GIA

PHẢ

TỘC

HỌ
ĐỖ
TẠO
SỸ
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: ĐỖ HUY UYỂN
Đời thứ: 10
Người trong gia đình
Tên ĐỖ HUY LIÊU (Nam)
Tên thường
Tên Tự Ông Tích , Đông La
Là con thứ 1
Ngày sinh 30 tháng chạp năm Giá
Thụy hiệu  
Ngày mất 01 tháng 5 năm Tân Mão (189  
Nơi an táng Cửa Chùa Trung  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Đời thứ 11-32 cụ Đỗ Huy Liêu con trưởng cụ Đỗ Huy Uyển, tự Ông Tích hiệu Đông La, La Giang, sinh ngày 30 tháng Chạp năm Giáp Thìn 1844 mất ngày 1 tháng 5 năm Tân Mão 1891, cụ bà chính thất Nguyễn Lệnh Thị quê quán Thư Điều Hoa Lư Ninh Bình kỵ nhật ngày 18/2 sinh 1 trai 2 gái: Đỗ Huy Nhiếp, Đỗ Thị Tươi, Đỗ Hương Di. Cụ bà thứ thiếp Họ Bùi quê ở La Ngạn sinh 1 trai Đỗ Huy Vơn. Cụ bà tam thiếp họ Nguyễn quê xã Bái Dương huyện Nam Ninh Nam Định sinh 3 trai: Đỗ Huy Loan, Đỗ Huy Giao, Đỗ Huy Sung. Cụ bà tứ thiếp họ Hoàng ở thị xã Ninh Bình sinh 1 trai: Đỗ Huy Tường.Năm Đinh Mão 1867 thi Hương cụ đỗ giải Nguyên, năm Kỷ Mão1879 thi Hội Ân khoa đỗ trúng cách Đệ bát danh vào thi Điện cụ được chọn Đệ nhất, Nhà vua Châu phê: quyển này thực có sức học, không phải hạng học theo lối viết sáo, có thể làm được. Bài văn sách thi Đình của cụ đã được Liễu tràng tang bản in phát hành năm 1882 tang bản khắc gỗ in thành sách còn có bản chép tay lưu giữ tại Rồi sắc ban đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân trao chức hàn lâm viện trước tác, thi lang sau đó bổ giữ chức tri phủ, phủ Đoan Hùng tháng 7 năm Canh Thìn 1880 đổi giữ chức tri phủ Lâm Thao. Tháng 4 năm Nhâm Ngọ 1882 thăng bổ án sát sứ Hà Nội. Tháng 5 năm Tân Mão 1882 thân phụ mất, năm Giáp Thân 1889 Cụ về kinh sang chức Tham Tá nội các sự vụ. Năm ất Dậu 1885 Cụ về nhà nuôi mẹ. Cụ mất ngày 1 tháng 5 năm Tân Mão.Khi còn trẻ Cụ rất thông minh cực kỳ chăm học nhiều khi quên ngủ, quên ăn, như cháo sáng, cơm trưa cho qua bữa còn để nguyên, ngủ cả bên chồng sách, rồi lả đi hồi lâu lay mãi mới tỉnh dậyChuyện kể lại rằng Cụ bà Biện Lý khuyên ông Biện lý nên đưa con lên tập văn quan Hoàng Tam Đăng để đi thi đình "Ông Biện lý trả lời nó học ở nhà cũng thừa sức" Bà Biện Lý lại nói "Nếu học để viết văn, sách, kinh điển thì học văn quan lớn, còn nếu đi thi đình thì phải học văn quan Tam Đăng họ mới chấm được". Khi Cụ Biện Lý đưa ông Liêu lên tập văn Cụ Hoàng Tam Đăng nhân ngồi uống nước cụ Tam Đăng ra 1 vế đối Viên ngoại ba tiêu, vô dân dục, tứ thời nhi hữu dụnghai tiếng sau Cụ Liêu có đối lại Nguyệt chung đan quế, vô thổ bồi bát tuyết nhi giai xuân Nghĩa là: Cây chuối tiêu ngoài vườn không có chồng vợ bốn mùa đều ra bu chuối Cây Đan quế trong trăng không có đất bồi mà tám tiết đều xanh tươiCụ được lịch sử ghi nhận là danh Sỹ thời Vua Tự Đức, một trong những nhân vật lịch sử của các thời đại Việt Nam. Cụ có tinh thần trung quân, ái quốc, đời vua Hàm Nghi Cụ làm Tham Tá Nội Các và còn phụ đạo cho vua, ban ngày vào kinh đọc sách, dẫn nghĩa cho Vua, đêm về ngủ ở nhà Cụ Tôn Thất Thuyết (Phụ chánh đại thần của Vua Hàm Nghi), Cụ dạy 2 người con của Tôn Thất Thuyết là: Tôn Thất Đạm và Tôn Thất thiệp 2 ông này sau này là các dũng tướng của phong trào Cần Vương chống Pháp. Ngày 23 tháng 5 năm ất Dậu (1885) Tôn Thất Thuyết và nội các của Vua Hàm Nghi tổ chức tấn công đánh úp quân Pháp ở Huế bị thất bại. Cụ theo Vua Hàm Nghi lên Tân Sở nhưng đến nửa đường thì sức yếu không theo kịp đành phải dừng lại nghỉ ngơi rồi tìm đường về quê nhà. Khi ấy Trung Bắc của Việt Nam người Pháp mới đặt quyền đô hộ, triều đình muốn tìm những bậc văn nhân có danh vọng ra làm quan, để yên lòng dân. Tổng đốc Nam Định phó bảng Võ Văn Báo cho mời cụ và cử nhân Phạm Đăng Phố (con cụ Phạm Văn Nghị) làng Tam Quang ý muốn tiến cử cụ làm Đốc học Nam Định và Phạm Đăng Phố làm Tri phủ Nghĩa Hưng, nhưng hai cụ đều từ chối, sau đó triều đình thân Pháp còn bổ Cụ làm Bố chính tỉnh Bắc Ninh cụ cũng gửi thư từ chối. Cụ Tam nguyên Yên Đổ (Nguyễn Khuyến) có dịp xem được bức thư từ chối chức bố chính Bắc Ninh của Cụ có ghi lại như sau:Tổng đốc An Định (Võ Văn Báo) về triều, tôi đến yết kiến, nhân đó ông cho xem bức thư của Đỗ Đình Nguyên người làng La Ngạn từ chối chức Bố Chính Bắc Ninh tôi đọc lại hai ba lần, bất ngờ mừng qúa mà thốt ra rằng "Đạo ta có lẽ chưa cùng chăng? luân thường có lẽ chưa mất chăng?". Nhân lạm bình duyệt lại đùa ngâm một bài thơ. Giờ lâu ngẫm nghĩ:" Văn của bác Đỗ quả là đúng chăng? Lời bình duyệt của ta quả là chuẩn xác chăng? Vệ luật đày Tô Tử Khanh, Mộng Viêm cầm tù văn Tông Thụy, việc trước quả thật đáng sợ! Tuy nhiên, đạo trời đất, nghĩa vua tôi, bậc cha, bậc thầy đã truyền con em, học trò đã học, lẽ nào có thể coi thường được chăng?" Bèn chép ra đệ trình, xin huynh ông phủ chính choThơ Cụ Tam Nguyên Nguyễn Khuyến Gửi Cụ Các Đỗ Huy Liêu Bài thơ: Độc quá quân thư vạn khoảnh lăng Bất chi hà thức sử nhân tăng Nghiên suy bĩ cực phi ngộ định Ưu lạc vinh khô tự cổ tằng Thượng hữu nhân tâm tê1 nhất điểm Khả vô thế cục lệ tam thăng Bỉ nhân thiển kiến chỉ như thử Vị kiến đông minh hữu đại bằng2. Dịch thơ (Nguyễn Văn Tú dịch) Thơ đọc, như ngàn lớp sóng dâng, Thế mà người ghét biết đâu chừng? Hay, hèn, tốt, xấu, ta chưa quyết, Tươi, héo, buồn, vui trước đã từng. Còn có khiếu thiêng, tâm một điểm, Khôn cầm cuộc thế, lệ ba thưng. Già này chỉ biết qua như thế, Chưa chắc vung Đông có đại bằng Chú thích: 1. Sừng con linh tê giữa có lỗ thông suốt từ đầu nọ sang đầu kia, được ví với sự cảm thông trong tâm con người. Thơ Lý Thương ấn đời Đường có câu: Tâm hữu linh tê nhất điểm thông" (trong tâm có một điểm thông suốt như sừng con linh tê). 2. Đại bằng: Xuất phát từ sách của Trang Từ là một loài chim lớn, nương gió xoáy bay vào chín vạn dặm...., sau chim bằng thường tượng trưng cho người có chí lớn, những nhân cách vĩ đại, hào hùng. (Trích trong cuốn Nguyễn Khuyến và tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền nhà xuất bản KHXH 1988). Bài thơ họa đáp từ của Cụ về sự việc trên như sau: Bài thơ: Phi bất thành văn vạn nhân lăng Nhĩ lai cuồng khấu bệnh tân tang Tống môn bắc thược y thùy khả Tân phủ Nam quan thi dĩ tằng Nhĩ nhiệt phiêu giao sầu mãn hộc Tâm hàn bất cấm lệ thành thăng Chí kim diệt địa đề lai điểu Mạn hướng Ma cô tá đại bàng Nghĩa là: Không phải không muốn lên cao vạn thước mây Vì bệnh giặc giữ ngày càng tăng Ai bây giờ có thể làm then khóa phía Bắc nhà tồng được 1 Trong phủ mới đành làm cái mũ phía Nam2 Nhưng việc nóng tai luôn đưa đến Trong lòng tê tái nước mắt tràn đầy thăng Ngày nay con chim của lão lai3 đang ngã xuống đất Không cần mượn chim đại bàng của tiên ma cô4 nữa Chú thích: 1. Khi nước sở đánh tống, triều đình nhà Tống bàn chỉ có khấu chuẩn mới làm then khóa phía Bắc được - ý nói nước ta bây giờ ai cứu được 2. Khi Tần Thủy Hoàng chiếm xong Trung Hoa thiết triều quay về hướng Bắc để ăn mừng, Tần Thủy Hoàng ngồi trên nhìn xuống thấy có người đội mũ về hướng Nam, chổng mông về hướng Bắc Tần Thủy Hoàng hỏi người đó thưa: Tôi biết ngồi thế sẽ mang tội chết, nhưng xin chết để tỏ lòng trung tành với Tổ quốc. 3. Trong nhị thập tứ hiếu, lão Lai 70 tuổi, còn giả làm chim, làm bé dại, đi ngã xuống đất để cha mẹ cười vui (ý Cụ nói là mình đang nuôi mẹ). 4. Thơ của Trầm Trầm: Long yêu học bối câu vô lực Sử ngữ ma cô tá đại bàng Mua chuộc và dụ dỗ không được chính quyền bảo hộ lúc bấy giờ bắt cụ cùng với cử nhân Phạm Đăng Phố giam ở Nam Định (Tổng Đốc An Định là phó bảng Võ Văn Báo cho người bắt). sau được thả về phụng dưỡng mẹ già, kiên quyết không làm việc cho chính quyền bảo hộ, được 4 năm thì mẹ của Cụ mất. Cụ có câu đối khóc: Tằng tứ niên lai, quốc vận gia tình lụy lụy Tài tam nguyện nội, thần tâm tử niệm du du Nghĩa là: Đã từng 4 năm nay vận nước tình nhà thường gặp gian truân Vừa trong 3 tháng, lòng người bầy tôi và lòng người con càng thấy sót xa Trong cảnh nước mất nhà tan Cụ sống nhẫn nhục nuôi mẹ tâm trạng u uất đau buồn. Đến ngày hết tang mẹ tế xong buổi sáng thì đến chiều Cụ thốt nhiên từ trần (năm ấy cụ 47 tuổi). Tiến sỹ Khiếu Năng Tĩnh ở Trực Mỹ Yên Cường có viếng đôi cấu đối Hiển tàng độc vị phùng tam mão Tâm sự toàn nghi đối lưỡng thân Nghĩa là: Lúc hiển đạt, lúc hồi tàng (lúc chết) một điều lạ đều gặp vào 3 năm Mão (đỗ thủ khao năm Đinh Mão, đỗ đình Nguyên Hoàng Giáp năm Kỷ Mão 1879, Mất năm Tân Mão 1891) Tâm sự như thế trọn đạo làm con đối với hai đấng thân Con cháu thương xót quan tài cụ được quàn tại nhà đến 100 ngày sau mới đưa đi an táng tại ruộng tư điền ở xứ Cửa Chùa GIA HUẤN CA Đỗ Huy Liêu dạy con cháu Hỡi hỡi cháu chắt ta ơi. Tả nam, hữu nữ quỳ ngồi trước đây. Lòng thành hợp tế ngày nay. Phúc chi đáp lại cho người sau ơi. Quốc âm ghi dạy mấy lời. Lắng nghe cho lọt vào tai mới là. Nghe mà giữ được lời ra. ấy là phúc lộc nhà ta còn dài. Luân hồi sinh được làm người. Cương thường phải giữ chớ rời tình xưa. Cháu nào kinh sử nghiệp nho. Thân sư thủ hữu phải cho chuyên cần. Cháu nào học dốt, quy canh. Kiệm cần khuya sớm, chớ nên biếng lười. Cơ hàn để thế gian cười. Khổ thân đã vậy nhục người Tổ Tiên. Cháu nào làm thợ, làm thuyền. Dẫu sao phải giữ nhân hiền là hơn. Cháu nào đi bán, đi buôn. Công bằng giữ mực, chớ nên lọc lừa. Trăm nghề mặc sức ganh đua. Những điều bạc ác, chanh chua thì chừa. Rượu chè, trai, gái, bạc, cờ. Phải nên xa lánh, chớ đưa mắt nhìn. Họ hàng khúc ruột dưới trên, Dở hay ta phải giữu gìn lấy nhau, Chớ nên mang tính khấu thù, Lẽ nào ngỏ cửa, để cho gió vào, Trước là lỗi đạo làm sao, Sau là để tiếng về sau muôn đời Trai thời dạy thế mà thôi, Người khôn dạy một hay mười dại chi Hỡi ơi phận gái, nữ nhi Tam Tòng, tứ đức phải ghi trong lòng. Gái, trai cúc dục công đồng Nết na sau vẫn ở lòng mẹ, cha. Vu quy từ bước chân ra Quy ninh hai chữ thì đà chớ quên Phụng thờ cha, mẹ hai bên Một lòng hiếu kính chớ nên tiên vì Tòng phu giữ lễ vô vi. Chớ thì ngang trái, kẻ chê, người cười Không may chồng trước đi rồi Giữ gìn trinh tiết chớ rời lòng son Nào nào cháu, cháu, con, con ./.

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình

Các anh em, dâu rể:
   ĐỖ HUY TẢO
   ĐỖ HUY RỠI
   ĐỖ HUY TẦN
   ĐỖ HUY NIÊN
Con cái:
       ĐỖ HUY NHIẾP
       ĐỖ HUY VƠN
       ĐỖ HUY LOAN
       ĐỖ HUY GIAO
       ĐỖ HUY SUNG
       ĐỖ HUY TƯỜNG
       BÀ TƯƠI
       ĐỖ HƯƠNG DI
Gia Phả; HỌ ĐỖ TẠO SỸ
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc HỌ ĐỖ TẠO SỸ.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc HỌ ĐỖ TẠO SỸ
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.