GIA

PHẢ

TỘC

Nguyễn
Đăng,
Hương
Ngải
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
Lời bình của cụ Ấm:
Họ nào cũng chung một tộc phổ, nhà nào cũng riêng một gia phổ. Nào là Tông chi thế thứ cũng là sự tích công nghiệp, hành trạng, nhờ di chúc của tổ tiên biên chép rõ ràng; khiến cho con cháu đời sau mở quyển phổ ra xem tưởng tượng như thấy ảnh hưởng của các Ngài ở đó! Há chẳng phải là một sự kỷ niệm rất quan thiết cho đường luân lý vậy.Nước Nam ta từ xưa phổ biến bằng chữ Hán, đến như các nhà đại gia họ thế tộc ghi chép lại kỹ càng lắm, ai ai cũng tự nhận mình là sử biên rất quý báu của nhà mình, họ mình vậy. Nhưng muốn xem phổ ký, tất phải học Hán tự, mà học Hán tự thì có dễ đâu ? Người thông minh mà học, ít ra cũng phải 5 đến 7 năm mới thông hiểu được ít nhiều, cho nên từ khi học Hán tự đến nay đã gần 2000 năm mà đại loại đa số người trong nước vẫn còn chưa đọc được, chưa viết được. Đến như Ban phụ Nhu thì biết Hán tự lại càng ít lắm.Vả lại đang buổi văn học cải lương bây giờ, nhà trường có thức văn Quốc ngữ, học trò cũng phải học chữ Quốc ngữ, tất thảy mỗi người hàng ngày miệng đọc tai nghe toàn là quốc âm của mình. Có lẽ sau này người học quốc ngữ ngày một nhiều ra, mà người thông hiểu Hán văn, Hán tự ngày một ít đi. Như vậy Tộc phổ, gia phổ ngày nay cần phải biên bằng chữ Quốc ngữ thì mới có thể thông dụng được; mà dùng chữ Quốc ngữ để biên phổ thì từ đồng ấu tám, chín tuổi học tập một, hai năm cũng có thể đọc được viết được. Thế thì còn dùng thứ chữ gì tiện lợi hơn nữa?Tôi lấy ý kiến nôm na, theo lề lối kê mẫu biên phổ và thảo các bài văn chúc, văn tế bằng quốc âm; để làm một cách tiện dụng và lưu truyền lâu dài; tưởng cũngkhông phải là một việc vô ích cho xã hội ngày nay vậy!
Lời bình ngày 15/01/2009:
Thuở xa xưa, khi xã hội còn kém phát triển, con người đã dùng chữ viết để nói lên ước vọng của mình. Mỗi đất nước,mỗi dân tộc đều sáng tạo ra chữ viết riêng. Từ đó, viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc đó; và mỗi dòng họ đều có những trang viết về gia phả họ mình. Tộc Nguyễn Đăng cũng không không phải là ngoại lệ. Tộc Nguyễn Đăng xuất phát từ Đại dòng họ Mạc; trải qua những biến cố lịch sử mà phải thay tên đổi họ. Đến nay đã trên 400 năm, dòng họ Nguyễn Đăng chuyển từ họ Mạc đến xã Hương Ngải,huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Nhờ thế đất linh ứng nên dòng họ Nguyễn Đăng ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã phát triển rực rỡ và vang danh cho đến ngày nay. Trải dài 14 đời, dòng họ đều có người đọc và viết chữ Nho (Trung Quốc) thành thạo. Từ cụ Thuỷ tổ Nguyễn Phúc Tín, đến cụ Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân, rồi đến cụ ông Nguyễn Tất Phục. Đều để lại những tiếng thơm lâu dài cho dòng họ. Quả thật,dòng họ Nguyễn Đăng đã để lại những dấu ấn khó phai mờ trong lòng mọi người. Phát triển rực rỡ nhất dưới thời vua Minh Mạng (nhà Nguyễn); tại thời điểm đó (năm 1829) cụ Nguyễn Đăng Huân đã Đăng khoa đệ: Đình nguyên Hoàng giáp, xuất thân đệ nhất danh. Rồi trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trường kỳ của đất nước; con cháu dòng tộc Nguyễn Đăng vẫn phất huy truyền thống hiếu học, tốt đẹp của tổ tiên. Hiện nay, dòng tộc Nguyễn Đăng đã sản sinh ra những nhân tài mới phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Ví như Phó Giáo sư - Phó Tiến sỹ Thuỷ văn học Nguyễn Hữu Khải (Cháu thừa trưởng đời thứ 6 của cụ Nguyễn Đăng Huân); Nghiên cứu sinh, Thạc sỹ Công trình Thuỷ lợi Nguyễn Đăng Giáp (Con trưởng cụ Nguyễn Hữu Khải) - Giám đốc Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Tiến sỹ tin học Nguyễn Đăng Khoa - Giám đốc trung tâm; Tiến sỹ Nguyễn Quốc Bình - Đại biểu quốc hội khóa 13, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hanel; Thạc sỹ Nguyễn Quang Huy - Thành Uỷ viên, Phó chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra thành uỷ Hà Nội, đại tá quân đội Nguyễn Đăng Hà ... Đều đã có những đóng góp rất lớn vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước. Ngoài ra dòng họ còn có rất nhiều Kỹ sư,Cử nhân đã và đang tham gia xây dựng tổ quốc.
Để xứng đáng là con dân nước Việt Nam anh hùng, con cháu dòng họ Nguyễn Đăng cần phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, phấn đấu không ngừng nhằm đưa nước Việt Nam vững bước phát triển trong thế kỷ 21.Thực hiện được ước nguyện của Bác Hồ có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Tôn lên vẻ đẹp của làng Hương Ngải, xứng đáng với câu nói của cụ Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân:
Quốc Oai rực chấn trung hưng tích,
Thạch Thất lưu hương thượng đẳng từ.
Viết lời bình cho Tộc phổ: Hà Nội, 15/01/2009. Kỹ sư Cầu hầm Nguyễn Mạnh Cường
Gia Phả Nguyễn Đăng, Hương Ngải
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Nguyễn Đăng, Hương Ngải.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Nguyễn Đăng, Hương Ngải
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.