GIA

PHẢ

TỘC

Họ
Trần
làng
Long
Đống
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
Phàm trong một nước phải có quốc sử. Quốc sử để ghi chép những sự tích anh hùng của một dân tộc, ghi chép những bậc tiền bối vĩ nhân đã có công dựng nước và giữ nước, làm rạng rỡ cho non sông Tổ quốc thân yêu, để lại cho hậu thế ngàn năm văn hiến, để lại cho con cháu đời đời ghi nhớ.

Trong một gia đình dòng họ phải có gia sử, hay nói một cách khác là gia phả vậy. Gia phả để ghi chép tổ tiên dòng họ đời này qua đời khác. Đời này nhờ đó mà biết được đời xưa. Đời sau nhờ đó mà biết được đời nay. Ấy thế cho nên Gia phả là một sử liệu của một gia đình – dòng họ vô cùng quý giá không thể thiếu được.

Tổ tiên dòng họ ta xưa gia phả bị rách nát cho nên từ đời ông Thỉ tổ về trước không được rõ và sau đó 5 đời về sau cũng chỉ biết sơ lược mà thôi.

Theo sự truyền miệng của các bậc cha anh thì ông tổ họ ta là ông Trần Dĩnh Xuyên, trước ở vùng Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Khoảng đời nhà Lê, thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, ông đưa mộ cha mẹ, ông bà ra táng tại quê ta và đem 03 người con trai ra đây.

Thời đó vì sợ bắt lính (theo lệ nhà Vua nếu 3 đinh bắt 2; 2 đinh bắt 1) bởi thế ông gửi 02 người con trai của mình đi 2 nơi khác nhau. Người con thứ hai lên Láng Thôn – Thông Lãng (xóm 9 – Hưng Thông ngày nay). Người con thứ ba gửi tại làng Yên Pháp (nay thuộc vùng tiếp giáp xã Hưng Phúc và xã Hưng Thịnh ngày nay). Con trưởng là Trần Đăng Vinh để lại quê ta.

Vậy ông Trần Đăng Vinh là ông tổ đầu tiên sáng lập ra họ Trần tại làng Long Đống, tức là vùng xóm 14 xã Hưng Tiến ngày nay.
Ông Trần Đăng Vinh bình sinh học hành thông minh, thông hiểu thiên văn địa lý. Ông đưa mộ cha là ông Trần Dĩnh Xuyên táng tại Hòn Phủ - Rú Thành, ngôi mộ tựa vào án núi, 2 bên có hai dãy núi cao ôm lại, phía Đông có thành đá ong của thành Nghệ an năm xưa, nhìn về phía Tây có cánh đồng bát ngát, thơ mộng, ngoảnh mặt ra trước ngã ba phủ chợ Tràng, nơi mà “ Nhật bách bái, Dạ bách Đăng”, nghĩa là ban ngày có hàng trăm chiếc thuyền trên dòng sông Lam như chúc đầu bái vào mộ; ban đêm có hàng trăm ngọn đèn sáng bái vào mộ tổ. Thật là một danh lam thắng cảnh hiếm có. Còn mộ mẹ ông táng tại Bàu Khanh, đứng trên mộ ông nhìn về rất rõ.

Riêng ông Trần Đăng Vinh tại 03 sào ruộng tại xứ Đồng Vịt, làng Văn Xá. Ông bà làm nhà ăn ở và mở trường dạy học ở đó. Khi ông bà mất, mồ mả táng tại 3 sào ruộng đó với 2 ngôi mộ rất to (Chữ gọi là “sinh cư tử táng”, nghĩa là khi sống ở đó thì khi mất thì táng ở đó luôn. Vì theo địa lý thì nơi đây là đất kết phát, con cháu đông đúc và làm nên danh vọng.

Còn con ông là Trần Phúc Quán đem lên lập gia cư tại làng Long Đống xã Hưng Tiến ngày nay, và từ đó con cháu ngày một trưởng thành đông đúc đời này qua đời khác tại làng Long Đống ta vậy.
Gia Phả Họ Trần làng Long Đống
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Họ Trần làng Long Đống.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Họ Trần làng Long Đống
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.