Tộc ước
GHI LẠI MỘT SỐ CÂU DỐI, HOÀNH PHI Ở CÁC NHÀ THỜ TỔ CỦA DÒNG HỌ LÊ
Ở NHÀ THỜ ĐẠI TÔN LIÊU XÁ.
***
- TỰ HỒNG PHÁI BÁ TRUY PHONG, NHỊ, TAM, GIÁP TIẾN SỸ LIÊN ĐỀ
DƯƠNG HIỂN DO TRUYỀN LÊ ĐẠI SỬ.
- VI LIÊU XÁ HƯƠNG LỆNH TỘC, TỨ , NGŨ HỆ KHOA ĐỒ KẾ PHÁT,
BẢN NGUYÊN TRUYỀN DẪN ĐẠI TÔN TỪ
Lê hữu Uẩn bái tiến.
Nghĩa :
Từ đời cụ tổ được truy phong tước Hồng Phái Bá nhị giáp, tam giáp Tiến sỹ liên tiếp đề danh sự vẻ vang này còn lưu truyền trong sử nhà Lê.
Là một vọng tộc ở làng Liêu Xá khoa mục bốn năm đời kết phát nguồn gốc ấy bắt đầu từ xa xưa ở nhà thờ Đại tôn.
***
- CHI PHÁI HỆ BẢN NGUYÊN, LÊ TỘC ĐƯƠNG ĐẠI
- BỒ LIỄU KHAM LƯƠNG ĐỐNG, VĂN XÁ LƯU PHƯƠNG
Nghĩa:
Các chi phái bắt đầu từ nguồn gốc họ Lê to lớn mãi
Thân bồ liễu ghé vai dường cột đất Văn Xá để lại tiếng thơm
***
HIỂN KỲ QUANG
Nguyễn Bá Thiềm bái tiến.
Nghĩa : Rạng rỡ mãi hào quang.
***
BẢO LÊ NGÃ
Phán sự Lê Hữu Tục bái tiến.
Nghĩa : Giữ gìn Họ Lê ta.
***
THI THƯ THẾ TRẠCH
Nghĩa : Gia tộc văn chương thanh thế.
***
DỊCH DIỆP HY LONG
Nghĩa : Đời đời thịnh vượng vui tươi.
***
TẤT HỮU LÂN.
Nghĩa : Có đức ắt có xóm giềng.
( ở cổng Nhà thờ Đại tôn)
***
Ở NHÀ THỜ CỤ TIẾN SỸ LÊ HỮU MƯU
- TỨC TRẠCH KIẾN TÙNG LÂM, TÂM THỊ PHẬT TÍCH THỊ THẦN, LỤC BÁCH TẢI LAI KIM, QUỸ NGẬT HINH TỪ, TÚC NGÔ NHÂN CHI CHIÊM NGƯỠNG.
- KHỞI GIA LONG HOẠN NGHIỆP, KHOA TÁC KHÔI, SỸ TÁC TƯỚNG, BÁN THIÊN NIÊN DANH THẾ, XIỂN DƯƠNG ĐẠO HỌC, TRIỆU THỬ THỔ CHI VĂN MINH.
Tiến sỹ khoa Mậu Tuất , Binh bộ thượng thư Hành lễ bộ thượng thư nhập thị kinh diên, Liêu đình Hầu Lê Hữu Kiều bái tiến.
Nghĩa:
-Từ nơi đất ở tạo nên cảnh rừng xanh tốt, tâm là Phật, sự tích là thần, 600 năm lại đây tòa khói hương cao ngất mọi người vẫn thành tâm chiêm ngưỡng.
-Khởi nghiệp nhà bằng con đường quan chức thịnh đạt, đi thi thì đỗ đầu làm quan thì tới cấp tướng nửa nghìn năm danh thế nêu cao đạo học gây dựng văn minh ở đất này.
***
- DỊCH THẾ TRÂM LƯU QUỐC SỬ
- TIỂU TÔN HƯỞNG TỰ THỤ GIA THANH
Phạm thị Kim bái tiến.
Nghĩa:
- Quan chức nhiều đời còn lưu lại trong quốc sử
- Con cháu các đời sau hưởng sự phụng thờ vun đắp tiếng thơm cho dòng họ
***
- VẠN CỔ HUÂN LAO TRIỀU QUẬN TRỌNG
- THIÊN THU HƯƠNG HỎA MIẾU ĐƯỜNG LONG
Phạm thị Kim bái tiến.
Nghĩa :
- Công lao to lớn muôn đời được coi trọng trong triều ngoài quận
- Hương khói ngàn thu vẫn rực rỡ ở chốn miếu đường
***
- TAM THẾ ĐĂNG KHOA THÙY VŨ TRỤ
- ỨC NIÊN HƯƠNG HỎA ĐẲNG CÀN KHÔN
Câu đối Vua ban Lê thị Thanh, Lê thị Trà đồng tái lập.
Nghĩa:
- Ba đời khoa bảng lừng non nước
--Muôn năm hương khói ngút trời mây
***
- HIỂN ĐẠT ĐÔNG Y DANH QUỐC SỬ
- LƯU TRUYỀN NAM DƯỢC TẾ SINH DÂN
Lê Hữu Châu- Tô Thị Oanh Bác sỹ Tiến sỹ Y Dược khoa bái tiến.
Nghĩa:
- Làm rạng rỡ khoa thuốc phương Đông tên tuổi còn ghi trong quốc sử
- Lưu truyền lại ngành thuốc nam cứu độ cuộc sống cho dân
***
LÊ GIA PHÁI DIỄN
Nghĩa: Họ Lê trường tồn đời đời dòng dõi phát triển.
***
LÊ ĐƯỜNG HỮU ĐỨC
Lê Hữu Hoài bái tiến.
Nghĩa: Họ Lê có đức
***
TRUYỀN GIA THI LỄ
Lê Hữu Châu bái tiến
Nghĩa: Dòng họ có truyền thống văn học và lễ giáo.
***
TIẾN SỸ MÔN
( Cổng nhà thờ cụ tiến sỹ Lê Hữu Mưu)
Nghĩa: Cửa ra vào nhà Tiến sỹ.
***
Ở NHÀ THỜ CỤ LÊ CÔNG BỒI QUẢNG YÊN
- ĐẠI BÚT HÙNG VĂN, HỒNG CHÂU TỨ MIẾU NHÂN SÙNG BÁI
- NHO LƯU HÀO PHIỆT, BÍCH LĨNH SONG CHI THẾ DIỄN PHỒN
Nghia:
- Bốn miếu đất Hồng châu bảng bút văn chương còn nức tiếng
- Hai ngành non bích lĩnh sử kinh nho nhã vẫn lừng danh
( Hồng Châu tứ miếu là bốn nhà thờ họ Lê ở Liêu Xá, Bích Lĩnh là tên một ngọ núi ở ngoài Quảng Ninh ý chỉ hai chi họ Lê ở ngoài Quảng Ninh)
***
- MỘC BẢN THỦY NGUYÊN, DỊCH DIỆP MỸ HÀO CHI PHÁI
- XUÂN TRƯỜNG THU TỰ, ỨC NIÊN AN QUẢNG TỬ TÔN
Nghĩa:
- Nguồn gốc từ Mỹ Hào chi phái ngàn năm còn nhớ mãi
- Nơi An Quảng xuân thu tế lễ cháu con muôn thửa chẳng quên
( Xưa Liêu Xá có thời gian thuộc huyện Mỹ Hào, An Quảng là huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh.
***
Ở NHÀ THỜ DIỄN CHÂU NGHỆ AN
- HẢI, ĐƯỜNG PHÁT TÍCH
- HOAN, DIỄN KHAI CƠ
Nghĩa: Họ Lê phát tích từ Đường Hào Hải Dương
Khai cơ lập nghiệp ở huyện Diễn Châu đất Hoan Châu ( Nghệ an)
***
Ở NHÀ THỜ CỤ LÊ HỮU KIỀU
- TẠI TRIỀU TẠI QUẬN VĂN KIÊM VŨ
- VU QUỐC VU GIA HIẾU TỐ TRUNG
Nghia:
- Ở triều ở quận văn kiêm võ
- Với nước với nhà hiếu lại trung
***
- LỊCH TRIỀU PHONG TẶNG CÔNG HẦU BÁ
- KẾ THẾ ĐĂNG KHOA PHỤ TỬ TÔN
Nghĩa:
- Tước Công tước Hầu tước Bá mấy triều phong tặng
- Nào cha nào con nào cháu nối nghiệp đăng khoa
***
PHÚ ĐẠO ĐỨC
Nghĩa: Giàu đạo đức
***
Ở NHÀ THỜ CỤ HOÀNG GIÁP LÊ HỮU DANH
- THIÊN THƯỢNG KHÔI TINH HẠ TRẦN THẾ
- NHÂN GIAN HOẠT PHẬT PHÚC DÂN SINH
Chánh Phó tổng huyện Tam Nông đồng bái.
Nghĩa:
- Sao Thiên Khôi từ trên trời giáng xuống trần thế
- Vị Phật sống chốn nhân gian ban phúc lành cho dân chúng
Ý nói cụ Lê Hữu Danh nhân đức như vị Phật sống cõi nhân gian
***
- HỒ LÔ SƠN THỦY THANH KỲ DỤC TRUNG ANH TÚ
- ĐỨC THỤ BẢN CĂN BỒI CỐ ẤM DỤ CHI ĐIỀU
Nghĩa:
- Non nước sứ Hồ Lô thanh kỳ đúc kết lại sinh người anh tuấn
- Gốc rễ cây đức xây đắp bền vững phúc ấm đến tận cành tận lá
***
Ở AM TỔ CÔ LÊ THỊ LỤC TRONG BÀI VỊ GHI:
VIÊN DUNG AM
HOÀNG TRIỀU LÊ THỊ THẤT NỮ DUNG TRANG CHI MỘ
Với đôi câu đối :
- CỬU THIÊN TRẦN NGOẠI MA GIA KHÁCH
-THẤT BẢO QUANG TRUNG XÁ LỴ THÂN
Nghĩa:
- Làm khách tu hành trên chín tầng trời ngoài cõi tục
- Thân xá lỵ nơi thất bảo tỏa ánh hào quang
( Xá lỵ là những viên tròn rắn như đá được kết lại trong bụng của những vị tu hành đắc đạo, tu càng đắc đạo thì số xá lỵ càng nhiều và càng lớn)
*********************************************************************************************************
NHÀ THỜ ĐẠI TÔN
I. VĂN BIA Ở NHÀ THỜ ĐẠI TÔN DO CỤ LÊ HỮU THƯỜNG LẬP.(Bản dịch )
Lê hữu Thường cùng vợ là Nguyễn Thị Sự ở làng Văn Xá, xã Liêu Xá, tổng Liêu Xá , huyện Đường Hào, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Từng nghe: Trên có làm rạng đức Tổ thì dưới mới để lại phúc cho cháu con. Mở cơ nghiệp truyền lại đời sau, hương khói gìn giữ đến vô cùng, thì nhà thờ là cái gốc vậy.
Họ ta từ quan Tả thị Lang, phân chia ra nhiều chi phái, tươi đẹp sáng tỏ như phượng như lân, liên tục phát huy về đậu đạt và làm quan. Được là họ lớn, bề thế trong hương thôn, chính là nhờ cội rễ vững bền hàng trăm năm trước vậy.
Thường tôi là chi thứ trong họ, sinh được ba cháu gái, việc kính thờ tổ tiên chú ý rất mực. Nay xin lấy đất vườn tự mua được để xây dựng nhà thờ. Hàng năm đến ngày mồng mười tháng giêng, cả họ cùng tế lễ. Từ quan Tả thị Lang đến cha mẹ Thường, cùng ngày giỗ cả vợ chồng nữa, trong thôn xóm có nơi mà kính lễ.
Một ngày trong tháng ba năm nay, việc xây dựng đã xong, làm lễ mọn dâng lên, cùng hội họp cả chi họ lại, kính cáo với Tiên linh.
Các Linh vị :
Cụ ông Cao Tằng Tổ, được phong Tả Thị Lang bộ Lễ, Tước Hồng Phái Bá, tên là Lê Hữu Dụng, tự là Phúc Quảng, hiệu là Huyền Đạt.
Cụ Tổ bà, vợ chính của cụ Lê, phong tặng Tả Thị Lang bộ Lễ, tước Hồng Phái Bá, người họ Đỗ, hiệu là Huệ Hòa.
Cụ thân phụ họ Lê, tên là Hữu Toại, hiệu là Như Ý. Bà cụ mẹ, người họ Trương, hiệu là Từ Tính.
Bà cụ mẹ vợ chính của Nho sinh họ Lê, người họ Trần, hiệu là Từ Tiết.
Cụ ông họ Lê, tự Thiện Chính, hiệu Hòa Lạc.
Cụ bà dâu họ Lê, người họ Nguyễn, hiệu là Diệu Đức.
Thường tôi đem số ruộng đất kể sau cúng vào họ để lo việc hương khói muôn đời, lưu truyền mãi mãi, xin kính cẩn khắc vào bia đá dựng phía bên phải.
Ruộng, vườn, ao, xứ đồng như sau:
Một đám ở xứ Đồng Mốt một sào mười thước. Một đám ở xứ Bờ Vàng Hai sào sáu thước.
Đất vườn hai sào mười thước. Một đám ở sứ Mả thấp ba sào sáu thước. Một đám ở xứ vườn Mía hai sào năm thước. Một đám ở xứ Hói mười ba thước. Một đám ở xứ Đồng Mốt mười một thước hai tấc. Một đám ở xứ Sau Quán một sào tám thước. Một đám nữa ở xứ Sau Quán một sào ba thước.
Số ruộng cộng lại là một mẫu hai sào hai thước. Một đám ao hai sào mười thước ở xứ Cửa Quán.
Ngày mồng mười tháng ba năm canh Tuất, đời Vua Tự Đức, năm thứ ba ( 1850).
II. CÂU ĐỐI Ở NHÀ THỜ ĐẠI TÔN.
- TỰ HỒNG PHÁI BÁ TRUY PHONG, NHỊ, TAM, GIÁP TIẾN SỸ LIÊN ĐỀ
DƯƠNG HIỂN DO TRUYỀN LÊ ĐẠI SỬ.
- VI LIÊU XÁ HƯƠNG LỆNH TỘC, TỨ , NGŨ HỆ KHOA ĐỒ KẾ PHÁT,
BẢN NGUYÊN TRUYỀN DẪN ĐẠI TÔN TỪ
Lê hữu Uẩn bái tiến.
Nghĩa :
Từ đời cụ tổ được truy phong tước Hồng Phái Bá nhị giáp, tam giáp Tiến sỹ liên tiếp đề danh sự vẻ vang này còn lưu truyền trong sử nhà Lê.
Là một vọng tộc ở làng Liêu Xá khoa mục bốn năm đời kết phát nguồn gốc ấy bắt đầu từ xa xưa ở nhà thờ Đại tôn.
III.THƯ CỦA CỤ CHÂU VÀ CỤ HOÀI, ĐỒNG GỬI ANH HỒNG VỀ NHÀ THỜ ĐẠI TÔN.
Hà nội , ngày 12 tháng 12 năm 2008.
Thân gửi anh Hồng.
Họ Lê ta hiện nay nhiều chuyện lộn xộn quá, nhất là về việc tôn tạo các di tích lịch sử của họ Lê ở Liêu Xá. Vừa qua lãnh đạo địa phương đã triệu tập một cuộc họp với họ Lê ở Liêu xá như anh đã biết nhưng cũng chưa giải quyết được những vấn đề tồn tại việc này chắc cũng phải từ từ giải quyết dần không nóng vội được.
Kết quả thế nào còn trông chờ vào sự thống nhất nội bộ của bà con trong họ và quyết định của UBND huyện Yên Mỹ.
Việc thống nhất được ý kiến trong họ hiện nay là khó vì một số người cứ tự cho mình được quyền làm theo ý cá nhân của mình kể cả những việc làm sai trái, không chịu nghe theo ý kiến của tập thể bà con trong họ, rồi cứ tự xưng tôi là thê này , tôi là thế nọ kheo khoang đủ thứ trên đời và luôn mốm nói chúng tôi thế này chúng tôi thế kia mặc dù đó chỉ là ý kiến riêng của cá nhân mình, biểu hiện cao độ của chủ nghĩa cá nhân và tính vô tổ chức.
Đa số bà con trong họ đều biết rõ đúng sai nhưng sợ mất lòng nên khôngdám đấu tranh bảo vệ cái đúng, một số người thì chán không muốn nói .
Đó là cái nguy nhất hiện nay của họ Lê ta ở Liêu Xá và ở cả Hà Nội. Trăm điều lộn xộn cũng từ đó mà ra, chừng nào còn chưa quét sạch được chủ nghĩa cá nhân thì chưa lập lại được kỷ cương để đi đến đoàn kết nhất trí trong họ được.
Có những việc liên quan đến nhiều người phải dần dần giải quyết từng việc một, mong rằng với chức năng và trách nhiệm của một người thay quyền trưởng tộc, anh cùng với chúng tôi những người LỚN trong họ cố gắng cùng nhau giải quyết.
Có một việc không cần phải bàn với cả họ mà chỉ cần nói riêng với anh và cũng chỉ cần anh hiểu được phải trái là tự giải quyêt được, một việc đã và đang gây bức xúc cho nhiều bà con xa gần trong họ.
Đó là việc anh tự lập bàn thờ bố mẹ anh và để thờ ảnh của vợ anh ngay bên cạnh bàn thờ Tổ, xoay đi xoay lại đủ các hướng, nay thì để đối lập với bàn thờ tổ. Anh cần biết rằng ngay khi còn sống, ông Liêm sinh ra anh cũng không dám làm cái điều trái đạo ấy.
Từ xưa nhà thờ chỉ có một bàn thờ duy nhất ở gian giữa để thờ cụ ông, cụ bà Tả thị Lang Hồng Phái Bá Lê Hữu Dụng cùng với bố mẹ ông Lê Hữu thường là người đã tự xuất tiền ra tậu đất xây nhà thờ, ngoài ra không có bàn thờ nào khác ( việc này còn khắc rõ vào bia đá vẫn để ở gian phía Bắc nhà thờ Đại Tôn).
Từ khi anh lén lút lập bàn thờ bố mẹ và vợ anh sát cạnh ban thờ Tổ làm động đến Tiên linh khiến trong họ lục đục triền miên không còn kỷ cương gì nữa.Bà con nói ra nói vào rất nhiều, có nhiều người không còn nhẫn nhịn được nữa đã nói thẳng với anh việc này nhưng anh vẫn cố tình giả ngây giả điếc.
Hình như anh cho rằng họ Lê và Nhà nước phải có trách nhiệm xây nhà thờ và lập bàn thờ để thờ bố mẹ anh và vợ anh cho nên anh đã nhân danh “ trưởng họ thay mặt họ Lê Hữu” làm đơn gửi đến ông trưởng ban quản lý công trình tu bổ tôn tạo di tích lịch sử hải Thượng Lãn Ông và ông Viện trưởng Viện Bảo Tàng Lịch Sử để yêu cầu Nhà nước phải xây bàn thờ vợ anh theo đúng ý của anh ở nhà thờ Đại tôn họ Lê.
Trong đơn anh viết : “ Chúng tôi phát hiện bản vẽ số HT-05 về bàn thờ bên phải ( tức bàn thờ vợ anh) ở bản vẽ này không đúng với vị trí nguyên trạng số HT - 02, chúng tôi yêu cầu cần sửa lại vị trí bàn thờ ở bản tu bổ số HT-05cho đúng với bản vẽ nguyên trạng. Như vậy là phải xây bịt cửa sổ để đặt bàn thờ đúng vị trí, vì bàn thờ là việc hệ trọng không thể tùy tiện thay đổi vị trí được.
Do đó chúng tôi yêu cầu bàn thờ phải để ở vị trí cũ như bản vẽ HT-02.
Yêu cầu Ban quản lý công trình thông báo ngay cho đội thi công không xây theo bản vẽ HT-05 nữa. Tức là bàn thờ bên phải hướng về phía Đông Bắc.
Nơi gửi:
- Ban quản lý công trình huyện Yên Mỹ.
- Viện bảo tàng Lịch Sử.
- UBND xã Liêu Xá.
- Đội thi công công trình.
- Lưu dòng Họ.
Thay mặt họ Lê Hữu. trưởng họ Lê Hữu Hồng ,ký.
Với yêu cầu và nơi gửi như trên có nghĩa là anh đã chính thức bắt cả dòng Họ lê, cả xã Liêu Xá, cả huyện Yên Mỹ và cả Viện Bảo tàng Lịch Sử phải xây dựng và công nhận cái bàn thờ vợ anh được phép đăt ngang tầm và đối chiếu với bàn thờ Tổ Họ Lê nằm trong quần thể di tích văn hóa Hải Thượng Lãn Ông được Nhà nước bảo vệ, cũng có nghĩa là ngàn đời sau cả Họ, cả làng cả nước phải phụng thờ lễ bái vợ chồng anh.
Anh nói rằng bàn thờ là việc hệ trọng không thể tuỳ tiện thay đổi vị trí được và anh bắt Nhà nước phải xây bàn thờ vợ anh theo hướng Đông Bắc tức là xung chiếu, ngược lại với bàn thờ Tổ họ Lê, kể cả việc bắt Nhà nước phải bịt cửa sổ nhà thờ lại để xây bàn thờ vợ anh theo đúng hướng anh đã chọn.
Nhà thờ và bàn thờ Tổ xưa nay vẫn nhìn về hướng Tây Bắc, nay anh bắt Nhà nước xây bàn thờ vợ anh theo hướng Đông Bắc xung chiếu với bàn thờ Tổ. Theo phong thủy đó là điều ĐẠI KỴ.
Anh nghĩ rằng lập bàn thờ vợ anh theo hướng Đông Bắc là hướng đắc lợi để gia đình anh được giàu sang thịnh vượng và như vậy bàn thờ Tổ vẫn ở hướng Tây Bắc đối chiếu với bàn thờ vợ anh. Tất Họ Lê sẽ bị lục đục, suy vong, lụn bại. Anh có nghĩ đến hậu quả này không?
Ngay hôm huyện Yên Mỹ cư người mang bản vẽ thiết kế tôn tạo nhà thờ Đại Tôn về Liêu Xá để Họ thông qua và góp ý tôi và bà con trong họ đã có ý kiến: nhà tiền tế cần để năm gian thông thoáng như xưa để lại, không ngăn hai buồng ở hai đầu vì chỉ để chứa bụi bẩn gây hôi hám không dùng gì trong khi mỗi dịp tế lễ, họ hàng lại phải bắc rạp ngồi ngoài sân vừa tốn tiền thuê rạp vừa nhếch nhác lôi thôi thì anh đấu tranh là cần phải ngăn hai buồng cho nhà trưởng ở. Bản thân anh cũng như cả họ biết răng anh chả ở đây bao giờ mỗi năm chỉ mấy lần lai vãng, nhưng anh vẫn làm theo ý thích của riêng anh hơn là vì lợi ích của cả Họ và chúng tôi cũng tưởng rằng anh cố tình lấy hai buồng của nhà thờ Họ cho anh thì anh sẽ mang bàn thờ nhà anh vào đấy để thờ thì cũng còn có thể tạm chấp nhận được. Nhưng đã để hai buồng nhà thờ cho anh rồi mà anh vẫn bắt Nhà nước phải xây bàn thờ vợ anh ngang tầm và đối chiếu với bàn thờ Tổ thì Họ không thể chấp nhận được.
Tại sao anh không làm theo đạo hiếu của người Việt Nam là con đâu cha mẹ đấy?
Sao anh không biết rằng ngay cụ thủy tổ họ Lê ta đến nay cũng vẫn không có nhà thờ và bàn thờ riêng, cụ Lê Hữu Thường vì không có người thừa tự nên đã xuất tiền bạc của cải ra xây nhà thờ Tổ mong rằng Họ hàng sau này nghĩ đến mà cúng giỗ cho mà đến nay cũng không có bàn thờ ở nơi mà chính mình đã xây dựng nên. Trong khi đó thì anh lại thay mặt Họ Lê để buộc Nhà nước phải xây bàn thờ vợ anh đối lập với bàn thờ Tổ.
Thực chất đây là việc cháu chắt tranh giành lấn chiếm với tổ tiên , nơi thờ cúng không chỉ vi phạm gia quy mà còn vi phạm cả về ĐẠO ĐỨC. Cũng vì việc này mà tháng 11 năm 2007 tôi đã phải về gặp trực tiếp các đ/c lãnh đạo địa phương yêu cầu không xây lại cái bàn thờ mà anh Hồng đã lén lút xây lên để thờ bố mẹ và vợ anh vì bàn thờ này trước đây không có. Nhưng các đ/c ấy nói rằng Việc thờ cúng là do các cụ trong Họ quyết định, địa phương không can thiệp.
Là những người thuộc thế hệ ông , bà, chú bác trong họ chúng tôi chính thức có lời nhắc nhở anh và yêu cầu anh phải di chuyển ngay cái bàn thờ có ảnh vợ anh ra khỏi ba gian nhà thờ Tổ, đừng để cả Họ phaair ra tay giải quyết, để lấy lại tôn nghiêm cho nơi thờ cúng Tổ tiên và lập lại tôn ty trật tự đúng như lịch sử của nhà thờ Họ.
Anh cũng biết rằng theo quy định trưởng thứ trong họ thì anh ở ngành thứ nên đúng ra anh không được là trưởng tộc , mà trưởng tộc phải là anh Lê Hữu Toại thuộc ngành trưởng ( Chi Quảng Ninh) nhưng vì trước đây ngành trưởng không ở Liêu xá nên ông Liêm sinh ra anh được thay quyền trưởng tộc, còn anh cũng không sống ở Liêu xá nhưng ví là con ông Liêm nên Họ vẫn để cho anh kế tục cái danh nghĩa đó.
Nhiều năm nay cả anh và anh Toại đều sống ở Hà Nội, lẽ ra trưởng tộc phải trả lại cho anh Toại ở ngành trưởng cho đúng với truyền thống và phong tục Việt Nam song Họ cũng chưa nhắc gì đến việc trưởng thứ này.
Anh cần thấy rõ sự ưu ái đó của họ hàng mà cư sử với tổ tiên họ hàng cho phải đạo.
Còn một việc nữa tiện đây chúng tôi cũng nói luôn là anh đã viết thư thay mặt dòng họ gửi đến bà con Họ Lê, yêu cầu bà con đóng góp 40 đến 50 triệu đồng gửi về Gia Lâm cho anh để mua Khám thờ, lọ hoa và sửa chữa phục chế hoành phi câu đối.
Việc này cần phải xem sét lại vì:
Khám thờ là vật cổ kính linh thiêng nhất trong nhà thờ nên khi họp bàn thông qua đề án tôn tạo nhà thờ tôi đã nêu ra vấn đề này yêu cầu phải được giữ nguyên trạng thì anh đã trả lời rằng việc này đã được đo đạc kỹ lưỡng các kích thước và chụp ảnh cẩn thận để sau khi tôn tạo sẽ phục chế lại đúng như cũ.
Tại sao đến giờ lại phải mua khám mới?
Đồ thờ và hoành phi câu đối từ xưa truyền lại rất quý, nó quý ở cái cổ chứ không quý ở cái nước sơn mới mầu mè do đó nếu đem sơn lại cho mới là một việc làm phản lại ý nghĩa bảo tồn bảo tàng mất đi sự cổ kính phải giữ.
Và nếu có đóng góp thì việc đóng góp phải bảo đảm đúng nguyên tắc là giao qua các thủ uỹ của họ, ở Hà nội là ông Tùy, ở Liêu Xá là anh Hường, tuyệt đối không thể giao trực tiếp cho anh để anh tùy ý chi tiêu được, vì với tính cách của anh là kính vợ hơn tiên tổ, họ hàng thì họ không thể không lo ngại và cảnh giác với việc làm của anh.
Mặt khác nhiều bà con trong họ còn phân vân không rõ rồi đây nhà Thờ Đại Tôn có còn là nhà thờ Đại Tôn của Họ Lê nữa không hay nó sẽ trở thành nhà thờ riêng của gia đình anh, khi mà bàn thờ cha mẹ anh và vợ anh vẫn còn ngang nhiên tồn tại ở đó và như vậy thì không ai muốn vào lễ bái ở đó để nhìn cảnh chướng tai gai mắt ấy và như vậy đóng góp trở nên vô nghĩa nên chắc chẳng ai làm.
Thư bất tận ngôn.
Lê Hữu Châu , Lê Hữu Hoài cùng Ký.
|