Người trong gia đình |
Tên |
ĐỖ HUY LOAN (Nam) |
|
Tên thường |
Sư cụ Huấn |
Tên Tự |
Đỗ Huy Loan |
Là con thứ |
3 |
Ngày sinh |
|
Thụy hiệu |
|
|
Ngày mất |
29/1 |
|
Sự nghiệp, công đức, ghi chú |
Đời thứ 12-49 ông Đỗ Huy Loan con thứ 5 cụ Đỗ Huy Liêu sinh năm 1878 ông từ nhỏ xuất gia tu học qua nhiều nơi trở thành vị Thiền sư đắc đạo, cuối đời ông trở về quê trụ trì hai ngôi chùa là chùa Thức Vụ tên chữ là Bảo Châu Tự ở xã Yên Cường và chùa Trung La Ngạn có tên chữ là Đỉnh Minh Tự. Ở chùa Thức Vụ xã Yên Cường hãy còn lưu giữ tấm bia đá khắc ghi công đức của ông, bia có tên: BẢO CHÂU ĐỖ THỊ BI (Bia họ Đỗ chùa Bảo Châu, trong bia có đoạn ghi: “Duy thời này có vị sư này, thực là thầy của người vậy. Sư vốn dòng đại gia xã La Ngạn, là bậc tu đạo trong phái lớn khoa danh, từ nhỏ xuất gia, trải nhiều năm mới về chùa trụ trì, tu trì huyền diệu, khổ hạnh cần kiệm, tu bổ chùa cảnh, kinh phí không có, tự bỏ tiền bạc ra lo liệu, lại mua ruộng cúng cho chùa. Thành tâm thờ Phật, lại hiếu với Thần, so với các vị sư đời trước thì chưa có vị nào lo nghĩ chu tất như thế”. Năm 1934 ông về trụ trì chùa Trung, văn bia ở chùa Trung có tên Đỉnh Minh Tự Bi ký có đoạn ghi: “Trước đây chùa ta đã có tăng ni các phái từng tới trụ trì. Tuy có lòng từ bi, nhưng rút cục không hợp cảnh. Cho đến ngày tháng 11 năm Bảo Đại thứ 9 (1934), giáp ta hội họp làm đơn ký kết, đến Thức Vụ Đoài thôn cung thỉnh Thiền sư tự Thanh Ngạn, hiệu Từ Hàng, ngài họ Đỗ, tên húy là Loan, là con thứ của Đình nguyên lão đại thần Đỗ Đông La công người quê ta vậy. Từ khi được Thiền sư về lại quê nhà đến trụ trì chùa, gia công tu luyện, dốc chí xây dựng, trùng tu chùa cảnh, điện chính, tiền đường, phòng khách, nhà tăng, lo liệu thợ thuyền, sửa sang xây dựng, khiến cho thảy đều mới mẻ. Ngài lại bỏ tiền riêng của nhà mua ruộng tư để cúng cho đền chùa. Từ trước tới nay chưa có vị nào như Thiền sư đây, mới đến trụ trì mà công đức gây dựng thật là sâu dầy. Nay giáp ta trên dưới đồng tình, một lòng hoan hỷ, xin dựng bia đá, dựng ở trước chùa để kỷ niệm công đức của Thiền sư. Để cho những người nối tiếp sau này, thắp hương lễ phật, nên lấy đó làm gương báu. Con cháu muôn đời sau được uống nước, ăn quả nên nhìn đó mà tưởng nhớ. Bia đá cùng bia miệng truyền mãi không mòn, ruộng tâm và ruộng quý lâu dài không mất”.
Về trụ trì chùa Trung năm 1934 được 13 năm Ông mất ngày 29 tháng Giêng năm Đinh Hợi 1947 hài cốt ông được nhập tháp tại nội tự của chùa. Tượng ông được thờ trong nhà Tổ
|
|
Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình |
|