phần lớn các ngôi nhà trong chùa đều bị triệt hạ năm 1910, triệt hạ gác đạo nguyên và thay vào hai nhà nhỏ thờ Kim Cang. Về sau, ngoài cổng La Thành xây thêm bốn trụ biểu.
Thời kỳ Phật tử tranh đấu, chùa Diệu Ðế là một địa điểm tập trung lực lượng, nên hai nhà thờ Kim Cang chuyển vào hai bên chính điện, bốn trụ biểu cũng triệt hạ, sân trong san phẳng bằng sân trước để mở rộng thêm diễn đàn.
Năm 1 964, phía bên phải chùa được xây một dãy phòng học của trường tiểu học bồ đề do các nhà giáo và sinh viên Phật tử tổ chức vận động thành lập. Năm 1966, bên trái chùa cũng được dựng một ngôi trường khác- Trường Bồ đề Lâm Tỳ Ni- do các nữ tu chùa Diệu Viên lập ra, từ đó phong quang chùa càng đổi thay, tấp nập.
Hiện nay, ch ùa chỉ còn chính điện, hai bên chính điện đặt Bát bộ Kim Cang, phía sau có một nhà khách và một nhà bếp, sân trong có bốn bức tường nhỏ và nhà bia, nhà chuông, ngoài cùng là cổng tam quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ pháp.
Diệu Ðế là n gôi Quốc tự thứ ba ở Huế được vua Thiệu Trị liệt hạng một trong hai mươi thắng cảnh của đất Thần Kinh. Do sắc thái và cảnh quan đặc biệt, chùa sớm đi vào ca dao nên được rất nhiều người ở Huế như khắp mọi miền đất nước biết đến.(Theo Internet) |
|
Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình |
|