GIA

PHẢ

TỘC


Hữu
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
Thủy tổ


ĐỜI THỨ NHẤT

THỦY TỔ

Cụ tổ tên tự là LÊ PHÚC TIÊN, là học sinh trường Đại học Quốc Tử Giám sống vào thời Hồng Đức nhà Lê ( Thế kỷ 15). Cụ từ đâu đến lập nghiệp ở Liêu Xá cũng như ngày, tháng, năm sinh, năm mất của cả cụ ông và cụ bà trong các gia phả cổ đều không ghi lại. Mộ hai cụ được táng tại thôn Cao Cầu xã Liêu Thượng xưa, nay nằm bên kia đường Hải Thượng Lãn Ông phía đối diện với gò PHÁT TÍCH họ Lê, chếch khoảng 20m về phía Đông. Theo gia phả cổ, ngày xưa cứ đến ngày mồng 9 tháng Giêng hàng năm, con cháu trong họ tập trung tại đây, nơi mộ hai cụ để làm lễ tế tổ tiên.


ĐỜI THỨ HAI

NHỊ THẾ TỔ

Cụ tổ tên chữ là LÊ CHÍNH TÍN. Mất ngày 11 tháng 7. Cụ Bà, hiệu là HY HỮU BÀ. Mất ngày 17 tháng 7. Mộ hai cụ hợp táng ở xứ Mả Nhực, nay không rõ ở đâu.

ĐỜI THỨ BA

TAM THẾ TỔ.

Cụ tổ là học sinh trường phủ tên là KHÓA húy là KHUỂ, tên chữ là LÊ CHÍNH LỘ, hiệu là QUÂN HIÊN, mất ngày 13 tháng 12. Vào đời Vua Quang Thiệu (1516-1522) khi đi thi Hương cụ làm bài văn hay vào loại nhất. Thấy bài văn hay, các quan trường truyền tay nhau xem rồi để quên không đem chấm, làm cụ bị mất bài thi nên không đỗ. Cụ đồng thời với quan Tiến sĩ làng Vũ tên là NGUYỄN SÚC. Khi sang mừng cụ Nguyễn Súc đỗ Tiến sĩ, cụ có phàn nàn về chuyện mồ mả, muốn sau này được chôn vào cạch cụ cố thân sinh ra cụ Nguyễn Súc. Cụ Nguyễn Súc nhận lời và sau khi cụ QUÂN HIÊN mất, cụ nguyễn Súc cho táng vào cạnh mộ cụ cố theo lời hứa và ý nguyện lúc bình sinh tại gò Mộc Tinh xứ ruộng chiêm làng Vũ còn gọi là gò Mả Bia. Cụ Bà họ Nguyễn, hiệu TỪ TIẾT, mất ngày mồng 5 tháng 5, táng tại gò Cổ Ngựa. Cụ là người thôn Kính xã Liêu Trung.

ĐỜI THỨ TƯ

TỨ THẾ TỔ

Cụ tổ là học sinh trường phủ tên là KHẢI, húy là LÃI ( có sách chép là HUÂN), cụ tên chữ là LÊ CHÍNH ĐẠO, đậu Hiệu Sinh, mất ngày 21 tháng 2. Cụ Bà họ VŨ, hiệu THỤC Ý người thôn VŨ, mất ngày 11 tháng 4. Mộ hai cụ hợp táng tại xứ Bờ Vàng, đồng VŨ. Hai cụ sinh năm người con giai.

ĐỜI THỨ NĂM A : PHÂN DÒNG TRƯỞNG Ở LIÊU XÁ- HƯNG YÊN

NGŨ THẾ TỔ

Cụ tổ tên là LÊ QUANG NGHI (1507-1567) húy là LY , tự là THANH NGHĨA, hiệu là HUYỀN ĐỨC, làm Lý trưởng, mất ngày mồng 2 tháng 3. Cụ làm nghề dạy học , học trò theo học rát đông, cụ Bà là NGUYỄN THỊ DŨ, hiệu TỪ ÂN, mất ngày 24 tháng 2, mộ ở Mả Cả. Hai cụ sinh được năm người con giai.
1.LÊ DỸ THÀNH.
2.LÊ ĐÁP.
3.LÊ THẾ THỊNH.
4.LÊ TẤT THẮNG (Sự tích tường sau này)
5.Tên và sự tích không rõ.

ĐỜI THỨ NĂM B : PHÂN DÒNG THỨ DIỄN CHÂU NGHỆ AN

Cụ tổ đời thứ năm tức đời thứ nhất chi Diễn Châu, Nghệ An tên là LÊ LY, tự TẢO SINH, hiệu HOAN HẢI tức LÊ LỘI. Năm 1572 vua Lê cung Hoàng bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi, đất Hồng Châu có loạn cụ dời vào thôn Hậu Luật xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành Hoan Châu , nay là Diên Bình, Diễn Châu Nghệ An lập nghiệp đến nay đã thành một phân dòng ở đó. Cụ Bà tên là VÕ THỊ TÂN người cùng xã. Hai cụ sinh được hai người con giai, con trưởng là LÊ CỐ, người thứ hai không rõ tên. Theo gia phả ở Liêu Xá thì cụ Lê Ly mất ngày 19 tháng 6 mộ cụ ở xứ Làng Kênh ( Có lẽ ở Liêu Xá lấy ngày cụ ra đi làm ngày giỗ và mộ tưởng niệm). Theo gia phả ở Diễn châu thì cụ mất ngày 15 tháng 8. Mộ hai cụ hợp táng tại đồng làng Hậu Luật sau cải táng về nghĩa trang Đồng Én Diễn Cát.

ĐỜI THỨ SÁU B:

Cụ tổ đời thứ sáu tức đời thứ hai phân dòng Diễn Châu Nghệ An tên là LÊ CỐ , hiệu DIỆU THÀNH, là con trưởng cụ Lê Ly. Cụ Bà tên là VÕ THỊ LÃNH, người làng Hậu Luật. Hai cụ sinh được tám người con giai. Con trưởng là Lê Huy Mô tự Thế Khoa, con cháu đều ở Hậu Luật, con thứ tư là Lê Mạc (Đạo Cao), con út tên là Lê Huy Tám.Cụ mất ngày mồng 8 tháng 8 mộ ở Hậu Luật sau cải táng về nghĩa trang Đồng Én , Diễn Cát.
Đến đay họ Lê Diễn Châu chia thành ba chi.
1.Lê Mô.
2.Lê Mạc ( Đạo Cao).
3.Lê Tám.

ĐỜI THỨ BẢY B.

Cụ tổ đời thứ bảy tức đời thứ ba chi Diễn Châu Nghệ An tên là Lê Mô, tự Thế Khoa, hiệu Yên Khê là con trai trưởng cụ Lê Cố.Vợ cả tên Tăng thị Tây người xã Cao Xá. Sinh con giai tên là Lê Tiển tức Lê Tiến Tài. Vợ hai ( em vợ cả) tên là Tăng thị Hiệu. Cụ Lê Mô cho rằng phong thổ làng Hậu Luật không phát đạt nên cụ dời sang xã Yên Tập làng Ban Bác lập nghiệp lâu dài ở đó. Cụ đã dời cả mồ mả ông cha về Yên Tập và chuẩn bị sinh phần ở đó. Cụ mất ngày mồng 3 tháng 10, mộ táng tại Ban Bác. Cụ Bà mất ngày mồng 8 tháng 4, mộ tại Cồn Đạn.

ĐỜI THỨ TÁM B.

Cụ tổ đời thứ tám tức đời thứ tư phân dòng Diễn Châu tên là LÊ TIỂN, tự TIẾN TÀI, hiệu ĐÀO GIANG là con trưởng cụ Lê Mô. Cụ bà tên là Phan thị Tứ người làng Đông Thạnh xã Đào Hoa ( nay là Diễn Hoa ), sinh một giai tên là Lê Chủng, tự là Quế. Cụ mất ngày mồng một tháng 12. Mộ táng ở Đông Phai sau đã rời đi.

ĐỜI THỨ CHÍN B.

Cụ tổ đời thứ chín tức đời thứ năm phân dòng Diễn Châu tên là LÊ CHỦNG, tự là QUẾ, hiệu là HẠNH NGUYÊN, Sinh giờ sửu ngày 8 tháng 9 năm Canh Tý. Khoa Giáp Tý thi Hương đậu Tam trường, là người khai khoa cho họ Lê chi Diễn Châu.Cụ sinh được Tám người con, năm gái và ba giai là Huy Cổn , Huy Miên và Văn Rượu. Cụ đặt ruông tế cho họ, định ra ngày 15 tháng Giêng là ngày tế tổ,con cháu tập trung làm lễ kỷ niệm mãi mãi về sau. Đến đây ngành cụ Lê Mô lại chia thành hai tiểu ngành:
1.Tiểu ngành cụ Lê Cổn.
2. Tiểu ngành cụ Văn Rượu.

ĐỜI THỨ MƯỜI B.

Cụ tổ đời thư 10 chi Diễn châu. Trước ở thôn Ban Bác xã Yên Tập, sau lại rời về Hạnh Lâm. Cụ đi thi đậu Tam trường (tú tài). Một đêm nằm mộng thấy thần nhân đọc một vế câu đối : " Độc thư thỉ giác thiên vô phụ" sáng dậy nói chuyện lại cho các con nghe, lúc ấy người con giai thứ là ông Lâm Điền ứng khẩu đối ngay: "Hữu trí tu tri sự cánh thành" nghĩa là: Đọc sách mới biết trời không phụ. Đối lại ý là: Có chí ắt làm nên.
Cụ Bà là Tạ thị Cường người ở Bút Điền Diễn Cát. Hai cụ sinh được 5 người con giai nhưng chỉ 3 người có con giai nối dõi trở thành ba chi là chi cụ Trọng Châu, Lâm Điền và Thạc Phụ.Từ đây phân dòng Nghệ An chia thành sáu chi là:
Đời thứ:
11. Chi trưởng là Trọng Châu.
11. Chi Thứ hai là Lâm Điền tức Lê Đình Viên.
11. ChiThứ ba là Thạc Phụ.
10. Chi Thứ tư là Văn Rượu.
7. Chi Thứ năm là Lê Mạc ( Đạo Cao).
7. Chi Thứ sáu là Lê Huy Tám.

ĐỜI THỨ SÁU A : PHÂN DÒNG LIÊU XÁ - HƯNG YÊN.

Cụ tổ đời thứ 6 Phân dòng Liêu Xá , Hưng Yên, tên là Lê Tất Thắng(1542-1606), húy là Viên, tự Nhân Hiền, hiệu Vô Tâm, làm Lý Trưởng. Mất ngày 14 tháng 11, mộ ở xứ Phổ Lộ. Cụ Bà tên là Vũ thị Yêm, hiệu Huệ Bảo, mất ngày 21 tháng Giêng thọ 67 tuôi, mộ ở gò PHÁT TÍCH thật là nơi phúc địa. Nguyên cụ tổ đời thứ 7 là Lê Hữu Dụng làm Tư trưởng có quen một người ở xã Bình Lao huyện Cẩm Giàng, hiệu là Đồ Cẩm, ông này có biết về môn địa lý. Một hôm cụ tổ nhà ta mời ông Đồ Cẩm về nhà chơi, thấy gia cảnh bần bạc, ông Đồ Cẩm hỏi vì sao. Cụ bảo: Nhà tôi mấy đời nay học hành cũng khá, không hiểu vì sao lần nào đi thi cũng không đỗ, không biết có phải vì mồ mả không ? Ông Đồ Cẩm nói, nếu vậy để tôi tìm đất cải táng ngôi mộ tổ sau này tất sẽ phú quý. Mấy ngày sau ông Đồ Cẩm trở lại để cải táng ngôi mộ tổ. Vì chưa mua được tiểu sành, ông Đồ Cẩm bảo không cần phải tiểu, cứ lấy cái nồi đất rộng miệng ( nguyên văn là: Thổ oa đại khẩu ), thay cho tiểu sành cũng được. Rồi cùng nhau ra đồng cải táng ngôi mộ cụ tổ bà là Vũ thị Yêm đời thứ 6. Khi đào lên sắp xếp hài cốt vào nồi vừa xong chuẩn bị mang đến nơi cải táng thì trời bắt đầu nổi gió, mây đen ùn ùn kéo đến, cát bụi bay mù trời rồi trời đổ mưa như trút nước không sao đem chôn được, mọi người bàn với nhau rằng: Trời sắp tối mà lại mưa to gió lớn thế này không thể đem táng ngay được đành để tạm nồi hài cốt vào ria lũy tre làng, nơi cổng Hậu rồi sớm mai hãy hay. Sáng mai cơm rượu xong, mọi người cùng ra cổng Hậu đến chỗ để nồi hài côt chiều qua thì thấy đất đã đùn lên một đống lấp kín cả nồi hài cốt rồi. Thấy vậy mọi người cho rằng điềm trời tự táng nên cứ để nguyên chỗ đó mà chỉ đắp thêm đất cho to. Sau khi phân kim, ông Đồ Cẩm nói rằng: Ngôi mộ tổ đã được đặt vào nơi kết huyệt có kiểu đất Ngôn kỳ đại thế, hình tựa hồ lô nên long mạch đã hành công tự táng chi sơ. Kết cục là đất có hình thiên mã, có ngựa nhớn ngựa nhỏ chầu về, trong thì có thượng thư án, ngoài thì có kim quy ngưỡng ngọa, tả Tượng hữu Mã triều. Ông nói tiếp: Với ngôi mộ tổ kết phát này từ nay sẽ được đinh tài lưỡng vượng, học hành đỗ đạt cao trở thành dòng họ quý tộc chí bách dư niên ( có nghĩa là sẽ kết phát trên trăm năm).
Lời tiên tri của ông Đồ Cẩm đã sớm trở thành hiện thực vì ngay sau khi cụ Lê Hữu Dụng cải táng ngôi mộ mẹ thì con cả của cụ Dụng là Lê Hữu Thời tức Toán đi thi hương đã đỗ nhất Cử và thi Hội đã đỗ Tam trường khoa Canh Tuất được bổ làm Tri huyện huyện Chí Linh.Người con thứ tư là Lê Hữu Danh đã đỗ Nhị giáp Tiến Sĩ tức Hoàng Giáp, được bổ làm quan Giám sát ngự sử. Kế đó ba người con của cụ Lê Hữu Danh và hai cháu nội đều đỗ Tiến sĩ. Trong đó có hai người con cụ Danh là Lê Hữu Mưu và Lê Hữu Kiều đã từng vào tòa Kinh Diên dạy học cho Vua, đều làm quan to và được phong tước Công, Hầu, Bá.
Ngôi mộ tổ đã kết phát mạnh liền trong ba đời với thời gian hơn một trăm năm đúng như lời thày địa lý.
Hai cụ sinh được năm người con 3 gái 2 giai.
1.Lê thị Chỉ.
2. Lê thị Vịnh.
3.Lê thị Vỵ.
4. Lê Hữu dụng.
5. Lê Hữu Tạo.

ĐỜI THỨ BẢY A : PHÂN DÒNG LIÊU XÁ - HƯNG YÊN.

Thất thế tổ : Cụ tổ đời thứ 7 tên là LÊ HỮU DỤNG húy là Bạo, tự là Phúc Quảng, hiệu Huyền Đạt, đậu Hiệu sinh làm chức Huyện thừa huyện Văn Lãng, sau vì có con cháu làm quan to nên được phong tặng là Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Lễ Bộ Tả thị lang, tước Hồng Phái Bá, thọ 55 tuổi mất ngày 18 tháng 5, mộ ở xứ Đồng Mốt. Cụ Bà là Đỗ Thị Dĩnh hiệu Huệ Hòa được phong tặng Tự Phu nhân, thọ 78 tuổi, mất ngày 15 tháng 5. Khi cụ ông còn nhỏ nhà nghèo, tính cần kiệm theo mẹ sang bên ngoại thôn Ông Hảo. Thấy có nghề làm trống cũng học làm, trở nên khéo tay, trống cụ làm ra vừa đẹp vừa bền nên các quan viên chơi trống chầu thủa ấy hỏi thăm tìm đến tận nhà để mua trống, trống đẹp giá hạ nên bán chạy, do đó gia cảnh cũng khá hơn trước. Hai ông bà sinh được bảy người con bốn giai ba gái

ĐỜI THỨ TÁM A.

Bát thế tổ (1642 -1691). Cụ Tổ tên húy là LIÊN, tự HỮU DANH, hiệu Thung Am, thụy Nhân Thứ. Ngài đậu Nhị Giáp Tiến sĩ ( Hồng Giáp) khoa Tân Hợi (1671) triều Lê. Làm quan đến Sơn Tây Hiến sát xứ sau lại được phong chức Tham Chánh, được phong tặng là Kim Tử Vinh lộc đại phu, tước Văn Uyên Bá. Cụ sinh vào giờ Dậu ngày Giáp Tý tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1642), hồi nhỏ đã rất thông minh, năm 19 tuổi thi trúng Hương giải, mùa hè năm Canh Tuất (1670) niên hiệu Cảnh Trị đi thi Sỹ Vọng trúng Hoành Tứ, mùa đông năm ấy thi Hội trúng thứ bảy lúc ấy 29 tuổi mùa xuân năm Tân Hợi (1671), thi Đình đỗ Nhị Giáp Tiến sĩ được liệt vào hàng đứng đầu bảng được bổ làm Hiệu Lý Hàn Lâm, năm 1672 được cử làm Tán Lý cùng với Quan Trấn - Phủ điện quận công bảo vệ Kinh Sư, có công được thăng Hiến sát sứ Kinh Bắc năm Quý Hợi 1683 được thăng Giám sát sứ Sơn Tây đến năm Bính Dần 1685 thăng Hiến Sát sứ Sơn Tây. Ngày 2 tháng 11 năm Tân Mùi 1691 bị cảm bệnh. Đến giờ Tuất ngày 22 tháng 11 thì mất tại nhiệm sở, thọ 50 tuổi. Vợ cả là Trần thị Do sau được phong Tự Phu Nhân, sinh năm Đinh Hợi mất năm Giáp Dần, thọ 88 tuổi, húy ngày 23 tháng 10 mộ ở đồng làng Vũ.Bà Hai là Dương Thị Duệ, hiệu Trinh Tĩnh, được phong là Lệnh Nhân, sau phong tặng Tự Phu nhân, sinh năm Quý Tỵ, mất năm Giáp Tuất, thọ 42 tuổi, húy ngày 23 tháng 10. Mộ táng tại đồng làng Thượng Bùi thuộc xã Nhân Hào Trung , tổng Sài Trang. Khi nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa cho đào đại thủy nông Bắc hưng Hải thì mộ được rời về phía Tây gò Phát tích họ Lê ở Liêu Xá. Bà Dương thị Duệ nhười thôn Ngọc Quá xã Lạc Đạo Huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay là huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Khi quan Hoàng Giáp vinh quy qua làng ấy ai nấy đều đứng dẹp vào ria đường nhường lối cho quan đi, mình Bà cứ đứng nghiễm nhiên như không có việc gì sảy ra, quân lính đi trước dep đường yêu cầu bà đứng dẹp vào thì bà đáp: đấy Hoàng Giáp thì đây cũng tổ Tiến sĩ, vừa lúc đó quan Hoàng Giáp đến nơi nghe thấy liền dừng lại hỏi mới biết bà là cháu gái của quan Thượng Thư Dương Hồ, cháu ngoại của cụ Phạm Quốc Lão, húy Công Trứ ở Liêu Xuyên, liền hỏi thăm vào nhà quan Thượng thư Dương Công kể chuyện và ngỏ lời xin làm thứ thất. Dương công bằng lòng, sửa soạn lễ nghi đâu đấy cho làm lễ Vu quy rồi cùng vinh quy một ngày. Về sau mình bà có ba con đỗ Tiến sĩ cho nên người bấy giờ có câu Gái họ Dương có giường Tiến sĩ. Năm 19 tuổi cụ Danh đi thi Hương đậu Hương giải (cử nhân). Cụ muốn dạy học thêm, lúc đó ở phố Quan Kham có một người tên là Cơ có ba con giai đã lớn muốn nhờ tìm thày hộ, ông Cử này lại quen biết cụ Danh và biết ý cụ Danh cũng muốn dạy học thêm nên nhận lời với ông Cơ, hai người hẹn nhau ngày mai sẽ đến nhà ông Cơ. Đêm hôm ấy, ông Cơ nằm mộng thấy ông Cử đưa một thày học đến nói: Đây là quan Nghè ông nên cho con theo học. Đến giờ Thìn sáng mai quả thấy ông Cử đưa ông thày đến, đúng y như người đã thấy trong mộng đêm qua. Cho là điềm tốt, ông Cơ liền cho các con theo học, cung cấp cho thày rất chu đáo. Các con ông Cơ sau này đều đỗ đạt, người con út đậu Sinh Đồ và sau này gả con gái cho người con thứ ba của cụ Danh là ông Lê Hữu Quyến, tức là bà Trịnh Thị Quang. Trước khi đi thi Hương cụ Danh có sang nằm cầu mộng ở miếu cụ Trạng Đỗ Thế Duyên ở Liêu Xuyên. Đang nói với cụ Trạng nhác trông thấy một ngón tay, đến lúc tỉnh dậy, trông lên tượng thờ thì ra lâu ngày pho tượng thờ của cụ Trạng có gãy mất một ngón tay. Khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ Tám thi Hội đậu Tứ trường, đầu năm Tân Hợi thi Đình đậu Hoàng Giáp. Khi thi Hội cùng đậu Tam trường với anh giai là Lê hữu Thời, khi vào thi Tứ trường anh làm văn song đến hỏi em rằng: Chú làm bài thế nào ? Em đáp bài làm cũng khá còn đậu hay không thì chưa dám chắc. Hôm sau về nhà trọ, rùng mình nằm thiếp đi, Bác Liêu Thượng cùng ở gọi dậy ăn cơm cũng không dậy được , cứ nằm mà nói chuyện mộng rằng: Tối qua tôi nằm mộng thấy vật nhau với Cử Bôn hai keo đều thua cả, chả biết là điềm gì ? Đến ngày 24 tháng chạp treo bảng, thì thấy ông Cử Bôn đỗ thứ sáu còn mình đỗ thứ bảy, mới biết mộng hay là thế.
Năm ấy cụ 29 tuổi, nghe tin thi đỗ bạn bè đến mừng rât đông. Ông Quý Đức cười nói tự nhiên, chỉ có ông Dương Bao Công không được vui, Tổ thúc lấy tay vỗ vào lưng ông bảo rằng: Khoa này ông Liêu Xá đỗ, khoa sau ông Thiên Mỗ đỗ, còn buồn gì nữa ? Ông Quý Đức tiếp luôn rằng : Nghiệm câu này thì ông Thiên Mỗ đỗ chứ tôi không đỗ được, cụ Danh hỏi cớ sao ? Ông Quý Đức đáp tháng trước có ác mộng. Tôi với bác Liêu Xá, bác Thiên Mỗ ba anh em cùng ngồi chơi ở chợ Mỗ, một lát bác Liêu Xá dương một lọng ra trước, một lát bác Thiên Mỗ cũng dương một lọng ra sau, còn mình tôi cứ cụp lọng về nhà, ấy là cái điềm trước đó. Đến khoa Bính Thìn ông Quý Đức đỗ nhưng gặp khi nhà nước có tang nên mọi người đều không được dương lọng, mới biết mộng nghiệm đến thế.
Tháng Giêng năm Tân Hợi thi Đình xong, lấy ông Lưu Danh Công đỗ Trạng Nguyên, cụ Danh đỗ Bảng Nhãn, ông Thiếu sĩ Lâm đỗ Thám Hoa, ông Vũ Đình Lâm đỗ Hoàng Giáp, hôm sau xét lại bài của cụ Danh có 4 bạch tự nên truất xuống Hoàng Giáp, nên khoa ấy có hai Hoàng Giáp là như vậy. Trước đấy thì cụ Danh có nằm mộng thấy có người đem cho gấm vóc rồi sau lại lấy đi. Thật là ứng với việc này.
Cụ tổ sinh được 12 con, 10 giai, 2 gái. Bà cả sinh : Đà, Tự, Lược, Quyến, Nhiệm , Lục, Khiêm.
Bà Hai sinh : Hỷ,Nguyên , Gia, Mưu, Kiều.

ĐỜI THỨ CHÍN A

TIẾN SĨ LÊ HỮU HỶ.

Ngài đậu Tiến sĩ năm Chính Hòa thứ 21 đời vua Lê Hy Tông ( 1701 ) làm quan tới chức Giám sát Ngự sử tỉnh Tuyên Quang rồi thăng Đốc Đồng tỉnh Sơn Tây sau phong tặng Thừa chính sứ Thái Nguyên, tước Phiên Đình Bá. Ngài là con thứ năm của cụ Hoàng Giáp, sinh năm Giáp Dần mất năm Bính tuất, thọ 33 tuổi, húy ngày mồng 5 tháng 10. Vợ cả là Phạm Thị Huyến, con quan Chiêu Cấp Công, người Liêu xuyên, sinh 4 con một giai ba gái.
1. Lê hữu Cẩm.
2.Lê Thị Thại.
3.Lê Thị Tỵ.
4.Lê Thị Huy.

ĐỜI THỨ CHÍN A.TỔ CÔ HỌ LÊ : CỤ LÊ THỊ LỤC.

Cụ Lê Thị Lục,Tổ Am,Tổ cô họ Lê, hiệu Diệu Thể, là con thứ bảy và con gái thứ hai cụ Hoàng Giáp Lê Hữu Danh. Bà sinh giờ dậu, ngày 24 tháng 2 năm Bính Thìn, mất ngày mồng 3 tháng 2 nhuận năm Bính Thân, thọ 41 tuổi. Chồng làTrần Đình Chi, đậu Sinh Đồ, người cùng làng. Tính Bà ôn hòa thuần hậu, lấy chồng hơn mười năm có đẻ nhưng không nuôi nên mới nguội lửa trần, ham đạo Phật, ăn không cá thịt, mặc chẳng lụa là chỉ lo làm phúc. Cầu mong cho tiên tổ được tiêu sinh tịnh độ, họ hàng được mạnh khỏe bình yên là mừng. Chồng bà thấy vậy lấy vợ khác. Khi ông mất bà thương sót kêu gào thảm thiết , xóm làng thân thích ai cũng phải động lòng thương. Năm Bính Thân Vĩnh thịnh thứ 12 Bà phải bệnh mất ở nhà mộ táng ở cạnh chùa Bà Sinh thôn Văn, nay cạnh nhà lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông. Sau khi Bà mất, thân mẫu của bà là cụ Hoàng Bà Trần Thị Do đêm ngày thương nhớ mới sai người vào Đông Sơn Thanh Hóa thuê thợ tạc đá làm am và khám đá dựng trên mộ bà để thờ theo ý nguyện lúc bình sinh cuả bà, vào năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (1719). Lúc bình sinh bà là người đoan chính, cử chỉ thanh nhàn, ít nói năng không ganh tỵ, thờ mẹ rất có hiếu, ở với anh em và chị em dâu rất mực hòa mục, tuy lòng có siêng ham đạo Phật nhưng vẫn quý ở trung tin ưu ái, noi theo đạo trời nên mới chịu nổi những điều ai cũng khó chịu, làm được những việc ai cũng khó làm. Thật đáng là một tấm gương hiền thục cho đời vậy.

ĐỜI THỨ CHÍN A.TIẾN SĨ LÊ HỮU MƯU.

Tổ khảo LÊ HỮU MƯU, húy Hưng, hiệu Phác Trai, thụy Đoan Nhã. Ngài sinh vào giờ Thìn, ngày 16 tháng 10 năm Ất Sửu Chính Hòa năm thứ sáu 1685. Sớm mồ côi cha mẹ nên quyết chí học hành. Năm mười lăm tuổi thi Hương trúng Sảo Thông, Ất Dậu thi Hương trúng Tam trường, năm Mậu Tý 1708 trúng Tứ trường đứng hàng thứ ba.
Năm Canh Dần Vĩnh Thịnh thứ sáu 1710 thi Hội trúng thứ bảy vào thi Đình đỗ Đệ Tam Giáp đồng Tiến Sĩ xuất thân. Trẻ tuổi thông minh nên được bổ làm Hiệu Thảo Hàn Lâm, năm Nhâm Thìn 1712 nhận chức Tham đồng Đề Lĩnh bốn Thành. Năm Giáp Ngọ 1714 thăng chức Cấp sự Trung Lễ Khoa. Năm Ất Mùi 1715 có khóa tích khi làm Tham Đồng được thăng quyền Tham Chánh sứ Thanh Hoa.Năm Mậu Tuất 1718 làm quan xứ Y ên Quảng với chưc Tham Chính.Tháng 6 Canh Tý 1720 được thăng chức Tu Nghiệp Quốc Tử Giám , làm Tham Chánh xứ Hưng Hóa. Năm Tân Sửu 1721 làm Tham chánh xứ Nghệ An. Năm Giáp Thìn 1724 thăng chức Phủ Doãn Phụng Thiện. Năm Đinh Mùi 1727 làm Tham Chính xứ Kinh Bắc.
Trên xét tích làm quan, tháng 7 năm Canh Tuất 1730 thăng Thừa Chỉ Hàn Lâm Viện, làm Thừa Chính Sứ xứ Thái Nguyên, năm Nhâm Tý 1732 thăng Thừa Chính sứ xứ Sơn Tây. Năm Quý Sửu 1733 được phong hàm Tam Phẩm vâng chiếu chỉ phong tặng cha chức Tham chính xứ Hưng Hóa, mẹ đầu Trần thị Do được phong Lệnh Nhân, mệ đẻ Dương Thị Duệ được phong Lệnh Nhân, vợ cả được tấn phong là Thận Nhân.
Năm Giáp Dần 1734 chịu tang mẹ già là Bà Trần Thị Do. Năm Đinh Tỵ 1737 thăng Hữu Dụ Đức tháng Giêng năm Mậu Ngọ 1738 thăng Hữu Thị Lang Bộ Công, tước Phu Đình Bá. Tháng 9 vâng mệnh vào chầu ở Điện Kính Diên (Dạy học cho Vua), tháng 12 giữ chức Bồi Tụng. Giờ Sửu ngày 9 tháng 5 năm Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu thứ năm 1739 Ngài mất tại bản dinh ở Cửa Chu Thước ( tục gọi Cửa Đỏ) nơi Kinh Thành, thọ 55 tuổi. Đưa linh cữu về nhà. Ngày 11 được cấp ban 10 lạng Bạc. Ngày 15 quàn trước sân từ Đường ngày 15 tháng 6 có sắc phong Tả Thị Lang Bộ Công, ban tên thụy là Nhu Nhã , ban lễ Điếu úy lạo 250 quan tiền, cấp dân xã Vân Hoàng huyện Phú Xuyên để phục dịch việc cúng tế. Tháng Tư năm canh Thân 1740 táng tại Gò Mả Nhực xứ Đồng Mốt.
Cụ có ba Bà vợ.
Bà Cả: Trần Thị Nhàn, hiệu Đoan Từ tặng phong Thận Nhân con quan Thư Tả, sinh năm Giáp Tý mất năm Ất Hợi thọ 36 tuổi húy ngày 25 tháng 9. Sinh bốn con là : Bỉnh, Chinh, Khích, Hỗ.
Bà Hai là Bùi Thị Thưởng, hiệu Diệu Tuệ, tặng phong Thận Nhân, con quan Tham Đốc người huyện Đông Thành Nghệ An. Sinh được sáu con là : Châu, Tựu , Chuân, Ngoan, trác, Tố.
Bà Ba là Lưu Thị Dã, hiệu Từ Ý, thọ 88 tuổi, húy ngày 7 tháng 11, sinh một gái là Thị Liên một giai là Lê Hữu Kiển đỗ Tiến Sĩ, cả thảy 12 người con.

ĐỜI THỨ CHÍN CỤ QUÂN CÔNG LÊ HỮU KIỀU.

Cụ LÊ HỮU KIỀU là con út cụ Hoàng Giáp, hồi nhỏ tên là Nhượng, hiệu Tốn Trai , sinh giờ ngọ ngày 2 tháng 9 năm Tân Mùi niên hiệu Chính Hòa thứ 12 (1691) . Mới ba tháng thì cha mất, lên bốn tuổi lại mồ côi mẹ, được oại là Hiến Phó Phạm Phu Nhân và cậu ruột là Vệ Úy Lạc Sơn Công đem về nuôi..
Lúc nhỏ người gày yếu, bảy tám tuổi đã biết đọc sách, lên mười tuổi anh ruột là Lê Hữu Hỷ đỗ Tiến sĩ được bổ làm quan mới đem em đi để nuôi dayjtinhs còn trẻ ham chơi nên nhiều lần phải răn đe bằng roi vọt. Cụ Hỷ có làm hai bài thơ để dạy em bằng chữ Hán, đến năm 1938 cụ LÊ HỮU DỰ (Đời thứ 15) dịch ra chữ quốc ngữ như sau:

Bài một:
Tuổi em đã lớn phải lo sao
Kinh sử em nên gắng sức vào
Đêm tới phòng văn ôn sách cũ
Ngày ra thư án luyện tân trào
Bóng gang vua vũ không từng phí
Tuyết thước ông quy dám nhichs nào
Em nếu chăm nghe lời dạy đó
Cung thiềm mai sớm bẻ cành cao.

Bài hai:
Chợt nhớ hai thân giọt lệ tuôn
Lấy ai làm phép lấy ai khuôn
Hòe non ba khóm cha không bón
Liễu yếu dăm chồi mẹ chẳng vun
Ai chạy cơm ăn lo áo mặc
Ai ngăn lối dại dắt đường khôn
Nếp nhà còn dấu nghi chưng đó
Nối dõi trâm anh nức tiếng dồn.

Năm mười lăm thi Hương đậu Tam trường, năm mười Tám đậu Hương Giải, năm 25 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh 1718 được bổ làm Sát Đề Hình Thanh Hoa rồi Hiến Sát Sứ. Ba năm sau được cử làm Đốc Đồng Thái Nguyên thăng Đãi Chế Thanh Hiến Học Sĩ, được cử làm Bồi Tụng thăng chức Tự Khanh Tế Tửu, năm 42 tuổi làm Đốc Trấn Cao Bằng được một năm thì triệu hồi về triều thăng chức Thừa Chỉ Công Bộ Hữu Thị Lang, xung làm Phó Sứ đi chúc mừng Bắc Quốc.
Hai năm trở về được điều đi trấn Nghệ An coi việc biên phòng sau lại sai đi đốc chiến ở Đạo Cẩm Thủy. Nhân đi Bắc sứ có công được thăng chức Tả Thị Lang Bộ Công, tước Liêu Đình Bá.Năm Canh Thân 1740 được triệu hồi về làm Bồi Tụng, thăng chức Đô Ngự Sử vì có công trong việc quân nên được phong tước Liêu Đình Hầu. Năm Nhâm Tuất thăng Thượng thư Bộ Công, năm Giáp Tý đi làm Đốc Trấn Thái Nguyên. Năm Ất Sửu làm Giám Tri Từ Tụng. Năm Bính Dần được cử làm Tri Cống coi thi Hội. Năm Mậu Thìn lại vâng mệnh làm Tri cống coi thi Hội và được cử làm Thượng Thư Bộ Lễ. Năm Nhâm Thân làm thượng Thư Bộ Hình và Bộ Binh, năm Giáp Tuất vâng lệnh vào Tòa Kinh Diên ( dạy học cho vua).
Năm Ất Hợi (1755 ) 65 tuổi xin về trí sĩ ngày 26 tháng 10 năm ấy, từ giã vua về làng được ban Thái Kỳ (cờ hiệu) và tám câu đối sức cho dân 6 tổng trong huyện nghênh tiếp. Đến tháng Chạp năm ấy lại phụng mênh lai kinh, năm Bính tý tháng 10 thăng Thượng Thư Bộ Lại, năm Đinh Sửu thăng Thượng Thư Bộ Hộ kiêm Bộ Lễ. Đến tháng 5 năm Canh Thìn mắc bệnh gọi con cháu đến làm di chúc. Đến tháng bảy bệnh càng nặng mới nộp ấn xin nghỉ việc quan, đến tháng tám bệnh càng nặng thêm mới về quê. Hôm 6 tháng 8 về đến nhà, bênh hơi đỡ, cười nói ung dung như thường . Đến giờ Sửu ngày 26 tháng 8 thì mất , thọ 70 tuổi. Nhà vua được tin rất thương tiếc, nghỉ ba ngày không ra coi triều. Đến tháng 10 năm ấy sắc phong Liêu Quận Công, ban 300 quan tiền tuất.
Cụ có năm bà vợ và hai mươi mốt người con
1. Vợ cả : Nguyễn thị Diệu, hiệu Từ Tuệ ấm phong Chánh Phu Nhân, con gái quan huyện Thừa liêu Trung, húy ngày 21 tháng 7, sinh ba con là Hữu Cẩn, thị Toàn và Thị Trang (Bà Trang là vợ ông Lê Quý Đôn).
2. Vợ hai : Nguyễn Thị Huỳnh, hiệu Trinh Đức, là con quan Trấn thủ Lạng Sơn, người làng Mao Xá huyện Sơn Đông tước Khoan Trung Hầu, Bà sinh một gái là Thị Thuần.
3. Vợ ba :Lưu Thị Diễm, hiệu Từ Nhuận là cháu bên ngoại bà cả, con gái ông sinh Đồ làng Liêu Trung, sinh ba giai ba gái là Thị Thường, Hữu Nột, Thị Man, Hữu Hàm, Hữu Ngạn và Thị Cai.
4. Vợ tư : Luyện Thị Đoàn, húy Loa, hiệu Thiệu Châu người xã Liêu Trung, sinh được bảy người con là : Nhu, Uyển, Mang , Khuê, Thuận, Chinh, Ninh.
5. Vợ năm Lưu Thị Tháo, hiệu Từ Thục (tức là em thứ ba Lưu Thị Diễm ) sinh bốn người con là : Thư, Khải, Hoan, Chỉ.
Cụ Lê Hữu Kiều có hai mốt người con mười người con giai nhưng chỉ có ba người có con nối dõi trở thành ba chi
1. Chi cụ Cẩn ở Liêu Xá.
2. Chi cụ Nột ở Mọc - Quan Nhân - Hà Nội.
3. Chi cụ Thư ở Bảo Triện - Bắc Ninh.


ĐỜI THƯ MƯỜI .
CỤ LÊ HỮ0 TRÁC ( 1724-1719) Ở HƯƠNG SƠN - HÀ TĨNH.

Lê hữu Trác tức Lê Hữu Chuẩn, húy Trác, hiệu Nhã Trực. Biệt hiệu Hải thượng Lãn Ông. Cụ Lê Hữu Trác là con giai thứ bảy của cụ Lê Hữu Mưu, sinh vào thời Hậu Lê, niên hiệu Bảo Thái thứ năm, giờ Dần ngày 12 tháng 11 năm Giáp thìn 1724 tại làng Văn Xá, xã Liêu Xá huyện Đường Hào , phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương. Mất ngày 15 tháng Giêng năm Tân Hợi 1791 tại quê mẹ ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, thọ 67 tuổi, vợ cả là Lê thị Khoan, cháu quan công thần Nguyễn Sán ở làng Hoài Định, huyện Hoài An nay là huyện Mỹ Đức Hà Tây, bà sinh năm Đinh Tỵ mất năm Mậu Ngọ 1798 , húy ngày 20 tháng 9, sinh một con gái là Em và một giai là Lê hữu Hanh. Vợ thứ là bà Hoàng thị Hợp người xã Yên Đồng huyện La Sơn, bà sinh năm Giáp Dần, mất năm Kỷ Dậu 1789 húy ngày 24 tháng giêng. Bà sinh một giai là Lê Hữu Ninh và ba gái là Thị Yên, Thị Hoàn , Thị Định.
Ngài giỏi về nho học, các sách nhâm độn, tướng số, binh thư đều thông hiểu cả, đi thi đỗ Tam trường theo nghề cung kiếm đã mười năm, tuy trải vượt bao nhiêu nguy hiểm nhưng vẫn được bình yên, những mưu kế bàn tính trong quân cơ phần nhiều được phù hợp nên đánh đâu thắng đấy. Thống tướng chỉ huy nhiều phen muốn cất nhắc nhưng cụ tỏ ra thờ ơ không muốn, vì sống trong xã hội phong kiến ở vào thời kỳ suy tàn của chế độ Lê Trịnh ở đàng ngoài, đàng trong thì có bọn Chúa Nguyễn lo củng cố thế lực, luôn luôn dòm ngó tranh giành lẫn nhau làm cho nhân dân cơ cực. Giặc dã ( phong trào nông dân) nổi lên khắp nơi phải thường xuyên đánh dẹp. Thấy rõ cảnh nồi da sáo thịt, chiến tranh vô nghĩa đó nên cụ đã từ bỏ con đường binh nghiệp tìm cho mình một con đường đúng đắn, một công việc có ích cho dân cho nước và cụ đã quyết tâm đi vào ngành Y để trị bệnh cứu người làm cho nhân dân bớt phần đau khổ. Cụ từ quan về quê mẹ nơi rừng sông suối, đất Hoan Châu để nuôi dưỡng mẹ già và dốc toàn tâm trí vào nghiên cứu về y dược và trở thành danh y nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỷ 18.
Năm Nhâm Dần 1782 cụ nhận được chiếu chỉ , triệu lên kinh chữa bênh cho Đông cung Thế tử Trịnh Cán và Chúa Trịnh Sâm. Nhiều người không hiểu đã mừng cho cụ vì được Cửu Trùng biết đến, đường công danh rộng mở thênh thang, nhưng riêng cụ lại chẳng màng gì danh lợi luôn tìm cách trở về núi cũ.
Suốt hơn ba chục năm trời cụ đã dồn hết tinh thần và sức lực của mình để nghiên cứu, đúc kết và rút kinh nghiệm từ thực tế trong việc chữa bênh cứu người để viết ra bộ sách “Hải thượng Y Tông tâm lĩnh” gồm 28 tập với 66 quyển truyền lại cho đời sau mà giá trị của nó là vô cùng to lớn cho ngành y dược Việt nam. Tập 28 là tập cuối cùng được viết vào năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) đến đời Tự Đức nhà Vua đã cho khắc toàn bộ 28 tập vào bản khắc gỗ để in ra thành sách. Bản khắc gỗ này vẫn để ở chùa Đại Tráng, tỉnh Bắc Ninh.
Về dòng dõi trực hệ thì chỉ biết đến đời con của cụ tức đời thứ 11 gồm:
1. Lê thị Em.
2.Lê Hữu Hanh.
3. Lê Hữu Ninh.
4. Lê thị Yên.
5.Lê thị Hoàn.
6.Lê Thị Định.


ĐỜI THỨ MƯỜI: CỤ TIẾN SĨ LÊ HỮU KIỂN (1722-1797)

Tổ khảo LÊ HỮU KIỂN húy biểu , tự Trọng Tín, hiệu Ngân Hồ cư Sĩ, biệt hiệu Khả Phục, Thụy Lý Trai, đậu Tiến sỹ khoa Mậu thìn 1748 làm quan Đốc Đồng Thanh Hoa, Đốc Trấn Lạng Sơn, Tham chính Nghệ An, thăng Đông Các Đại Học Sĩ, Công Bộ Hữu thị Lang.
Ngài sinh năm Nhâm Dần niên hiệu Bảo thái thứ hai triều Lê, mất ngày mồng 8 tháng 12 năm 1797 thọ 76 tuổi.
Khi sinh được vài tuổi bà ngoại là Vũ Thị ẵm sang chùa Ông Giác làng Vũ chơi, đặt ở Tiền Đường mà đi quét dọn, chợt thấy con rắn đen vằn biếc quấn quanh lưng bụng vươn đầu thè lưỡi lên trên mặt. Bà ngoại sợ quá chẳng biết làm thế nào, mới khấu đầu khấn đức long thần, rắn vút biến đâu mất. Hôm khác bà lại định ẵm sang đấy chơi thì cứ lắc đầu không chịu, hỏi cơ sao, đáp ở đó có đỉa.
Năm Quý Hợi, Cảnh Hưng thứ tư thi Hương đậu Tam trường, năm Đinh Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ tám đậu Tứ trường. Năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ chín thi Hội đậu thứ hai, thi Đình đỗ Tiến sĩ.
Thủa ấy giặc cỏ vẫn ẩn náu ở thôn quê thuộc vùng Hải Dương nên khi đỗ Tiến sĩ việc vinh quy bái tổ phải làm tạm lễ bái tổ ở Dinh cụ Diêu Đình Hầu lê Hữu Kiều là chú ruột ở phường Bích câu huyện Thọ Xương chốn kinh thành.
Vợ Cả là Đỗ Thị Nhu, hiệu Từ thuận là con quan Nghè Đông Các Hiệu Thư ở làng Quan Xuyên huyện Đông An, thọ 48 tuổi, húy ngày 30 tháng 8.
Vợ thứ hai Ngô Thị Huệ, con gái quan Binh Bộ Thượng Thư Thiếu bảo Phương Quận Công NGÔ THÌ NHẬM ở làng Tả Thanh Oai, thọ 22 tuổi húy ngày 20 tháng 8.
Vợ thứ ba Lưu Thị Yến con quan Phó Giám Tòa Tư Thiên Giám người làng Thanh Lâm huyện Thanh Lâm.
Ngành cụ Hoàng Giáp Lê Hữu Danh và Tả Thị Lang Lê Hữu Mưu, tiểu ngành cụ Tiến sĩ Lê Hữu Kiển đến đời thứ 11 chia làm ba chi :
1. Chi cụ Lê Hữu Chù ở lại Liêu Xá.
2. Chi cụ Lê Hữu Vỹ, không rõ đi lập nghiệp ở đâu, con cháu ra sao đến nay chưa tìm được.
3. Chi cụ Lê Hữu Tuấn tức chi họ ở làng Lan Đình, Quan Xuyên, Khoái Châu, Hưng Yên.


ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT : CỤ LÊ HỮU CHÙ.

Tổ khảo Lê Quý Công, húy Hữu Chù, tự Thông Mẫn đậu Nho sinh, mộ ở đồng làng Phương Triện xã Đại Lại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh
Ngài là người Tuấn Dĩnh, lấy con gái quan Thượng Thư ở Bảo triện Bắc Ninh. Khi lên chơi thăm bên vợ rồi bị cảm mà mất ở đấy. Cụ Thượng thư họ trần rất yêu quý nên cho chôn ngay tại đấy. Vợ là Trần Thị Duyệt hiệu Từ Nhân thọ 72 tuổi, húy ngày 9 tháng 7. Sinh ba con một giai hai gái.
1. Lê Hữu Dụ tức Tham Luận Dụ Nghĩa Hầu
2.Lê Thị Khả hiệu Tiên Du, húy ngày 14 tháng 6 là vợ ông nguyễn Đình Chỉ người làng Xuân Điểm huyện Tiên Lữ.
3. Lê Thị Hai.

Hai chú cháu cùng làm rể một nhà. Chú là Tiến sĩ Lê Hữu Dung con cụ Thượng Thư Lê Hữu Kiều lấy bà chị, còn cháu là Lê Hữu Chù lấy bà em. Hiện nay con cháu cụ Tiến sĩ Lê Hữu Dung đã là một chi họ Lê ở trên đó và vẫn trông nom mộ cụ Lê Hữu Chù, còn mộ cụ Dung thì để tại Liêu Xá bên đồng Vũ.

ĐỜI THỨ MƯỜI HAI CỤ LÊ HỮU DỤ

Tổ Khảo LÊ HỮU DỤ tự Minh đoán hiệu Đạt Lý làm quan Tham Luận Đạo trung Quân Bắc Thành. Tước Dụ Nghĩa Hầu, triều Vua Quang Trung. Ngài sinh năm Nhâm Thìn 1772 , mất năm Đinh Hợi, thọ 55 tuổi , húy vào ngày 29 tháng 3, Ngài chí khí khảng khái, sinh vào cuối đời Lê, xếp nghề nghiên bút theo nghề kiếm cung, vua Quang Trung mời ra giúp việc rồi phong quan tước. Sau khi đánh tan hơn 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh, Vua Quang Trung chủ trương cho cải tạo lại sông ngòi để tiện cho việc dùng binh khi cần thiết và trị thủy phục vụ cho việc canh nông. Viên đốc trấn được triều đình giao việc này đã đệ trình lên nhà vua phương án và bản đồ cải tạo. Vua giao cho cụ Lê Hữu Dụ đi tra xét trước khi tiến hành công việc.
Theo kế hoạch của viên Đốc trấn trình lên thì sông sẽ đào qua một nửa làng bát Tràng. Khi đến kiểm tra thực địa tại đây cụ thấy tình cảnh dân làng Bát Tràng rất đỗi khó khăn vì sau nhiều năm chiến tranh Trịnh Nguyễn, lại tiếp đến giặc Mãn Thanh tàn phá. Nhân dân phải ly tán nhà cửa hoang tàn xơ xác . Đất nước vừa mới trở lại thanh bình chưa được bao lâu nghề sành sứ cũng vừa được nhen nhóm lại, nay nếu vì việc đào sông mà dân làng lại phải ly tán lìa bỏ cơ nghiệp nhà cửa để rời đi nơi khác thì cực khổ biết chừng nào. Với long thương dân và tin tưởng vào sự sáng suốt của nhà Vua, cụ chẳng ngại ngần về tâu lại với vua Quang trung những suy nghĩ của mình và xin được đào sông lui ra chỗ khác để dân được an cư lạc nghiệp mà việc trị thủy cũng không hưởng gì.
Nghe lời tâu trình thấu tình đạt lý, nhà vua liền ưng chuẩn và nhờ đó mà dân làng Bát tràng không phải dời đi nữa. Được tin này, dân làng Bát Tràng mừng vui khôn siết và vô cùng cảm ơn cụ Dụ Nghĩa Hầu Lê Hữu Dụ.
Ít năm sau khi nghe tin cụ Lê Hữu Dụ chuẩn bị xây nhà thờ tổ các cụ bô lão làng Bát Tràng đã cho con cháu gánh gạch ngói là sản phẩm của làng Bát Tràng khi trước. Cụ dứt khoát từ chối, nhưng các bô lão tha thiết và năn nỉ mãi nên cụ đành phải nhận. Do đó ngôi nhà thờ tổ, thờ cụ tổ là tả Thị Lang Lê Hữu Mưu đã được xây hoàn toàn bằng gạch, ngói Bát Tràng là như vậy. Nhà thờ được dựng vào tháng 11 năm Đinh Mão 1807.
Vì cụ làm quan dưới triều Tây Sơn nên sau khi Nguyễn Ánh giành được chính quyền, đã trả thù dã man vua quan nhà Tây Sơn, nên sau đó cụ đã phải trốn đi, mai danh ẩn tích để tránh sự truy lùng của vua quan nhà Nguyễn.
Cụ có sáu bà vợ và 15 người con gồm:
1. Vợ cả Vũ Thị, hiệu Diệu Thiện, người làng Chàng Tán huyện Gia Lộc, mất ngày 17 tháng 5, sinh một giai tên là Hùng.
2.Vợ thứ hai : Nguyễn Thị Tạ, hiệu Diệu Đài, người làng Phượng Lâu huyện Kim Động, sinh năm Kỷ Hợi, mất năm Kỷ Hợi thọ 61 tuổi, húy ngày 7 tháng Giêng, sinh bốn giai là; Ngu, Chí , Đông, Quế và hai gái là Đồng và Tích.
3 Vợ thứ ba là: Trần Thị, hiệu Diệu Phủ, mất ngày 24 tháng giêng, sinh hai con giai là Tề, Phùng, hai gái là Giao, Tương.
4. Vợ thứ tư là Vũ Thị Hóng, người làng Vũ, húy ngày 3 tháng 10.
5. Vợ thứ năm là Vũ Thị Mãn người làng Vũ , mất ngay 25 tháng 2, sinh một giai là sinh
Lê Hữu Đặng, hai gái là Duyên, Anh.
6. Vợ thứ sáu Vũ Thị Nhẫn người làng Vũ Xá, húy ngày 11 tháng tư sinh một gái là Đắc.
Cụ Lê Hữu Dụ có mười lăm người con tám người con giai nhưng sau này chỉ có hai người có con cháu nối dõi thành hai tiểu chi :
1. Tiểu chi cụ Lê Hữu Đông.
2. Tiểu chi cụ Lê Hữu Quế.


ĐỜI THỨ NHẤT
THỦY TỔ
Cụ tổ tên tự là LÊ PHÚC TIÊN, là học sinh trường Đại học Quốc Tử Giám sống vào thời Hồng Đức nhà Lê ( Thế kỷ 15). Cụ từ đâu đến lập nghiệp ở Liêu Xá cũng như ngày, tháng, năm sinh, năm mất của cả cụ ông và cụ bà trong các gia phả cổ đều không ghi lại. Mộ hai cụ được táng tại thôn Cao Cầu xã Liêu Thượng xưa, nay nằm bên kia đường Hải Thượng Lãn Ông phía đối diện với gò PHÁT TÍCH họ Lê, chếch khoảng 20m về phía Đông. Theo gia phả cổ, ngày xưa cứ đến ngày mồng 9 tháng Giêng hàng năm, con cháu trong họ tập trung tại đây, nơi mộ hai cụ để làm lễ tế tổ tiên.

ĐỜI THỨ HAI
NHỊ THẾ TỔ
Cụ tổ tên chữ là LÊ CHÍNH TÍN. Mất ngày 11 tháng 7. Cụ Bà, hiệu là HY HỮU BÀ. Mất ngày 17 tháng 7. Mộ hai cụ hợp táng ở xứ Mả Nhực, nay không rõ ở đâu.

ĐỜI THỨ BA
TAM THẾ TỔ.
Cụ tổ là học sinh trường phủ tên là KHÓA húy là KHUỂ, tên chữ là LÊ CHÍNH LỘ, hiệu là QUÂN HIÊN, mất ngày 13 tháng 12. Vào đời Vua Quang Thiệu (1516-1522) khi đi thi Hương cụ làm bài văn hay vào loại nhất. Thấy bài văn hay, các quan trường truyền tay nhau xem rồi để quên không đem chấm, làm cụ bị mất bài thi nên không đỗ. Cụ đồng thời với quan Tiến sĩ làng Vũ tên là NGUYỄN SÚC. Khi sang mừng cụ Nguyễn Súc đỗ Tiến sĩ, cụ có phàn nàn về chuyện mồ mả, muốn sau này được chôn vào cạch cụ cố thân sinh ra cụ Nguyễn Súc. Cụ Nguyễn Súc nhận lời và sau khi cụ QUÂN HIÊN mất, cụ nguyễn Súc cho táng vào cạnh mộ cụ cố theo lời hứa và ý nguyện lúc bình sinh tại gò Mộc Tinh xứ ruộng chiêm làng Vũ còn gọi là gò Mả Bia. Cụ Bà họ Nguyễn, hiệu TỪ TIẾT, mất ngày mồng 5 tháng 5, táng tại gò Cổ Ngựa. Cụ là người thôn Kính xã Liêu Trung.

ĐỜI THỨ TƯ
TỨ THẾ TỔ
Cụ tổ là học sinh trường phủ tên là KHẢI, húy là LÃI ( có sách chép là HUÂN), cụ tên chữ là LÊ CHÍNH ĐẠO, đậu Hiệu Sinh, mất ngày 21 tháng 2. Cụ Bà họ VŨ, hiệu THỤC Ý người thôn VŨ, mất ngày 11 tháng 4. Mộ hai cụ hợp táng tại xứ Bờ Vàng, đồng VŨ. Hai cụ sinh năm người con giai.

ĐỜI THỨ NĂM A : PHÂN DÒNG TRƯỞNG Ở LIÊU XÁ- HƯNG YÊN.
NGŨ THẾ TỔ
Cụ tổ tên là LÊ QUANG NGHI (1507-1567) húy là LY , tự là THANH NGHĨA, hiệu là HUYỀN ĐỨC, làm Lý trưởng, mất ngày mồng 2 tháng 3. Cụ làm nghề dạy học , học trò theo học rát đông, cụ Bà là NGUYỄN THỊ DŨ, hiệu TỪ ÂN, mất ngày 24 tháng 2, mộ ở Mả Cả. Hai cụ sinh được năm người con giai.
1.LÊ DỸ THÀNH.
2.LÊ ĐÁP.
3.LÊ THẾ THỊNH.
4.LÊ TẤT THẮNG (Sự tích tường sau này)
5.Tên và sự tích không rõ.

ĐỜI THỨ NĂM B : PHÂN DÒNG THỨ DIỄN CHÂU NGHỆ AN
Cụ tổ đời thứ năm tức đời thứ nhất chi Diễn Châu, Nghệ An tên là LÊ LY, tự TẢO SINH, hiệu HOAN HẢI tức LÊ LỘI. Năm 1572 vua Lê cung Hoàng bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi, đất Hồng Châu có loạn cụ dời vào thôn Hậu Luật xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành Hoan Châu , nay là Diên Bình, Diễn Châu Nghệ An lập nghiệp đến nay đã thành một phân dòng ở đó. Cụ Bà tên là VÕ THỊ TÂN người cùng xã. Hai cụ sinh được hai người con giai, con trưởng là LÊ CỐ, người thứ hai không rõ tên. Theo gia phả ở Liêu Xá thì cụ Lê Ly mất ngày 19 tháng 6 mộ cụ ở xứ Làng Kênh ( Có lẽ ở Liêu Xá lấy ngày cụ ra đi làm ngày giỗ và mộ tưởng niệm). Theo gia phả ở Diễn châu thì cụ mất ngày 15 tháng 8. Mộ hai cụ hợp táng tại đồng làng Hậu Luật sau cải táng về nghĩa trang Đồng Én Diễn Cát.

ĐỜI THỨ SÁU B:
Cụ tổ đời thứ sáu tức đời thứ hai phân dòng Diễn Châu Nghệ An tên là LÊ CỐ , hiệu DIỆU THÀNH, là con trưởng cụ Lê Ly. Cụ Bà tên là VÕ THỊ LÃNH, người làng Hậu Luật. Hai cụ sinh được tám người con giai. Con trưởng là Lê Huy Mô tự Thế Khoa, con cháu đều ở Hậu Luật, con thứ tư là Lê Mạc (Đạo Cao), con út tên là Lê Huy Tám.Cụ mất ngày mồng 8 tháng 8 mộ ở Hậu Luật sau cải táng về nghĩa trang Đồng Én , Diễn Cát.Đến đay họ Lê Diễn Châu chia thành ba chi.
1.Lê Mô.
2.Lê Mạc ( Đạo Cao).
3.Lê Tám.

ĐỜI THỨ BẢY B.
Cụ tổ đời thứ bảy tức đời thứ ba chi Diễn Châu Nghệ An tên là Lê Mô, tự Thế Khoa, hiệu Yên Khê là con trai trưởng cụ Lê Cố.Vợ cả tên Tăng thị Tây người xã Cao Xá. Sinh con giai tên là Lê Tiển tức Lê Tiến Tài. Vợ hai ( em vợ cả) tên là Tăng thị Hiệu. Cụ Lê Mô cho rằng phong thổ làng Hậu Luật không phát đạt nên cụ dời sang xã Yên Tập làng Ban Bác lập nghiệp lâu dài ở đó. Cụ đã dời cả mồ mả ông cha về Yên Tập và chuẩn bị sinh phần ở đó. Cụ mất ngày mồng 3 tháng 10, mộ táng tại Ban Bác. Cụ Bà mất ngày mồng 8 tháng 4, mộ tại Cồn Đạn.

ĐỜI THỨ TÁM B.
Cụ tổ đời thứ tám tức đời thứ tư phân dòng Diễn Châu tên là LÊ TIỂN, tự TIẾN TÀI, hiệu ĐÀO GIANG là con trưởng cụ Lê Mô. Cụ bà tên là Phan thị Tứ người làng Đông Thạnh xã Đào Hoa ( nay là Diễn Hoa ), sinh một giai tên là Lê Chủng, tự là Quế. Cụ mất ngày mồng một tháng 12. Mộ táng ở Đông Phai sau đã rời đi.

ĐỜI THỨ CHÍN B.
Cụ tổ đời thứ chín tức đời thứ năm phân dòng Diễn Châu tên là LÊ CHỦNG, tự là QUẾ, hiệu là HẠNH NGUYÊN, Sinh giờ sửu ngày 8 tháng 9 năm Canh Tý. Khoa Giáp Tý thi Hương đậu Tam trường, là người khai khoa cho họ Lê chi Diễn Châu.Cụ sinh được Tám người con, năm gái và ba giai là Huy Cổn , Huy Miên và Văn Rượu. Cụ đặt ruông tế cho họ, định ra ngày 15 tháng Giêng là ngày tế tổ,con cháu tập trung làm lễ kỷ niệm mãi mãi về sau. Đến đây ngành cụ Lê Mô lại chia thành hai tiểu ngành:
1.Tiểu ngành cụ Lê Cổn.
2. Tiểu ngành cụ Văn Rượu.

ĐỜI THỨ MƯỜI B.
Cụ tổ đời thư 10 chi Diễn châu. Trước ở thôn Ban Bác xã Yên Tập, sau lại rời về Hạnh Lâm. Cụ đi thi đậu Tam trường (tú tài). Một đêm nằm mộng thấy thần nhân đọc một vế câu đối : " Độc thư thỉ giác thiên vô phụ" sáng dậy nói chuyện lại cho các con nghe, lúc ấy người con giai thứ là ông Lâm Điền ứng khẩu đối ngay: "Hữu trí tu tri sự cánh thành" nghĩa là: Đọc sách mới biết trời không phụ. Đối lại ý là: Có chí ắt làm nên.Cụ Bà là Tạ thị Cường người ở Bút Điền Diễn Cát. Hai cụ sinh được 5 người con giai nhưng chỉ 3 người có con giai nối dõi trở thành ba chi là chi cụ Trọng Châu, Lâm Điền và Thạc Phụ.Từ đây phân dòng Nghệ An chia thành sáu chi là:
Đời thứ:
11. Chi trưởng là Trọng Châu.
11. Chi Thứ hai là Lâm Điền tức Lê Đình Viên.
11. ChiThứ ba là Thạc Phụ.
10. Chi Thứ tư là Văn Rượu.
7. Chi Thứ năm là Lê Mạc ( Đạo Cao).
7. Chi Thứ sáu là Lê Huy Tám.

ĐỜI THỨ SÁU A : PHÂN DÒNG LIÊU XÁ - HƯNG YÊN.
Cụ tổ đời thứ 6 Phân dòng Liêu Xá , Hưng Yên, tên là Lê Tất Thắng(1542-1606), húy là Viên, tự Nhân Hiền, hiệu Vô Tâm, làm Lý Trưởng. Mất ngày 14 tháng 11, mộ ở xứ Phổ Lộ. Cụ Bà tên là Vũ thị Yêm, hiệu Huệ Bảo, mất ngày 21 tháng Giêng thọ 67 tuôi, mộ ở gò PHÁT TÍCH thật là nơi phúc địa. Nguyên cụ tổ đời thứ 7 là Lê Hữu Dụng làm Tư trưởng có quen một người ở xã Bình Lao huyện Cẩm Giàng, hiệu là Đồ Cẩm, ông này có biết về môn địa lý. Một hôm cụ tổ nhà ta mời ông Đồ Cẩm về nhà chơi, thấy gia cảnh bần bạc, ông Đồ Cẩm hỏi vì sao. Cụ bảo: Nhà tôi mấy đời nay học hành cũng khá, không hiểu vì sao lần nào đi thi cũng không đỗ, không biết có phải vì mồ mả không ? Ông Đồ Cẩm nói, nếu vậy để tôi tìm đất cải táng ngôi mộ tổ sau này tất sẽ phú quý. Mấy ngày sau ông Đồ Cẩm trở lại để cải táng ngôi mộ tổ. Vì chưa mua được tiểu sành, ông Đồ Cẩm bảo không cần phải tiểu, cứ lấy cái nồi đất rộng miệng ( nguyên văn là: Thổ oa đại khẩu ), thay cho tiểu sành cũng được. Rồi cùng nhau ra đồng cải táng ngôi mộ cụ tổ bà là Vũ thị Yêm đời thứ 6. Khi đào lên sắp xếp hài cốt vào nồi vừa xong chuẩn bị mang đến nơi cải táng thì trời bắt đầu nổi gió, mây đen ùn ùn kéo đến, cát bụi bay mù trời rồi trời đổ mưa như trút nước không sao đem chôn được, mọi người bàn với nhau rằng: Trời sắp tối mà lại mưa to gió lớn thế này không thể đem táng ngay được đành để tạm nồi hài cốt vào ria lũy tre làng, nơi cổng Hậu rồi sớm mai hãy hay. Sáng mai cơm rượu xong, mọi người cùng ra cổng Hậu đến chỗ để nồi hài côt chiều qua thì thấy đất đã đùn lên một đống lấp kín cả nồi hài cốt rồi. Thấy vậy mọi người cho rằng điềm trời tự táng nên cứ để nguyên chỗ đó mà chỉ đắp thêm đất cho to. Sau khi phân kim, ông Đồ Cẩm nói rằng: Ngôi mộ tổ đã được đặt vào nơi kết huyệt có kiểu đất Ngôn kỳ đại thế, hình tựa hồ lô nên long mạch đã hành công tự táng chi sơ. Kết cục là đất có hình thiên mã, có ngựa nhớn ngựa nhỏ chầu về, trong thì có thượng thư án, ngoài thì có kim quy ngưỡng ngọa, tả Tượng hữu Mã triều. Ông nói tiếp: Với ngôi mộ tổ kết phát này từ nay sẽ được đinh tài lưỡng vượng, học hành đỗ đạt cao trở thành dòng họ quý tộc chí bách dư niên ( có nghĩa là sẽ kết phát trên trăm năm).Lời tiên tri của ông Đồ Cẩm đã sớm trở thành hiện thực vì ngay sau khi cụ Lê Hữu Dụng cải táng ngôi mộ mẹ thì con cả của cụ Dụng là Lê Hữu Thời tức Toán đi thi hương đã đỗ nhất Cử và thi Hội đã đỗ Tam trường khoa Canh Tuất được bổ làm Tri huyện huyện Chí Linh.Người con thứ tư là Lê Hữu Danh đã đỗ Nhị giáp Tiến Sĩ tức Hoàng Giáp, được bổ làm quan Giám sát ngự sử. Kế đó ba người con của cụ Lê Hữu Danh và hai cháu nội đều đỗ Tiến sĩ. Trong đó có hai người con cụ Danh là Lê Hữu Mưu và Lê Hữu Kiều đã từng vào tòa Kinh Diên dạy học cho Vua, đều làm quan to và được phong tước Công, Hầu, Bá. Ngôi mộ tổ đã kết phát mạnh liền trong ba đời với thời gian hơn một trăm năm đúng như lời thày địa lý.Hai cụ sinh được năm người con 3 gái 2 giai.
1.Lê thị Chỉ.
2. Lê thị Vịnh.
3.Lê thị Vỵ.
4. Lê Hữu Dụng.
5. Lê Hữu Tạo.

ĐỜI THỨ BẢY A : PHÂN DÒNG LIÊU XÁ - HƯNG YÊN.Thất thế tổ : Cụ tổ đời thứ 7 tên là LÊ HỮU DỤNG húy là Bạo, tự là Phúc Quảng, hiệu Huyền Đạt, đậu Hiệu sinh làm chức Huyện thừa huyện Văn Lãng, sau vì có con cháu làm quan to nên được phong tặng là Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Lễ Bộ Tả thị lang, tước Hồng Phái Bá, thọ 55 tuổi mất ngày 18 tháng 5, mộ ở xứ Đồng Mốt. Cụ Bà là Đỗ Thị Dĩnh hiệu Huệ Hòa được phong tặng Tự Phu nhân, thọ 78 tuổi, mất ngày 15 tháng 5. Khi cụ ông còn nhỏ nhà nghèo, tính cần kiệm theo mẹ sang bên ngoại thôn Ông Hảo. Thấy có nghề làm trống cũng học làm, trở nên khéo tay, trống cụ làm ra vừa đẹp vừa bền nên các quan viên chơi trống chầu thủa ấy hỏi thăm tìm đến tận nhà để mua trống, trống đẹp giá hạ nên bán chạy, do đó gia cảnh cũng khá hơn trước. Hai ông bà sinh được bảy người con bốn giai ba gái

ĐỜI THỨ TÁM A.
Bát thế tổ (1642 -1691). Cụ Tổ tên húy là LIÊN, tự HỮU DANH, hiệu Thung Am, thụy Nhân Thứ. Ngài đậu Nhị Giáp Tiến sĩ ( Hồng Giáp) khoa Tân Hợi (1671) triều Lê. Làm quan đến Sơn Tây Hiến sát xứ sau lại được phong chức Tham Chánh, được phong tặng là Kim Tử Vinh lộc đại phu, tước Văn Uyên Bá. Cụ sinh vào giờ Dậu ngày Giáp Tý tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1642), hồi nhỏ đã rất thông minh, năm 19 tuổi thi trúng Hương giải, mùa hè năm Canh Tuất (1670) niên hiệu Cảnh Trị đi thi Sỹ Vọng trúng Hoành Tứ, mùa đông năm ấy thi Hội trúng thứ bảy lúc ấy 29 tuổi mùa xuân năm Tân Hợi (1671), thi Đình đỗ Nhị Giáp Tiến sĩ được liệt vào hàng đứng đầu bảng được bổ làm Hiệu Lý Hàn Lâm, năm 1672 được cử làm Tán Lý cùng với Quan Trấn - Phủ điện quận công bảo vệ Kinh Sư, có công được thăng Hiến sát sứ Kinh Bắc năm Quý Hợi 1683 được thăng Giám sát sứ Sơn Tây đến năm Bính Dần 1685 thăng Hiến Sát sứ Sơn Tây. Ngày 2 tháng 11 năm Tân Mùi 1691 bị cảm bệnh. Đến giờ Tuất ngày 22 tháng 11 thì mất tại nhiệm sở, thọ 50 tuổi. Vợ cả là Trần thị Do sau được phong Tự Phu Nhân, sinh năm Đinh Hợi mất năm Giáp Dần, thọ 88 tuổi, húy ngày 23 tháng 10 mộ ở đồng làng Vũ.Bà Hai là Dương Thị Duệ, hiệu Trinh Tĩnh, được phong là Lệnh Nhân, sau phong tặng Tự Phu nhân, sinh năm Quý Tỵ, mất năm Giáp Tuất, thọ 42 tuổi, húy ngày 23 tháng 10. Mộ táng tại đồng làng Thượng Bùi thuộc xã Nhân Hào Trung , tổng Sài Trang. Khi nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa cho đào đại thủy nông Bắc hưng Hải thì mộ được rời về phía Tây gò Phát tích họ Lê ở Liêu Xá. Bà Dương thị Duệ nhười thôn Ngọc Quá xã Lạc Đạo Huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay là huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Khi quan Hoàng Giáp vinh quy qua làng ấy ai nấy đều đứng dẹp vào ria đường nhường lối cho quan đi, mình Bà cứ đứng nghiễm nhiên như không có việc gì sảy ra, quân lính đi trước dep đường yêu cầu bà đứng dẹp vào thì bà đáp: đấy Hoàng Giáp thì đây cũng tổ Tiến sĩ, vừa lúc đó quan Hoàng Giáp đến nơi nghe thấy liền dừng lại hỏi mới biết bà là cháu gái của quan Thượng Thư Dương Hồ, cháu ngoại của cụ Phạm Quốc Lão, húy Công Trứ ở Liêu Xuyên, liền hỏi thăm vào nhà quan Thượng thư Dương Công kể chuyện và ngỏ lời xin làm thứ thất. Dương công bằng lòng, sửa soạn lễ nghi đâu đấy cho làm lễ Vu quy rồi cùng vinh quy một ngày. Về sau mình bà có ba con đỗ Tiến sĩ cho nên người bấy giờ có câu Gái họ Dương có giường Tiến sĩ. Năm 19 tuổi cụ Danh đi thi Hương đậu Hương giải (cử nhân). Cụ muốn dạy học thêm, lúc đó ở phố Quan Kham có một người tên là Cơ có ba con giai đã lớn muốn nhờ tìm thày hộ, ông Cử này lại quen biết cụ Danh và biết ý cụ Danh cũng muốn dạy học thêm nên nhận lời với ông Cơ, hai người hẹn nhau ngày mai sẽ đến nhà ông Cơ. Đêm hôm ấy, ông Cơ nằm mộng thấy ông Cử đưa một thày học đến nói: Đây là quan Nghè ông nên cho con theo học. Đến giờ Thìn sáng mai quả thấy ông Cử đưa ông thày đến, đúng y như người đã thấy trong mộng đêm qua. Cho là điềm tốt, ông Cơ liền cho các con theo học, cung cấp cho thày rất chu đáo. Các con ông Cơ sau này đều đỗ đạt, người con út đậu Sinh Đồ và sau này gả con gái cho người con thứ ba của cụ Danh là ông Lê Hữu Quyến, tức là bà Trịnh Thị Quang. Trước khi đi thi Hương cụ Danh có sang nằm cầu mộng ở miếu cụ Trạng Đỗ Thế Duyên ở Liêu Xuyên. Đang nói với cụ Trạng nhác trông thấy một ngón tay, đến lúc tỉnh dậy, trông lên tượng thờ thì ra lâu ngày pho tượng thờ của cụ Trạng có gãy mất một ngón tay. Khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ Tám thi Hội đậu Tứ trường, đầu năm Tân Hợi thi Đình đậu Hoàng Giáp. Khi thi Hội cùng đậu Tam trường với anh giai là Lê hữu Thời, khi vào thi Tứ trường anh làm văn song đến hỏi em rằng: Chú làm bài thế nào ? Em đáp bài làm cũng khá còn đậu hay không thì chưa dám chắc. Hôm sau về nhà trọ, rùng mình nằm thiếp đi, Bác Liêu Thượng cùng ở gọi dậy ăn cơm cũng không dậy được , cứ nằm mà nói chuyện mộng rằng: Tối qua tôi nằm mộng thấy vật nhau với Cử Bôn hai keo đều thua cả, chả biết là điềm gì ? Đến ngày 24 tháng chạp treo bảng, thì thấy ông Cử Bôn đỗ thứ sáu còn mình đỗ thứ bảy, mới biết mộng hay là thế.Năm ấy cụ 29 tuổi, nghe tin thi đỗ bạn bè đến mừng rât đông. Ông Quý Đức cười nói tự nhiên, chỉ có ông Dương Bao Công không được vui, Tổ thúc lấy tay vỗ vào lưng ông bảo rằng: Khoa này ông Liêu Xá đỗ, khoa sau ông Thiên Mỗ đỗ, còn buồn gì nữa ? Ông Quý Đức tiếp luôn rằng : Nghiệm câu này thì ông Thiên Mỗ đỗ chứ tôi không đỗ được, cụ Danh hỏi cớ sao ? Ông Quý Đức đáp tháng trước có ác mộng. Tôi với bác Liêu Xá, bác Thiên Mỗ ba anh em cùng ngồi chơi ở chợ Mỗ, một lát bác Liêu Xá dương một lọng ra trước, một lát bác Thiên Mỗ cũng dương một lọng ra sau, còn mình tôi cứ cụp lọng về nhà, ấy là cái điềm trước đó. Đến khoa Bính Thìn ông Quý Đức đỗ nhưng gặp khi nhà nước có tang nên mọi người đều không được dương lọng, mới biết mộng nghiệm đến thế.Tháng Giêng năm Tân Hợi thi Đình xong, lấy ông Lưu Danh Công đỗ Trạng Nguyên, cụ Danh đỗ Bảng Nhãn, ông Thiếu sĩ Lâm đỗ Thám Hoa, ông Vũ Đình Lâm đỗ Hoàng Giáp, hôm sau xét lại bài của cụ Danh có 4 bạch tự nên truất xuống Hoàng Giáp, nên khoa ấy có hai Hoàng Giáp là như vậy. Trước đấy thì cụ Danh có nằm mộng thấy có người đem cho gấm vóc rồi sau lại lấy đi. Thật là ứng với việc này.Cụ tổ sinh được 12 con, 10 giai, 2 gái. Bà cả sinh : Đà, Tự, Lược, Quyến, Nhiệm , Lục, Khiêm. Bà Hai sinh : Hỷ,Nguyên , Gia, Mưu, Kiều.

ĐỜI THỨ CHÍN A
TIẾN SĨ LÊ HỮU HỶ.
Ngài đậu Tiến sĩ năm Chính Hòa thứ 21 đời vua Lê Hy Tông ( 1701 ) làm quan tới chức Giám sát Ngự sử tỉnh Tuyên Quang rồi thăng Đốc Đồng tỉnh Sơn Tây sau phong tặng Thừa chính sứ Thái Nguyên, tước Phiên Đình Bá. Ngài là con thứ năm của cụ Hoàng Giáp, sinh năm Giáp Dần mất năm Bính tuất, thọ 33 tuổi, húy ngày mồng 5 tháng 10. Vợ cả là Phạm Thị Huyến, con quan Chiêu Cấp Công, người Liêu xuyên, sinh 4 con một giai ba gái.
1. Lê hữu Cẩm.
2.Lê Thị Thại.
3.Lê Thị Tỵ.
4.Lê Thị Huy.

ĐỜI THỨ CHÍN A.
TỔ CÔ HỌ LÊ : CỤ LÊ THỊ LỤC.
Cụ Lê Thị Lục,Tổ Am,Tổ cô họ Lê, hiệu Diệu Thể, là con thứ bảy và con gái thứ hai cụ Hoàng Giáp Lê Hữu Danh. Bà sinh giờ dậu, ngày 24 tháng 2 năm Bính Thìn, mất ngày mồng 3 tháng 2 nhuận năm Bính Thân, thọ 41 tuổi. Chồng làTrần Đình Chi, đậu Sinh Đồ, người cùng làng. Tính Bà ôn hòa thuần hậu, lấy chồng hơn mười năm có đẻ nhưng không nuôi nên mới nguội lửa trần, ham đạo Phật, ăn không cá thịt, mặc chẳng lụa là chỉ lo làm phúc. Cầu mong cho tiên tổ được tiêu sinh tịnh độ, họ hàng được mạnh khỏe bình yên là mừng. Chồng bà thấy vậy lấy vợ khác. Khi ông mất bà thương sót kêu gào thảm thiết , xóm làng thân thích ai cũng phải động lòng thương. Năm Bính Thân Vĩnh thịnh thứ 12 Bà phải bệnh mất ở nhà mộ táng ở cạnh chùa Bà Sinh thôn Văn, nay cạnh nhà lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông. Sau khi Bà mất, thân mẫu của bà là cụ Hoàng Bà Trần Thị Do đêm ngày thương nhớ mới sai người vào Đông Sơn Thanh Hóa thuê thợ tạc đá làm am và khám đá dựng trên mộ bà để thờ theo ý nguyện lúc bình sinh cuả bà, vào năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (1719). Lúc bình sinh bà là người đoan chính, cử chỉ thanh nhàn, ít nói năng không ganh tỵ, thờ mẹ rất có hiếu, ở với anh em và chị em dâu rất mực hòa mục, tuy lòng có siêng ham đạo Phật nhưng vẫn quý ở trung tin ưu ái, noi theo đạo trời nên mới chịu nổi những điều ai cũng khó chịu, làm được những việc ai cũng khó làm. Thật đáng là một tấm gương hiền thục cho đời vậy.

ĐỜI THỨ CHÍN A.
TIẾN SĨ LÊ HỮU MƯU.
Tổ khảo LÊ HỮU MƯU, húy Hưng, hiệu Phác Trai, thụy Đoan Nhã. Ngài sinh vào giờ Thìn, ngày 16 tháng 10 năm Ất Sửu Chính Hòa năm thứ sáu 1685. Sớm mồ côi cha mẹ nên quyết chí học hành. Năm mười lăm tuổi thi Hương trúng Sảo Thông, Ất Dậu thi Hương trúng Tam trường, năm Mậu Tý 1708 trúng Tứ trường đứng hàng thứ ba.Năm Canh Dần Vĩnh Thịnh thứ sáu 1710 thi Hội trúng thứ bảy vào thi Đình đỗ Đệ Tam Giáp đồng Tiến Sĩ xuất thân. Trẻ tuổi thông minh nên được bổ làm Hiệu Thảo Hàn Lâm, năm Nhâm Thìn 1712 nhận chức Tham đồng Đề Lĩnh bốn Thành. Năm Giáp Ngọ 1714 thăng chức Cấp sự Trung Lễ Khoa. Năm Ất Mùi 1715 có khóa tích khi làm Tham Đồng được thăng quyền Tham Chánh sứ Thanh Hoa.Năm Mậu Tuất 1718 làm quan xứ Y ên Quảng với chưc Tham Chính.Tháng 6 Canh Tý 1720 được thăng chức Tu Nghiệp Quốc Tử Giám , làm Tham Chánh xứ Hưng Hóa. Năm Tân Sửu 1721 làm Tham chánh xứ Nghệ An. Năm Giáp Thìn 1724 thăng chức Phủ Doãn Phụng Thiện. Năm Đinh Mùi 1727 làm Tham Chính xứ Kinh Bắc.Trên xét tích làm quan, tháng 7 năm Canh Tuất 1730 thăng Thừa Chỉ Hàn Lâm Viện, làm Thừa Chính Sứ xứ Thái Nguyên, năm Nhâm Tý 1732 thăng Thừa Chính sứ xứ Sơn Tây. Năm Quý Sửu 1733 được phong hàm Tam Phẩm vâng chiếu chỉ phong tặng cha chức Tham chính xứ Hưng Hóa, mẹ đầu Trần thị Do được phong Lệnh Nhân, mệ đẻ Dương Thị Duệ được phong Lệnh Nhân, vợ cả được tấn phong là Thận Nhân.Năm Giáp Dần 1734 chịu tang mẹ già là Bà Trần Thị Do. Năm Đinh Tỵ 1737 thăng Hữu Dụ Đức tháng Giêng năm Mậu Ngọ 1738 thăng Hữu Thị Lang Bộ Công, tước Phu Đình Bá. Tháng 9 vâng mệnh vào chầu ở Điện Kính Diên (Dạy học cho Vua), tháng 12 giữ chức Bồi Tụng. Giờ Sửu ngày 9 tháng 5 năm Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu thứ năm 1739 Ngài mất tại bản dinh ở Cửa Chu Thước ( tục gọi Cửa Đỏ) nơi Kinh Thành, thọ 55 tuổi. Đưa linh cữu về nhà. Ngày 11 được cấp ban 10 lạng Bạc. Ngày 15 quàn trước sân từ Đường ngày 15 tháng 6 có sắc phong Tả Thị Lang Bộ Công, ban tên thụy là Nhu Nhã , ban lễ Điếu úy lạo 250 quan tiền, cấp dân xã Vân Hoàng huyện Phú Xuyên để phục dịch việc cúng tế. Tháng Tư năm canh Thân 1740 táng tại Gò Mả Nhực xứ Đồng Mốt. Cụ có ba Bà vợ. Bà Cả: Trần Thị Nhàn, hiệu Đoan Từ tặng phong Thận Nhân con quan Thư Tả, sinh năm Giáp Tý mất năm Ất Hợi thọ 36 tuổi húy ngày 25 tháng 9. Sinh bốn con là : Bỉnh, Chinh, Khích, Hỗ.Bà Hai là Bùi Thị Thưởng, hiệu Diệu Tuệ, tặng phong Thận Nhân, con quan Tham Đốc người huyện Đông Thành Nghệ An. Sinh được sáu con là : Châu, Tựu , Chuân, Ngoan, Trác, Tố.Bà Ba là Lưu Thị Dã, hiệu Từ Ý, thọ 88 tuổi, húy ngày 7 tháng 11, sinh một gái là Thị Liên một giai là Lê Hữu Kiển đỗ Tiến Sĩ, cả thảy 12 người con.

ĐỜI THỨ CHÍN
CỤ QUÂN CÔNG LÊ HỮU KIỀU.
Cụ LÊ HỮU KIỀU là con út cụ Hoàng Giáp, hồi nhỏ tên là Nhượng, hiệu Tốn Trai , sinh giờ ngọ ngày 2 tháng 9 năm Tân Mùi niên hiệu Chính Hòa thứ 12 (1691) . Mới ba tháng thì cha mất, lên bốn tuổi lại mồ côi mẹ, được bà ngoại là Hiến Phó Phạm Phu Nhân và cậu ruột là Vệ Úy Lạc Sơn Công đem về nuôi. Lúc nhỏ người gày yếu, bảy tám tuổi đã biết đọc sách, lên mười tuổi anh ruột là Lê Hữu Hỷ đỗ Tiến sĩ được bổ làm quan mới đem em đi để nuôi dạy tính còn trẻ ham chơi nên nhiều lần phải răn đe bằng roi vọt. Cụ Hỷ có làm hai bài thơ để dạy em:Bài một:Tuổi em đã lớn phải lo saoKinh sử em nên gắng sức vàoĐêm tới phòng văn ôn sách cũNgày ra thư án luyện tân tràoBóng gang vua vũ không từng phíTuyết thước ông quy dám nhích nàoEm nếu chăm nghe lời dạy đóCung thiềm mai sớm bẻ cành cao. Bài hai:Chợt nhớ hai thân giọt lệ tuônLấy ai làm phép lấy ai khuônHòe non ba khóm cha không bónLiễu yếu dăm chồi mẹ chẳng vunAi chạy cơm ăn lo áo mặcAi ngăn lối dại dắt đường khônNếp nhà còn dấu nghi chưng đóNối dõi trâm anh nức tiếng dồn. Năm mười lăm thi Hương đậu Tam trường, năm mười Tám đậu Hương Giải, năm 25 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh 1718 được bổ làm Sát Đề Hình Thanh Hoa rồi Hiến Sát Sứ. Ba năm sau được cử làm Đốc Đồng Thái Nguyên thăng Đãi Chế Thanh Hiến Học Sĩ, được cử làm Bồi Tụng thăng chức Tự Khanh Tế Tửu, năm 42 tuổi làm Đốc Trấn Cao Bằng được một năm thì triệu hồi về triều thăng chức Thừa Chỉ Công Bộ Hữu Thị Lang, xung làm Phó Sứ đi chúc mừng Bắc Quốc.
Hai năm trở về được điều đi trấn Nghệ An coi việc biên phòng sau lại sai đi đốc chiến ở Đạo Cẩm Thủy. Nhân đi Bắc sứ có công được thăng chức Tả Thị Lang Bộ Công, tước Liêu Đình Bá.Năm Canh Thân 1740 được triệu hồi về làm Bồi Tụng, thăng chức Đô Ngự Sử vì có công trong việc quân nên được phong tước Liêu Đình Hầu. Năm Nhâm Tuất thăng Thượng thư Bộ Công, năm Giáp Tý đi làm Đốc Trấn Thái Nguyên. Năm Ất Sửu làm Giám Tri Từ Tụng. Năm Bính Dần được cử làm Tri Cống coi thi Hội. Năm Mậu Thìn lại vâng mệnh làm Tri Cống coi thi Hội và được cử làm Thượng Thư Bộ Lễ. Năm Nhâm Thân làm thượng Thư Bộ Hình và Bộ Binh, năm Giáp Tuất vâng lệnh vào Tòa Kinh Diên ( dạy học cho vua).
Năm Ất Hợi (1755 ) 65 tuổi xin về trí sĩ ngày 26 tháng 10 năm ấy, từ giã vua về làng được ban Thái Kỳ (cờ hiệu) và tám câu đối sức cho dân 6 Tổng trong huyện nghênh tiếp. Đến tháng Chạp năm ấy lại phụng mênh lai kinh, năm Bính tý tháng 10 thăng Thượng Thư Bộ Lại, năm Đinh Sửu thăng Thượng Thư Bộ Hộ kiêm Bộ Lễ. Đến tháng 5 năm Canh Thìn mắc bệnh gọi con cháu đến làm di chúc. Đến tháng bảy bệnh càng nặng mới nộp ấn xin nghỉ việc quan, đến tháng tám bệnh càng nặng thêm mới về quê. Hôm 6 tháng 8 về đến nhà, bênh hơi đỡ, cười nói ung dung như thường . Đến giờ Sửu ngày 26 tháng 8 thì mất , thọ 70 tuổi. Nhà vua được tin rất thương tiếc, nghỉ ba ngày không ra coi triều. Đến tháng 10 năm ấy sắc phong Liêu Quận Công, ban 300 quan tiền tuất.Cụ có năm bà vợ và hai mươi mốt người con
1. Vợ cả : Nguyễn thị Diệu, hiệu Từ Tuệ ấm phong Chánh Phu Nhân, con gái quan huyện Thừa liêu Trung, húy ngày 21 tháng 7, sinh ba con là Hữu Cẩn, thị Toàn và Thị Trang (Bà Trang là vợ ông Lê Quý Đôn).
2. Vợ hai : Nguyễn Thị Huỳnh, hiệu Trinh Đức, là con quan Trấn thủ Lạng Sơn, người làng Mao Xá huyện Sơn Đông tước Khoan Trung Hầu, Bà sinh một gái là Thị Thuần.
3. Vợ ba :Lưu Thị Diễm, hiệu Từ Nhuận là cháu bên ngoại bà cả, con gái ông sinh Đồ làng Liêu Trung, sinh ba giai ba gái là Thị Thường, Hữu Nột, Thị Man, Hữu Hàm, Hữu Ngạn và Thị Cai.
4. Vợ tư : Luyện Thị Đoàn, húy Loa, hiệu Thiệu Châu người xã Liêu Trung, sinh được bảy người con là : Nhu, Uyển, Mang , Khuê, Thuận, Chinh, Ninh.
5. Vợ năm Lưu Thị Tháo, hiệu Từ Thục (tức là em thứ ba Lưu Thị Diễm ) sinh bốn người con là : Thư, Khải, Hoan, Chỉ.Cụ Lê Hữu Kiều có hai mốt người con mười người con giai nhưng chỉ có ba người có con nối dõi trở thành ba chi
1. Chi cụ Cẩn ở Liêu Xá.
2. Chi cụ Nột ở Mọc - Quan Nhân - Hà Nội.
3. Chi cụ Thư ở Bảo Triện - Bắc Ninh.

ĐỜI THƯ MƯỜI .
CỤ LÊ HỮU TRÁC ( 1724-1719) Ở HƯƠNG SƠN - HÀ TĨNH.
Lê hữu Trác tức Lê Hữu Chuẩn, húy Trác, hiệu Nhã Trực. Biệt hiệu Hải thượng Lãn Ông. Cụ Lê Hữu Trác là con giai thứ bảy của cụ Lê Hữu Mưu, sinh vào thời Hậu Lê, niên hiệu Bảo Thái thứ năm, giờ Dần ngày 12 tháng 11 năm Giáp thìn 1724 tại làng Văn Xá, xã Liêu Xá huyện Đường Hào , phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương. Mất ngày 15 tháng Giêng năm Tân Hợi 1791 tại quê mẹ ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, thọ 67 tuổi, vợ cả là Lê thị Khoan, cháu quan công thần Nguyễn Sán ở làng Hoài Định, huyện Hoài An nay là huyện Mỹ Đức Hà Tây, bà sinh năm Đinh Tỵ mất năm Mậu Ngọ 1798 , húy ngày 20 tháng 9, sinh một con gái là Em và một giai là Lê hữu Hanh. Vợ thứ là bà Hoàng thị Hợp người xã Yên Đồng huyện La Sơn, bà sinh năm Giáp Dần, mất năm Kỷ Dậu 1789 húy ngày 24 tháng giêng. Bà sinh một giai là Lê Hữu Ninh và ba gái là Thị Yên, Thị Hoàn , Thị Định. Ngài giỏi về Nho học, các sách nhâm độn, tướng số, binh thư đều thông hiểu cả, đi thi đỗ Tam trường theo nghề cung kiếm đã mười năm, tuy trải vượt bao nhiêu nguy hiểm nhưng vẫn được bình yên, những mưu kế bàn tính trong quân cơ phần nhiều được phù hợp nên đánh đâu thắng đấy. Thống tướng chỉ huy nhiều phen muốn cất nhắc nhưng cụ tỏ ra thờ ơ không muốn, vì sống trong xã hội phong kiến ở vào thời kỳ suy tàn của chế độ Lê Trịnh ở đàng ngoài, đàng trong thì có bọn Chúa Nguyễn lo củng cố thế lực, luôn luôn dòm ngó tranh giành lẫn nhau làm cho nhân dân cơ cực. Giặc dã ( phong trào nông dân) nổi lên khắp nơi phải thường xuyên đánh dẹp. Thấy rõ cảnh nồi da sáo thịt, chiến tranh vô nghĩa đó nên cụ đã từ bỏ con đường binh nghiệp tìm cho mình một con đường đúng đắn, một công việc có ích cho dân cho nước và cụ đã quyết tâm đi vào ngành Y để trị bệnh cứu người làm cho nhân dân bớt phần đau khổ. Cụ từ quan về quê mẹ nơi rừng sông suối, đất Hoan Châu để nuôi dưỡng mẹ già và dốc toàn tâm trí vào nghiên cứu về y dược và trở thành danh y nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỷ 18.Năm Nhâm Dần 1782 cụ nhận được chiếu chỉ , triệu lên kinh chữa bênh cho Đông cung Thế tử Trịnh Cán và Chúa Trịnh Sâm. Nhiều người không hiểu đã mừng cho cụ vì được Cửu Trùng biết đến, đường công danh rộng mở thênh thang, nhưng riêng cụ lại chẳng màng gì danh lợi luôn tìm cách trở về núi cũ.Suốt hơn ba chục năm trời cụ đã dồn hết tinh thần và sức lực của mình để nghiên cứu, đúc kết và rút kinh nghiệm từ thực tế trong việc chữa bênh cứu người để viết ra bộ sách “Hải thượng Y Tông tâm lĩnh” gồm 28 tập với 66 quyển truyền lại cho đời sau mà giá trị của nó là vô cùng to lớn cho ngành y dược Việt nam. Tập 28 là tập cuối cùng được viết vào năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) đến đời Tự Đức nhà Vua đã cho khắc toàn bộ 28 tập vào bản khắc gỗ để in ra thành sách. Bản khắc gỗ này vẫn để ở chùa Đại Tráng, tỉnh Bắc Ninh.Về dòng dõi trực hệ thì chỉ biết đến đời con của cụ tức đời thứ 11 gồm:
1. Lê thị Em.
2.Lê Hữu Hanh.
3. Lê Hữu Ninh.
4. Lê thị Yên.
5.Lê thị Hoàn.
6.Lê Thị Định.

ĐỜI THỨ MƯỜI: CỤ TIẾN SĨ LÊ HỮU KIỂN (1722-1797)
Tổ khảo LÊ HỮU KIỂN húy biểu , tự Trọng Tín, hiệu Ngân Hồ cư Sĩ, biệt hiệu Khả Phục, Thụy Lý Trai, đậu Tiến sỹ khoa Mậu thìn 1748 làm quan Đốc Đồng Thanh Hoa, Đốc Trấn Lạng Sơn, Tham chính Nghệ An, thăng Đông Các Đại Học Sĩ, Công Bộ Hữu thị Lang.Ngài sinh năm Nhâm Dần niên hiệu Bảo thái thứ hai triều Lê, mất ngày mồng 8 tháng 12 năm 1797 thọ 76 tuổi. Khi sinh được vài tuổi bà ngoại là Vũ Thị ẵm sang chùa Ông Giác làng Vũ chơi, đặt ở Tiền Đường mà đi quét dọn, chợt thấy con rắn đen vằn biếc quấn quanh lưng bụng vươn đầu thè lưỡi lên trên mặt. Bà ngoại sợ quá chẳng biết làm thế nào, mới khấu đầu khấn đức long thần, rắn vút biến đâu mất. Hôm khác bà lại định ẵm sang đấy chơi thì cứ lắc đầu không chịu, hỏi cơ sao, đáp ở đó có đỉa.Năm Quý Hợi, Cảnh Hưng thứ tư thi Hương đậu Tam trường, năm Đinh Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ tám đậu Tứ trường. Năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ chín thi Hội đậu thứ hai, thi Đình đỗ Tiến sĩ.Thủa ấy giặc cỏ vẫn ẩn náu ở thôn quê thuộc vùng Hải Dương nên khi đỗ Tiến sĩ việc vinh quy bái tổ phải làm tạm lễ bái tổ ở Dinh cụ Diêu Đình Hầu lê Hữu Kiều là chú ruột ở phường Bích câu huyện Thọ Xương chốn kinh thành. Vợ Cả là Đỗ Thị Nhu, hiệu Từ thuận là con quan Nghè Đông Các Hiệu Thư ở làng Quan Xuyên huyện Đông An, thọ 48 tuổi, húy ngày 30 tháng 8. Vợ thứ hai Ngô Thị Huệ, con gái quan Binh Bộ Thượng Thư Thiếu bảo Phương Quận Công NGÔ THÌ NHẬM ở làng Tả Thanh Oai, thọ 22 tuổi húy ngày 20 tháng 8. Vợ thứ ba Lưu Thị Yến con quan Phó Giám Tòa Tư Thiên Giám người làng Thanh Lâm huyện Thanh Lâm. Ngành cụ Hoàng Giáp Lê Hữu Danh và Tả Thị Lang Lê Hữu Mưu, tiểu ngành cụ Tiến sĩ Lê Hữu Kiển đến đời thứ 11 chia làm ba chi :
1. Chi cụ Lê Hữu Chù ở lại Liêu Xá.
2. Chi cụ Lê Hữu Vỹ, không rõ đi lập nghiệp ở đâu, con cháu ra sao đến nay chưa tìm được.
3. Chi cụ Lê Hữu Tuấn tức chi họ ở làng Lan Đình, Quan Xuyên, Khoái Châu, Hưng Yên.

ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT : CỤ LÊ HỮU CHÙ.
Tổ khảo Lê Quý Công, húy Hữu Chù, tự Thông Mẫn đậu Nho sinh, mộ ở đồng làng Phương Triện xã Đại Lại huyện Gia Bình tỉnh Bắc NinhNgài là người Tuấn Dĩnh, lấy con gái quan Thượng Thư ở Bảo triện Bắc Ninh. Khi lên chơi thăm bên vợ rồi bị cảm mà mất ở đấy. Cụ Thượng thư họ trần rất yêu quý nên cho chôn ngay tại đấy. Vợ là Trần Thị Duyệt hiệu Từ Nhân thọ 72 tuổi, húy ngày 9 tháng 7. Sinh ba con một giai hai gái.
1. Lê Hữu Dụ tức Tham Luận Dụ Nghĩa Hầu
2.Lê Thị Khả hiệu Tiên Du, húy ngày 14 tháng 6 là vợ ông nguyễn Đình Chỉ người làng Xuân Điểm huyện Tiên Lữ.
3. Lê Thị Hai.
Hai chú cháu cùng làm rể một nhà. Chú là Tiến sĩ Lê Hữu Dung con cụ Thượng Thư Lê Hữu Kiều lấy bà chị, còn cháu là Lê Hữu Chù lấy bà em. Hiện nay con cháu cụ Tiến sĩ Lê Hữu Dung đã là một chi họ Lê ở trên đó và vẫn trông nom mộ cụ Lê Hữu Chù, còn mộ cụ Dung thì để tại Liêu Xá bên đồng Vũ.

ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
CỤ LÊ HỮU DỤ
Tổ Khảo LÊ HỮU DỤ tự Minh đoán hiệu Đạt Lý làm quan Tham Luận Đạo trung Quân Bắc Thành. Tước Dụ Nghĩa Hầu, triều Vua Quang Trung. Ngài sinh năm Nhâm Thìn 1772 , mất năm Đinh Hợi, thọ 55 tuổi , húy vào ngày 29 tháng 3, Ngài chí khí khảng khái, sinh vào cuối đời Lê, xếp nghề nghiên bút theo nghề kiếm cung, vua Quang Trung mời ra giúp việc rồi phong quan tước. Sau khi đánh tan hơn 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh, Vua Quang Trung chủ trương cho cải tạo lại sông ngòi để tiện cho việc dùng binh khi cần thiết và trị thủy phục vụ cho việc canh nông. Viên đốc trấn được triều đình giao việc này đã đệ trình lên nhà vua phương án và bản đồ cải tạo. Vua giao cho cụ Lê Hữu Dụ đi tra xét trước khi tiến hành công việc.Theo kế hoạch của viên Đốc trấn trình lên thì sông sẽ đào qua một nửa làng bát Tràng. Khi đến kiểm tra thực địa tại đây cụ thấy tình cảnh dân làng Bát Tràng rất đỗi khó khăn vì sau nhiều năm chiến tranh Trịnh Nguyễn, lại tiếp đến giặc Mãn Thanh tàn phá. Nhân dân phải ly tán nhà cửa hoang tàn xơ xác . Đất nước vừa mới trở lại thanh bình chưa được bao lâu nghề sành sứ cũng vừa được nhen nhóm lại, nay nếu vì việc đào sông mà dân làng lại phải ly tán lìa bỏ cơ nghiệp nhà cửa để rời đi nơi khác thì cực khổ biết chừng nào. Với long thương dân và tin tưởng vào sự sáng suốt của nhà Vua, cụ chẳng ngại ngần về tâu lại với vua Quang trung những suy nghĩ của mình và xin được đào sông lui ra chỗ khác để dân được an cư lạc nghiệp mà việc trị thủy cũng không hưởng gì. Nghe lời tâu trình thấu tình đạt lý, nhà vua liền ưng chuẩn và nhờ đó mà dân làng Bát tràng không phải dời đi nữa. Được tin này, dân làng Bát Tràng mừng vui khôn siết và vô cùng cảm ơn cụ Dụ Nghĩa Hầu Lê Hữu Dụ.Ít năm sau khi nghe tin cụ Lê Hữu Dụ chuẩn bị xây nhà thờ tổ các cụ bô lão làng Bát Tràng đã cho con cháu gánh gạch ngói là sản phẩm của làng Bát Tràng khi trước. Cụ dứt khoát từ chối, nhưng các bô lão tha thiết và năn nỉ mãi nên cụ đành phải nhận. Do đó ngôi nhà thờ tổ, thờ cụ tổ là tả Thị Lang Lê Hữu Mưu đã được xây hoàn toàn bằng gạch, ngói Bát Tràng là như vậy. Nhà thờ được dựng vào tháng 11 năm Đinh Mão 1807. Vì cụ làm quan dưới triều Tây Sơn nên sau khi Nguyễn Ánh giành được chính quyền, đã trả thù dã man vua quan nhà Tây Sơn, nên sau đó cụ đã phải trốn đi, mai danh ẩn tích để tránh sự truy lùng của vua quan nhà Nguyễn.Cụ có sáu bà vợ và 15 người con gồm:
1. Vợ cả Vũ Thị, hiệu Diệu Thiện, người làng Chàng Tán huyện Gia Lộc, mất ngày 17 tháng 5, sinh một giai tên là Hùng.
2.Vợ thứ hai : Nguyễn Thị Tạ, hiệu Diệu Đài, người làng Phượng Lâu huyện Kim Động, sinh năm Kỷ Hợi, mất năm Kỷ Hợi thọ 61 tuổi, húy ngày 7 tháng Giêng, sinh bốn giai là; Ngu, Chí , Đông, Quế và hai gái là Đồng và Tích.
3 Vợ thứ ba là: Trần Thị, hiệu Diệu Phủ, mất ngày 24 tháng giêng, sinh hai con giai là: Tề, Phùng, hai gái là: Giao, Tương.
4. Vợ thứ tư là Vũ Thị Hóng, người làng Vũ, húy ngày 3 tháng 10.
5. Vợ thứ năm là Vũ Thị Mãn người làng Vũ , mất ngay 25 tháng 2, sinh một giai là : Lê Hữu Đặng, hai gái là : Duyên, Anh.6. Vợ thứ sáu Vũ Thị Nhẫn người làng Vũ Xá, húy ngày 11 tháng tư sinh một gái là Đắc.
Cụ Lê Hữu Dụ có mười lăm người con tám người con giai nhưng sau này chỉ có hai người có con cháu nối dõi thành hai tiểu chi :
1. Tiểu chi cụ Lê Hữu Đông.
2. Tiểu chi cụ Lê Hữu Quế.








Gia Phả Lê Hữu
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Lê Hữu.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Lê Hữu
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.