GIA

PHẢ

TỘC

HỌ
ĐỖ
TẠO
SỸ
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TỘC ƯỚC - GIA PHÁP

 


BẢN QUY ƯỚC


 CỦA DÒNG HỌ ĐỖ


--------------------


 


I/. Mục đích và ý nghĩa:


Từ thực tế cuộc sống ta thấy rằng, một người dù có trí, có tài năng, song phải có phương pháp ứng sử linh hoạt mới dẫn đến thành công trong sự nghiệp. Ngay từ xưa Tổ Tiên dòng họ ta đã nhìn thấy điều này, nên đã biên soạn những điều quy ước để hướng dẫn con cháu làm theo như gia huấn ca của Cụ Các Liêu, Bảo xích tiệm ngâm của Cục Biện Lý. Noi gương tiền nhân nay Hội đồng Gia Tộc thấy cần đúc kết những tài liệu đó cho phù hợp với xã hội hiện nay, để con cháu tham khảo và thực hiện, coi đó là phương pháp ứng sử để lập nghiệp.


 


II/. Nội dung cụ thể của quy ước:


1. Cuộc sống luôn sôi động lúc thuận lợi, lục khó khăn, dù gặp trường hợp nào cũng phải phát huy truyền thống kiên cường bất khuất, bình tĩnh tìm ra cách giải quyết tốt nhất.


2. Trong cơ chế của xã hội hiện nay, nghề nào làm ra của cải chân chính, hợp pháp đều được tôn vinh, cần tỉnh táo dũng cảm tránh xa lợi lộc bất chính, noi gương tiết tháo của Tổ Tiên thì sự nghiệp đời đời trong sáng vững bền.


3. Trong học tập, trong công tác, trong đời sống hàng ngày cần luôn rút kinh nghiệm, tích lũy được nhiều hiểu biết, nâng cao trình độ năng lực để dành thắng lợi. Rèn luyện mình thành một người khiêm tốn, lễ độ, có phẩm chất, có đạo đức, trong ứng sử không nên dùng phương pháp căng thẳng đối đầu, vì như thế gây đổ vỡ, tổn thất, cần ôn hòa tìm ra một biện pháp hợp lý, hợp tình hai bên cùng chấp nhận được. Nhất là đối với anh em họ hàng không nên gây cảnh cốt nhục tương tàn, vì như thế sẽ thù hận mãi mãi, mất nhân đức có hại cho cuộc sống hàng ngày.


4. Người ta sinh ra trong lúc ấu thơ, hoàn toàn trông chờ vào tình thương bao la như trời biển của cha mẹ, khi ta lớn khôn phải ăn ở với cha mẹ có lễ độ, hiếu thảo, dù là người bình thường hay làm nên danh nghiệp càng cần ăn ở cho chọn nghĩa cháu, con.


5. Con cháu là biểu tượng, là nguồn hy vọng của gia đình dòng họ, các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, rèn luyện cho con cháu có những điều kiện cần thiết để vào đời.


Sức khỏe, học vấn, nghề nghiệp là điều tối cần, song những đức tính truyền thống có sẵn trong tâm khảm như: Khiêm nhường, lễ độ, thông minh, kiên cường, bất khuất cần phải được động viên khích lệ và chau rồi, con cháu có điều gì sai sót, các bậc cha mẹ không nuông chiều, nhưng cũng không thù giận hãy nhẹ nhàng chỉ bảo điều hơn, lẽ thiệt, chú ý khen ngợi các điều tốt, gây một ấn tượng tốt, ấm cúng chân tình. Nếu gặp trường hợp cực kỳ gay cấn, các bậc bề trên hãy kiên trì sau đó qua cơn hoảng loạn, con cháu sẽ nhìn ra. Vì bản chất di truyền cả dòng họ ta là thông minh, chí khí.


6. Vợ chồng là thiên chức thiêng liêng để xây dựng gia đình và cũng là quyền lợi của con người để hưởng niềm hạnh phúc, vì thế cần ăn ở  theo đạo lý cương thường để cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, cần một lòng thương yêu chung thủy nhất mực. Những bất đồng hàng ngày cần nhẹ nhàng trao đổi và tha thứ cho nhau.


Tận tâm xây dựng cơ nghiệp, không xuya bì hơn kém, chăm sóc cho nhau hàng ngày, cổ nhân đã dạy" Phu, phụ tương kinh như tân", nghĩa là : Vợ chồng kính trong nhau như khách quý.


7. Đối với Tiên Tổ trong dòng họ.


Qua bao thế kỷ các bậc chí giả đã khẳng định:


Nhân bản Hồ Tổ: Muốn nên người phải nhờ gốc Tổ Tiên. Quy  luật tự nhiên đã chỉ ra, nhờ có nguồn mà sông không bao giờ cạn, gốc có bền thì cây mới nẩy lộc sinh hoa. Trong cuộc sống nhiều hiện tượng của thế giới tâm linh khoa học cũng chưa giải thích được. Cho đến ngày nay nơi nơi, người người tưởng niệm tới  Tiên Tổ coi đó là đạo lý làm người. Về dòng họ ta hiện nay, cuộc sống thì mỗi người mỗi khác, song tấm lòng nghĩa cử đối với Tổ Tiên thì đồng đều phổ cập, Họ đã thành lập Hội đồng Gia Tộc để lo việc thờ phụng Tổ Tiên, phát huy truyền thống ta là con cháu trong dòng họ cần tuân thủ các điều đã bàn và thống nhất.


8. Dòng họ đã quy định hàng năm có 3 kỳ lễ trọng:


* Ngày 30 tháng chạp tất niên họ sắm lễ thờ 3 ngày tết và mục dục thần vị, chiều 30 con cháu tập trung tại Từ Đường để đi tảo mộ.


* Ngày mồng 01 đầu năm các gia đình ra lễ Tổ vào 6 giờ sáng.


* Ngày mồng 03 họ có lễ Tân niên hóa vàng vào 3 giờ chiều.


* Ngày 28 tháng Giêng dỗ Tổ Chùm Tế và là ngày xuân tế chiều ngày 27 dự cáo, sáng ngày 28 tế Tổ.


* Ngày mồng 03 tháng 7 dỗ An Tính Công, chiều ngày 2 dự cáo, sáng ngày 03 tế Tổ cứ 3 năm một kỳ mời con cháu ở nơi xa về dỗ Tổ (cụ thể từ năm 1993 - 1996 - 1999 - 2002...) và cứ 3 năm tổ chức đước văn từ Từ Đường Tiểu Đỗ ngoài Dinh vào Từ Đường Đại Tôn để tế Tổ.


Hàng năm mỗi hộ gia đình ở riêng đóng góp 10 kg thóc tẻ để làm lễ vào các kỳ trong năm như 3 ngày tết, ngày dỗ Tổ 28 tháng Giêng, dỗ Tổ ngày 03 tháng 7, trị giá theo thời điểm hiện tại để thu tiền.


9. Do ý chí hào hùng và sự sáng suốt của toàn dòng họ, nên các quỹ sau đây đã được thành lập để làm nên tảng lâu dài cho mọi hoạt động thuần phong mỹ tục của họ ta:


A: Quỹ Nhang đăng:


Con cháu ở quê hương đã lập gia đình ở riêng góp vào quỹ Nhang đăng từ 5 kg thóc tẻ trở lên, trị giá theo thời điểm hiện tại để thu tiền, con cháu đi xa tùy tâm và sự thành đạt của mình mà gửi về góp vào quỹ Nhang đăng, quỹ này chỉ góp có 1 lần và phải giữ vững gốc chỉ được trích phần lãi xuất để chi vào việc hương hoa hàng năm, hàng tháng tuần, tự và trích phần lãi để chi vào những năm đại lễ. Hàng năm những kỳ dỗ Tổ con cháu trong họ muốn tổ chức cơm phải bổ tiền tay, không được trích vào các quỹ để tổ chức ăn uống.


B. Tổ chức quỹ bảo thọ:


Quỹ bảo thọ tổ chức theo từng ngành, từng địa phươn để cho thuận tiện.


Riêng con cháu ở La Ngạn: Con trai, con gái, con dâu, con dể mỗi người đóng 3 kg thóc tẻ theo giá hiện hành để thu tiền. Dùng vào việc:


              Sắm một bức trướng chung.


              Thăm hỏi lúc ốm đau một lần.


              Viếng lúc trăm tuổi già.


Các Cụ đến 70 tuổi, 80 tuổi, 90 tuổi trở lên Họ đến chúc mừng vào ngày mừng thọ, thượng thọ, họ có hiện vật và tặng phẩm đến tặng.


C. Quỹ kiến thiết


Họ thống nhất thu mỗi hộ đã lập gia đình ở riêng là 200 viên gạch chín loại A theo giá hiện hành để thu tiền, bắt đầu thực hiện từ năm 1993, hộ nào chưa đóng sẽ tiếp tục đóng để Họ có vật liệu tu sửa  Từ Đường và mộ Tổ, con cháu ở xa tùy tâm và sự thành đạt của mình mà gửi về để đóng góp.


8. Trong họ có công việc như tu sửa Từ Đường và các việc khác mọi người trong Họ có trách nhiệm tham gia đóng góp, đồng thời thay nhau tham gia vào ban hành nghi lễ tế Tổ.


9. Các gia đình có việc vui mừng, đại cát như cưới xin làm nhà mới, mừng thọ, tân niên ... , nên sửa lễ đến Từ Đường cầu xin sự ban tự của Tổ Tiên.


10. Trong họ người nào có văn vũ, khoa cử đỗ dạt cao như phó Tiến sỹ, Tiến sỹ, Giáo sư, phong cấp Tướng, chủ tịch tỉnh trở lên, toàn họ đến chúc mừng và có tặng phẩm.


Khi trăm tuổi về già được đưa vào thế Phả Tòng tự trong văn tế.


11. Để nơi thờ  tự được chu đáo cần pahỉ có thủ từ. Thủ từ có trách nhiệm trông coi Từ Đường sạch đẹp, tiếp khách đến lễ Tổ, cùng với thủ bạ thu xếp lễ Tổ hàng năm, bố trí nơi họp họ. Thủ từ được nhận phần biếu lộc Tổ.


12. Các ngành luân phiên nhau làm thủ bạ để lo việc thờ cúng hàng năm, bắt đầu từ ngành trưởng trở xuống. Thủ bạ có trách nhiệm thu tiền làm lễ và quyết toán với họ, thủ bạ được hưởng một phần thù lao trong lễ Tổ (chỉ thực hành các ngành ở La Ngạn).


13. Căn cứ vào nghị quyết của dòng họ họp ngày 27 tháng Giêng năm Bính Tý (1996), các Chi đã cử các đại biểu vào Ban Hội đồng Gia Tộc, Hội đồng đã cử ra Ban tổ chức của hội đồng. Nếu sau này ngành nào khiếm khuyết đại biểu thì ngành đó cử đại biểu bổ sung. Hội đồng làm việc theo quy định chung đã được thống nhất.


14. Hàng năm Hội đồng Gia tộc họp một lần vào đầu năm, hội đồng dựa vào quy ước này để kiểm điểm đánh giá kết quả.


15. Quy ước này đã thông qua toàn họ, được toàn họ thống nhất, được phép đưa vào Gia phả để các thế hệ ngày nay và mai sau thực hiện.


 


 


 


 


CÁC VỊ THỜ Ở TỪ ĐƯỜNG ĐẠI TÔN


Liệt vị Tiên Tổ


 


1:  Đệ Nhất Thủy Tổ: Cụ Thủy Tổ thứ nhất là Cụ Lê triều Tạo sỹ Đỗ Bá Công, tự là Minh Thông Công phủ quân


 


2-1: Đệ nhị Tổ: Cụ Tổ đời thứ 2 là Lê triều nho sinh trúng thức Đỗ Bá Công, hiệu là Văn Uyên tiên sinh.


 


3-1: Đệ Tam Tổ: Cụ Tổ thứ 3 là Văn Trung Công (lưu lạc)


3-2: Đệ Tam Tổ: Cụ Tổ đời thứ 3 là Cụ An Tính Công giỗ ngày 03 tháng 07


Cụ bà hiệu là Từ Am, giỗ ngày 27 tháng 09


 


4-1: Đệ Tứ Tổ: Cụ Tổ đời thứ tư là Phù Hưng Công, húy Thảng, giỗ ngày 28 tháng 9.


Cụ bà là Từ Phú, giỗ ngày 29 tháng 03


4-2: Đệ Tứ Tổ: Là Cụ Cai đội Phúc Thọ Công, húy Là, giỗ ngày 28 tháng 06.


Cụ bà hiệu là Từ Tâm Bùi Lệnh Thi, giỗ ngày 23 tháng 10.


5-1: Đệ Ngũ Tổ: Là Cụ Phương Lĩnh Công, húy là Cư Tự, là Văn Khôi Thụy, là Phúc Khoa Phủ quân.


Cụ bà Bùi Thị Thuyền, hiệu Tự Dung Nhụ Nhân.


5-2: Đệ Ngũ Tổ: Là Cụ Huệ Tiên Công, tục là Môi Nương Huệ, giỗ ngày 18 tháng 04.


5-3: Đệ Ngũ Tổ: Là Cụ Phúc Hiền Công, giỗ ngày 05 tháng 09.


Cụ bà húy là Liên, hiệu là Từ Chính, giỗ ngày 3 tháng 11.


5-4: Đệ Ngũ Tổ: Là Cụ Vạn Toàn Công, giỗ ngày 1 tháng 07.


Cụ bà Nguyễn Thị Nhắn, hiệu là Diệu Hạnh, giỗ ngày 01 tháng 04.


5-5: Đệ Ngũ Tổ: Bà Tổ Cô là Đỗ Thị Kiên, hiệu là Từ Ân, giỗ ngày 04 tháng 04.


6-1: Đệ Lục Tổ: Là Cụ Văn Triều Công, húy là Am.


Cụ bà là Hoàng Thị Châu.


6-2: Đệ Lục Tổ: Là Cụ Văn Thám Công


Cụ bà là Khoan.


6-3: Đệ Lục Tổ: Là Cụ Văn Địch Công, húy là Đỗ.


Cụ bà: Đoàn Thị Lịch


6-4: Đệ Lục Tổ: Là Cụ Đức Nhân Công, húy là Ninh, giỗ ngày 17 tháng 05.


Cụ bà: Nguyễn Thị Cắn, hiệu là Từ Hiền, giỗ ngày 19 tháng 11.


6-5: Đệ Lục Tổ: Là Cụ  Trùm Tế Công, hiệu là Huyền Trí, tự là Công Ban, giỗ ngày 28 tháng 01


Cụ bà: Nguyễn Thị Đương, hiệu là ánh, giỗ ngày 13 tháng 12.


 


HẬU TỔ TỰ HIỆU


 


1/. Hậu Tổ: Thập Lý Hầu triều Lê Đỗ Bá Công, húy là Uyển, tự là Văn Trung phủ quân, giỗ ngày 24 tháng 09


2/. Hậu Tổ: Đỗ Trọng Công, húy là Nhượng, Thụy tính đỉnh, hiệu nhã trai tiên sinh, giỗ ngày 01 tháng 04.


Cụ bà: Trịnh Thị Phổ, hiệu Từ ý Nhụ nhân, giỗ ngày 23 tháng 06.


Cụ bà: Phạm Thị Phí, hiệu Diệu Đóa.


3/. Hậu Tổ: Cụ Chi sự thừa hoa điện triều Lê  Đỗ Quý Công, tự là Thời Trúng Thụy là Phúc Thân phủ quân, giỗ ngày 15 tháng Giêng.


Cụ bà: Nguyễn Thị, hiệu là Từ Thắng Nhụ Nhân.


4/. Hậu Tổ: Là Cụ Lê Triều Tiến Công thứ lang Thần Sách Vệ tri bạ kiêm  thụ, tổng trưởng, trương huyện, bản xã hậu thần Đỗ Bá Công húy là Tấn, tự là Công Đằng, thụy là kiến trung phủ quân, giỗ ngày 18 tháng 8 nay đổi là ngày 17 tháng 8


Cụ bà họ Bùi, hiệu là Từ Trai Nhu Nhân


5/. Hậu Tổ: Là Cụ Tiến triều xã tránh kiêm hương thôn, Văn hội trùm trưởng Đỗ Thúc Công, tự là Công Uông, thụy là Phúc Thuần phủ quân, giỗ ngày 02 tháng Giêng, nay đổi là 12 tháng Giêng.


Cụ Bà họ Nguyễn, hiệu là Từ Thành nhụ nhân.


 



CÁC VỊ TÒNG TỰ


 


1/. Cụ được Nguyễn triều gia tặng Trung Thuận Đại Phu, Hàn lâm viện thị độc học sỹ Đỗ Trọng Công, tự là Công Thiêm, hiệu là nghĩa Phương phủ quân, giỗ ngày 10 tháng 06.


2/. Cụ được Nguyễn triều gia tặng Gia nghị Đại phu, hộ lý Biên Hòa tuần phủ bố chính sứ, cử nhân khoa Kỷ Mão 1819: Đỗ Bá Công, tự là Huy Cảnh, hiệu là Định Hiên phủ quân, giỗ ngày 13 tháng 03.


3/. Cụ đỗ phó bảng khoa Tân Sửu 1841 giữ chức Thái Thường tự Thiếu Khanh Biện lý hộ bộ sự vụ, tự là Hoàn Khuê, húy là Uyển, hiệu là Tân Giang phủ quân.


4/. Cụ đỗ giải nguyên khoa Đinh Mão 1867 đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân ân khoa Kỷ Mão 1879, làm quan đến Tham tá nội các sự vụ: Đỗ Bá Công, húy là Liêu, tự là Ông Tích, hiệu là La Giang phủ quân.


 


 


 


 



quan viên trong họ các cụ trước tiến cúng


 


1/. Cụ Gia nghị Đại Phu tuần phủ Biên Hòa tiến cúng 2 sào ruộng, 01 đôi câu đối, 1 chiếc mâm bồng và 5 quan tiền để lấy lãi.


2/. Nguyên Thái Thường Thiếu Khanh biện lý hộ bộ sự vụ Đỗ Huy Uyển (đời thứ 10) cúng 10 quan tiền để cúng vào ngày tế 03 tháng 07, Cụ lại tiến cúng 1 sào ruộng, 1 đôi câu đối và 2 quan tiền.


3/. Cụ Hậu Tổ chùm trưởng Đỗ Công Uông tiến cúng một bức đại tự hoành phi.


4/. Tổng đoàn Đỗ Đức Bồi tiến cúng 3 gian thềm đá.


5/. Cụ Đỗ Đệ Nhị giáp tiến sỹ xuất thân ân khoa năm Kỷ Mão 1879 làm quan tới Tham tá nội các sự vụ: Đỗ Huy Liêu tiến cúng 10 quan tiền lưu lại để lấy lãi.


6/. Nguyên Lệ Mục Đỗ Huy Dư tiến cúng 4 thước 6 tấc thổ trạch liền với mảnh đất của Từ Đường, Cụ lại tiến cúng 1 sào 2 thước ruộng.


Ngoài ra các cột ở Từ Đường có khắc tên những Cụ tiến cúng để xây dựng hoặc tu sửa Từ Đường như:


              1. Cụ Giải Nguyên: Đỗ Liêu.


              2. Cụ Viên tử: Đỗ Rỡi.


              3. Cụ Cai đội: Đỗ Dư.


              4. Cụ phó lý: Đỗ Tuân.


              5. Cụ phó tổng: Đỗ Liễn.


              6. Cụ phó lý: Đỗ Thụy + Đỗ Hạp


              7. Cụ lý trưởng Hồng


              8. Thí sinh Hương


              9. Lý trưởng Thình.


              10. Lý trưởng Hiếu.


              11. Tú tài Đễ.


              12. Lý trưởng Kiên


- Ruộng vườn của bản Tộc thời Tổ Tiên có: 1 mẫu 12 thước (một mẫu mười hai thước).


- Ruộng gửi giỗ của nha trai tiên sinh có: 07 sào, 9 thước (Bảy sào chín thước).


- 10 thước ao trước cửa Từ Đường


Hòa bình lập lại đến năm 1956 - 1957 cải cách ruộng đất Nhà nước đã đưa toàn bộ ruộng đất của họ vào sở hữu toàn dân nên số ruộng, vườn và ao của họ không còn nữa.

Gia Phả HỌ ĐỖ TẠO SỸ
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc HỌ ĐỖ TẠO SỸ.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc HỌ ĐỖ TẠO SỸ
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.