GIA

PHẢ

TỘC

TỘC
HỌ
TRẦN
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Năm thứ 70


Ngày 12 tháng 8 năm Quý Tỵ
Ngày 16 tháng 9 năm 2013

LỜI NÓI ĐẦU

Gia phả là một báu vật vô giá rất thiêng liêng của mỗi dòng họ, gia đình để mất Gia phả coi như “mất gốc”.

Chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ Gia phả Họ Trần bị mất vì vậy phải lập lại Gia phả mới. Lập lại Gia phả mới là một việc làm rất khó khăn và mất nhiều thời gian nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, loại bỏ tư liệu sai, những việc ghi vào Gia phả phải có dẫn chứng chứng minh nếu cảm nhận mơ hồ suy diễn ghi vào gia phả sẽ có tội với tổ tiên, ông bà , dòng họ.

Tôi là người nhiều tuổi nhất trong Họ Trần, mắt còn sáng, đầu óc còn minh mẫn, trí nhớ còn tốt tôi biết được nhiều việc của gia đình, dòng họ, quê hương trong quá khứ và hiện tại, đó là điều kiện thuận lợi cho việc lập lại Gia phả mới.

Có Gia phả mới để lại cho đời này và các đời sau biết được gia thế sự nghiệp của gia đình dòng họ và mồ mã lăng mộ qua các đời.

Đã hơn nửa đời người tôi lo chiến đấu chống ngoại xâm giành lại độc lập cho đất nước, thống nhất cho Tổ quốc.

Một phần ba đời người còn lại tôi phải lo việc mồ mã lăng mộ và gia đình, quan trọng nhất phải hoàn thành biên soạn Gia phả mới.

Tôi xin hứa với tổ tiên, ông bà, dòng họ và gia đình quyết tâm hoàn thành mọi công việc.

Gia phả mới có 3 phần:
Phần I - Gia thế sự nghiệp của gia đình, dòng họ qua các đời.
Phần II - Lăng mộ, mồ mã
Phần III - Kết thúc



Phần I
GIA THẾ SỰ NGHIỆP CỦA GIA ĐÌNH DÒNG HỌ QUA CÁC ĐỜI


Từ đời cụ tổ khai sinh ra Họ Trần đến nay là 8 đời:
* Đời thứ nhất: Cụ Tổ sáng lập ra Họ Trần không biết tên, gia thế, sự nghiệp, vợ con vì Gia phả mất chỉ biết được ngày kỵ của cụ là 03 tháng 12 âm lịch.
* Đời thứ hai: Cụ Tổ Trần Văn Thạnh không biết được gia thế, sự nghiệp, vợ con, chú Trần Lãm có lược ghi để lại nhưng không được rõ ràng.
* Đời thứ ba: Cụ Tổ Trần Văn Quý gia thế, sự nghiệp, vợ con biết được rõ ràng.
* Đời thứ bốn: Cụ Trần Văn Niệm có ghi chép lại đầy đủ.
* Đời thứ năm: Cụ Trần Văn Lự, Trần Văn Thưởng, Trần Thị Tư được biết cụ thể.
* Đời thứ sáu: Cụ Trần Văn Kiềm, Trần Văn Thún, Trần Văn Trình, Trần Văn Hản, Trần Văn Lãm biết rõ ràng cụ thể.
* Đời thứ bảy:
a. Trần Mạnh Khương, Trần Văn Thí.
b. Trần Thị Lót, Trần Thị Loát, Trần Thị Em Nậy, Trần Thị Em Con.
c. Trần Thị Mỵ.
d. Trần Văn Trực, Trần Văn Thỉu.
đ. Trần Văn Chất, Trần Thị Diên, Trần Thị Lịch, Trần Thị Lương
* Đời thứ tám:
a. Trần Mạnh Thái, Trần Thanh Bình, Trần Mạnh Dương, Trần Mạnh Phúc, Trần Thị Hạnh.
b.Trần Văn Thảnh, Trần Văn Thó, Trần Văn Nhỏ, Trần Văn Hợi, Trần Văn Tỵ, Trần Văn Mùi, Trần Thị Hiền.
c. Trần Văn Thanh, Trần Văn Quân, Trần Văn Tý, Trần Văn Thìn, Trần Thị Phiến.
d. Trần Anh Chương, Trần Thị Liên, Trần Thị Anh Đào.

Từ đời cụ khai sinh ra Họ Trần đến đời cụ Quý, mỗi đời sinh được nhiều con trai, con gái nhưng chết hết chỉ còn một con trai nối nghiệp. Vì sao chết nhiều thế?

Thực dân Pháp cai trị nhân dân Việt Nam, chúng chỉ lo vơ vét bóc lột không quan tâm gì đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Thời đại đó ở Việt Nam thường xảy ra các bệnh dịch tả, đậu mùa, dịch hạch rất khủng khiếp, nhân dân không có thuốc tiêm phòng, điều trị và không biết cách đề phòng lây nhiễm cho nên lúc có dịch xảy ra chết hàng loạt, có nhà chết hết cả nhà, người nào có sức khỏe và sức đề kháng tốt thì còn sống.

Cụ Quý sinh được 4 con trai, 1 con gái:
Trần Văn Hồ
Trần Văn Trí
Trần Văn Niệm
Trần Văn Hợi
Trần Thị Mậu

Cụ Trần Văn Trí con thứ hai của cụ Quý lấy vợ sinh được 3 con trai, 3 gái là Trần Văn Trá, Trần Văn Mẫn, Trần Văn Viễn, Trần Thị Huệ, Trần Thị Ba, Trần Thị Họt. Gia đình cụ Trí bị dịch tả chết cả nhà là 8 người.
Nhà Bác học người Pháp tên là Pasteur sang Việt Nam lập Bệnh viện pha chế các loại thuốc chữa trị các bệnh dịch rất có hiệu quả nhờ vậy các bệnh dịch được ngăn chặn, đẩy lùi nhưng không dập tắt được còn xảy ra cục bộ. Bệnh viện Pasteur hiện nay còn tồn tại ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi được nghe các cụ trong Họ truyền lại cụ Quý có một khu vườn rộng hơn 4 sào, có một ngôi nhà to, chạm trổ đẹp không biết từ đời nào để lại.
Cụ Quý rất chăm lo giáo dục đạo đức và học hành cho con cháu, cụ nói:
Có học thì dân trí cao
Không học thì dân sinh tồi tệ
Nhân bất học bất tri lý
Ấu bất học lão hà vi

Có học hành mới khôn ngoan thông minh, biết được đạo lý hiếu nghĩa, biết được đạo làm người công dân.

Cụ cho con trai Trần Văn Niệm học nhiều năm “Hán tự”. Cụ tìm vợ cho cụ Niệm là người Họ Phạm ở làng trên, con nhà gia giáo, dòng dõi là bà Phạm Thị Huyền.
Bà sinh được 4 trai, 1 gái:
Trần Văn Lự
Trần Văn Cảo
Trần Văn Thưởng
Trần Thị Tư
Trần Văn Trứ
Trần Văn Ý
Trần Văn Cảo, Trần Văn Trứ, Trần Văn Ý chết.
Trần Văn Lự lấy vợ Họ Trà sinh được 2 gái, 1 trai.
Trần Văn Thưởng lấy vợ Họ Phan sinh được 4 trai, 1 gái.
Trần Thị Tư lấy chồng sinh được 2 trai là Náng Nậy, Náng Con, 2 gái là Nớng Nậy, Nớng Con.
Náng Nậy, Náng Con, Nớng Nậy chết còn Nớng Con chồng là Hoàng Thể nên gọi là O Thể.

Vườn và nhà bà ở trước mặt nhà ông Lý Lái. Bà qua đời, cha tôi đưa bàn thờ bà ở nhà cha tôi, cha tôi qua đời tôi làm khám thờ Bà ở nhà tôi.

Vườn của Bà hiện nay ông Manh và Hịn ở. Bà Trần Thị Tư là Mụ “Bà cô Tam Đại” ngày kỵ Bà là 16 tháng 5 âm lịch.

Các đời trước chỉ còn một con trai nối nghiệp, đời cụ Niệm có 2 con trai và 5 cháu nội nối nghiệp. Cụ Niệm bà Huyền rất vui mừng nói: “Họ Trần ta con cháu sẽ đông đúc và thịnh vượng”.

Hai cụ mua thêm 5 sào đất ở trước mặt nhà cho 5 cha con cụ Thưởng ở cận kề nhau, chia cho cụ Thưởng, cụ Thún 2 sào làm vườn và nhà ở chung. Cụ Trình, cụ Hãn, cụ Lãm mỗi người một sào.


 photo sodo.png


- Làng Thuận Trạch có 4 xóm: xóm Đông, xóm Nam, xóm Trung, xóm Chùa. Xóm Chùa có rất nhiều nhà to 5 gian 2 chái, ba gian 2 chái.
Ông Nguyễn Tưởng có một nhà 5 gian 2 chái, 1 nhà 3 gian 2 chái trước mặt ghép cửa bàn khoa, 3 phía đóng tố bản, ông là nhà giàu nhất trong xóm (ông là ông nội Nguyễn Tự chồng Vui) gần đó có nhà ông Lê Pháp, Lê Trung Lê Hoán, Đào Cạy.
Gần nhà cụ Quý, cụ Niệm có nhà ông Lý Thạc cha chị Lái, nhà ông Nguyễn Khâm cha Nguyễn Lỵ 5 gian 2 chái, ông Nguyễn Chúc ông nội Nguyễn Thị Thắm (vợ Trần Văn Thảnh) có 2 nhà, v.v…

*

Lời tiên đoán của cụ Niệm bà Huyền rất chính xác là sẽ thịnh vượng con cháu đông đúc. Hết đời cụ Niệm, Họ Trần có hai nhánh.

NHÁNH I

Cụ Trần Văn Lự là nhánh trưởng, vợ là bà Trà Thị Đính sinh được 2 gái, 1 trai.
- Gái đầu là Trần Thị Lợ chồng là Phạm Mịn ở làng Mỹ Trạch Hạ sinh được 3 trai, 1 gái.
- Phạm Sừ cha Phạm Sum, Phạm Xướng, Phạm Cừu, Phạm Thị Thê.
- Gái thứ hai là Trần Thị Tiếp chồng là Đỗ Bạch ở lăng Thuận Trạch sinh được 1 trai, 2 gái.
- Đỗ Thung cha Đỗ Thỉnh, Đỗ Thị Huyên chết, Đỗ Thị Em chồng là Nguyễn Toát.
- Trần Văn Kiềm vợ là Phạm Thị Tiếp sinh được 4 trai, 1 gái: Trần Văn Giáo đau thương hàn chết lúc 21 tuổi. Trần Thị Vĩnh chồng là Nguyễn Khởi ở làng Phú Thọ xã An Thủy sinh được 3 trai.
- Nguyễn Chí Khôn cán bộ Thú y tỉnh Quảng Bình, vợ là Lâm Thị Lan sinh được 2 gái, 2 trai là Nguyễn Thị Trà, Nguyễn Thị Trưng, Nguyễn Cường, Nguyễn Lâm.
- Nguyễn Liên tốt nghiệp Đại học công tác ở thành phố Đông Hà - Quảng Trị, vợ là Nguyễn Thị Vẽ giáo viên dạy học, sinh được 2 gái - 1 trai. Gia đình thường trú ở thành phố Đông Hà.
Con trai thứ 3 bị bom bi chết lúc 11 tuổi.
- Trần Thiu Nậy đổi tên là Trần Mạnh Khương
Tháng 7 năm 1947 đi bộ đội, 30 năm chiến đấu liên tục. Tháng 7 năm 1975 nước nhà độc lập, thống nhất; tháng 11 năm 1976 được về nghỉ hưu.Chức vụ nguyên Trung đoàn trưởng 80 Quân khu 4, Quân hàm là Thiếu tá.
Vợ là Lê Thị Doan thôn Phúc Nhĩ xã An Ninh, huyện Quảng Ninh nguyên là cán bộ thương nghiệp tỉnh Quảng Bình, sinh được 4 trai - 1 gái.
+ Trần Mạnh Thái đang học lớp 10 Chính phủ cho đi học ở Tiệp Khắc 7 năm, về nước hiện nay là cán bộ Công ty Xi măng Bỉm Sơn ở Quảng Bình.
Vợ là Nguyễn Thị Bá tốt nghiệp Đại học dạy văn ở Trường THPT thành phố Đồng Hới.
Sinh được 1 gái là Trần Thị Hương đang học Đại học ở Đà Nẵng.
Gia đình thường trú ở Nam Lý - TP.Đồng Hới.
+ Trần Thanh Bình đang học lớp 8 có lệnh theo K8 sơ tán ra Thọ Xuân - Thanh Hóa, tốt nghiệp PTTH đi bộ đội Biên phòng - Quảng Bình, hiện nay quân hàm Đại tá.
Vợ là Lê Thị Thu cán bộ Công ty phục vụ Quảng Bình, sinh được 2 gái Trần Thị Bích Ngọc, Trần Thị Hằng; hai chị em đã tốt nghiệp Đại học.
Gia đình thường trú ở Tiểu khu 4 - Phường Đồng Sơn.
+ Trần Mạnh Dương học Trường Đại học Y khoa Huế, tốt nghiệp Bác sĩ hiện công tác ở bộ đội Biên phòng Quảng Bình, quân hàm Trung tá. Gia đình thường trú ở phường Đồng Mỹ - Đồng Hới.
Vợ là Nguyễn Thị Phương - Ủy viên UBND phường Đồng Mỹ.
Sinh được 1 gái Trần Thị Linh Giang học đại học Đà Nẵng, 1 trai Trần Nam Sơn.
+ Trần Mạnh Phúc giáo viên dạy vi tính Trung tâm giáo dục dạy nghề TP.Đồng Hới.
Vợ là Lê Thị Phúc Hằng tốt nghiệp đại học, dạy Anh văn ở trường PTTH Ninh Châu - Quảng Ninh.
Sinh được 1 trai Trần Lê Nam học lớp 5, 1 gái Trần Lê Như Quỳnh.
Gia đình thường trú ở Tiểu khu 6 - Đồng Sơn.
+ Trần Thị Hạnh tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm dạy Nga văn, chồng là Trương Minh Lộc thôn Lộc Đại - xã Lộc Ninh, sinh được 3 con trai.
Vợ chồng bất hòa nghiêm trọng kéo dài, Trần Thị Hạnh làm đơn ly dị chồng, 3 con trai ở với mẹ. Hạnh bỏ nghề dạy học về nhà buôn bán, nuôi 3 con ăn học. Trương Minh Huy, Trương Minh Hiếu tốt nghiệp Đại học công tác ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Trần Văn Thí em ruột Trần Mạnh Khương.
+ Trần Văn Thí vợ là Phan Thị Yểng vợ chồng hiền lành, thật thà. Sinh được 6 trai, 2 gái nhà đông con rất nghèo, gia đình là xã viên HTX Nông nghiệp thôn Thuận Trạch. Con trai đầu là Trần Văn Thảnh, vợ là Nguyễn Thị Thắm, gia đình là xã viên HTX Nông nghiệp, sinh được 1 trai - 2 gái, vợ chồng rất cần cù, nuôi thêm trâu, lợn và gia cầm, làm vườn, kinh tế đời sống đầy đủ, nhà cửa khang trang đẹp đẽ, nhà và vườn sát sông Kiến Giang rất mát mẻ.
+ Trần Văn Thó lúc còn nhỏ theo bọn trẻ xấu hay ăn cắp vặt, lớn lên lấy vợ là Nguyễn Thị Dạm ở làng Uẩn Áo, sinh được 1 con trai.
Trần Văn Thó theo bọn buôn Trầm bị Công an bắt kết án tù giam hết hạn tù về nhà bỏ vợ vào Khe Sanh - Quảng Trị làm ăn lấy vợ khác.
+ Trần Văn Nhỏ bản tính hiền lành, thật thà đi bộ đội ở gần biên giới Việt Trung hết nghĩa vụ về nhà lấy vợ là Đào Thị Huế con ông Đào Bé sinh được 1 gái, Nhỏ bị sốt rét ác tính chết.
+ Trần Văn Hợi làm nghề Sơn Tràng, vợ là Nguyễn Thị Tý buôn bán, sinh được 1 trai, 1 gái.
Vợ chồng có vườn và nhà ở riêng, nhà cửa đàng hoàng, kinh tế đầy đủ.
+ Trần Văn Tỵ bản chất tốt, tích cực lao động, làm ra tiền để dành, không rượu bia, nghiện hút. Trần Văn Tỵ tích lũy vốn liếng xây được một ngôi nhà khang trang, đẹp để thờ ông bà, thờ cha và để cho mẹ ở.
Vợ là Nguyễn Thị Tình ở xóm Đông làng Liêm Thiện, làm nghề thợ may tư nhân, cắt và may đẹp có nhiều người đến may và mua quần áo.
Vợ chồng dành dụm vốn mua 1 chiếc xe vận tải, Tỵ lái xe chở hàng thuê.
Gia đình thường trú ở xóm Đông, sinh được 2 con gái.
+ Trần Văn Mùi vào Nam Bộ làm ăn lấy vợ trong đó.
+ Trần Thị Hiền lấy chồng ở làng Xuân Bồ, xã Xuân Thủy sinh được 1 con trai, vợ chồng bất hòa kéo dài, gia đình chồng hắt hủi xỉ mắng, Hiền làm đơn ly dị chồng, con đi theo mẹ về ở nhà mẹ đẻ.
+ Trần Thị Bẹp 3 tuổi ra chơi sau vườn trượt chân xuống hố bom bị chết nước.
+ Trần Văn Thí sinh năm 1928 qua đời ngày 12 tháng 11 âm lịch. Hưởng thọ 58 tuổi.

*
NHÁNH II
- Cụ Trần Văn Thưởng nhánh trưởng
Vợ cụ là bà Phan Thị Chút
Sinh được 4 trai, 1 gái là: Trần Văn Thún, Trần Văn Trình, Trần Văn Hãn, Trần Văn Lẫm, Trần Thị Mỡ.
+ Trần Văn Thún vợ là Hà Thị Lợ. Sinh được 2 trai, 4 gái Trần Trọt Nậy đổi tên là Trần Thiệt, vợ là Lê Thị Hường ở làng Thuận Trạch sinh được 2 gái, 1 trai. Trần Thị Hoa, Trần Thị Hòe chết còn Trần Văn Dược.
Trần Văn Thiết vào Đội sản xuất của huyện Lệ Thủy vào Cổ Kiềng gần Quảng Trị khai phá đất hoang sản xuất lương thực. Quân Pháp lùng sục lên Cổ Kiềng đốt phá bắn chết một số công nhân sản xuất có Trần Văn Thiết.
Lê Thị Hường tái giá, Trần Văn Dược ở với ông nội nuôi cho ăn học.
+Trần Văn Du chưa có vợ bị đau chết.
+ Trần Thị Lót chồng là Nguyễn Dượng làng Dương Xá. Sinh được 2 trai là Nguyễn Khắc, Nguyễn Khanh; 3 gái là Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Giá, Nguyễn Thị…
+ Trần Thị Loát chồng là Nguyễn Hoặc ở làng Thuận Trạch bị tây bắn chết ở Rậy Sỏi, Trần Thị Loát về ở với cha đẻ.
+ Trần Thị Em Nậy chồng là Phạm Quý ở xóm Hạ Quan Lộ thuộc làng Tâm Duyệt. Sinh được 1 gái là Phạm Thị Vui (vợ Nguyễn Tự).
Phạm Quý chết, Em Nậy về ở nhà cha đẻ.
Trần Văn Dược được ông nội nuôi cho ăn học, chính sách quy định gia đình nào chỉ có 1 nam được miễn làm nghĩa vụ. Trần Văn Dược 19 tuổi làm đơn tự nguyện xin đi bộ đội đánh Pháp để trả thù cho cha. Trần Văn Dược được tuyển vào Đoàn Đặc công chiến đấu rất dũng cảm hy sinh ở chiến trường Trung Bộ, được Đảng, Chính phủ ghi công Liệt sĩ.
Hai con trai chết, cháu nội chết nếu Trần Thị Em Nậy đi lấy chồng phải về ở nhà chồng. Cụ Thún qua đời lấy ai thờ phụng, hương khói. Suy đi tính lại cụ Thún và anh em bà con nhất trí cho Em Nậy làm vợ 2 Nguyễn Dượng ở nhà cụ Thún.
Em Nậy sinh được 5 con trai: Nguyễn Hải, Nguyễn Ninh, Nguyễn Xuân, Nguyễn Tú, Nguyễn Diệu, Em Nậy buôn bán và được giúp đỡ gia đình chồng nuôi 5 con mạnh khỏe khôn lớn, có gia đình vợ con làm ăn phát đạt.
+ Trần Thị Em Con chồng là Châu Muông ở làng Thuận Trạch sinh được 1 gái là Châu Diệp, Châu Muông chết Em Con tái giá lấy chồng ở làng Mỹ Trạch Thượng.
Cụ Thún có nghề đóng cối xay lúa rất tốt, kiểu dáng đẹp, nông dân các làng xung quanh đến mua cối xay của cụ, có nghề đóng cối xay thu nhập cao, đời sống khá giả, gia đình ăn ở rất gọn gàng sạch sẽ và phúc hậu, làng bầu cụ làm ông Từ Chùa làng Trạm, cụ làm rất tốt làng giữ cụ làm ông Từ nhiều năm.
+ Cụ Trần Văn Trình người to cao khỏe mạnh làm nghề thợ may tay, thời đó chưa có may máy, cụ may tay rất đẹp, các làng lân cận đến đặt may áo cưới, gần tết họ đến may quần áo tết rất đông.
Vợ cụ là bà Nguyễn Thị Tánh con nhà Phú Nông sinh được 1 gái 1 trai là Trần Văn Ngân, ba mẹ con bị đau chết.
Chú lấy vợ hai là Bùi Thị Điếu sinh được 1 gái là Trần Thị Mỵ, 1 trai là Trần Văn Bôi, cả nhà chết hết còn Trần Thị Mỵ lấy chồng ở Mai Thủy.
+ Trần Văn Hản vợ là Nguyễn Thị Côi sinh được 4 trai - 2 gái: Trần Thị Luyến, Trần Văn Em, Trần Văn Sum, Trần Thị Vầy chết. Còn lại Trần Văn Trực, Trần Văn Thỉu gia đình nghèo, vợ chồng làm thuê nuôi con.
Trần Văn Trực năm 1948 bị Pháp bắt đưa vào làm phu đồn điền đất đỏ Nam Bộ. Năm 1950 Trần Văn Trực trốn ra nhập Sư đoàn Nam Bộ. Năm 1954 Hòa Bình lập lại, đất nước chia thành 2 miền Sư đoàn Nam Bộ được lệnh ra tập kết ở Thọ Xuân - Thanh Hóa. Trần Văn Trực lấy vợ ở làng Thọ Tân - xã Thọ Cần - huyện Thọ Xuân sinh được 1 con trai là Trần Văn Trung. Năm 1960 Sư đoàn được lệnh trở vào Nam Bộ chiến đấu. Chiến trường Nam Bộ rất gian khổ ác liệt Trần Văn Trực chiến đấu rất dũng cảm, hy sinh ở Nam Bộ được Đảng, Chính phủ ghi công Liệt sĩ.
Trần Văn Trung đã có vợ con, năm 2008 Trung đưa con về Lệ Thủy tìm thăm quê cha. Trung về Đồng Hới lên Cộn thăm bác Khương.
Tương lai ở Thọ Xuân - Thanh Hóa có 1 Chi nhánh Họ Trần các cháu Thanh, Quân, Tý phải thường xuyên có thư từ liên lạc với Trần Văn Trung.
+ Trần Văn Thỉu vợ là Trần Thị Hiến ở làng Cổ Liễu làm nghề đánh cá sông, sinh được các con:
. Trần Văn Thanh vợ là Hoàng Thị Tam ở làng Thuận Trạch.
. Trần Văn Quân vợ là Hoàng Thị Viếng ở làng Uẩn Áo.
. Trần Văn Tý vợ là Nguyễn Thị Hà vợ chết.
. Trần Văn Thìn làm ăn ở Nam Bộ có vợ và 2 con.
. Trần Thị Phiến lấy chồng ở Tân Thủy.
Trần Văn Quang, Trần Thị Loan chết.
+ Trần Văn Lãm làm nghề thợ nề cụ là thợ cả, cụ có hoa tay chấm vẽ rất đẹp.
Đắp hình lưỡng long triều nguyệt trên nốc các đình chùa, đắp hình Lân trên các trụ biểu, đắp hình Long mã trên các bình phong hình dáng uyển chuyển rất mềm mại gắn mẻ chai mẻ sành trông rất đẹp mắt, ai cũng khen cụ có đôi bàn tay vàng.
Vợ cụ là bà Trần Thị Thỏn ở làng Thuận Trạch, sinh được 3 gái - 1 trai.
. Trần Thị Diên chồng là Đặng Chiếm con trai là Đặng Niên.
. Trần Thị Lịch chồng là Nguyễn Hồng ở làng Thuận Trạch, con trai là Nguyễn Hòa, con gái là Nguyễn Thị Hới và 1 con trai Nguyễn ...................
- Trần Văn Chất cán bộ thuế vụ Quảng Bình, vợ là Cao Thị Chấm quê ở Quảng Trạch. Sinh được 2 gái, 1 trai là Trần Thị Liên, Trần Thị Đào, Trần Văn Chương cả ba đều tốt nghiệp Đại học.
- Trần Thị Lương chồng ở làng Xuân Bồ xã Xuân Thủy. Gia đình Trần Thị Lương hiện nay ở vườn cụ Trần Văn Lãm.

******
Phần II

LĂNG MỘ, MỒ MÃ

A. LĂNG

Cụ thân sinh của Nguyễn Dượng làm thầy địa lý đã truyền nghề cho con trai Nguyễn Dượng chồng của Trần Thị Lót, tôi vào nhà gặp nhờ dượng đi tìm đất xây lăng Họ. Hai anh em đi 2 buổi sáng khắp Cồn Rẫy Mớc tìm gặp chỗ đất tốt thì diện tích hẹp xung quanh có nhiều mồ mã, nơi có diện tích rộng thì chỗ đất đó xấu không phải là cát địa.

Ngày hôm sau 2 anh em quay lại giếng Cây Sanh, phía trên gần giếng Cây Sanh có 1 vùng đất thoai thỏa rộng, dượng Khắc đi đi lại lại nhìn 4 phía dượng nói với tôi: Khu đất này xây được lăng anh ạ!
trước mặt có một con suối chảy từ trong đường xe lửa chảy ra hồ thủy lợi chảy quanh vùng ruộng lúa chảy ra xóm Tràm. Vùng ruộng lúa vào tận chân Cồn Rẫy Mới, bên cạnh có giếng Cây Sanh do thiên tạo rộng độ 2 m sâu 1 m giữa giếng có 1 mạch nước to phun đứng lên nước rất trong uống rất ngọt đó là long mạch.

Trước mặt có thủy lưu sau lưng có hình đồi thoai thoải làm gối kê đầu. Cồn Rẫy Mớc rất dài và rộng, chân Cồn chạy dọc theo đường xe lửa vòng về đường kiệt dọc theo chân Cồn Dài vòng về giếng Cây Sanh.
Hình dáng Cồn Rẫy Mớc như cánh một con chim Nhạn. Mặt Lăng nhìn về hướng Đông Nam là hướng “Thần tài”, Dượng hỏi tôi: Đặt Lăng ở đây ý kiến anh thế nào ? Tôi trả lời: nghe dượng phân tích về địa lý tôi nhất trí đặt Lăng ở đây.
Hai anh em dùng chân bước để đo chiều dài, chiều rộng, chặt cây đóng cọc làm dấu.
Tìm được đất rồi phải để đó 6-7 năm chưa xây được vì sau chiến tranh xóm làng cũng như bà con ta đời sống còn nhiều khó khăn không đóng góp được kinh phí. Dượng Khắc qua đời năm 2004 mới xây được lăng.

LĂNG
Chiều dài: 33 m
Chiều rộng: 16 m
Diện tích 528 m2
Mặt nhìn về hướng Đông Nam, đầu về hướng Tây Bắc. Lăng chia ra 3 khu mỗi khu trên đầu có bình phong và bàn thờ.
- Khu giữa phía trên để đất đặt mộ các cụ Tổ.
Phía dưới đặt mộ trong Họ.
- Khu bên trái Lăng của Nhánh I đặt mộ từ ông bà nội trở xuống.
- Khu bên phải Lăng của Nhánh II đặt mộ từ ông bà nội trở xuống.
Lăng 4 phía xây thành cao 1m 20, cửa đi vào có 2 trụ.
Xây Lăng hoàn thành con cháu bốc mộ ở ngoài đưa vào Lăng, mồ mã trong họ từ đời thứ nhất đến đời thứ 4 có rất nhiều, do mất và thất lạc chỉ còn 64 ngôi.
Phía trên để đất đặt mộ các cụ Tổ, dưới mộ các cụ Tổ đặt 4 hàng ngang, mỗi hàng 8 ngôi = 32 ngôi.
Dưới 4 hàng ngang đặt 4 hàng dọc mỗi hàng 8 ngôi = 32 ngôi.
Mộ từ đời thứ 5 về sau đặt ở Lăng Nhánh I và II.
64 ngôi mộ đặt ở khu giữa không đặt theo thứ bậc được vì gia phả bị mất không biết tên tuổi của từng ngôi mộ. Kính lạy các vong linh đừng quở trách cháu chắt.

Những mộ trong lăng và ngoài lăng

Trong Lăng nánh I: Mộ ông bà nội, cha mẹ và anh, em ruột của bác Khương.
Ngoài Lăng sát Lăng nánh I: Các con chú Thí khai phá thêm một khu đát rộng đặt mộ chú Thí và 2 con của chú, 4 phía đã xây thành, trên đầu xây bình phong và bàn thờ do các con của chú Thí phụng lập. Trong khu đất này có một ngôi mộ xây gạch, xi măng của dân vùng sâu họ để tại chổ cũ.

Trong Lăng nánh II: Ở giữa có mộ chú Trình, vợ 2 và con trai Trần Văn Bôi đã xây gạch, xi măng ốp đá hoa do vợ chồng Trần Thị Mỵ phụng lập. Bên cạnh có mộ vợ cả và con trai Trần Văn Ngân của chu Trình còn đắp đất biên hòa.

Ngoài Lăng nánh II: - Trong vườn ông Khôi, bà Luy có mộ cụ Thưởng, bà Chút là ông bà nội của chú Chất, chú Thỉu và con gái cụ Thưởng.
- Cha mẹ, anh em o Vui đã xây lăng riêng ở cồn Rẫy Mớc.
- Cha mẹ, anh em chú Thỉu xây lăng riêng.
- Sát tường Lăng nhánh II mộ cha mẹ chú Chất xây một khuôn viên riêng.
- Mộ cụ Tổ ở sân bóng đá, xây lăng riêng.
Ở thành phố Đồng Hới
Gia đình bác Khương đã mua 2 khu đất xây lăng.
- Khu I: Ở cồn Đá Bạc diện tích khoảng 50 m2, xa nhà chừng 1,5 km.
- Khu II: Gần đập tràn hồ thủy lợi Đồng Sơn diện tích khoảng 150 m2, xa nhà chừng 2 km.

ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG CÓ CHIẾN TRANH

Chiến tranh là một bước ngoặt đối với đất nước, quê hương, dòng họ và gia đình.
Thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức đánh chiếm Quảng Bình. Chúng càn quét cướp bốc, đốt phá, bắn giết rất tàn bạo dã man.
Nhà cửa, tài sản của nhân dân biến tành tro bụi. Phía sau vườn nhà cụ Niệm những hố bom tấn bom tạ chồng lên nhau. Thực hiện chủ trương vườn không nhà trống, nhân dân đi sơ tán khắp nơi, một số bà con và cha mẹ tôi sơ tán lên Cồn Rẫy Mớc. Cha tôi vỡ hoang được 3 sào đất trồng khoai, sắn và làm nhà ở, bà con và gia đình về làng thu nhặt một số cột kèo, ván cháy đưa lên làm hầm trú ẩn phòng lúc chúng ném bom và bắn pháo.
Tháng 7 năm 1947 tôi xin cha mẹ tôi cho đi bộ đội chiến đấu.
Thời Pháp thuộc cha tôi có làm Phó lý 3 năm, cách mạng tháng 8 năm 1945 cha tôi theo Đảng, Chính phủ, năm 1948 cha tôi được chính quyền xã cử làm Hội trưởng Hội Liên Việt xã.
Tháng 01 năm 1968 cha tôi bị đau nặng đã qua đời ngày 25 tháng ba âm lịch, hưởng thọ 73 tuổi.
Đúng 50 ngày của cha tôi, mẹ tôi qua đời ngày 15 tháng 5 âm lịch, hưởng thọ 71 tuổi
Khi cha mẹ tôi qua đời, tôi đang chiến đấu ở chiến trường Trung Lào không biết gì hết. Sau hơn một năm xã đội báo cáo lên QK báo tin cha mẹ tôi đã chết.
Q.K điện lên cho đơn vị cho tôi về phép ở nhà 7 ngày không tính ngày đi đường.
Đơn vị cho tôi về phép nhưng giấu không cho tôi biết cha mẹ tôi đã chết vì sợ ảnh hưởng tư tưởng lúc đi đường.
Tôi đến các trạm xe của Đoàn 559 xin xe về Quảng Bình, về đến làng Ho tôi đi bộ về nhà , về đến nhà 16 giờ 30, trên vai còn mang ba lô, nhìn thấy giữa nhà bàn thờ có 2 lư hương to cắm đầy chân hương, tôi đoán cha hoặc mẹ tôi đã chết, tôi ngồi bệt xuống đất khóc òa lên, chú Thí em tôi trong bếp chạy ra, hai anh em ôm nhau khóc, chú nói cha mẹ chết cả rồi.
Trời ơi ! Tôi chưa có lần nào khóc to khóc nhiều như lần này.
Bà còn xóm làng xung quanh nghe tôi về chạy đến thăm và nói: 2 cụ qua đời, chú ở chiến trường không về được, ở nhà có bà con xóm làng đưa 2 cụ về nơi yên nghỉ rất chu đáo.
Tôi đứng dậy lau nước mắt nói: Tôi xin cảm ơn xóm làng, bà con, tôi đau khổ nhất cha mẹ tôi qua đời tôi không được nhìn thấy mặt lần cuối cùng, không được vuốt mặt cha mẹ tôi.
18 giờ 30 chú Thí dắt tôi ra vườn để thắp hương cho cha mẹ tôi. Chú nói: Khi cha đang sống khỏe mạnh, cha dắt em ra vườn nói: Khi cha mẹ qua đời con nói với anh con đặt mộ cha chỗ này, đặt mộ mẹ chỗ này, đầu xây về hướng Tây Bắc lấp đất vun thành mộ, trên mộ không xây gạch xi măng...
Tôi về ở nhà được 7 ngày, buồn quá, mệt quá không đi thăm được ai. Hết 7 ngày bà con xóm làng đến đưa tôi lên đường về đơn vị.
Tôi về đơn vị thấy tối gầy ốm quá cho tôi vào trạm xá để quân y bồi dưỡng thuốc men ăn uống.
Tôi nằm trạm xá 9 ngày, xin về đơn vị tiếp tục công tác và chiến đấu.
Lúc tôi còn ở nhà mỗi năm dẫy mả Họ cha tôi giao cho tôi và chú Du lên phát cây làm cỏ đắp đất 3 ngôi mộ ở Động Chùa. Lần đầu chúng tôi chưa biết đường biết mô có chú Trình dẫn đi. Từ nhà lên mộ đi theo đường mòn lâu đời độ 10 cây số đến chỗ chú Trình nói: Đây là 2 ngôi mộ Tổ, ngôi ở ngoài là con trai cụ Tổ, từ đây đi độ 2 cây số đến làng Tâm Duyệt Hạ.
Tôi đứng nhìn vùng này có rất nhiều đồi liên kết với nhau, ngọn đồi phía trong có 1 ngôi chùa nhỏ bỏ hoang phế đã lâu đời nên gọi là Động Chùa.
Đồi có nhiều cây to nhỏ lau lếch xanh tốt phủ kín như một khu rừng, gần đường đi có một quả đồi to dưới chân đồi đặt 3 ngôi mộ. Cây cỏ rậm rạp cho nên năm nào phải phát rất mệt.
Năm sau cha tôi giao cho tôi và chú Du lên sẽ phát cây làm cỏ đắp đất 2 ngôi mộ ở Hà Tran, lần đầu có chú Lảm dẫn đi theo đường môn lâu đời từ nhà lên Hà Tran độ 10 cây số, đến Hà Tran chú Lảm nói đây là 2 ngôi mộ Tổ, từ đây đi lên độ 1 cây số đến làng An Sinh (Làng Trấm) nhà nào trong vườn cũng trồng toàn mít, bưởi, cây dâu gia, đến mùa thu hoạch họ gánh về bán ở chợ Trạm, chợ Tréo.
Tôi đứng nhìn ở đây có nhiều đồi cây lớn cây nhỏ xanh tốt che kín như một khu rừng có nhiều loài chim trú ngụ (đất lành chim ở) có những bầy khiếu ô, khiếu bạc má hót nghe rất vui tai.
Dưới chân một quả đồi to cách đường mòn hơn 20 m, đặt 2 ngôi mộ mặt nhìn ra sông Kiến Giang, nước trong xanh mát, nhìn lên xa thấy núi Yên Mã, núi Trường Sơn, núi U Bò.
Sông Kiến Giang phát nguyên từ Trường Sơn, chảy uốn lượn qua các đồi núi chảy về Trốc Vực, về Hà Tran chảy về ôm vòng xã Mỹ Thủy. Đến làng Mỹ Trạch Hạ ở giữa sông nổi lên 1 Cồn Soi dài rộng, đất cát và phù sa bằng phẳng, dân trồng dưa hấu rất nhiều quả, dòng sông chia ra 2 nhánh hết Cồn Soi nhập lại 1 dòng chảy về làng Uẩn Áo, Quy Hậu về làng An Xá quê hương Võ Đại Tướng rồi chảy ra phá Hạc Hải.
Mỗi năm sông Kiến Giang đưa về một lượng đất phù sa màu mỡ bồi đắp cho một cánh đồng rộng lớn cò bay thẳng cánh mỗi năm làm 2 vụ lúa.
Lệ Thủy gạo trắng nước trong có nhiều tôm, cua, rạm, ốc, ếch và nhiều loại cá, chim.
Phá Hạc Hải có một nguồn rong vô tận, hàng năm dân hai bên đường quốc lộ lấy về làm phân ủ cho cây trồng rất tốt.
Hai bên bờ Kiến Giang nhà cửa chen chúc, dân cư đông đúc, là một vùng quê rất trù phú giàu có.
Ngày lễ ngày tết trai, gái 5 xã vùng sâu tổ chức đua thuyền giật giải, người xem đứng 2 bên sông đông như ngày Hội.
Nhất Đồng Nai nhì hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh là nơi trù phú giàu có nhất.
Tôi được nghe các cụ trong Họ truyền lại là các cụ Tổ ta nói: Người thì có người hiền lành, người hung dữ, người độc ác.
Đất có chỗ là cát địa, chỗ hung địa chỗ ác địa. Lúc mình còn sống phải mời thầy địa lý tìm cho một chỗ đất tốt đến lúc chết táng ở đó thì mình được ở yên, nằm yên con cháu dòng họ mình được mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng.
Nếu không tìm trước đến khi chết tìm được chỗ nào thì chôn chỗ đó không may gặp chỗ hung địa, ác địa thì con cháu dòng họ mình đời đời phải chịu khổ.
Có người hỏi: Nói như vậy có mê tín dị đoan không? Cụ Tổ trả lời: Không mê tín dị đoan, đó là tâm linh trí tuệ của con người tiên đoán những việc sẽ đến.
Tâm linh trí tuệ là gì ?
Từ điển Trung Quốc giải thích: Tâm là lòng, trí tuệ là đầu óc của con người v.v…
Từ điển Việt Nam định nghĩa: Tâm là lòng tin của con người, trí là bộ óc, lòng tin và bộ óc kết hợp làm cho con người sáng suốt dự đoán trước những gì sẽ đến…
Tôi đọc bài viết của cụ Trần Duy Hưng viết trong quyển tạp chí cộng sản xây dựng Đảng số 1+2, năm 2012 Nhâm Thìn trang 46 - 47, 48 nói về làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, quê hương cố Tổng Bí thư Trường Chinh, là người con “kiệt xuất” của làng Hành Thiện - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Làng Hành Thiện có 14 xóm 6.000 dân, hình dáng đất làng Hành Thiên giống như con cá gáy đang vượt “ngũ môn”.
Làng có tấm bia đá khắc họ tên những người đỗ đạt có học vị cao.
Thời nho học làng có 7 người đỗ đại khoa 3 tiến sĩ, 4 phó bảng, 10 cử nhân.
Từ ngày nước nhà độc lập đến năm 2010, làng có 175 người có học hàm, học vị là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Làng Hành Thiện đóng góp cho đất nước từ thứ trưởng đến Tổng Bí thư của Đảng, 10 tướng lĩnh quân đội, 4 anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, 3 nhà giáo nhân dân được giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh.
Lịch sử của làng lưu truyền ông Đặng Xuân Bảng, ông nội đồng chí Trường Chinh nhà nghèo không có tiền theo học, thầy chỉ học cha là Đặng Xuân Hòe, cụ Đặng Xuân Bảng thi đỗ tiến sĩ năm 29 tuổi.
Năm 2010 làng có 58 em, năm 2011 làng có 69 em thi đỗ các trường đại học cao đẳng. Hiện nay làng có 250 em đang học đại học, 1500 đã tốt nghiệp đại học, 125 em đang học cao học.
Những ai đã đến thăm làng Hành Thiện đều thừa nhận là một làng quê địa linh nhân kiệt.
Tôi đọc bài này tự liên hệ lời nói việc làm của cụ Tổ là phải tìm một chỗ đất tốt để làm an phần lúc chết mà chôn là rất đúng.


Phần III : KẾT THÚC

Căn cứ lời nói của chú Trình thì 2 ngôi mộ ở Động Chùa là mộ của cụ tổ và ngôi phía ngoài là mộ của con trai cụ.

Căn cứ lời nói của chú Lãm thì 2 ngôi mộ ở Hà Tran là mộ của cụ tổ nhưng không biết cụ tổ đó tên gì và đời nào.

Căn cứ vào tìm hiểu và nghiên cứu gia thế của cụ Quý và cụ Niệm là khá giã giàu có nên mới đi tìm chổ đất tốt xa nhà hơn 10 cây số để làm sinh phần khi qua đời, những gia đình nghèo thì không làm được vì tốn kém tiền của quá nhiều.

Dựa vào các căn cứ trên tôi xác định:

Hai ngôi mộ ở Động Chùa là mộ của vợ chồng cụ Trần Văn Quý, ngôi thứ 3 là mộ cụ Trần Văn Hồ con trai đầu của cụ Quý là người anh cả cho nên được an táng bên cạnh mộ cha mẹ.
Hai ngôi mộ ở Hà Tran là mộ cụ Trần Văn Niệm và bà Phạm Thị Huyền.
Dựa vào những căn cứ trên để xác định là có cơ sở.
Những ngôi mộ ở Cồn Rẫy Mớc, Động Chùa, Hà Tran hơn 30 năm bị thất lạc bỏ hoang phế cây cỏ mọc lên um tùm xanh tốt che kín một vùng rộng lớn nay không biết mộ ở chỗ nào mà tìm.
Những ngôi mộ đó bị thất lạc những hài cốt vẫn còn nằm sâu dưới lòng đất. Ở Động Chùa, Hà Trân do mưa gió đã đưa xuống một khối lượng đất và cát trên các đồi núi xuống bồi đắp thêm độ dày hài cốt nằm sâu dưới lòng đất được yên ấm.

Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần ngoại xâm, nội phản, nhưng con cháu Họ Trần cùng với toàn dân kiên cường chiến đấu giữ nước bảo vệ dân, không có ai đi theo giặc, làm tay sai cho giặc đó là một truyền thống tốt đẹp của dòng Họ.

- Tổng Mỹ Trạch có 2 ông Bát phẩm, ở xóm Đông Làng Liêm Thiện có cụ Ngô Trường gọi là Bát Trường, ở xóm Chùa Làng Thuận Trạch có cụ Trần Văn Lự gọi là Bát Lự. Hai cụ là bạn đồng liêu hay đến thăm nhau, chuyện trò...
Những “ chứng tích” về mồ mã, gia đình, dòng họ, quê hương có ghi vào gia phả mới.

- Cụ Trần Văn Niệm được cha cho học nhiều năm chữ Hán, cụ giỏi cả chữ Hán và chữ Nôm.
Nghe cha tôi nói lại rằng:
Những người học Hán tự ít thì không đọc được viết được gia phả viết thì chữ đúng chữ sai, đọc thì chữ được chữ mất, đọc nhưng không hiểu nghĩa của chữ của câu.

3 đời trước chưa viết được gia phả đến đời cụ Niệm đã hướng dẫn cho 2 con trai Trần Văn Lự, Trần Văn Thưởng viết gia phả. Gia phả viết ngày 01 tháng 8 vua Tự Đức năm thứ 19 là năm 1867. Năm 1868 gia phả viết xong cụ Niệm họp gia tộc đọc cho con cháu nghe, cụ tuyên bố quyển gia phả giao cho cụ Trần Văn Lựu giữ và tiếp tục ghi chép vào gia phả. Cụ Lự qua đời giao cho cụ Trần Văn Kiềm trưởng họ giữ và tiếp tục ghi chép vào gia phả.

Trong gia phả chỉ có 2 nét chữ của cụ Lự và cụ Kiềm. Lúc tôi còn ở nhà những lần lên quét dọn bà thờ tôi lấy gia phả ra xem thấy quyển gia phả viết sạch sẽ không gạch xóa chữ nào, chữ viết rất đẹp.

Kể từ năm 1867 viết gia phả đến năm 1969 là 102 năm gia phả bị mất. 102 năm bao nhiêu sự kiện của gia tộc được ghi chép vào gia phả, đặc biệt những việc bí ẩn về mồ mã được ghi chép vào gia phả.

Quyển gia phả đóng 100 tờ giấy Bắc mỗi tờ xếp đôi khổ dài 30 phân, rộng 18 phân, viết 2 mặt đã viết hết 60 tờ.

Quyển gia phả mới đóng 22 tờ giấy pơ luya viết 1 mặt, trong đó ghi chép lại các tư liệu đã sưu tầm về gia thế sự nghiệp của dòng họ và mồ mã lăng mộ qua các đời. Như vậy rõ ràng là gia phả mới không được đầy đủ như gia phả cũ còn thiếu quá nhiều.

Tôi xin cải chính lại: Bà Trần Thị Vĩnh chị ruột tôi năm nay đã 100 tuổi, là người cao tuổi nhất trong Họ ; tai bà còn nghe rõ, trí nhớ và mắt bị sút kém nhiều. Tôi năm nay 92 tuổi, những việc lớn trong đời tôi đã hoàn thành.

- Góp phần với toàn quân, toàn dân chiến đấu bảo vệ đất nước thống nhất Tổ quốc.
- Cùng với anh em con cháu lo việc xây lăng sắp xếp mồ mã vào lăng.
- Hoàn thành biên soạn gia phả mới.
- Sắp xếp việc gia đình đã ổn định.

Cuộc sống của con người không phải lúc nào cũng yên bình phẳng lặng mà phải đề phòng những trận bão táp phong ba.

Đời tôi đã gặp những trận mưa bão bịt bùng sấm ran trước mặt, chớp lòe sau lưng, có người hý hửng tưởng tôi đã bị trúc đổ, nhưng tôi vẫn kiên cường đứng vững như cây thông đại thụ đứng ở giữa đồi.

Tinh thần ý chí tôi được tăng lên để làm những việc của cá nhân còn lại.

Tôi không biết mình còn sống được bao lâu nữa nhưng tôi đã chuẩn bị hành trang đầy đủ để đi qua thế giới thứ 2.

Khi “Thần chết” gọi tôi sẵn sàng ra đi một cách nhẹ nhàng thoải mái không có gì bận bịu vướng mắc và ân hận.

Khi ra đi lòng tôi quá ngậm ngùi thương nhớ con cháu dòng họ quê hương nhưng luật sinh tử của tạo hóa thì không ai cưỡng lại được.

Trước khi đi tôi có mấy lời dặn lại với con cháu:

1. Không để lăng mộ tàn tạ phế trệ phải phát cây làm cỏ, tu sửa là thể hiện lòng hiếu nghĩa của con cháu đền ơn đáp nghĩa đối với tiền nhân.

2. Ăn ở phải có tâm có đức, có hiếu, có nghĩa thì được âm phò dương trợ thì bản thân và gia đình mình sống được bình yên mạnh khỏe và hạnh phúc.

3. Phải giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, anh chị em phải giúp nhau tinh thần và vật chất những lúc ốm đau hoạn nạn.
Cha con, anh chị em dâu cháu trong gia đình ta chưa có lần nào to tiếng với nhau đó là một nét đẹp văn hóa của gia đình.

4. Phải làm theo lời “Gia huấn” của cụ Tổ là phải chăm lo giáo dục đạo đức và học hành cho con cháu.

5. Trước mặt nhà của mình không được trồng cây bồ kết, mận quân vì 2 cây này có rất nhiều gai nhọn chỉa vào nhà, không được trồng cây dâu tằm ăn.
Trước mặt nhà ở phải trồng nhiều hoa và cây cảnh có hương thơm, đường đi nhà ở phải luôn sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp.

6. Phải giữ gìn gia phả không để mối mọt ăn, bị nước nhem nhuốc, trai hay gái khi cần biết gia đình dòng họ của mình được phép xin Tổ Tiên lấy gia phả xuống đọc để gia phả trên bàn trước bàn thờ ngồi đọc, đọc xong bỏ gia phả vào hộp đặt vào tủ trước bàn thờ. Nghiêm cấm không được đưa gia phả vào gường ngủ nằm đọc, không được mang gia phả đi xa.
Phải thường xuyên ghi chép vào gia phả khi gia đình dòng họ có những biến động.

7. Cha đã viết một bản hướng dẫn khi cha qua đời để lại ở trong tủ, lúc cha chết các con lấy ra đọc và làm theo những lời đã hướng dẫn của cha.

Hoàn thành biên soạn Gia phả mới
Ngày 09 tháng 4 năm 2015
Ngày 21 tháng 02 năm Ất Mão
Chủ biên: Tộc trưởng Trần Mạnh Khương

Gia phả này làm thành 4 quyển, mỗi quyển phía sau đóng thêm 10 tờ pơ luya trắng:
- Ông Khương giữ 1 quyển.
- Trần Mạnh Thái giữ 1 quyển.
- Trần Văn Thãnh giữ 1 quyển.
- Chú Trần Văn Chất giữ 1 quyển.

Gia Phả TỘC HỌ TRẦN
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc TỘC HỌ TRẦN.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc TỘC HỌ TRẦN
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.