GIA

PHẢ

TỘC

Nguyễn
Trãi
-
Nguyễn
Nhữ
Soạn
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TỘC ƯỚC - GIA PHÁP
CỘI RỄ

MỞ ĐẦU
Thật khó khăn khi tìm lại cội rễ dân tộc Việt. Và cũng như mọi người tôi cũng tự hỏi “để làm gì?” khi mà nguồn gốc của dân tộc Việt quan trọng hay bây giờ nó như thế nào mới là quan trọng. Thật tình rất ít người quan tâm đến cội rễ ngoài một số nhà nghiên cứu sử hoặc các nhà chuyên môn buộc phải tìm hiểu vì có liên quan tới ngành nghề của bản thân mà thôi. Vậy tại sao tôi lại phải viết vào đây – trong cuốn gia phả của dòng tộc Nguyễn Đình?
Xin thưa với mọi người rằng nếu ta yêu dòng họ ta, ta tự hào về nó là một dòng họ lớn đã đóng góp nhiều vào lịch sử Việt nam hàng ngàn năm qua thì trên hết ta phải yêu mến, tự hào về tộc Việt. Vì sao vậy? điều này cũng giống như muốn con yêu nước thì phải yêu nhà và nguợc lại. Vậy ta yêu mến làm sao, tự hào làm sao khi ta không biết về tộc Việt bắt nguồn từ đâu và cội rễ của nó được hình thành như thế nào? Nó có phải là một tộc người man di mọi rợ như trong sử sách Trung quốc có nêu không? Hay có phải nó là giòng giống lai của một số dòng tộc Hán, Hoa ở phía Bắc với tộc người Rợ ở phía Nam hay không? Để có thể hiểu và tự hào về Tộc Việt từ hơn 4000 năm trước như thế nào buộc lòng tôi phải đưa thêm một số tư liệu nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu nuớc ngoài để mọi người tham khảo.
Kính thưa mọi người!
Qua các tài liệu về lịch sử, các bằng chứng khai quật được các công cụ từ thời đồ đá ở tại Thanh hóa và các dẫn chứng gần đây nhất đã khẳng định dòng dõi tộc Việt là một trong những dòng dõi lâu đời, có từ khi văn minh loài người còn chưa xuất hiện… và bằng những nghiên cứu KHKT tiến bộ nhất mới đây của Ông Trần Đại Sỹ về gien di truyền (cấu trúc AND một trong những phương pháp nghiên cứu về di truyền học và có độ chính xác cao nhất đến hiện thời) đã chứng minh thêm về điều khẳng định này. Tôi xin giới thiệu phần bài viết mà ông đã thuyết trình để mọi người có thể đánh giá.
Qua điều đó đánh giá được cái gì? Tại sao lại liên quan đến dòng họ Nguyễn Đình.
Với những điều khẳng định đó cùng với tiến trình lịch sử thì có thể đánh giá rằng dòng họ Nguyễn là một dòng họ lớn xuất phát từ tộc Việt là tộc người đã có từ trên 15000 năm trước…và trong lịch sử đã có một bộ phận của tộc Việt di cư lên phương Bắc đồng thời lai tạo với các tộc người phương Bắc, những tộc từ châu Âu đến Trung Hoa để tạo ra tộc người Hán bây giờ và biết đâu trong đó có cả các tộc Họ Nguyễn (Trước thời đại Thần Nông thì chưa có các dòng họ. Thời bấy giờ cuộc sống vẫn mang tính di cư và bầy đàn cho đến khi phát minh ra giống lúa nước và việc trồng lúa từ thời Thần Nông). Điều này có vẻ chủ quan nhưng có đến 80% khẳng định rằng tộc Việt là một trong các nôi của các tộc người ngày nay ở Châu Á và ASEAN bây giờ. Như vậy ta có thể tự hào rằng cội rễ của ta, của dòng tộc ta cũng là một trong các cội rễ của loài người văn minh bây giờ.
Để khỏi mất thì giờ mọi người thêm nữa tôi xin nói đến chi tiết của tộc Việt.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỘC VIỆT
(Tham khảo bổ cứu)


Thử tìm lại nguồn gốc tộc Việt và biên giới cổ của Việt-Nam
bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN.
(Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ. Giám đốc Trung-Quốc sự vụ, viện Pháp-á )

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA). Nguyên văn bằng tiếng Pháp, đây là bản dịch tiếng Việt của Tăng Hồng Minh. Trong dịp khai giảng niên học này, IFA đã mời một số đông các học giả, trí thức và ký giả tham dự. Sau bài diễn văn, có cuộc trao đổi rất thú vị.
Xin nhắc lại, trong khoảng thời gian 1977-1992, tác giả làm việc cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC), nên đã được các đồng nghiệp giúp đỡ, dùng hệ thống ADN để tìm lại nguồn gốc dân tộc Việt-Nam.
Chính với công trình nghiên cứu của tác giả trong thời gian 1977-1991, dùng hệ thống ADN phân biệt dân-tộc Trung-hoa, dân tộc Việt-Nam...đã kết thúc cuộc tranh cãi 90 năm qua biên giới cổ của Việt–Nam. Kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam bằng khoa ADN đi ngược lại với tất cả các thuyết từ trước đến giờ. Các thuyết này khẳng định người Việt do người Hoa di cư xuống để trốn lạnh, để tỵ nạn v.v. Nhưng ADN cho biết chính người ở vùng Đông Nam Á đã đi lên phương Bắc thành người Hoa
Sau khi bài diễn văn này phổ biến (1991), có một số "học giả" vì không theo kịp đà tiến hóa của khoa học, đã lên tiếng chỉ trích chúng tôi Biết rằng họ dốt nát quá, muốn giải thích cho họ, họ phải có một trình độ nào đó... vì vậy chúng tôi không trả lời Phần nghiên cứu của chúng tôi quá dài, quá chuyên môn. Độc giả muốn tìm hiểu thêm có thể đọc công trình nghiên cứu dưới đây:
J.Y.CHU, cùng 13 nhà bác học Trung-Quốc cũng nghiên cứu Di-truyền học ADN (DNA), công bố năm 1998: The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998. Tài liệu khẳng định rằng nguồn gốc người Trung-hoa, Đông Á, do người Đông-Nam-á đi lên, chứ không phải do người Trung-hoa di cư xuống.
Về bài diễn văn này, từ năm 1991, có rất nhiều bản dịch sang nhiều thứ tiếng, đăng trên nhiều báo khác nhau Mỗi dịch giả lại tự ý lược đi, đôi khi cắt mất nhiều đoạn. Nay chúng tôi xin dịch nguyên bản, đầy đủ. Vì vậy độc giả thấy có nhiều đoạn quá chuyên môn, xin lướt qua
Trong khi diễn giả trình bầy, ông có ngắt ra nhiều đoạn, để thính giả thảo luận. Các bài trích đăng trước không ghi phần này Để độc giả dễ theo dõi, cô Tăng Hồng Minh (THM) ghi chép, chú giải đặt ngay dưới đoạn liên hệ, thay vì ghi ở cuối bài.
Khi xuất bản lần thứ nhất², bộ Anh-hùng Bắc-cương của giáo-sư Trần, chúng tôi có cho trích một phần bài này in vào cuối quyển 4. Nay chúng tôi công bố toàn bộ tài liệu, lấy làm tài liệu chính thức và phủ nhận tất cả những bản do nhiều nơi phổ biến trước đây

Paris ngày 10-10-2001
Sở tu thư, viện Pháp-Á

A. ĐI TÌM CỘI NGUỒN TỘC VIỆT

Năm lên năm, tôi học chữ Nho, một loại chữ của Trung-Quốc, nhưng dùng chung cho hầu hết các nước vùng Á-châu Thái-bình dương (ACTBD). Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi Ông tôi là một đại thần của triều đình Ðại-Nam (tức Việt-Nam).
Chế độ phong kiến của nước tôi đã chấm dứt từ năm 1945, hiện (1991) vị Hoàng-đế cuối cùng của Ðại-Nam là Bảo Ðại Ngài vẫn còn sống ở quận 16 Paris.
Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt-Nam. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học chữ Nho Bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáọ Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học. Hơn nữa học chữ Nho, tôi có một kho tàng văn hóa vĩ đại để đọc, để thỏa mãn trí thức của tuổi thơ. Thành ra tôi học rất chuyên cần. Các bạn hiện diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nàọ Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, sáu tháng để thuộc bộ Ấu-học ngũ ngôn thị Năm bẩy tuổi tôi được học sử, và năm chín tuổi bị nhét vào đầu bộ Ðại-học.
Chương trình giáo dục cổ bắt học sinh học hai loại sử. Bắc-sử tức sử Trung-Quốc. Nam sử tức sử của Việt-Nam. Tôi được học Nam sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng chữ Quốc ngữ vào năm bảy tuổi Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng chữ Quốc ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh; không bằng một phần trăm những gì tôi học ở nhà. Thầy giáo ở trường Pháp biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp về anh hùng nước tôi Chính vì vậy tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như:

+Ðại-Việt sử ký toàn thư (ÐVSKTT),
+An-Nam chí lược (ANCL),
+Ðại-Việt thông-sử (ÐVTS),
+Khâm-định Việt sử thông giám cương mục (KÐVSTGCM),
+Ðại-Nam nhất thống chí (ÐNNTC).

Ðại cương mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam sau:
Vua Minh cháu bốn đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên hạ sinh một con trai tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng:
« Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hoà mà ở với nhau Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử, tuyệt tôn ».
Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây thì chia làm hai:

1. Thần-Nông Bắc.

- Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch)
- Vua Lại (2843-2794 trước Tây lịch)
- Vua Ly (2795-2751 trưước Tây-lịch)
- Vua Du-Võng (2752-2696 trước Tây-lịch).
Ðến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng-đế từ năm giáp Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-Quốc lấy thời đại Hoàng-đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã Thiên khởi chép quyển một là Ngũ-đế bản kỷ, coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-Quốc, không chép về thời đại Thần-Nông.

2. Triều đại Thần-Nông Nam.

Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là Kinh Dương, lúc mười tuổi Sau người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung cho đến nay (1991) là 4870 năm, vì vậy người Việt tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn hiến. (1)
[Nội dung bài diễn văn hôm nay, tôi chỉ bàn đến diễn biến chính trị, lịch sử, văn hóa, địa lý của dân tộc -Trung-hoa, và dân tộc Việt-Nam trong khoảng thời gian 4870 năm từ năm 2879 trước Tây-lịch cho đến năm nay 1991. Còn như đi xa hơn về những thời tiền cổ, thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, quá phức tạp, quá dài, tôi không luận đến ở đây]
Xét về cương giới cổ sử chép:
« Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương (2), đặt tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tâỵ Vua Kinh Dương lấy con gái vua Động-Đình là Long-nữ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lại (3). Khi vua Kinh Dương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-Lang. Nước Văn-Lang Bắc tới hồ Động-Đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, đông giáp biển Đông-hải)
Cổ sử đến đây, không có gì nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép:
« Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền con nối.

a. Hoàng-tử thứ nhất tới thứ mười lập ra vùng hồ Ðộng-đình. (Nay là Hồ-Nam, Quý-châu, Trung-Quốc.)
b. Hoàng-tử thứ mười một tới thứ hai mươi lập ra vùng Tượng-quận. (Nay là Vân-Nam và một phần Quảng-Tây, Tứ-Xuyên thuộc Trung- Quốc.)
c. Hoàng-tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi lập ra vùng Chiêm-thành. (Nay thuộc Việt-Nam, từ Thanh-hóa đến Đồng-Nai)
d. Hoàng-tử thứ bốn mươi mốt tới năm mươi lập ra vùng Lão-quạ (Nay là nước Lào và một phần Bắc Thái-lan.)
e. Hoàng-tử thứ năm mươi mốt tới sáu mươi lập ra vùng Nam-hải (Nay là Quảng-đông, và một phần Phúc-kiến, Trung-Quốc.)
f. Hoàng-tử thứ sáu mươi mốt tới bảy mươi lập ra vùng Quế-lâm. (Nay thuộc Quảng-tây, Trung-Quốc.)
g. Hoàng-tử thứ bảy mươi mốt tới tám mươi lập ra vùng Nhật-nam. (Nay thuộc Việt-Nam từ Nghệ-an tới Quảng-bình.)
h. Hoàng-tử thứ tám mươi mốt tới chín mươi lập ra vùng Cửu-chân. (Nay thuộc Việt-Nam từ Ninh-bình tới Thanh-hóa, Nghệ-an, Hà-tĩnh.)
i. Hoàng tử thứ chín mươi mốt tới một trăm lập ra vùng Giao-chỉ. (Nay là Bắc Việt-Nam và một phần tỉnh Quảng-tây, Vân-Nam thuộc Trung-Quốc.)

Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng-tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết, để chầu hầu phụ mẫu ».

Một huyền sử khác lại thuật:
Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: « Ta là Rồng, nàng là loài Tiên ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần »
Các sử gia người Việt lấy năm vua Kinh Dương lên làm vua là năm Nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch), nhưng không tôn vua Kinh Dương với Công-chúa con vua Ðộng-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm Quốc-tổ và Công-chúa Âu-Cơ làm Quốc-mẫụ Cho đến nay Quý-vị hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào:
« Chúng tôi là con Rồng, cháu Tiên.
Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ ».
Chủ đạo của tộc Việt bắt nguồn từ niềm tin này

3. Triều đình, dân tộc.

Tôi đã trình bầy với Quý-vị về hai triều đại đầu tiên cai trị vùng Á-châu Thái-bình dương: Phía Bắc sông Trường-giang sau thành Trung-Quốc. Phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan, sau thành Ðại-Việt.
Hai triều đại Thần-Nông Nam-Bắc cai trị dân chúng:
Không có nghĩa là dân chúng cùng một chủng tộc;
Không có nghĩa là tộc Hoa, tộc Việt là một;
Cũng không có nghĩa tất cả dân chúng tộc Hoa, tộc Việt đều là huyết tộc của vua Thần-Nông.
Trung-Quốc, Ðại-Việt là anh em về phương diện chính trị. Giòng Thần-Nông cai trị vùng đất Trung-Quốc, Ðại-Việt là anh em, nhưng dân chúng không hoàn toàn là anh em. Dân chúng hai nước bao gồm nhiều tộc khác nhau như Mongoloid, Malanésien, Indonésien, Australoid, và cả Négro-Australoid...v.v.
Người Hoa, người Việt nhân triều đại Nam-Bắc Thần-Nông tổ chức cai trị, lập thành nước, mà tôn làm tổ mà thôi Chứ hai vùng hồi đó có hàng nghìn, hàng vạn bộ tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau
Sau này các văn nhân người Hoa ở vùng lưu vực Hoàng-hà, lưu vực sông Hán, nhân có chữ viết, lại không đi ra ngoài, rồi tưởng tượng mà viết thành sách, tự cho mình là con trời, tự trời mà xuống; sau đó đem văn minh, truyền bá ra khắp thế giới (Thiên-hạ), người sau lấy làm chủ đạo của họ. Tôi sẽ bàn đến ở dướị
Tôi xin cử một tỷ dụ, để Quý-vị nhìn rõ hơn. Ông Washington là vị Tổng-thống đầu tiên lập ra nước Hoa-kỳ, chứ ông không phải là tổ của các sắc dân đến từ châu Phi, châu Âu, cũng như dân bản xứ. Hai vị vua Nghi, vua Kinh Dương không phải là tổ huyết tộc của người Hoa, người Việt. Hai ngài chỉ là tổ về chính trị mà thôi

B. CHỦ ÐẠO TRUNG QUỐC, VIỆT-NAM.


Như Quý-vị đã thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biển hiệu Người Pháp cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biển hiệu là con sư-tử. Người Hoa-kỳ lấy biển hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biển hiệu là con Rồng. Người Việt lấy biển hiệu là con Rồng và con chim Âu. Gốc biển hiệu này lấy từ huyền sử vua Lạc-Long là loài rồng, công-chúa Âu-Cơ là loài chim.
Người Do-thái họ tự tin rằng họ là giống dân linh, được Chúa chọn. Vì vậy, sau hai nghìn năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóa Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tại Ðó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn.
Tôi xin nói rõ về chủ đạo của Trung-Quốc và Việt-Nam. Như Chúng ta đều biết, hiện Trung-Quốc, Việt-Nam đều là những nước theo chủ nghĩa Cộng-sản, đặt căn bản trên thuyết của Karl Marx, Friedrich Engels.
Chủ thuyết này đến Trung-Quốc, Chủ-tịch Mao Trạch Đông biến thể đi thành Maoisme Tại Việt-Nam, người mang chủ thuyết Marx, Engels vào là Chủ-tịch *** ; ông được đào tạo tại Liên-xô, vì vậy chủ thuyết của ông phảng phất Léninisme, pha thêm Việt-tính do ông tạo ra. Dường như hiện nay trên khắp thế giới, kể cả Liên-bang Sô-viết chỉ Việt-Nam là quốc gia duy nhất còn duy trì tượng Lénine tại một công viên lớn của Thủ-đô (Hà-nội).
Theo như dự đoán của chúng tôi thì Trung-Quốc, cũng như Việt-Nam cùng nhận thấy thuyết của Karl Marx, Friedrich Engels không còn hợp thời, không còn ích lợi nữa. Cả hai đang từng bước, từng bước trở lại với chủ đạo của mình. Xin các vị cứ chờ, không lâu đâu cả hai sẽ hoàn toàn trở về với kho tàng quý báu của nước mình!
Tôi thấy Trung-Quốc trở lại quá mau, quá manh. Con rồng Trung-Quốc mà Hoàng-đế Napoléon bảo rằng hãy để nguyên cho nó ngủ. Bằng như nó thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giới Thưa Quý-vị, con rồng Trung-Quốc đã thức dậy rồi, nhưng nó chưa làm rung động thế giới!

B.I. Chủ đạo của Trung-Quốc.

Người Hoa thì tin rằng mình là con trời Cho nên trong các sách cổ của họ, vua được gọi là Thiên-tử, còn các quan thì luôn là người nhà trời xuống thế phò tá cho vua Chính niềm tin đó cùng với văn minh Hoa-ha, văn minh Nho-giáo đã kết thành chủ-đạo của họ.
Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xã hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hãnh con trời Cho dù họ lưu vong đến nghìn năm họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc.
Cũng chính vì vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng nghìn nước xung quanh, và nước của họ rộng lớn như ngày nay Hầu hết những nước khác đến cai trị họ, đều bị họ đồng hóa Mông-cổ, Mãn-Thanh bị đồng hóa, bị mất hầu hết lãnh thổ. Nhưng chủ-đạo và sức mạnh của người Trung-Quốc phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt.
Chủ đạo của Trung-Quốc bắt nguồn từ thời nàỏ Từ sách nào Do ai khởi xướng?
Ðầu tiên là Kinh-thư, không rõ tác giả là ai, xuất hiện trước Khổng-tử, thiên Vũ-cống gọi thế giới chúng ta ở là Thiên-ha (Dưới trời). Thời cổ, các văn nhân Trung-Quốc không đi xa hơn vùng sông Hán, sông Hoàng-hà, họ tưởng đâu thế giới chỉ có Trung-Quốc, nên gọi Trung-Quốc là Thiên-ha. Thiên-ha là Trung-Quốc, tức là nước ở giữa Bốn phía Trung-Quốc là biển, nên gọi Trung-Quốc là hải-nội, các nước khác là hải-ngoaị
Kinh-thư thiên Vũ-cống chia Thiên-ha thành 9 châu: Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung. Lại dùng khoảng cách, chia làm năm cõi, gọi là Ngũ-phục, mỗi cõi cách nhau năm trăm dặm (250 km). Ngũ-phục là Ðiện-phục, Hầu-phục, Tuy-phục, Yêu-phục, Hoang-phục.
Trung-ương là kinh đô của nhà vua
Ðiện-phục ở ngoài kinh đô năm trăm dặm.
Hầu-phục ở ngoài cõi Ðiện-phục năm trăm dặm: trong năm trăm dặm cõi Hầu thì khoảng cách một trăm dặm để phong thái ấp cho các quan Khanh, đại phụ Hai trăm dặm nữa phong cho các tước Nam. Hai trăm dặm nữa phong cho các chư Hầụ
Kế tiếp Hầu-phục là Tuy-phục. Trong năm trăm dặm cõi Tuy thì ba trăm dặm là nơi truyền bá văn chương, giáo hóa quần chúng; còn hai trăm dặm để hưng thịnh võ bị, bảo vệ quốc gia
Sau cõi Tuy là cõi Yêu Trong ba trăm dặm cõi Yêu là nơi cho rợ phương Ðông ở. Hai trăm dặm còn lại là nơi để đầy tội nhân.
Cõi cuối cùng là cõi Hoang, năm trăm dặm. Trong ba trăm dặm gần dành cho mọi phương Nam ở, hai trăm dặm cuối cùng để đầy người có tội nặng.
Ra khỏi cõi Hoang là... biển.
Với lối phân chia lẫm cẩm, hài hước ấy, năm nghìn năm qua, dân Trung-Quốc coi là Kinh, tức những gì không thể thay đổi, rồi trở thành chủ đạo của tộc Hoa

Tiếp theo Kinh Thư, sách Tả-truyện, Tả Khâu Minh cũng viết:
-Trời làm chủ Thiên-ha,
-Vua nối trời mà cai trị.
-Kẻ chịu mệnh trời mà cai trị là Thiên-tử.

Ðến Mạnh-tử, thiên Ly-lâu viết:
-Thiên ha là quốc gia,
-Gốc của thiên ha là quốc,
-Gốc ở quốc là gia

Vì ảnh hưởng của sách cổ nên người Hoa mới nảy sinh ra tư tưởng « Nội Hoa ha, ngoại Di, Ðịch». Nghĩa là trong Ngũ-phục thì là chốn văn minh, còn ngoài ra thì là mọi rợ.

Kinh-lễ, thiên Vương-chế nói:
- Ðông phương viết Di,
- Tây phương viết Nhung,
- Nam phương viết Man,
- Bắc phương viết Ðịch.
Nghĩa là:
- Người ở Ðông phương gọi là Di,
- Tây-phương là Nhung,
- Nam phương là Man,
- Bắc phương là Ðịch.
Di, Nhung, Man, Ðịch là những từ để chỉ mọi rợ. Bốn chữ đó khi viết thì có bộ trùng, bộ thú, bộ khuyển ở canh. Có nghĩa các sắc dân đó là cầm thú, côn trùng, chó mèo !
Ngay đối với người Âu, Mỹ hồi thế kỷ thứ 20 về trước, người Hoa gọi là Bach-quỷ! (Thính giả cười ồ lên!). Họ còn phân ra người Âu là Tây đương Quỷ. Người Mỹ là Mỹ-lan-tây Quỷ. Người Anh là Hồng-mao Quỷ. Người Nga là La-sát Quỷ.
Từ nguồn gốc kinh điển cổ, người Hoa tự cho mình là con trời (Thiên-tử), cho nên hầu hết các tiểu thuyết của họ thì vua luôn có tướng tinh là con rồng vàng, là Thanh-y đồng tử trên thượng giơí giáng sinh. Các quan võ thì luôn là Vũ-khúc tinh quân, các quan văn là Văn-khúc tinh quân. Quần thần thì là Nhị-thập bát tú giáng ha. Với chủ đạo này, họ đã đánh chiếm mấy trăm nước tạo thành một Trung-Quốc vĩ đaị

B.II. Chủ đạo của Việt-Nam.

Như trên đã trình bầy, với nguồn gốc lập quốc, người Việt có niềm tin mình là con của Rồng, cháu của Tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh. Truyền thống sang thế kỷ thứ 2 trước Tây-lịch lại thêm vào tinh thần của vua An Đương. Sang đầu thế kỷ thứ nhất, nổ ra cuộc khởi nghĩa của một phụ nữ, và 162 anh hùng, trong đó có hơn trăm là nữ.
Cuộc khởi nghĩa đuổi ngoại xâm Trung-hoa, lập lên triều đại Lĩnh-Nam. Phụ nữ đó là vua Trưng. Nối tiếp mỗi thời đại đều có tinh thần riêng, tạo thành niềm tin vững chắc.
Tộc Việt đã chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai nghìn năm của người Hoa Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa đến đâu, nhưng khi bị ngoại xâm, họ lập tức ngồi lại với nhau để bảo vệ quốc gia Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ đạo tộc Việt, đều thành công trong việc giữ được quyền cai trị dân.
Gần đây nhất, người Việt bị các thế lực Quốc-tế, gây ra cuộc chiến tranh tương tàn khủng khiếp (1945-1975). Nhưng nay, Việt-Nam đang trên đà phục hưng chủ đaọ. Ý tôi muốn nói sự cố gắng phi thường của hơn hai triệu người Việt ở ngoài lãnh thổ Việt-Nam, đã là bó đuốc sáng chuyển chủ đạo trở về nước mình.

Cũng tiếc thay, những người cầm quyền miền Nam từ 1963-1975, không biết khai thác lòng yêu nước của dân tộc, lại chấp nhận cho quân đội Hoa-kỳ và đồng minh nhảy vào vòng chiến, việc này có khác gì quỳ gối, trao ngọn cờ chính nghĩa cho miền Bắc? Tôi nghĩ những người lãnh đạo miền Nam như ông Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, cho đến giờ này (1992) chưa từng biết gì về kho tàng lòng yêu nước của người Việt, lại cũng chưa từng nghe, từng nói đến chữ chủ đạo tộc Việt bao giờ.

Trước họ, cố Tổng-thống Ngô Đình Diệm (1954-1963), vì biết rõ chủ đạo tộc Việt. Ngài từ chối không cho Hoa-kỳ đổ quân vào Việt Nam, mà đang là một đồng minh của Hoa-kỳ, Ngài đã trở thành kẻ thù của Hoa-kỳ, bị Hoa-kỳ giết hết sức thảm khốc.

C. LẦN THEO CHỨNG TÍCH CỦA TỘC VIỆT.


Năm trước đồng nghiệp của tôi đã giảng cho các ban sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm:
1) Thuyết của giáo sư Léonard Aurousseau về cuộc di cư của người Ư-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-Lạc.
2) Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-Lạc.
3) Thuyết của học giả Ðào Duy-Anh, Hồ Hữu-Tường về cuộc di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.

Tất cả các thuyết này đều căn cứ vào những thư tịch cổ Trung-Quốc, Việt-Nam. Mà những thư tịch này không có một biện chứng khoa học nào cả.
Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đã nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học DNA, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc nghiên cứu của tôi, rồi kết luận:
« Thoat kỳ thủy, trên vùng đất thuộc lãnh thổ Trung-Quốc, Việt-Nam hiện tại: Giống người đã từ châu Phi đến bằng hai đường. Một là đường Nam-á, đến Đông Nam-á, ngược lên vùng Hoa Nam. Hai là từ châu Phi, tới châu Âu, rồi sang Bắc Trung-Quốc. Cuối cùng cả hai giống người hòa lẫn với nhau trên lãnh thổ Trung-Quốc.
Còn trong vòng 5000 năm trước Tây lịch cho đến nay, thì tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía nam sông Trường-giang, Đông tới biển, Tây tới Tứ-Xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt đi xuống Giao-chỉ.
Người Việt di cư từ nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lãnh thổ của họ, như cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954; chứ không phải họ là người Trung-Quốc di cư xuống Nam, lập ra nước Việt. »
Chính vì lý do dùng hệ thống ADN biện biệt tộc Hoa, tộc Việt, nên tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa này Sau đây tôi trình bầy sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y-khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận thực nghiệm, cùng lý luận y-khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học.

D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y-khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Anatomie của Ý và giáo sư sinh vật Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng trong khoảng 5000 trước Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-Xuyên Trung-Quốc, phía Ðông tới biển Nam-hải Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam, và Ðôngđương.

1. DÙNG BIỆN CHỨNG Y-KHOA VÀ KHẢO CỔ.

Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y-khoa là:
"Khi có chứng trang, ắt có nguyên do"
Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong, nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua Tôi lại suy nghĩ khác:
"Không có nguyên do, sao có chứng trang?"
Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú. Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An Dương cũng cho rằng chuyện thần Kim-quy do vua móng làm nỏ bần một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu-Đà bị bại là hoang đường, là ma trâu đầu rắn. Nhưng tôi lại tin và cuối cùng tôi tìm ra sự thật. Hồi ấy Cao Cảnh hầu Cao Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay Tôi cũng tìm ra kích thước của ba mũi tên đồng của nỏ này(4)
Trước tôi đã có các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ tìm được tại Trung và Bắc-phần (70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời đại Đồ-đá, thì 29/38 cái được kết luận là thuộc chủng lọai Malanésien, Indonésien, Australoide hay Nam-á. Với 29 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể. Gần đây các học giả Việt-Nam lại tìm ra 32 xương sọ, thuộc thời đại Đồ-sắt (1000 năm trước Tây-lịch đến 300 sau Tây-lịch), thì 22/27 thuộc chủng lọai Mongoidẹ Với 32 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng lọai Mongoidẹ
Những tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ để kết luận. Nhưng y học đã tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đã bị đánh đổ. Nguyên do: Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35 dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi tìm ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận: lãnh thổ Văn-lang, tới hồ Ðộng-đình. (5)

2. NHỮNG CHỨNG TÍCH


Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc qủa tới hồ Động-Đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba-thục và phía Đông phải giáp Đông-hải Có thực như thế không? Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.
Dưới đây là huyền thoại, huyền sử mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứụ Tôi cần tra cứu cho ra:

2.1 Vấn đề thứ nhất,

Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Ðộng-đình. Có thực như vậy không?
Truyền thuyết nói Ðế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên ha làm hai Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Ðế-Nghi, sau thành Trung-Quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh Đương sau thành Văn-lang.
Núi Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình nay vẫn còn. Nhưng liệu có di tích gì chứng minh chăng? Tôi phải đi tìm Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình.

2.2 Vấn đề thứ nhì,

Truyền thuyết nói: Sau khi vua KinhĐương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng Thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi có chín van hoa tầm xuân nở. Tôi phải đi tìm núi Tam-sơn ở hồ Ðộng-đình. Liệu trên núi này có di tích gì về cuộc tình năm nghìn năm trước chăng?

2.3 Vấn đề thứ ba,

Truyền sử nói: Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.
Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương.
Cánh đồng Tương ở đâu Nếu có cánh đồng Tương thì cũng có thể kết luận rằng biên giới nước Văn-lang tới hồ Ðộng-đình. Tôi phải đi tìm.

2.4 Vấn đề thứ tư,

Chứng tích thứ nhất xác định:
Bộ Sử-ký của Tư-mã, Nam-Việt liệt truyện có thuật việc: vua nước Nam-Việt là Triệu-Ðà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-quận, Trường-sa (Mậu-Ngọ 183 trước Tây-lịch).
Như vậy biên giới Nam-Việt (Tức Việt-Nam) với Hán (Tức Trung-Quốc) ở vùng này Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam, nằm ngay Nam ngạn sông Trường-giang.

2.5 Vấn đề thứ năm,

Huyền sử nói rằng: trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng: Khi Trưng Nhị, Trần Năng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường, Trần Thiếu-Lan đem quân đánh Trường-sa (39 sauTây-lịch), thì nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang (sự thật đó là Tương-giang thông với hồ Ðộng-đình).
Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42 sau Tây-lịch). Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Ðộng-đình là Phật Nguyệt, tướng Hán là Mã Viện, Lưu Long (40 sau Tây-lịch).
Có thực thế không? Có hai trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình không? Nếu có thì ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả tới hồ Ðộng-đình.
Vấn đề thứ sáu,
Năm 42, sau Tây-lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại Bồ-lăng thuộc Tượng-quận, vì quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở đâu Có trận này không? Nếu có trận này thì ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây quả tới Ba-thục (Tứ-Xuyên.)
Thưa Quý-vị,
Nhưng các sử gia gần đây (1900-1975) đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-Lang rộng như vậỷ Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Lại cũng có những người dốt nát (1975-1991), không đủ sách đọc, không theo kịp sự tiến triển của y học, họ chỉ đọc những tài liệu sai lầm, rồi họ như con ngựa kéo xe, chỉ biết có vậy, chúng tôi thấy họ ngu dốt quá, nên không trả lời, cũng như giải thích.
Tôi căn cứ vào những chứng trang trên mà đi tìm nguồn gốc.

E. ÐI TÌM BIÊN GIỚI NƯỚC VĂN- LANG


1. Núi Ngũ-lĩnh

Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bây đi Bắc-kinh, rồi đổi máy bây ở Bắc-kinh đi Trường-sa Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-Đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này
Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, vì trong thư giới thiệu các giới chức y-khoa chỉ xin được giúp đỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây Thành ra tôi bị mất khá nhiều thì giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này Tôi cư ngụ trong khách san Trường-sa tân điếm nằm trên đại lộ Nhânđân.
Tôi mua cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, đại-học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tớị
Đầu tiên tôi đến tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-Quốc

•Một là Ðại Đữu lĩnh.
•Hai là Quế đương, Kỳ-điền lĩnh.
•Ba là Cửu-chân, Ðô-lung lĩnh.
•Bốn là Lâm gia, Minh-chữ lĩnh.
•Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.
Về vị trí:
•Ngọn Thủy-an, Việt-thành chay từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-đông.
•Ngọn Ðaiđữu chay từ huyện Ðaiđữu (Nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-đông.
•Ngọn Cửu-chân, Ðô-lung chay từ Ðao-huyện tỉnh Hồ-nam tới Gia- huyện tỉnh Quảng-tâỵ
•Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chay từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng-Ðông.
•Ngọn Quế đương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-tâỵ

Lập tức tôi thuê xe đi một vòng thăm các núi này Tôi đi mất mười ngày, trải gần 15.000 cây số.
Như vậy là Ngũ-lĩnh có thật, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-Đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:
Một là vua Minh tế trời ở trên núi Ngũ-lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia địa giới Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôi Còn vua KinhĐương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Ðộng-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia
Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ Ðộng-đình mới thuộc lãnh địa Việt.
Kết luận:
"Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-Quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa"
Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thọai

2. Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh

Tương truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quếđương, phân chia lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài Nhưng dãy núi Quếđương có mấy chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nàỏ Trên bản đồ không ghị Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương-giang. Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-gòn. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ.

Tôi đi thăm Thiên-đài
Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoại thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gach nung, mái lợp ngóị Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gach bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâụ Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra Bên trong cột kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiềụ Những câu đối, chữ còn, chữ mất.
Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bây, gồm 60 trang. Ðầu đề ghi:
Thiên-đài di sự lục
Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.
(Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào)
- Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khạng-Hỵ Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ.
Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học lọai văn đó vào hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Văn còn kể thêm:
"Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa Khi rút tới Quế đương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm đươc núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây"
- Tôi biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Ðào Hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Ðào Kỳ. Ngài Ðào Kỳ lĩnh chức Ðại Tư-mã thời vua Trưng. Còn tướng Ðào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ Ðộng-đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây

Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:
"Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh".
Hai câu này ngụ ý ca tụng Thái-tử Tất-Ðat-Ða đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.
"Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận,
Phật công hiển hách quốc thái an dân".
Hai câu này là ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.

Nơi có dấu vết Thiên-đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:
Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc.
Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường.

Nghĩa là: Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với giòng giống Việt-thường.

Chỗ miếu thờ của Ðào Hiển-Hiệu có đôi câu đối:
Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế,
Thiên đạo Bắc-lĩnh trấn Lưu Long.

Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Ðộng-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh bai Mã Viện ở phía Nam hồ Ðộng-đình. Một nghìn tay đạo do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long.
Kết luận:
"Như vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-đài nên thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-Đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-Đình."

3. Cánh đồng Tương

Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:
Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.
Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn phương quy dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.
Tôi đoán:
Cả hai vị Quốc-tổ KinhĐương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng Thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó trên hồ Ðộng-đình.
Phía Nam hồ Ðộng-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 km, lưu vực tới 92500km2, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ nằm trong lưu vực Tương giang.
Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi xuất phát ra Tương-giang là hồ Động-Đình, xuống Nam, qua Tương-âm, tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bach-mã. Đây là địa phận quận Íchđương.Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi Suốt lộ trình từ hồ Động-Đình trở xuống, trên cửa sông Tương cũng như hai bên bờ chim Âu bây lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, Âu-hồ, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa thủ phủ của Hồ-nam rồi tới các quận lỵ Tương-đàm, Chu-châu, Hành đương, Quếđương.
Không khó nhọcc tôi tìm ra:
"Cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-Đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-giang. Phía Tây là vùng Chiêuđương, Lãnh-thủỵ Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy, Thach-khê-thủy"
Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này:
« Quốc-tổ Lạc Long kết hôn với công chúa con Đế-Lại, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-Đình, Tương-giang mà gọi là Âu-Cơ (Cơ là vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu-Cơ, thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh đẻ. Khi chim Âu đẻ thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con có nghĩa là tất cả dân ttrong nước đều là con Quốc-mẫu »
Kết luận:
« Đã có cánh đồng Tương, thì chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài Nay chứng cớ được kiểm điểm, thì lãnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-Đình ».

4. Hồ Ðộng-đình và Tam-sơn

Hồ Động-Đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nơi phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưa Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-nam. Hồ Động-Đình nằm trong tỉnh Hồ-nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào Tương-giang. Trên Bắc-ngan hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần.
Tương truyền các các nữ tướng thời vua Trưng như Trưng-Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh, rồi tả trận đánh trong bộ Cẩm-khêđi-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa can là 38,5 mét, về mùa nước lớn là 39,20 mét. Tra trong chính sử thì quả hồ Động-Đình thuộc lãnh địa Văn-Lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng-Đế. Sử gia Trung-Quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc.
Nói theo triết học Tây phương thì vua Du-Võng gốc từ Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng ở phương Nam lấy hỏa làm biển hiệu nên còn gọi là Viêm-đế. Còn vua Hoàng-đế gốc ở dân du mục, săn bần, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ-đế bản kỷ chép rằng:
«...Thời vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu thì Suy-Vưu mạnh nhất.
Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.
Suy-Vưu làm lọan, không tuân đế hiệu. Hoàng-Đế triệu tập chư hầu cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Đế đem quân chinh phục.
Lãnh thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông. Phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu. Nam tới Giang, Hùng, Tương... »(7)
Sông Giang đây tức là sông Trường-giang, Hùng đây tức là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi Nhân đời Tống lập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa

Kết luận:

"Từ chính sử, huyền-sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-Đình. Khi vua Hoàng-Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài đến 2439 năm nữa. Lãnh thổ Trung-Quốc thời Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Phía Nam bao gồm Trường-sa, hồ Động-Đình vẫn thuộc Văn-lang."
Khi chính sử ghi chép như vậy thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Ðộng-đình, núi Tam-sơn không còn là huyền thoại nữa Vậy chuyện các ngài lên núi hưởng Thanh phúc nên ghi vào chính sử.

5. Biên giới lĩnh địa tộc Việt thế kỷ 2 trước Tây lịch

Sử Hán là bộ Sử-ký của Tư-mã Thiên. Sử Việt như bộ Đại-Việt sử ký toàn thư, Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục, đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu Ðà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Ðộng-đình.
Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Ðà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Ðồ Thư mang quân sang đánh Âu-Lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận:
•Nam-hải (Quảng-đông và một phần Phúc-kiến),
•Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu),
•Tượng-quận (Vân-nam và một phần Quý-châu).

Vua An Đương sai Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung và Cao-cảnh hầu Cao Nỗ đem quân chống, giết được Ðồ Thư và tiêu diệt nữa triệu quân Tần. Tuy vậy vua AnĐương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất.
Sau nhân thời thế loan Lạc, một viên quan Tần là Triệu Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-Lạc lập ra nước Nam-Việt. Lãnh thổ nước Nam-Việt bao gồm những vùng nào ? Không một sử gia nào chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lãnh địa Nam-Việt là lãnh địa thời Văn-lang.
Trong khi Triệu Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt. Hạng Vũ, Lưu Bang diệt Tần, rồi Lưu Bang thắng Hạng Vũ lập ra nhà Hán. Lưu Bang lên ngôi vua sai Lục Giả sang phong chức tước cho Triệu Đà. Đúng ra Triệu Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng thân thuộc, mồ mả của Triệu Đà đều ở vùng Chân-định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên lên mà phải lùi bước.
Năm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà hán là Lưu Bang chết, Lã-hậu chuyên quyền cấm bán hat giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu Đà không thần phục nhà Hán, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.
Kết luận:
"Trường-sa là quận biên cương của Hán. Vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa Nam quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam-ngan sông Trường-giang"


6. Lĩnh địa thời vua Trưng
6.1. Vua Bà của Trung-Quốc là vua Trưng

Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-Xuyên... tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra saọ Ngay những cán bộ Trung-Quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp năm tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà.
Bấy giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ , tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soan vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau:
« Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầụVì sơ ý hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng Thượng-đế nổi giận đầy hai công chúa xuống ha giới Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày thì Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa Ngọc-hoàng Thượng-đế sợ công chúa làm loan ở ha giới, ngài mới truyền Thanh-y đồng tử đầu thai để theo dẹp loan. Thanh-y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đị Ngọc-hoàng Thượng-đế truyền Nhị thập bát tú đầu thai theọ
Thanh-y đồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng đời Ðông-Hán.
Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, thông minh quán chúng, có sức mạnh bat sơn cử đỉnh, được gả cho Ðặng Thi-Sách.
Thi-Sách làm phản, bị Thái-thú Tô Ðịnh giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-Quốc ở phía Nam sông Trường-giang: Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hải Chư tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.
Quang-Vũ nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mã Viện. Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng-đình. Mã Viện, Lưu Long bị baịVua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị baị Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường-giang, hồ Ðộng-đình, oán khí bốc lên tới trời
Ngọc-hoàng Thượng-đế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị baị Ngài phải sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Như Laị Ðức Phật sai mười tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị baị Cuối cùng ngài truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật- Nguyệt với Quan-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng baị Sau Quán Thế Âm thuyết pháp nữ vương Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tụ
Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:
Tích trù Ðộng-đình uy trấn Hán,
Phương lưu Thanh sử lực phù Trưng
(Một trận Ðộng-đình uy trấn Hán
Tên còn trong sử sức phù Trưng).
Bỏ ra ngoài những huyền hoặc về Nữ-vương Phật-Nguyệt, tài liệu chứng minh: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-Quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót laị Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng.
Kết luận:
"Khi đã có nữ tướng Phật Nguyệt đánh trận Trường-sa, hồ Động-Đình. Mà có trận hồ Động-Đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam, phía Bắc quả tới phía Nam sông Trường-giang."

6.2. Quả có trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình năm 39 sau Tây-lịch

Huyền sử (những cuốn phổ) nói rằng: Khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động-Đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểụ Không khó Nhoc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đoan chép:
« Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mang văn hóa bị phá hủỵ Tượng đồng bị nấu ra Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ».
Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.(9)
Kết luận:
"Thời Lĩnh-Nam quả có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh trận Trường-sa Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh-Nam quả gồm có hồ Trường-sa, hồ Động-Đình."

6.3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch

Huyền sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được vua Trưng trao cho trấn tại Tượng-quận (Vân-nam) . Nhưng vì quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huỵ Ba ông đã tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối:
Tượng-quận dương uy nhiêu tướng lược,
Bồ-lăng tuẫn tiết tận thần trung.
Nghĩa là:
Trận Tượng-quận dương oai, rõ tài tướng giỏị
Bến Bồ-lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung.

Hầu hết các sử gia đều cho rằng: Bồ-lăng tức là bến Bồ-đề, ngọai ô Thăng-long. Vả lãnh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậy.
Tôi không tin lý luận này Tôi quyết có trận Tượng-quận. Vì sao ? Vì ba ngài chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long).

Vì vậy, trong dịp hè năm 1982, tôi cầm đầu phái đoàn CMFC sang Vân-Nam, Trung-Quốc, để nghiên cứu về một giống trà có khả năng trị tuyệt chứng Cholestérol, Triglycéride... Lợi dụng dịp nhầy, tôi quyết tìm cho ra sự thực.
Thế là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng.
Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu Miếu khá lớn, chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.
Trước miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại có ba Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoan trường, trục Ðịnh, tiết... can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mâỵ
Tôi xin vào trong miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi câu đối.
Giang-thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa
Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.

Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-Quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị vạc mất. Ông đề nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du lịch mua giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ lọai láng và một hộp lọai thiếp vàng. Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết bằng sơn thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-động, huyện Gia-lâm, Hà-nội:
Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định,
Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.
Nghĩa là:
Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định.
Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng.
Kết luận:
Như vậy thì quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận thì biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-Xuyên ngày nay

7. Nghiên cứu những khai quật

Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫụ Tôi đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soan các thư tịch liên quan đến cổ luật.

Chính vì vậy tập tài liệu « Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở đầu «Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (10). Bấy giờ tôi còn trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫụ Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó.

Triều đại Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam, Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau

Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (Thanh hóa). Sự thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Namđương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Namđương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau
+ Ðồng 53%,
+ Thíếc 15-16%,
+ Chì 17-19%,
+ Sắt 4%.
+ Một ít vàng bac.

Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đã phân biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc.

Kết luận,
"Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Ðộng-đình, Tây tới Tứ-Xuyên như cổ sử nói"
8. Tổng kết
Sáu vấn đề tôi nêu ra ở trên, rồi đi tìm, tất cả đều còn đầy đủ di tích.
Như vậy: Biên giới cổ của nước Việt-Nam, với các triều đại Hồng-bàng, Âu-Lạc, Lĩnh-Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng-đình, phía Tây giáp Tứ-Xuyên.


F. KẾT LUẬN


Thưa Quý-vị
Quý-vị đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, cho tới tin học, y học để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, về biên giới cổ của tộc Việt.
Trong chính sử Trung-Quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai Lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán.
Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc.
Hồi thơ ấu, tôi sống bên canh những nhà Nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên Âu-Việt, Lạc-Việt, Đông-Việt, Nam-Việt, Việt-Thường đều thuộc Bách-Việt cả. Cái tên trăm họ hay trăm Việt (Bách-Việt) phát xuất từ huyền thọai vua Lạc-Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14).
Các vị cổ học, học cổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang lấy mốc là hồ Động-Đình với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 13-14 tuổi, tôi chỉ được học vài trang ngắn ngủi về nguồn gốc tộc Việt, trong khi đó gia đình cho tôi đọc mấy bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của Hoa, của Việt (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn số trang gấp năm sáu). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học.
Nay tôi mới chứng minh được.
Phải chờ cho đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ Văn-Mẫu thạc-sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến-sỹ Nguyễn Sỹ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học theo lối cổ, không biết những phương pháp quy nap, tổng hợp nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi Ngay từ lần đầu gặp nhau, mà một già, một trẻ đã có hai cái nhìn khác biệt.
Giáo sư Mẫu trên 50 tuổi mà lại có một cái nhìn rất trẻ, tôi mới có 25 tuổi lại có cái nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa-Việt đưa ra Vì vậy tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Mẫu đem viết thành tài liệu giảng daỵ nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, vì chỉ căn cứ trên thư tịch cổ.
Nay tôi mới biết có quá nhiều sai lầm, tôi xin lỗi các đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi Quý-vị.
Hồi bấy giờ tôi sống ở Sài-gòn, thuộc Việt-Nam cộng-hòa đang là nước chống Cộng, nên tôi không thể sang Trung-Quốc, cũng như về Bắc tìm kiếm thêm tài liệu Phải chờ đến năm 1976 làm việc cho CMFC, hàng năm dẫn các đồng nghiệp sang Trung-Quốc nghiên cứu, trao đổi y học, tôi mới có dịp tìm kiếm lại di tích xưa trong thư viện, trong bảo tàng viện, trên bia đá cùng miếu mao, đền chùa và nhất là đến tại chỗ nghiên cứụ Gần đây nhờ các đồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt được nguồn gốc tộc Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt.
Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng:

1. Người Trung-hoa không phải là con trời như những văn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ còn nghĩ như vậỵ
2. Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản đi tứ phương.
3. Không hề có việc người Trung-hoa trốn lánh hay vì lý do chính trị di cư xuống vùng đất hoang, tạo thành nước Việt.
4. Trong lịch sử quả có một số người Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay người Việt di cư đi sống khắp thế giới
5. Lại càng không có việc người Việt gốc từ dòng giống Mã-lai như một vài người ngốc ngếch đưa ra
6. Theo sự nghiên cứu bằng hệ thống ADN, từ cổ, giống người Trung-hoa, do giống người từ Ðông Nam-á di lên. Những người Ðông Nam-á lại đến từ châu Phi qua ngả Nam-á vào thời gian hơn 20.000 năm trước.
7. Người châu Phi đến Bắc Trung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 năm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoa
8. Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan.
9. Biên giới nước Việt thủa lập quốc gồm từ Nam sông Trường giang đến vịnh Thái-lan, Ðông tới biển. Tây tới Tứ-Xuyên của Trung-Quốc ngày nay

Ðến đây tôi xin phép các vị giáo sư, quý khách, các sinh viên cho tôi ngừng lời Xin hẹn lại quý vị đến tháng 11-92 tôi sẽ trình bày trước quý vị về nguồn gốc triết Việt.
Trân trọng kính chào quý vị.

Giáo-sư Trần Đại-Sỹ,
Giám đốc Trung-Quốc sự vụ

Tài liệu nghiên cứu chính:
SÁCH CHỮ HÁN
Tư Mã-Thiên, Sử ký, Trung-hoa thư cục Thượng-hải xuất bản 1959
Ban-Cố, Tiền Hán thư, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959
Pham Việp, Hậu Hán thư, Trung hoa thư cục xuất bản 1959.
Hoài Nam Tử, quyển 18, Trùng Hoa thư cục Ðài Bắc xuất bản, 1959.
Cố Dã-Vương, Ðịa dư chí, Cẩm-chương thư cục xuất bản 1920.
Trần Luân-Quýnh, Hải quốc kiến văn lục, cổ bản, thư viện Paris.
Lê Quý-Ðôn, Phu-biên tạp lục, cổ bản của thư viện Paris.
Lê Quý-Ðôn, Đại-Việt thông sử, cổ bản của thư viện Paris.
Phan Huy-Ích, Lịch triều biến chương lọai chí, cổ bản của thư viện Paris.
Quốc-sử quán, Hoàng-Việt địa dư chí, bản của thư viện Paris.
Quốc-sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản của thư viện Paris.
Ðịa đồ xuất bản xã, Trung-hoa nhân dân cộng hòa quốc phân tỉnh địa đồ tập, Bắc-kinh 1974.
Đại học văn khoa Hồ-nam, Hồ-nam lịch đại khảo chứng 1980.
Cùng rất nhiều tài liệu không tác giả, lưu trữ tại thư viện, bảo tàng viện Hồ-nam, Quý-châu, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-Nam.
SÁCH CHỮ PHÁP
Léonard Aurouseau La première conquête chinoise des pays anamites, BEFEO XXIII
Claude Madrolle, Le Tonkin Ancien, BEFEO, XXXVIỊ
SÁCH CHỮ VIỆT
Ðào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, Hà-nội 1946.

Lời cáo chung cho thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt!

I/ Thuyết “Sở-Việt” của nguồn gốc dân tộc Việt và những đệ tử

Năm 1904, trong cuốn Le Cambodge xuất bản tại Paris, học giả người Pháp E. Aymonier đề xuất giả thuyết: “Tổ tiên những người ngôn ngữ Mon-khmer bắt nguồn từ những sườn núi phía nam Tây Tạng rồi di chuyển về phương nam theo hai hướng, hướng tây nam sinh ra người Munda ở Ấn Độ, hướng đông nam sinh ra các tộc Mon-khmer ở Đông Dương.” (1)

Từ thuyết này, vào đầu những năm 20 thế kỷ trước, L. Aurousseau khai thác thư tịch Trung Hoa, cho rằng: “Người Việt Nam trước ở Trung Hoa rồi mới di cư qua miền Bắc Việt Nam. Nước Sở thuộc giòng Bách Việt, lãnh thổ bao gồm 2 tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay, xuất hiện trước thế kỷ thứ XI trước CN. Ðến thế kỷ thứ IX trước CN, một ngành nước Sở di cư về phía Nam, dọc theo sông Dương Tử, định cư ở Chiết giang, thành lập nước Việt (Việt Vương Câu Tiễn) vào thế kỷ thứ VI trước CN. Năm 333 trước CN, nước Sở đánh bại nước Việt, người Việt chạy về phương Nam theo bốn nhóm: Nhóm Ðông Âu hay là Việt Ðông ở miền Ôn Châu (Chiết Giang). Mân Việt ở Phúc Kiến. Nam Việt ở Quảng Ðông, Quảng Tây. Lạc Việt ở phía Nam Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam. Các nhóm kể trên bị Hán hóa, chỉ còn lại nhóm Lạc Việt là tồn tại…”

“Những chúa dẫn các dân Việt di cư xuống miền Nam Quảng Tây và đến tận Bắc kỳ ngày nay về thế kỷ thứ IV và thứ III trước Gia tô là cùng một dòng họ với các vua Việt đến định cư ở Ôn Châu, Phúc Châu và Quảng Ðông vậy.”

”Vậy thời ta có đủ chứng cớ mà nói quyết rằng người An Nam ngày nay là dòng dõi trực tiếp của người nước Việt bị diệt năm 333, và tiên tổ ngàn xưa, về thế kỷ thứ VI trước Gia tô, đã ở miền tỉnh Triết Giang nước Tàu ngày nay, vào khoảng lưu vực con sông cùng tên ấy”(2).

Trong hoàn cảnh thông tin về văn minh Đông Á còn hạn chế lúc đó, một số trí thức nước ta như Phạm Quỳnh đã chớp lấy “phát kiến tân tiến” trên rồi truyền bá trong cộng đồng.
Từ đó, thuyết của Aurousseau được coi như tài liệu chính thống về cội nguồn dân tộc Việt. Không chỉ dừng lại ở thế kỷ đã qua, tư tưởng của ông còn được một số tác giả mang sang thế kỷ XXI.

Giáo sư Cao Thế Dung trong bài “Tên nước Việt” được lưu hành trên nhiều website tiếng Việt, nhắc lại ý tưởng của L. Aurousseau với ý tán thành, đồng thời cũng góp phần hiện đại hóa thuyết này bằng cách bổ sung vào đó những tri thức mới của di truyền học hiện đại từ công trình của Y. Chu, Jin Li…

Nguyên Nguyên với loạt bốn bài “Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương”, là học trò trung thành của của L. Aurousseau. Tác giả đào xới cổ thư Tàu và áp dụng kỹ thuật điện tử
'fast forward' (quay băng video nhanh) để rút ngắn thời đại Hùng Vương đi 2500 năm cho vừa với giả thuyết người thầy Tây của mình.

Người trẻ nhất trong trường phái là Trương Thái Du với các bài viết trên mạng và in thành sách ở Nhà xuất bản Lao Động - 2007: “Tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam” và “Nói thêm về Đàn Nam Giao” (vannghesongcuulong.org 19.12.06), trong đó đưa ra những bằng cứ từ cổ thư Trung Hoa để minh chứng cho truyết “Sở - Việt”

Nót một cách công bằng, người viết cũng chịu ảnh hường của Aurousseau. Có một thời, đó là cách giải thích khả dĩ nhất về gốc gác người Việt. Nhưng rồi, cùng với sự trưởng thành của trí tuệ, với những phát hiện khảo cổ học mới và nhất là từ khi có thông tin từ công trình của nhóm Y. Chu về con đường phương nam của người tiền sử tới Việt Nam, niềm tin của chúng tôi thay đổi.

Từ những bằng chứng khảo cổ học, nhân chủng học vững chắc hiện có, chúng ta có đủ cơ sở để viết lời cáo chung cho thuyết Aurousseau.

II/ Sự cáo chung của thuyết Aurousseau

Thuyết “Sở-Việt” được đưa ra sau khi khảo cổ học phát hiện di chỉ Ngưỡng Thiều mà lúc đó cho là khởi nguyên của văn minh Hán truyền xuống Long Sơn và vùng Đông Nam. Nhưng đầu thập niên 30, Hội nghị Quốc tế về tiền sử Viễn Đông đã thống nhất cho rằng: “Cả Long Sơn, cả Ngưỡng Thiều đều từ văn hóa Hòa Bình sớm đưa lên.”
Tại sao khi khảo cổ học phát hiện dòng chuyển dịch văn hóa ngược với quan niệm cũ thì niềm tin vào thuyết Aurousseau vẫn không thay đổi? Đó là do trong lịch sử có những cuộc di dân về Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Lịch sử người Việt có hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên khai phá đất Trung Hoa và giai đoạn sau từ Trung Hoa về xây dựng Việt Nam. Giai đoạn đầu quá xa xôi, không được ghi chép trong thư tịch Trung Hoa nên đến cuối thế kỷ trước, nhân loại chưa biết tới. Do chỉ biết giai đoạn sau nhưng lại ngộ nhận đấy là toàn bộ lịch sử Việt Nam nên Aurousseau cùng học trò của ông đã sai lầm.

Cho tới cuối thế kỷ trước, thuyết “Sở-Việt” vấp phải những mâu thuẫn sau:

1/ Mâu thuẫn thứ nhất: hoàn toàn phủ định truyền thuyết Hùng Vương dựng nước.

Giả thuyết Aurousseau là sự phủ định lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt. Kết quả là lịch sử của chúng ta chỉ còn lại một nửa thời gian. Về mặt tâm linh, đó là đòn chí mạng đánh vào lương tri người Việt. Chưa biết đúng hay sai, giả thuyết như vậy là rất khó chấp nhận. Một lý thuyết đưa ra mà trái ngược tới mức phủ định truyền thuyết gốc của dân tộc là điều phải hết sức đắn đo, thận trọng. Vì vậy, không lấy làm lạ là, dù không ít học giả quảng bá cho thuyết này thì nó cũng không được đại đa số người Việt chấp nhận. Hầu như mọi người đều hướng về lịch sử 4000 năm với Phục Hy, Thần Nông, rồi Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân.

2/Mâu thuẫn thứ hai: Trái ngược với bằng chứng khảo cổ học:

Từ thập niên 70 thế kỷ trước, do việc phát hiện thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam, thế giới đã công nhận Việt Nam là trung tâm văn hóa đồng thau xuất hiện sớm và phát triển nhất khu vực, bắt đầu từ 1850 năm đến thế kỷ II TCN, mà rực rỡ nhất là văn hóa Đông Sơn kéo dài khoảng 800 năm TCN. Thời kỳ này tương đương với sự xuất hiện cùa nước Sở, mà ta biết, hiện vật đồng thau nước Sở vừa muộn hơn, lại ít hơn và nhất là không tinh xảo bằng của Việt Nam. Đấy là bằng chứng cho thấy, Việt Nam là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển sớm và mạnh hơn nước Sở. Đạt được trình độ phát triển như vậy chứng tỏ rằng trên địa bàn Việt Nam lúc đó có một nhà nước mạnh. Điều này cho thấy không thể có chuyện ngược đời là người Sở-Việt di cư xuống lập nước Văn Lang và thành tổ tiên của người Việt.

Do không hóa giải được hai mâu thuẫn trên nên số ủng hộ viên của thuyết Aurousseau giảm đi.
Tuy vậy, chứng lý bác bỏ thuyết Aurosseau chưa đủ mạnh vì còn thiếu bằng chứng quan trọng nhất là nhân chủng học. Sang thế kỷ XXI, với việc phát hiện con đường thiên di phương nam của người tiền sử tới Việt Nam, khoa học có đủ bằng chứng để bác bỏ thuyết Aurousseau.

3/Mâu thuẫn thứ ba: trái với chứng cứ nhân chủng học.

Điều khá khôi hài là, trong khi khẳng định người Sở - Việt là tổ tiên của người Việt Nam thì những người theo thuyết Aurousseau chẳng hề biết người Sở - Việt là ai, người Văn Lang là ai, người Việt Nam hiện đại là ai?! Ở đây không có chỗ cho những tên gọi nôm na như “tộc Tâu Âu”, “tộc Việt cổ”, “tộc Thái cổ” mà phải là những tên Latinh trong bảng phân loại nhân chủng. Khi chưa minh định được điều đó thì việc cho rằng người này là tổ tiên của người kia chỉ là chuyện ăn ốc nói mò!
Có định luật như sau: Nếu trong quá khứ dân cư vùng A thiên di làm nên tổ tiên của dân cư vùng B tất sẽ để lại những vết tích trong bộ gene (genome) của dân cư vùng B. Như vậy, nếu vào thế kỷ IV TCN, người Sở-Việt di cư xuống tạo thành tổ tiên người Việt Nam hiện đại thì phải có bằng chứng về sự chuyển hóa di truyền của cư dân Việt Nam ở thời điểm trên.

Không hề có bằng chứng như vậy. Xin đọc:

“Thời đại Đá Mới, dân cư trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu. Sang thời đại Đồng - Sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân ở Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư, hoặc do đồng hoá.”(3)
Đấy là kết luận của nhà nhân chủng học hàng đầu Việt Nam Nguyễn Đình Khoa, được trình bày trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á, xuất bản năm 1983 ở Hà Nội.

Đầu năm 2005, khi phân tích 30 di cốt ở khu mộ cổ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình, tiến sĩ M. Oxenham của Đại học Quốc gia Úc một lần nữa xác nhận: “Người Việt từ trước thời đá mới đã có biểu hiện của giống người Úc châu [Nam đảo] hay Đa đảo Melanesian, nhưng người Việt từ đầu thời Đồng thau đã có biểu hiện đặc trưng của giống người Ðông Nam Á. Sự hiện diện của cả hai nhóm sắc tộc này sát cánh nhau trong khu mộ táng cho thấy đã có sự hỗn hoà giữa hai chủng ở mức độ đáng kể, có thể là đánh dấu những nguồn gốc sớm nhất về dân cư Việt hiện thời, vốn đã tương đối ổn định khoảng năm 2000 TCN.”(4)

Hai đoạn dẫn trên cho thấy: chỉ có việc chuyển hóa cùa dân cư Việt Nam từ loại hình Australoid sang Mongoloid, hoàn tất vào khoảng 2000 năm TCN. Không có biến đổi di truyền nào cùa dân cư Việt ở thời điểm thế kỷ IV TCN.

Như vậy là, người Việt hiện đại ra đời từ hơn 2000 năm trước khi người Sở - Việt di cư xuống. Cố nhiên, người Sở - Việt không thể là tổ tiên của những người được sinh ra trước họ.
Điều này chứng tỏ rằng, khi di cư xuống Việt Nam, người Sở - Việt có cùng bộ gene di truyền với người bản địa.

Bằng chứng nhân chủng học là chiếc đinh cuối cùng đóng xuống quan tài thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt Nam.

III/ Giả thuyết: “Người Lạc Việt từ lưu vực Hoàng Hà trở về dựng nước Văn lang”

Dựa trên những phát kiến khoa học mới, nhất là công trình của tập thể nhà di truyền Trung Quốc và Mỹ cộng tác trong Dự án Đa dạng di truyền người Trung Hoa (Chinese Human Genome Diversity Project), chúng tôi xin đưa ra giả thuyết “Người Lạc Việt từ lưu vực Hoàng Hà trở về dựng nước Văn lang” như sau:

Khoảng 40.000 năm trước, người Việt từ Đông Nam Á đi lên khai phá đất Trung Hoa. Cho đến thiên niên kỷ thứ IV CTN, họ đã làm chủ vùng đất mênh mông từ Đông Nam Á tới phía nam sông Hoàng Hà, có nhân số khoảng 2/3 nhân loại và phát triển nền nông nghiệp tiên tiến.
Cũng khoảng thời gian này, một số nhóm người Mongoloid từ Đông Nam Á đi lên, định cư ở phía tây bắc Trung Hoa và chuyển dần từ săn bắt hái lượm sang du mục, là tổ tiên của chủng Mongoloid phương Bắc.
Khoảng giữa thiên niên kỷ thứ III TCN, người du mục xâm phạm lãnh thổ của người Việt, cướp của, hãm hiếp, bắt người làm nô lệ, mức độ ngày một tăng. Do vậy đã xuất hiện liên minh các bộ lạc Bách Việt phía bắc sông Dương Tử do Đế Lai chỉ huy với các bộ lạc phía nam Dương Tử do Lạc Long Quân lãnh đạo chống lại quân xâm lăng. Khoảng năm 2600 TCN, người Mông Cổ do họ Hiên Viên dẫn đầu mở chiến dịch lớn tổng tấn công ở Trác Lộc. Liên quân Việt thua trận, Đế Lai hy sinh. Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt lên thuyền theo dòng Hoàng Hà ra biển xuống phía nam, đổ bộ vào vùng Nghệ Tĩnh. (5)

Trong đoàn thuyền nhân trở về Việt Nam, có một số người lai Mông Cổ được sinh ra từ những cuộc xâm lấn trước đó và cả những phụ nữ bị quân Mông Cổ hãm hiếp mang thai. Khi trở về, họ sinh những con lai thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Do sự chiếm đóng mở rộng, cuộc di tản khỏi lưu vực Hoàng Hà còn tiếp tục và bổ sung thêm người Mongoloid phương Nam cho dân cư Việt Nam. Những người mang gene Mongoloid phương Nam này lai với người bản địa thuộc loại hình Australoid, làm chuyển hóa dân cư Việt Nam sang loại hình Đông Nam Á, là tổ tiên của người Việt Nam ngày nay.

Đoàn thuyền nhân từ Hoàng Hà trở về, do cùng chủng tộc, ngôn ngữ và được dắt dẫn bởi Lạc Long Quân, vua của nước Xich Quỷ nên dễ dàng hòa nhập với dân bản địa. Người mới về, do hoạt động trên vùng đất rộng, phải thường xuyên đối mặt với kẻ xâm lấn phương Bắc nên biết cách tổ chức nhà nước và kỹ thuật quân sự, vì vậy được cộng đồng bản địa tôn lảm vua. Nhờ ưu thế lai của chủng Mongoloid phương Nam, nhờ được tổ chức thành nhà nước, người Văn Lang trở nên hùng mạnh, sáng tạo văn hóa đồng thau, đặc biệt là chế tác trống đồng.

Tuy thời gian này người Việt có kỹ nghệ hàng hải cao và làm chủ biển Đông nhưng di tản bằng thuyền không thể đưa ồ ạt nhiều người nên số người mang gene Mongoloid phương Nam có mặt lúc đầu ở Văn Lang không nhiều. Vì vậy quá trình chuyển hóa dân cư Việt khá chậm chạp, phải trong thời gian hơn nửa thiên niên kỷ, cho tới 2000 năm TCN mới ổn định.

Giải thích và chứng minh

Giả thuyết do chúng tôi đề xuất có những ưu điểm sau:

a/ Phù hợp với truyền thuyết Hùng Vương dựng nước: thời gian dựng nước Văn Lang khoảng 2600 năm TCN, Lạc Long Quân theo Hoàng Hà ra biển Đông, xuôi về Nam.
Đồng thời cũng phù hợp với Ngọc phả đền Hùng là có “đoàn người đổ bộ vào Nghệ Tĩnh”

b/ Việc không tìm được sọ Mongoloid thuần chủng ở Việt Nam chứng tỏ là vào thời kỳ này không có người Mongoloid thuần chủng trên đất Việt Nam. Như vậy chỉ còn khả năng duy nhất là có người Mongoloid phương Nam từ lưu vực Hoàng Hà – nơi đầu tiên xuất hiện người Mogoloid phương Nam - di cư bằng thuyền tới Việt Nam và làm biến đổi gene của dân cư Việt.
Giả thuyết của chúng tôi giải thích thỏa đáng điều này: cách nhau vạn dặm núi rừng và một biển người Bách Việt dòng Australoid, khoảng 2600 năm TCN, bên sông Hoàng và bên sông Hồng, chủng người Mongoloid phương Nam gần như đồng thời xuất hiện. Nguyên nhân tại đâu? Chỉ có khả năng duy nhất là những người lai Mông Cổ trong đoàn thuyền nhân từ sông Hoàng Hà đi về Việt Nam.

c/ Giả thuyết của chúng tôi cho phép chứng minh ngược lại thuyết của Aurousseau.

Có thể có khả năng sau:

Lạc Long Quân làm vua nước Xích Quỷ từ phía Nam Dương Tử tới tận miền Trung Việt Nam. “Nước” ở đây là một liên minh bộ lạc lỏng lẻo do tộc Lạc Việt (Indonesien) có số dân đông và nói ngôn ngữ Mon-khmer đứng đầu. Khi lên thuyền chạy theo Hoàng Hà ra biển, Lạc Long Quân vì lý do nào đó, không trở về đô của mình ở Ngũ Lĩnh mà dông thuyền xuống tới vùng Nghệ Tĩnh rồi đi lên lập đô mới ở Bạch Hạc, từ đây dựng nước Văn Lang. Như vậy, có thể hiểu đây là một lần dời đô và đổi quốc hiệu: đô mới là Bạch Hạc còn quốc hiệu là Văn Lang thay cho Xích Quỷ. Cùng một thời kỳ lịch sử, cương vực Văn Lang trùng khớp với địa bàn nước Xích Quỷ ủng hộ cho giả thuyết này.

Từ xa xưa vẫn có dòng người từ Việt Nam đi lên phương bắc. Tới thời điểm này trong dòng di dân có thêm những người lai. Người lai đã truyền bá gene Mogoloid phương Nam ra khắp nước Văn Lang rộng lớn, làm chuyển hóa di truyền của người Việt ở phía nam Dương Tử. Đến khoảng 2000 năm TCN, đại bộ phận dân số Văn Lang đã được Mogoloid hóa. Các nước Sở, Ngô, Việt… là những mảnh vỡ của nước Xích Quỷ - Văn Lang nên dân cư đều thuộc chủng Mongoloid phương Nam.

Việc người nước Việt của Câu Tiễn trở về Việt Nam vào năm 333 TCN là lá rụng về cội, cháu con trở lại đất xưa của tổ tiên.

IV/ Kết luận

Có thể, khi phát biểu giả thuyết của mình, L. Aurousseau là một trí tuệ mẫn tiệp của thời đại ông. Thuyết của ông được ủng hộ bằng cuộc di cư của số đông người từ Nam Trung Hoa tới Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Chính vì thế ông chiếm được lòng tin của nhiều học giả người Việt thông thuộc cổ thư Trung Hoa.

Tuy nhiên thực tế lịch sử cho thấy, đấy là lầm lẫn lớn. Từ những bằng chứng khảo cổ và nhất là di truyền học, khoa học hiện đại chứng minh được rằng, người tiền sử xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam rồi đi lên mở mang đất nước Trung Hoa. Sau đó, do người Mông Cổ xâm lấn, đã trở về lại Việt Nam cùng các quốc gia Đông Nam Á khác. Khảo cổ và di truyền học cũng xác nhận, vào thời điểm 2000 năm TCN, chủng Mongoloid phương Nam là chủ thể dân cư Việt Nam và là tổ tiên của người Việt hiện đại. Những bằng chứng vững chắc trên đã bác bỏ thuyết Aurousseau.

Một câu hỏi tất phải nảy sinh: vì sao, trước sự thực khoa học như vậy mà vẫn còn người tin theo thuyết “Sở-Việt”?

Có thể, đó là hậu quả của thói ù lỳ trí thức nơi những người chỉ duy nhất tin vào những gì quen thuộc, do kiến văn hạn hẹp nên không còn lựa chọn nào khác.

Đấy còn là sự thất bại về phương pháp luận của những người leo cây tìm cá. Các tác giả này tận tín vào sách của thày Tàu mà không biết tới nghịch lý: người Trung Hoa hiện nay cũng chẳng biết tổ tiên gốc gác của họ là ai trong khi lại ảo tưởng rằng cổ thư Tàu là nguồn duy nhất chỉ dạy mình biết gốc gác tổ tiên người Việt! Phải chăng đó cũng là vấn nạn của dân tộc Việt?!

Hà Văn Thuỳ - Phật Đản năm 2007
Các tài liệu tham khảo:
1. E.Aymonier. Le Combodge. Paris.Tom 3. Dẫn theo Nhân chủng học Đông Nam Á.
2. Léonard Aurousseau, "Khảo về cỗi rễ dân An Nam". Bản dịch của Hồng Nhân Phạm Quỳnh. Nam Phong tạp chí số 84, tháng 6-1924, tr.480. Dẫn theo Cao Thế Dung. Tên nước Việt.
3. Chinese Human Genome Diversity Project.
4. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB Đại học và THCH. HN,1983
5. Lê Anh Vũ- Tin BBC hay tin Oxenham-talawas 3.3.05
6. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguốn tổ tiên, cội nguồn văn hóa.


Thông tin thêm:
J.Y. Chu & đồng nghiệp: Genetic relationship of population in China.
Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 số 95 tr. 11763-11768 - Jin Li: Ngày 29.9.1998 Jin Li thông báo một tin chấn động giới khoa học tại Washinton: " Công trình của chúng tôi cho thấy con người hiện đại trước hết đã đến Ðông Nam Á sau đó đi lên Bắc Trung Hoa." "Từ Trung Ðông men theo bờ Ấn Ðộ Dương, ngang qua Ấn Ðộ đến Ðông Nam Á. Sau đó họ đi lên Bắc Trung Hoa, Siberia và cuối cùng là châu Mỹ." ["Our work shows that modern humans first came to Southeast Asia and then move late to Northern China." "...from Middle East, following the Indian Ocean coatline across India to Southeast Asia. Later, they moved northern China, Siberia and eventually the Americas"(Los Angeles Times 29.9.1998)].




NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM
MỘT VÀI GHI CHÉP THÊM VỀ VĂN MINH CỔ VÀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM

I. Có lẽ, phát biểu rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa chắc không quá đáng, bởi vì một khuynh hướng chung hiện nay là các quốc gia trên thế giới đang (hay sắp) qui tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa, mà không dựa trên ý thức hệ (như Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản trong thời gian qua). Trong thế kỷ 21, người ta sẽ hỏi "Anh là ai", thay vì "Anh thuộc phe nào" trong thế kỷ vừa qua. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ ý thức hệ sang văn hóa.
Nhưng câu hỏi "Chúng ta là ai" tuy đơn giản, câu trả lời thì không đơn giản chút nào. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Từ thập niên 60 thế kỷ trước, nhiều người, nhất là giới trẻ, đã khao khát muốn tìm về nguồn gốc dân tộc. Nhiều đoàn thể đã tự chọn cho mình cái mục tiêu "về nguồn". Đến khi chiến tranh trên quê hương chấm dứt năm 1975, rồi cả triệu người phải bỏ nước ra đi, sự khao khát tìm về cội nguồn trong những người xa quê hương này lại có phần gia tăng, dù người ta đã phải vất vả nhiều hơn cho cuộc sống mới.

 Nhưng khi tìm trong cổ sử Việt, về đời sống tinh thần của người xưa, để thực hiện việc về nguồn này, người ta chỉ gặp một cảnh hoang sơ: ngoài một số truyền thuyết, và những lời răn thực tế trong tục ngữ ca dao, những tác phẩm để lại, phần lớn do người ngoại quốc viết, thường đã bị khoa học ngày nay vượt qua từ lâu, không kể một số không ít đã được sáng tác với dụng ý xuyên tạc sự thực, bôi bác nguồn gốc dân tộc, hạ thấp giá trị văn hóa cổ truyền. Trong cảnh tiêu sơ đến thảm hại đó, cũng đã xuất hiện vài quyển sách có thiện ý muốn viết lại cho trung thực nguồn gốc dân tộc mình (1). Nhưng được thực hiện trong hoàn cảnh tư liệu thiếu thốn, các sách này chưa đạt được mục đích, vả cũng đã nhanh chóng bị khoa học ngày nay vượt qua. Ở trong nước, nhờ có đội ngũ những nhà biên khảo khoa học xã hội đông đảo, có những cơ quan chuyên nghiên cứu về triết học, văn hóa và khoa học xã hội có tổ chức, nên có được nhiều biên khảo chuyên ngành và công phu hơn. Nhất là về phương diện khảo cổ, từ thập niên 60 (thế kỷ trước), ngành này đã đạt được những kết quả vô cùng ngoạn mục. Nhưng những tác phẩm nghiên cứu có hệ thống và khoa học vẫn còn cực kỳ ít, ngoại trừ tập một vài tác phẩm mới xuất bản gần đây (2). Đặc biệt về phương diện triết học tư tưởng, nhiều hội nghị đã được triệu tập, nhưng vẫn đi đến kết luận hết sức lạ lùng là: trong hoàn cảnh tài liệu hiện tại, còn quá sớm để có thể hình thành một tác phẩm loại này(3).

 Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi, một nhóm tư nhân rất thiếu phương tiện, nhưng đã quyết tâm làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn, không có tài trợ từ bất cứ nguồn nào, đã tự cho mình trách nhiệm góp phần trong việc soạn thảo những tài liệu cung ứng cho khát vọng tìm về cội nguồn, mà chúng tôi biết trước là rất khó khăn, này. Một tập san mang tên Tư Tưởng, với mục đích phi thương mại, chỉ lưu hành trong nhóm thân hữu và các nhà biên khảo có lòng với văn hóa dân tộc, sống rải rác khắp mọi nơi trên thế giới, đã được phát hành từ đầu năm 1999 để làm cây cầu nối những ai muốn thực hiện con đường tìm về cội nguồn. Đến nay Tập san đã ra được 19 số.

 Cách đây không lâu, Giáo sư Stephen Oppenheimer, một nhà nghiên cứu y học nhưng từng nghiên cứu về thời tiền sử, có xuất bản quyển sách "Eden in the East" bàn về văn minh Đông Nam Á. Cuốn sách làm chấn động giới nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á. Nhận thấy quyển sách có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tìm hiểu nguồn gốc dân tộc, nên một người trong nhóm chúng tôi (Gs. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn) có viết một bài điểm sách, và nhân đó, đưa đề nghị "Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam" đăng trên Tập San Tư Tưởng số 15 tháng 8 năm 2001. Bài điểm sách đã được nhiều tạp chí trong và ngoài nước in lại, và chúng tôi đã nhận được khá nhiều góp ý cũng như phê bình. Vấn đề đặt ra được sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều người ở trong cũng như ngoài nước. Trong số những tác giả đã khai triển thêm đề tài này bằng những bài phê bình hết sức xây dựng, Tác giả Nguyễn Quang Trọng, trong bài "Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và ?Địa đàng ở phương Đông? của ppenheimer" (Hợp Lưu, số 64) là đáng bàn thảo thêm, và đó cũng là đề tài chính của bài viết này của chúng tôi.

 Chúng tôi cám ơn tác giả Nguyễn Quang Trọng và các tác giả khác đã bỏ công viết những bài thảo luận có giá trị về vài điều mà chúng tôi đã nêu ra một cách vắn tắt trong bài điểm sách. Bởi bài viết trước của chúng tôi nằm trong dạng "điểm sách", nên chúng tôi không có cơ hội khai triển thêm những điều đã phát biểu. Trong bài này, chúng tôi muốn trình bày thêm một vài quan điểm chung quanh những ý kiến của tác giả Nguyễn Quang Trọng, và chắc cũng là ý kiến của một số bạn đọc quan tâm khác. Cố nhiên, có một số điểm chúng tôi sẽ không đề cập đến, không phải vì chúng tôi đồng ý (hay không đồng ý) với tác giả, mà chỉ vì muốn hạn chế trong phạm vi những điều có liên quan đến bài điểm sách của chúng tôi.

II. Trước hết, chúng tôi muốn bàn và phát triển thêm những điểm trong bài viết của Nguyễn Văn Tuấn mà tác giả Nguyễn Quang Trọng cho rằng có thể gây ngộ nhận:

Thứ nhất, về giả thuyết người Hòa Bình tràn lan về phía Nam (Indonesia), lên hướng Bắc (Trung Hoa) và sang hướng Tây (Thái Lan), tác giả Nguyễn Quang Trọng, tuy không bác hẳn, nhưng tỏ vẻ không đồng ý với quan điểm này vì có hàm ý văn hóa Hòa Bình (Bắc Việt) còn trẻ hơn các văn hóa kể trên. Dụng cụ đá ở Hòa Bình có niên đại trẻ hơn dụng cụ đá ở Úc Châu, và "Theo tôi (NQT), chữ ?người Hòa Bình? dùng cho các di tích ở nơi khác không có nghĩa là người Hòa Bình - Bắc Việt - vào thời điểm đó (7.000 đến 12.000 năm trước) đã tràn lan đến những nơi khác như Thái Lan, Indonesia, Úc, Trung Hoa".
Thực ra, niên đại văn hóa Hòa Bình là một vấn đề đương đại, vì cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa nhất trí. Cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30-01-1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới (Choppers, hay chopping tools). Qua thời gian, tất nhiên cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Lúc đầu, nó chỉ nói về nền văn hóa có khoảng không gian là Bắc phần Việt Nam, và khoảng thời gian không quá 5.000 năm trước đây (4). Nhưng khoảng không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem Văn hóa Hòa Bình vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa Bình ở Miến Điện, Kampuchia, Lào, Mã Lai Á, Sumatra, Thái Lan, Ần Độ, Tứ Xuyên ... Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. W. G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến Phi Luật Tân, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc Đại Lợi và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Ngưỡng Thiều (Yan Shao) và Long Sơn (5). Về thời gian, ông không định rõ, nhưng tuyên bố không ngạc nhiên nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đã có tại Hòa Bình từ 15.000 năm trước Công Nguyên, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén tìm thấy ở Bắc Úc Châu có tuổi khoảng 20.000 năm trước Công Nguyên đo bằng C14 có nguồn gốc từ nền Văn hóa Hòa Bình. Đấy là chưa kể đến dự phóng của ông về niên đại Hòa Bình lên đến 50.000 năm trước khi ông viết "Đông Nam Á và tiền sử học thế giới" đăng trong Viễn Cảnh Châu Á, tập XIII năm 1970 (6). Riêng trong phạm vi nước Việt Nam ngày nay, Văn hóa Hòa Bình được khoa học khảo cổ phân chia thành ba thời kỳ:

• Hòa Bình sớm hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên (TrCN)), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TrCN).
• Hòa Bình giữa hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 BC), Làng Vành (16.470 ± 80 TrCN).
• Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn - 1541/I).

Tính cách rộng lớn và phức tạp của Văn hóa Hòa Bình đã đến độ có đề nghị đổi tên Văn hóa Hòa Bình thành Phức hợp Kỹ thuật Hòa Bình (7). Chúng tôi đồng ý cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" nay được dùng để chỉ nền văn hóa đá mới có đặc tính chung rộng khắp tại Đông Nam Á, Bắc lên đến Nhật Bản, Nam xuống tận Úc Châu, và không nhất thiết nó phải phát xuất từ Hòa Bình, Việt Nam. Nhưng văn hóa thiên di theo con người, và gần đây đã có dữ kiện di truyền học cho thấy có lẽ người Đông Nam Á, gần gốc Phi Châu hơn Đông Bắc Á và người Việt Nam có lẽ là sắc dân cổ nhất của Đông Nam Á (chúng tôi sẽ bàn thêm về điểm này trong phần sau).

Thứ hai, có phải kỹ thuật làm đồ đồng thau (dụng cụ, vũ khí) của cư dân Đông Sơn có trình độ cao nhất, nhì thế giới? Tác giả Nguyễn Quang Trọng không đồng ý với phát biểu này của chúng tôi, ông cho rằng trình độ đúc đồng của cư dân Đông Sơn (từ 700 năm trước CN về sau) quả rất cao, nhưng không thể nói là cao hơn các nơi khác, nhất là những nơi này đã có kỹ thuật đúc đồng xưa hơn Đông Sơn rất nhiều. Tác giả nêu một thí dụ về kỹ thuật đúc đồng ở Sanxingdai (Bắc Trung Hoa) cổ hơn Đông Sơn mấy ngàn năm, Thái Lan, xưa hơn Đông Sơn 1.000 năm, và ở các nơi khác như Irak, Ai Cập, vùng Cận Đông cũng sớm hơn Đông Sơn rất nhiều.

Rất tiếc là tác giả không dẫn chứng được những niên đại chính xác ("mấy ngàn năm" là mấy ngàn? Sớm hơn là sớm như thế nào?), và nguồn gốc của những dữ kiện được nêu ra. Nhưng chúng ta cứ giả thiết kỹ thuật đồng của những nơi này đã có trước mấy ngàn năm, cái niên đại 700 năm trước CN (mà ông gắn cho là niên đại của văn minh Đông Sơn) đi nữa, thì cũng không chắc đã có trước kỹ thuật của văn minh Đông Sơn, bởi một lẽ giản dị, niên đại 700 trước CN chỉ là niên đại của Đông Sơn trễ, Đông Sơn trẻ nhất.


Như sẽ được dẫn chứng dưới đây, Văn hóa Đông Sơn kể từ thời Phùng Nguyên cho đến nay, vẫn có thể coi là nền văn hóa đồng thau có niên đại xưa nhất so với niên đại văn hóa đồng thau ở các nơi khác trong vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Bốn nhà nghiên cứu có uy tín khác viết về Văn hóa Đông Sơn đầu tiên ở Việt Nam là V. Gouloubew, R.H. Geldern, B. Karlgrenvà O. Jansé, đều lầm khi cho nền văn minh độc đáo này có nguồn gốc ngoại lai, từ nơi khác truyền đến. Người thì cho nó bắt nguồn từ Trung Hoa; người đi xa hơn, cho nó bắt nguồn từ văn minh Hallstatt ở Ấu Châu, truyền qua vùng thảo nguyên Ấu Á, đến Trung Hoa trước khi truyền vào Đông Sơn (8).

Có người lại dựng lên một nguồn gốc xa xôi từ văn minh Mycèle Hi Lạp và theo một hành trình rất nhiêu khê qua trung gian các nền văn minh Trung Ấu, rồi Trung Á, đến đây mới chia hai ngả, một theo đường Tế Xuyên, Vân Nam truyền vào Việt Nam, và một theo lưu vực sông Hà, sinh ra văn hóa đồng thau đời nhà Thương ở Trung Hoa (9). Những nhận xét này tuy có tính ngạo mạn, nhưng có thể hiểu được, bởi lúc đó chưa phát hiện được những nền văn hóa đồng thau nội địa xưa hơn và là tiền thân của văn hóa đồng thau ở Đông Sơn, kể từ Phùng Nguyên, nên các nhà nghiên cứu trên cứ nghĩ, văn hóa đồng thau tìm thấy ở Đông Sơn, là văn hóa đồng thau duy nhất tại Việt Nam. Thực ra, đồng thau tìm thấy ở Đông Sơn chỉ là giai đoạn chót của một nền văn hóa đồ đồng đã có lâu đời ở Việt Nam kể từ Phùng Nguyên. Hơn nữa, thời đó khoa học chính xác chưa tiến bộ, văn minh Tây phương đang hồi cực thịnh, văn minh đồng thau Đông Sơn lại quá rực rỡ, chứng tỏ nó phát xuất từ một nền văn minh tối cổ cực kỳ cao. Những nhà nghiên cứu gốc Tây phương này, có thể do niềm tự tôn làm lu mờ sự khách quan của mình, nên không thể ngờ một nền văn minh lớn, đã để lại những di vật hoành tráng như vậy lại do tổ tiên những người mà dưới mắt họ, thấy đang bị ngoại bang đô hộ, sống lam lũ, nghèo khổ, thiếu văn minh - đã sáng chế ra!

Nhưng sự hiểu lầm đó đến nay đã thuộc về dĩ vãng, ít nhất là sau Hội nghị Quốc tế họp ở Berkeley bàn về Nguồn gốc văn minh Trung Hoa năm 1978, mà các bản tham luận, sau khi các dữ kiện được kiểm nghiệm, so sánh với ý kiến của các học giả khác, đã được xuất bản năm 1980 (10). Cho đến lúc này (tức 1980), người ta thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng tìm thấy được ở Tràng Kênh thuộc Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại C14 = 1425 ± 100BC [BLn - 891] so với đồ đồng cổ nhất của Trung Hoa ở Anyang có niên đại C14 = 1300 BC theo Anderson hay 1384 BC theo Lichi) (11); đồ đồng Đông Sơn cũng có kỹ thuật cao nhất vì đã biết pha với chì khiến hợp kim có độ dai bền đặc biệt (hợp kim đồng ở Thái Lan hay nhiều nơi khác có thể pha chế đồng với sắt, thiếc, antimoin như Đông Sơn nhưng không có chì) (12).

Có lẽ Nguyễn Quang Trọng đã hiểu đồ đồng Đông Sơn theo nghĩa hẹp là đồ đồng tìm thấy ở làng Đông Sơn, Thanh Hóa. Tuy đồ đồng tìm thấy ở đây đầu tiên, nhưng tuổi của nó không phải sớm nhất mà trẻ nhất trong nền văn hóa mang tên Đông Sơn. Người ta đã chứng minh được nó là hậu duệ của những sản phẩm đồng từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun trước khi đến vùng Đông Sơn, Thanh Hóa. Bốn nền văn hóa này, mỗi nền văn hóa có những nét độc đáo riêng, nhưng cùng thuộc một chủng tộc làm chủ. Chúng kế thừa nhau một cách chặt chẽ, liên hệ với nhau một cách khắng khít. Bởi vậy khoa học ngày nay gọi chúng một tên chung là Văn hóa Đông Sơn. Như trên đã nói, Đông Sơn là nơi tìm ra đồ đồng ở Việt Nam đầu tiên nhưng lại là giai đoạn sau cùng của văn minh đồng thau này, kéo dài hơn 2.000 năm, khởi đầu từ Phùng Nguyên khoảng 4.000 năm cách ngày nay (C14 Gò Bông = 1850 ? 60 BC [BLn - 3001]).


Đây là một hiểu lầm đến nay thì không còn nhiều người mắc phải và cũng không tai hại như sự hiểu lầm ở điểm 3 dưới đây mà nhiều nhà nghiên cứu về cổ học Việt Nam còn đang lúng túng chưa có câu giải đáp minh bạch.
Thứ ba, về đồ gốm Việt Nam xuất khẩu khắp Đông Nam Á, đến tận Malanesia, trước khi có ảnh hưởng của Ần Độ, tác giả Nguyễn Quang Trọng viết "tôi e rằng có sự nhầm lẫn về điểm này", vì theo tác giả, "Hòa Bình là văn hóa không có đồ gốm, hay có rất ít vào thời kỳ cuối (Bắc Sơn)". Có lẽ tác giả viết như thế vì ông đã căn cứ vào mẫu đồ gốm tìm được ở Hang Đắng thuộc rừng Cúc Phương, có niên đại C14 = 7.665 năm trước đây, mà các nhà khảo cổ Việt Nam cho thuộc thời kỳ Văn hóa Bắc Sơn hay Văn hóa Hòa Bình muộn. Viết như thế là rất thận trọng, cũng giống như sự thận trọng của những nhà khảo cổ học Việt Nam, những người đã đích thân đào những di tích khảo cổ trên đất nước mình và khai quật được những di vật - ở đây là đồ gốm - và khi định niên đại thì những gốm này, ngay cả những gốm cổ nhất, cũng có niên đại trẻ hơn niên đại của gốm ở các nơi khác (Nhật Bản, Trung Hoa, Thái Lan, cả một số những đảo Thái Bình Dương), nghĩa là những nơi mà những ngành khác đã chứng minh được do người thuộc văn hóa Hòa Bình di cư đến đem theo cả văn hóa của mình.

Sự bất lực không giải thích được điều mâu thuẫn này dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Gốm là một di vật rất quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong ngành khảo cổ, vì nó phản ảnh rõ nhất, đầy đủ nhất nếp sống, tư duy, nói chung, văn hóa của người xưa. Vậy thì, dù các ngành khoa học khác cho thấy người thuộc văn hóa Hòa Bình có thể là nguồn gốc của nhân loại Đông Á, mà gốm Hòa Bình lại có niên đại trẻ hơn gốm các nơi khác cũng sẽ làm cho nguồn gốc nhân loại Đông Á từ người thuộc văn hóa Hòa Bình trở thành có tì vết!

Chính vì hiểu rõ sự quan trọng của gốm trong vấn đề giải thích đời sống tiền sử và sự mâu thuẫn có tính sinh tử này mà chúng tôi đã cố công tìm hiểu. Và chúng tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm ra được câu trả lời cho vấn đề khó khăn này bằng bài "Gốm cổ tại Việt Nam và vai trò của nó trong văn hóa tiền sử", đăng trong Tập San TƯ TƯỞNG số 12 tháng 2 năm 2001. Những ý kiến đã giúp chúng tôi tìm được câu giải đáp, ngoài những di vật khảo cổ rất phong phú mới tìm thấy ở Việt Nam và Nam Trung Hoa trong những năm gần đây, trước hết, phải kể đến kiến giải của GS. W. G. Solheim II, khi ông giả thiết gốm Văn Thừng, đặc trưng của gốm Hòa Bình phải có niên đại 15.000 năm cách ngày nay dù ông chưa có trong tay tài liệu để chứng minh. Tiếp đến, ý kiến của GS. S. Oppenheimer trong sách "Địa đàng tại phương Đông" giả thiết về một sự hiện hữu của vùng Sundaland coi như nguồn gốc của nhân loại Đông phương, có thể của cả thế giới. Rồi thuyết về ngôn ngữ học của nhà ngữ học Johana Nichols và các nhà ngôn ngữ mới khác chứng minh ngôn ngữ Đông Nam Á Austronesian và Austro - Asiatic từ miền biển, miền thấp, ngược các con sông tiến lên miền cao, miền núi, chứ không phải từ miền núi xuôi xuống miền biển theo dọc dòng sông (13). Quan trọng nhất là các bằng chứng về di truyền học khẳng định rằng nguồn gốc người Hiện Đại (Homo Sapiens - Sapi-ens) từ Đông Phi Châu đến Đông Nam Á, rồi từ đó mới thiên di đi các nơi khác (14).

Việc tìm hiểu về đời sống tiền sử, đời sống thời chưa có chữ viết, chúng ta không thể chỉ trông cậy vào một ngành khảo cổ học mà phải phối hợp các ngành đó để tiếp cận sự thực. Và một khi những lý thuyết này có điều gì chồng chéo, mâu thuẫn nhau thì bổn phận của nhà viết cổ sử, các nhà phân tích nói chung phải so sánh, cân nhắc và thực hiện một sự tổng hợp các khoa ngành một cách thận trọng. Nếu sự tổng hợp này vẫn còn khó khăn để rút ra một kết luận, phải biết trong trường hợp này khoa học nào nói tiếng nói quyết định. Ngày nay, di truyền học DNA, tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng có độ chính xác cao nhất, và thường nói tiếng nói quyết định khi những mâu thuẫn trong những ngành cổ học khác không giải quyết được vấn đề. Có lẽ cũng nên nói thêm về một điểm nhỏ, Nguyễn Quang Trọng đã nói đến là gốm Lapita nổi tiếng nhất Đông Nam Á tìm được ở các đảo Thái Bình Dương, cụ thể đó là vùng bờ biển phía Tây đảo New Caledonia. Không thấy Stephen Oppenheimer hay Peter Bellwood đề cập đến trong các thuyết "Chuyến tầu nhanh, chậm" hay "chuyến tầu nhanh" của ông là do từ gốm Phùng Nguyên mà ra. Chúng tôi xin nói ngay rằng gốm Phùng Nguyên không phải là gốm cổ nhất ở Việt Nam (Phùng Nguyên nay thuộc vùng Vĩnh Phú, sâu trong đất liền). Những gốm cổ nhất, sau Hang Đắng, là gốm tìm thấy ở bờ biển từ Hạ Long, Cái Bèo, Đa Bút, Quỳnh Văn vào đến Bầu Tró, Sa Huỳnh. Đây là một điều trái với qui luật bình thường của khảo cổ, như đã trình bày trong bài viết trên nên xin miễn nói lại ở đây. Chỉ xin nhấn mạnh rằng khảo cổ học đã chứng minh được gốm Lapita mà Nguyễn Quang Trọng nói ở trên có nguồn gốc từ gốm trong hang động ở Thường Xuân (Thanh Hóa), Quỳ Châu (Nghệ An), Xóm Thân (Quảng Bình), là con đẻ của các gốm Đa Bút, Quỳnh Văn, Bầu Tró nói ở trên (15).

Thứ tư, về quê hương của kỹ thuật trồng lúa mà chúng tôi phát biểu là ở quanh vùng Đông Nam Á đã được giới khoa học trên thế giới bàn luận đến từ lâu, đã tạm thời đi đến kết luận trong đại hội bàn về nguồn gốc dân tộc Trung Hoa ở Berkeley như nói ở trên. Riêng Tập San TƯ TƯỞNG cũng đã nhiều lần bàn đến, cụ thể là trả lời mục Bạn Đọc Góp Ý trong TƯ TƯỞNG số 12 (trang 27 - 28). Chúng tôi xin không bàn vào chi tiết nữa. Trong phần trên, Nguyễn Quang Trọng có nhắc đến bữa cơm tiền sử nấu với gạo của lúa mọc hoang tìm thấy ở hang Diaotonghuan 13.000 năm trước, và một số địa danh đã biết thuần hóa lúa nước từ 9.000 năm trước trở lại đây. Chúng tôi mong sẽ có dịp bàn lại về vấn đề này. Ở đây, chỉ xin nói ngay vào chủ đề điều 4, rằng đề tài này hầu như đã được giới khoa học quốc tế, kể cả khoa học gia hàng đầu Trung Hoa đồng thuận : quê hương lúa nước ở vùng Đông Nam Á.

Quê hương lúa nước ở vùng Đông Nam Á là một sự thực, dù còn nhiều chi tiết cần tìm hiểu, bàn luận thêm. Nay nếu cứ đem những tiểu tiết che lấp đại thể thì vấn đề chỉ thêm rối rắm. Ngay sự thực trước mắt ngày nay cũng cho thấy người Hoa Hán ăn mì, người Hoa Nam, cả Nhật Bản, Đại Hàn và các dân Đông Nam Á khác ăn gạo.

Chính thuyết trình viên người Trung Hoa, GS. Te-Tzu-Chang, phát biểu trước hội nghị quốc tế cũng trình bầy rõ, xét theo lịch sử Trung Hoa, lúa mạch là thực phẩm chính từ thời tiền sử đến nhà Chu, lúa tắc, mạch và đậu nành là thực phẩm thời Xuân Thu - Chiến Quốc, lúa nước chỉ là thực phẩm phổ biến tại Trung Hoa từ đời Hán về sau. Như vậy, phải chăng ông đã khẳng định lúa nước thuộc văn hóa phương Nam, chỉ trở thành thực phẩm chính ở Trung Hoa khi đất đai phương Nam thuộc tộc Bách Việt đã sát nhập vào Trung Hoa (16).

Ngay cả tác giả Nguyễn Quang Trọng sau khi đã nêu ra một số những địa danh từ Trường Giang trở về Nam có niên đại lúa nước xưa hơn vùng châu thổ sông Hồng, cũng xác nhận người Cổ Việt, nhưng đây là U Việt ở vùng Cối Kê (Hemedu ngày nay) đã dậy Hoa Hán trồng lúa nước (chứ không phải dân Lạc Việt ở châu thổ sông Hồng, mà di vật liên quan đến lúa nước tìm được ở Sũng Sàm mới chỉ không quá 3.500 năm cách ngày nay). Mặt khác, ông lại quay sang phía Tây để phát biểu di tích hạt lúa ở Thái Lan tuy xưa hơn ở Việt Nam, nhưng không xưa bằng ở Nam Trường Giang (ông không tin vào niên đại C14 = 9260 - 7620 BP đã dẫn trong sách của S. Oppenheimer), nên quê hương lúa nước không phải ở Thái Lan. Những con số tác giả nêu ra đều có cơ sở. Có điều ông không để ý đến yếu tố quan trọng nhất là toàn bộ đồng bằng Bắc Việt ngày nay đã bị nhận chìm dưới làn nước biển suốt từ 8.000 năm đến 5.000 năm trước đây (5.500 năm trước nước biển mới bắt đầu rút). Đấy là nói đồng bằng ngày nay. So với đồng bằng sông Hồng từ 18.000 năm đến khoảng 30.000 năm trước đây, nó nhỏ hơn nhiều. Lúc ấy, nước biển thấp hơn ngày nay 130m, châu thổ sông Hồng xưa (cứ gọi như vậy) kéo dài đến tận đảo Hải Nam. Vậy nếu lúa nước có được thuần hóa thì di tích phần lớn đã bị hủy hoại (ở phần nước biển đã rút trả lại đất đai như ta thấy ngày nay) hay hãy còn ở sâu dưới lòng biển (ở phần vẫn bị nước biển tràn ngập). Việc không tìm ra di vật lúa nước có niên đại tối cổ (cổ hơn ở phần đất nay là Trung Hoa hay Thái Lan) cũng như việc không tìm ra di vật gốm tối cổ, ngoài lý do nó bị nước biển tàn phá, còn có thể vì nền khảo cổ của ta còn non trẻ lại thiếu phương tiện, nước ta trước đây có chiến tranh lại không quan tâm đến việc kêu gọi các nhà khảo cổ quốc tế tới thực hiện việc thám quật khảo cổ như các nước lân cận, chứ không hẳn vì không có.

Vả lại, dù quê hương cây lúa ở Thái Lan, ở Nam Trường Giang, hay ở châu thổ sông Hồng, vấn đề quê hương của kỹ thuật trồng lúa nước ở quanh vùng Đông Nam Á cũng vẫn đúng, chẳng có gì phải đặt dấu hỏi, đặt nghi vấn cho một sự thực đã được khoa học và dư luận quốc tế chấp nhận như vậy. Theo thiển ý, lý giải như vậy mới không trái với kết quả nghiên cứu di truyền học, hải dương học, ngôn ngữ học như đã trình bày. Và như vậy tưởng mới là tiếp cận sự thực (17).
Thứ năm, về câu phát biểu của chúng tôi rằng trước khi tiếp xúc với người Hán, tổ tiên chúng ta có một nền văn minh rất cao, nếu không muốn nói là cao nhất Đông Nam Á. Thực ra, tổ tiên chúng ta với tổ tiên những người vùng Đông Nam Á, nếu xét tự nguồn gốc thì cũng chỉ là một. Tổ tiên chúng ta và tổ tiên những người thuộc các nước vùng Đông Nam Á chỉ coi như khác nhau trong thời gian sau này mà thôi. Nguyễn Quang Trọng đặt câu hỏi đúng "Thế nào là văn hóa (văn minh) cao nhất Đông Nam Á?" Bởi riêng từ văn minh cũng đã có nhiều nghĩa mà cho đến nay vẫn chưa có nghĩa nào được mọi người cùng chấp nhận, vậy làm sao có thể chấp nhận thế nào là văn minh cao nhất? Nương theo lý luận của tác giả, đại khái ta có thể nói văn minh Tây phương (Western civilization) là cao nhất. Chẳng thế mà suốt hơn bốn thế kỷ qua, nền văn minh này đã thực hiện được những tiến bộ khoa học rất ngoạn mục, chinh phục các phần đất khác trên thế giới, bắt dân các nơi đó làm nô lệ cho họ. Nhưng cũng chính nền văn minh này là nguyên nhân của những cuộc chiến triền miên (thế chiến I, thế chiến II) có thể đưa nhân loại đến chỗ diệt vong. Trong trường hợp này thì văn minh nhất lại đồng nghĩa với man rợ nhất. Nay, nếu lấy tiêu chuẩn của những nhà viết văn minh cổ sử mà xét, thì một xã hội được coi là văn minh khi có được những sáng chế đưa nhân loại thoát khỏi thời kỳ mông muội. Ba sáng chế quan trọng nhất trong tiêu chuẩn này là sự phát minh ra kỹ thuật thuần hóa lúa nước, kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật xây dựng đô thị (18). Và theo cái chuẩn này thì những ngưới chủ nhân của Văn hóa Hòa Bình, như các mục trên đã đề cập, được hiểu là những người phát xuất từ Đông Nam Á, tổ tiên của người Bách Việt, đáng gọi là có nền văn minh cao nhất thời ấy, nghĩa là thời mà nhân loại mới bước từ đời sống mông muội sang đời sống văn minh.

Đó mới chỉ nói đến nền văn minh vật chất, chưa nói đến văn minh tinh thần. Khảo về văn minh tinh thần, về triết học tư tưởng của người cổ Việt, thì hiện tại, gần như chưa có ai nói tới một cách có hệ thống. Những tư tưởng Đông phương rất cao thâm như Nho, Lão, Phật . đều nói là hoặc của người Trung Hoa, hoặc của người Ần Độ, không có gì là của tổ tiên người Việt. Nhưng nếu đã khẳng định bằng di truyền học DNA, ngôn ngữ học, hải dương học, khảo cổ học, dân tộc học, tập tục truyền thống học... rằng người Hòa Bình, tức người Bách Việt ở Đông Nam Á đã có sớm nhất và là nguồn gốc của văn minh Đông phương thì cũng phải khẳng định tư tưởng đầu tiên, nền văn minh tinh thần đầu tiên của nhân loại Đông phương cũng do người Hòa Bình này khởi động. Điều này đến nay không có văn bản nào nói như vậy vì từ khi con người sáng chế được ra chữ viết đủ để ghi chép lại thành sách, người thuộc Đại tộc Bách Việt đã mất độc lập về tay người Hoa Hán, vì vậy những văn minh văn hóa của người Bách Việt, nếu có, (và chắc phải có), đều đã trở thành văn minh Trung Hoa. Nằm trong khung "văn minh" đó, tư tưởng của người Cổ Việt cũng đã được mang nhãn hiệu Trung Hoa cả. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều thứ như di vật khảo cổ, văn minh truyền khẩu, tập tục truyền thống . nếu biết "đọc" chúng, biết khai thác thì chúng sẽ cho ta biết nền văn hóa, văn minh tinh thần đó gốc gác nó từ đâu, nội dung chân chính của nó như thế nào. Nay chỉ nói về hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, nếu biết giải mã, ta sẽ thấy chúng thuộc một nền văn minh tinh thần rất cao, gần với văn minh hậu nguyên tử, văn minh lượng tử như điều Giáo sư F. Capra đã nói đến (19). Nhưng đó không phải là đối tượng của đề tài này. Nói như vậy chỉ để làm cơ sở để phát biểu rằng, trước khi tiếp xúc với người Hoa Hán, quả người Hòa Bình, tổ tiên chúng ta đã có một nền văn minh rất cao. Còn việc nghi ngờ văn minh này không chắc là "cao nhất", bằng cớ là đã bị người Hoa Hán đánh thua vì họ có kỹ thuật quân sự dựa trên văn minh đồ sắt cao hơn văn minh đồng thau của tổ tiên ta thì lại là một vấn đề khác. Nó không hề phủ định đã có thời tổ tiên ta có nền văn minh cao nhất.

III. Bây giờ, chúng tôi muốn phát biểu vài điều về vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt.

Phải nói ngay rằng đây là một vấn đề phức tạp, vì chúng ta vẫn còn thiếu thốn dữ kiện khoa học liên quan đến người Việt để phát biểu một cách khẳng định. Vì thế, người ta vẫn còn suy đoán, và có khi suy đoán thiếu cơ sở. Có thể nói hai giả thiết phổ thông liên quan đến vấn đề này: một là giả thiết [có lẽ chiếm đa số quần chúng] cho rằng người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa; và giả thiết hai [có lẽ phần thiểu số] cho rằng người Việt có nguồn gốc từ Mã Lai (tức là kết luận của Bình Nguyên Lộc). Chúng tôi cho rằng cả hai giả thiết này đều cần phải xét lại, bởi một lý do đơn giản: hai giả thiết đó thiếu dữ kiện khoa học làm cơ sở, và chưa được phản nghiệm.

Giả thiết về nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt phần lớn dựa vào các dữ kiện khảo cổ và ngôn ngữ. Những dữ kiện về đặc tính cơ thể và các chỉ số nhân trắc (như màu da, xương, sọ, khuôn mặt, v.v..) từng được dùng làm các đơn vị thông tin để nghiên cứu nguồn gốc dân tộc và sự tiến hóa của loài người. Nhưng các đặc tính này thay đổi theo thời gian, và chịu ảnh hưởng vào môi trường sinh sống. Chẳng hạn như chiều cao của con người trong vòng 200 năm qua đã tăng một cách đáng kể do những cải thiện về dinh dưỡng và môi trường sinh sống. Ngay cả cấu trúc xương cũng thay đổi theo thời gian và môi trường. Do đó các đặc tính nêu trên không phải là những thông tin lý tưởng cho việc nghiên cứu lịch sử di truyền của con người.
Những dữ kiện về ngôn ngữ cũng có nhiều khiếm khuyết, vì mức độ tương đương về từ ngữ không thể nói lên một cách đầy đủ khuynh hướng di cư của các sắc dân. Ngay cả việc xác định mức độ tương đồng từ ngữ giữa các ngôn ngữ cũng là một vấn đề mang tính kỹ thuật mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa đồng ý về phương pháp làm. Vả lại, sự tương đồng giữa các ngôn ngữ có thể là một hằng số mang tính văn hóa, chứ không hẳn do các cơ chế sinh học và di truyền. Nói tóm lại, những bằng chứng khảo cổ và ngôn ngữ không phải là những loại thông số đáng tin cậy để xác định nguồn gốc dân tộc.

Trong quá khứ, giới khảo cổ học và nhân chủng học dựa vào các bằng chứng về khảo cổ, xương, hóa thạch, v.v. để phát triển lý thuyết, nhưng những đối tượng này hàm chứa nhiều hạn chế thông tin về tiến hóa, vì mối quan hệ phức tạp giữa môi trường và tiến hóa. Hậu quả của sự tập trung vào các đối tượng như thế trong một thời gian dài đã làm cho chúng ta xao lãng các dữ kiện cho chúng ta nhiều thông tinhơn: đó là gien (20). Không giống như xương sọ, những thay đổi trong gien thường xảy ra theo những qui luật mà chúng ta hiểu khá rõ, và vì thế gien và các đặc điểm của gien, như tầng số gien, cấu trúc DNA, phân phối gien, v.v... cho chúng ta những thông tin cực kỳ quí giá về sự tiến hóa của con người. Ngày nay, những tiến bộ phi thường trong ngành di truyền học và sinh học phân tử (molecular biology) trong mấy năm gần đây đã cung cấp cho ngành nhân chủng học một phương tiện cực kỳ quan trọng trong việc xác định lịch sử tiến hóa của con người và mối liên hệ giữa các dân tộc. Giá trị của di truyền học trong việc truy tầm nguồn gốc dân tộc đã được đánh giá cao về mức độ tin cậy. Di truyền học là một cửa sổ để chúng ta nhìn lại quá khứ của chúng ta.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về di truyền học trong người Việt còn cực kỳ khiêm tốn, nếu không muốn nói là không đáng kể. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số bằng chứng, tuy gián tiếp, nhưng cũng đủ để chúng ta có lý do để xem xét lại lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt. Những bằng chứng này là:

1. Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội, các nhà nghiên cứu Việt - Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1), và so sánh kết quả này với các sắc dân thuộc châu Đại Dương (Oceania) và Đông Á. Sau khi ước tính khoảng cách di truyền (genetic distance) giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương (21). Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ phần phương pháp nghiên cứu, chúng tôi cho rằng kết luận này rất có thể không đúng, vì : (a) nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những yếu điểm của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định; (b) ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được.

2. • Khoảng hai năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội, và cũng qua dùng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6 "restriction enzymes", và ghi nhận khoảng cách di truyền (22) giữa người Việt và người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ần Độ thì tương đối cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn so với quan hệ Việt và Ần (23). Nghiên cứu nàycũng có những yếu điểm như nghiên cứu trình bày phần, tức là số lượng gien quá ít (trong trường hợp này chỉ có một gien), và tác giả cũng không tính toán mức độ biến thiên của chỉ số khoảng cách di truyền, nên không thể nào phát biểu khoảng cách giữa Việt - Hoa gần hơn khoảng cách giữa Việt - Ần. Thực ra, sau khi tính toán lại, chúng tôi thấy hai khoảng cách di truyền (Việt - Hoa và Việt - Ần) không có sự khác biệt đáng kể (non-significant)! Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 5 gien trong nhiễm sắc thể Y trong hai nhóm dân: Bắc Á (Bắc Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Mông Cổ), và Nam Á (Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái, và Việt Nam) cho thấy người Việt gần với các nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn Quốc) hơn là các nhóm dân Nam Á (24)! Chúng ta biết rằng, qua nghiên cứu của Giáo sư Chu (14), người Hoa phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Hoa phía Nam Trung Quốc. Do đó, phát hiện này quả rất khó giải thích. Càng khó giải thích hơn nữa khi phần lớn những người Việt trong nghiên cứu này là cư dân ở Hà Nội, tức gần miền Nam Trung Quốc.

3. • Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger và đồng nghiệp (24) ghi nhận rằng chỉ số biến thiên (trong di truyền học gọi là Fvalue) trong người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, các tác giả kết luận một cách mơ hồ rằng các dữ kiện này cho thấy "người Á châu có nguồn gốc từ nhóm dân Nam Mông" (nguyên văn : "The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians") (25). Thực ra, các dữ kiện mà tác giả trình bày không cho phép họ kết luận như thế, bởi vì họ chỉ 7 nhóm dân Á châu mà thôi, và cũng chỉ nghiên cứu trên vài mẫu gien rất nhỏ. Nhưng qua số liệu của các nhà nghiên cứu này, chúng tôi có thể phát biểu rằng trong hai gien mà họ nghiên cứu, người Việt có lẽ là một sắc dân cổ nhất trong vùng Đông Nam Á.

4. • Năm 1998, Giáo sư Chu và đồng nghiệp (thuộc Trường Đại học Texas (14)) phân tích 15 đến 30 mẫu "vi vệ tinh" DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mỹ, một thuộc thổ dân Úc châu, và một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu. Bằng một phương pháp phân tích thống kê có tên là "phân tích phát sinh chủ?g loại" (Phylogenetic analysis)", một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

(1) Hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi châu và các dân không thuộc Phi châu;
(2) Tất cả các nhóm dân Đông Nam Á "tập hợp" thành một nhóm, và nhóm dân có đặc tính di truyền gần họ nhất là người thổ dân Mỹ châu, kế đến là thổ dân Úc châu, và Tân Guinea (Những kết quả này cũng phù hợp với thời gian định cư ở Úc châu (khoảng 60,000 đến 50,000 năm trước đây, và thời gian định cư ở Mỹ châu (từ 30,000 đến 15,000 năm trước đây);
(3) Các nhóm dân miền nam Trung Quốc phân phối thành ba nhóm, gọi là S1, S2, và S3 (ngoại trừ nhóm S2 là người Hán từ tỉnh Henan, phần còn lại (S1 và S3) gồm các sắc dân trong vùng Yunnan); và
(4) Các sắc dân miền bắc Trung Quốc phân phối thành hai nhóm, gọi là N1 và N2. Nhóm N1 gồm 6 sắc dân nói tiếng Altaic, một nhóm Hán tộc miền bắc từ tỉnh Yunnan. Nhóm N2 gồm 4 sắc tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời ở miền bắc, trong đó có một sắc tộc từ tỉnh Ninxia [6].

Từ những phát hiện trên, chúng ta có thể đặt ra một số mô hình để giải thích, nhưng mô hình thích hợp với dữ kiện của Giáo sư Chu và đồng nghiệp là các dân tộc miền Bắc Á được tiến hóa từ các dân tộc Đông Nam Á châu. Các dữ kiện liên quan đến răng, sọ [26-27] cũng nhất quán với mô hình này. Do đó, Giáo sư Chu và đồng nghiệp kết luận rằng: "Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á."

5. • Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Chu và đồng nghiệp có một điểm yếu, đó là họ dựa vào vi vệ tinh DNA, một chất liệu di truyền rất "nhạy" (sensitive) và dễ bị đột biến (mutation [28]). Để khắc phục nhược điểm này, một nhóm nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu độc lập và qui mô hơn để xác định nguồn gốc Đông Nam Á của dân tộc Trung Hoa. Nhóm nghiên cứu Mỹ - Trung Quốc phân tích DNA trong nhiễm sắc thể Y [29] trong các nhóm dân Hán (thuộc 22 tỉnh của Trung Quốc), 3 nhóm dân Đông Bắc Á (Buryat, Đại Hàn, và Nhật Bản), 5 nhóm dân Đông Nam Á (Cambốt, Thái Lan, Mã Lai, Batak, và Java), và 12 nhóm dân ngoài Á châu (3 nhóm từ Phi châu, 3 từ Mỹ châu, 2 từ Ấu châu, và 4 từ châu Đại dương). Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ biến thiên đa hình thái (polymorphic variation) trong các nhóm dân Đông Nam Á cao hơn trong các nhóm dân thuộc vùng Bắc Á. Điều này có nghĩa là các sắc dân ở Đông Nam Á có một quá trình định cư lâu dài hơn là các nhóm dân Bắc Á. Dùng các phương pháp phân tích di truyền quần thể (population genetics), các nhà nghiên cứu kết luận rằng con người thời đó đã di cư từ Phi châu sang đến Đông Nam Á [30] vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia [29]. Ngoài ra, còn có bằng chứng di truyền cho thấy các nhóm dân Polynesians cũng có nguồn gốc từ Đông Nam Á [31].
Những dữ kiện di truyền học mà chúng tôi tóm lược trên đây tuy chưa hoàn toàn đầy đủ để chúng ta khẳng định nguồn gốc dân tộc Việt, nhưng đủ để chúng ta phát biểu rằng: xác suất mà người Việt có nguồn gốc [hay di dân] từ Trung Quốc là cực kỳ thấp, nếu không muốn nói là con số gần zêrô.
Bây giờ chúng tôi muốn nhân cơ hội này để bàn thêm vài điều chung quanh vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam. Theo Nguyễn Quang Trọng, dân Đài Loan ở trên núi, ít bị Hán hóa, có thể coi như nhóm dân tiêu biểu cho người nói tiếng Nam Đảo vì họ còn giữ được gien nguyên thủy và còn sống theo văn hóa cổ. Mặt khác, những cư dân sống ở vùng Phúc Kiến, Kim Môn, Quảng Đông, Bắc Việt có thể cũng cùng một gốc với dân cổ Đài Loan này, và quê hương của họ có thể là thềm lục địa chung quanh đã bị biển tràn ngập. Vì vậy, [tác giả viết] "tại sao không thể xem vùng thềm biển này, trước khi hồng thủy đến, là một trung tâm văn hóa lớn của dân nói tiếng Nam Đảo". Dữ kiện ông đưa ra để minh chứng cho thuyết này là chày đập vỏ cây cho mềm để làm khố che thân đã tìm được ở bờ biển Nam Trung Hoa từ Hồng Kong đến Bắc Việt. Về điểm này chúng tôi cũng đã từng đề nghị, ngoài vùng đất Sundaland, đồng bằng Nanhailand, châu thổ sông Hồng xưa, là trung tâm văn minh Đông Nam Á thời đó, cũng có thể là nguồn gốc của văn minh toàn cầu (32). Có điều chúng tôi không khẳng định đây là trung tâm văn hóa của dân nói tiếng Nam Đảo (Austronesian) vì chúng tôi nghĩ, cũng như W. Solheim II, dân thời đó còn nói chung tiếng Austric chưa chia hai Nam Đảo và Nam Á.

Về quá trình tiến triển dân tộc Việt, Tác giả Nguyễn Quang Trọng đưa ra vài đề nghị rất đáng bàn thêm, mà theo cách hiểu của chúng tôi, như sau:

Bước 1:
Người cổ thiên di từ Phi Châu đến Đông Nam Á, khi gặp biển Đông ngăn chặn, họ chia theo hai hướng : một lên phía Bắc đến sống ở miền Nam Trung Hoa, và càng ngày càng tiến về Bắc đến tận Mông Cổ; một đi về phía Nam đến thềm Sunda, khi đó còn nối liền lục địa với các đảo phía Nam, đến tận Úc Châu. Tất cả đều là người chủng tộc Australoid (da đen, tóc quăn, mũi to...)

Bước 2:
Lớp di dân lên phía Bắc Đông Á, đổi dần nhân dạng vì môi trường lạnh, gió, ít nắng. Khoảng 15.000 năm trước giống này lai với chủng Altaic thiên di từ Tây Á đến đổi thành chủng Bắc Mongoloid (da trắng vàng, mắt hí, tóc thẳng ...)

Bước 3:
Chủng Bắc Mongoloid này bành trướng về phía Nam lai với chủng Australoid vào khoảng giữa đất Trung Hoa (nay) để tạo thành chủng Nam Mongoloid (da ngăm đen, tóc gợn sóng ...) Theo tác giả, chủng lai Nam Mongoloid này chính là tổ tiên của người Cổ Việt, Khmer, Thái, Miến, Mã Lai, Nam Dương, cả những người ở hải đảo Thái Bình Dương.

Bước 4:
Xin trích nguyên văn của tác giả: "Trên đất Việt Nam, vào thời đồ đá, cư dân thuộc chủng Australoid ban đầu nói cùng tiếng gốc Austric, dần dần phân thành hai nhóm dân nói tiếng khác nhau theo vùng họ ở, vì cách sinh sống khác nhau. Nhóm nói tiếng tiền Nam Á sống phía trong lục địa, trú trong hang động vùng cao (văn hóa Hòa Bình). Nhóm thứ hai nói tiếng tiền Nam Đảo, sống vùng đồng bằng ven biển, vào lúc ấy mức biển thấp, vùng này lan ra xa ngoài đường biển hiện tại trên vịnh Bắc Việt do thềm lục lài thoai thoải. Tại vùng vịnh Bắc Việt, dọc từ bờ biển Móng Cái tới Quảng Ngãi qua đến đảo Hải Nam", và ông kết luận : "Trong chừng mực nào đó, vùng vịnh Bắc Việt, kể cả (đảo) Hải Nam có thể xem là lãnh thổ của một phần tổ tiên người Việt, thuộc thành phần nói tiếng Nam Đảo, từ 15 ngàn năm trước ! Văn hóa Hạ Long và các văn hóa tiền Nam Đảo khác sau đó đã góp phần quan trọng vào sự hình thành văn hóa và con người Việt Nam".

Bước 5:
Bắt đầu từ thời đá mới, dân nói tiếng Nam Á trong đất liền và dân nói tiếng Nam Đảo dọc bờ biển đều tăng nhanh nên cùng tràn về châu thổ các sông. Sự hợp chủng của hai sắc dân này có lẽ xẩy ra khoảng 4.000 năm cách ngày nay. Và tác giả đặt câu hỏi phải chăng sự gặp gỡ này đưa đến truyền thuyết Lạc Long Quân Nam Đảo từ phía biển lên và Ấu Cơ Nam Á từ vùng núi xuống, và đi đến kết luận : "Như vậy Tiên Ấu Cơ Nam Á và Rồng Lạc Long Quân Nam Đảo là tổ tiên Lạc Việt lẫn Bách Việt (phía Nam Trường Giang), và những Viêm Đế, Thần Nông của huyền thoại Hán xa xưa, nếu có, có lẽ không dính dáng đến tổ tiên tộc Việt". Cũng theo tác giả: "Cuộc phối hợp văn hóa hoàn tất vào thời Đông Sơn tạo thành một văn hóa chung cho cư dân bản địa".

Bước 6:
Cũng xin trích nguyên văn : "Như đã nói ở trên, cuộc sống chung này tương đối hòa bình vì các di tích khai quật cho thấy tại Đồng Đậu, cư dân ?đột nhiên? biết chế tạo vũ khí. Để tự vệ ? Để giải quyết những tranh chấp về quyền lợi và ảnh hưởng ? Từ đó đưa đến những khủng hoảng mất mát chia lìa (năm mươi con theo cha, năm mươi con theo mẹ ?) hoặc đến lúc suy vi sau thời kỳ sung mãn". Và để kết luận, ông cho rằng người dân Việt đã lai nhiều suốt thời tiền sử và trong thời Hoa thuộc, nhưng văn hóa Việt thành hình từ văn hóa bản địa của những tộc nói tiếng tiền Nam Á trong lục địa và tiền Nam Đảo vùng thềm lục địa nên giữ được độc lập quốc gia trong khi toàn vùng Trường Giang đều bị Hán hóa.


Trong những giai đoạn này, ba giai đoạn sau có nhiều điều khó hiểu cần bàn lại, nhiều chỗ hình như chưa được thống nhất, và về thời gian hình như có nhiều chỗ chồng chéo. Có điểm chúng tôi đồng ý (ba giai đoạn đầu), và cũng đã từng chủ trương như vậy, nhưng cũng có điểm chúng tôi không đồng ý.

Nguyễn Quang Trọng giả thiết người Đông Nam Á đi ra hải đảo Thái Bình Dương hay lên phía Bắc đều thuộc chủng Australoid (da đen, tóc quăn, mũi to), rồi vì sống trong môi trường lạnh, gió, ít nắng ở miền Bắc, họ biến đổi nhân dạng với chủng Altaic mà dần dần thành chủng Bắc Mongoloid (tóc thẳng, mắt hí, da vàng trắng). Chủng Bắc Mongoloid này khi bành trướng về phương Nam một lần nữa lại lai với chủng Australoid đã sống trước ở đó mà tác giả gọi là giữa đất Trung Hoa, để thành người Nam Mongoloid (da ngăm đen, tóc dợn sóng ...). Theo tác giả, đây là tổ tiên của người Việt, Khmer, Thái, Miến, Mã Lai, Nam Dương, cả những người ở hải đảo Thái Bình Dương. Điều này cũng tương đồng với một giả thiết mà các nhà nghiên cứu về nguồn gốc người Trung Hoa đã tranh cãi nhau về ba mô hình (33):

• Mô hình 1: Giả thiết người Hoa Nam là từ Hoa Bắc di xuống pha trộn với dân bản địa mà hình thành.

• Mô hình 2: Ngược lại, giả thiết người Bắc Trung Hoa là hậu duệ của người phương Nam.

• Mô hình 3: Dân cư ở cả hai miền tiến hóa và phát triển độc lập.

Như đã thấy, Nguyễn Quang Trọng theo mô hình 1. Mô hình này có ưu điểm là nó có vẻ phù hợp với bản đồ ngôn ngữ ở Trung Quốc, đã một thời được nhiều nhà ngôn ngữ học công nhận. Chúng tôi sẽkhông đi vào chi tiết bởi nó rất phức tạp mà cũng không cần thiết. Nhưng qua phân tích DNA của nhóm Giáo sư Chu (mà chúng tôi đề cập trên đây), mô hình này không còn thích hợp nữa. Nói một cách khác, các dữ kiện di truyền học cho thấy tổ tiên của những người nói tiếng Altaic từ Đông Á đã di cư vào Á châu từ ngã Đông Nam chứ không phải từ ngả Trung Á (14). Nghiên cứu của các nhà nhân chủng học uy tín khác Lugi Luca Cavallli-Sforza (Đại học Stanford), Li Yin (Đại học Stanford và nhiều học giả khác cũng nhất quán với mô hình này (34).


Liên quan đến sự khác biệt về đặc tính cơ thể (người hải đảo da sậm, tóc quăn, trong khi người sống trong lục địa có da vàng, tóc đen, không quăn), chúng tôi thấy có vài điều cần thảo luận như sau:

a. Thứ nhất, không có gì chứng minh được người Australoid da đen, tóc quăn, mũi to đã lên phía Bắc đến tận Mông Cổ ngày nay. Nếu tại đất nay thuộc lãnh thổ Bắc phần Việt Nam, trong 70 xương sọ mà ta sưu tầm được cho đến ngày nay, 38 xương sọ thuộc thời Đồ Đá (cũng không xác định được niên đại rõ ràng), phần lớn do học giả Pháp tìm ra trước 1945 (29 sọ trên 38 cái) cho là thuộc chủng Australoid, Indonesian, Malanesian Ẫ và 32 sọ, đa số do học giả Việt tìm thuộc thời Đồng Sắt ngược lại, phần lớn là chủng Mongoloid vào những năm chưa có sự chứng minh ngược lại của di truyền học, đã một thời là nguyên nhân cho thuyết nguồn gốc người Việt tại đất liền là do cư dân hải đảo Thái Bình Dương di cư vào (35).

Chúng ta không thấy bảng xương sọ tương tự như ở Trung Quốc. Những xương cốt thường được nói đến nhiều nhất và được coi là tổ tiên của người Trung Hoa là 3 bộ xương do J. Anderson tìm được ở Chu Khẩu Điếm (Chou-Kon-Tien). Thời đó, vì thiếu những phương tiện khoa học đo đạc chính xác nên có người đã cho xương này là tổ tiên của người Hoa có từ rất xa xưa! Sau này nhờ có phương tiện định tuổi bằng C14, Noel Bernard đã chứng minh được niên đại của xương đó chỉ là 16.922 năm trước CN (2k - 136-0; Bernard 1980) (36). Cũng có người chứng minh được đó chẳng phải là xương của một gia đình vì ở ba tầng lớp khác nhau trong hang (Weiderich, 1939), lại thuộc ba chủng khác nhau và chẳng liên hệ gì đến người Trung Hoa hiện nay cả (Wu, 1961) (27). Sở dĩ có hiện tượng đó vì phương pháp cổ điển để tìm chủng tộc và niên đại của các sọ thời trước chỉ là phương pháp so sánh (so cái chưa biết với mẫu đã biết gốc tích). Trong trường hợp đó, giá trị của các kết luận rất tương đối. Xương cốt cổ đào được nhiều nhất ở Yang-Shao là xương thuộc chủng Nam Mongoloid, giống với người Hoa hiện đại mà cũng giống cả với người Việt và các chủng Đông Nam Á khác. Vậy lấy gì để khẳng định người Australoid da đen, tóc quăn, mũi to đã di cư đến tận cực Bắc Trung Hoa ngày nay ?

b. Thứ hai, giả thiết người Australoid đến Bắc Đông Á, rồi vì sống trong môi trường lạnh, gió, ít nắng nên dần dần thay đổi nhân dạng là cho con người thay đổi hình dạng chỉ do yếu tố môi sinh ngoại tại. Thực sự, muốn có sự thay đổi hình dạng phải có sự đột biến di truyền (28). Đó là một sự kiện sinh học xẩy ra trong tế bào, do sự tương tác giữa môi trường và sinh học. Giả thiết rằng người Australoid lai với người Altaic (các dân tiêu biểu là Buryat, Yakut, Uyghur, Mãn Châu, Hán, Đại Hàn, Nhật) thì lại càng khó hiểu vì người Altaic, theo di truyền học đã chứng minh cũng do người Đông Nam Á di lên chứ không phải từ Trung Á đi lại như trên vừa trình bầy. Có thể họ lai với một sắc dân đến muộn hơn từ Trung Á và Ấu Châu, như sẽ nói rõ hơn ở sau, nhưng đó là chuyện xẩy ra về sau khi băng hà lần cuối cùng đã tan.

c. Thứ ba, chủng Bắc Mongoloid vì nhu cầu bành trướng, tràn xuống phương Nam, gặp chủng Australoid đã cư ngụ sẵn nơi đây, lai giống mà thành người Nam Mongoloid. Đây là tổ tiên của chủng Bách Việt. Ý kiến này rất mới, chỉ tiếc tác giả đã không đưa dữ kiện chứng minh để có thể kiểm nghiệm lại một cách khoa học. Mặt khác, những dữ kiện khoa học có được đến ngày hôm nay hình như không hỗ trợ cho giả thiết của tác giả. Về phương diện di truyền học, phân tích di truyền của Giáo sư J. Y. Chu và đồng nghiệp, cộng với nhiều phân tích DNA gần đây như trên vừa trình bầy, đã cho thấy ngược lại phát biểu của Nguyễn Quang Trọng rằng người Nam Mongoloid đã từ Đông Nam Á, phía Nam Trung Hoa, bành trướng lên phía Bắc. Nói rõ hơn, người Hoa Bắc là hậu duệ của người Hoa Nam. Cây hệ di truyền từ cuộc nghiên cứu của Giáo sư Chu cũng cho thấy đã không có sự hợp chủng giữa dân Hoa Nam (Nam Mongoloid) với dân Altaic. Chỉ có sự hợp chủng giữa dân Altaic với các dân cư đến muộn hơn từ Trung Á và Ấu Châu, sau thời băng hà cuối cùng (15.000 trở lại đây). Về phương diện khảo cổ học, hầu hết xương cốt tìm thấy được ở văn hóa Ngưỡng Thiều đều thuộc chủng Nam Mongoloid, giống người Trung Hoa hiện đại, cũng giống với những người hiện đại tại các quốc gia Đông Nam Á khác, đặc biệt ở Việt Nam. Không thấy dấu hiệu hợp chủng có tính toàn diện giữa Bắc Mongoloid và Australoid như Nguyễn Quang Trọng phát biểu.

Nói tóm lại, qua các dữ kiện di truyền học gần đây, tuy còn hạn chế (vì những nghiên cứu về di truyền học trong vùng Đông Nam Á, nhất là với người Việt, còn ít), nhưng chúng tôi thấy có thể phát biểu rằng người hắc chủng từ Phi Châu di cư đến Đông Nam Á lục địa, khi tiếp cận biển Đông, thì một phần đi thẳng ra các hải đảo Thái Bình Dương và Úc Châu, lúc đó vẫn còn là hắc chủng; phần khác trụ lại tại Đông Nam Á, ở địa điểm đâu đó, có thể là lưu vực con sông nay mang tên sông Hồng, vì may đã hội đủ cơ duyên nên có đột biến di truyền, và do đó, từ giống hắc chủng (da ngăm, tóc xoăn) đã biến đổi thành giống hoàng chủng (da vàng, tóc đen, sợi thẳng). Từ đó, họ mới bắt đầu di chuyển lên hướng Bắc, nay là đất Trung Hoa. Giả thiết của chúng tôi dựa trên ba cơ sở như sau:

Một, mực nước biển lên xuống. Trước thập niên 60 thế kỷ trước, người ta chỉ biết có độ 5 thời kỳ bằng hà (nước biển xuống), gián băng (nước biển tăng), nhưng ngày người ta đã biết được có đến 20 kỳ trong khoảng 2 triệu năm qua. Riêng trong hậu kỳ Pleistocène khoảng từ 125.000 năm đến 10.000 năm trước ngày nay, nghĩa là khi loài người Hiện Đại (Homo Sapiens Sapiens) đã xuất hiện thì mực nước biển ở Đông Nam Á cũng đã 5 lần lên xuống. Những lần xuống đó là vào khoảng 115.000 năm, 90.000 năm, 55.000 năm, 35.000 năm và lần cuối cùng 18.000 năm cách ngày nay (37). Ở 90.000 năm trước khi nước biển xuống thì người Hiện Đại chưa đến vùng Đông Nam Á. Họ đến khoảng 60.000 năm trước đây, vậy khi nước biển xuống khoảng 55.000 năm trước, chính là lúc người Hiện Đại Đông Nam Á đất liền bắt đầu thiên di ra các hải đảo Nam Thái Bình Dương, vì lúc đó nước biển cạn dần, đã nổi lên những triền đất nối liền với đại lục. Vậy gần như người Hiện Đại từ Đông Phi Châu thiên di đến Đông Nam Á đã có dịp tiến thẳng ra hải đảo vì khí hậu thích hợp và vì thuận đường lui tới. Lúc đó họ vẫn còn thuộc dân hắc chủng. Khảo cổ học đã có dấu tích của người Hiện Đại ở Úc Châu, khoảng 50.000 năm trước đây, ở New Guinéa 40.000 năm .

Hai, điều kiện môi trường và khí hậu. Người Hiện Đại Đông Phi tiến được ra hải đảo Thái Bình Dương nhưng lại chưa thể tiến ngay lên phía Bắc vì lúc đó miền Bắc đang trong thời băng hà. Không khí chỉ ấm dần từ 40.000 năm trước cho đến 21.000 năm trước lại bắt đầu thời kỳ băng hà cuối cùng thường gọi là băng hà Wurm. Sau lần băng hà cuối cùng này, không khí ấm lại dần cho đến nay khoảng từ 15.000 năm trước (34). Chính trong thời kỳ ấm lại giữa hai khoảng băng hà (- 400.000 đến - 21.000 năm) người Hiện Đại đã tiến lên phía Bắc là đất Trung Hoa ngày nay. Khảo cổ học cho thấy dấu tích của họ ở đại lục khoảng 35.000 năm trước, ở Đài Loan khoảng - 30.000, họ vượt eo biển Beringa khoảng - 30.000 (lúc đó nước biển xuống như trước lần biển xuống cuối cùng nên eo biển đã thành một giải đất liền). Ta thấy dấu tích người Hiện Đại ở bờ biển Tây Mỹ Châu khoảng - 30.000. Họ là tổ tiên của văn hóa Maya, còn dấu vết ở Nam Mỹ ngày nay (38). Tất cả những điều trên đã được khoa di truyền hiện đại ngày nay xác định là đúng : người da đỏ ở Mỹ Châu, người thổ dân ở Úc Châu có yếu tố di truyền giống với người Đông Nam Á, và Đông Á (đều thuộc chủng Nam Mongoloid) và khác với người Bắc Á (thuộc Bắc Mongoloid).

Ba, hội đủ tính đột biến di truyền. Về điểm này, còn cần thêm nhiều phân tích, nhiều chứng cớ, mới có thể trở thành một giả thuyết có tính khoa học. Tuy nhiên, khảo cổ học đã chứng minh được những người thiên di lên phía Bắc, cả những người sang Mỹ Châu, không còn hay còn rất ít yếu tố hắc chủng. Không thể kết luận họ lên phía Bắc vì lạnh, vì ánh sáng mặt trời hay nhiều gió mà biến đổi đi như vậy (như từ da đen, tóc xoăn thành da vàng hay trắng, tóc thẳng, mũi nhọn), dù không ai phủ nhận môi trường bên ngoài có làm thay đổi hình dạng con người. Nhưng để thay đổi cả hình dáng, màu da, râu tóc một cách triệt để như da đang đen trở thành trắng hay vàng, tóc đang quăn trở thành thẳng, mắt đang nâu trở thành xanh . thì phải có sự thay đổi nhiễm sắc thể DNA trong gien mà giới di truyền học gọi là có sự đột biến di truyền. Sinh học phân tử cho chúng ta biết rằng đột biến di truyền là một quá trình chậm, do nhiều yếu tố (trong đó có yếu tố môi trường, như tia sáng mặt trời, và tiến hóa) gây nên. Đột biến DNA dẫn đến nhiều thay đổi (và bệnh tật), trong đó có cả những thay đổi về hình dáng cơ thể như tóc, tai, da, mắt.

Tác giả Nguyễn Quang Trọng cho rằng vào thời kỳ Đồ Đá (không minh định đá cũ, đá giữa hay đá mới) dân Cổ Việt lúc ấy thuộc chủng Australoid nói tiếng Austric vì cách sinh sống khác nhau, dần dần phân chia thành hai nhóm: nhóm nói tiếng Nam Á (Austro-Asiatic) sống trên đất liền và nhóm nói tiếng Nam Đảo (Austranesia) sống ở vùng đồng bằng ven biển. Bắt đầu thời đá mới, trước là vì nhu cầu dân số gia tăng, sau vì biển tiến, hai tộc đã phân chia, lại cùng tìm về đồng bằng các sông nay thuộc Bắc Việt, sống đan xen với nhau và kết hợp lại với nhau. Tác giả đã ví sự kết hợp này, mà ông gọi là kết hợp yếu tố văn hóa Biển - Lục Địa, với chuyện Ấu Cơ kết hợp với Lạc Long Quân, một cuộc kết hợp êm thắm vì là kết hợp giữa hai tộc người vốn cùng một chủng tộc và một ngôn ngữ. Chuyện đó xẩy ra vào khoảng 4.000 năm cách ngày nay và ông kết luận "Cuộc phối hợp văn hóa hoàn tất vào thời Đông Sơn (850 trước CN đến 280 sau CN), tạo thành một văn hóa chung cho cư dân bản địa". Về điểm này, chúng tôi xin được nhắc lại quan điểm của chúng tôi đã phát biểu trước đây.

+ Thứ nhất, vào thời điểm trước khi có nạn Đại hồng thủy cuối cùng (từ 18.000 năm trước, nước biển bắt đầu dâng mỗi năm 1cm, đến 8.000 năm trước nước biển đột ngột dâng cao nhận chìm toàn bộ đồng bằng Nanhailand đến tận Việt Trì ngày nay), dân cư đồng bằng Nanhailand còn thống nhất, nói tiếng Austric chứ chưa chia làm hai Austronesian và Austro-Asiatic.

+ Thứ hai, vào lúc này (từ 18.000 năm đến khoảng 50.000 năm trước) chắc đã có sự đột biến di truyền, và người nói tiếng Austric ấy chắc đã là da vàng, tóc thẳng mà khảo cổ học gọi là Nam Mongoloid, chứ không còn da đen, tóc quăn, mũi rộng thuộc Hắc chủng, mà khảo cổ học gọi là Australoid. Sự đột biến di truyền xẩy ra vào thời điểm nào thì còn cần có thêm những cuộc sưu khảo, nhất là những thí nghiệm về di truyền học DNA mới có thể khẳng định được.

+ Thứ ba, khi nước biển dâng, chia Đông Nam Á ra thành Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á đất liền thì lúc đó người nói tiếng Austric cũng bắt đầu chia hai : phần ở hải đảo và ven biển nói tiếng Austronesian và phần ở sâu trong lục địa nói tiếng Austro-Asiatic.


+ Thứ tư, chỉ khi nước biển bắt đầu rút (khoảng 5.500 năm cách ngày nay), trả dần lại đồng bằng sông Hồng mới thì người đã di tản đi nơi khác vì nạn Đại hồng thủy nay mới đổ về tái htiết đồng bằng này, và đó cũng là thời kỳ dựng nước Văn Lang. Lạc Long Quân Nam Đảo và Ấu Cơ Nam Á kết hợp với nhau vào lúc này. Và đây là điểm khác biệt giữa chúng tôi với tác giả. Lạc Long Quân gặp Ấu Cơ khoảng từ 5.500 năm trước, từ lúc nước biển bắt đầu lui chứ không phải vào 4.000 năm trước đây khi biển tiến. Nhưng tại sao Lạc Long Quân và Ấu Cơ lại chia lìa, người đem 50 con lên núi, người đem 50 con xuống biển? Sự chia lìa đó xẩy ra vào lúc nào? Truyền thuyết chỉ nhắc lại lời Lạc Long Quân: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, ở lâu với nhau không được, nay phải chia ly". Dù có nói thêm một câu: "Hữu sự bảo cho nhau biết, đừng quên". Cái thông điệp mà truyền thuyết đómuốn gửi đi, qua câu nói của Lạc Long Quân, vẫn còn là một bí ẩn.

Nói tóm lại, về vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam, đã đến lúc chúng ta đặt vấn đề với giả thiết Bắc xuống Nam, và nghiêm túc thử nghiệm giả thiết Nam lên Bắc. Thực ra, chúng ta cũng chẳng còn quyền lựa chọn nào khác vì khoa học, nhất là khoa di truyền học, đã lựa chọn dùm chúng ta: Khởi thủy, người Hiện Đại (Homo Sapiens - Sapiens) từ Đông Phi đến Đông Nam Á; rồi từ đó họ tiến lên phía Bắc. Sau vì có sự phối hợp với chủng từ Tây Bắc xuống, họ hợp thành cái cốt lõi của dân sống ở Trung Quốc ngày nay. Đó là giai đoạn Nam lên Bắc. Giai đoạn này khoảng từ sau 40.000 năm cách ngày nay cho đến 3.000 năm cách ngày nay thì Trung Hoa bắt đầu có loạn Xuân Thu Chiến Quốc. Đến khi nhà Tần thống nhất lục quốc, nhất là từ khi nhà Hán cai trị Trung nguyên, những dân thuộc Đại tộc Bách Việt ở các nước lưu vực sông Dương Tử xuôi về Nam, không chịu sự đồng hóa của người Hoa Hán đã di dần về phương Nam. Một số những người thuộc nhóm này đã sát nhập với dân Lạc Việt. Giai đoạn này kéo dài cũng cả ngàn năm, nhưng những thiên di từ đời Tần đến đời Đông Hán (khoảng 300 năm trước CN đến 100 năm sau CN) có lẽ là quan trọng hơn cả. Chúng tôi tin rằng đó là một phần của kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

Cung Ðình Thanh
Nguyễn văn Tuấn
Nguyễn Ðức Hiệp

Tài liệu tham khảo và chú thích:

1. Nguyễn Khắc Ngữ, "Nguồn gốc Dân tộc Việt Nam", Nhóm Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam xuất bản, Montréal: 1985; Bình Nguyên Lộc, "Nguồn gốc Mã Lai của Dân tộc Việt Nam", Nhà xuất bản Lá Bối, Sài Gòn: 1971.

2. Gần đây mới thấy có "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm - Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2001.

3. Đọc "Một số vấn đề lý luận về Lịch sử Tư tưởng Việt Nam", sách lưu hành nội bộ, Hà Nội: 1984 - Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học xuất bản.

4. Phạm Huy Thông, "Năm mươi năm tìm hiểu văn hóa Hòa Bình", Khảo cổ học, số 1 & 2/1984.

5. W. G. Solheim II, "Thắp sáng lại quá khứ bị lãng quên", Tạp chí National Geographic số tháng 3/1971, bản dịch của Hoài Văn Tử & Vĩnh Như, trong Tập San TƯ TƯỞNG số 2, tháng 4/1999.

6. W. G. Solheim II - Bài đã dẫn [5].

7. Ngô Thế Phong ,"Dấu vết văn hóa Hòa Bình ở Đông Nam Á", Khảo cổ học, số 1 & 2/1984. Chữ Phức hợp Kỹ thuật Hòa Bình (Techno-complex) là đề nghị của C. F. Gorman, học trò của W. G. Solheim II. Xem thêm "The Hoabinhnian and after : subsistence pattern in S.A. during the Latest Pleistocene and Early Recent periods" - Word Archaeology 2: 300-320, 171; "Hoabinhnian: A pebble-teal complex with Early Plant association in S.A.", Science, CL XIII No.3868, 14 Feb 1969.

8. Higham C, "The Bronze Age of Southeast Asia", Cambridge University Press, 1966.

9. R. H. Geldern, "Research on Southeast Asia : Problems and Suggestions", American Anthropologist, No.4, New York, 1996.

10. David N. Keightly (biên tập), "The Origins of Chinese Civilization", University of California Press, Berkeley, Los Angeles: 1983.

11. Li Chi, "The Beginnings of Chinese Civilization", Seattle: 1957.

12. I. R. Solin Khanov, 1979 : 37. Theo Trịnh Sinh, "Những hiện vật đồng đỏ trong văn hóa Đông Sơn", Khảo cổ học số 1/1992; "Nhận dạng trống giả cổ", Khảo cổ học, số 4/1997. Đọc thêm "The Cradle of the East" của Ping-Ting- Ho, phần Appendix I", "Excavation at Non Nok Tha, Northeastern Thailand, 1968", Interim Report, Asia Perapective XIII (1970), p.139; "Early Bronze in Northern Thailand", 1968 của W.G. Solheim II.; "Further Evidence to Support the Hypothesis of Indigenous Origins of Metallurgy in Ancient China" do Noel Barnard đọc trong Hội nghị Berkeley 1978 và in trong The Origins of Chinese Civilization - University of California Press, 1980.

13. "It will use the big rivers as language conduct, but the direction of dipersal is the exact reverse of the Himalaya centrifugal radiation hypothesis" - "Linguistic Diversity in Space and Time" - Johana Nicols, trích theo Eden in the East, trang 138-139.

14. J. Y. Chu và đồng nghiệp, "Genetic relationship of populations in China", Proc. Natl. Acad. Sci, USA 95, 11763-11768, 1998.

15. Cung Đình Thanh, "Gốm cổ tại Việt Nam và vai trò của nó trong văn hóa tiền sử", Tập San TƯ TƯỞNG số 12 tháng 2/2001.

16. Đọc "The Origins and Early Cultures of The Cereal Grains and Food Legumes" của Te-Tzu Chang, Chương 3 trong "The Origins of Chinese Civilization" - sđd [10].

17. Cung Đình Thanh, "Khái niệm về biển tiến ở Việt Nam" và bài "Sự thuần hóa cây lúa nước và ảnh hưởng của nó đối với tư duy người Việt Cổ", Tập San TƯ TƯỞNG số 3, tháng 7/1999.

18. Trích Eden in the East (trang 70-71) của Stephen Oppenheimer: "The prime "home" the most likely of rice - where climatically, the least manipulation is required to grow it - are in tropical Indo-China down to the Malay border Burma Bangladesh and the extreme South coast of China" - Peter Bellwood - "The Prehistory of Southeast Asia and Oceania" - Collins, Auckland, 1978; "Rice, though, was clearly pivotal t the Neolithic stay-athome mainland Indo-China from a very early stage, that is, if the Sakai cave findings are confirmed we now have a strange new image : Instead of the sinocentric model with the Chinese inventing rice cultivation, we have Austro- Asiatic speaking "Southern Barbarians" from Indo-China teaching the knowhow about rice to the Chinese".

19. Fritjof Capra, "The Tao of Physics", Fontana Paperbacks, London, 1983.

20. Con người được cấu tạo bằng nhiều tỷ tế bào. Tất cả các tế bào đều có cấu trúc giống nhau: trong mỗi tế bào đều có một cái nhân (nucleus) nằm chính giữa. Cái nhân này có chứa những chất liệu di truyền mà ta thường gọi là DNA (viết tắc từ chữ deoxyribonucleic acid). Mỗi nhân thường có hàng triệu DNA. DNA gồm có bốn mẫu tự (yếu tố hóa học): A (adeline), C (cytosine), G (guanine), và T (thymine). Một mảng DNA tạo thành một gien. Và nhiều gien tạo thành một bộ di truyền hay nhiễm sắc thể, còn gọi là chromosome. Con người có 23 nhiễm sắc thể.

21. A. Vu-Trieu và đồng nghiệp, "HLA-DR and DQB1 DNA polymorphisms in a Vietnamese Kinh population in Ha Noi", Tập san European Journal of Immunogenetics, năm 1997, bộ 24, trang 345-356.

22. Khoảng cách di truyền (hay còn gọi là genetic distance) là một thông số di truyền học đo lường mức độ khác nhau giữa các nhóm dân. Chỉ số này có giá trị tối thiểu là 0 (tức hai nhóm dân giống nhau về mặt di truyền), và giá trị tối đa là 1 (tức hai nhóm dân hoàn toàn khác nhau).

23. R. Ivanova và đồng nghiệp, "Mitochondrial DNA polymorphism in the Vietnamese population", Tập san European Journal of Immunogenetics, năm 1999, bộ 26, trang 417-422.

24. W. Kim và đồng nghiệp, "Y chromosomal DNA variation in East Asian populations and its potential for inferring the peopling of Korea", Tập san Journal of Human Genetics, năm 2000; bộ 45, trang 76-83.

25. S. W. Ballinger và đồng nghiệp, "Southeast Asian mitochondrialDNA analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration," Tập san Genetics, năm 1992, bộ 130, trang 139-45.

26. C. G. Turner, "Major features of Sundadonty and Sinodonty, including suggestions about East Asian microevolution, population history, and late Pleistocene relationships with Australian aboriginals", Tập san American Journal of Physical Anthropology, năm 1990; bộ 82, trang 295-317.

27. T. Hanihara, "Population prehistory of east Asia and the Pacific as viewed from craniofacial morphology: the basic populations in east Asia, VII", American Journal of Physical Anthropology, năm 1993, bộ 91, trang 173-87.

28. Đột biến (mutation) là một sự kiện sinh học xảy ra ở trong tế bào. Gien được cấu trúc bằng một chuỗi DNA gồm 4 mẫu tự A, G, C, T. Khi một chuỗi DNA bị thay đổi, tức đột biến (chẳng hạn như từ GCAATGGCCC thành GCAACGGCCC) thì các đặc tính sinh học liên quan đến gien, chẳng hạn như mật độ xương, có thể bị thay đổi.


29. Bing Su và đồng nghiệp, "Y-chromosome evidence for a northward mi-gration of modern humans into eastern Asia during the last Ice Age," American Journal of Human Genetics, năm 1999, bộ 65, trang 1718-1724.

30. Yuehai Ke và đồng nghiệp, "African origin of modern humans in East Asia: a tale of 12000 Y chromosomes," Science, năm 2001, bộ 292, trang 1151-1153.

31. Bing Su và đồng nghiệp, "Polynesian origins: insights from the Y chromosome," Tập san Proceedings of the National Academy of Science (USA), năm 2000, bộ 97, trang 8225-8228.

32. Xin đọc bài "Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang", Tập San TƯ TƯỞNG số 13, tháng 4/2001, trg 7.

33. Alberto Piazza, "Human evolution: towards a genetic history of China", Nature, Vol. 395, No. 6703, 1998.

34. Li Yin và đồng nghiệp, "Distribution of halstypes from a chromosome 21 region distinguishes multiple prehistoric human migrations", Proc. Natl. Acad. Sci. USA, Vol. 96, pp. 3796-3800, 1999.

35. Kwang-Chih-Chang, "The Archaeology of Ancient China", New Haven, Conn: 1968.

36. Barnard Noel, "Radiocarbon Dates and Their Significance in the Chinese Archaeological Scene: A list of 420 Entries from Chinese", Sources Published up to Close of 1979, Canberra.

37. Hà Văn Tấn dẫn theo Chapell (1987 - 83), "Năm lần nước biển lên xuống ở Đông Nam Á thời hậu kỳ Pleistocène", Khảo cổ học, số 1/1992; và "Sự biến chuyển từ Pleistocène đến Holocène ở Đông Nam Á" cũng cùng số. Cũng có thể xem thêm Tập San TƯ TƯỞNG các số 2, 3, 4, 7, 12, 13, 18.


38. Dẫn theo "The Cambridge Encyclopedia of Human Revolution", Cambridge University Press
Gia Phả Nguyễn Trãi - Nguyễn Nhữ Soạn
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Nguyễn Trãi - Nguyễn Nhữ Soạn.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Nguyễn Trãi - Nguyễn Nhữ Soạn
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.