GIA

PHẢ

TỘC

Họ
Trần
làng
Long
Đống
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TỘC ƯỚC - GIA PHÁP

THIẾT LẬP TỘC ƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------
DỰ THẢO BẢN TỘC ƯỚC HỌ TRẦN LÀNG LONG ĐỐNG

xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta rất vinh dự và tự hào về dòng họ Trần của chúng ta là một trong những Tộc Họ có tên sớm nhất trong lịch sử Việt Nam thời lập quốc. Xét về mặt truyền tích thì họ Trần khởi nguồn từ các đấng thần linh thuộc dõng dõi Hoàng Đế, ứng với truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên”. Xét về mặt xã hội theo bách gia tính thì họ Trần xuất xứ từ miền Bắc, theo cuộc Nam chinh mở mang bờ cõi, đi qua nhiều vùng miền và định cư khắp nơi. Trong đó Ngài Thủy Tổ đến xứ Nghệ nhận thấy phong thủy ở đây tốt lành, ruộng đất phì nhiêu nên đã định cư và lập nên tiền đồ của Tộc Trần chúng ta đến ngày hôm nay. Đó là những di sản tinh thần vô giá mà tổ tiên chúng ta đã bao đời dày công xây dựng, là con cháu được thừa hưởng phải biết tôn vinh phát huy truyền thống quí báu tốt đẹp ấy.
Tộc Họ là một cộng đồng, một kết cấu duy nhất mang tính huyết thống có sức bền vững tồn tại đến muôn đời. Bởi vậy, việc hướng dẫn để Tộc Họ sinh hoạt đi vào nề nếp vừa ích nước, lợi nhà là điều cần thiết phải làm cho bằng được. Tộc Họ có trách nhiệm phát huy và bảo tồn những giá trị tốt đẹp của dòng họ, đồng thời tăng cường sự đoàn kết, tình thân ái giữa bà con trong thân tộc và người dân địa phương. Để đạt được những mục đích nói trên, Tộc chúng ta phải có một tổ chức gồm những người có năng lực, trí tuệ, và đức hạnh để đảm trách những công việc của Tộc. Để làm được điều đó, chúng ta phải tập hợp Tộc Họ thành một Hội Đồng Gia Tộc và lập ra một Tộc Ước để con cháu theo đó thực hiện tốt các chủ trương của Tộc.
* Bản Tộc Ước ra đời với mục đích:

• Phát huy và bảo tồn những truyền thống tốt đẹp vốn có của dòng tộc từ trước đến nay như lòng yêu nước, gương hiếu học, rèn luyện tư cách đạo đức để trở thành một công dân tốt.
• Tổ chức các Lễ để nhớ ơn công đức của Tổ tiên trong các ngày giỗ hằng năm và những ngày tảo mộ đồng thời cũng là dịp để con cháu Nội - Ngoại và bà con gặp gỡ nhau nhằm tăng thêm tình đoàn kết, tương thân tương ái.
• Động viên mọi người trong thân tộc chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Nhà Nước, làm tốt nghĩa vụ công dân.
• Giữ gìn thuần phong mỹ tục, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan xã hội.
• Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến khích động viên, khen thưởng và giúp đỡ con cháu trên con đường học vấn.
• Tổ chức cứu trợ kịp thời cho bà con thân tộc khi gặp hoạn nạn…
• Thăm viếng và hiếu hỷ những người trong Tộc Họ gặp hoạn nạn, ốm đau hoặc mệnh chung một cách thiết thực.
• Tổ chức mừng thọ cho những thân tộc thọ trên 70 tuổi.
• Phát huy tình đoàn kết giữa các tộc họ khác trong làng, xã.
Bản tộc ước này do “Hội đồng gia tộc Trần” dự thảo, đưa ra tham khảo ý kiến, góp ý bổ sung của toàn thể các thành viên trong Tộc Họ.









* Tộc ước này gồm các điều như sau:

CHƯƠNG I
NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1: Những người trong Tộc Họ đều có chung một Ngài Tổ sinh ra không phân biệt nhỏ - lớn, trai - gái, sang - hèn, địa vị và tôn giáo v.v… tất cả đều có quyền và nghĩa vụ đóng góp xây dựng Tộc Họ.

Điều 2: Tộc ước không quy định những điều trái với hiến pháp, pháp luật, trái với chính sách và những quy định hiện hành của nhà nước cũng như của địa phương.

Điều 3: Mọi thành viên trong Tộc Họ đều có trách nhiệm tham gia xây dựng Tộc ước và tự nguyện thực hiện để góp phần làm rạng rỡ dòng tộc.

CHƯƠNG II
THỜ PHỤNG - LỄ CÚNG TỔ TIÊN

Điều 4: Ngày giỗ tổ, húy kỵ (tùy theo thời gian sẽ tổ chức sơ và tổng kết cuối năm)
* Mỗi năm có 11 ngày giỗ của Tộc Họ.
- Vào ngày : 1/ 3 Âm lịch – Giỗ sơ tổ Ông Thắng – ông nội thủy tổ Trần Dĩnh Xuyên.
- Vào ngày : 24/3 Âm lịch – Giỗ sơ tổ Bà Thắng – bà nội thủy tổ Trần Dĩnh Xuyên
- Vào ngày : 5/9 Âm lịch – Giỗ sơ tổ Ông Rường – cha của thủy tổ Trần Dĩnh Xuyên
- Vào ngày : 24/3 Âm lịch – Giỗ sơ tổ Bà Rường – mẹ của thủy tổ Trần Dĩnh Xuyên
- Vào ngày : 14/3 Âm lịch – Giỗ thủy tổ Trần Dĩnh Xuyên
- Vào ngày : 13/10 Âm lịch – Giỗ bà thủy tổ Hồ Thị Dỏng
- Vào ngày : 10/8 Âm lịch – Giỗ tổ Trần tộc Long Đống Trần Đăng Vinh.
- Vào ngày : 9/8 Âm lịch – Giỗ bà tổ Trần tộc Long Đống Phan Thị Khoản
- Vào ngày : 13/3 Âm lịch – Giỗ ông tổ Trần Phúc Quán
- Vào ngày : 7/11 Âm lịch – Giỗ bà tổ Hoàng Thị Hành (vợ ông Phúc Quán).
- Vào ngày : 12/2 Âm lịch – Giỗ tứ đại tổ cô bà hiệu Quế Hoa Nương.

+ Trường hợp nếu tháng đó có nhuần thì chọn tháng đầu (ưu tiên chọn ngày chủ nhật).
+ Con cháu nội – ngoại, trai – gái, dâu - rể phải tề tựu về từ đường, trước để dâng hương ông bà tổ tiên sau là để siết chặt tình thân trong gia tộc.

Điều 5: Tảo mộ: Trước giỗ 01 ngày, các thành viên trong tộc phải đi thăm mồ mã ông bà tổ tiên, sửa sang tu bổ phần mộ (nếu có). Định ngày tảo mộ là ngày : .................................
Điều 6: Tế lễ: Các thành viên trong tộc mỗi người một việc đã được phân công từ trước phải hoàn thành trách nhiệm của mình. Trong việc cúng tế thể hiện được nếp sống văn minh, tiết kiệm, không rườm rà, hạn chế những chi tiêu không cần thiết nhưng vẫn giữ được vẻ trang nghiêm và tôn kính. Trong thời gian tổ chức cúng lễ tại từ đường tuyệt đối không được uống rượu – bia, say xỉn. Sau khi hoàn tất có thể có một bữa liên hoan để ngồi lại tỏ tình thân giao trong dòng họ và có thể dùng một vài ly rượu thân mật thì nên tổ chức ở nhà nhưng phải giữ đúng tư cách, vui vẻ, hoà nhã, văn minh, lịch thiệp và tự góp tiền.
CHƯƠNG III :
TỔ CHỨC GIA TỘC
THÀNH PHẦN - CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ

Điều 7: Hệ thống tổ chức gia tộc gồm có:
1. Hội đồng gia tộc ( Gồm Tru¬ởng Tộc, các Tru¬ởng lão, các vị cao niên, các thành viên đ¬ược đa số tín nhiệm và đ¬uợc các thành viên trong tộc tiến cử vào).
2. Các Chi đã đ¬ựơc hình thành theo truyền thống.
3. Các Nhánh thuộc từng Chi.
4. Các ngành thuộc Nhánh.
5. Các Đại gia đình thuộc các Ngành.
6. Các gia đình thành viên.

Điều 8: Hội đồng gia tộc:
Tên gọi: Hội đồng gia tộc – Họ Trần Long Đống (viết tắt là Hội đồng Trần tộc Long Đống – HĐTTLĐ).
Hội đồng Trần tộc Long Đống là một tổ chức tự nguyện con cháu dâu rễ cùng huyết thống họ Trần có nguồn gốc từ làng Long Đống, nay là xóm 14 (gồm xóm 3 & 4), xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đang sinh sống lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài hoạt động theo điều lệ này phù hợp với hiến pháp và pháp luật Viêt Nam.
1. Mục đích hoạt động: Nhớ về cội nguồn, đoàn kết và phát huy truyền thống dòng tộc, hướng thiện, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, gia đình hạnh phúc.
2. Chức năng: Điều hành tốt các hoạt động của Gia Tộc.
3. Nhiệm vụ:
a. Góp phần sưu tầm nghiên cứu cứu lịch sử truyền thống văn hóa tộc Trần có nguồn gốc của ngài thủy tổ Trần Dĩnh Xuyên (sau đây gọi tắt là Ngài thủy tổ).
b. Kết nối dòng tộc bằng liên kết phả hệ của con cháu dòng tộc Trần có nguồn gốc ngài thủy tổ đã lưu cư ở các địa phương khác.
c. Tham gia tổ chức các ngày lễ như giỗ tổ, ngày rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, xây dựng từ đường họ tộc, các chi nhánh ngành, giúp đỡ gia đình quy tập mồ mã dòng tộc và các ngày lễ khác.
d. Chắp nối cội nguồn, góp phần biên soạn và giới thiệu về Gia phả dòng tộc cho các con cháu dòng tộc biết được.
e. Góp phần tham gia xây dựng và bảo tồn các di tích tộc Trần như: Từ đường, đình đền, lăng tẩm, mộ phần và các di sản văn hoá phi vật thể khác.
f. Tổ chức gây quỹ từ thiện, khuyến học, bảo trợ, phát triển tài năng trẻ trong dòng tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An và góp phần tham gia các hoạt động nói trên trong cả nước.
4. Quyền hạn:
Hội đồng Trần tộc Long Đống có quyền điều hành công việc hằng năm của tộc và giữa hai nhiệm kỳ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Vận động và thành lập các quỹ khuyến học …để hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khó khăn và khuyến khích con cháu trong Tộc họ học giỏi và có đạo đức tốt.
Đề xuất các biện pháp, chủ tru¬ơng để xây dựng dòng tộc ngày càng phát triển đúng với pháp luật của nhà n¬uớc và truyền thống dân tộc.
Kiểm tra, giám sát theo dõi thu chi các nguồn quỹ và tài sản của tộc họ.

Điều 9:
Hội đồng Trần Tộc Long Đống có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng đặt tại các ngân hàng hoặc quỹ tín dụng theo quy định của pháp luật.
Trụ sở văn phòng đặt tại : Từ đường Trần tộc Long Đống, xóm 3, xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Điều 10:
1. Hội đồng Trần tộc Long Đống hoạt động theo nguyên tắc “ Tự nguyện, tự túc, dân chủ, có tổ chức”, chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội viên tộc họ.
2. Cơ quan cao nhất của hội đồng là Đại hội đại biểu theo nhiệm kỳ 5 năm năm. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức sớm hoặc muộn hơn, nếu có 2/3 số ủy viên ban chấp hành yêu cầu.
3. Nội dung chủ yếu của kỳ đại hội là: Phương hướng và chương trình hoạt động, bầu BCH mới, đổi tên, chia tách, hợp nhất, sửa đổi điều lệ hoạt động.
4. Cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ đại hội là BCH hội đồng.
- Ban chấp hành Hội đồng Trần tộc Long Đống trước mắt có 25 vị gồm có:
a. Hội đồng cố vấn: 5 vị.
b. Thường trực ban chấp hành: 20 vị
- Chủ tịch hội đồng: 1 vị
- Các phó chủ tịch: 3 vị
- Thư ký: 1 vị.
- Thủ quỹ : 1 vị
- Ủy viên thường trực khác: 14 vị
5. Phân công các vị trong hội đồng thường trực:
a) Chủ tịch: Chịu trách nhiệm chung điều hành mọi hoạt động của Hội đồng trực tiếp phụ trách các tổ chức. Duyệt tất cả các vấn đề thu – chi, khen thưởng, tổ chức phân công họp bàn những công việc thường niên cũng như đột xuất.
b) Phó chủ tịch thường trực: Giúp chủ tịch phụ trách trực tiếp công tác nhân sự của Hội đồng Trần tộc Long Đống, cùng chủ tịch chuẩn bị các kỳ họp, thay mặt chủ tịch điều hành công việc khi chủ tịch đi vắng, phụ trách công tác văn thư, văn phòng của hội đồng.
c) Phó chủ tịch phụ trách kinh tế - xã hội:
- Xây dưng khai thác, quản lý quỹ đảm bảo đúng quy định, hiệu quả công khai tại các buổi họp Ban chấp hành.
- Tổ chức các sự kiện vinh danh Trần tộc như Xây dưng, tu bổ đền đình, từ đường, lăng tẩm, mộ phần, giỗ tổ. Thay mặt BCH hội đồng tham gia các hoạt động do các hoạt động tộc họ khác tổ chức.
- Tổ chức viếng thăm các đối tượng theo quy định của BCH.
d) Phó chủ tịch phụ trách văn hóa thông tin:
- Phụ trách các hoạt động quảng bá thông tin trụ sở Trần tộc.
- Tham gia viết bài, đưa hình ảnh lên các trang thông tin đại chúng.
- Tham gia biên soạn và chắp nối gia phả.
- In các tài liệu liên quan đến tộc họ.
e) Thư ký: Ghi các biên bản các kỳ họp, lưu trữ tài liệu của BCH Trần tộc Long Đống và soạn thảo các văn bản có liên quan đến hội đồng.
f) Các ủy viên khác: Thực hiện nhiệm vụ do chủ tịch phân công.

Điều 11: Các phòng ban chức năng: Gồm 2 phòng, 4 ban
1. Phòng hành chính:
a. Phụ trách công tác tổ chức
+ Con cháu trong tộc có sức khỏe, có nhiệt tình trong công việc tộc họ.
+ Tổ chức về mặt hình thức buổi Lễ Tế như băng cờ, chiêng trống, máy móc tăng âm
+ Tập trung nhân lực để lo việc bàn ghế, bưng dọn v.v..
+ Phối hợp với các ban liên quan để lo việc tảo mộ hằng năm.
+ Lo việc dọn quét, trang trí từ đường trong các dịp lễ.
b. Phụ trách tương tế đời sống: Từ 3 đến 5 vị.
+ Khi trong tộc có việc hiếu hỷ quan trọng (theo Tộc ước) thì phối hợp với các ban liên quan, báo cáo đề nghị lên trưởng ban để xem xét dự lễ, hỗ trợ …
- Về tang tế : khi có người thân trong tộc qua đời, thông báo cho mọi người trong tộc họ được biết. Ban tương tế đến gia đình để giúp đỡ , chia buồn và phúng điếu . Số lễ vật và tiền phúng điếu tùy theo hoàn cảnh, địa vị của người qua đời (từ 150.000 đ) ………………….. nhưng không được quá (500.000 đ ) …………………………..
- Về tiệc cưới: Con cháu đám cưới được mời đại diện BCH và HĐGT đến dự. Số tiền quà tối thiểu từ (150.000 đ ) ………………………………
- Khi đau ốm nhẹ thì trong Chi - nhánh – ngành thăm viếng nhau. Khi nằm bệnh viện thì tùy theo công đức và địa vị, BCH HĐGT cử người đi thăm. Số tiền tối thiểu (150.000 đ) ………………………….. Tối đa không quá (500.000 đ) ………………………………..
- Trường hợp đau ốm đặc biệt thì BCH sẽ kêu gọi đóng góp riêng.
- Có thể kêu gọi đóng góp hỗ trợ khi trong Tộc Họ có gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn cũng như giúp đỡ cho các cháu nghèo không có điều kiện học tập.
- Kịp thời phối hợp với chính quyền để bình chọn các hộ nghèo trong Tộc để được hưởng sự giúp đỡ của xã hội.
c. Phụ trách khuyến học:
+ Hướng dẫn giáo dục, không để con cháu ham chơi, bỏ học, mù chữ (tối thiểu ít nhất là phải qua phổ cập lớp 12), khuyến khích con cháu trong tộc họ siêng năng học hành, đỗ đạt khoa cử và giữ vững truyền thống hiếu đạo theo các điều khoản của Tộc ước.
+ Đôn đốc các Chi - nhánh – ngành trong Tộc Họ gửi danh sách con cháu học giỏi, xuất sắc và đề nghị khen thưởng trong các dịp lễ - đại hội hoặc đề nghị kỷ luật theo Tộc ước.
+ Đăng ký thành lập các thủ tục quỹ khuyến học của dòng tộc với chính quyền.
+ Việc khen thưởng tùy theo định mức của BCH trong mỗi năm.
2. Phòng tài chính kế toán
a. Trưởng phòng: Phụ trách công tác Vận động tài chính
Tùy theo các Chi - nhánh – ngành ở các nơi mà cơ cấu nhân sự hoặc con cháu có lòng nhiệt tình hảo tâm thì tham gia.
+ Người trong Tộc Họ, ưu tiên có khả năng đóng góp về tài chính, có uy tín với tộc họ và xã hội.
+ Ký thông báo các giấy tờ liên quan đến vận động tài chính.
+ Giới thiệu đề cử các thành viên vào ban vận động và đề nghị khen – thưởng.
+ Tích cực vận động bà con xa gần trong Tộc Họ và các nhà hảo tâm đóng góp tài chính vào các loại quỹ và trong việc cúng tế - nghi lễ. Công việc trước mắt là vận động để xây dựng nhà thờ và quỹ hằng niên.
+ Phối hợp tổ chức làm kinh tế (nếu có) để gây quỹ cho Tộc Họ hoặc cho việc cúng lễ nào đó trong năm.

b. Thư ký kiêm kế toán:
+ Là người trong Tộc, có chuyên môn về thư ký và kế toán.
+ Tổng hợp các hoạt động của tộc họ.
+ Lưu trữ, dự thảo các kế hoạch chương trình hành động ngắn hạn, dài hạn.
+ Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng, các ban chức năng, các kỳ lễ hội, cúng kỵ.
+ Lên chương trình các buổi lễ hằng năm. Có thể thể trực tiếp hoặc cử dẫn chương trình trong các buổi lễ.
+ Thống kê sổ Thu - Chi và sổ theo dõi tài sản minh bạch rõ ràng.
+ Phối hợp với các ban liên quan để ghi sổ vàng công đức, sổ vàng truyền thống, các văn bằng, khen thưởng, khuyến học…
+ Giữ thẻ tài khoản ngân hàng, sổ sách và ghi chép theo dõi quỹ họ. Phối hợp với thủ quỹ để báo cáo tài chính công khai hàng năm.

c. Thủ quỹ:
+ Là người trong Tộc, có uy tín, có khả năng tài chính thường xuyên, có sự đóng góp đáng kể tài chính trong quỹ của Tộc.
+ Giữ sổ quỹ của tộc và đôn đốc việc nộp các quỹ.
+ Lập 02 sổ Thu-Chi và sổ theo dõi tài sản minh bạch rõ ràng.
+ Chỉ giữ lượng tiền mặt trong quỹ trong khoảng (05 triệu đồng) ……………………., nếu nhiều hơn lên đến (02 triệu) …………………………. phải gửi ngân hàng theo hình thức mở sổ tiết kiệm và phải có 02 người đứng tên là Trưởng BCH HĐGT và thủ quỹ.

3. Ban nghi lễ:
a. Trưởng ban phụ trách chung
b. Ban viên phụ trách tế lễ: có thể có từ 3 đến 7 vị:
+ Gồm các vị cao niên đại diện cho các họ và vị trông coi hương hỏa – từ đường phối hợp với trưởng ban và các ban lo việc nghi thức, văn tế, nội dung liên quan đến các Lễ - Tế hằng năm theo Tộc ước, có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng những ngày chạp, giỗ, xuân thu, sửa sang, tu tảo mồ mã
+ Phối hợp với Ban Tương Tế và các ban liên quan để phúng điếu – lễ nghi – hiếu hỷ
c. Ban viên phụ trách ẩm thực cúng tế.
+ Các con cháu trong Tộc Họ, có sức khỏe đa số là nữ, có hiểu biết về nấu ăn.
+ Phối hợp với các ban liên quan để lo đi chợ, dọn cúng và ẩm thực.

d. Ban viên phụ trách trai soạn tiếp tân.
+ Các con cháu trong Tộc Họ, có sức khỏe đa số là nữ. Khi có lễ cúng thì phải ăn mặc chỉnh tề, phục vụ chu đáo (có đồng phục càng tốt).
+ Phối hợp với các ban liên quan cùng đi tương tế - hiếu hỷ theo Tộc ước.
+ Khi có lễ phải lo đón tiếp khách, soạn cơm nước cúng tế, dọn khách …
+ Đề nghị lên BCH để sắm trà nước…
e. Ban viên phụ trách hương hỏa từ đường. + Ít nhất có 01 người thường xuyên có tuổi trong gia tộc để lo việc trông coi, hương khói, quét dọn hằng ngày hoặc định kỳ (Có thể bố trí tạm trú ở tại nhà từ đường).

4. Ban kiểm soát
+ Do Hội đồng gia tộc cử ra để giám sát các hoạt động sinh hoạt của HĐGT nói chung như : thu – chi , xây dựng, đạo đức, kỷ luật, khen thưởng …

5. Ban gia phả:
+ Sưu tầm, tra cứu, kiểm chứng, kết nối gia phả của các Chi - nhánh – ngành họ Trần ở khắp nơi, đôn đốc việc lập gia phả.
+ Phối hợp cùng các Chi - nhánh – ngành và một số ban viên có trình độ để thu thập và tu soạn gia phả.
+ Ngoài sự cập nhật tạm thời hàng ngày hàng tháng hàng năm, khoảng 2-3 năm thì in phiên bản mới. Để tránh sự không thống nhất cách đặt tên và nội dung gia phả thì Hội đồng gia tộc sẽ đóng dấu treo của hội đồng trên mổi trang gia phả làm bản chính thức có giá trị trong toàn tộc để khỏi sau này có nhiều bản khác nhau có nội dung khác nhau rối rắm trong việc tra khảo gia phả của con cháu đời sau.
+ Ghi chép việc sinh tử trong họ.

6. Ban xây dựng:
- Có nhiệm vụ lập kế hoạch dự án xây dựng từ đường, dự án tu bổ từ đường, tu bổ đình đền, lăng tẩm, mồ mã.
- Có kế hoạch giúp đỡ để các thành viên trong tộc họ quy tập được mồ mã thất lạc để có cơ sở thờ cúng tổ tiên.

CHƯƠNG IV
THIẾT LẬP TỘC ƯỚC – BIÊN SOẠN GIA PHẢ - XÂY DỰNG TỪ ĐƯỜNG

Điều 10: Thiết lập Tộc Ước:
Thành viên trong tộc có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia xây dựng tộc ước tự nguyện thực hiện để góp phần rạng rỡ tổ tiên.
a. Tất cả mọi người không phân biệt già trẻ, gái trai, con dâu, con rể, con nuôi, nơi cư trú, có chung Thủy tổ thuộc dòng họ Trần đều là thành viên họ tộc Trần. Là thành viên của dòng họ Trần phải biết đặt “Lợi ích họ tộc” lên trên lợi ích cá nhân, gia đình, chi tộc, phải biết giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, để mãi xứng đáng là “con cháu dòng tộc Trần - Long Đống, Hưng Tiến, Hưng Nguyên, Nghệ An”.
b. Là con cháu của dòng họ Trần đều phải có trách nhiệm thờ phụng tổ tiên, chăm lo việc họ, xây dựng tu sửa nhà thờ, xây dựng tu sửa mộ tổ tiên, …. Mỗi một suất đinh (tính con trai trong nhà) phải đóng góp nghĩa vụ, trách nhiệm về công sức, vật chất, kinh phí cho dòng tộc để duy trì hoạt động của dòng tộc thờ phụng tổ tiên do hội đồng gia tộc đề ra cụ thể từng đợt (Trừ những khoản bắt buộc theo tộc ước này). Ngoài ra các con cháu gần xa có lòng hiếu nghĩa, tự nguyện đóng góp cung tiến và dân hương đều được hội đồng gia tộc nghi nhận sổ vàng công đức.
c. Đối với bản thân: Giữ gìn những điều gia huấn, noi theo nề nếp thanh cao, chẳng những cho mình đ¬ược h¬ưởng các h¬ương thơm danh giá của tiền nhân. Điều mong mỏi hơn cả là cho con cháu dòng họ sau này nối tiếp đ¬uợc chí h¬uớng của Tổ tiên là lao động, học tập, nề nếp gia phong, gánh vác việc xã hội, làm tròn nhiệm vụ con Rồng cháu Tiên. Cần cù trong sản xuất, văn minh- lành mạnh trong sinh họat, xa tránh các tệ nạn xã hội.
d. Đối với gia đình: Phải tu dư¬ỡng đạo đức, tiến bộ trong mọi lĩnh vực công tác, kinh tế giỏi làm rạng danh dòng họ; trong nhà ông bà cha mẹ hiền từ, mẫu mực vợ chồng thuận hòa, con cháu hiếu thảo; trong gia đình phải giử gìn luân lý, điều ân nghĩa, hết lòng vì việc thiện, vui vẽ, xử sự có nghĩa tình, lời nói phải tín nghĩa, thủy chung. Luôn nhắc nhở mình và con cháu ăn ở cho phải đạo, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tổ chức cuộc sống gia đình khoa học, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và ngương mẫu thực hiện tốt các điều quy định trong tộc ước.
e. Đối với dòng tộc: Hết lòng tôn kính thờ phụng Tổ tiên, chăm lo tu tạo quản lý phần mộ, Từ đ¬uờng theo truyền thống ”uớng n¬uớc nhớ nguồn; ăn quả nhớ ng¬uời trồng cây”. Trưởng tộc, trưởng chi, trưởng ngành phải phát huy vai trò chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tộc ước, quản lý, bổ sung gia phả hàng năm cho hội đồng gia tộc ghi gia phả theo từng giai đoạn. Con cháu trong dòng tộc phải xưng hô theo đúng trật tự trên dưới, theo từng đời, từng chi, từng ngành không kể cao tuổi hay ít tuổi, tránh sự chia rẽ mất đoàn kết. Dòng tộc Trần nên xây dựng một trang Website riêng để đăng tải gia phả cũng như những hoạt động của dòng họ, quê hương đất nước để con cháu trong vào ngoài nước tìm hiểu về truyền thống dòng họ cũng như dân tộc Việt Nam.
f. Đối với xóm làng: Đoàn kết, thân ái, t¬ương thân tương trợ lẫn nhau.
g. Đối với Tổ quốc: Tuyệt đối trung thành, sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất n¬uớc.


Điều 11: Soạn lập gia phả (có mẫu hệ thống)
- Gia phả là một hình thức ghi chép tất cả các thành viên trong Tộc Họ Trần, cho nên rất có giá trị, mọi người phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn chu đáo, trưởng các Chi, các nhánh ngành có trách nhiệm ghi chép bổ sung để nối tiếp lưu truyền cho con cháu đời sau.
- Trọn bộ gia phả gồm có: 01 quyển sổ gia phả và 01 tông đồ (gồm nhiều tông đồ nhỏ ghép lại), gia phả sau khi hoàn thành sẽ có 01 bản chính được quản tại Từ đường và sẽ in sao như bản chính thêm để giao cho các trưởng Chi - nhánh – ngành lưu giữ để tham khảo, có dấu treo của Hội đồng gia tộc (số lượng in sao tùy thuộc vào số lượng các Chi - nhánh – ngành trong Tộc Họ). Gia phả khi giao cho các Chi - nhánh – ngành lưu giữ thì không được tự ý ghi chép vào gia phả (các gia đình con cháu khi có sự sinh – tử mới trong năm thì phải báo sớm cho thư ký trước các kỳ đại hội để tạm ghi vào sổ lưu gia phả), việc cập nhật chính thức con cháu sẽ được thực hiện khi hết nhiệm kỳ bầu lại BCH mới.

Điều 12: Xây dựng Từ đường (xem bản thành lập Ban xây dựng)
- Từ đường là nơi thờ cúng Thủy Tổ và các cụ tổ ở các Chi nhánh ngành, các danh nhân liệt sĩ, những người không có ai nối dõi tông đường...
- Từ đường chính trước đây đã có, nhưng sau khi UBND xã mở rộng nhà kho nên yêu cầu tộc họ chuyển vào sinh hoạt tai nhà thờ chi trưởng. Nếu tộc họ xin UBND xã cấp lại đất thì nên xây dựng Từ đường chính. Kinh phí xây dựng do tất cả các thành viên trong Tộc Họ đóng góp. Khi có từ đường: ngày lễ, tết nguyên đán con cháu phải đến từ đường thắp hương tiên tổ.

Điều 13: Thành lập các quỹ gia tộc
- Qũy là do sự đóng góp tự nguyện của con cháu trong gia tộc, các nhà hảo tâm và nghĩa vụ đóng góp tối thiếu của con cháu theo tộc ước (xem Chương V : Nghĩa vụ - trách nhiệm – quyền lợi).
- Dùng vào việc bào trì nhà thờ, mồ mã, từ đường, cúng lễ. Nếu chưa thành lập được quỹ khuyến học và quỹ tương tế thì tùy theo họp bàn mỗi năm dùng qũy này trích cho việc khuyến học và tương tế.
- Thành lập quỹ khuyến học (nếu được sẽ thành lập sau)
- Thành lập quỹ tương tế (nếu được sẽ thành lập sau)

Điều 14: Sổ sách của gia tộc:
- Sổ vàng công đức: Ghi những người đã có công lao to lớn đóng góp công, của vào việc xây dựng, tôn tạo từ đường và mộ Tổ, đồng thời ghi tên những nhà hảo tâm, mạnh thường quân có tinh thần giúp đỡ cho Tộc Họ.
- Sổ vàng truyền thống : Ghi những truyền thống của Họ từ trước đến nay. Ghi những nhữnh danh nhân qua các thời kỳ: Anh hùng liệt sĩ, người đỗ khoa bảng.
- Sổ tài sản: Ghi đất đai, tộc tự, đồ thờ, đồ lễ, hương hoả và những vật phẩm con cháu xa gần, nội ngoại cúng tiến.

CHƯƠNG V
NGHĨA VỤ - TRÁCH NHIỆM – QUYỀN LỢI

Điều 15: Họp hội.
- Trước nhất là HĐGT và BCH cũng như những thành viên trong thân tộc phải nêu cao ý thức trách nhiệm của mình tham gia đầy đủ các cuộc họp của tộc. Đóng góp ý kiến xây dựng.

Điều 16: Nghĩa vụ đóng góp để xây dựng Tộc Họ:
- Góp công: Đây là nghĩa cử tốt đẹp mà mỗi thành viên trong Tộc Trần phải ý thức. Việc góp công nhằm mục đích tu tảo phần mộ Ông Bà – Tổ Tiên, xây dựng từ đường hay chuẩn bị các ngày lễ hội, tế tự.... Những người trên 18 tuổi đến dưới 60 tuổi đều phải góp công khi tộc họ cần và yêu cầu. Ngoài ra những người trên 60 tuổi có đủ sức khỏe mà tự nguyện tham gia thì càng tốt.
- Đóng góp tài chính: Trai gái khi xây dựng gia đình có riêng tư rồi thì phải có trách nhiệm đóng góp tiền của vật chất để xây dựng tộc, các con cháu có lòng hảo tâm đóng góp tài chính cho Tộc Họ càng nhiều càng tốt. Việc đóng góp dựa trên nguyên tắc tự nguyện là chính nhưng không thấp quá dưới mức quy định tối thiểu của toàn tộc đã thống nhất. Đề nghị mức đóng tối thiểu như sau:

+ Con trai Tộc Trần đã có gia đình mức sống trung bình thì đóng : từ ........... đến ........... triệu.
+ Con trai Tộc Trần đã có việc làm lương hướng ổn định nhưng chưa có gia đình thì đóng : từ ................... đến .................. triệu.
+ Con trai Tộc Trần đang còn đi học từ 18 tuổi trở lên thì đóng : ...............................................
+ Con trai và con gái Tộc Trần dưới 18 tuổi thì tùy theo sự phát tâm.
+ Con gái Tộc Trần có gia đình thì đóng : .........................................................
+ Con gái Tộc Trần đã có việc làm lương hướng ổn định nhưng chưa có gia đình thì đóng : từ ...................... đến ................ triệu.
+ Con gái Tộc Trần đang còn đi học từ 18 tuổi trở lên thì đóng : ..............................
+ Nếu những người có hoàn cảnh khó khăn thì có thể góp ngày công và các vật tư khác.
* Ngày đóng góp tài chính được quy định bắt đầu từ ngày : ………/ …….. / 20………. đến chậm nhất là ngày ……… / ……… / 20………

Điều 17: Trường hợp miễn giảm.
- Trong gia tộc có người ốm đau lâu dài, kinh tế sa sút thì BCH sẽ thông qua Hội đồng Gia tộc xem xét miễn giảm, hoặc góp công sức vật tư khác hoặc được miễn hoàn toàn v.v...
- Thành viên trong gia tộc từ 75 tuổi trở lên được miễn đóng góp. Tuy nhiên thành viên nào tuy tuổi đã cao nhưng có lòng với ông bà tổ tiên xung phong đóng góp thì tộc biểu dương ghi nhận, khích lệ tinh thần.

Điều 18: Quyền lợi :
- Được hưởng những điều thiêng liêng truyền thống của dòng họ theo tộc ước.
- Được góp ý , ứng cử , bầu cử vào vị trí trong tổ chức của BCH HĐGT.
- Được hưởng các quy chế khen thưởng trong tộc ước.
- Được giúp đỡ tương tế khi gặp hoạn nạn.
- Được tương trợ trong các công việc trong xã hội.

CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT

Điều 19: Khen thưởng:
- Những người có công đức lớn với Tộc Họ, làm rạng danh dòng tộc hoặc có chức danh thành đạt địa vị cao trong xã hội thì được ghi tên vào sổ vàng truyền thống của Tộc Họ.
- Tuyên dương khen thưởng thành viên trong họ có nhiều thành tích trong việc thực hiện tộc ước, những người có thành tích đóng góp nhiều cho tộc cũng như các nàng dâu hiếu thảo: Phụng dưỡng cha mẹ chồng khi đau khi ốm hết mực chăm sóc. Chồng đi vắng hoặc đã khuất thay thế chồng đảm đang các công việc của chồng. Thay chồng nuôi con khỏe dạy con ngoan thì được tộc ghi công và phát huy biểu dương, khích lệ tinh thần và được tộc ghi vào sổ vàng truyền thống của Tộc để đời sau con cháu được biết và noi theo.
- Con cháu nếu học giỏi, Tộc sẽ khen thưởng theo quy chế khuyến học (photo nộp cho thư ký).
- Học sinh xuất sắc ở bậc tiểu học: ………………………………………………............
- Học sinh xuất sắc ở bậc trung học: …………………………………………….............
- Học sinh xuất sắc ở bậc đại học: ……………………………………………….............
- Đặc biệt các cháu đã tốt nghiệp Đại học trở lên không phân biệt trai gái ngoài việc khen thưởng còn vinh dự ghi vào sổ vàng truyền thống của Tộc.

Điều 20: Kỷ luật.
Những thành viên, cán bộ Hội đồng và các ban thành viên nếu vi phạm điều lệ, gây mất đoàn kết hoặc có những hành động làm tổn thương đến danh dự uy tín của Hội đồng thì tuy theo mức độ sai phạm có thể thi hành kỷ luật ở mức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ ra khỏi Hội đồng, bồi thường vật chất nếu bị thiệt hại nặng.
Việc thi hành kỷ luật một hội viên hoặc ủy viên Ban chấp hành do thường trực hội đồng quyết định.

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21: Mọi thành viên trong tộc họ có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng tộc ước, chấp hành tộc ước, vận động mọi thành viên thực hiện. Trong quá trình thực hiện các thành viên trong Tộc Họ có quyền đề đạt ý kiến với BCH HĐGT nghiên cứu việc sửa đổi hoặc bổ sung. Việc thay đổi hoặc bổ sung, sửa chữa câu chữ trong Tộc ước chỉ có hiệu lực khi hết nhiệm kỳ, tổ chức Đại hội HĐGT , bầu lại BCH mới và được HĐGT thông qua.

Điều 22: Bản tộc ước soạn ra sau khi được tất cả thành viên trong tộc họ bàn bạc thảo luận, biểu quyết tán thành và xác lập bằng văn bản lưu giữ theo cùng gia phả. Ngoài bản chính, sẽ sao ra nhiều bản giao cho các Trưởng Chi - nhánh – ngành trong tộc để thi hành.

Điều 23: Những lời tâm huyết của tộc:
- Tộc ước này gồm 7 chương 24 điều được đưa ra cuộc họp của tộc bàn bạc đi đến nhất trí và bắt đầu thực hiện kể từ ngày …....... tháng …….. năm 20..........( tức ngày …....… / …......… / ...................... Âm lịch).
- Ông bà tổ tiên chúng ta sinh cơ lập nghiệp trải qua biết bao khó khăn gian khổ để lại cho chúng ta cơ nghiệp của ngày hôm nay. Ông bà ta đã dạy ở đời cố gắng giữ cho được nhân – lễ - nghĩa – trí – tín là tài sản vô giá mà hậu thế phải noi theo.

Điều 24: Sau khi Trưởng các đại diện Chi - nhánh – ngành cũng như tất cả bà con thân tộc gồm ……………… đã nghe đọc và có đủ bản tộc ước để xem đều đồng ý như nội dung trong Tộc Ước đã nêu. Nếu có điều khoản nào sửa đổi bổ sung thì :
1. Ghi vào biên bản cuộc họp rõ ràng.
2. Ghi thẳng trong bản này và có điểm chỉ của hai vị cao tuổi đại diện trong Tộc.
3. Tất cả Trưởng các đại diện Chi - nhánh – ngành đều phải ký vào Bản Tộc Ước này.

Nghệ An, ngày … tháng … năm 20….
( nhằm ngày …… tháng ….. năm ………… Âm Lịch)
TM. BCH Hội Đồng Gia Tộc.
Gia Phả Họ Trần làng Long Đống
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Họ Trần làng Long Đống.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Họ Trần làng Long Đống
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.