Qui ước mới của dòng họ Nguyễn Hữu Chi phái ngài Vĩnh Quốc Công trích từ cbiên bản cuộc họp ngày 13 tháng 11 năm 2002.
1. Thờ cúng Từ Đường:
Các linh vị đời thứ 18 trở về trước đã được các vị tiền nhân dời trước an vị, không được tự ý dời đi. Các linh vị hoặc hình ảnh đời 19 trở về sau khi an vị lên bàn thờ, con cháu tại từ đường nên liên lạc thỉnh ý các vị trưởng thượng để việc thờ cúng được hợp lý.
Con cháu các đời mang dòng họ ngài Vĩnh Quốc Công được quyền và có bổn phận đưa về tại Từ Đường để thể hiện sự mong muốn của tiền nhân và để con cháu có ý thức về cội nguồn. Người con ngoại hôn được thân sinh hoặc bà con công nhận thì xem như trong giòng họ được thờ tại Từ Đường, nhưng người mẹ của người con ngoại hôn cũng như những người vợ đã cải giá thì không được thờ tại Từ Đường. Các cô con gái mang dòng họ Nguyễn hữu dù đã lấy chồng nhưng vẫn được quyền gửi về thờ tại Từ Đường và có thể thờ cả dượng nếu có sự yêu cầu.
Các hình ảnh gửi về thờ cúng ấn định cở 6x9cm được bọc lớp plastic để giữ được lâu dài và ghi chú rõ ràng tên họ, ngày sinh, ngày mất.
2. Đóng góp hàng năm để lo việc cúng, chạp giổ:
Hàng năm, ở Việt nam con cháu đời 20 đóng 100.000 đồng, con cháu đời 21 đóng 50.000 đồng. Đóng cho trưởng chi của mình, và các trưởng chi có bổn phận gửi về cho Từ Đường. Thời hạn cuối tháng 10 âm lịch.
Hàng năm, ở ngoại quốc con cháu đời 20 đóng 10 đô, con cháu đời 21 đóng 5đô. Đóng cho trưởng chi của mình cô Quỳ hoặc Cô Soan có bổn phận gửi về cho Từ Đường.
Với thuận duyên hiện nay, người chủ chốt lo việc cung kính tại Từ Đường là Nguyễn Hồng Kỳ, thủ quỹ là bà Nguyễn Thị Tòa, kế toán sổ sách chi tiêu là Nguyễn Thị Bích Lệ. Sự chi tiêu phải rõ ràng và cuối năm phải báo cáo cho các trưởng chi nhứt, chi trưởng, chi nhì biết để minh bạch hóa tài chánh và tăng thêm uy tín và tin cậy đối với họ tộc. Khi có một sự cố gì hoặc cần làm một việc gì phải đề xuất lên các trưởng chi để định liệu, không tự ý giải quyết.
3. Đất đai vườn tược của Từ Đường:
Chúng ta đã thông suốt về mục đích , yêu cầu của tiền nhân khi thiết lập Từ Đường nên khằng định Từ Đường đất đai vườn tược là của chung của giòng họ, không riêng một gia đình nào từ nay trở đi trừ 5 khoảng vườn nhà của ông Nguyễn Hữu Đức, phía trước bên mặt của ông Nguyễn Hữu Châu, ông Khương phía sau bên mặt Từ Đường. Nhà của ông Chi trưởng đời 19 là ông Nguyễn Hữu Đồng và của ông Nguyễn Hồng Kỳ phía bên trái mặt sau của Từ Đường do các vị tiền nhân chúng ta đã chia cắt và đã chia cắt sây cất hiện hữu rồi thì người có bồn phận trấn giữ tại Từ Đường không để một ai được phép xây cất lấn chiếm thêm dù là con cháu cũng vậy, để tránh nạn Từ Đường bị mất dần như những Từ Đường khác.
4. Việc thờ cúng tổ tiên:
Việc gìn giữ nhang khói, thăm viếng mồ mả là việc của tất cả con cháu trong họ tộc, Đây là nguồn gốc của chúng ta, chúng ta để tâm lo lắng vì ân tình, ân nghĩa, vì bổn phận đối với tổ tông. Không nên có quan niệm thực dụng. Người ở Từ Đường phải thấy mình phúc hơn các con cháu khác, vì nhìn là thấy ông bà tổ tiên, đi là đến phần mộ của tiền nhân, ăn ở được trên đất của tổ tiên, nên cố lòng thay mặt họ tộc thờ cúng chạp giỗ để khỏi phụ lòng người ở xa phó thác. Khi nghe có người trong họ tộc qua đời, nhớ nhắc nhở đưa về Từ Đường di ảnh để phụng thờ. Con cháu ở phương xa khi có dịp về nhớ lên viếng thăm nhang khói và đóng góp để người ở Từ Đường không còn thấy bị bỏ rơi, bị đơn côi.
Ấn định những ngày giỗ kỵ chính của Từ Đường:
Ngày húy kỵ ngài Vĩnh Quốc Công đời 16 (18 tháng 11 âm lịch).
Ngày húy kỵ ngài Vĩnh Lại Bá đời 18 (16 tháng 10 âm lịch).
Ngày rằm tháng 7.
Tết Nguyên Đán.
Lễ Thanh Minh.