Tôi tên là Lê Văn Linh là đời thứ 11 kể từ Đại Nguyên Lê Đông. Tôi biên soạn Gia phả Tộc LÊ này là thỏa mãn tâm nguyện của Cha tôi là Lê Tri Phương lúc sinh thời. Ông Lê Tri Phương viết cuốn gia phả này năm 2005 lúc ông 73 tuổi. Ông mất năm 2008, trước lúc mất rất minh mẫn. Ông đã từng vào Nam ra Bắc, tra cứu nhiều nơi để viết hồi đó chúng tôi không quan tâm đến công việc của ông mà coi đó là công việc của người già, giá mà chúng tôi quan tâm thì hẳn đã có một bộ gia phả hoàn chỉnh hơn. Sau khi ông mất, anh em tôi công khai cuốn gia phả này một phần là để tưởng nhớ ông và chúng tôi tin rằng đây là bộ gia phả hoàn chỉnh nhất, đồng bộ nhất của Tộc Lê Đại Nguyên Lê Đông. Nhưng tôi biết vẫn còn thiếu sót mong các ông, các bà, các cô các chú, các bác, các anh các chị thông cảm và bổ sung thông tin cho chúng tôi để hoàn chỉnh cuốn Gia phả tộc Lê. Gia phả là lịch sử nên dù tốt, dù xấu chúng tôi vẫn mong mọi người cung cấp thông tin trung thực. Xin trân trọng cảm ơn.
Dòng họ nào, đất nước nào cũng như một đời người có lúc thăng có lúc trầm. Để hiểu về dòng tộc Trước hết xin giới thiệu hai bài thơ về dòng họ như sau:
TỰ HÀO VỀ DÒNG HỌ LÊ Bài của Ông Lê Hưng được khắc trên mặt sau của bia đá gia phả được chôn dưới nền nhà thờ cũ của tiểu chi (Nền nhà Ông Lê Bá cháu của Ông Hưng ở, riêng nhà thờ nghe cha tôi nói đã được bán đi. Năm 1978 di dân theo phong trào của nhà nước. Máy ủi nền nhà nên mới tìm được tấm bia đá gia phả này). Bài thơ này được truyền tụng trong dòng họ, hồi nhỏ chưa di dân tôi đã nghe mẹ tôi đọc cho nghe nhiều lần. Nội dung bài thơ được dịch như sau:
BÀI 1:
Dòng Lê thị trâm anh thế phiệt
Từ huyện Hà xã tiết phát nguyên
Linh sơn thọ mạch vững bền
Sinh ra con Quý cháu Hiền hai chi
Thời phúc thọ vừa kỳ huê nở
Cửa hàn nôm giời mở mang ra
Kế đời vừa đến thứ 3
Hai chi cùng phát khoa văn đồng lần (Chi Lê Khoan Hồng và Lê Khoan Bình)
Đường hoạn lộ dần dần rộng mở
Trước thềm đình sắm sửa cân đai
Cơ quan ngự sử đô đài
Có quan tả giảng văn tài tô chương
Bà Chánh sứ dân thường cúng tế
Bà Âu Dy xuất thế ai tày
Lê triều trước Nguyễn triều nay
Tăng sư lại có phúc đầy xã dân
Sinh ra đứng Trung thần
Chánh vệ Tiếng Cha Con thơm để ngàn đời
Tú tài tri huyện đồng thời
Văn chương náo nức những lời tài hoa
Ngoài tổng vụ một nhà gìn giữ
Vừa lĩnh binh võ cử bước lên
Thềm lan văn võ đôi bên
Tốt tươi Chi dưới, Chi trên đồng màu
Hồi thịnh vượng sang giàu vui vẻ
Lớp nhà nhiều, lớp trẻ cũng đông
Bấy giờ áo vũ ấu phong ..... (Đoạn này bia đã bị máy ủi làm vỡ nên không dịch được)
Nền bia tấn khách tổ tông chưa mòn
Sửa sang lại nào con, nào cháu
Bền một lòng giữ đạo tiền nhân
Tuy rằng chưa đến mùa xuân
Thế mà vũ lộ còn phần tốt tươi
Năm kể lại mấy mươi rồi đó
Sắc thập đình ấn đỏ còn mang
Khi xưa âu chiến khoa trường
Đưa mùi tân khách văn chương sính nghề
Đường ăn ở thêm bề thân ái
Dẫu vinh hoa trở lại giờ đây
Khi nào ngàn hống hết cây
Sông Nầm hết nước họ này hết quan./.
Đề ngày 15/5 năm Duy Tân thứ 3 (tức năm 1909). Tác giả Ông Tú Hưng.
BÀI 2:
Họ ta vốn trước sang giàu
Bây giờ trung hạ tại thần sao thế này
Kẻ thời tìm thầy bói toán
Kẻ thời cầu hỏi thần tiên
Kẻ thời tướng số tốn tiền
Người thời địa lý không nên việc gì
Bốn mươi năm gian nan khốn đốn
Muốn một phen hồi tán nhờ ai
Ngày mồng 4 viết văn tế
Tổ mở trong gia phả biết sai âm phần
Cồn sang giàu biết mồ là đâu
Lòng thành tới Phật cứu đầu
Lòng thành kêu khổ xin cầu tiên linh
Bà cô thương tình cố hạ
Nửa đêm đồng tiêu mà tiêu công
Cấn khôn tọa hướng chân long
Sang giàu được mã hòa công vẽ vời
Trong nhau trong một cõi ngành
Quyết bồi phúc địa cho thành cao sơn
Tương thân tương ái là hơn
Mẹ nào hỏa tính đốt cơn cương thường
Khi yến hạ có khi tang thương
Khi lo tổ mộ từ đường dài lâu
Kẻ hèn người mạnh giúp nhau
Đã tươi cội ngọc hẳn màu mùa xuân.
Tác giả Ông Tú Hưng