GIA

PHẢ

TỘC

TỘC
HỌ
TRẦN
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TÀI SẢN, HƯƠNG HỎA, GHI CHÚ


 photo TRAN.jpg



Lúc tôi còn ở nhà mỗi năm dẫy mả Họ cha tôi giao cho tôi và chú Du lên phát cây làm cỏ đắp đất 3 ngôi mộ ở Động Chùa. Lần đầu chúng tôi chưa biết đường biết mô có chú Trình dẫn đi. Từ nhà lên mộ đi theo đường mòn lâu đời độ 10 cây số đến chỗ chú Trình nói: "Đây là 2 ngôi mộ Tổ, ngôi ở ngoài là con trai cụ Tổ, từ đây đi độ 2 cây số đến làng Tâm Duyệt Hạ".



Tôi đứng nhìn vùng này có rất nhiều đồi liên kết với nhau, ngọn đồi phía trong có 1 ngôi chùa nhỏ bỏ hoang phế đã lâu đời nên gọi là Động Chùa.

Đồi có nhiều cây to nhỏ lau lếch xanh tốt phủ kín như một khu rừng, gần đường đi có một quả đồi to dưới chân đồi đặt 3 ngôi mộ. Cây cỏ rậm rạp cho nên năm nào phải phát rất mệt.

Năm sau cha tôi giao cho tôi và chú Du lên sẽ phát cây làm cỏ đắp đất 2 ngôi mộ ở Hà Tran, lần đầu có chú Lảm dẫn đi theo đường môn lâu đời từ nhà lên Hà Tran độ 10 cây số, đến Hà Tran chú Lảm nói đây là 2 ngôi mộ Tổ, từ đây đi lên độ 1 cây số đến làng An Sinh (Làng Trấm) nhà nào trong vườn cũng trồng toàn mít, bưởi, cây dâu gia, đến mùa thu hoạch họ gánh về bán ở chợ Trạm, chợ Tréo.

Tôi đứng nhìn ở đây có nhiều đồi cây lớn cây nhỏ xanh tốt che kín như một khu rừng có nhiều loài chim trú ngụ (đất lành chim ở) có những bầy khiếu ô, khiếu bạc má hót nghe rất vui tai.

Dưới chân một quả đồi to cách đường mòn hơn 20 m, đặt 2 ngôi mộ mặt nhìn ra sông Kiến Giang, nước trong xanh mát, nhìn lên xa thấy núi Yên Mã, núi Trường Sơn, núi U Bò.

Sông Kiến Giang phát nguyên từ Trường Sơn, chảy uốn lượn qua các đồi núi chảy về Trốc Vực, về Hà Tran chảy về ôm vòng xã Mỹ Thủy. Đến làng Mỹ Trạch Hạ ở giữa sông nổi lên 1 Cồn Soi dài rộng, đất cát và phù sa bằng phẳng, dân trồng dưa hấu rất nhiều quả, dòng sông chia ra 2 nhánh hết Cồn Soi nhập lại 1 dòng chảy về làng Uẩn Áo, Quy Hậu về làng An Xá quê hương Võ Đại Tướng rồi chảy ra phá Hạc Hải.



Mỗi năm sông Kiến Giang đưa về một lượng đất phù sa màu mỡ bồi đắp cho một cánh đồng rộng lớn cò bay thẳng cánh mỗi năm làm 2 vụ lúa.
Lệ Thủy gạo trắng nước trong có nhiều tôm, cua, rạm, ốc, ếch và nhiều loại cá, chim.
Phá Hạc Hải có một nguồn rong vô tận, hàng năm dân hai bên đường quốc lộ lấy về làm phân ủ cho cây trồng rất tốt.
Hai bên bờ Kiến Giang nhà cửa chen chúc, dân cư đông đúc, là một vùng quê rất trù phú giàu có.
Ngày lễ ngày tết trai, gái 5 xã vùng sâu tổ chức đua thuyền giật giải, người xem đứng 2 bên sông đông như ngày Hội.
Nhất Đồng Nai nhì hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh là nơi trù phú giàu có nhất.

Tôi được nghe các cụ trong Họ truyền lại là các cụ Tổ ta nói:
"Người thì có người hiền lành, người hung dữ, người độc ác.
Đất có chỗ là cát địa, chỗ hung địa chỗ ác địa.
Lúc mình còn sống phải mời thầy địa lý tìm cho một chỗ đất tốt đến lúc chết táng ở đó thì mình được ở yên, nằm yên con cháu dòng họ mình được mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng.
Nếu không tìm trước đến khi chết tìm được chỗ nào thì chôn chỗ đó không may gặp chỗ hung địa, ác địa thì con cháu dòng họ mình đời đời phải chịu khổ."

Có người hỏi: "Nói như vậy có mê tín dị đoan không?"
Cụ Tổ trả lời: "Không mê tín dị đoan, đó là tâm linh trí tuệ của con người tiên đoán những việc sẽ đến."

Tâm linh trí tuệ là gì ?
Từ điển Trung Quốc giải thích: Tâm là lòng, trí tuệ là đầu óc của con người v.v…
Từ điển Việt Nam định nghĩa: Tâm là lòng tin của con người, trí là bộ óc, lòng tin và bộ óc kết hợp làm cho con người sáng suốt dự đoán trước những gì sẽ đến…

Tôi đọc bài viết của cụ Trần Duy Hưng viết trong quyển tạp chí cộng sản xây dựng Đảng số 1+2, năm 2012 Nhâm Thìn trang 46 - 47, 48 nói về làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, quê hương cố Tổng Bí thư Trường Chinh, là người con “kiệt xuất” của làng Hành Thiện - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Làng Hành Thiện có 14 xóm 6.000 dân, hình dáng đất làng Hành Thiên giống như con cá gáy đang vượt “ngũ môn”.
Làng có tấm bia đá khắc họ tên những người đỗ đạt có học vị cao.
Thời nho học làng có 7 người đỗ đại khoa 3 tiến sĩ, 4 phó bảng, 10 cử nhân.
Từ ngày nước nhà độc lập đến năm 2010, làng có 175 người có học hàm, học vị là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Làng Hành Thiện đóng góp cho đất nước từ thứ trưởng đến Tổng Bí thư của Đảng, 10 tướng lĩnh quân đội, 4 anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, 3 nhà giáo nhân dân được giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh.
Lịch sử của làng lưu truyền ông Đặng Xuân Bảng, ông nội đồng chí Trường Chinh nhà nghèo không có tiền theo học, thầy chỉ học cha là Đặng Xuân Hòe, cụ Đặng Xuân Bảng thi đỗ tiến sĩ năm 29 tuổi.
Năm 2010 làng có 58 em, năm 2011 làng có 69 em thi đỗ các trường đại học cao đẳng. Hiện nay làng có 250 em đang học đại học, 1500 đã tốt nghiệp đại học, 125 em đang học cao học.
Những ai đã đến thăm làng Hành Thiện đều thừa nhận là một làng quê địa linh nhân kiệt.

Tôi đọc bài này tự liên hệ lời nói việc làm của cụ Tổ là phải tìm một chỗ đất tốt để làm an phần lúc chết mà chôn là rất đúng.



***********************************


LĂNG MỘ


Cụ thân sinh của Nguyễn Dượng làm thầy địa lý đã truyền nghề cho con trai Nguyễn Dượng chồng của Trần Thị Lót, tôi vào nhà gặp nhờ dượng đi tìm đất xây lăng Họ. Hai anh em đi 2 buổi sáng khắp Cồn Rẫy Mớc tìm gặp chỗ đất tốt thì diện tích hẹp xung quanh có nhiều mồ mã, nơi có diện tích rộng thì chỗ đất đó xấu không phải là cát địa.

Ngày hôm sau 2 anh em quay lại giếng Cây Sanh, phía trên gần giếng Cây Sanh có 1 vùng đất thoai thỏa rộng, dượng Khắc đi đi lại lại nhìn 4 phía dượng nói với tôi: "Khu đất này xây được lăng anh ạ!"

Trước mặt có một con suối chảy từ trong đường xe lửa chảy ra hồ thủy lợi chảy quanh vùng ruộng lúa chảy ra xóm Tràm. Vùng ruộng lúa vào tận chân Cồn Rẫy Mới, bên cạnh có giếng Cây Sanh do thiên tạo rộng độ 2 m sâu 1 m giữa giếng có 1 mạch nước to phun đứng lên nước rất trong uống rất ngọt đó là long mạch.

Trước mặt có thủy lưu sau lưng có hình đồi thoai thoải làm gối kê đầu. Cồn Rẫy Mớc rất dài và rộng, chân Cồn chạy dọc theo đường xe lửa vòng về đường kiệt dọc theo chân Cồn Dài vòng về giếng Cây Sanh.


Hình dáng Cồn Rẫy Mớc như cánh một con chim Nhạn. Mặt Lăng nhìn về hướng Đông Nam là hướng “Thần tài”, Dượng hỏi tôi: "Đặt Lăng ở đây ý kiến anh thế nào ?" Tôi trả lời: "Nghe dượng phân tích về địa lý tôi nhất trí đặt Lăng ở đây".
Hai anh em dùng chân bước để đo chiều dài, chiều rộng, chặt cây đóng cọc làm dấu.
Tìm được đất rồi phải để đó 6-7 năm chưa xây được vì sau chiến tranh xóm làng cũng như bà con ta đời sống còn nhiều khó khăn không đóng góp được kinh phí. Dượng Khắc qua đời năm 2004 mới xây được lăng.



LĂNG


Chiều dài: 33 m


Chiều rộng: 16 m


Diện tích 528 m2


Mặt nhìn về hướng Đông Nam, đầu về hướng Tây Bắc.

Lăng chia ra 3 khu mỗi khu trên đầu có bình phong và bàn thờ.


- Khu giữa phía trên để đất đặt mộ các cụ Tổ.
Phía dưới đặt mộ trong Họ.


- Khu bên trái Lăng của Nhánh I đặt mộ từ ông bà nội trở xuống.


- Khu bên phải Lăng của Nhánh II đặt mộ từ ông bà nội trở xuống.


Lăng 4 phía xây thành cao 1m 20, cửa đi vào có 2 trụ.
Xây Lăng hoàn thành con cháu bốc mộ ở ngoài đưa vào Lăng, mồ mã trong họ từ đời thứ nhất đến đời thứ 4 có rất nhiều, do mất và thất lạc chỉ còn 64 ngôi.
Phía trên để đất đặt mộ các cụ Tổ, dưới mộ các cụ Tổ đặt 4 hàng ngang, mỗi hàng 8 ngôi = 32 ngôi.
Dưới 4 hàng ngang đặt 4 hàng dọc mỗi hàng 8 ngôi = 32 ngôi.
Mộ từ đời thứ 5 về sau đặt ở Lăng Nhánh I và II.
64 ngôi mộ đặt ở khu giữa không đặt theo thứ bậc được vì gia phả bị mất không biết tên tuổi của từng ngôi mộ. Kính lạy các vong linh đừng quở trách cháu chắt.



Những mộ trong lăng và ngoài lăng


Trong Lăng nhánh I:
Mộ ông bà nội, cha mẹ và anh, em ruột của bác Khương.

Ngoài Lăng sát Lăng nánh I: Các con chú Thí khai phá thêm một khu đát rộng đặt mộ chú Thí và 2 con của chú, 4 phía đã xây thành, trên đầu xây bình phong và bàn thờ do các con của chú Thí phụng lập. Trong khu đất này có một ngôi mộ xây gạch, xi măng của dân vùng sâu họ để tại chổ cũ.


Trong Lăng nánh II:
Ở giữa có mộ chú Trình, vợ 2 và con trai Trần Văn Bôi đã xây gạch, xi măng ốp đá hoa do vợ chồng Trần Thị Mỵ phụng lập. Bên cạnh có mộ vợ cả và con trai Trần Văn Ngân của chu Trình còn đắp đất biên hòa.


Ngoài Lăng nánh II:
- Trong vườn ông Khôi, bà Luy có mộ cụ Thưởng, bà Chút là ông bà nội của chú Chất, chú Thỉu và con gái cụ Thưởng.
- Cha mẹ, anh em o Vui đã xây lăng riêng ở cồn Rẫy Mớc.
- Cha mẹ, anh em chú Thỉu xây lăng riêng.

Sát tường Lăng nhánh II mộ cha mẹ chú Chất xây một khuôn viên riêng.

Mộ cụ Tổ ở sân bóng đá, xây lăng riêng.


Ở thành phố Đồng Hới Gia đình bác Khương đã mua 2 khu đất xây lăng.

- Khu I: Ở cồn Đá Bạc diện tích khoảng 50 m2, xa nhà chừng 1,5 km.

- Khu II: Gần đập tràn hồ thủy lợi Đồng Sơn diện tích khoảng 150 m2, xa nhà chừng 2 km.


Gia Phả TỘC HỌ TRẦN
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc TỘC HỌ TRẦN.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc TỘC HỌ TRẦN
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.