GIA

PHẢ

TỘC

Đặng
Công
-
Hưng
Thông
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------- o0o --------



PHẢ TỘC CHI HỌ ĐẶNG CÔNG HƯNG THÔNG

Quyển đầu
* * *

Người viết: Đặng Thái Bình
Phối hợp thực hiện: Đặng Công An
Đặng Công Minh





Năm Đinh Hợi – 2007

Ghi chú: Gia phả này viết lần đầu năm 2007. Đến nay đã có những thay đổi cần bổ sung nhưng do nhiếu lý do khác nhau nên việc thu thập các tư liệu chưa đầy đủ, thu thập được đến đâu bổ sung đến đó. Hy vọng trong vài năm tới sẽ thu thập được đầy đủ hơn. Tuy nhiên cái gốc ban đầu để con cháu hiểu nguồn gốc dòng họ là quan trọng.


Lời nói đầu
(Thay lời tựa)
* * *

Nước có Sử của Nước. Mỗi Dân Tộc đều có Lịch Sử của Dân Tộc. Mỗi Dòng Họ cũng đều có Lịch Sử của Dòng Họ. Phả Tộc (tức là Gia Phả của Dòng Họ) cũng chính là Lịch Sử của Dòng Họ vậy.
* * *
Người Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Đạo Khổng, đặt chữ "Hiếu vi tiên". Nghĩa là đặt chữ Hiếu lên hàng đầu..
Ngày xưa, dù đi làm Quan tại đâu, nếu ở nhà có đại tang, đều được Triều Đình cho nghỉ việc 3 năm để về chịu tang, khi hết tang mới tiếp tục làm việc.
Cũng ngày xưa, khi học xong, nếu được chọn đi làm Quan, người ta lấy chữ Hiếu làm tiêu chuẩn đầu tiên. Đó là tiêu chuẩn về Đức. Nếu người bất hiếu, sẽ bị loại đầu tiên. Nên nói "Hiếu vi tiên" là vậy.
Từ ảnh hưởng tư tưởng đó, nên người Việt chúng ta có phong tục Thờ Phụng Tổ Tiên rất sâu đậm. Có nơi sâu đậm đến mức trở thành Văn hoá Dòng Họ. Do vậy, bộ Phả Tộc trở nên rất quan trọng. Vì nếu không có Phả Tộc thì con cháu đời sau không biết nguồn gốc Tổ Tiên.
Người không biết nguồn gốc Tổ Tiên cũng như nước không có nguồn, như cây không có gốc, như người không biết Quốc Gia, Dân Tộc mình là đâu. Ngày xưa, người như vậy thường bị khinh rẻ và cảm thấy rất tủi nhục. Mặt khác, nếu không có Phả Tộc thì khi sinh con thường bị đặt trùng tên. Như vậy là phạm Huý. Ngày xưa, việc đặt trùng tên phạm Huý là rất kiêng, vì khi gọi con là đụng đến Vong Linh người đã khuất, Vong Linh sẽ bất bình mà ta không biết. Vì vậy, công việc biên chép Phả Hệ để lưu lại cho đời sau là việc rất quan trọng và thiết yếu.
* * *
Trải qua mấy trăm năm theo Cụ Tổ về lập nghiệp tại đất Hưng Thông, Họ chúng ta cũng chịu chung với sự thăng trầm của Lịch Sử Đất Nước, con cháu các đời vì đó cũng phân tán và lưu lạc nhiều nơi, trong Nam ngoài Bắc, miền xuôi, miền ngược. Vì vậy, việc Thờ Phụng Tổ Tiên và giữ gìn những Bảo vật của Tiên Tổ cũng không được chu toàn, bộ Gia Phả trước đây của Họ ta vì vậy mà cũng không còn sau một cơn hoả hoạn.
* * *
Rồi chiến tranh đi qua, Đất Nước đã hoà bình được hơn 30 năm. Trong thời gian đó, ai cũng nghĩ tới Tổ Tiên và đều muốn làm một việc gì đó cho Tổ Tiên nhưng vẫn chưa làm được, vì đang còn muôn vàn khó khăn của thời hậu chiến, ai cũng phải lo xây cơ lập nghiệp, ổn định cuộc sống, tạo đà phát triển cho con cháu mai sau. Mặt khác, số anh em con cháu từ trước đã phân tán hoặc lưu lạc nhiều nơi, vẫn chưa tìm được thông tin về nhau. Vì vậy, công việc viết lại Gia Phả cũng cứ lần lựa mãi cho tới hôm nay.
* * *
Là người được giao nhiệm vụ viết Gia Phả mới cho Dòng Họ mình, trong lòng rất phấn khởi và vinh dự, vì đã được làm một việc có ý nghĩa trọng đại cho Dòng Họ. Song cũng xác định rằng đây là một việc hết sức khó khăn, vì một mặt thì Gia Phả cũ không còn, mọi tư liệu hầu như không có. Mặt khác, khi triển khai công việc này thì các Cụ cao niên trong Họ không còn được mấy người, nên nhiều thông tin muốn hỏi nhưng không còn mấy ai nhớ được.
* * *
Viết Gia Phả lần này được đặt ra 3 yêu cầu lớn:
- Một là: Đi tìm nguồn gốc của Dòng Họ ta là từ ở đâu? Người đầu tiên đưa con cháu về lập nghiệp tại đất Hưng Thông là ai? Từ năm nào? Đến nay đã được mấy đời?
- Hai là: Lập được Phả Hệ, biết được tên tuổi của các bậc Tiền Nhân đã qua đời để con cháu đời sau biết và ghi nhớ.
- Ba là: Nội dung cuốn Phả Tộc lần này không chỉ là biên chép Phả Hệ, mà còn muốn tổng kết được những kinh nghiệm chung của các bậc Tiền Nhân để gợi mở, và nhắn gửi tới con cháu đời sau tham khảo, với mục đích nâng cao giáo dục tinh thần đoàn kết, xây dựng tư tưởng hướng thiện, hướng thượng, xây dựng ý chí, hoài bão và lý tưởng cho con cháu đời sau, để mong sao, đời sau có nhiều con cháu phất lên, trở thành những người có công đóng góp lớn cho Đất Nước, cho Dân Tộc, mở mang thanh danh hơn nữa cho Dòng Họ.
* * *
Để đạt được 3 yêu cầu trên, công việc dự định sẽ tiến hành từ 3 đến 4 năm theo 3 hướng.
- Một là: Gặp và hỏi tất cả các bậc cao niên trong Họ, cả Nội và Ngoại, cùng các chủ gia đình để xem các bậc Tiền Nhân có dặn lại điều gì, và có ai nhớ thêm được điều gì?
- Hai là: Tới một số Tộc Đặng lớn cả trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh, đồng thời tìm gặp Ban liên lạc Họ Đặng Toàn Quốc (BLLHĐTQ) nhờ tìm kiếm giúp thông tin. Đây là một thuận lợi lớn, vì qua 8 năm hoạt động, BLL đã dịch và nghiên cứu trên 300 cuốn Gia Phả, Văn Bia và Sắc Phong của nhiều Họ Đặng trên toàn quốc.
- Ba là: Cố gắng tìm gặp một số nhà Ngoại Cảm để thông qua họ, hỏi xem các Vong Linh có mách bảo cho điều gì chăng?

Tận dụng thuận lợi này, ngày 18 tháng 5 năm 2007, chúng ta đã gửi một “Thư trình Họ” tới BLLHĐTQ đề nghị ghi tên Họ ta vào Danh bạ của Họ Đặng Toàn Quốc, đồng thời qua đó, nhờ tìm kiếm giúp thông tin về Chi Họ ta.

Qua gần một năm đi quan hệ và tìm kiếm thông tin theo cả 3 hướng như nói trên. Tháng 8 năm 2007, ta nhận được thư phúc đáp của Cụ Cử Đặng Ngọc Lương, Phó BLLHĐTQ, kiêm Trưởng Ban biên khảo Phả Tộc Họ Đặng Lam Hồng và Phả Tộc Họ Đặng Toàn Quốc.

Qua thư, Cụ đã cung cấp cho ta một số thông tin rất quan trọng, giúp ta rút ngắn được nhiều thời gian và công sức trong việc tìm nguồn gốc Dòng Họ (Nội dung cụ thể của những thông tin này sẽ được phân tích kỹ ở phần sau).
Tuy dự định ban đầu là công việc tìm kiếm thông tin sẽ làm trong một đến hai năm, nhưng nay gặp thuận lợi này, cùng với sự cố gắng của tự thân. Mặt khác, cảm thấy rằng: Nếu kéo dài thêm thời gian cũng chưa thể tìm thêm được thông tin nhiều hơn thế, nên cuối tháng 8 năm2007 đã bắt đầu khai bút.

Theo kết luận của BLLHĐTQ là cả Nước Việt Nam chỉ có một Họ Đặng, và mỗi Dòng Họ Đặng hiện nay thực chất là một Chi Họ, nhưng do lâu đời không biết nhau nữa nên gọi thành một Dòng Họ Đặng.
Vì vậy, tên cuốn Phả Tộc Họ ta lần này gọi là "Phả Tộc Chi Họ Đặng Công Hưng Thông".

Phả Hệ của các Dòng Họ đều được kéo dài theo thời gian và sự phát triển của các thế hệ, chứ không phải chỉ đóng khung ở cuốn Phả Tộc này. Vì vậy, cuốn Phả Tộc lần này gọi là quyển đầu, về sau phải tổ chức viết tiếp và gọi các cuốn viết sau là quyển 2, quyển v.v...

Hoàn thành được cuốn Phả Tộc lần này, sự cố gắng của bản thân chỉ là rất nhỏ, mà công lao to lớn nhất chính là ở sự hưởng ứng nhiệt tình và sự đóng góp cả về tiền bạc, công sức và sự giúp đỡ, cổ vũ động viên về mọi mặt của tất cả các Cụ Ông, Cụ Bà, tất cả Anh Em, Con cháu cả Nội và Ngoại trong Họ, đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn của BLLHĐTQ, mà trực tiếp là Cụ Cử Đặng Ngọc Lương, Phó BLLHĐTQ, đồng thời là Trưởng Ban biên khảo Phả Tộc Họ Đặng Lam Hồng và Phả Tộc Họ Đặng Toàn Quốc.
* * *
Trước hết xin thành kính và trân trọng hồi hướng Công Đức tới tất cả các Cụ Ông, Cụ Bà, tất cả Anh Em, Con Cháu Nội Ngoại đã có công đóng góp cho bộ Phả Tộc lần này được ra đời.
Tháng 11 năm 2007
Kính bút
Đặng Thái Bình


Lời sám hối đầu tiên
* * *
- Kính lạy Vong Linh Cụ Thỉ Tổ, Vong Linh Cụ Tiên Tổ.
- Kính lạy Vong Linh Bà Cô Tổ Họ.
- Kính lạy Vong Linh các bậc Tổ Họ.
- Kính lạy Vong Linh Can, Cố, Ông, Bà.
- Kính lạy Vong Linh các ông Bác, ông Chú, bà Cô trong Họ.
- Kính lạy Vong Linh tất cả các Ông, Bà, Anh, Em trong Họ.

Con vô cùng vinh dự được Tổ Tiên và Dòng Họ giao cho trọng trách lớn là viết lại Phả Tộc cho Họ ta.
Công việc này là vô cùng khó khăn, vì Gia Phả cũ không còn, mọi thông tin hầu như chưa có.
Vì vậy, dù con đã rất cố gắng, làm việc với trách nhiệm cao, và với tình cảm thiết tha nhất. Nhưng vì thực tế như trên, nên tin chắc rằng sẽ không tránh khỏi những chỗ còn sai, còn sót, hoặc nhầm lẫn. Do vậy, con viết lời này xin sám hối trước với các bậc Vong Linh, xin các bậc Vong Linh thứ lỗi cho con về những sai sót nếu có do lực bất tòng tâm này, đồng thời cũng mong các bậc Vong Linh chỉ giáo con cháu đời sau hãy tiếp tục tìm hiểu, phát hiện thêm để sửa chữa và bổ sung cho cuốn Phả Tộc của Họ chúng ta được đầy đủ và chính xác hơn.

Kính cẩn





PHẦN I
SƠ LƯỢC VỀ BAN LIÊN LẠC HỌ ĐẶNG TOÀN QUỐC VÀ LỊCH SỬ HỌ ĐẶNG TOÀN QUỐC VIỆT NAM
* * *

Có một sự kiện rất phấn khởi cho tất cả mọi người Họ Đặng chúng ta là: Gần đây, với sáng kiến của một số người Họ Đặng có Hiếu nghĩa và Học thức, đã lập ra Ban liên lạc Họ Đặng Toàn Quốc (BLLHĐTQ).
Ngày 19 tháng 9 năm 1999, BLL chính thức ra đời và gặp mặt lần đầu tiên tại Hà Nội.
Mục đích hoạt động của BLL là sưu tập tất cả Gia Phả của các Dòng Họ Đặng trên Toàn Quốc, tìm ra Lịch Sử, nguồn gốc và mối liên hệ giữa các Dòng Họ Đặng với nhau. Qua đó phát động tinh thần đoàn kết, tìm về cội nguồn, động viên tất cả con cháu làm tốt việc Thờ Phụng, tưởng niệm và ghi nhớ Công Đức Tổ Tiên, nhất là với các bậc Tiền Nhân có công lớn với Dòng Họ, với Quê Hương, với Đất Nước, đồng thời tích cực phấn đấu và học tập, thi đua đóng góp nhiều thành tích cho Đất Nước, làm rạng danh cho dòng dõi Họ Đặng chúng ta.

Qua 8 năm hoạt động, BLLHĐTQ đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tổ chức nhiều chuyến đi khảo sát nhiều Họ Đặng trên cả Nước, khảo sát nhiều Nhà Thờ, Văn Bia, Sắc Phong của các Tộc Đặng lớn, ra nhiều tập san giới thiệu nhiều Nội dung liên Quan đến Lịch Sử và truyền thống của các Dòng Họ Đặng, đồng thời đã dịch được khoảng trên 300 cuốn Gia Phả, Văn Bia, Sắc Phong và Bài Vị. Trong đó có nhiều bộ phả lớn mang tầm tư liệu Lịch Sử Quốc Gia, và đã giúp cho nhiều tộc Đặng tìm được nguồn gốc Dòng Họ, viết bổ sung và chỉnh sửa được Gia Phả của Dòng Họ được đầy đủ và chính xác hơn.

Đặc biệt, ngày 23 và 24 tháng 8 năm 2002, đã mở Hội thảo Khoa học về Danh Nhân Anh Hùng Dân Tộc Đặng Tất, Đặng Dung, và sự đóng góp của Họ Đặng trong Lịch Sử Dân Tộc, dưới sự chủ trì của Giáo Sư Tiến Sỹ Đỗ Bang, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch Sử Thừa Thiên – Huế.
* * *
Qua 8 năm nghiên cứu, BLLHĐTQ đã đưa ra mấy khẳng định Quan trọng sau đây:
1. Tất cả các Họ Đặng trên Toàn Quốc Việt Nam đều chung một gốc Tổ. Nghĩa là tất cả các tộc Đặng trên Toàn Quốc Việt Nam là một Họ Đặng. Mỗi Tộc Đặng hiện nay là một Chi trong một Tộc Đặng lớn.
* * *
Gốc Tổ Họ Đặng xa xưa nhất được biết đến là ở đất Nam Dương (Nam Dương xưa kia, nay là huyện Cảnh, Tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Theo tài liệu Lịch Sử thì từ xa xưa, vùng ấy là thuộc về đất Giao Châu, tức là người Việt cổ.
Ngày nay, một số Phả Tộc Họ Đặng cũng còn ghi "Họ ta gốc Tổ tại Nam Dương", nhưng không ghi rõ Nam Dương là ở đâu.

Theo tài liệu sưu tầm đăng trên tập san của BLLHĐTQ thì vào khoảng thế kỷ 13 trước công nguyên, ở Nam Dương, bấy giờ Họ Đặng gọi là Nước Đặng (có lẽ là vì ở đó hầu hết là người Họ Đặng cư trú nên lập nên Nước Đặng, cũng như có làng gọi là Ngô Xá hay làng Đặng Xá, vì làng ấy hầu hết là người Họ Ngô hay người Họ Đặng, nên lấy Họ đặt cho tên Làng).
Vào đầu thời Đông Hán, Họ Đặng lập được công lớn nên trở thành một Gia Tộc hiển hách nhất thời bấy giờ, được Triều Đình sủng ái, thiên hạ quý trọng, người quyền quý và công hầu rất nhiều.

Nhưng đến thời An Đế của Đông Hán, Họ Đặng bị vu cáo nên gặp phải đại nạn. Đến năm 703 Tr.CN, Nước Sở cùng Nước Bá đánh nhau với Nước Tần, Nước Đặng đem quân cứu viện Nước Tần nên đắc tội với Sở. Đến thời Lỗ Trang Công năm thứ 16 (Năm 678 Tr.CN), Nước Đặng bị Nước Sở tiêu diệt. Từ đó, con cháu Họ Đặng tản mát đi khắp nơi, theo các hướng Đông Tây và Nam.
* * *
Cũng theo tài liệu sưu tầm và nghiên cứu đăng trên tập san của BLLHĐTQ thì từ đời Hùng Vương thứ 6, cách đây trên 3.500 năm, đã có người Họ Đặng ra giúp Vua đánh giặc Ân lập công lớn, được Triều Đình phong thưởng và được Lịch Sử ghi công tích. Và theo Chiều dài Lịch Sử, đến Triều Lê Đại Hành còn phát hiện nhiều Công Thần Danh Tướng có công lớn với Triều Đình cũng được Lịch Sử lưu danh. Nhưng thời kỳ đó, người Họ Đặng chưa ghi chép Gia Phả nên nay không có cơ sở để ghép nối được các dòng với nhau.
Mãi đến Triều Lý Công Uẩn (Năm Canh Tuất - 1010), người Họ Đặng mới có Gia Phả. Người đầu tiên được ghi trong Phả Tộc Họ Đặng Việt Nam là Ngài Đặng Hiền.
Hiện tại, BLLHĐTQ đã ghép nối được Phả Hệ Họ Đặng Việt Nam từ Cụ Tị Tổ Đặng Hiền truyền nối các đời cho đến ngày nay như sau:

- Đời thứ 1: Đặng Hiền SN: 960
- Đời thứ 2: Đặng Hữu Tính SN: 1008
- Đời thứ 3: Đặng Tế SN: 1038
- Đời thứ 4: Đặng Khánh Nhường SN: 1066
- Đời thứ 5: Đặng Khánh Vinh SN: ????
- Đời thứ 6: Đặng Phúc Mãn SN: 1128
- Đời thứ 7: Đặng Nghiễm SN: 1170, 15 tuổi đậu Bảng Nhãn.
- Đời thứ 8: Đặng Ma La SN: ???? 13 tuổi đậu Thám Hoa
- Đời thứ 9: Đặng Hữu Điểm SN: ????
- Đời thứ 10: Đặng Nhữ Lâm SN: ????
- Đời thứ 11: Đặng Lộ SN: ????
- Đời thứ 12: Đặng Bá Kiển SN: ????
- Đời thứ 13: Đặng Bá Tịnh SN: ????
- Đời thứ 14: Đặng Đình Dực SN: ????
- Đời thứ 15: Đặng Tất SN: ????
- Đời thứ 16: Đặng Chủng SN: ????
- Đời thứ 17: Đặng Viên SN: ????
- Đời thứ 18: Đặng Vân SN: ????
- Đời thứ 19: Đặng Bá Đường SN: ????
- Đời thứ 20: Đặng Nộn SN: ????
- Đời thứ 21: Đặng Sinh SN: ????
- Đời thứ 22: Đặng Nhân Trí SN: ????
- Đời thứ 23: Đặng Nhân Ngôn SN: ????
- Đời thứ 24: Đặng Sĩ Vinh SN: ????
- Đời thứ 25: Đặng Sĩ Hàn SN: ????
- Đời thứ 26: ???
Phả Hệ này là ghi theo về dòng thứ tới Chi Họ Đặng Lam Hồng, ngoài dòng này còn có các dòng trên và dưới đều được ghép nối đầy đủ và đều chung Cụ Tị Tổ Đặng Hiền.
Riêng dòng Lam Hồng phát triển cho đến nay đã được 35 đời đều được ghi chép đầy đủ.
* * *
2. Họ Đặng là một trong những Dòng Họ lớn, có Lịch Sử lâu đời nhất Việt Nam.
Tuy đến đầu Triều Lý (1010), Họ Đặng mới chép Gia Phả, nhưng dấu tích người Họ đặng để lại trong Lịch Sử từ rất sớm, vào thời các Vua Hùng dựng Nước.
Theo tài liệu sưu tầm và nghiên cứu đăng trên tập san của BLLHĐTQ thì người Họ Đặng xưa nhất được Lịch Sử ghi công tích là Ngài Đặng Hoàng ở đời Hùng Vương thứ 6. Ngài cùng với 4 người con trai của mình đều ra giúp Vua Hùng đánh giặc Ân cùng với Thánh Gióng. Khi thắng giặc, được Vua phong Hầu Long Bảo
- Linh Lang Dưỡng Liệt Đại Vương.
- Linh Lang Diện Phúc Đại Vương.
- Linh Lang Tiếp Khánh Đại Vương.
- Linh Lang Diện Uý Đại Vương.
Đó là 4 vị Thành Hoàng hiện nay còn được thờ tại Đình Bích Động, Vĩnh Bảo, Kiến An, Hải Phòng.
- Đến đời Hùng Vương thứ 18, có Đặng Tá là Lạc Tướng, được Hùng Tuấn Vương phong Đại Nguyên Soái cầm quân đánh giặc.
- Ngài Đặng Oánh, con Ngài Đặng Uy được Hùng Duệ Vương phong "Hoàn Khai Khánh Đại Vương", tôn làm Thành Hoàng. Hiện nay, tại Đình làng ở quê là xã Trung Kênh, Gia Lương, Bắc Ninh còn có 13 Sắc Phong của Triều Vua.

- Ngài Đặng Minh và Đặng Triều là hai anh em có công dẹp giặc, được phong "Hùng Triều Điện Đô Chỉ Huy Sứ, Tả Hữu Tướng Quân, Truy Phong Đẳng Phúc Thần", hiện còn đền thờ tại quê ở làng Nghĩa Trang, Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên.
Từ thời Bắc thuộc đến các Triều đại Phong Kiến, còn có rất nhiều Công Thần Danh Tướng được Lịch Sử ghi công tích, ở đây không thể nêu hết được.

Điển hình là vào Triều Lê Đại Hành có 5 anh em là Đặng Công Tuấn, Đặng Công Trung, Đặng Công Thọ, Đặng Công Nghiêm và Đặng Công Xuân đã có công giúp Vua đánh giặc Tống trên sông Bạch Đằng. Cả năm anh em đều được phong Đại Vương, được Thờ Phụng tại Đình Đốc Hậu, Tiên Lãng (Hải Phòng), và được Nhà Nước xếp hạng di tích Lịch Sử vào năm 1992.

Trong Lịch Sử chống ngoại xâm thời phong kiến, Họ Đặng đã có những đóng góp to lớn, mãi mãi còn vang khúc nhạc hào hùng, như Đặng Tất và Đặng Dung là hai cha con, hai Danh Tướng, hai vị Anh Hùng, hai vị Quốc Sĩ và còn nhiều Công Thần, Danh Tướng khác nữa, trong đó có nhiều vị được Nhà Vua tặng những chữ vàng như "Tiết Liệt Cương Trung", "Trung thần Hiếu Tử", "Trung Hiếu Vĩnh Kiên"...

Đỉnh cao là ở thời đại Hồ Chí Minh có Cụ Trường Chinh, tức là Đặng Xuân Khu, quê ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định. Cụ là Học trò xuất sắc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, đã giữ nhiều chức vụ tối cao trong Đảng và Nhà Nước như: Hai lần làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội Nước Việt Nam.

Như trên là mới nói đến những Danh Nhân có để lại dấu tích Lịch Sử. Tin rằng trước Ngài Đặng Hoàng và ngoài những Danh Nhân được Lịch Sử ghi công tích nói trên, sẽ còn đang có nhiều người Họ Đặng khác nữa cũng không kém sự hào hùng nhưng ngày nay ta chưa được biết.

Đó là nói về chiều dài Lịch Sử. Còn về quy mô thì cho đến nay, trên khắp cả Nước từ Bắc vào Nam hầu như ở đâu cũng có các tộc Đặng cư trú, lập nghiệp. Có những làng toàn là người Họ Đặng. Có Họ lớn Chiếm tới phần lớn dân cư trong một xã.
Qua đó chứng tỏ rằng: Họ Đặng là một trong những Dòng Họ lớn và lâu đời nhất Việt Nam.

3. Người Họ Đặng rất hiếu Học, chiếm nhiều Khoa bảng, có nhiều Danh Thần, Danh Tướng có công lớn với Nước.

Qua lục tìm trong Lịch Sử, cùng với sự tổng hợp trong các bộ Phả của các dòng Tộc Đặng lớn ở nhiều địa phương trên cả nước, BLLHĐTQ đã thống kê được rất nhiều các nhà Khoa bảng là người Họ Đặng và khẳng định rằng: Người Họ Đặng có truyền thống rất hiếu học. Trong Lịch Sử đã có rất nhiều người chiếm được Khoa bảng cao. Theo đó, có nhiều Danh Thần, Danh Tướng lập công lớn, được Triều Đình ban thưởng, phong Tước, và được quần chúng tôn vinh.

Như đã nêu ở trên, từ đời Hùng Vương thứ 6 đã có bốn cha con Ngài Đặng Hoàng giúp Vua đánh giặc Ân, được Vua phong Tước Đại Vương, tôn làm Thành Hoàng. Đời Hùng Vương thứ 18, có Đặng Tá, Đặng Oánh, Đặng Minh, Đặng Triều. Đến thời Bắc thuộc có các Ngài như Đặng Nhượng, Đặng Cao. Thời Bà Trưng có Đặng Thi Sách và hai anh em Đặng Tiến và Đặng Vũ (Thi Sách có sách nói là họ Nguyễn), thời nhà Ngô có Đặng Tuân, nhà Đinh có Đặng Châu, thời Lê Đại Hành có năm anh em là Đặng Công Tuấn, Đặng Công Trung, Đặng Công Thọ, Đặng Công Nghiêm và Đặng Công Xuân đều là những Danh Nhân có công lớn với Triều Đình, được Triều Đình phong tước và được quần chúng tôn vinh. Đó cũng chính là những người có học rộng. Vì có học rộng mới làm được Quan, làm Tướng trong Triều. Có học rộng mới được Triều Đình thâu dụng. Nhưng vì thời đó chưa có khoa cử nên chưa có Khoa bảng mà thôi.

Qua đến Triều Lý, Nước ta bắt đầu có khoa cử, từ đó đến nay có rất nhiều người chiếm Khoa bảng. Theo một thống kê chưa đầy đủ, tính từ khoa thi Ất Tị (năm 1185) đến khoa thi Kỷ Mùi (1919), Họ Đặng đã có 70 người đỗ Đại Khoa. Trong đó có 1 Trạng Nguyên (Cụ Đặng Công Chất, khoa thi năm Tân Sửu - 1661), 1 Hiền Sỹ, 1 Thái Học Sinh, 1 Nhị Giáp Tiễn Sỹ, 5 Thám Hoa, 6 Hoành Từ, 9 Hoàng Giáp, 9 Phó Bảng, 37 Tiến Sỹ.

Đặc biệt có 2 Cụ là Đặng Nghiễm đậu Bảng Nhãn lúc 15 tuổi và Đặng Ma La đậu Thám Hoa lúc 13 tuổi.
Trong một số bộ Phả lớn như:
- "Đặng Tộc Phả ký" của Chi Họ Đặng ở xã Tùng Lộc, Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh ghi rõ: Ngài Đặng Bá Kiển là con trai Thái Sư Cục Lệnh Đặng Lộ, làm Quan Hậu Nhị Lang, sinh ra Tri Châu Đặng Đình Dực. Ngài Đặng Đình Dực sinh ra Quốc Công Đặng Tất, Ngài Đặng Tất sinh ra Bình Chương Quốc Sự Đặng Dung... Như vậy, là đã có đến 4 đời liên tiếp nối nhau chiếm Khoa bảng và nối nhau làm Quan. Đó là mới nói một dòng trưởng, còn các dòng thứ cũng còn nhiều người chiếm khoa bảng nữa.

- Hoặc như bộ "Đặng Gia Phả ký" của Chi Họ Đặng ở Vi Sơn, Phú Thọ, ghi: Hoàng Giáp Đặng Chiêm là danh thần đời Lê, là dòng dõi cuả Bình Chương Quốc Sự Đặng Dung, sinh được 3 con trai là Đặng Công Củ, Đặng Minh Khiêm và Đặng Tán, cả 4 cha con đều là Tiến Sỹ.
- Bộ "Đặng Gia Phả Ký" của Chi Họ Đặng ở làng An Để, Hiệp Hoà, Vũ Thư Thái Bình cũng ghi: Cụ Đặng Phúc Mãn sinh ra Tiến Sỹ - Hiền Sỹ Đặng Nghiêm, Cụ Đặng Nghiêm sinh ra Cao Nghĩa Thần Đặng Tảo, Đệ Nhị Giáp Tiến Sỹ Đặng Diễn, và Thám Hoa Đặng Ma La v.v...

Qua những số liệu trên cho thấy, Họ Đặng là dòng họ có truyền thống Khoa cử và Khoa bảng lâu đời, đồng thời là dòng họ Danh Giá, nhiều thời đã được Triều Đình ái mộ, được quần chúng tôn vinh.

Là người Họ Đặng, tất cả con cháu hậu duệ chúng ta hãy noi gương các bậc Tiền Nhân, tích cực phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành những người có Hiếu, có Đức, có Tài, để cùng với Trăm Họ, thi đua góp sức mình vào xây dựng Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày càng giàu mạnh, làm cho mỗi gia đình ngày càng yên vui, hạnh phúc, làm cho Tộc Đặng ngày càng rạng danh.
* * *
2. Họ Đặng là một trong những Dòng Họ lớn, có Lịch Sử lâu đời nhất Việt Nam.

Tuy đến đầu Triều Lý (1010), Họ Đặng mới chép Gia Phả, nhưng dấu tích người Họ đặng để lại trong Lịch Sử từ rất sớm, vào thời các Vua Hùng dựng Nước.

Theo tài liệu sưu tầm và nghiên cứu đăng trên tập san của BLLHĐTQ thì người Họ Đặng xưa nhất được Lịch Sử ghi công tích là Ngài Đặng Hoàng ở đời Hùng Vương thứ 6. Ngài cùng với 4 người con trai của mình đều ra giúp Vua Hùng đánh giặc Ân cùng với Thánh Gióng. Khi thắng giặc, được Vua phong Hầu Long Bảo
- Linh Lang Dưỡng Liệt Đại Vương
- Linh Lang Diện Phúc Đại Vương
- Linh Lang Tiếp Khánh Đại Vương
- Linh Lang Diện Uý Đại Vương.
Đó là 4 vị Thành Hoàng hiện nay còn được thờ tại Đình Bích Động, Vĩnh Bảo, Kiến An, Hải Phòng.
- Đến đời Hùng Vương thứ 18, có Đặng Tá là Lạc Tướng, được Hùng Tuấn Vương phong Đại Nguyên Soái cầm quân đánh giặc.
- Ngài Đặng Oánh, con Ngài Đặng Uy được Hùng Duệ Vương phong "Hoàn Khai Khánh Đại Vương", tôn làm Thành Hoàng. Hiện nay, tại Đình làng ở quê là xã Trung Kênh, Gia Lương, Bắc Ninh còn có 13 Sắc Phong của Triều Vua.
- Ngài Đặng Minh và Đặng Triều là hai anh em có công dẹp giặc, được phong "Hùng Triều Điện Đô Chỉ Huy Sứ, Tả Hữu Tướng Quân, Truy Phong Đẳng Phúc Thần", hiện còn đền thờ tại quê ở làng Nghĩa Trang, Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên.
Từ thời Bắc thuộc đến các Triều đại Phong Kiến, còn có rất nhiều Công Thần Danh Tướng được Lịch Sử ghi công tích, ở đây không thể nêu hết được.

Điển hình là vào Triều Lê Đại Hành có 5 anh em là Đặng Công Tuấn, Đặng Công Trung, Đặng Công Thọ, Đặng Công Nghiêm và Đặng Công Xuân đã có công giúp Vua đánh giặc Tống trên sông Bạch Đằng. Cả năm anh em đều được phong Đại Vương, được Thờ Phụng tại Đình Đốc Hậu, Tiên Lãng (Hải Phòng), và được Nhà Nước xếp hạng di tích Lịch Sử vào năm 1992.

Trong Lịch Sử chống ngoại xâm thời phong kiến, Họ Đặng đã có những đóng góp to lớn, mãi mãi còn vang khúc nhạc hào hùng, như Đặng Tất và Đặng Dung là hai cha con, hai Danh Tướng, hai vị Anh Hùng, hai vị Quốc Sĩ và còn nhiều Công Thần, Danh Tướng khác nữa, trong đó có nhiều vị được Nhà Vua tặng những chữ vàng như "Tiết Liệt Cương Trung", "Trung thần Hiếu Tử", "Trung Hiếu Vĩnh Kiên"...

Đỉnh cao là ở thời đại Hồ Chí Minh có Cụ Trường Chinh, tức là Đặng Xuân Khu, quê ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định. Cụ là Học trò xuất sắc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, đã giữ nhiều chức vụ tối cao trong Đảng và Nhà Nước như: Hai lần làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội Nước Việt Nam.

Như trên là mới nói đến những Danh Nhân có để lại dấu tích Lịch Sử. Tin rằng trước Ngài Đặng Hoàng và ngoài những Danh Nhân được Lịch Sử ghi công tích nói trên, sẽ còn đang có nhiều người Họ Đặng khác nữa cũng không kém sự hào hùng nhưng ngày nay ta chưa được biết.

Đó là nói về chiều dài Lịch Sử. Còn về quy mô thì cho đến nay, trên khắp cả Nước từ Bắc vào Nam hầu như ở đâu cũng có các tộc Đặng cư trú, lập nghiệp. Có những làng toàn là người Họ Đặng. Có Họ lớn Chiếm tới phần lớn dân cư trong một xã.
Qua đó chứng tỏ rằng: Họ Đặng là một trong những Dòng Họ lớn và lâu đời nhất Việt Nam.

3. Người Họ Đặng rất hiếu Học, chiếm nhiều Khoa bảng, có nhiều Danh Thần, Danh Tướng có công lớn với Nước.

Qua lục tìm trong Lịch Sử, cùng với sự tổng hợp trong các bộ Phả của các dòng Tộc Đặng lớn ở nhiều địa phương trên cả nước, BLLHĐTQ đã thống kê được rất nhiều các nhà Khoa bảng là người Họ Đặng và khẳng định rằng: Người Họ Đặng có truyền thống rất hiếu học. Trong Lịch Sử đã có rất nhiều người chiếm được Khoa bảng cao. Theo đó, có nhiều Danh Thần, Danh Tướng lập công lớn, được Triều Đình ban thưởng, phong Tước, và được quần chúng tôn vinh.

Như đã nêu ở trên, từ đời Hùng Vương thứ 6 đã có bốn cha con Ngài Đặng Hoàng giúp Vua đánh giặc Ân, được Vua phong Tước Đại Vương, tôn làm Thành Hoàng. Đời Hùng Vương thứ 18, có Đặng Tá, Đặng Oánh, Đặng Minh, Đặng Triều. Đến thời Bắc thuộc có các Ngài như Đặng Nhượng, Đặng Cao. Thời Bà Trưng có Đặng Thi Sách và hai anh em Đặng Tiến và Đặng Vũ (Thi Sách có sách nói là họ Nguyễn), thời nhà Ngô có Đặng Tuân, nhà Đinh có Đặng Châu, thời Lê Đại Hành có năm anh em là Đặng Công Tuấn, Đặng Công Trung, Đặng Công Thọ, Đặng Công Nghiêm và Đặng Công Xuân đều là những Danh Nhân có công lớn với Triều Đình, được Triều Đình phong tước và được quần chúng tôn vinh. Đó cũng chính là những người có học rộng. Vì có học rộng mới làm được Quan, làm Tướng trong Triều. Có học rộng mới được Triều Đình thâu dụng. Nhưng vì thời đó chưa có khoa cử nên chưa có Khoa bảng mà thôi.
Qua đến Triều Lý, Nước ta bắt đầu có khoa cử, từ đó đến nay có rất nhiều người chiếm Khoa bảng. Theo một thống kê chưa đầy đủ, tính từ khoa thi Ất Tị (năm 1185) đến khoa thi Kỷ Mùi (1919), Họ Đặng đã có 70 người đỗ Đại Khoa. Trong đó có 1 Trạng Nguyên (Cụ Đặng Công Chất, khoa thi năm Tân Sửu - 1661), 1 Hiền Sỹ, 1 Thái Học Sinh, 1 Nhị Giáp Tiễn Sỹ, 5 Thám Hoa, 6 Hoành Từ, 9 Hoàng Giáp, 9 Phó Bảng, 37 Tiến Sỹ.
Đặc biệt có 2 Cụ là Đặng Nghiễm đậu Bảng Nhãn lúc 15 tuổi và Đặng Ma La đậu Thám Hoa lúc 13 tuổi.
Trong một số bộ Phả lớn như:
- "Đặng Tộc Phả ký" của Chi Họ Đặng ở xã Tùng Lộc, Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh ghi rõ: Ngài Đặng Bá Kiển là con trai Thái Sư Cục Lệnh Đặng Lộ, làm Quan Hậu Nhị Lang, sinh ra Tri Châu Đặng Đình Dực. Ngài Đặng Đình Dực sinh ra Quốc Công Đặng Tất, Ngài Đặng Tất sinh ra Bình Chương Quốc Sự Đặng Dung... Như vậy, là đã có đến 4 đời liên tiếp nối nhau chiếm Khoa bảng và nối nhau làm Quan. Đó là mới nói một dòng trưởng, còn các dòng thứ cũng còn nhiều người chiếm khoa bảng nữa.
- Hoặc như bộ "Đặng Gia Phả ký" của Chi Họ Đặng ở Vi Sơn, Phú Thọ, ghi: Hoàng Giáp Đặng Chiêm là danh thần đời Lê, là dòng dõi cuả Bình Chương Quốc Sự Đặng Dung, sinh được 3 con trai là Đặng Công Củ, Đặng Minh Khiêm và Đặng Tán, cả 4 cha con đều là Tiến Sỹ.
- Bộ "Đặng Gia Phả Ký" của Chi Họ Đặng ở làng An Để, Hiệp Hoà, Vũ Thư Thái Bình cũng ghi: Cụ Đặng Phúc Mãn sinh ra Tiến Sỹ - Hiền Sỹ Đặng Nghiêm, Cụ Đặng Nghiêm sinh ra Cao Nghĩa Thần Đặng Tảo, Đệ Nhị Giáp Tiến Sỹ Đặng Diễn, và Thám Hoa Đặng Ma La v.v...

Qua những số liệu trên cho thấy, Họ Đặng là dòng họ có truyền thống Khoa cử và Khoa bảng lâu đời, đồng thời là dòng họ Danh Giá, nhiều thời đã được Triều Đình ái mộ, được quần chúng tôn vinh.

Là người Họ Đặng, tất cả con cháu hậu duệ chúng ta hãy noi gương các bậc Tiền Nhân, tích cực phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành những người có Hiếu, có Đức, có Tài, để cùng với Trăm Họ, thi đua góp sức mình vào xây dựng Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày càng giàu mạnh, làm cho mỗi gia đình ngày càng yên vui, hạnh phúc, làm cho Tộc Đặng ngày càng rạng danh.






PHẦN II
PHẢ TỘC CHI HỌ ĐẶNG CÔNG HƯNG THÔNG
* * *

I - LỊCH SỬ CHI HỌ ĐẶNG CÔNG CHÚNG TA.

1) Bài Vị Thỉ Tổ và Bài Vị Tiên Tổ.
Một trong những di sản quý giá, là Bảo Vật, là Tư liệu duy nhất của Tổ Tiên còn lại để lớp con cháu chúng ta đi tìm nguồn gốc và lịch sử Dòng Họ, là Bài Vị của Cụ Thỉ Tổ và Bài Vị của Cụ Tiên Tổ do Cụ Tộc Trưởng Đặng Công Vị, 81 tuổi nhớ được và nói lại. Nếu không còn nhớ được hai Bài Vị này thì con cháu ngày nay dù có Hiếu với Tổ Tiên đến mấy cũng đành chịu bó tay. Vì vậy, công lao của "SỰ NHỚ” này đối với bộ Phả Tộc lần này là VÔ GIÁ.

Bài Vị Thỉ Tổ:
- THỈ TỔ KHẢO, DANH HỒNG NHẬN PHỦ QUÂN VỊ TIỀN.

- THỈ TỔ TỶ, HIỆU BÀ NHẬN NHỤ NHÂN VỊ VỊ TIỀN.

* * *
Bài Vị Tiên Tổ:
- TIÊN TỔ KHẢO, TIỀN LÊ TRIỀU, QUỐC TỬ GIÁM GIÁM SINH, ĐẶNG QUÝ CÔNG, TỰ CÔNG HỒNG PHỦ QUÂN VỊ TIỀN.

- TIÊN TỔ TỈ, TIỀN LÊ TRIỀU, QUỐC TỬ GIÁM GIÁM SINH, ĐẶNG CHÍNH THẤT, HIỆU BÀ HỒNG NHỤ NHÂN CHÍNH VỊ TIỀN.

(Bài Vị này là do Cụ Đặng Công Vị nhớ lại ở tuổi 81, sau 40 năm Gia Phả cũ bị mất, nên về luật và về văn từ có thể có chỗ sai. Vì vậy, ở đây chỉ chú trọng về ý, mà không chú trọng về luật và chữ).
* * *
2) Đặc điểm địa lý vùng quê Tổ Tiên lập nghiệp và tóm tắt lịch sử Chi Họ ta.

- Không biết từ năm nào, vì duyên cớ gì một Cụ Tổ đã dẫn con cháu về đất Hưng Thông thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, lập nghiệp?
- Cụ từ đâu về đây, Cụ tên là gì, vì sao Cụ lại về đây, Cụ sinh ra những ai, truyền đến nay đã được mấy đời? v.v...
Đó là những câu hỏi mà tất cả con cháu trong Họ hiện nay đều đang muốn biết mà chưa được biết.
* * *
Ngày xưa, Hưng Thông là một xã thuộc vùng đồng chiêm thuần nông, xa sông ngòi và đô thị, xung quanh giáp các xã Hưng Xá, Hưng Xuân, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Tân, và xã Nam Cát của huyện Nam Đàn, cách thành phố Vinh 12 km, cách núi Thành 8 km, cách sông Lam 2 km.

Vì là vùng đồng chiêm thuần nông, nên đời sống xưa kia ở đây thường là nhiều vất vả, khó khăn và thiếu thốn, con người sống ở đây lâu năm thường có tính cách chất trực, thuần phác và rất nhiều tính toán lo toan.

Ở giữa xã có một con đường gọi là đường Cái Quan đi từ Vinh qua Hưng Chính, qua Hưng Thái, Hưng Tân, qua Hưng Thông, Hưng Xá, đến bờ sông Lam (ngày nay đã được nắn chỉnh làm thành đường 12 - 9).

Trước đây, xã có tên là Yên Thông, thuộc Tổng Thông Lạng. Sau Cách Mạng Tháng 8 gọi là Hưng Thông và có 2 thôn chính là Láng Thôn và Đông Thôn (còn gọi là làng Láng và làng Đông). Đến năm Cách Mạng giảm tô (khoảng 1950) từ 2 thôn được chia thành các xóm: Láng Thôn Chia thành xóm 1 và xóm 9, Đông Thôn Chia thành các xóm 8, 10, 11.
Qua thời gian, các xóm còn có nhiều lần thay đổi tên gọi. Đến năm 1990, cụ thể các xóm như sau: Xóm 1 cũ nay chia thành 3 xóm là 1, 2, 3; xóm 9 cũ chia thành xóm 4, 5, 6; xóm 8 cũ chia thành 2 là xóm 7 và xóm 9; xóm 10 cũ nay gọi là xóm 8; xóm 11 cũ nay gọi là xóm 10 và xóm 11, và tên gọi đó tồn tại cho đến ngày nay.

Đầu tiên, Cụ Thỉ Tổ Họ ta về ở tại Láng Thôn (sau đổi thành xóm 9, và nay là các xóm 4, 5, 6). Khi phát triển thành các Chi thì Chi Trưởng và Nhà Thờ Họ ở đó, Chi II và Chi III thì ở đất Đông Thôn (thuộc xóm 8 và xóm 11 cũ, nay là các xóm 7 và 10). Hàng năm, Họ tế 2 lần vào rằm tháng Giêng và rằm tháng Bảy, không có ngày Giỗ Họ.

Đến khoảng gần năm 1940, Chi I ở Láng Thôn, do không có con nối dõi nên tuyệt hết, Nhà Thờ Họ tồn tại một thời gian thì hư hỏng, phải tháo dỡ.
Hiện nay, khuôn viên đất Nhà Thờ cũ của Họ ta vẫn còn tại xóm 5, không ai dám đến ở trên đó cả vì nghe nói thiêng lắm. Đã có vài lần có người đến làm nhà hoặc các công trình trên đó, nhưng sau đều phải trả lại, không dám tiếp tục.
Từ đó Họ ta không có Nhà Thờ nữa. Việc tế Họ lúc này làm tại nhà Tộc Trưởng.
Tuy không có Nhà Thờ nhưng việc Tế Tự và Thờ Phụng Tổ Tiên hàng năm vẫn rất chu đáo. Lúc này Cụ Đặng Công Tuy, ở Chi II Đông Thôn thay Chi I làm Tộc Trưởng.

Đến năm 1960, toàn miền Bắc tiến vào cao trào Hợp Tác Xã Nông Nghiệp. Thời gian này, một mặt do cao trào Cách Mạng, một mặt do chiến tranh, nên tâm lý trong xã hội có thay đổi, việc Họ không được chú trọng như trước đây nữa. Tuy vậy, việc tế tự và Thờ Phụng Tổ Tiên của Họ ta vẫn giữ đều đặn. Lúc này Cụ Đặng Công Tuy đã mất, Cụ Đặng Công Vị, con của Cụ Tuy kế tục làm Tộc Trưởng cho đến ngày nay.

Năm 1965 Nhà Nước ta có chính sách dãn dân, đưa một phần dân cư ở đồng bằng đất chật người đông lên dắm dân khai hoang, phát triển kinh tế ở miền núi. Gia đình Cụ Đặng Công Vị Tộc Trưởng, thuộc diện di dân cùng với nhiều gia đình khác trong Họ và trong địa phương, rời Quê Hương lên huyện Quỳ Hợp định cư. Từ đây, việc Tế Tự và Thờ Phụng Tổ Tiên của Họ ta thay đổi hẳn, chủ yếu ai làm ở nhà nấy. Thời gian này, một mặt do li tán, một mặt do cao trào Cách Mạng, tôn sùng Duy Vật, bài bác Tâm Linh, bài trừ mê tín, tâm lý xã hội có nhiều thay đổi. Mặt khác, chiến tranh ngày càng mở rộng và ác liệt, nên lúc này cách mạng là trên hết, ít ai quan tâm nhiều đến việc thờ cúng. Vì vậy, việc Tế Tự và Thờ Phụng Tổ Tiên không mấy ai coi trọng nữa. Có chăng thì chỉ ở trong Tâm của các bậc cao niên.

Tháng 10 năm 1967 ở quê Hưng Thông xảy ra hoả hoạn. Trong Họ ta có mấy gia đình bị cháy hết nhà cửa, trong đó có nhà Cụ Đặng Công Tường và bộ Gia Phả Họ đang được Cụ cất giữ. Vậy là từ đó, Họ ta không còn Gia Phả nữa.

Vào khoảng năm 1970, Nhà Nước ta có chủ trương quy hoạch lại đồng ruộng và đất đai, nên tất cả lăng tẩm mồ mả của tất cả các Dòng Họ tại quê nhà đều được di dời, quy tập về một khu vực gọi là nghĩa trang Đồng Chạn. Mồ mả Tổ Tiên Họ Đặng chúng ta cũng được quy tập về đó và xây thành một khu lăng mộ chung gọi là "TỔ TIÊN HỌ ĐẶNG".
* * *
Đến nay đã hơn 40 năm ly tán, và Đất Nước cũng hoà bình thống nhất được trên 30 năm, nhưng Họ ta vẫn trong tình trạng phân tán như xưa.
Cụ thể, qua khảo sát, hiện tại số Hộ và Khẩu của Họ ta có như sau:
- Ở tại Hưng Thông có: 6 hộ, 26 khẩu, 12 đinh
- Ở Vinh có: 6 hộ, 26 khẩu, 12 đinh
- Ở Quỳ Hợp có: 6 hộ, 17 khẩu, 7 đinh
- Ở Sơn La có: 3 hộ, 9 khẩu, 5 đinh
- Ở Đắc Lắc có: 1 hộ, 6 khẩu, 3 đinh
- Ở Sài Gòn có: 4 hộ, 18 khẩu, 7 đinh
Cộng: 27 hộ, 102 khẩu, 46 đinh

Hiện nay, Đất Nước đã đổi mới, kinh tế thị trường phát triển, đời sống nâng cao hơn trước nhiều. Theo đó, phong trào khôi phục việc Họ diễn ra khắp nơi. Nhưng riêng Họ chúng ta do đặc điểm phân tán như trên nên cũng chưa khôi phục được bao nhiêu. Việc Thờ Phụng Tổ Tiên chủ yếu vẫn ai làm nhà nấy.

Đặc điểm Lịch Sử Nước ta trong nhiều thập kỷ tới sẽ còn có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc: Công nghiệp phát triển, thị trường mở rộng không chỉ trong Nước mà còn ra Quốc tế, đòi hỏi kéo theo sự điều chỉnh và phân bố lại lao động và dân cư. Rất nhiều người phải theo đó rời Quê Hương đi về các thành phố lớn để làm việc rồi lập nghiệp luôn ở đó. Vì vậy, Họ ta vẫn tiếp tục còn phải phân tán hơn nữa. Lớp trẻ hậu thế sẽ còn có nhiều người rời Quê Hương về các thành phố lớn, thế hệ lớn tuổi ở Quê Hương dần dần cũng quy tiên hết. Do đó việc tế tự và Thờ Phụng Tổ Tiên theo cách tập trung như xưa sẽ sẽ rất khó thực hiện và không còn phù hợp nữa.

Xuất phát từ đặc điểm trên, việc Tế Tự và thờ phụng Tổ Tiên cũng cần thiết phải có một sự đổi mới, để làm sao cho tất cả con cháu đều luôn nhớ nghĩ đến Tổ Tiên, đều biết chăm lo Thờ Phụng Tổ Tiên, và vừa phù hợp với tình hình và điều kiện mới của Đất Nước như đã nói ở trên. Đó là điều mọi người đều nên suy ngẫm.
* * *

3) Xác định nguồn gốc Dòng Họ.

Họ ta từ đâu về đây? Vì sao mà về đây? Về đây từ năm nào? Người đầu tiên về đây là ai, Tên gì? Truyền đến nay đã được mấy đời? v.v...
Đó là những câu hỏi từ rất lâu đời, mà đến nay vẫn còn trong bí ẩn.

Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc viết Phả Tộc lần này là đi tìm thông tin để trả lời những câu hỏi đó.
* * *
Cụ Nguyễn Nghiễm, thân phụ của Đại Thi Hào Nguyễn Du, là một Nhà Nho lớn, nói rằng: "Mọi việc sinh ra đều có cái lý của nó. Những bậc Túc Nho phải lấy cái lý mà suy cho cùng".
Có lẽ việc tìm và xác định nguồn gốc Dòng Họ chúng ta cũng phải dùng nhiều đến việc suy lý và trong thực tế, ngành viết sử cũng phải dùng nhiều đến quan điểm này. Vì vậy, trước hết chúng ta cũng hãy nên thấu triệt quan điểm trên như Cụ Nguyễn Nghiễm đã nói là "Phải lấy cái lý mà suy cho cùng".
Vậy, trong khi chờ các thông tin khác, chúng ta hãy phân tích một vài thực tế và nhận định thử xem.

* Nhận định đầu tiên:
Tuy chưa ai kết luận được chắc chắn cả, nhưng từ lâu, một số con cháu trong Họ đã căn cứ vào số hộ khẩu hiện có, kết hợp với số mồ mả hiện có mà suy rằng: "Chắc là Tổ Tiên Họ ta về đất Hưng Thông này chưa lâu lắm, mới chừng khoảng trên dưới 200 năm là cùng, vì hiện tại số con cháu chỉ có 27 hộ, 102 khẩu, 46 đinh, và số mồ mả kể cả mới nhất đến lâu nhất chỉ có khoảng 60 ngôi".
Với số lượng 102 người sống và khoảng 60 người đã chết cho thấy số con cháu của Họ ta qua các đời là chưa nhiều.
Với số liệu trên, có thể cho phép ta dự đoán rằng Tổ Tiên ta về đây chưa lâu lắm.
* * *
* Nhận định thứ 2:
Trong tâm hồn người Việt Nam ta thuở xưa, hai tiếng "Quê Hương" rất là thiêng liêng và gắn bó. Nếu bình thường, sẽ không có ai rời bỏ Quê Hương đi nơi khác cả. Hoặc nếu có đi thì cuối đời Họ cũng trở về, hoặc nếu chưa về, hoặc không về được thì Họ cũng nhắc nhở con cháu luôn nhớ tới Quê Hương, và chắc chắn đời con cháu sẽ về thăm quê, chứ không bao giờ dứt tuyệt. Vậy thì tại sao Cụ Tổ chúng ta lại rời quê về đây, và đời sau con cháu không ai biết quê trước là đâu?! Phải chăng có thể là ở thời Cụ, và với bản thân Cụ có điều gì không bình thường mà nay chúng ta chưa rõ?!
* * *
* Nhận định thứ ba:
Suy ngẫm trong thực tế, người ta chỉ có thể rời bỏ Quê Hương đến lập nghiệp ở xứ khác trong sáu trường hợp sau đây:
- Một là: Quan Lại hoặc Tướng Quốc, được Triều Đình cử đi trấn thủ.
- Hai là: Chạy đói
- Ba là: Đi làm ăn xứ người rồi ở lại đó luôn
- Bốn là: Chạy giặc
- Năm là: Chạy trốn sự truy lùng của Chính quyền
- Sáu là: Bị bán về xứ khác từ nhỏ
Trong sáu trường hợp trên thì bốn trường hợp đầu chắc là không đúng với Cụ Tổ chúng ta, vì nếu là Quan Lại hoặc Tướng Quốc cử đi trấn thủ thì sẽ có Sắc Phong, Chiếu Chỉ lưu lại đời sau, và được Sử Sách hoặc Gia Phả chép lại rõ ràng, tiếng tăm lưu truyền hậu thế. Hơn nữa, nếu là Quan Lại hoặc Tướng Quốc đi trấn thủ thì sẽ còn có nhiều quyến thuộc cùng đi, về sau trở thành một Dòng Họ lớn, có bề thế, chứ không phải dứt tuyệt tung tích như Họ ta. Còn nếu là chạy đói, hoặc đi làm ăn rồi lập nghiệp ở quê mới, hay chạy giặc thì không có ai dứt hẳn Quê Hương, mà cuối đời hoặc khi hết giặc, họ sẽ tìm về, hoặc sẽ nói cho con cháu biết về gốc gác Quê Hương (dù cho sang tới nước ngoài cũng vậy). Mặt khác, trong Bài Vị Tiên Tổ có ghi: "Tiền Lê Triều Quốc Tử Giám Giám Sinh..." Như vậy có nghĩa là Cụ Tiên tổ của chúng ta trước học trường Quốc Tử Giám ở Triều Lê.
Thời trước, được học ở Quốc Tử Giám là thuộc nhà danh giá, có truyền thống Khoa bảng, chứ không thể là chạy đói hoặc bỏ quê đi làm ăn được.
Cụ Tổ chúng ta lại càng không thể ở trường hợp thứ sáu. Vì nếu là người
bị bán từ nhỏ cho một dòng họ nào đó, thì chỉ trở thành một đinh của họ đó, chứ không thể thành Cụ Tổ của một Họ được.
Vậy thì Cụ Tổ của chúng ta chỉ có thể là ở vào trường hợp thứ năm, tức là chạy trốn một sự truy lùng của Chính quyền .

Qua những phân tích như trên, có thể cho phép chúng ta nhận định rằng: Với Cụ Tổ của chúng ta, chắc là ở thời Cụ và với bản thân Cụ, sẽ có vấn đề gì gay go lắm, nên Cụ phải rời Quê Hương về đây sinh cơ lập nghiệp, và dấu biệt tung tích về Quê Hương và Đất Tổ. Thời gian Cụ về đây là chưa lâu lắm, chỉ khoảng trên dưới vài trăm năm là cùng.

Vậy thì Cụ tên là gì? Người được ghi là "Danh Hồng Nhận" trong Bài Vị Thỉ Tổ có phải là tên thật của Cụ hay không?
Đó là việc mà chúng ta đang tìm lời đáp.
Đang phân tích và suy nghĩ như trên thì tháng 8/2007, chúng ta nhận được thư phúc đáp của Cụ Cử Đặng Ngọc Lương, Phó BLLHĐTQ, Trưởng Ban Biên khảo Phả Tộc Họ Đặng Lam Hồng và Phả Tộc Họ Đặng Toàn Quốc (Cụ là người đã tham gia nghiên cứu, dịch thuật tới 300 cuốn Gia Phả, Văn Bia, Sắc Phong và Bài Vị của nhiều Họ Đặng trên cả Nước). Nội dung thư của Cụ cho biết những thông tin như sau:
- Cụ Tổ Họ ta tên thật là Đặng Ngạn, đỗ Tam Trường, là em thứ của Đô Đốc Đặng Quốc Đống, con của Thái Nhạc Quận Công Đặng Sĩ Hàn, hiện có Nhà Thờ tại Tiên Điền, Uy Viễn (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
- Cả gia đình có cả thảy 20 vị gồm con cháu, anh em, chú bác phò Quang Trung. Khi Tây Sơn thất bại, Vua tôi nhà Tây Sơn bị Nguyễn Ánh xử lăng trì rất tàn bạo, trong đó có Đô Đốc Đống. Một Giáo Sỹ tên là BiSe biên thư về Pháp kể rằng, một ông Quan xứ Nghệ vào hàng cao cấp bị phanh thây hàng nghìn miếng, bởi người ta ghét ông hơn cả.
- Từ đó nhà Họ Đặng phải ly tán, thay tên đổi họ. Đến nay đã tiếp nối được một số vị ở Yên Lưu (Xã Hưng Hoà, thành phố Vinh ngày nay), ở Đà Nẵng, ở Quảng Nam, ở Quy Nhơn, ở Biên Hoà, ở Huế v.v...
- Cụ Đặng Ngạn của Chi ta về Hưng Thông không mang tên thật để tránh sự truy lùng của Nguyễn Ánh nên đặt tên tự là Danh Hồng Nhận, ta hiểu thế này: Hồng là núi Hồng ở quê gốc - Nghi Xuân, đến quê ẩn núi Thiên Nhẫn - Hưng Nguyên. Đó là đời thứ nhất.
- Đời thứ hai là Bài Vị "Tiên Tổ Khảo Đặng Quý Công, Tự Công Hồng..."
- Ông Hồng sinh được 3 người con trai, người thứ nhất và người thứ ba chưa biết tên, người thứ hai tên là Đặng Công Xí. Đó là đời thứ ba. Truyền đến nay đã được 8 đời. Như thế là hợp với Phả Tộc ở Nghi Xuân và Phả Tộc Toàn Quốc.
(Những thông tin trên được ghi ở bộ Phả của Chi Họ Đặng Sĩ Hàn ở Tiên Điền, Uy Viễn, Nghi Xuân, do Cụ Cử Nhân Đặng Tố Nga viết năm 1811.
Đoạn từ tên ông Đặng Công Xí về sau là do ta cung cấp trong "Thư trình Họ").
Từ những thông tin trên, ta phân tích và thống nhất một số nhận định sau:
* Thứ nhất: Việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn rất dã man là điều có thật, vì Lịch Sử đã ghi rõ ràng. Việc Đô Đốc Đống bị xử lăng trì nặng như vậy thì số 20 người trong quyến thuộc theo Đô Đốc phò Quang Trung phải sơ tán, thay tên đổi họ, dấu tung tích để tránh sự truy lùng của Chính quyền là rất có lý.
Sự kiện trên cũng trùng hợp với phân tích và nhận định thứ 2 và thứ 3 của ta ở trên, nên có thể nói rằng: Những thông tin trên là rất đáng tin cậy.
* Thứ hai: Thời gian Nguyễn Ánh lên ngôi là năm 1802, tính đến nay là 205 năm. Như vậy cũng khớp với nhận định đầu tiên của chúng ta.
* Thứ ba: Suy rằng Cụ Tổ chúng ta về đến Hưng Thông dấu tên thật và đặt tên Tự là "Danh Hồng Nhận". Hồng là núi Hồng (quê gốc), Nhận là núi Thiên Nhẫn (quê ẩn).
Sự suy luận này có thể có lý, vì theo như trong thư Cụ Cử Lương nói thì Cụ Ngạn Đỗ Tam Trường (Tam Trường là một cấp Học vị dưới Tiến SỸ một bậc, tương đương như Phó Tiến SỸ hoặc Thạc Sỹ ngày nay). Như vậy, Cụ là người học rộng, nên rất có thể Cụ đã dùng những ẩn tự sâu sắc.
* Thứ tư: Qua Bài Vị “ Thỷ Tổ Khảo Danh Hồng Nhận Phủ Quân Vị Tiền”, ta thấy rằng Bài Vị này không ghi Họ. Đó có thể là ở đời cũ, do việc dấu tung tích nên Cụ không tiết lộ họ của mình. Đến đời Tiên Tổ đã cảm thấy an toàn nên các Cụ mới ghi rõ là họ Đặng. Đây là một bằng chứng nữa để có thể khẳng định những thông tin trên là đúng.
* * *
Qua những ý phân tích trên, kết hợp với những nhận định của chúng ta ở trước đó, có thể tin rằng: Cụ Thỉ Tổ Họ ta từ Nghi Xuân Hà Tĩnh, do chạy trốn sự trả thù của Nguyễn Ánh đối với Vua Tôi Tây Sơn, nên đã chạy về Hưng Thông, dấu tên thật cùng mọi tung tích về Quê Hương và Đất Tổ, đặt tên tự là "Danh Hồng Nhận", thời gian lịch sử là vào năm 1802.
* * *
Tuy nhiên, còn một điều nghi vấn là: Có phải Cụ Thỉ Tổ Danh Hồng Nhận của chúng ta chính là Cụ Đặng Ngạn, em thứ năm của Đô Đốc Đặng Quốc Đống, tức là con trai thứ năm của Thái Nhạc Quận Công Đặng Sĩ Hàn hay không? Hay Cụ là một trong số những người con khác của Cụ Hàn? Hay là một người nào khác trong số quyến thuộc gồm 20 người theo Đô Đốc Đống phò Quang Trung lúc bấy giờ. Vì Cụ Đặng Sĩ Hàn có tất cả 9 người con trai. Trong đó có 6 người đã biết tung tích, còn lại 3 người chưa biết, gồm: Đặng Triều (thứ tư) đậu Tam Trường, Đặng Ngạn (thứ năm) đậu Tam Trường, và Đặng Cung (thứ bảy) đậu Cử Nhân.
Vậy có căn cứ nào rõ hơn để có thể khẳng định được chắc chắn là Cụ Đặng Ngạn chạy về Hưng Thông?

Qua khảo luận với Cụ Cử Lương về ý này, Cụ phân tích như sau:
- Khẳng định là Cụ Ngạn vì có liên Quan đến cái tên là Ngạn. Ngạn là đôi bờ Ngạn, là Tả Ngạn và Hữu Ngạn của con sông Quê Hương.
Linh cảm từ sự liên quan đến cái tên là Ngạn này , nên Cụ không đi xa mà chỉ từ Hữu Ngạn sang Tả Ngạn của sông Lam mà thôi.
Đây là tín hiệu ẩn của Cụ để mai sau con cháu có thể suy ra và biết được.
Hơn nữa, cùng chạy về Hưng Nguyên còn có một người nữa là Cụ Đặng Tiến, Bác ruột của Cụ Ngạn, về xã Hưng Hoà (Yên Lưu ngày xưa).
Nay ghi ý này vào đây để tất cả mọi người cùng con cháu mai sau có thể nghiên cứu tiếp.

Tóm lại, qua những phân tích và nhận định của chúng ta, cộng với những thông tin do Cụ Cử Lương cung cấp, ta có thể thống nhất ý kiến như sau: "Rất có thể Cụ Thỉ Tổ của chúng ta là một trong số quyến thuộc gồm 20 người đã cùng Đô Đốc Đặng Quốc Đống phò Tây Sơn. Khi Tây Sơn thất bại, để tránh sự truy lùng trả thù của Nguyễn Ánh, nên Cụ đã từ Nghi Xuân chạy về Hưng Thông, dấu tên thật cùng mọi tung tích về Quê Hương và Đất Tổ đẻ lánh nạn. Thời gian là vào năm 1802 ". Còn tên thật của Cụ là ai, có phải chính là Cụ Đặng Ngạn hay không, thì chờ thêm thời gian hoặc có thêm thông tin rõ hơn nữa mới nên khẳng định chắc chắn.

Với kết luận như trên, mong rằng thời gian sau hoặc đời sau, anh em, con cháu, ai có nhiệt tâm với Tổ Tiên thì hãy tiếp tục tìm thêm thông tin và khẳng định thêm để đưa anh em, con cháu chúng ta về được với cội nguồn gốc tích Tổ Tiên. Đó là điều rất nên làm.

4) Xác định thứ tự các đời tiếp nối trong Phả Hệ.
Xác định vấn đề này, chúng ta vẫn phải tiếp tục thấm nhuần quan điểm của Cụ Nguyễn Nghiễm là "Phải lấy cái lý mà suy cho cùng".

* Xác định đời thứ nhất.
Như trên chúng ta đã khẳng định Cụ Thỉ Tổ "Danh Hồng Nhận" của chúng ta do việc chạy nạn Lịch Sử, đã về Hưng Thông lánh nạn, lập nên Chi Họ mới ở đây và phát triển thành Dòng Họ Đặng Công của chúng ta ngày nay. Thời gian Cụ về đây là vào năm 1802, vì đây là mốc Lịch Sử. Chính mốc Lịch Sử này là lý do để Cụ phải rời Quê Hương sang xứ khác lánh nạn.
Vì vậy, Cụ là đời thứ nhất.
Thời gian từ 1802 đến 2007 là 205 năm. Theo tổng hợp thực tế thì mỗi thế hệ nối tiếp cách nhau trên dưới 25 năm. Như vậy, với thời gian 205 năm, Họ ta đã nối tiếp sau Cụ được 8 đến 9 đời hậu thế.

* Xác định đời thứ hai:
Theo thông tin của Cụ Cử Lương thì Cụ Thỉ Tổ của chúng ta là đời thứ nhất, sinh ra Cụ Tiên Tổ Đặng Quý Công tự Công Hồng là đời thứ hai.
Để xác minh thông tin này ta phân tích và nhận định theo mấy ý sau:
- Thứ nhất: Trong Bài Vị Cụ Tiên Tổ có ghi: "Tiền Lê Triều Quốc Tử Giám Giám Sinh...". Có nghĩa là trước Dây Cụ học ở trường Quốc Tử Giám ở Triều Lê.
Và như Cụ Cử Lương cho biết thì Cụ Thỉ Tổ của chúng ta là người đậu Tam Trường, con Cụ Thái Nhạc Quận Công. Như vậy, Cụ Thỉ Tổ và Tiên Tổ của chúng ta đều xuất thân từ gia đình truyền thống Khoa bảng.
Ngày xưa, chỉ có con nhà danh giá, Quan Lại, hoặc hạng Nhà Nho khá giả mới được học Quốc Tử Giám, còn hạng bình dân là không thể có. Vì vậy, có thể nói rằng thông tin trên là đúng, và Cụ Tiên Tổ tự Công Hồng chính là con của Cụ Thỉ Tổ Danh Hồng Nhận và đó là đời thứ 2.
- Thứ hai: Cũng theo như Bài Vị của Cụ Tiên Tổ cho biết thì Cụ đã học trường Quốc Tử Giám ở Triều Lê, nhưng không thấy ghi Khoa bảng. Điều này rất có thể là Cụ học ở Quốc Tử Giám vào những năm cuối Triều Lê. Có thể Cụ học đã xong nhưng chưa thi vì chưa đến kỳ thi, hoặc học chưa xong thì nhà Lê mất ngôi (Nhà Lê mất vào năm 1789), hoặc có thể đang học thì Tây Sơn nổi dậy nên Cụ bỏ học theo phò Tây Sơn;.
Từ ý phân tích trên, ta có thêm cơ sở để tin rằng: Cụ Thỉ Tổ là đời thứ nhất sinh ra Cụ Tiên Tổ là đời thứ hai.

* Xác định đời thứ ba.
Theo thông tin của Cụ Cử Lương cung cấp thì Cụ Tiên Tổ Tự Công Hồng sinh được 3 người con trai. Người thứ nhất và người thứ 3 chưa biết tên, người thứ hai là Cụ Đặng Công Xí. Vậy, Cụ Xí có phải là đời thứ 3 hay không? Việc này cần phải có bằng cứ để chứng minh.

Để chứng minh điều này, ta lấy 2 mốc Lịch Sử quan trọng mà ta biết được để tính toán, đó là năm sinh của Đô Đốc Đặng Quốc Đống, do Gia Phả ở Tiên Điền ghi chép, và năm sinh của Cụ Đặng Công Trưng họ ta, do thầy giáo Nguyễn Huy Uyên, cháu Ngoại của Cụ Trưng cung cấp:
- Năm sinh của Đô Đốc Đặng Quốc Đống là 1738.
- Năm sinh của Cụ Đặng Công Trưng là 1863.
- Khoảng cách giữa hai Cụ là 115 năm.
- Giả sử Cụ Thỉ Tổ của chúng ta là Cụ Đặng Ngạn, em thứ 5 của Cụ Đống thì Cụ Ngạn sẽ ít hơn Cụ Đống khoảng 10 tuổi. Như vậy, năm sinh của Cụ Ngạn là vào khoảng 1748.
- Với thời gian 115 năm này tương đương với 4 hoặc 5 thế hệ. Nếu là 4 thế hệ thì mỗi thế hệ bình quân cách nhau là 28,7 năm. Nếu là 5 thế hệ thì bình quân mỗi thế hệ cách nhau là 23 năm.
- Với hai mức bình quân là 28,7 và 23 năm như trên là chưa thể khẳng định được, vì cả hai đều có lý.
- Nhưng ở đây, Cụ Trưng là con thứ ba của Cụ thứ ba (Tức là con út của Cụ út) cho nên bình quân năm cho mỗi thế hệ sẽ dài hơn dòng trưởng. Vì vậy, tính 4 thế hệ sẽ có lý hơn. Nghĩa là Cụ Trưng thuộc đời thứ 4 mà Cụ Trưng là thế hệ tiếp sau Cụ Xí, gọi Cụ Xí là Bác ruột. Do đó, Cụ Xí sẽ là đời thứ 3.

Thế nhưng, Cụ Tộc Trưởng Đặng Công Vị lại cung cấp thêm một thông tin khác với những nhận định trên. Đó là việc Cụ nhớ lại Phụ Uý trước đây thường đọc mỗi khi tế Họ.

Cụ nói rằng Cụ không nhớ được các tên ở trong Phụ Uý, nhưng mỗi khi cúng, thường nghe đọc như sau:
- Thỉ tổ...
- Tiên tổ...
- Lục thế Tổ hiển tiên tổ khảo
- Ngụ thế Tổ hiển tiên tổ khảo
- Tứ thế Tổ hiển tiên tổ khảo
- Cao Tằng Tổ khảo
- Hiển Khảo, Hiển Tỉ v.v...
* * *

Nếu theo Phụ Uý này là một thứ tự, thì đến Cụ Đặng Công Xí đã là đời thứ 6 hoặc thứ 7, và đến nay đã là khoảng 12 đến 13 đời rồi.
Nếu như vậy, mốc thời gian Cụ Tổ về Hưng Thông phải là vào khoảng từ năm 1670 đến năm 1700, tức là ở cuối thời Trịnh Tạc hoặc ở thời Trịnh Căn.

Ở thời điểm này, Lịch Sử Đất Nước không có gì biến động lớn ngoài cuộc Chiến tranh Trịnh Nguyễn. Nhưng đến đời Trịnh Căn, cuộc Chiến này tạm dừng, Đất Nước bình yên, không có lý do để Cụ Tổ ta phải rời Quê Hương cũ.
Qua thảo luận với Cụ Cử Lương về Phụ Uý này, ý kiến của Cụ như sau: "Phụ Uý này thấy có chỗ mâu thuẫn. Có thể nhầm cả phần cúng gia tiên vào đây. Nay không còn bản gốc, cũng không còn tên tuổi nên không đoán định được. Rất có thể do nhớ nhầm, viết nhầm hoặc nhớ sai, viết sai chăng".
* * *

Về cuốn Gia Phả trước đây, Cụ Đặng Công Vị nói là Cụ nghe Cha (Tức Cụ Đặng Công Tuy) truyền lại rằng: Gia Phả này là do Cụ Hương Chính (tức là Cụ Ấn hay Cụ Nhường) đi dạy học ở Thanh Chương viết rồi đem về, chứ trước đó không có. Tuy nói là Gia Phả nhưng thực chất chỉ là bản ghi tên của những người đã mất theo thứ tự thời gian để đọc khi cúng, chứ không ghi rõ các đời.
Cụ Ấn (hay Cụ Nhường) thuộc đời thứ 2 sau Cụ Xí, gọi Cụ Xí là Bác ruột. Như vậy, nếu theo thứ tự như Phụ Uý thì Cụ Ấn đã là đời thứ bảy hoặc thứ tám rồi. Con cháu đến đời thứ bảy, thứ tám mới chép Gia Phả thì chắc chắn là sẽ có chỗ nhớ sai, viết sai.

Còn có một vấn đề không có lý nữa là: Theo như Bài Vị Tiên Tổ, thì các Cụ Tổ của chúng ta là bậc có Học thức và Khoa bảng. Vậy thì tại sao các Cụ lại không chép Gia Phả để lại. Đó là điều không có lý, vì ở thời các Cụ ngày xưa, cuốn Gia Phả là vô cùng quan trọng, các gia đình và các Dòng Họ có học thức không thể không có. Vậy mà thực tế ở Họ ta lại không có.
Như vậy, phải chăng ở thời đó, đối với các Cụ, có điều gì gay cấn lắm khiến các Cụ phải dấu mọi tung tích về Quê Hương và Đất Tổ chăng?
Từ những phân tích trên, thấy rằng thông tin này là chưa đủ căn cứ để khẳng định được điều gì. Tuy vậy, cũng cần đưa vào đây để tiếp tục nghiên cứu.
* * *

Lại còn một thông tin nữa là: Hiện nay, khi hỏi về tung tích Chi trưởng của Họ ta tại Láng Thôn, nhiều người cao tuổi ở đây đều nói: "Họ Đặng là Họ đầu tiên về lập nghiệp tại Láng Thôn và từ rất sớm, cách đây khoảng 700 năm. Sau đó là họ Trần, cách đây khoảng 500 năm, sau nữa đến họ Cao. Họ Đặng to lắm, hầu hết dân Láng Thôn đều là người họ Đặng".
Hỏi tiếp nữa là căn cứ vào đâu mà biết được như vậy, Họ nói là căn cứ vào Lịch Sử họ Trần.
Tuy vậy, đó chỉ là tin truyền miệng, không có căn cứ. Lịch Sử họ Trần thì ta chưa thấy, những điều vô lý là ở chỗ: Cách đây 700 năm, một Dòng Họ to lớn đến mức chiếm gần hết một làng, vậy mà nay lại tuyệt hết, không ai còn nhớ và biết được một tung tích gì. Điều đó là không có lý. Và thực tế là qua việc quy tập mồ mả vào năm 1970, toàn bộ mồ mả ở khu vực Láng Thôn chỉ vẻn vẹn chưa đầy một chục ngôi, trong đó có ngôi mộ Tổ.
Thực tế đó chứng tỏ rằng tin truyền miệng nêu trên là hoàn toàn không có lý và không chính xác.
Việc Chi Trưởng Láng Thôn đã tuyệt, hiện tại không còn tung tích, và với số lượng mồ mả gần một chục ngôi đã chứng tỏ Chi này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và chưa có con cháu phát triển. Như vậy, có thể khẳng định Chi này chỉ truyền được 4 đời như phân tích trên là hợp lý.
* * *

Tóm lại, qua những con số, và qua sự phân tích trên, cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng:
Cụ Thỉ Tổ của Chi Họ ta trước ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh), theo Gia tộc phò Tây Sơn. Đến năm 1802, Tây Sơn thất bại, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế và trả thù Vua Tôi Tây Sơn rất tàn bạo. Để tránh nạn trả thù đó, Cụ đã rời Quê Hương về đất Hưng Thông để lánh nạn, dấu tên thật cùng mọi tung tích về Quê Hương và Đất Tổ, và lập nên Chi Họ Đặng Công tại đây. Người đầu tiên chính là người có Bài Vị "Danh Hồng Nhận". Đó là đời thứ nhất. Đời thứ 2 là Cụ Tiên tổ Đặng Quý Công Tự Công Hồng. Đến Cụ Đặng Công Xí là đời thứ 3. Truyền đến thế hệ sau nhất hiện nay là 9 đời.
* * *

Bàn thêm về chữ "Tổ" trong cặp từ "Thỉ Tổ" "Tiên Tổ" v.v...để mọi người và con cháu đời sau được rõ.
Theo cách gọi của Nho Học xưa thì:
- Cha mẹ: Khi còn sống, cha gọi là Phụ, mẹ gọi là Mẫu. Sau khi chết, cha gọi là Hiển Khảo, mẹ gọi là Hiển Tỷ.
- Ông bà: Khi còn sống, ông gọi là Tổ Phụ, bà gọi là Tổ Mẫu. Sau khi chết, ông gọi là Tổ Khảo, bà gọi là Tổ Tỷ.
- Đời Cố (tiếng Bắc gọi là đời Cụ): Khi còn sống gọi là Tằng Tổ Phụ và Tằng Tổ Mẫu. Sau khi chết gọi là Tằng Tổ Khảo và Tằng Tổ Tỷ.
- Đời Can (tiếng Bắc gọi là đời Kỵ): Khi còn sống gọi là Cao Tổ Phụ, Cao Tổ Mẫu. Sau khi chết gọi là Cao Tổ Khảo, Cao Tổ Tỷ.
- Đến bậc Can là còn nằm trong Gia Tiên, con cháu còn phải làm giỗ. Từ bậc Can trở lên con cháu không làm giỗ nữa mà được cúng chung với tế Họ. Khi Cúng xướng là Cao Cao Tổ Khảo, Cao Cao Tổ Tỷ. Trên nữa thì gọi chung là các bậc Tiên Tổ.
- Nếu một người đi về một vùng quê mới để lập nghiệp rồi lập thành một Dòng Họ hay một Chi Họ mới ở đó, thì người đầu tiên ấy trở thành Cụ Thỉ Tổ (cũng còn gọi là Thuỷ Tổ) của Dòng Họ hoặc Chi Họ mới tại vùng đó. Các Cụ Tổ bề trên nơi gốc gác xuất xứ của Cụ Thỉ Tổ thì gọi là các bậc Tị Tổ.

5. Về truyền thống Học hành, Khoa bảng và sự phát triển của Chi Họ ta từ sau ngày về lập nghiệp tại đất Hưng Thông.

Theo Bài Vị của Cụ Thỉ Tổ và Cụ Tiên Tổ của Chi Họ ta thì các Cụ đều là những người có Học hành và Khoa bảng. Cụ Thỉ Tổ đã đỗ "Tam Trường" (tương đương phó Tiến Sỹ hoặc Thạc Sỹ ngày nay). Cụ Tiên Tổ là học sinh trường Quốc Tử Giám.
Và nếu Cụ Thỉ Tổ của chúng ta là một trong những người con của Thái Nhạc Quận Công Đặng Sĩ Hàn thì càng chứng tỏ Chi Họ ta có truyền thống Học hành từ nhiều đời trước nữa.
Chỉ tiếc là: Cụ Tiên Tổ Đặng Quý Công tự Công Hồng của chúng ta sinh ra gặp lúc thời cuộc phong trần nên vào trường Quốc Tử Giám học chưa xong hoặc mới học xong thì Lịch Sử biến động, Nhà Lê mất ngôi, Tây Sơn trị vì chưa được bao lâu thì thất bại, Gia Long Nguyễn Ánh lên ngôi, gia đình gặp quốc nạn phải chạy đi ẩn lánh. Vậy là, từ đây Chi Họ chúng ta phải từ giã con đường Học hành, Khoa bảng và Quan lại, chỉ lo tìm kiếm kế sinh nhai, ẩn dấu tung tích, bảo toàn sinh mệnh và dòng giống. Vì vậy, cũng từ đây, Họ ta bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái trên con đường học hành và khoa cử cho đến tận hôm nay.
Từ đời thứ 3 (Cụ Đặng Công Xí) đến đời thứ 6 (tức là 4 đời liên tiếp), các Cụ rất ít được học hành, có chăng thì cũng chỉ đọc thông viết thạo, làm đến chức "Hương" là nhiều (Hương là một chức Lại ở trong làng, như cán bộ thôn ngày nay). Chưa lên nổi ông Lý, ông Xã, chứ chưa nói đến ông Huyện, ông Tỉnh hoặc hơn nữa.
Đến đời thứ 7 và thứ 8, dưới thời đại Hồ Chí Minh và Xã Hội Chủ Nghĩa, việc Học hành của Dòng Họ ta mới khởi sắc trở lại, đã bắt đầu có những con cháu vào các trường Đại học, Trung học và Cao đẳng. Tuy nhiên, cái sự học này chủ yếu cũng đang là tìm và đổi mới kế sinh nhai, hoặc nói nôm na là đổi nghề sinh sống mà thôi, chứ chưa ai có chí nguyện lớn để mưu Đại Quốc Sự như truyền thống các Cụ Tị Tổ ngày xưa. Vả lại, sự khởi sắc này cũng chưa đồng đều, chủ yếu đang tập trung nhiều ở Chi II, còn Chi III chỉ mới có Nhánh III là khởi sắc được, còn nhánh trước vẫn chưa thấy trở mình.
* * *
Qua vấn đề nêu trên, mong rằng tất cả con cháu đời sau hãy biết đặc điểm này và cùng nhau đoàn kết, phấn đấu vượt bậc, Học tập thật tốt, để có nhiều con cháu là Tiến Sỹ, là Giáo Sư, nhiều người bước vào hàng Quan Chức Nhà Nước, đến bậc Nguyên Thủ Quốc Gia, mưu Đại Quốc Sự, mưu lợi ích lớn cho Nước, cho Dân, để xứng đáng truyền thống của Dòng Họ xưa kia.


III. PHẢ HỆ CÁC CHI.

Như đã nói ở trên, Tổ Tiên Họ Đặng chúng ta là ở Láng Thôn (nay là xóm 5 xã Hưng Thông). Đến đời thứ 3 thì hình thành 3 nhánh, nay là 3 chi. Chi I ở lại Láng Thôn, còn Chi II và Chi III thì lên Đông Thôn lập nghiệp.

Về Cụ Thỉ Tổ Khảo: Tên thật, năm sinh, năm mất đều thất truyền. Hiện nay chỉ lưu lại Bài Vị "Thỉ Tổ Khảo, Danh Hồng Nhận Phủ Quân Vị Tiền" do Cụ Tộc Trưởng Đặng Công Vị nhớ được.
Về Cụ bà Thỉ Tổ Tỷ: Tên Họ, năm sinh, năm mất đều thất truyền. Hiện nay chỉ lưu lại Bài Vị "Thỉ Tổ Tỷ Hiệu Bà Nhận Nhụ Nhân Vị Vị Tiền" do Cụ Tộc Trưởng Đặng Công Vị nhớ được.

- Về Cụ Tiên Tổ Khảo: Tên thật, năm sinh, năm mất đều thất truyền. Hiện nay chỉ biết qua Bài Vị "Tiên Tổ Khảo Tiền Lê Triều Quốc Tử Giám Giám Sinh, Đặng Qúy Công, tự Công Hồng Phủ Quân Vị Tiền" do Cụ Tộc Trưởng Đặng Công Vị nhớ được.
- Về Cụ bà Tiên Tổ Tỷ: Tên, Họ, năm sinh, năm mất đều thất truyền. Hiện nay cũng chỉ biết được qua Bài Vị "Tiên Tổ Tỷ Tiền Lê Triều Quốc Tử Giám Giám Sinh, Đặng Chính Thất, Hiệu Bà Hồng Nhụ Nhân Chính Vị Tiền" do Cụ Tộc Trưởng Đặng Công Vị nhớ được.

Theo như Bài Vị trên, ta biết rằng Cụ Tiên Tổ của chúng ta trước học ở trường Quốc Tử Giám ở Triều Lê. Đó là đời thứ 2.

Về đời thứ 2 này, chắc là Cụ Thỉ Tổ cũng đang còn có những người con khác nữa nhưng có thể Cụ không đưa về đây, vì sợ nếu lộ thì sẽ bị giết hết cả. Bởi thế, Cụ đã gửi đi nơi khác, thay tên, đổi họ, nên hiện nay con cháu không ai biết được tung tích gì về hậu duệ của các Cụ. Hoặc cũng có thể các Cụ vẫn về cả ở Hưng Thông nhưng vì không có Gia Phả để lại nên nay chúng ta không biết.
* * *

1) CHI I TẠI LÁNG THÔN.

Như đã nói ở trên, Cụ Tiên Tổ Tự Công Hồng sinh hạ 3 người con trai. Từ đây Họ ta hình thành 3 Nhánh nay gọi là 3 Chi (Thực chất là 3 tiểu Chi).
Người con trưởng của Cụ Tiên Tổ đứng đầu Chi trưởng cùng với Tổ Tiên sống tại Láng Thôn. Đến nay tên tuổi, năm sinh, năm mất của Cụ đều thất truyền. Đây là đời thứ 3.

Đời thứ nhất THỈ TỔ


Đời thứ 2 TIÊN TỔ


Đời thứ 3 ???


Đời thứ 4 Cụ Mân (Tuyệt)


Cụ đời thứ 3 của Chi này sinh được mấy người con?
Hiện nay, kể cả các bậc cao niên trong Họ, và các Cụ cao tuổi Họ khác sống xung quanh khuôn viên Nhà Thờ cũ của Họ ta, đều không ai biết và nhớ được gì ngoài một Cụ bà đã già tên là Cụ Mân ở đời thứ tư. Như vậy, có nghĩa là Cụ đời thứ 3 chỉ sinh hạ được Cụ Mân. Đến Cụ Mân không có con nối dõi nên tuyệt, không truyền nối được đời thứ 5 nữa.

Toàn bộ thông tin về Chi I mà hiện nay chúng ta có được là: Vào khoảng năm 1940, trên khuôn viên đất Nhà Thờ cũ của Họ ta, có một gian nhà tranh thấp nhỏ, với Cụ Mân bà đã già sống ở đó. Ngoài ra không ai nhớ được tý gì về Cụ Mân ông hoặc con cháu của Cụ ở đâu.
Điều đó chứng tỏ là Cụ Mân ông đã mất từ rất sớm và các Cụ không có con. Hoặc cũng có thể Cụ Mân bà chính là con gái Họ Đặng, con của Cụ đời thứ 3 không xuất giá, ở vậy cho đến già.

Kết hợp những thông tin trên, cộng với gần một chục ngôi mộ được di dời ở khu vực Láng Thôn, cho ta thêm cơ sở để khẳng định rằng: Họ ta về đây chưa lâu, và Chi I chỉ truyền được 4 đời thì tuyệt.


2) CHI II TẠI ĐÔNG THÔN (NAY LÀ CHI I).

Đặng Công Xí: Con thứ 2 của Cụ Tiên Tổ Đặng Quý Công, tự Công Hồng.
- Năm sinh, năm mất: Thất truyền.
- Cụ bà: Họ, tên, năm sinh, năm mất: Thất truyền.
- Hai Cụ sinh được 3 người con trai là Đặng Công Huỳnh, Đặng Công Hoằng và Đặng Công Khương.
Chi 2 đến đây chia thành 3 nhánh.


Nhánh I Chi II (Nay là chi I)
(Đến năm 2007)

Đời thứ 4 (Nhánh I Chi II)

Đặng Công Huỳnh: Con đầu Cụ Đặng Công Xí

- Năm sinh, năm mất: Thất truyền. Giỗ ngày: 11/11
- Thọ dương: Thất tuần dư (trên 70 tuổi)
Cụ bà: Chính thất, trưởng nữ họ Cao.
- Tên thật, năm sinh, năm mất: Thất truyền
- Thường gọi: Bà Huỳnh
- Ngày giỗ: Mồng 2 tết. Thọ dương Bát Tuần dư (trên 80 tuổi)
- Hai Cụ sinh hạ 3 người con, người con gái đầu xuất giá về Láng Thôn. Tên thật, năm sinh, năm mất: Không nhớ, thường gọi là Bà Tri Căn. Con thứ 2 là Đặng Công Tuy. Người thứ 3 là con gái, xuất giá về Làng Ước Lệ (xã Hưng Đạo). Tên thật, năm sinh, năm mất đều không nhớ.
- Cụ Tri Căn sinh được 3 người con gái gọi là: Bà Cai Tuynh, Bà Cai Bính và Bà Tri Huyên. Nay các Bà đều đã mất cả.
- Cụ về Làng Ước Lệ cũng sinh được 2 người con trai rồi mất. Người con trai đầu tên là Mưu. Người thứ 2 không nhớ tên. Tất cả đều đã mất.

Đời thứ 5 (Nhánh I Chi II)

Đặng Công Tuy: Còn có tên khác là Giáp, tên khác nữa là Khán Tuy, Thuỵ, Chất Phác (Khán là chức Khán Suất, gần giống như người phụ trách công tác Đoàn thể của Xóm hiện nay).
- Cụ là con trai duy nhất của Cụ Huỳnh.
- Năm sinh: Thất truyền. Mất ngày 14 - 3 năm 1955.
- Giỗ ngày 14 - 3. Thọ dương: Thất tuần dư (tức là trên 70 tuổi).
Qua tuổi thọ và tên Giáp của Cụ, ta có thể dự đoán là Cụ sinh năm 1884 (Năm Giáp Thân), đến năm mất là 1955 (Năm Ất Mùi) là 72 tuổi.
Sau khi Chi I tuyệt, Cụ thay Chi I làm Tộc Trưởng.
Cụ bà: Chính thất, trưởng nữ họ Hoàng, tên huý là Loan.
- Năm sinh, năm mất: Thất truyền (Chỉ biết Cụ mất sớm khi Cụ Tộc Trưởng Đặng Công Vị mới khoảng 5 hoặc 7 tuổi. Tức là vào khoảng năm 1933. Lúc đó Cụ mới khoảng trên dưới 40 tuổi.
- Ngày giỗ: Ngày 8 tháng 5
Cụ sinh hạ được 4 người con: 3 trai, 1 gái.
Người con trai đầu tên là Ất và người con trai út tên là Khuyển đều mất từ nhỏ.


Đời thứ 6 (Nhánh I Chi II)

1. Đặng Thị Mặc: Là con Cụ Đặng Công Tuy
- Năm sinh: 1922 hoặc 1923, năm mất 1995, thọ 73 tuổi.
- Ngày giỗ: 16 tháng 7.
- Chồng tên là Lê Văn Cung, người cùng xã, làm nông nghiệp và giỏi nghề thợ mộc.
Hai Cụ không có con nên em Cụ là Cụ Đặng Công Vị cho người con trai thứ 4 tên là Đặng Công Minh sang ở làm con để phụng dưỡng tuổi già. Vì vậy, Cụ Minh đổi từ họ Đặng thành họ Lê là vì vậy.
Vì chồng Cụ có tên là Cung, nên lúc còn tại thế, người ta thường gọi Cụ là bà Cung. Tuy không có con, nhưng hai Cụ sống với nhau chung thuỷ và tình cảm cho đến già. Đó là cái Đức rất quý

2. Đặng Công Vị: Con Cụ Đặng Công Tuy, sinh năm 1927. Làm nghề nông và giỏi nghề thợ nề, tính cách kiên trì, chăm chỉ, đạo đức mẫu mực. Từ năm 1955, sau khi Cụ Đặng Công Tuy mất, Cụ kế tục làm Tộc Trưởng Họ cho đến ngày nay. Trong kháng chiến chống Pháp, Cụ tham gia tòng quân, nhưng sau vì sức khoẻ kém nên trở về địa phương, hoạt động Dân quân, Du kích và tham gia các khoá Dân công hoả tuyến. Cụ được Nhà Nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng III>
Cụ Bà: Là Phan Thị Ả, Sinh năm 1928 con Cụ Phan Đình Thu, người cùng làng.
Cụ là người đảm đang, giỏi việc nội trợ và nuôi dạy con rất tốt nên các con Cụ ai cũng trưởng thành và đều là người có Đức.
Hai Cụ sinh hạ 8 người con, 6 trai, 2 gái. Tất cả đều trưởng thành.
- Người thứ nhất: Đặng Thái Bình, sinh năm: 1946
- Người thứ hai: Đặng Thị Lan, sinh năm: 1949
- Người thứ ba: Đặng Công An sinh năm: 1952
- Người thứ tư: Đặng Công Minh, sinh năm: 1956
- Người thứ năm: Đặng Công Linh, sinh năm: 1958
- Người thứ sáu: Đặng Công Lam, sinh năm: 1962
- Người thứ bảy: Đặng Công Thành, sinh năm: 1967
- Người thứ tám: Đặng Thị Vinh, sinh năm: 1970
Hai Cụ sống ở đất Hưng Thông đến năm 1965 thì đem gia đình lên xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp theo chính sách di dân của Đảng và nhà Nước. Đến năm 2001, hai Cụ về sống với con cháu ở thành phố Vinh. Năm 2007, hai Cụ quy y Tam Bảo làm Phật Tử của Đạo Phật.
* * *

Đời thứ 7 (Nhánh I Chi II)

1. Đặng Thái Bình. Sinh năm 1946, đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), con trưởng Cụ Đặng Công Vị.
Đang học phổ thông thì chiến tranh mở rộng, Cụ tham gia Bộ đội, làm Quân giải phóng miền Nam. Từ năm 1966 đến năm 1975, Cụ chiến đấu ở Bắc Lào, Nam Lào, Quảng Trị và Thừa Thiên.
- Năm 1976, Cụ chuyển ngành về làm việc ở Huyện Uỷ, và Uỷ Ban Nhân Dân huyện Quỳ Hợp.
- Năm 1989, nghỉ hưu
- Tuổi trẻ, Cụ ít được học ở trường, nhưng Cụ có tinh thần tự học rất cao. Sau tuổi năm mươi, Cụ tinh thông Kinh Dịch, hiểu sâu Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái, tinh thông Triết học Kim Cổ. Đặc biệt là hiểu sâu về Phật Học.
- Cụ rất ngưỡng mộ Phật Pháp và kính ngưỡng Đạo Phật nên Cụ đã Quy
Y Tam Bảo, và thường xuyên vào Chùa làm Công quả cho Tam Bảo.
Cụ bà: Người Họ Dương, ở cùng xã, và cùng lên Quỳ Hợp, tên là Dương Thị Do, sinh năm 1952, làm nghề Giáo viên.
Hai Cụ sống với nhau được tám năm, sinh hạ một con gái tên là Đặng Thị Nghĩa, sau đó ly hôn. Từ đó Cụ Bình sống độc thân cho đến già, không tái hôn.

2. Đặng Thị Lan: Sinh năm 1949. Tốt nghiệp trường Trung cấp Y tế, làm Y sĩ, vào Chiến trường phục vụ Thanh niên xung phong, sau năm 1975, về làm việc ở bệnh xá Lâm trường Quỳ Hợp, xuất giá về xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên).
Chồng tên là Trịnh Văn Thái. Hai Cụ không có con, sống với nhau được 8 năm thì ly hôn. Hiện nay đã nghỉ hưu, sống một mình, Quy Y Tam Bảo làm Phật Tử chứ không tái giá.

3. Đặng Công An: Sinh 1952, đảng viên ĐCSVN, tốt nghiệp Đại học kinh tế - Tài chính.
Khi ra trường làm Cán bộ giảng dạy tại trường Trung cấp Ngân Hàng Bắc Thái. Sau đó làm Giám đốc Ngân Hàng NN Quỳ Hợp. Đến năm 2000, chuyển về Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An làm Trưởng phòng Tổ chức. Cụ là người giỏi về nghiệp vụ, có năng lực công tác và có tinh thần vượt khó rất cao.
Vợ là là Hồ Thị Hiên, sinh năm 1958, đảng viên ĐCSVN, quê xã Hưng Tân, cùng với gia đình lên xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp. Trước là cán bộ xã Châu Quang, là một cán bộ năng nổ, có uy tín. Từ năm 2004, về làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An.
Hiện tại, 2 Cụ sống tại nhà số 19, ngõ 86, đường Đốc Thiết, Phường Hưng Bình. TP. Vinh.
Hai Cụ sinh hạ 3 con trai:
Đặng Thái Sơn, sinh năm: 1981
Đặng Công Giang, sinh năm: 1985
Đặng Xuân Hào, sinh năm: 1987
Hai Cụ còn có một lần sinh nữa nhưng không thành.

4. Đặng Công Minh: Sinh năm 1956, đảng viên ĐCSVN.
Là Kỹ sư Điện, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, Cụ về làm việc tại Xí nghiệp Liên hợp Thiếc Nghệ Tĩnh (Mỏ Thiếc Quỳ Hợp). Đến năm 2005, chuyển về làm Cán bộ giảng dạy tại Trường Trung cấp Nghề số I thuộc Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam (Tại thành phố Vinh). Cụ là người giỏi về chuyên môn, làm việc rất chu đáo và có trách nhiệm.
Lúc lên 5 tuổi, do bà cô là Đặng Thị Mặc không có con nên Cụ Đặng Công Vị cho Cụ sang đó ở làm con để phụng dưỡng tuổi già. Vì vậy, Cụ Minh đổi từ họ Đặng thành họ Lê. Hiện nay, Cụ có tên là Lê Văn Minh. Các con Cụ cũng mang Họ Lê.
- Vợ là là Hoàng Thị Hoàn, sinh năm 1967, đảng viên ĐCSVN, tốt nghiệp Đại Học ngành Kế toán – Kiểm toán, quê ở xã Nghi Hương (Nghi Lộc), cùng lên xã Châu Quang, Quỳ Hợp. Trước đây, Cụ cũng làm việc tại Xí nghiệp Liên hợp Thiếc Nghệ Tĩnh. Năm 2005 về làm việc tại TP Vinh. Cụ là một người vợ hiền thục, tình cảm với mọi người, được nhiều người quý mến.
Hiện nay 2 Cụ có nhà riêng tại số 11 ngõ 46 đường Nguyễn Gia Thiều, phường Hưng Dũng TP. Vinh, và sinh hạ được 2 con, 1 trai, 1gái.
- Con trai: Lê Thanh Hải, sinh năm 1988.
- Con gái: Lê Thị Vân, sinh năm 1990.

5. Đặng Công Linh: Sinh 1958, đảng viên ĐCSVN, tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Trước đây làm việc tại Ngân hàng huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải (Nay là tỉnh Bạc liêu), sau đó chuyển về làm việc tại Huyện Uỷ Quỳ Hợp. Hiện nay là Giám đốc Quỹ tín dụng Nhân dân TƯ Chi nhánh Nghệ An. Cụ là người làm việc năng động và sống hảo tâm.
- Vợ là Trần Thị Lan, quê ở xã Đức Phúc, Đức Thọ (Hà Tĩnh), sinh năm 1960, trước làm cán bộ ngành Lương Thực. Khi Nhà Nước xoá bỏ bao cấp, cơ quan giải thể, Cụ chuyển sang làm thợ may và là thợ may giỏi tại Quỳ Hợp, khách hàng rất đông. Hiện nay nghỉ hưu ở thành phố Vinh.
Hai Cụ có nhà riêng tại số 5 ngõ 6/6, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, đã sinh hạ 2 người con, 1 trai, 1 gái.
- Con trai: Đặng Trần Nam, sinh năm 1986.
- Con gái: Đặng Thị Tuyết, sinh năm 1990.

6. Đặng Công Lam: Sinh năm 1962, đảng viên ĐCSVN, học Học Viện Ngân Hàng
- Năm 1979, tham gia Quân đội
- Năm 1990, làm cán bộ Uỷ ban Nhân dân thị trấn Quỳ Hợp.
- Năm 2004, chuyển về làm việc tại Quỹ Tín dụng Nhân dân TƯ Chi nhánh Nghệ An. Cụ có đức tính chân thành, làm việc có trách nhiệm cao.
- Vợ là Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1968 người xã Đồng Văn - Huyện Thanh Chương, lên nông trường Bãi Phủ (Con Cuông), học Trung cấp kế toán. Hiện đang làm kế toán tại trường Tiểu học số I thị trấn Quỳ Hợp, sinh hạ một con gái là Đặng Thị Thanh Nga.
Năm 2.000 phát sinh mâu thuẫn và ly hôn. Đến nay chưa có ai tái hôn.

7. Đặng Công Thành: Sinh năm 1967, học Học Viện Ngân Hàng, hiện làm việc tại Nhà máy đường NAT & L ( Tại Quỳ Hợp).
Cụ là người điềm đạm, chân thành, khéo tay và tình cảm với mọi người.
- Vợ là Lê Thị Minh, sinh năm 1973, cùng ở xã Hưng Thông lên xã Châu Quang (Quỳ Hợp), tốt nghiệp Cao đẳng Sư Phạm Mẫu Giáo, hiện đang làm việc tại trường Mẫu Giáo xã Châu Quang, đã sinh hạ một con gái tên là Đặng Thị Thuỷ, và sắp sinh hạ con thứ 2.

8. Đặng Thị Vinh: Sinh năm 1970, học hết phổ thông, ở nhà làm ruộng. Xuất giá về Họ Nguyễn ở Diễn Châu.
Cụ có đức tính tốt, nhiệt tình và chăm chỉ.
- Chồng tên là Nguyễn Đức Dung, ở xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, cùng lên xã Châu Quang Quỳ Hợp sinh sống. Học hết phổ thông, ở nhà làm ruộng và làm thợ, đã sinh hạ hai con trai là:
- Nguyễn Đức Hiếu, sinh 1990, đang học phổ thông.
- Nguyễn Đức Thảo, sinh 1992, đang học phổ thông.
* * *

Đời thứ 8 (Nhánh I Chi II)

1. Đặng Thị Nghĩa, sinh năm 1977, con gái Cụ Đặng Thái Bình. Học đến Thạc sĩ ngành Văn Sư Phạm, hiện dạy học tại Hà Nội.
- Chồng là Đào Xuân Nhã ở Thôn Đại Nghiệp xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, sinh năm 1973, tốt nghiệp Đại Học Quân Sự, Sỹ Quan quân đội, hiện là giáo viên khoa quân sự tại Đại Học Sư phạm I Hà Nội.

2. Đặng Thái Sơn: Con Trưởng Cụ Đặng Công An, sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế, làm việc tại ngành Ngân Hàng
3. Đặng Công Giang: Con Cụ Đặng Công An, sinh năm 1981, đang học Đại học Công nghệ thông tin
4. Đặng Xuân Hào: Con Cụ Đặng Công An, sinh năm 1987, đang học Đại học ngành Tài chính - Ngân hàng.
5. Lê Thanh Hải: Con Cụ Đặng Công Minh, sinh năm 1988, đang học Đại học Bách khoa Hà Nội.
6. Lê Thị Vân: Con Cụ Đặng Công Minh, sinh năm 1990, đang học lớp 12 trường chuyên tại TP. Vinh.
7. Đặng Trần Nam: Con Cụ Đặng Công Linh, sinh năm 1986, đang học tại Học Viện Ngân hàng Hà Nội.
8. Đặng Thị Tuyết: Con Cụ Đặng Công Linh, sinh năm 1990, đang học lớp 12 trường chuyên tại TP. Vinh.
9. Đặng Thị Nga: Con Cụ Đặng Công Lam, sinh năm 1991, đang học lớp 11 trường chuyên tại TP. Vinh.
10. Đặng Thị Thuỷ: Con Cụ Đặng Công Thành, sinh năm 1994, đang học cấp II tại Quỳ Hợp.
* * *

Đời thứ 9 (Nhánh I Chi II).

1. Đặng Công Dũng, sinh năm 2012. Con trai cụ Đặng Thái Sơn và cụ Trần Thị Ngọc Mai. * * *


Nhánh II Chi II (nay là Chi I)
(Đến năm 2007)

Đời thứ 4 (Nhánh II Chi II)

Đặng Công Hoằng: Là con thứ 2 của Cụ Đặng Công Xí, năm sinh, năm mất, ngày giỗ đều thất truyền.
Cụ bà: Tên, Họ, năm sinh, năm mất, ngày giỗ… đều thất truyền.
Hai Cụ sinh được 5 người con. Người con đầu mất sớm, đến nay tên, tuổi đều thất truyền. Người thứ hai 2 là Đặng Công Khơng. Người thứ 3 là Đặng Thị Tiu, xuất giá cùng làng, thường gọi là bà Ước. Người thứ 4, tên thật không nhớ, xuất giá về xóm 11 cũ (nay là xóm 10), cùng xã, thường gọi là bà Quý. Người thứ 5 tên là Đặng Thị Tích, xuất giá về làng Yên Thọ (trước đây gọi là Yên Pháp), xã Hưng Thịnh, thường gọi là bà Sen.
* * *

Đời thứ 5 (Nhánh II Chi II)

Đặng Công Khơng: Con trai Trưởng của Cụ Hoằng, năm sinh: 1896 hoặc 1897.
- Năm mất: 1982, thọ: 86 tuổi, ngày giỗ 17/ 11
Về tên của Cụ, có ông Nguyễn Đình Thảo, con trai bà Sen ở Hưng Thịnh (Cháu ngoại của Cụ) còn nói: Ông nghe mẹ truyền lại thì tên của ông Ngoại là Đặng Công Dơn. Nhưng qua điều tra kỹ thì thông tin trên không được xác nhận.
Cụ bà: Tên là Nguyễn Thị Lới, ở Xã Hưng Tân, Hưng Nguyên.
- Năm sinh: 1898 hoặc 1899
- Năm mất: 1984, thọ 86 tuổi, giỗ ngày 13 - 11
Hai Cụ sinh được 4 người con là:
- Đặng Công Cò (mất sớm)
- Đặng Thị Em (Tức bà Xan)
- Đặng Công Lương
- Đặng Thị Xuân (Tức bà Lâm)
Vì con đầu đặt tên là Cò nên về sau người ta thường gọi Cụ Khơng là Cụ Cò. Cụ còn có tên khác nữa là Đoàn Cò hoặc Cai Đoàn (Cai Đoàn là một chức giống như phụ trách tổ An ninh của Xóm ngày nay, nhưng chỉ chuyên trách về đồng ruộng). Cụ đọc thông viết thạo chữ Hán. Lúc sinh thời, Cụ thường đọc văn cúng mỗi khi tế Họ.
* * *

Đời thứ 6 (Nhánh II Chi II)

1. Đặng Công Cò: (Mất sớm).
Sinh năm 1924. Năm mất: không nhớ, chỉ nghe truyền lại là lúc còn trẻ, Cụ theo người cậu đi làm ăn ở tận bên Lào rồi mất ở bên đó. Lúc mất khoảng 20 tuổi.

2. Đặng Thị Em: Năm sinh không nhớ, xuất giá về Họ Trần xóm 14 Xã Hưng Tiến.
- Chồng là Trần Văn Xan, nên người ta thường gọi Cụ là bà Xan.
Cụ sinh hạ được 5 người con là:
- Trần Thị Hạnh, làm Phó giám đốc Ngân hàng, nay nghỉ hưu ở HN
- Trần Tuấn: Làm ruộng ở quê
- Trần Văn Tuất: Làm việc ở ngành Thuế
- Trần Văn Dần: Làm ruộng ở quê
- Trần Thị Tâm: Làm ruộng

3. Đặng Công Lương: Sinh năm1933, đảng viên ĐCSVN. Trước làm cán bộ xã Hưng Thông, sau làm cán bộ Liên Đoàn Lao Động tỉnh Nghệ An. Nghỉ hưu tại phường Trường Thi, thành phố Vinh.
Mất năm 1998.
Ngày giỗ: 5 tháng 10.
Cụ Bà: Tên là Nguyễn Thị Kim Phượng, ở Phường Đông Vĩnh – thành phố Vinh, làm cán bộ ở Công ty Vận tải sông biển Nghệ An. Hiện nay đã nghỉ hưu tại thành phố Vinh.
Hai Cụ sinh hạ được 3 người con là:
- Đặng Quốc Vinh.
- Đặng Thị Kim Hoa.
- Đặng Quốc Hiển.

4. Đặng Thị Xuân: Con gái út của Cụ Khơng, xuất giá về Họ Phan.
Chồng tên là Phan Lâm làm nghề thợ may, gốc quê ở thành phố Vinh. Trong Kháng chiến chống Pháp, sơ tán về Hưng Thông rồi ở đó luôn. Sau khi kết hôn, về xã Hưng Thắng sinh sống, làm nghề thợ may.
Hai Cụ sinh hạ được 5 người con gồm 3 trai 2 gái. Hai con gái đã lấy chồng, con trai trưởng tên là Phú, ở nhà, con trai thứ tư và thứ 5 đều đi lao động ở Nước ngoài.
* * *

Đời thứ 7 (Nhánh II Chi II)

1. Đặng Quốc Vinh: Sinh năm 1971, con trai trưởng Cụ Đặng Công Lương. Là thợ máy tàu thuỷ, đi lao động ở Hàn Quốc. Hiện nay, là chủ cửa hàng kinh doanh INTERNET tại phường Trường Thi, TP. Vinh. Sắp sinh con thứ 2.
Vợ là Nguyễn Thị Lệ, người xã Quỳnh Long, Quỳnh Lưu (Nghệ An), làm nghề thợ may. Đã có 1 con gái tên là Đặng Thị Mỹ Hiền, sinh năm 2003.

2. Đặng Thị Kim Hoa: Sinh năm 1974, là con gái Cụ Đặng Công Lương. Tốt nghiệp Đại học Kế toán, làm việc tại Nhà máy Bia Nghệ An.
Chồng tên là Nguyễn Viết Tình, quê ở Hưng Khánh, Hưng Nguyên, Kỹ sư Cầu đường, đã có 1 con gái tên là Nguyễn Thị Hải, sinh năm 2003.

3. Đặng Quốc Hiển: Sinh năm 1980, con trai út Cụ lương, tốt nghiệp Trung cấp Tin học, hiện đang làm việc tại Hàn Quốc.
* * *

Đời thứ 8 (Nhánh II Chi II)
1- Đặng Thị Mỹ Hiền: Con gái Cụ Đặng Quốc Vinh, sinh năm 2003.

* * *


Nhánh III Chi II ( nay là Chi I)
(Đến năm 2007)

Đời thứ 4 (Nhánh III Chi II)

Cụ Đặng Công Khương: Con trai thứ 3 của Cụ Đặng Công Xí.
- Năm sinh: Không nhớ.
- Mất ngày 20 tháng 5 năm 1918.
Cụ bà: Ngô Thị Ban, người ở Láng Thôn.
- Năm sinh: Không nhớ.
- Ngày mất: 06 tháng 11 năm 1961.
Hai Cụ sinh được 4 người con, gồm 3 trai 1 gái:
- Con gái đầu: Năm sinh, năm mất đều thất truyền. Cụ có xuất giá (nhưng không ai nhớ về đâu). Cụ sinh được một người con gái (hiện nay gọi là Bà Ban) rồi mất sớm. Cụ Ban phải về ở với Cậu (Là Ông Đặng Công Tường) từ nhỏ.
- Con thứ 2 là Đặng Công Dương, liệt sĩ mất ngày 12 - 9 - 1930, tại Thái Lão - Hưng Thái.
- Con thứ 3 là Đặng Công Tường.
- Con thứ 4 là Đặng Công Năm.
Có thể là Cụ sinh được 5 người con chứ không phải là 4, vì người con út có tên là Năm, nhưng ngày nay không ai nhớ được.
* * *


Đời thứ 5 (Nhánh III Chi II)

1. Đặng Công Dương: Năm sinh: Thất truyền.
Liệt sỹ, hy sinh trong cuộc Khởi nghĩa ngày 12/9/1930 tại Thái Lão (Hưng Thái, Hưng Nguyên).

2. Đặng Công Tường: Là con trai thứ 2 của Cụ Khương.
- Năm sinh: 1910 hoặc 1911.
- Năm mất: 13/1/1996, thọ 86 tuổi
Cụ làm nghề nông là chủ yếu. Ngoài ra Cụ còn làm thêm nghề thợ nề.
Cụ là người phong cách hoà nhã và điềm đạm, sống có chiều sâu.
Cụ bà: Tên là Cao Thị Em, ở xóm Làng Rải, xã Hưng Thông.
- Năm sinh: 1914 hoặc 1915.
- Ngày mất: 12/8/2002. Thọ 88 tuổi.
Sinh thời, Cụ là người vợ đảm đang, người mẹ mẫu mực.
Hai Cụ sinh hạ được 7 người con gồm.
- Đặng Thị Thanh.
- Đặng Thị Minh.
- Đặng Thị Tam.
- Đặng Công Ngọ.
- Đặng Thị Hải.
- Đặng Công Mùi.
- Đặng Công Thân.
Vì hai Cụ có con trai đầu tên là Ngọ nên về sau người ta thường gọi là ông bà Ngọ.

3. Đặng Công Năm: Con trai út của Cụ Khương.
- Năm sinh: 1912 hoặc 1913
- Mất ngày: 21 tháng giêng năm 1998. Thọ 86 tuổi.
- Nghề nghiệp: làm ruộng là chủ yếu. Có khi Cụ đi làm ăn tận bên Lào, hồi đó mọi người thường gọi là đi "Ngược", hoặc có khi Cụ đi làm thêm nghề cưa xẻ gỗ. Cụ là người có sức khoẻ rất tốt, tình cảm chân thành.
Cụ có 2 người vợ:
- Người vợ đầu quê ở xã Hưng Long, sinh hạ được một con trai tên là Đặng Công Khả. Sau đó hai người ly hôn. Tên tuổi của Cụ bà này đến nay thất truyền.
- Cụ bà thứ 2: Người làng Mỹ Giang (còn gọi là Đô Yên) xã Hưng Mỹ, tên là Nguyễn Thị Em, là người có tình cảm chân thành.
- Năm sinh: 1915 hoặc 1916.
- Năm mất: 23 tháng Giêng năm 2001. Thọ 86 tuổi.
Cụ Năm có tất cả 6 người con gồm:
- Đặng Công Khả (con bà đầu)
- Đặng Thị Mạo.
- Đặng Thị Quý.
- Đặng Thị Tuất.
- Đặng Thị Nhâm.
- Đặng Công Lập.
Vì có con đầu tên là Khả nên mọi người thường gọi hai Cụ là ông bà Khả. Đến khi người con đầu mất, hai Cụ lại đổi tên gọi là ông bà Đường.
* * *

Đời thứ 6 (Nhánh III, Chi II)

1. Đặng Thị Thanh: Con gái đầu của Cụ Đặng Công Tường, năm sinh không nhớ, xuất giá về họ Phan, người cùng làng, làm nghề nông nghiệp.
Chồng tên là Phan Đình Kỳ, trước là Bộ đội, sau là Công chức nghỉ hưu, nay đã mất.
Hai Cụ sinh hạ được 5 người con gồm.
- Phan Đình Thảo (đã mất)
- Phan Đình Thành, làm việc ở ngành Công an
- Phan Đình Khánh, làm việc ở ngành Công an
- Phan Thị Oanh, làm Nông nghiệp
- Phan Thị Khanh, làm Giáo viên

2. Đặng Thị Minh: Con gái thứ 2 của Cụ Đặng Công Tường, đảng viên ĐCSVN.
- Năm sinh: Không nhớ, xuất giá về họ Lê ở xã Hưng Xuân.
- Chồng là Lê Văn Đồng, liệt sỹ chống Mỹ.
Hai Cụ sinh hạ được 3 con là:
- Lê Văn Tâm, hiện là Công chức.
- Lê Văn Trình, hiện là Công chức.
- Lê Thị Hiếu, hiện là Giáo viên.

3. Đặng Thị Tam: Con gái thứ 3 của Cụ Đặng Công Tường, đảng viên ĐCSVN.
- Sinh năm 1944, xuất giá về họ Nguyễn ở xã Hưng Dũng.
- Chồng là Nguyễn Hồng Sơn, làm việc ở ngành Điện lực, sinh hạ 3 người con là:
- Nguyễn Hữu Hưng, hiện là Công chức
- Nguyễn Hữu Thanh, hiện là Cán bộ Kỹ thuật tại nhà máy Xi măng Hoàng Mai.
- Nguyễn Thị Lài, làm ăn tự do

4. Đặng Công Ngọ: Là con thứ 4, và là con trai đầu của Cụ Đặng Công Tường, sinh năm 1947, đảng viên ĐCSVN. Liệt sỹ chống Mỹ, hy sinh ngày 24/1/1968 tại Mặt trận Đường 9 Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị).

5. Đặng Thị Hải: Con thứ 5 của Cụ Đặng Công Tường. Sinh năm 1950, xuất giá về họ Cao, người cùng xã.
- Chồng là Cao Văn Cảnh, cán bộ về nghỉ hưu. Mất năm 2005. Hai Cụ không có con.

6. Đặng Công Mùi: Con thứ 6 và là con trai thứ hai của Cụ Đặng Công Tường. Sinh năm 1955, đảng viên ĐCSVN, học Đại học An ninh. Hiện là Sỹ quan cấp Tá ngành Công An, chức vụ: Trưởng Công An phường tại Thị xã Cửa Lò.
- Vợ là Nguyễn Thị Cường, sinh năm 1957, người xã Hưng Tiến, Hưng Nguyên, làm nông nghiệp.
Cụ là người con dâu hiếu thuận, đảm đang. Khi chồng công tác ở xa, một mình Cụ chăm sóc 4 con nhỏ và Bố mẹ chồng rất chu đáo.
Hai Cụ sinh hạ 4 người con là:
- Đặng Thị Dung, sinh năm 1980.
- Đặng Công Dũng, sinh năm 1982.
- Đặng Công Hà, sinh năm 1983.
- Đặng Công Huy, sinh năm 1986.

7. Đặng Công Thân: Con thứ 7 của Cụ Đặng Công Tường. Sinh năm 1957, đảng viên ĐCSVN. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, hiện làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông Cấp 2, có năng khiếu làm thơ và hay làm thơ.
- Vợ là Trần Thị Khoa, con Cụ Trần Kiều ở Láng Thôn (nay là xóm 5 xã Hưng Thông). Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, hiện là Giáo viên trường cấp 2. (Cụ Kiều cũng hay làm thơ, nên lúc rỗi, Nhạc phụ và con rể thường làm thơ ngâm vịnh với nhau rất vui vẻ).
Hai Cụ sinh hạ được 2 người con là:
- Đặng Thị Hương, sinh năm 1984.
- Đặng Công Quân, sinh năm 1986.
8. Đặng Công Khả: Con đầu của Cụ Đặng Công Năm, sinh năm 1941, công nhân ngành xây dựng, sau bị ốm nặng và mất ngày 25 tháng 3 năm 1966.

9. Đặng Thị Mạo: Con thứ hai của Cụ Đặng Công Năm. Sinh năm 1952, làm Kế toán Hợp tác xã và làm cán bộ xã.
- Chồng là Lê Văn Lý, người cùng xã làm nông nghiệp.

10. Đặng Thị Quý: Con thứ 3 của Cụ Đặng Công Năm, sinh năm 1956.
- Chồng là Lê Văn Hạnh, người cùng quê, lên xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, hiện nay hai Cụ ở xóm Noọng Kháng, xã Châu Quang, làm nông nghiệp, sinh hạ 3 người con là.
- Lê Văn Hùng.
- Lê Văn Dũng.
- Lê Thị Xuân.

11. Đặng Thị Tuất: Con thứ 4 của Cụ Đặng Công Năm, sinh năm 1958. Làm nông nghiệp.
- Chồng là Nguyễn Doãn Mạn, người cùng làng, làm nông nghiệp và thợ nề, tính tình hiền hậu, mến khách.
Hai Cụ sinh hạ 3 người con là:
- Nguyễn Thị Thuỷ
- Nguyễn Thị Thảo
- Nguyễn Doãn Nghĩa

12. Đặng Thị Nhâm: Con thứ 5 của Cụ Đặng Công Năm, sinh năm 1962, đảng viên ĐCSVN. Học Đại học Sư phạm, làm hiệu trưởng cấp 3 ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
- Chồng là Trần Viết Đoá, quê ở huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị làm cán bộ Huyện tại huyện Hàm Thuận Nam.
Hai Cụ định cư tại thị trấn Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Hai Cụ không có con, hiện tại nuôi một người con nuôi.

13. Đặng Công Lập: Là con thứ 6 của Cụ Đặng Công Năm, sinh năm 1973, học Đại học Pháp Lý, hiện tại là cán bộ Viện kiểm sát Quân sự khu vực 52 (Tại huyện Biển Hồ, Gia Lai).
- Vợ là Nguyễn Thị Bình, quê ở Phường Hồng Sơn - TP. Vinh, làm nghề thợ may, đã có một con là Đặng Công Tuấn.

* * *


Đời thứ 7 (Nhánh III Chi II)

1. Đặng Thị Dung. Con đầu của Cụ Đặng Công Mùi, sinh năm 1980. Đại học Sư phạm, làm nghề Giáo viên.
2. Đặng Công Dũng. Con thứ 2 của Cụ Đặng Công Mùi, sinh năm 1982. Đại Học Sư phạm, làm nghề Giáo viên.
3. Đặng Công Hà. Con thứ 3 của Cụ Đặng Công Mùi, sinh năm 1983. Sỹ Quan cảnh sát, làm việc tại Công an Nghệ An.
4. Đặng Công Huy. Con thứ 4 của Cụ Đặng Công Mùi, sinh năm 1986. đang học Đại Học Lâm Nghiệp.
5. Đặng Thị Hương. Con đầu của Cụ Đặng Công Thân, sinh năm 1984. Đại Học sư phạm.
6. Đặng Công Quân. Con thứ 2 của Cụ Đặng Công Thân, Học trường sỹ Quan cảnh sát.
7. Đặng Công Tuấn. Con đầu của Cụ Đặng Công Lập, sinh năm 2005 còn nhỏ.

* * *


3) CHI III TẠI ĐÔNG THÔN (NAY LÀ CHI II).

Đời thứ 3 chi III (nay là Chi II)

1- (Chưa biết tên): Là con thứ 3 của Cụ Tiên Tổ Đặng Quý Công Tự Công Hồng. Tên, tuổi, năm sinh, năm mất đều thất truyền.
Cụ Bà: Thất truyền.
Hai Cụ sinh hạ 3 người con. Người con đầu chưa biết tên. Người thứ 2 là Đặng Công Ấn (hoặc Đặng Hoành Nhường hoặc cả hai tên). Người thứ 3 là Đặng Công Trưng. Từ đây, chi III chia thành 3 nhánh.

* * *


Nhánh I Chi III ( nay là Chi II - Đến năm 2007)

Đời thứ 4 ( Nhánh I Chi III)

1- (Chưa biết tên): Cụ là con trai đầu của Cụ đời thứ 3. Năm sinh, năm mất đều thất truyền. Cụ sinh được một người con trai truyền đời sau tên là Đặng Công Thuý. Đó là đời thứ 5. Có thể trước Cụ Thuý còn có người tên là Thuỵ nhưng mất sớm, đến nay cũng thất truyền.
Cụ bà: Thất truyền.
* * *

Đời thứ 5 (Nhánh I Chi III)

1- Đặng Công Thuý: Là con trai của Cụ đời thứ 4. Năm sinh, năm mất đều thất truyền. Cụ còn có tên khác là Cụ Giai Thuý.
Cụ bà: Tên, Họ, quê quán, năm sinh, năm mất đều thất truyền.
Hai Cụ sinh được 5 người con gồm.
- Đặng Công Trí.
- Đặng Công Chí (mất sớm).
- Đặng Công Ý.
- Đặng Công Tứ (tức Đặng Công Hùng), liệt sỹ chống Pháp.
- Đặng Công Ngụ (tức Đặng Công Toàn).
* * *

Đời thứ 6 (Nhánh I Chi III)

1. Đặng Công Trí: Con trai đầu của Cụ Đặng Công Thuý.
- Năm sinh: 1919 hoặc 1920.
- Mất ngày 28 tháng 5 năm 1991. Thọ 72 tuổi.
Cụ có nhiều tên: Khi sinh con đầu đặt tên là Lự, người ta gọi là Cụ Lự. Con đầu mất, sinh con thứ 2 là Phúc, người ta lại gọi là Cụ Phúc. Con thứ hai mất, sinh con thứ 3 đặt tên là Lộc, người ta lại gọi là Cụ Lộc. Năm 1966, Cụ đưa gia đình lên dắm dân ở Bản Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp.
Cụ bà: Trần Thị Con, người Láng Thôn, cùng xã.
- Năm sinh: Năm 1920 hoặc 1921.
- Mất ngày 20/2/2001, thọ 81 tuổi.
Hai Cụ sinh hạ 7 người con (mất 2, còn 5), gồm:
- Đặng Công Lự (mất sớm).
- Đặng Công Phúc ( mất sớm).
- Đặng Công Lộc, sinh năm: 1949.
- Đặng Công Khang, sinh năm: 1952.
- Đặng Công Bính, sinh năm: 1956.
- Đặng Thị Trung, sinh năm: 1958.
- Đặng Thị Thành, sinh năm: 1965.

2. Đặng Công Chí: (mất sớm). Năm sinh, năm mất: Thất truyền

3. Đặng Công Ý: Con thứ 3 của Cụ Thuý. Năm sinh: 1922 hoặc 1923. Mất năm 1980, thọ 58 tuổi.
Cụ bà: Chu Thị Chắt ở xóm 11 cùng xã
Hai Cụ làm nông nghiệp, sinh hạ 5 người con, mất 1, gồm:
- Đặng Thị Thơ, sinh năm 1960.
- Đặng Thị Từ (mất từ nhỏ).
- Đặng Công Báo, sinh năm 1962.
- Đặng Công Thái, sinh năm 1967.
- Đặng Công Bình, sinh năm 1969.

4. Đặng Công Tứ: (Tức Đặng Quốc Hùng), liệt sỹ chống Pháp.
Hy sinh ngày 31/11/1952 tại Mai Sơn, Sơn La, Giỗ ngày 16/10 ÂL.

5. Đặng Công Ngụ: (Tức Đặng Công Toàn)
- Năm sinh: 1930 hoặc 1931.
- Năm mất: 2005. Thọ 75 tuổi
Cụ bà: Lê Thị Huế, ở xã Hưng Xuân.
- Sinh năm 1928 hoặc 1929.
- Mất năm 1991, thọ 63 tuổi.
Hai Cụ sinh hạ 3 người con:
- Đặng Công Thắng.
- Đặng Thị Quyết.
- Đặng Thị Tâm.
* * *

Đời thứ 7 (Nhánh I Chi III)


1. Đặng Công Lự: Con đầu Cụ Đặng Công Trí. Mất từ nhỏ. Năm sinh, năm mất đều không nhớ.
2. Đặng Công Phúc: Con thứ 2 của Cụ Đặng Công Trí. Mất từ nhỏ. Năm sinh, năm mất đều không nhớ.
3. Đặng Công Lộc: Con thứ 3 của Cụ Trí, dv sinh năm 1949. Trước đi Bộ đội chống Mỹ, sau về làm nông nghiệp, cùng gia đình lên dắm dân tại Bản Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp.
Vợ là: Nguyễn Thị Hồng, quê xã Hưng Tân, cùng lên xã Châu Quang, Quỳ Hợp.
Hai Cụ sinh hạ 3 người con là:
- Đặng Công Hà.
- Đặng Thị Thương.
- Đặng Công Hương.

4. Đặng Công Khang: Con thứ 4 của Cụ Trí. Sinh năm 1952, đảng viên ĐCSVN. Trước đi Bộ đôi chống Mỹ, sau về phục viên. Hiện nay, cùng gia đình định cư tại làng Luốm xã Châu Quang, làm ruộng.
Vợ là: Lê Thị Lam, người cùng xã, cùng lên Bản Luốm, Châu Quang.
Hai Cụ sinh hạ 3 người con là:
- Đặng Công Chung.
- Đặng Thị Thuỷ.
- Đặng Thị Hằng.

5. Đặng Công Bính: Con thứ 5 của Cụ Trí. Sinh năm 1956, đảng viên ĐCSVN. Tốt nghiệp Trung cấp Lâm Nghiệp, hiện nay định cư tại thôn 8, xã Pơng Đrang, huyện Đa Krông Buk, Đắc Lắc.
Vợ là: Vũ Thị Hà, quê Đông Hưng, Thái Bình. Sinh hạ 4 người con:
- Đặng Thế Anh.
- Đặng Thị Tuyết.
- Đặng Thị Hương.
- Đặng Trung Hiếu.
6. Đặng Thị Trung: Con thứ 6 của Cụ Trí, sinh năm 1958, giáo viên tiểu Học.
- Chồng là Mạnh Trọng Ngọc, sinh năm 1954, đảng viên ĐCSVN, quê ở xã Hưng Khánh (Hưng Nguyên), lên ở làng Khánh Quang xã Châu Quang, Hiện nghỉ mất sức bệnh binh, đã sinh hạ 3 con là:
- Mạnh Trọng Long, sinh năm 1982, công nhân ngành Điện lực
- Mạnh Thị Vân, sinh năm 1984, Giáo viên tiểu Học
- Mạnh Trọng An, sinh năm 1986, làm thợ

7. Đặng Thị Thành: Con thứ 7 của Cụ Trí, sinh năm 1965, làm nông nghiệp.
- Chồng là Trần Văn Hiền, sinh năm 1959, đảng viên ĐCSVN, cùng quê, lên dắm dân tại Bản Khúa xã Châu Lý huyện Quỳ Hợp, làm cán bộ xã, sinh hạ 3 người con là:
- Trần Văn Tuấn, sinh năm 1983, Học trường Hành chính.
- Trần Thị Nhung, sinh năm 1985, đang học Đại học Kinh tế Hà Nội.
- Trần Thị Lý, sinh năm 1987, đang học Đại Học Luật.

8. Đặng Thị Thơ: Con đầu Cụ Đặng Công Ý, sinh năm 1960, làm nông nghiệp.
- Chồng là Nguyễn Văn Dần, ở xã Hưng Xuân, làm nông nghiệp.

9. Đặng Thị Từ: Con thứ hai của Cụ Đặng Công Ý, (mất từ nhỏ)

10. Đặng Công Báo: Con thứ 3 của Cụ Ý, sinh năm 1962, làm công nhân tàu biển.
- Vợ là Nguyễn Thị Huệ, quê ở xã Hưng Tân, cũng làm công nhân.
Gia đình cư trú ở Thành phố Vinh, đã sinh hạ 2 người con là.
- Đặng Thị Hằng, sinh năm 2000.
- Đặng Thị Hiền, sinh năm 2003.

11. Đặng Công Thái: Con thứ tư của Cụ Ý, sinh năm 1967, ở quê làm nông nghiệp.
- Vợ là Lê Thị Minh, người cùng làng, đã sinh hạ 2 con là.
- Đặng Công An, sinh năm 2000.
- Đặng Thị Nhàn, sinh năm 2002.
12. Đặng Công Bình: Là con thứ 5 của Cụ Ý, sinh năm 1969, ở quê, làm nông nghiệp.
- Vợ là Lê Thị Hương, người cùng xã, đã sinh hạ được 2 con là:
- Đặng Thị Trang, sinh năm 2001.
- Đặng Thị Giang, sinh năm 2004.

13. Đặng Công Thắng: Con đầu của Cụ Đặng Công Ngụ (tức Đặng Công Toàn), sinh năm 1966, ở quê, làm nông nghiệp.
- Vợ là Hồ Thị Lân, ở xã Hưng Tân, đã sinh hạ 3 con (mất 1) là:
- Đặng Thị Trâm, sinh năm 1992
- Đặng Thị Xuân (mất từ nhỏ)
- Đặng Thị Thoa, sinh năm 1997

14. Đặng Thị Quyết: Con thứ 2 của Cụ Ngụ, sinh năm 1970, ở quê, làm nông nghiệp.
- Chồng là Võ Đình Hoa, sinh năm 1966, người cùng làng, làm nông nghiệp.

15. Đặng Thị Tâm: Con thứ 3 của Cụ Ngụ, sinh năm 1974, ở nhà làm nông nghiệp.
- Chồng là Phạm Văn Hùng, quê ở Nghi Thái, Nghi Lộc, lên dắm dân ở xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp. Hiện tại gia đình ở Châu Lý - Quỳ Hợp.

* * *


Đời thứ 8 (Nhánh I Chi III)

1. Đặng Công Hà: Con đầu Cụ Đặng Công Lộc, sinh năm 1978, ở nhà làm nông nghiệp.
- Vợ là Võ Thị Tình, gia đình lên dắm dân tại xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, đã sinh hạ 2 con là:
- Đặng Thị Trang.
- Đặng Thị Giang.

2. Đặng Thị Thương: Con thứ 2 của Cụ Lộc, sinh năm 1980, ở nhà làm nông nghiệp.
Chồng là Phan Văn Bốn, quê ở tỉnh Ninh Bình, đã sinh hạ 2 con.

3. Đặng Công Hương: Con thứ 3 của Cụ Lộc, sinh năm 1982, ở nhà làm nông nghiệp.

4. Đặng Công Chung: Con đầu của Cụ Đặng Công Khang, sinh năm 1981, học hết phổ thông, hiện là thợ sửa chữa xe máy.

5. Đặng Thị Thuỷ: Con thứ 2 của Cụ Khang, sinh năm1986, đang học Trung cấp Kế toán.

6. Đặng Thị Hằng: Con thứ 3 của Cụ Khang, sinh năm 1988, đang học phổ thông.

7. Đặng Thế Anh: Là con đầu của Cụ Đặng Công Bính, sinh năm 1980, ở nhà cùng gia đình tại Đắc Lắc, làm nghề sửa chữa xe máy.

8. Đặng Thị Tuyết: Con thứ 2 của Cụ Bính, sinh năm 1985, học Trung cấp Kế toán - Kiểm toán.

9. Đặng Thị Hương: Con thứ 3 của Cụ Bính, sinh năm 1988, đang học Đại học ngành Kế toán.

10. Đặng Trung Hiếu: Con thứ 4 của Cụ Bính, sinh năm 1998, đang học phổ thông.

11. Đặng Thị Hằng: Con đầu của Cụ Đặng Công Báo, sinh năm 2000, còn nhỏ

12. Đặng Thị Hiền: Con thứ 2 của Cụ Đặng Công Báo, sinh năm 2003, còn nhỏ

13. Đặng Công An: Con đầu của Cụ Đặng Công Thái, sinh năm 2000, còn nhỏ

14. Đặng Thị Nhàn: Con thứ 2 của Cụ Thái, sinh năm 2002, còn nhỏ.

15. Đặng Thị Trang: Con đầu của Cụ Đặng Công Bình, sinh năm 2001, còn nhỏ.

16. Đặng Thị Giang: Con thứ 2 của Cụ Bình, sinh năm 2004, còn nhỏ.

17. Đặng Thị Trâm: Con đầu của Cụ Đặng Công Thắng, sinh năm 1992, đang học phổ thông.

18. Đặng Thị Xuân: Con thứ 2 của Cụ Thắng, mất từ nhỏ.

19. Đặng Thị Thoa: Con thứ 3 của Cụ Thắng, sinh năm 1997, đang học phổ thông.

* * *

Nhánh II Chi III (nay là Chi II)
(Đến năm 2007)
------------

Đời thứ 4 (Nhánh II Chi III)
------------

Đặng Công Ấn (hoặc Đặng Hoành Nhường, hoặc cả 2 tên):
Như trên đã nói, Cụ đời thứ 3 của Chi III (chưa biết tên) sinh được 3 người con trai truyền đời thứ 4. Người thứ nhất chưa biết tên. Người thứ 2 có tên là Đặng Công Ấn hoặc là Đặng Hoành Nhường, hoặc là cả 2 tên trên.
Vì sao lại nói như vậy? Vì là cháu Nội của Cụ là Cụ Đặng Hưng Đệ, ở Sơn La nhớ là: Khi giỗ ông Nội, Cụ thường nghe đọc tên ông Nội là Đặng Công Ấn. Cháu rể của Cụ là Cụ Dư Huy Trình cũng nhớ là: Trước đây, khi đi tảo mộ ông Ngoại, Cụ thường nghe nói tên ông Ngoại là Đặng Công Ấn.
Thế nhưng người cháu Nội khác tên là Trần Văn Xê (tức là Đặng Hưng Xê, con Cụ Đặng Hưng Hiếu) lại nói là: Nghe cha (tức Cụ Hiếu) truyền lại, tên ông Nội là Đặng Hoành Nhường và bà Nội là Hoàng Thị Huệ. Không biết ở đây có truyền nhầm hoặc nghe nhầm giữa ông Nội, bà Nội của Cụ Hiếu hay ông Nội, bà Nội của Cụ Xê chăng?
Vì chưa xác định chắc chắn được, nên ghi vào đây cả 2 nguồn tin trên. Do đó nói có thể tên Cụ là Đặng Công Ấn hay Đặng Hoành Nhường, hoặc là Cụ có cả 2 tên đó.
Nghe truyền lại, Cụ biết nhiều chữ Hán, đã có thời gian làm thầy dạy học. Chính cuốn Gia Phả trước đây của Họ ta là do Cụ đi dạy học trên huyện Thanh Chương viết và đem về. Vì vậy, Cụ còn có tên khác là Cụ Hương Chính (Hương là chức Hương trong làng, như cán bộ thôn ngày nay, Chính là phạm vi công việc mà Cụ phụ trách).
Về Cụ bà: Cụ Đặng Hưng Đệ không nhớ, nhưng Cụ Trần Văn Xê (tức là Đặng Hưng Xê) nói rằng, nghe Cụ Hiếu truyền lại. Bà Nội tên là Hoàng Thị Huệ, nhưng quê quán không biết ở đâu (Thông tin này chưa xác định đúng hay không).
- Năm sinh, năm mất của cả Cụ ông và Cụ bà đều thất truyền.
Hai Cụ sinh hạ được tất cả 5 người con.
Người con gái đầu hiện nay không ai nhớ tên, Cụ xuất giá về Láng Thôn (xóm 9 cũ), và thường gọi là bà Kình. Năm sinh, năm mất không nhớ.
Người con gái thứ 2, hiện nay không ai nhớ tên, chỉ biết Cụ xuất giá về xã Hưng Chính (vùng Chợ Đước), thường gọi Cụ là bà Hiển.
Người thứ 3 tên là Đặng Công Duật.
Người thứ 4 là con gái, hiện nay không ai nhớ tên. Cũng chỉ biết Cụ xuất giá về xóm 4 xã Hưng Tân, thường gọi là bà Quyết. Cụ chỉ có một người con duy nhất là Ngô Quang Quyết, hy sinh trong Kháng chiến chống Pháp. Cụ được nhà Nước phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng".
Người thứ 5 là con trai, tên là Đặng Hưng Hiếu.
* * *

Đời thứ 5 (Nhánh II Chi III)

1. Đặng Công Duật: Là con thứ ba của Cụ Đặng Công Ấn (hoặc Đặng Hoành Nhường).
- Năm sinh, năm mất, ngày giỗ đều thất truyền.
Nghe truyền lại rằng, lúc sinh thời, Cụ biết nhiều chữ Hán, và thường đi sang bên Lào làm ăn, thỉnh thoảng mới về nhà. Tại Lào, Cụ làm Cai Lục Lộ (như thầu công trình giao thông hiện nay, nên còn gọi Cụ là ông Cai Duật). Cụ làm được nhiều tiền nên cuộc sống của bản thân và cả gia đình ở quê rất khá giả.
Cụ có 2 người vợ, người vợ đầu quê ở xã Hưng Long, sinh cho Cụ 3 người con thì mất, đến nay họ, tên, năm sinh, năm mất của Cụ bà thứ nhất này đều thất truyền.
Sau khi người vợ đầu mất, Cụ lấy người vợ thứ hai quê ở Bắc Bộ, Cụ bà này sinh hạ được 2 người con nữa. Nhưng vào khoảng gần năm 1945, sau khi Cụ Duật qua đời, Cụ bà thứ 2 này đem cả 2 người con đi, không ai biết đi đâu, đến nay không có tung tích.
Cụ Duật có tất cả 5 người con:
- Đặng Công Nhân.
- Đặng Thị Chân.
- Đặng Công Long (mất từ nhỏ).
- Đặng Công Bang.
- Người con sau cùng (hiện nay không ai biết tên).

2. Đặng Hưng Hiếu: Là con út của Cụ Ấn (hoặc Nhường), và là em của Cụ Duật. Sinh năm 1904, mất năm 1992 tại Mỹ Tho. Thọ 88 tuổi, giỗ ngày 7 tháng 6.
Cụ bà: Cụ Hiếu có 2 người vợ. Người vợ đầu tên là Nguyễn Thị Hoét, ở Làng Nam (Hoàng Cần, xã Hưng Tân). Cụ bà này sinh được 2 người con là Đặng Thị Liên (Nay là Bà Trình) và Đặng Hưng Đệ rồi mất. Đến nay năm sinh, năm mất của Cụ bà này đều thất truyền.
Giỗ ngày 7 tháng 2.
Sau khi người vợ đầu mất, Cụ Hiếu đi làm ăn tận bên Lào, rồi bặt luôn tin tức. Sau năm 1975, người ở Quê vào Nam gặp Cụ mới biết Cụ còn sống tại Mỹ Tho, lấy người vợ thứ 2 và sinh thêm 2 người con nữa.
Người vợ thứ 2 của Cụ tên là Trần Thị Kiên, sinh năm 1924, hiện còn sống tại xã Bình Phục I, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Nghề nghiệp chính của Cụ là làm vườn.
Sau khi Cụ mất, nghe người con trai của Cụ với người vợ thứ 2 là Trần Văn Xê (Tức Đặng Hưng Xê) cho biết Cụ có kể với con cháu trong đó như sau: Vào khoảng năm 1939, Cụ đi làm Phu Trường tiền ở Lào, rồi sang Miên (Tức Căm Pu Chia), sau đó về Mỹ Tho thì gặp lúc Nhật đảo chính Pháp nên bị tắc đường, không đi tiếp được. Thế là Cụ ở lại đó, lập nghiệp và lấy người vợ thứ 2. Đến khi Đất Nước bị chia cắt thì tuyệt luôn tin tức với quê nhà. Sau ngày Thống nhất mới nối được thông tin với nhau.
Cụ Hiếu sinh tất cả là 5 người con
- Đặng Thị Liên (tức Bà Trình)
- Đặng Hưng Đệ.
- Trần Văn Xê (tức Đặng Hưng Xê).
- Đặng Thị Nghi.
- Đặng Thị Thái.
* * *

Đời thứ 6 (Nhánh II Chi III)

1. Đặng Công Nhân: Con đầu Cụ Đặng Công Duật.
Năm sinh: Không nhớ, đã có vợ và con ở quê nhưng sau đó đưa cả vợ con sang Lào, đến nay chưa ai biết tung tích.

2. Đặng Thị Chân: Là con thứ 2 của Cụ Duật, lấy chồng người Họ Bùi quê ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, tên là Bùi Như Ngãn. Năm 1945, đi Kháng chiến chống Pháp. Sau đó về làm việc tại trường Đại học Thể dục Thể thao Hà Tây, cả gia đình sống ở Hà Nội.
Cụ sinh được 8 người con
- Bùi Tuấn An, sinh năm 1942, lái xe tại nhà máy điện Uông Bí, nay đã nghỉ hưu.
- Bùi Như Nghệ, sinh năm 1947, làm công nhân tại mỏ than Vàng Danh.
- Bùi Hồng Đại, sinh năm 1950, trước là Bộ đội, nay làm việc tại trường Đại học Thể dục Thể thao Hà Tây.
- Bùi Thị Hồng Thắng, sinh năm 1952, đã nghỉ hưu.
- Bùi Hồng Thế, sinh năm 1955, làm việc ở công viên Lê Nin, Hà Nội
- Bùi Hồng Dân, sinh 1957, công nhân Cơ khí thuỷ lợi.
- Bùi Hồng Quân, sinh năm 1959, làm việc ở Phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
- Bùi Thị Hồng Hoa, sinh năm 1961, Giáo viên dạy thể dục thể thao ở Trường Phổ thông cơ sở Phong Châu, Chương Mỹ, Hà Tây
Cụ Chân mất vào tháng 10 năm 2006 tại Hà Tây.

3. Đặng Công Long: Con thứ 3 của Cụ Duật. Mất từ nhỏ. Năm sinh, năm mất đều không nhớ.

4. Đặng Công Bang: Con thứ 4 của Cụ Duật, hiện không có tung tích.

5. Người con thứ 5 (chưa biết tên): Sau khi Cụ Duật mất, người vợ thứ 2 đưa cả Đặng Công Bang và người con thứ 5 này đi, không ai biết đi đâu. Đến nay cả 3 mẹ con đều không có tung tích.

6. Đặng Thị Liên: Con đầu của Cụ Đặng Hưng Hiếu, sinh năm 1929, đảng viên ĐCSVN. Cụ còn có tên khác là Chắt, thường hay gọi là Chắt Hiếu. Cụ ở nhà hoạt động phong trào, lấy chồng Họ Dư ở xã Hưng Lam.
Chồng tên là Dư Huy Trình, biết nhiều chữ Hán, gia đình duy trì được nền nếp rất tốt. Đến nay, cả 3 thế hệ chung sống một nhà, thuận hoà, vui vẻ. Đó là điều hiếm có ngày nay.
Cụ sinh được 2 người con:
- Dư Đình Trung, sinh 1952, cán bộ quản lý Nhà máy đường Sông Lam Nghệ An.
- Dư Thị Bích Hằng, sinh năm 1970, ở nhà làm nông nghiệp, lấy chồng người cũng xã.

7. Đặng Hưng Đệ: Con thứ 2 của Cụ Đặng Hưng Hiếu, sinh năm 1931, đảng viên ĐCSVN. Tham gia Bộ đội chống Pháp, sau đó chuyển ngành về làm việc tại Phòng Tài chính huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Vợ là Lưu Thị Châu, sinh năm 1936, đảng viên ĐCSVN. Gốc là người Họ Nguyễn ở xã Xuân Hoà huyện Nam Đàn, làm con nuôi Cụ Lưu Đức Trí ở xã Hưng Lam, Hưng Nguyên.
Đến năm 1961 Cụ Đặng Hưng Đệ đưa cả gia đình lên thị trấn Sông Mã sinh sống, tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng hai Cụ đã không ngại gian khổ, vượt qua mọi khó khăn, vừa công tác tốt vừa phát triển gia đình khá. Hiện nay hai Cụ nghỉ hưu ở thị trấn Sông Mã cùng với con cháu.
Hai Cụ sinh được 5 người con.
- Đặng Thị Trăng, sinh năm 1960, mất sớm.
- Đặng Thái Năng, sinh năm 1962.
- Đặng Thị Khang, sinh năm 1965.
- Đặng Huy Cường, sinh năm 1970.
- Đặng Thị Phương, sinh năm 1975.

8. Trần Văn Xê (tức Đặng Hưng Xê), con thứ 3 của Cụ Hiếu, sinh năm 1951, làm nghề kinh doanh ở TP. Hồ Chí Minh.
Cụ Xê cho biết: Sở dĩ Cụ mang họ Trần là vì: Khi sinh Cụ Xê, do Cụ Hiếu không ở nhà, nên không biết vì sao Cụ Kiên lại lại khai sinh cho Cụ Xê theo họ mẹ. Sau vì đã khai sinh nên không đổi lại họ nữa. Vì vậy, Cụ và các con Cụ đều mang họ Trần.
Cụ có 3 người vợ và 8 người con.
Người vợ thứ nhất tên là Võ Thị Út, ở TP. Hồ Chí Minh, làm nghề kinh doanh, sinh được 3 người con là:
- Trần Trọng Khải
- Trần Hảo Nhiên
- Trần Đình Huân
Người vợ thứ 2 là Dương Thị Mai, ở Tiền Giang, sinh được 2 người con là:
- Trần Thục Uyên
- Trần Dương Khang
Người vợ thứ 3 là Trần Thị Đẹp, sinh năm 1962, ở TP. Hồ Chí Minh, sinh được 3 người con là:
- Trần Thị Quỳnh Như.
- Trần Thanh Phúc.
- Trần Thị Bảo Thịnh.
Hiện tại, Cụ sống với người vợ thứ 3 này tại số nhà 1520, Tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.

9. Đặng Thị Nghi: Con thứ tư của Cụ Hiếu, sinh 1953, làm việc ở Công ty điện ảnh Mỹ Tho, nay đã nghỉ hưu.
Chồng là Võ Văn Đông, sinh năm 1953, quê ở xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, làm việc ở Thành Uỷ Mỹ Tho, sinh hạ được 2 người con là:
- Võ Thị Hoàng Xuân, sinh năm 1982, tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin.
- Võ Hoàng Việt, sinh năm 1988, đang học Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Nhà riêng hiện nay tại: Số 83 đường Lê Thị Hồng Gấm, Phường 4, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang).
10. Đặng Thị Thái: Con thứ 5 của Cụ Hiếu, sinh năm 1957, làm nghề kinh doanh.
Chồng là Nguyễn Văn Sáu, quê ở Mỹ Tịnh An, Thanh Bình, Huyện Chợ gạo, Tiền Giang, làm nghề lái xe, sinh hạ 2 con.
- Nguyễn Việt Thu Anh, sinh năm 1984, Học Đạo diễn Truyền hình tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Việt Kiều Khanh, sinh năm 1988, học Đại Học Kiến trúc.

* * *


Đời thứ 7 (Nhánh II Chi III)

1. Đặng Thị Trăng: Con đầu Cụ Đặng Hưng Đệ, sinh 1960, mất năm 1985 do tai nạn giao thông.

2. Đặng Thái Năng: Con thứ 2 của Cụ Đặng Hưng Đệ, sinh năm 1962, đảng viên ĐCSVN. Học trung cấp Ngân hàng, hiện làm việc tại kho bạc Nhà Nước Tỉnh Sơn La.
- Vợ là Tạ Thị Tưởng, đảng viên ĐCSVN, quê ở Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình. Giáo viên Mầm non, đã sinh hạ 2 con là:
- Đặng Thái Sơn.
- Đặng Thái Hưng.
Hiện cư trú tại phường Quyết Thắng thị xã Sơn La.

3. Đặng Thị Khang: Con thứ 3 của Cụ Đặng Hưng Đệ, sinh năm 1965, đảng viên ĐCSVN, tốt ngfhiệp Đại Học Ngân hàng. Hiện làm việc tại Ngân hàng huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Chồng là Nguyễn Bá Thuấn, đảng viên ĐCSVN, quê ở Lễ Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên, làm Phó Giám đốc Ngân hàng huyện Sông Mã, đã sinh hạ 2 con:
- Nguyễn Thị Hà, sinh năm 1993.
- Nguyễn Bá Linh, sinh năm 1999.
Nhà riêng tại thị trấn Sông Mã.

4. Đặng Huy Cường, con thứ 4 của Cụ Đặng Hưng Đệ, sinh năm 1970, đảng viên ĐCSVN, Bác Sỹ.
- Vợ là: Mai Thị Ngọc Trâm, đảng viên ĐCSVN, Bác sỹ, quê ở Liên Phương, Tiên Lữ, Hưng Yên, hiện tại nhà riêng ở thị trấn Sông Mã, đã sinh hạ được 1 con là:
- Đặng Thị Mai Điệp.

5. Đặng Thị Phương: Sinh năm 1975, là con thứ 5 của Cụ Đặng Hưng Đệ, Học Cao đẳng Sư phạm, hiện làm nghề Giáo viên.
Chồng là Nguyễn Trung Phong, đảng viên ĐCSVN, quân Y sĩ, quê ở Minh Tân, Đông Hưng, Thái Bình, đã sinh hạ 1 con gái là Nguyễn Thị Thuý Hương.

6. Trần Trọng Khải: Sinh năm 1970, là con đầu Cụ Trần Văn Xê và bà Võ Thị Út, làm nghề kinh doanh.
Vợ là Lê Thị Cẩm Ái, ở Tiền Giang, làm nghề Kinh doanh, đã sinh hạ 1 con gái là: Trần Thị Trúc Ngân.

7. Trần Hảo Nhiên: Sinh năm 1975, con thứ 2 của Cụ Xê và bà Út, làm đạo diễn múa.

8. Trần Đình Huân: Sinh năm 1978, con thứ 3 của Cụ Xê và bà Út, làm nghề kinh doanh
Vợ là Nguyễn Thị Cẩm Hồng, ở TP. Hồ Chí Minh đã sinh hạ 1 con là Trần Huân Hồng Ngọc.

9. Trần Thục Uyên: Sinh năm 1971, con Cụ Xê và bà Dương Thị Mai, làm nghề kinh doanh.

10. Trần Dương Khang: Sinh năm 1976, con Cụ Xê và bà Mai, làm thợ máy.
Vợ là Nguyễn Thị Hồng, ở Tiền Giang đã sinh hạ 1 con là Trần Nguyễn Quốc An.

11. Trần Thị Quỳnh Như: Sinh năm 1990, con Cụ Xê và bà Trần Thị đẹp, đang Học phổ thông.

12. Trần Thanh Phúc: Sinh năm 1993, con Cụ Xê và bà Đẹp, đang học phổ thông.

13. Trần Thị Bảo Thịnh: Sinh năm 1995, con Cụ Xê và bà Đẹp, đang học phổ thông.

* * *


Đời thứ 8 (Nhánh II Chi III)

1. Đặng Thái Sơn: Sinh 1989, con đầu Cụ Đặng Thái Năng. Đang học phổ thông.
2. Đặng Thái Hưng: Sinh 1993, con thứ 2 của Cụ Năng, đang học phổ thông.
3. Đặng Thị Mai Điệp: Sinh năm 1996, con đầu Cụ Đặng Huy Cường, đang học phổ thông.
4. Trần Thị Trúc Ngân: Sinh năm 2006, con đầu của Cụ Trần Trọng Khải, còn nhỏ.
5. Trần Huân Hồng Ngọc: Sinh 2005, con đầu của Cụ Trần Đình Huân, còn nhỏ
6. Trần Nguyễn Quốc An: Sinh năm 2006, con đầu của Cụ Trần Dương Khang, còn nhỏ.

* * *


Nhánh III Chi III (Nay là Chi II)
------------

Đời thứ 4 (Nhánh III Chi III)

Đặng Công Trưng: Là con thứ 3 của Cụ đời thứ 3 chưa biết tên.
Cụ sinh ngày 6 tháng 7 năm Quý Hợi (tháng 8/1863), mất ngày 3 tháng 9 năm Ất Hợi (Tháng 10/1915), thọ 53 tuổi.
Cụ còn có tên khác nữa là Cụ Quản, thường gọi là Cụ Quản Trưng. Quản là chức, không rõ làm gì.
Cụ bà: Người Họ Cao, ở Thái Lão (xã Hưng Thái) tên là Cao Thị Toản, sinh ngày 10 tháng 8 năm Nhâm Thân (Tháng 9/1872). Mất ngày 23 tháng 6 năm Đinh Mùi (30/7/1967, thọ 96 tuổi.

Sinh thời, Cụ bà rất mộ Đạo Phật, thường xuyên sắm lễ đi cúng ở Chùa, Cụ biết tu Pháp môn Niệm Phật, nghĩa là miệng luôn luôn niệm Phật. Sau khi Cụ ông mất, Cụ về bên Ngoại ở. Về già, thỉnh thoảng Cụ chống gậy đi bộ về thăm vườn cũ. Lúc này lưng đã còng, tay chống gậy, vừa đi bộ vừa luôn miệng niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" theo bước gậy không khi nào nghỉ. Vì vậy, Cụ thọ được 96 tuổi.
Hai Cụ sinh được 4 người con, 2 trai, 2 gái, hai con trai mất sớm, còn lại 2 con gái, gồm:
- Đặng Công Ái (Mất sớm).
- Đặng Thị Nậy (Bà Phúc).
- Đặng Thị Nhỏ (Bà Tiềm).
- Đặng Công Tiu (Mất sớm)

* * *

Đời thứ 5 (Nhánh III Chi III)

1. Đặng Công Ái: Con đầu Cụ Trưng.
- Sinh ngày 2 tháng 4 năm Đinh Dậu (tháng 5/1897).
- Mất ngày 8 tháng 6 năm Đinh Tỵ (tháng 7/1917).
Lúc mất Cụ mới 21 tuổi, chưa lập gia đình.

2. Đặng Thị Nậy: Con thứ 2 của Cụ Trưng.
- Sinh năm 1900, ngày mất: Không nhớ.
- Cụ xuất giá về họ Hoàng, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc. Chồng tên là Hoàng Văn Phúc nên còn gọi là Bà Phúc. Cụ sinh hạ 3 người con là:
- Hoàng Thị Miên: Làm nông nghiệp, lấy chồng ở xã Nghi Trường, Nghi Lộc.
- Hoàng Trọng Áng, Học Đại học Sư phạm, dạy Cấp 3 ở Hà Nội.
- Hoàng Thị Sen, làm nông nghiệp, lấy chồng tại xã Nghi Trường, Nghi Lộc.

3. Đặng Thị Nhỏ: Con thứ 3 của Cụ Trưng.
- Sinh ngày 13 tháng 4 năm Nhâm Dần (tháng 5/1902).
- Mất ngày 26 tháng 3 năm Tân Sửu (tháng 5/1961).
Chồng là Nguyễn Huy Phiến, ở làng Hoàng Cần, xã Hưng Tân.
Cụ sinh hạ đến 9 người con.
- Nguyễn Huy Tiềm, làm kế toán Hợp tác xã Nông nghiệp.
- Nguyễn Huy Thuần, Liệt sỹ chống Pháp.
- Nguyễn Thị Lương, làm nông nghiệp, lấy chồng và cùng gia đình di dân lên huyện Quỳ Hợp.
- Nguyễn Huy Thục, còn gọi là Thanh Tùng, Đại Tá Quân đội.
- Nguyễn Thị Dương, mất lúc 4 tuổi.
- Nguyễn Huy Uyên, học Đại học Sư phạm dạy Cấp 3, nay nghỉ hưu tại Hưng Tân.
- Nguyễn Huy Tuấn, Trưởng phòng Công nghiệp huyện Thuận Châu , tỉnh Sơn La.
- Nguyễn Huy Châu, mất lúc 10 tuổi.
- Nguyễn Thị Tám, Kỹ sư, công tác ở Bộ Xây Dựng, nay nghỉ hưu ở Hà Nội.

4. Đặng Công Tiu: Con thứ 4 của Cụ Trưng.
- Sinh ngày 5 tháng 6 năm Ất Tỵ (tháng 7/1905).
- Mất ngày 15 tháng 8 năm Mậu Ngọ (tháng 9/1918).
Hưởng dương 14 tuổi.

* * *


Lời Sám hối thứ 2

- Kính lạy Vong Linh các bậc Tiền Nhân.
Con được vinh dự viết cho Chi Họ Đặng Công Hưng Thông cuốn Phả Tộc này.
Con có một điều tâm nguyện và tâm huyết muốn gợi ý và nhắn gửi tới các đời sau mà con sắp viết ra sau đây, đó là việc muốn rút ra những Bài học kinh nghiệm từ những tấm gương là các bậc Tiền Nhân để làm tiền đề cho con cháu các đời sau suy ngẫm, để mong sao các đời sau, Họ Đặng chúng ta sẽ có nhiều người tiếp bước và vươn lên hơn những người đi trước với tinh thần "Con hơn cha là Họ ta có phúc".
Khi viết điều này, nghe qua tưởng như là sự phạm Thượng, là sự mạo muội đối với các bậc Tiền Nhân. Nhưng kỳ thực không phải như vậy, mà đây là sự tham chiếu so sánh với những bậc cao hơn với lòng mong muốn như trên. Vì vậy, trước khi viết, con có lời này xin sám hối trước với các Vong Linh. Kính mong tất cả Vong Linh các bậc Tiền Nhân hãy hoan hỷ và hộ trì cho con thực hiện tốt ý nguyện tốt đẹp này.

Kính xin sám hối.

* * *




III. ĐIỀU TÂM HUYẾT NHẮN GỬI TỚI CÁC ĐỜI SAU.


Đọc qua Lịch Sử Họ Đặng Toàn Quốc, mỗi chúng ta đều phấn khởi và tự hào rằng: Họ Đặng chúng ta có một truyền thống vẻ vang về Học hành và Khoa cử, là một trong những Dòng Họ lớn và lâu đời ở Nước ta, và đã có những cống hiến xứng đáng cho Lịch Sử Nước nhà, được Lịch Sử lưu danh.
Với truyền thống đó, hầu như tất cả Gia Phả của các dòng Họ Đặng đều dành một phần để ca ngợi, tán thán công đức và gương sáng của các bậc Tiền Nhân.
Nếu Dòng Họ nào chưa có những nhân vật danh tiếng để con cháu tán thán và ca ngợi thì Dòng Họ đó sẽ rất buồn vì "Hổ phận kém hèn" và 'Thua chị kém em" của Tổ Tiên nhà mình.
Tất cả anh em con cháu trong Họ chúng ta hãy nên biết như vậy, và mỗi người nên suy ngẫm thật kỹ và quyết tâm thật cao, vươn lên phấn đấu thành nhân vật Lịch Sử, có cống hiến lớn cho Đất Nước, để đem lại niềm vui và rạng danh không chỉ cho riêng mình, cho gia đình mình mà còn đem lại niềm vui và làm rạng danh cho Dòng Họ.

Việc ghi chép Công tích và ca ngợi, tán thán Công đức của các bậc Tiền Nhân để động viên và khuyến khích con cháu noi theo là việc làm đúng đắn và rất cần thiết.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc ca ngợi và tán thán, thì tuy đúng nhưng chưa đủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của chúng ta lúc sinh thời có dạy một điều rất chí lý là:
"Dao có mài mới sắc
Nước có lọc mới sạch
Vàng có luyện mới trong
Người có tự phê bình mới tiến bộ".
Phê bình ở đây là nói phải biết rút ra những gì là đúng, những gì là sai, những gì đã đủ, những gì chưa đủ, những gì đã được, những gì chưa được v.v...Trong những việc làm và những bước đường đã qua để bổ sung kinh nghiệm cho những việc làm và những bước đường sắp tới được tốt hơn.

Thấm nhuần tư tưởng đó, ở cuốn Phả Tộc này muốn đi xa hơn thường lệ một bước là muốn rút ra những Bài học lớn qua các tấm gương của các bậc Tiền Nhân là người Họ Đặng trong suốt quá trình Lịch Sử để nhắn gửi lại cho con cháu các đời sau có ai cần suy ngẫm.

Có một điều nổi bật mà ta nhìn thấy rất rõ ràng là: Trong Lịch Sử, người Họ Đặng chúng ta học hành đỗ đạt rất nhiều. Có người thông minh xuất chúng như Cụ Đặng Nghiễm, đậu bảng nhãn lúc 15 tuổi, hoặc như Cụ Đặng Ma La, đậu Thám Hoa lúc 13 tuổi.
Chỉ tính từ Triều Lý đến Triều Nguyễn, Họ Đặng đã có rất nhiều người đậu Tiến Sỹ, Bảng Nhãn, Thám Hoa, Phó Bảng v.v... Và có cả Trạng Nguyên nữa. Có gia đình được Gia Phả ghi là có đến bốn, năm đời liên tiếp nối nhau đậu Tiến Sỹ, có gia đình trong một đời có đến mấy người cùng chiếm Khoa bảng cao.
Vậy mà, từ thuở các Vua Hùng cho đến thời đại Hồ Chí Minh, qua mấy chục Triều đại, ngoài Cụ Trường Chinh ra, người Họ Đặng chưa có ai làm Đế Vương, làm Thủ Lĩnh, hoặc làm Nguyên Thủ Quốc Gia. Cũng chưa có ai làm Quan đến bậc Đại Thần cả.
Người Họ Đặng chỉ làm Thần, lập công lớn và được nhà Vua phong Tước, phong Hầu, ban thưởng bổng lộc mà thôi.

Thống kê cho biết: Từ sau các Vua Hùng đến hết Triều Nguyễn, đã có đến hàng trăm vị Thủ Lĩnh các phong trào khởi nghĩa, và có đến hàng trăm vị Vua. Vậy mà không có ai là người Họ Đặng cả.

Qua đó thiết nghĩ: Những ai là người Họ Đặng có tâm huyết, hãy nên suy ngẫm cho sâu thực tế này, để trả lời một câu hỏi đơn giản là "Tại sao ? !".

- Người Họ Đặng còn thiếu tài chăng?
Không phải như vậy. Vì Lịch Sử đã có những vị Tướng tài như Đặng Tất, Đặng Dung, được Triều Đình nhà Lê tặng 4 chữ Đại Tự "Trung Thần Hiếu Tử" và đôi câu đối:

"Quốc Sĩ vô song song Quốc Sĩ
Anh Hùng vô nhị nhị Anh Hùng"

- Người Họ Đặng còn thiếu trí chăng?
Không phải như vậy. Vì Lịch Sử đã có những người như Cụ Đặng Nghiễm, Đặng Ma La đậu Bảng nhãn, Thám hoa, lúc còn niên thiếu.

- Người Họ Đặng còn thiếu Phước chăng?
Nhưng Phước là gì? Nếu cho rằng Phước là Trời cho thì không đúng. Vì làm gì có chuyện Trời cho, hoặc làm gì có chuyện Trời cho kẻ này không cho người khác. Còn nếu cho rằng Phước là những gì do mình tạo ra và tích lại thì có thể đúng. Vì có thể là Công trạng và Công đức của người Họ Đặng chúng ta chưa đủ để làm bậc Đế Vương. Nếu vậy, thì hãy tích cực làm điều thiện, vượt qua chính mình, kính ngưỡng các bậc Vỹ nhân và Thánh nhân, học tập những dòng họ có ý chí lớn và thành công lớn, và phấn đấu nhiều hơn nữa để tích luỹ thêm Phước.

- Người Họ Đặng còn thiếu ý chí, thiếu nghị lực và thiếu nguyện lực chăng?
Có lẽ đúng vậy. Vì tục ngữ đã có câu:
"Có cầu mới được, có ước mới thấy".
Cái "Cầu" và cái "Ước" trong câu tục ngữ trên chính là “Chí nguyện” và “Nguyện lực” đấy.

Giờ ta hãy xem những nhân vật thành công lớn, những bậc Đế vương, những bậc Vĩ Nhân và Thánh nhân họ "Cầu" và Họ "Ước" như thế nào? Tức là xem chí nguyện và nguyện lực của Họ ra sao?
* Xa xưa nhất là chí nguyện của Họ Thục.
- Nhà Thục lấy được Nước Văn Lang của Vua Hùng chỉ từ một sự hiềm thù được nung nấu.
Sử chép rằng: Vua Hùng thứ 18, có người con gái tuyệt đẹp tên là Mỵ Nương. Thục Vương cầu hôn không được nên rất tức giận. Vì vậy, trước khi mất, Thục Vương di chúc lại cho con rằng: "Thế nào cũng phải lấy cho được Nước Văn Lang của Vua Hùng".
Lòng hiềm thù đó luôn luôn nung nấu cho nhà Thục một ý tưởng "Lấy Nước Văn Lang". Quả nhiên, đến đời cháu của Thục Vương, nhân khi Vua Hùng cậy có Tướng giỏi và sức mạnh, sinh ra chủ quan. Thục Phán lựa thời cơ đem quân tiến đánh, lấy được Nước Văn Lang, lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Thục An Dương Vương.
Chính do nhờ sự nung nấu chí nguyện lâu ngày thành nguyện lực mạnh, đã giúp nhà Thục thắng Vua Hùng.

- Lại như bà Trưng Trắc, chỉ vì nung nấu ý chí diệt cho được Tô Định để trả thù cho chồng, vậy là Bà chiêu mộ binh sỹ để khởi nghĩa. Quả nhiên, Bà đã thành công, lập nên nghiệp Đế.
Chính vì sự nung nấu ý chí nên chí nguyện ấy đã trở thành nguyện lực, cho Bà sức mạnh và giúp Bà thành công.

- Lại như Triệu Thị Trinh, người con gái 19 tuổi nhưng có chí lớn, đã chiêu mộ binh sỹ làm Thủ Lĩnh khởi nghĩa diệt giặc. Khi bị anh là Triệu Quốc Đạt can ngăn, bà đã khảng khái nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp con sóng dữ, chém cá Tràng Kình ở biển Đông".

- Lại như Trần Thủ Độ, làm Tướng ở Triều Lý nhưng lòng luôn ôm ấp mộng tưởng dựng nghiệp Đế cho Họ Trần. Quả nhiên, nhân cơ hội Triều Lý suy yếu, ông đã khôn khéo đưa ngôi Vua từ Họ Lý sang Họ Trần một cách êm thấm. Và khi giặc Nguyên sang xâm lăng, Vua Trần thấy thế giặc quá mạnh, định hàng. Ông đã khgẳng khái nói: “Nếu Bệ Hạ muốn hàng thì hãy chém đầu tôi đi đã”.

- Lại như Hồ Quý Ly, làm Quan ở Triều Trần nhưng đã ôm ấp hoài bão cải cách xã hội và chính trị, xây dựng một nền Văn hoá Dân Tộc. Quả nhiên, sau 28 năm, nhân lúc nhà Trần suy yếu, đã truất ngôi của Trần Thiếu Đế, lập nghiệp Đế cho Họ Hồ.
- Lại như Lê Lợi, vì có chí khôi phục non sông nên đã hạ mình tôn người hiền tài, bỏ tiền nuôi binh sỹ, chiêu nạp anh hùng hào kiệt, yêu thương dân chúng, chu cấp người nghèo, giúp kẻ hoạn nạn, chịu khó chịu khổ nếm mật nằm gai, cả vùng ai ai cũng khâm phục. Quả nhiên, khi thời cơ đến, ông đã khởi nghĩa thành công, lập nên nghiệp Đế cho Họ Lê. Một Dòng Họ trị vì lâu nhất trong Lịch Sử Đất Nước.

- Lại như bà Hoàng Hậu Phạm Ngọc Trần (vợ Lê Lợi) hy sinh thân mình để lập nghiệp Đế cho con.
Sử chép rằng: Năm Ất Tỵ (1425), khi Lê Lợi vây thành Nghệ An, đêm nằm mơ thấy một vị Thần đến bảo rằng: "Tướng Quân hãy cho tôi một người Thiếp, tôi sẽ phù hộ Tướng Quân thắng giặc, làm nên nghiệp Đế".
Lê Lợi bèn gọi các bà vợ đến để bàn và hỏi: "Có ai chịu đi làm vợ của vị Thần không? Sau này, khi ta lấy được Nước, sẽ lập con của người ấy làm Thái Tử".
Các bà vợ khác không ai nói gì, chỉ có bà Họ Phạm khảng khái quỳ thưa: "Nếu Minh Công giữ lời hứa, Thiếp tôi xin nguyện xả thân".
Đến ngày 24 tháng 3 năm Ất Tỵ (1425). Lê Lợi dùng bà làm lễ tế Thần.
Quả nhiên, khi Lê Lợi thắng giặc, lên ngôi Vua, đã lập con Bà làm Thái Tử.
Về sau Bà cũng được truy tôn làm Cung Từ Quốc Thái Mẫu.

- Lại như nhà Nguyễn khởi mộng Đế Vương, đã ôm ấp mộng ấy đến 10 đời, nối nhau chinh chiến, từ Nguyễn Hoàng (1600), qua Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần rồi đến Nguyễn Phúc Ánh (1802) mới lập được nghiệp Đế, mở đầu cho triều đại Nhà Nguyễn. Thật là một sự nung nấu kiên hùng, một ý chí kiên định, chiến đấu dai dẳng, kéo dài những hơn 200 năm. Vậy nên thành công là phải.

- Rồi đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh:
Suốt cả một đời người chỉ ôm ấp có một chí nguyện là đánh đuổi Ngoại xâm, giải phóng Đất Nước, giành lại Hoà bình Độc lập cho Dân Tộc Việt Nam, đem lại Tự do, Ấm no và Hạnh phúc cho Nhân dân Việt Nam. Nhờ vậy, Người trở thành vị Lãnh tụ Vĩ đại của Dân Tộc, đồng thời là Danh Nhân Văn hoá Thế giới.
Cho đến giây phút cuối của đời mình, Người vẫn chỉ có một ham muốn ấy và nói: "Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là: Nước ta được Hoà bình, Độc lập, dân ta được Tự do, Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được Học hành. Ngoài ra, tôi không có một ham muốn nào khác".

- Và đến Cụ Đặng Xuân Khu (tức là Cụ Trường Chinh) với bút danh "Sóng Hồng", đã có một câu thơ nổi tiếng là "Dùng cây bút làm đòn xoay chế độ".
Câu thơ đó chính là chí nguyện của Cụ, một chí nguyện lớn lao là "xoay chế độ".
Nhờ chí nguyện lớn ấy, đã nung nấu thành nguyện lực lớn, giúp Cụ vượt qua tất cả nguy hiểm, tù đày, khó khăn và gian khổ, đưa Cụ lên cương vị Tổng Bí thư Đảng, và vị Chủ tịch Nước tài ba.
- Cao hơn nữa như Đức Phật Thích Ca. Khi còn là Thái Tử, sau mấy lần ra khỏi Hoàng Thành, được thực chứng cảnh khổ đau của Nhân thế, Ngài đã không cầm lòng được và thốt lên với mọi người rằng: “Tiếng kêu đau thương của Thế giới xé rách màng tai ta. Lòng từ bi của ta chỉ muốn xoá bỏ những cảnh khổ đau của Nhân loại”.
Rồi Ngài nói tiếp:” Sẽ là một thứ tình yêu giả trá nếu ta chỉ ở bên cạnh những người thân để hưởng những lạc thú ích kỷ. Ta muốn đừng bịn rịn đến Tổ Quốc nhỏ hẹp này để được yêu cả Vũ trụ rộng lớn”.
Thế rồi vài năm sau, Ngài từ bỏ Ngai vàng, Cung điện, Quyến thuộc, Gia đình, Cung tần, Mỹ nữ… một mình lên đường đi tìm Đạo cứu khổ.
Vào rừng, Ngài chọn một gốc Bồ đề to, soạn chỗ ngồi rồi phát nguyện:”Nếu không tìm được Đạo thì ta quyết không rời chỗ này”.
Nhờ Ý chí lớn lao và lòng Từ bi vô hạn đó, Ngài đã chứng Tam Minh, Lục Thông, mười tám Phép bất cộng và thành Phật.
Qua trên 2.500 năm phát triển, Đạo của Ngài đã được truyền ra toàn Thế giới đúng như “Sở nguyện” của Ngài.
Đúng là một sự hy sinh to lớn, một quyết tâm lớn và một ý chí trùm Vũ trụ
Đó là những “Sở cầu”, những “Ước muốn”, những “Chí nguyện”, những “Nguyện lực” của một số nhân vật thành công lớn, của các bậc Đế Vương, của một số Vĩ Nhân và Thánh nhân nay nêu lên đây để mọi người cùng tham khảo.

Bây giờ ta hãy bàn luận về “Sở học”, “Sở cầu” của phần lớn hàng Nho sỹ, và “Sở học”, “Sở cầu” của con cháu chúng ta ngày nay.
Trong xã hội xưa, người được học hành rất ít. Chỉ có những người ở bậc Đế Vương, hàng Quan lại, hoặc hàng Nho sỹ mới được học thấu đáo. Còn đại bộ phận là lớp bình dân thì rất ít người được học. Nếu có chăng thì cũng chỉ đến mức viết thạo, đọc thông để đọc văn cúng là chủ yếu. Cao hơn chút nữa thì làm được Cụ Hương hoặc Cụ Đồ làng là cùng.
Ở tầng lớp cao hơn, từ hàng Nho sỹ trở lên thì sở học của họ có sở cầu rõ ràng. Đó là học để làm Quan, học để được “Vinh thân”.
Hai chữ “Vinh thân” như là cái gì đó rất sáng lạn, như là mục tiêu duy nhất, lôi cuốn, thu hút hầu hết các văn tài, sỹ tử của hàng Nho sỹ. Có một loại thấp hơn là học để cầu được "Ấm thân".
Đeo đuổi mục tiêu đó, có không ít những cậu nho nghèo đã không tiếc thời gian, tiền tài và công sức, ngày đêm nung nấu, dùi mài kinh sử để đi thi, mong cho đậu đạt để được cái "Vinh thân".
Khi thi đậu, được Vua ban cho "Vinh quy bái Tổ", dân làng phải ra đón rước, Gia tộc phải khao mừng. Từ đây là trở thành ông Nghè, ông Phó, tuỳ theo Khoa bảng và sắc Vua phong. Và cũng từ đây, có áo mũ nghênh ngang, xe dù võng lọng, kẻ đón người đưa... đúng là "Vinh thân" thật.
Thế rồi trong số đó, có những người được Triều Đình bổ làm Quan, làm ông Tri, ông Tổng, ông Huyện, ông Tỉnh… cả Họ thơm lây. Song cũng có người tuy đậu đạt nhưng cũng chẳng làm nên công tích gì, chỉ suốt ngày tụ tập đàm đạo về chữ nghĩa văn chương, xa rời thực tế thành lớp Hủ nho hoặc về ở ẩn. Chỉ có một số rất ít làm Quan đến bậc Đại thần.
- Vì sao lại thế ?
- Đơn giản chỉ là ở chỗ "Sở Cầu". Tức là ở chỗ cái "Cầu" và cái "Ước". của Họ. Nói cách khác là: Khác nhau ở Mục tiêu và Lý tưởng.
- Các bậc Đế Vương, vì có mộng Đế Vương ôm ấp lâu ngày thành nguyện lực mạnh mà làm nên nghiệp Đế. Tuy cũng là cầu oai danh nhưng là cái cầu lớn, còn việc cầu cái "Vinh thân" chỉ là cầu cái nhỏ.
- Ở bậc Vĩ Nhân như Cụ Trường Chinh cầu "Xoay chế độ", đó là cầu cái rất lớn, còn cầu làm Quan là cầu cái nhỏ.

- Còn như Cụ Hồ Chí Minh lại cầu cho Đất Nước được Hoà bình, Độc lập, cầu cho dân được Tự do, Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Ngoài ra không có cầu gì khác. Đó là cái sở cầu của bậc Đại Vĩ Nhân, và của bậc Thánh Nhân.
Còn ở bậc Thánh như Đức Phật Thích Ca thì có sở cầu lớn trùm cả Vũ trụ.
Cầu lớn được lớn, cầu nhỏ được nhỏ là lẽ thườngg tình.
Ở bậc lớn này, tất cả sở cầu là cầu cho người khác, cầu cho Dân Tộc, cầu cho Nhân Loại, cầu cho tất cả mọi người chứ không cầu cái gì riêng cho mình cả. Và tất cả cuộc đời là phục vụ Dân Tộc, phục vụ Nhân Loại, phục vụ tất cả mọi người, không có cái vị kỷ, ích kỷ của mình.
Còn nếu chỉ cầu cái sự "Vinh Thần" như nói ở trên là cầu cái nhỏ nhoi, vị kỷ.
Sự khác nhau là như vậy.
Qua đó đủ biết, người ta Học chỉ để cầu làm Quan hoặc cầu cái "Vinh Thân" là cầu cái nhỏ, cầu cái vị kỷ, và thật là nguy hiểm. Nó nguy hiểm là vì làm cho con người đó mất hết chí nguyện lớn, làm cho toàn bộ hoạt động của họ không còn ý nghĩa gì ngoài việc tôn vinh cái thân của họ. Thật là ích kỷ thay.
Sở cầu như thế là chưa đủ.

* * *


Vậy, cái sở học và cái sở cầu của con cháu chúng ta hôm nay thì sao?
- Ngày nay, nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, khoa học phát triển như vũ bão, kinh tế đã hội nhập toàn cầu, xã hội biến đổi nhanh như lốc, như bão, làm cho con người cũng xoay như chong chóng.
Sống trong giai đoạn xã hội như vậy, hầu hết các cậu Tú, cô Tú của chúng ta cũng đang lăn lộn học ngày học đêm, học cho đến bẳn tính, học cho đến mụ cả đầu, học cho đến không còn thời gian nở một nụ cười v.v... Để mong sao theo kịp thiên hạ, để mong sao khỏi bị đẩy ra lề xã hội, để mong sao khỏi bị rớt lại đằng sau, và để mong sao có được tấm bằng mà kiếm công ăn việc làm.
Ôi, học đến như vậy, lo toan đến như vậy mà chung quy cũng chỉ là để kiếm công ăn việc làm thôi ư (mà thực chất là cầu được "Ấm cái thân") thì thật là nhỏ quá.
Ơi các cậu Tú cô Tú, ơi các bậc Cha Mẹ, có cách nào để giúp các Cô, các Cậu phát triển được chí nguyện lớn hơn không?...

* * *


Qua những thực tế đã rút ra ở trên, có thể cho ta tham chiếu và kết luận rằng:
- Người Họ Đặng chúng ta, tuy thông minh, tài giỏi, có Đức - Hiếu - Trung nhưng “Ý chí” chưa cao, “Chí nguyện” chưa lớn và “Nguyện lực” chưa mạnh, nên chưa có mấy ai thành được nghiệp lớn.
Nói cách khác: Người Họ Đặng chúng ta chưa có mộng lớn, chưa có mộng Đế Vương.
Trong Lịch Sử, người Họ Đặng mới chỉ dừng lại ở chữ "Phò".
Về chữ "Phò" suy cho cùng, thực chất là "Nương bóng Tùng quân". Tức là góp sức góp công giúp cho người khác dựng nghiệp, rồi sau mình nương vào đó mà hưởng Tước, hưởng Lộc, hưởng sự Ban ân v.v...
Đó là một kết luận không mong muốn nhưng mà là một thực tế.
Vậy những ai là người Họ Đặng muốn có chí nguyện lớn, muốn có thành công lớn, xin hãy dũng cảm vượt qua chính mình nhìn vào kết luận này. Đó mới là điều quý giá gấp trăm ngàn lần sự ngợi ca.

* * *


Viết ra những điều này, một lần nữa cúi xin Vong Linh các bậc Tiền Nhân, xin tất cả anh em và con cháu hôm nay cùng các thế hệ mai sau, hãy đồng cảm với kết luận trên, và đừng cho rằng bài viết này là thừa, là quá, là dài dòng, là đi ngược dòng, là phạm Thượng, là mạo muội v.v... và nhất là đừng sợ.

Vì thực ra ở đây chỉ rút ra một điều rất thực, một thực tế bổ ích rất lớn qua cái nhìn xuyên suốt, để mong cho mai sau, Họ ta sẽ có những ai đó đọc tới, rồi suy ngẫm và lĩnh ngộ được điều này, rồi trỗi dậy trong mình cái "Sở cầu" và "Sở nguyện" của các bậc Vĩ Nhân, rồi phấn đấu trở thành bậc Vĩ Nhân, mưu hạnh phúc cho Dân Tộc hoặc Nhân Loại, làm rạng danh hơn nữa cho Dòng Họ ta. Được vậy thì người viết ra ý này, dù là ở Suối Vàng, hay ở cõi Trời Đâu Suất, hay ở Tịnh Độ Tây Phương v.v... cũng rất vui, vì thấy mình đã làm được một việc tốt.

* * *



IV. VẤN ĐỀ CÚNG LỄ VÀ THỜ PHỤNG TỔ TIÊN TRONG ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI NGÀY NAY.


Thuở xưa, Nước ta chủ yếu là xã hội nông nghiệp. Mỗi Dòng Họ sống tập trung thành một vùng như một làng, hay một xã,... rất lâu đời.
Từ đời này đến đời khác, các thế hệ con cháu sinh ra đều bám lấy đồng ruộng và Quê Hương, ít ai đi xa hoặc rời Quê Hương đi sang xứ khác. Vì vậy, sinh hoạt Dòng Họ, việc tế Họ, và cúng lễ Tổ Tiên là một phong tục rất lâu đời, sâu đậm, bền vững, và có bài bản rất thống nhất.
Mỗi Dòng Họ đều có một Nhà Thờ Họ. Những Họ lớn, ngoài Nhà Thờ Đại Tôn, các Chi còn có Nhà Thờ của Chi mình.
Ngôi Nhà Thời Họ được coi như ngôi nhà chung của toàn Họ, và rất thiêng liêng đối với tâm hồn của tất cả mọi người trong Dòng Họ.
Họ nào chưa có Nhà Thờ thì tất cả mọi người đều rất áy náy, băn khoăn, thấy như mình đang có lỗi hoặc còn nợ với Tổ Tiên. Bởi vậy, cho dù nghèo túng, Họ vẫn cố gắng góp nhóp tiền để xây cho được ngôi nhà thờ Họ, không lớn thì nhỏ.
Hàng tháng, vào hai ngày Sóc, Vọng (tức là mồng một và ngày rằm), con cháu ở gần thường đem hương hoa, lễ vật đến cúng Tổ ở Nhà Thờ.
Hàng năm, vào các ngày giỗ Họ, hoặc ngày Tết, hoặc các ngày Rằm chính như rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy v.v..., tất cả con cháu trong Họ phân công cắt lượt nhau dâng mâm cỗ, lễ vật lên Nhà Thờ cúng Tổ Tiên cùng tất cả Vong Linh trong Họ. Cúng xong, con cháu, anh em quây quần với nhau ngồi ăn cỗ và chuyện trò rất vui vẻ. Những người không có mặt dự ăn cỗ thì được chia phần đưa về nhà. Những người phụ nữ đã xuất giá thì được Họ gửi phần sang kính biếu. Nghĩa là, mâm cỗ được chia rất đều, không để sót một ai.
Khi ngồi ăn cỗ, mọi người được xếp theo thứ tự tuổi tác và hàng vai (người cùng hàng vai gọi là bày vai, tức là người cùng đời hoặc cùng thế hệ ngồi với nhau). Người cao tuổi và vai trên được ngồi mâm trên, có rượu. Lớp ít tuổi hoặc ở vai thấp phải ngồi ở mâm thấp hơn, và không có rượu.
Nói là trên hoặc dưới, cao hoặc thấp ở đây không phải là nói theo độ cao như tầng 1, tầng 2, tầng 3 v.v... mà là vị trí trang trọng ở trong Nhà Thờ hoặc trong ngôi nhà.
Ở Nhà Thờ, mâm nào đặt gần Hương án nhất gọi là mâm cao nhất, dành cho các bậc Trưởng lão hoặc vai cao nhất, lùi về hai bên là vị trí thấp hơn, lùi ra hàng ngoài là thấp hơn nữa.
Ở ngôi nhà, chỗ trang trọng nhất gọi là mâm cao nhất, các chỗ khác là thấp hơn, phía ở gần nhà bếp là thấp hơn nữa.
Ở mâm các Cụ bậc cao gọi là có rượu nhưng không nhiều. Mỗi mâm chỉ được một "be củ hành" (độ một phần tư lít). Các Cụ uống rượu bằng chén hạt mít, mỗi Cụ uống hai ba chén là nhiều. Vì ngày xưa, rượu rất hiếm và quý, và được coi như một thứ xa xỉ, chỉ có lớp Trung và Thượng lưu mới được dùng, chứ lớp bình dân không được dùng.
Người Tộc Trưởng được mọi người trong Họ tôn trọng, nên khi ngồi mâm, dù Tộc Trưởng còn ít tuổi vẫn được ngồi mâm trên với các Cụ. Người con trai trưởng của Tộc Trưởng cũng được mọi người trong Họ quý trọng, nên khi ngồi mâm, tuy tuổi còn nhỏ vẫn có thể được ngồi ở mâm cao.
Những Họ quá nhỏ không làm được, hoặc vì lý do gì đó chưa làm được Nhà Thờ, thì mỗi khi tế lễ Họ thường làm ở nhà Tộc Trưởng, hoặc khi nhà ai có việc gì cần cáo với Tổ Tiên, Họ mang hương và lễ vật sang nhà Cụ Tộc Trưởng để làm hoặc nhờ Cụ Tộc Trưởng làm cho. Lễ cáo xong, họ đem lễ xuống biếu Cụ Tộc Trưởng một phần, số còn lại đem về. Lễ cáo thường chỉ là cơi trầu, nải chuối. Nếu có thì thêm be rượu, cáo việc lớn thì có cỗ xôi.
Các gia đình trong Họ mỗi khi sinh thêm nhân khẩu hoặc cưới dâu mới, đều có lễ cáo với Tổ Tiên để xin ghi vào sổ Họ. Hoặc mỗi khi gia đình nào có người chết, trước khi đưa tang, phải rước Linh Cữu qua Nhà Thờ Họ để bái Tổ? Khi hết tang lại cáo tổ để ghi vào Phụ Uý, bổ sung vào Gia Phả?
Khi làm lễ cúng Tổ Tiên, tất cả con cháu có mặt tại Nhà Thờ đều phải quỳ trước bàn thờ phía sau Cụ Tộc Trưởng. Cụ Tộc Trưởng quỳ riêng một hàng ở phía trước, gần bàn thờ. Quỳ bên cạnh Cụ Tộc Trưởng phía bên trái là một Cụ thuộc hàng cao tuổi, đọc thạo văn cúng và có giọng đọc hay, đọc văn cúng thay cho Tộc Trưởng, để Tộc Trưởng bái lạy Tổ. Quỳ bên phải Tộc Trưởng là một Cụ khác có thể ít tuổi hơn nhưng thông minh, nhanh nhẹn để giúp Tộc Trưởng những động tác cần thiết khi kàm lễ, gọi là Bồi Tế. Tộc Trưởng là Chủ Tế.
Khi Tộc Trưởng lạy, tất cả con cháu quỳ ở phía sau đều phải lạy theo.

Văn cúng ngày xưa viết bằng chữ Hán, có luật lệ, thể lệ nghiêm chỉnh. Khi cúng, người ta mở Gia Phả ra đọc Phụ Uý (nay ta gọi là Phả Hệ), đọc hết tất cả tên tuổi và hiệu vị của những người đã chết từ cao đến thấp, từ xa đến gần để mời về thọ hưởng lễ cúng.
Việc đọc văn cúng, ngày xưa được coi là việc rất quan trọng, không phải ai cũng được đọc. Người ta rất sợ đọc sai, hoặc sót, hoặc đọc nhầm tên tuổi, hiệu vị. Nếu phạm phải như thế được coi là một sơ suất, một thiếu sót lớn, một sự bất cẩn, hoặc một sự thất lễ lớn với Vong Linh và Tổ Tiên, nên rất sợ Vong Linh trách, phạt. Vì vậy, người đọc văn cúng không những là phải có giọng đọc tốt mà còn phải là người cao tuổi, có tư cách đạo đức tốt, có tính cẩn thận, và phải được mọi người trong Họ tin yêu và tôn trọng.
Làm Cỗ cúng ngày xưa cũng rất được coi trọng. Tất cả những nguyên liệu như gạo, nếp, thực phẩm v.v... đều phải chọn thứ nguyên, sạch. Kể cả dụng cụ để đựng Đồ cúng như rổ, rá, chậu rửa, nồi nấu, bát, đĩa, đũa, muôi, thìa v.v... cũng đều có thứ cất để dùng riêng, không được dùng đồ dùng hàng ngày của gia đình. Nếu ai làm cẩu thả sẽ được coi là mang tội.

Đồ cúng nấu xong, tuyệt đối không ai được ăn hoặc nếm trước. Kể cả người nấu cũng không được nếm. Nếu ai ăn hoặc nếm trước cũng được coi là mang tội.

Củi để nấu đồ cúng cũng phải dùng củi sạch, không được dùng củi lấy ở nơi được coi là không sạch hoặc các thứ rác rưởi.
Bếp thì có thể dùng chung bếp của gia đình, nhưng nếu bắc nấu nơi khác cũng phải chọn chỗ sạch, không được bắc bếp gần những chỗ được coi là không sạch.
Việc cúng lễ Tổ Tiên ngày xưa được coi trọng và được làm đầy đủ, cầu kỳ và chu đáo như vậy.

* * *


Nhưng đó là ngày xưa. Còn ngày nay, từ sau Cách Mạng Tháng 8, và nhất là qua cuộc Chiến tranh chống Mỹ, và từ ngày Đất Nước đổi mới đến nay, mọi việc đều đã thay đổi để cho phù hợp với đặc điểm mới.
Đối với Họ ta, do đặc điểm như đã nói ở phần đầu là phân tán khắp nơi trên cả Nước, nên những ngày Sóc, Vọng, ngày Tết, ngày Lễ v.v... phần lớn con cháu ở xa không về Quê Cha, Đất Tổ để cúng lễ Tổ Tiên được. Như vậy, phải làm sao cho tất cả mọi người dù ở đâu cũng đều được Thờ Phụng và đều biết cách Thờ Phụng và cúng lễ Tổ Tiên. Đó là việc cần thống nhất ở đây.
Việc này, hiện nay chưa có một thể lệ nào quy định hoặc hướng dẫn cụ thể cả. Vì vậy, ở đây chỉ xin gợi ra một vài ý chung nhất như sau:
- Thứ nhất: Tất cả chúng ta hãy nên biết rằng: Vong Linh Tổ Tiên cũng như Vong Linh Gia tiên, luôn luôn đi theo con cháu, luôn luôn ở bên cạnh con cháu. Họ luôn theo sát và theo dõi những ý nghĩ, những lời nói, và những việc làm của con cháu.
Họ vẫn vui mừng khi thấy con cháu hiếu thuận, làm được nhiều việc tốt, việc thiện. Ngược lại, Họ sẽ buồn, và có khi tức giận khi thấy con cháu bất hiếu, bạo ngược, điêu ngoa, lăng loàn hoặc làm những việc bất thiện, bất chính, bất lương...
Mỗi khi ta suy nghĩ, hoặc ta nói, hoặc ta làm việc gì, Họ đều nghe thấy, đều nhìn thấy và đều biết hết. Ngược lại, khi Họ nói với ta, hoặc Họ tỏ thái độ với ta như vui mừng hay tức giận… thì ta lại không nghe, không thấy và không biết gì cả. Vì vậy, có câu "Tâm xuất thần Thần Tri" hay câu: "Chỉ dối được người, không dối được Trời Đất, Quỷ Thần", hay nói "Âm Dương cách biệt" v.v... là thế.
Như vậy, có nghĩa là: Các bậc Tiền Nhân như Cha Mẹ, Ông Bà, Cố Can, Tổ Tiên cùng tất cả người thân dù đã qua đời, Họ vẫn luôn luôn ở bên cạnh ta, luôn luôn ở trong nhà ta, và hơn thế, luôn luôn ở trong Tâm ta. Chỉ cần ta có Tâm nhớ nghĩ đến Họ và khấn nguyện đến Họ, là ngay lập tức Họ sẽ có mặt để nghe ta thỉnh cầu, hoặc chứng kiến việc ta làm. Ngược lại nếu ta không có Tâm hoặc Tâm giả dối thì dù có khấn nguyện hoặc có dâng cúng nhiều lễ vật đi nữa thì Họ cũng chẳng ngó nhìn, cũng giống như người ta khi đang sống vậy.
Thứ hai: Cũng cần hiểu rõ và phân biệt nghĩa của hai cặp từ là "Thờ Phụng" và "Cúng lễ".
Chữ Thờ Phụng là nói ở phần Tâm còn chữ Cúng Lễ là chỉ về hành động cụ thể khi làm lễ như dâng lễ vật, thắp hương, dâng hương, đọc văn cúng, và bái lạy v.v...
Thờ tức là Tôn thờ, cung kính, luôn luôn tôn người mình đang tôn thờ lên trên hết và trước hết. Vì vậy, nói Thờ Phụng Tổ Tiên là nói trong cuộc sống hàng ngày, ta có luôn nhớ nghĩ tới Tổ Tiên hay không? Tức là trước khi ta định nói điều gì, hoặc làm việc gì, thì trước tiên phải nghĩ ngay rằng: Điều ta sắp nói ra hoặc việc ta sắp làm, có ảnh hưởng tốt xấu như thế nào tới Tổ Tiên. Tổ Tiên sẽ vui hay sẽ buồn khi nghe ta nói điều ấy hoặc thấy ta làm việc ấy. Nếu điều ta sắp nói hoặc việc ta sắp làm mà làm cho Tổ Tiên vui, thì đó là tốt, sẽ nói hoặc làm, còn nếu làm cho Tổ Tiên không vui, là xấu, sẽ kiên quyết không nói hoặc không làm.
Thêm nữa: Nói Thờ Phụng Tổ Tiên tức là làm cho hình bóng Tổ Tiên luôn sống trong Tâm mình, luôn luôn lấy lời dạy hoặc hình ảnh Tổ Tiên để răn mình trong mỗi lời nói hoặc hành động, và luôn luôn noi gương Công Đức Tổ Tiên, phấn đấu không ngừng, làm cho Tổ Tiên ngày thêm rạng danh.
Đó là ý nghĩa đúng và làm đúng việc Thờ Phụng Tổ Tiên. Còn vịêc dâng hương, dâng lễ vật, đọc văn và bái lạy v.v... đó là Cúng Tổ, là việc làm cụ thể, chưa phản ánh đủ việc Thờ Phụng Tổ Tiên. Nói Thờ Phụng Tổ Tiên là đã bao hàm cả việc Hương khói và Cúng Tổ v.v...
Như vậy, Thờ Phụng Tổ Tiên đúng tức là: Ngoài việc chăm lo Hương khói và Cúng lễ, thì trước hết còn phải luôn luôn biết làm cho mình, cho gia đình cùng con cháu mình phát triển và sống hạnh phúc, đồng thời luôn luôn đoàn kết, thương yêu nhau với tất cả anh em trong Họ. Và hơn thế, là phải biết sống với tất cả mọi người như vậy. Có như thế thì Vong Linh Tổ tiên mới thật sự vui.
Cái nghĩa của việc Thờ Phụng Tổ Tiên đúng là như vậy.

Ngược lại, nếu đủ quanh năm hương đèn, lễ vật dâng cúng và lễ bái, nhưng con cháu không phát triển, gia đình hay bất hoà, anh em họ hàng không đoàn kết, thiếu lòng thương yêu tôn trọng và giúp đỡ nhau, đèn nhà ai rạng nhà nấy, hoặc sống với nhau dửng dưng, thì vẫn chưa phải là Thờ Phụng Tổ Tiên. Vì như vậy, Vong Linh Tổ Tiên sẽ buồn vì thấy con cháu mình bất nghì và thoái thất.

Thứ 3: Việc cúng lễ và thờ phụng Tổ Tiên nên làm như thế nào để phù hợp với đặc điểm và điều kiện hiện nay?
Họ ta lâu nay chưa có Nhà Thờ, nên hầu hết mọi người ở gần cũng như ở xa đều nói là không có chỗ Thờ Phụng Tổ Tiên, hoặc không biết Tổ Tiên mình ở đâu?… Điều đó chỉ đúng một phần.

Để giải quyết vấn đề này, xin có gợi ý như sau:
- Khi ta đã biết là Vong Linh Tổ Tiên luôn đi theo ta, luôn ở trong nhà ta, thì dù chưa có Nhà Thờ hay dù ở xa quê, thậm chí cho đến sang cả nước ngoài nữa, vẫn cứ thờ Tổ Tiên được. Chỗ thờ Tổ Tiên chính là ở trong nhà mình. Đó là nơi tốt nhất.
Trong điều kiện như vậy, mỗi nhà hãy thiết kế cho mình một bàn thờ Tổ Tiên.
Bàn thờ Tổ Tiên đặt chung một nơi với bàn thờ Gia Tiên, nhưng có thiết kế như sau:
- Toàn bộ bàn thờ Chia làm 2 cấp. Mỗi cấp cao, thấp hơn nhau khoảng chứng 20 đến 30 cm, cấp cao hơn ở sát tường thờ Tổ Tiên, cấp thấp ở phía trước thờ Gia Tiên.
Về kích thước rộng hẹp bao nhiêu là tuỳ theo điều kiện của từng gia đình, nhưng đừng làm cao quá.
- Nếu điều kiện rộng rãi, ở mỗi cấp nên đặt 3 Giá Gương, Giá Gương ở giữa to và cao hơn Giá Gương hai bên. Nếu điều kiện bàn thờ hẹp thì mỗi cấp đặt một Giá Gương cũng được. Trước mỗi Giá Gương là một bát nước cúng. Còn mâm cỗ thì đặt chung mỗi cấp một mâm, lọ cắm hoa cũng vậy. Tất cả mâm cỗ hoặc lễ vật dù nhiều dù ít đều chia đều cho cả hai cấp.
Về Bát hương: Có thể đặt ở Án thư phía trước ba Bát chung cho cả 2 cấp, hoặc có thể đặt mỗi cấp ba Bát cũng được. Bát ở giữa đặt to hơn và cao hơn hai bên một ít.
Ý nghĩa các Bát hương như sau:…
Tro để cắm hương nên dùng rơm sạch hoặc giấy sạch đốt rồi lấy tro, không lấy tro bếp, tro linh tinh, hoặc cát ở sông suối, vì những thứ ấy đều không sạch.
Tốt nhất là tự gia chủ đặt lấy Bát hương cho nhà mình. Khi đặt xong, tự mình thắp hương làm lễ cáo để khấn mời Tổ Tiên về nói rõ lý do là được. Không cần phải rước chân hương ở đâu về cả.
Kỵ nhất là việc đi nhờ các Thầy cúng, Thầy mo, các Bà Đồng cốt bốc bát hương cho. Nhiều nhà vì đã nhờ như thế mà gặp tai hại.
Nếu ở gần nhà Chùa thì nhờ các vị Sư Thầy hoặc Hoà Thượng lập Bát hương cho là tốt nhất.
Việc cúng lễ cốt ở Tâm chí thành, ở lòng tin chí cốt, thực hành đúng Nội dung và Mục đích là chính, không câu nệ hình thức hoặc bài bản, văn vẻ.
Khổng Tử nói: "Tế Thần như Thần tại" là nói về lòng thành và đức tin khi hành lễ cúng, tức là nói: Mình cúng ai, hãy cảm thấy như người đó đang ở trước mặt mình. Lời nói ấy rất đúng.
Đó là việc Thờ Phụng Tổ Tiên trong điều kiện chưa có Nhà Thờ hoặc đối với những người ở xa quê. Còn khi đã có Nhà Thờ thì khi góp lễ và làm lễ cúng Tổ Tiên, hãy tuỳ theo tình hình Cụ thể mà bàn bạc và thống nhất, sao cho bảo đảm đoàn kết, thoả mãn và vui vẻ mới được. Có như vậy thì việc thờ cúng mới có ý nghĩa. Còn nếu để anh em, con cháu chê trách nhau về chuyện mâm cỗ, lễ vật, tiền nong v.v... là không tốt. Nếu như vậy thì việc cúng kiếng sẽ không có ý nghĩa, vì Tổ Tiên sẽ buồn.

Có một cách để thờ cúng Tổ Tiên tốt nhất và được nhiều Công Đức hơn cả, xin nêu ra đây để mọi người có thể thực hiện, đó là:
- Hiện nay, Vong Linh Tổ Tiên Họ ta đã được Quy Y Tam Bảo tại Chùa Cần Linh, thành phố Vinh vào ngày 01 tháng 10 âm lịch vừa qua. Vậy nên, tất cả con cháu trong Họ, cho dù ở đâu, nếu gần Chùa, thì vào các ngày Tết, ngày Lễ, hoặc Rằm, Mồng một v.v... hãy mua hương hoa cùng lễ vật , vào Chùa cúng Phật, và xin Phật "Hồi hướng Công Đức Cúng dường này đến tất cả cả Vong Linh Tổ Tiên Họ Đặng ở Hưng Thông, Hưng Nguyên, Nghệ An".
Làm được như vậy, sẽ được chư Phật minh chứng, Tổ tiên sẽ nhận được sự cúng dường đó, và Công Đức của người Cúng dường sẽ được nhiều hơn rất nhiều so với các cách cúng dường khác. Nếu có thêm tiền làm Công Đức cho nhà Chùa và hồi hướng Phước đức cho Tổ Tiên như trên thì càng tốt hơn. Nếu lại biết học Giáo lý, Phật Pháp, rồi phổ hoá trong người thân và Khai thị cho Vong Linh Tổ Tiên lại càng tốt hơn nữa. Nếu ai muốn làm theo cách này mà bước đầu chưa quen thì hãy vào Chùa hỏi các nhà Sư, sẽ được hướng dẫn Cụ thể. Nhưng là nhớ phải đến đúng Chùa thờ Phật hoặc thờ Bồ Tát, không đến các Đền hoặc Điện, Miếu của tư nhân.
Cúng dường xong ở Chùa, về nhà vẫn làm lễ cúng như thường lệ, nhưng tốt nhất là cúng cỗ chay.

Thứ 4: Vấn đề Văn cúng, hiện nay nên như thế nào?
- Như trên đã nói: Ngày xưa, Văn cúng được viết bằng chữ Hán rất bài bản.
Khi Cúng, phải đọc đầy đủ tất cả tên tuổi và Hiệu Vị của những người đã chết để mời về thọ hưởng lễ cúng. Nhưng ngày nay, nhiều Họ không còn Gia Phả nữa, hoặc nếu còn thì hàng năm cũng không thể bổ sung kịp thời, do một mặt con cháu phân tán ở nhiều nơi, mặt khác, hiện nay cũng ít người biết đầy đủ về công việc tế tự theo thể lệ xưa. Vì vậy, nếu đọc tất cả tên tuổi và Hiệu Vị từ Cụ Thỉ Tổ cho đến các đời sau là việc không thể làm nổi. Nếu đọc, sẽ không tránh khỏi sai hoặc sót.
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ", ý nói là người Việt chúng ta rất tôn trọng lời mời và lời chào. Nhưng cũng vì vậy mà khi mời hoặc chào mà để sót tên ai đó là không ổn, sẽ bị những người đó tự ái và trách rằng "Ăn trầu cách mặt". Thế là sinh chuyện.
Một đặc điểm nữa là: Hiện nay, số người biết chữ Hán rất ít, nếu khi cúng mà đọc văn Hán thì hầu hết chẳng biết gì cả. (Kể cả Vong Linh cũng vậy). Vì thế, việc cúng Tổ Tiên hiện nay tốt nhất là nên khấn nôm hoặc đọc Văn nôm, và dùng hình thức mời chung thay cho việc đọc hết tên tuổi và Hiệu Vị. Làm như vậy vừa bảo đảm ngắn gọn và dễ hiểu, rất phù hợp với đặc điểm hiện nay.
ĐỂ VIỆC MỜI CHUNG TỔ TIÊN ĐƯỢC ĐẦY ĐỦ VÀ BẢO ĐẢM ĐÚNG NGUYÊN TẮC TÔN TI, THỨ BẬC, XIN GỢI Ý CỤ THỂ VỀ THÀNH PHẦN VÀ THỨ TỰ XƯỚNG MỜI KHI CÚNG NHƯ SAU:
- Đầu tiên là mời Cụ Thỉ Tổ Khảo, Thỉ Tổ Tỉ và Cụ Tiên Tổ Khảo, Tiên Tổ Tỉ (có thể đọc Bài Vị hoặc không đọc Bài Vị cũng được).
- Thứ hai là mời bà Cô Tổ Họ (không có tên tuổi và Bài Vị).
- Tiếp đến là mời chung "các bậc Cụ Tổ trong Họ" (Không đọc Bài Vị, tên tuổi).
- Tiếp đến nữa là mời: Tất cả các Bà Cô, ông Bác, ông Chú trong Họ (đây là tất cả Vong Linh những người chết khi còn chưa lập gia đình, kể cả các Vong Linh bị sa sẩy, tảo lạc, tảo sa. Thường thì những Vong Linh này là rất thiêng).
- Tiếp nữa là mời chung "Tất cả các Vong Linh trong Họ".
Với 5 thành phần xướng mời chung theo thứ tự như trên vừa bảo đảm đầy đủ, vừa bảo đảm thứ tự về thứ bậc, vừa ngắn gọn, vừa tránh được tất cả những lỗi thiếu sót như đã nêu ở trên.
Khi cúng giỗ Gia Tiên, thì cúng ai, hãy đọc tên và Bài Vị người đó, rồi sau đó khấn mời tất cả Vong Linh Tổ Tiên và gia tiên cùng về thọ hưởng lễ cúng. Cách xướng mời cũng như trên và thêm phần Vong Linh Gia tiên như Can, Cố, Ông, Bà hoặc Cha, Mẹ v.v... là đủ.
Để khi làm lễ cúng được suôn sẻ, mọi người có thể căn cứ vào gợi ý trên mà soạn thành văn hoặc có thể tìm mua tập "Văn khấn nôm" có bán ở các hiệu sách để làm mẫu rồi điều chỉnh thêm cho phù hợp.

* * *


V. VẤN ĐỀ BỔ SUNG VÀ VIẾT TIẾP GIA PHẢ.

Cuốn Gia Phả không phải là cái cố định và mọi việc được đóng khung tại đó. Ngay ngày hôm nay vừa viết xong thì ngày mai đã khác đi rồi. Vì vậy, cần có công tác viết bổ sung Gia Phả.
Ngày xưa, ở mỗi Dòng Họ, ngoài cuốn Gia Phả ra, còn có một cuốn sổ gọi là Sổ Họ để thường xuyên ghi chép sự việc và theo dõi khai sinh, khai tử, hàng năm được tổng hợp viết tiếp vào Gia Phả. Nhờ vậy mà cuốn Gia Phả luôn được đầy đủ và chính xác. Quyển sổ này cùng với Gia Phả luôn để tại Nhà Thờ và được bảo quản rất cẩn thận.
Họ ta ngày nay tuy rất khó có điều kiện làm được như thế, nhưng ít nhất mỗi nhánh, mỗi bộ phận dân cư sinh và mỗi gia đình sống ở mỗi vùng xa Quê Hương, mỗi năm cũng nên tổng hợp tình hình gửi về lưu giữ cùng với Gia Phả này tại Nhà Thờ Họ, và cứ sau 5 đến 10 năm thì cử người viết tiếp Gia Phả.
Quyển Phả Tộc này gọi là Quyển đầu, các quyển viết tiếp sau gọi là quyển 2, quyển 3, v.v... ít nhất là sau 3 đến 5 năm, thì mỗi nhánh hãy lập một sơ đồ Phả Hệ mới của Nhánh mình gửi về Nhà thờ và gửi cho nhau để bổ sung vào Quyển đầu. Khi có đủ điều kiện thì nên cử người viết tiếp.
Mong rằng các thế hệ sau cũng hãy chăm lo đến công tác viết tiếp Phả Tộc để cho Phả Tộc Họ ta được liên tục và đầy đủ.

* * *

VI. VẤN ĐỀ ĐẶT TÊN CON.

Đã lâu lắm rồi, việc sinh hoạt Họ không được duy trì. Mặt khác, các gia đình lại không có Gia Phả Họ, hơn nữa nhiều người do không hiểu nên đã thiếu thận trọng trong việc đặt tên cho con. Do đó, nhiều năm qua, trong Họ ta đặt trùng tên nhau khá nhiều. Trong đó có người đặt tên con trùng với tên của bậc thuộc hàng Can, Cố mà không biết.

Ngày xưa, việc đặt trùng tên là rất kiêng kỵ và gọi là “Phạm Huý”.
Kiêng kỵ là đúng. Vì nếu đặt trùng tên thì mỗi khi ta gọi con cũng tức là xướng tên Vong Linh của những người đã khuất mà gọi. Hoặc mỗi khi ta tức con, gọi con là “Thằng”, là “Con” thì cũng tức là gọi các Vong Linh bề trên là Thằng, là Con. Thậm chí, khi ta mắng, chửi con cũng tức là kêu tên của các bậc Vong Linh bề trên mà mắng, mà chửi. Thật là nghiêm trọng.

Mỗi khi ta gọi như vậy, Vong Linh sẽ nghe, sẽ biết và rất tức giận, nhưng chúng ta không biết mà thôi. Thế nên, việc đặt trùng tên là kiêng và gọi là Phạm Huý là như thế.

Nói ra như thế mới biết, việc đặt trùng tên trong Họ là sự thất lễ, thất kính lớn với các bậc Vong Linh, và việc tránh đặt trùng tên cũng chính là việc “Hiếu” với Tổ Tiên, với Can, Cố, Ông , Bà, với tất cả mọi người trong Họ. Đồng thời đó cũng chính là Ý thức Văn hoá của mỗi chúng ta.
Hiện nay, Họ ta đã có Gia Phả. Mỗi gia đình, mỗi người Cha, người Mẹ, khi sinh con nhỏ hãy xem và cân nhắc cẩn thận trong việc đặt tên cho con mình để khỏi Phạm Huý, để khỏi thất kính, thất lễ như đã nói ở trên. Đồng thời hãy nên biết như vậy để thường xuyên bổ sung Phả Hệ, gửi kịp thời cho nhau, nhằm tránh Phạm Huý.
Đó là việc cần phải tôn trọng và phải làm kịp thời vậy.

* * *

Lời cảm tạ

Quyển Phả Tộc đến đây đã xong.

Hoàn thành được cuốn Phả Tộc lần này là một công lao rất lớn với Tổ Tiên.
Công lao to lớn đó trước hết thuộc về tất cả các Cụ ông, Cụ bà, cùng tất cả anh em, con cháu Nội cũng như Ngoại, đã đóng góp cả về công sức, tiền bạc, phương tiện đi lại, đồng thời nhiệt tình cung cấp thông tin và tham gia nhiều ý kiến bổ sung có giá trị. Đó là nguồn động viên rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần giúp cho người viết hoàn thành được cuốn Phả Tộc sớm hơn thời gian và chất lượng tốt hơn dự định.
Người viết xin chân thành cảm tạ sự đóng góp to lớn của các Cụ ông, Cụ bà cùng tất cả anh em, con cháu Nội Ngoại, đồng thời xin chân thành cảm tạ riêng đối với Cụ Cử Đặng Ngọc Lương, Phó BLLHĐTQ, Trưởng ban Biên khảo Phả Tộc Họ Đặng Lam Hồng và Phả Tộc Họ Đặng Toàn Quốc, đồng cảm tạ Thầy giáo Nguyễn Huy Uyên, cháu Ngoại Cụ Đặng Công Trưng, đồng cảm tạ Thầy giáo Đặng Khắc Long, Tộc Trưởng Họ Đặng Khắc ở Nghi Thuận - Nghi Lộc, đã cung cấp cho cuốn Phả Tộc này những thông tin hết sức Quan trọng và quý báu.
Xin chân thành cảm tạ.
Tháng 10 năm Đinh Hợi (2007)
Kính cẩn.

* * *


PHẦN PHỤ LỤC
-----------
TOÀN VĂN
"Thư trình Họ" của Họ ta gửi BLL Họ Đặng Toàn Quốc
* * *

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THƯ TRÌNH HỌ

Kính gửi: ÔNG TRƯỞNG BAN LIÊN LẠC HỌ ĐẶNG TOÀN QUỐC

Tên tôi là: Đặng Công Vị, 81 tuổi, là Tộc Trưởng Họ Đặng Công ở xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Được biết hiện nay toàn thể các Dòng Họ Đặng trên Toàn Quốc đã thành lập được "Ban liên lạc Họ Đặng Toàn Quốc", và đã hoạt động mấy năm nay, đã tổ chức gặp mặt nhiều Họ, và giúp cho nhiều Họ tìm được nguồn gốc, lập được Gia Phả v.v... nên chúng tôi rất vui mừng.
Vì vậy, nay tôi viết thư này trình lên "Ban liên lạc", đề nghị Quý Ban ghi tên Họ Đặng Công chúng tôi vào danh bạ Họ Đặng Toàn Quốc, đồng thời xin Quý Ban giúp chúng tôi tìm nguồn gốc dòng Họ, tìm và lập lại Gia Phả, vì Gia Phả cũ của chúng tôi đã bị cháy mất trong một trận hoả hoạn tại quê nhà nên nay không còn nữa.
Sau đây, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin và tư liệu Lịch Sử về Dòng Họ Đặng Công của chúng tôi như sau:

1. Họ hiện nay có 2 Bài Vị của Thỉ Tổ và Tiên Tổ.

Bài Vị Thỉ Tổ:
- THỈ TỔ KHẢO, DANH HỒNG NHẬN NHỤ NHÂN VỊ TIỀN.
- THỈ TỔ TỶ, HIỆU BÀ NHẬN NHỤ NHÂN VỊ TIỀN.

Bài Vị Tiên Tổ:
- TIÊN TỔ KHẢO TIỀN LÊ TRIỀU QUỐC TỬ GIÁM GIÁM SINH ĐẶNG QUÝ CÔNG, TỰ CÔNG HỒNG NHỤ NHÂN VỊ TIỀN.
- TIÊN TỔ TỶ TIỀN LÊ TRIỀU QUỐC TỬ GIÁM GIÁM SINH ĐẶNG CHÍNH THẤT, HIỆU BÀ HỒNG NHỤ NHÂN CHÍNH VỊ TIỀN.
(Hai Bài Vị này do Cụ Tộc Trưởng nhớ và truyền lại, Gia Phả đã bị cháy như nói ở trên).

2. Quá trình Lịch Sử.
Cho đến nay, chưa biết được người đầu tiên về lập nên Họ Đặng Công ở đất Hưng Thông là ai, tên gì, vào năm nào. Phải chăng người đó là Bài Vị Cụ Tiên Tổ.
Lúc đầu, Họ có 3 Chi. Chi I (Chi trưởng) ở làng Láng Thôn, tổng Thông Lạng (nay là xóm 5 xã Hưng Thông), có Nhà Thờ ở đó, hàng năm Họ tế 2 lần vào rằm tháng Giêng và rằm tháng Bảy, không có ngày Giỗ Họ.
Chi II và Chi III ở Làng Đông Thôn, tổng Thông Lạng (nay là xóm 7 xã Hưng Thông).
Về sau, Chi I do không có con nối dõi nên đến khoảng năm 1940 thì hết. Nhà Thờ tồn tại thêm một thời gian nữa, đến khoảng năm 1950, bị hỏng nặng, không có điều kiện tu sửa nên phải tháo dỡ. Từ đó, việc tế Họ thực hiện tại nhà Tộc Trưởng (lúc này, Chi II thay Chi I làm Tộc Trưởng cho đến nay).
Năm 1965, thực hiện chủ trương giãn dân của Đảng và Nhà Nước, gia đình tôi thuộc diện phải di dân lên miền núi ở huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An. Từ đó Họ bị phân tán, việc tế Họ bị gián đoạn, chủ yếu ai làm nhà nấy.
Năm 2001, toàn thể gia đình chúng tôi lại chuyển về cư trú tại Thành phố Vinh.
Đến nay, Họ chúng tôi vẫn còn phân tán như sau: ở Quỳ Hợp có 6 hộ, ở Vinh có 6 hộ, ở Hưng Thông 6 hộ, ở Sơn La có 3 hộ, ở Đắc Lắc có 1 hộ, ở Sài Gòn có 4 hộ, tổng cộng có 27 hộ và chưa có Nhà Thờ, Gia Phả bị cháy từ năm 1967 như đã nói trên.
Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành đi tìm nguồn gốc Dòng Họ, lập lại Gia Phả. Công việc dự định làm trong 3 đến 4 năm, bắt đầu từ năm 2007.
Hiện tại, chúng tôi đã tìm được 6 đời kể từ đời sau cùng trở lên nhưng cũng chưa đầy đủ. Trong hai Chi, mới có một Chi biết đầy đủ, còn một Chi chỉ mới xếp được Phả Hệ, chưa biết hết tên, chưa xác định được Tộc Trưởng hiện nay là đời thứ mấy, tính từ mốc thời gian nào.
Chi đã biết có thứ bậc như sau:
- Người cao nhất là Cụ Đặng Công Xí (không rõ năm sinh, năm mất)
- Tộc Trưởng hiện nay sinh năm Đinh Mão năm nay 81 tuổi gọi Cụ Xí là Cố (tiếng Bắc là Cụ).
Những điều chưa biết là:
1. Họ chúng tôi xuất phát từ ở đâu về?
2. Bài Vị Thỉ Tổ liên Quan đến ai và ở đâu?
3. Người đầu tiên về đất Hưng Thông lập nên Họ Đặng Công là ai, tên gì, vào năm nào?
4. Phải chăng bài vì Tiên Tổ ghi ở trên là người đầu tiên ấy?
5. Từ Thỉ Tổ đến người đầu tiên là đời thứ mấy ?
6. Hoặc từ đời đầu tiên đến ông Xí là đời thứ mấy?
Vậy, chúng tôi viết thư này trình lên BLL Họ Đặng Toàn Quốc, kính đề nghị ghi tên Họ chúng tôi vào danh bạ của Họ Đặng Toàn Quốc, đồng thời kính nhờ Quý Ban giúp chúng tôi tìm những điều chưa biết nói trên.
Mọi thông tin xin liên lạc với các con tôi như sau:
- Bằng thư: Ông Đặng Công An, Số nhà 21, ngõ 86, đường Đốc Thiết - TP. Vinh - NA.
- Bằng Điện thoại:
Đặng Thái Bình: DĐ: 0989195811.
Đặng Công An: DĐ: 0912354768.
Đặng Công Linh: DĐ: 0913274559.
Kính chúc Quý Ban cùng gia đình các thành viên lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn.
Ngày 18 tháng 05 năm 2007
TM. HỌ ĐẶNG CÔNG
Trưởng Tộc
Đặng Công Vị

* * *


TOÀN VĂN
Thư phúc đáp của Cụ Cử Đặng Ngọc Lương, phó BLLHĐTQ kiêm Trưởng Ban biên khảo Phả Tộc Họ Đặng Lam Hồng và
Phả Tộc Họ Đặng Toàn Quốc gửi Họ ta.
-----------------------

Nghi Xuân, ngày 06 tháng 08 năm 2007

Cụ Đặng Công Vị kính quý.
Sau khi nghiên cứu "Thư trình Họ" của Cụ, tôi Đặng Ngọc Lương, tức Cụ Cử Đặng, phó ban LLHĐTQ, Trưởng Ban biên khảo Phả Tộc Họ Đặng Lam Hồng và Phả Tộc Họ Đặng Toàn Quốc, xin phép nêu lên một số vấn đề để Cụ và Chi Họ ta nghiên cứu và cho ý kiến.
Bài Vị Cụ Thỉ Tổ Khảo "Danh Hồng Nhận" "Nhụ Nhân" là sai, mà phải viết là "Phủ Quân" Vị Tiền.
Bài Vị Thỉ Tổ Tỷ viết "Nhụ Nhân" là đúng. Đây là đời thứ nhất
Cụ Thỉ Tổ đến Hưng Thông. Cụ tên thật là Đặng Ngạn, Đỗ Tam Trường, em thứ Đô Đốc Đặng Quốc Đống, con Thái Nhạc Quận Công Đặng Sĩ Hàn ở Tiên Điền - Uy Viễn - Nghi Xuân.
Cả đại gia đình gồm con cháu, anh em, chú bác phò Quang Trung gồm 20 vị:
Khi phong trào Tây Sơn thất bại, Vua Tôi nhà Tây Sơn đều bị xử lăng trì rất tàn bạo, trong đó có Đô Đốc Đống (theo Giáo Sỹ BiSe ghi thư ở Pháp về ) một ông Quan xứ Nghệ vào hàng cao cấp bị phanh phây hàng nghìn miếng bởi người ta ghét ông hơn cả. Từ đó, nhà Họ Đặng phải ly tán, thay tên đổi họ, đến nay đã nối tiếp được một số vị ở Yên Lưu, ở Đà Nẵng, ở Quảng Nam, ở Quy Nhơn, ở Biên Hoà, ở Huế v.v...
Cụ Đặng Ngạn của Chi ta về Hưng Thông không mang tên thật tránh sự truy lùng của Nguyễn Ánh, đặt tên tự "Danh Hồng Nhận" ta hiểu thế này: Hồng là núi Hồng Lĩnh quê gốc (Nghi Xuân) đến quê ẩn núi Thiên Nhẫn (Hưng Nguyên).
Còn đời thứ 2 Tiên Tổ Khảo Đặng Quý Công, Tự Công Hồng - nghĩa là con ông Hồng.
Ông Hồng sinh 3 người con trai là đời thứ 3.

- Đời thứ 3:
+ Ông Trưởng chưa rõ tên.
+ Ông thứ 2 là Đặng Xí.
+ Ông thứ 3: Chưa rõ.
- Đời thứ 4: Chưa rõ .
- Đời thứ 5: Đặng Công Tuy.
- Đời thứ 6: Đặng Công Vị.
- Đời thứ 7: (?).
- Đời thứ 8: (?).
Truyền đến nay là 8 đời, là phù hợp với Gia Phả Họ Đặng Nghi Xuân và Họ Đặng Toàn Quốc.
Nói thêm về tên Ngạn: Tả Ngạn, Hữu Ngạn của sông Lam, suy ra: nuí Hồng Lĩnh và núi Thiên Nhẫn Tả Ngạn và Hữu Ngạn sông Lam.

Trong thư Cụ có nói tìm hiểu làng Ngô Xá ở Hưng Thông, Nghệ An. Tìm hiểu trong tập sách nói về làng xã Việt Nam, từ thuở trước từ Nghệ An trở ra có 19 làng mang tên Ngô Xá. Làng này người Họ Ngô đến lập làng đầu tiên, có quyền lấy Họ Ngô đặt cho tên làng, cũng như làng Đặng Xá ta vậy. Còn ở Hưng Thông, Nghệ An không có làng Ngô Xá nào cả.
Vậy, tôi tranh thủ ghi thư đại lược như vậy, đề nghị Cụ và quý Họ nghiên cứu và cho ý kiến để ghi vào Phả Tộc Họ Đặng Nghi Xuân và Họ Đặng Việt Nam.
Một lần nữa kính chúc Cụ sống lâu, mạnh khoẻ để thực hiện được ước mơ về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn. Đó là đạo lý của con người "Uống Nước nhớ nguồn".
Kính chúc đại gia đình trong Chi Tộc an khang hạnh phúc.
Chờ phúc đáp.
Cám ơn.
Kính chào thân ái
Giọt máu đào hơn ao Nước lã
Đặng Ngọc Lương
Gia Phả Đặng Công - Hưng Thông
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Đặng Công - Hưng Thông.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Đặng Công - Hưng Thông
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.