GIA

PHẢ

TỘC


Văn
-
Hưng
Thông
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
Phả ký
PHẢ HỆ
Chi Trưởng họ Lê Văn - Hưng Thông
--------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------


GIA PHẢ
HỌ LÊ VĂN - HƯNG THÔNG
(Quyển đầu)
Tháng 9 năm 2009
-------------


Lời mở đầu
--------

- Kính lạy Vong Linh Cụ Thỷ Tổ, Vong Linh Cụ Tiên Tổ.
- Kính lạy Vong Linh Bà Cô Tổ Họ.
- Kính lạy Vong Linh các bậc Tổ Họ, Vong Linh Can, Cố, Ông, Bà.
ông Bác, ông Chú, bà Cô, Vong Linh các Anh, Em trong toàn Họ.
- Kính thưa các Ông, các Bà và toàn thể anh, em trong Họ.
Như đã nói từ trước, việc viết tiếp và hoàn thiện Gia phả là một việc rất cần thiết và nên làm nhưng rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Bản “Lê Tộc Trưởng chi Gia phả” (sau đây gọi là Gia phả) của họ ta đã được dịch từ chữ Hán sang chữ Việt, đây là một việc hết sức có ý nghĩa, giúp con cháu trong Họ có thể đọc được và hiểu hơn về dòng họ của mình, hiểu hơn về gia tộc mình, và cũng để từ đó, con cháu trong Họ có được cách nhìn, cách nghĩ và cách hành động về việc Họ, việc Nhà và cả việc Xã hội.
Theo Gia phả thì họ Lê Văn ta đang lập nghiệp tại quê hương (xã Hưng Thông và xã Hưng Tân) không lớn và cũng chưa lâu. Từ Thuỷ Tổ đến hiện tại chỉ khoảng mười đời. Đó là một khoảng thời gian không dài. Vậy thì, nguồn gốc họ ta là ở đâu? Đến đây với lý do gì?! Hoặc tách ra từ họ gốc nào và từ bao giờ? Đây là cả một vấn đề phức tạp và chưa có lời giải!
Cùng trên địa bàn Hưng Thông có đến ba dòng tộc đều mang tên Lê Văn nhưng chưa ai biết giữa họ có sự liên hệ nào không. Tất nhiên, có thể cả ba Họ có cùng một gốc nhưng cùng chung từ đời nào, gốc ở đâu thì hoàn toàn chưa biết. Hiện tại, cả ba Họ đều coi nhau là “người ngoài”.
Việc tìm được nguồn gốc dòng họ là rất tốt nhưng rất khó khăn, khi chưa có cơ sở để xác định thì đành tạm gác lại đã. Việc cần trước mắt là lập lại Phả hệ, xác định ngôi thứ các đời cho con cháu, bởi hiện tại một số không ít hàng năm đều về dự lễ tế Họ nhưng không biết ai là Anh, ai Em, ai là Chú, ai Cháu.
Tiếc là những thông tin cần thiết mà cuốn Gia phả đưa lại cho ta không nhiều và không đầy đủ. Nội dung cuốn Gia phả chỉ là bản kê các Bài vị của các bậc Tiền bối, một số có ghi được ngày giỗ và nơi mai táng, nhưng số khác lại không ghi; có đời ghi rõ thứ tự tên các con trai (nhưng rất ít), số còn lại không có các thông tin này. Vì vậy, đọc Gia phả nhưng ta không biết được ai là Cha, ai là Con, ai là Anh, ai là Em hoặc ai với là cùng ngôi thứ…
Cuốn Gia phả họ ta được khởi viết (hoặc hoàn thành) vào ngày 17 tháng 6 năm Duy Tân thứ VIII (ngày 8 tháng 8 năm 1914 - dương lịch), nhưng không phải là bản gốc mà là bản chép lại, thời điểm viết khoảng năm 1958 - 1960. Ngoài ra, không có tài liệu nào có được các thông tin mà ta đang quan tâm.
Mong muốn của nhiều người là làm sao xác định được các đời, các thế hệ trực hệ, xác định được Cha, Con, Anh, Em… Mong muốn này thật hợp lý và và đúng đắn nhưng không dễ thực hiện.
Rất may là trong Họ còn có một số Cụ cao niên hiện đang khoẻ mạnh và minh mẫn, sau khi nghiên cứu Gia phả, các Cụ nhớ lại được tên huý của một số bậc Tiền bối (nghe Cha, nghe Ông ngày xưa nói vậy, gọi vậy…), và cũng thật may là trong Gia phả, một số đời có ghi được Ông, Bà ấy sinh hạ được mấy con trai, theo thứ bậc là những ai... Nếu không có những điều này thì việc lập lại Phả hệ quả là “mò kim đáy bể”.
Bằng cách trao đổi, hỏi chuyện các Cụ cao niên, kết hợp các thông tin có trong Gia phả và phân tích các yếu tố từ Gia phả, tôi mạo muội tạm giả thiết các đời để lập lại Phả hệ cho Họ. Tuy nhiên, điều tôi còn băn khoăn là:
- Trong năm nhánh của Chi ta thì các đời của nhánh III, nhánh IV và nhánh V là khá hợp lý với nhau (cả về số, thứ tự các bài vị có trong Gia phả và tuổi các thành viên hiện tại). Các đời của nhánh I và nhánh II không phù hợp với ba nhánh kia. Hai nhánh này hợp lý về số và thứ tự các bài vị, nhưng không hợp lý về tuổi của các thành viên hiện tại. Tuy là cửa anh, cùng bậc với các thành viên của các nhánh III, IV và V nhưng nhánh I và II lại có tuổi khá trẻ. Vậy, phải chăng ở giữa còn có một đời trung gian nữa, và giả thiết như trên là không hợp lý, không đúng với thực tế?!!
- Sau khi lập lại Phả hệ thì Vong Linh một số Cụ có tên trong Gia phả nhưng không xếp được vào nhánh nào và đời nào cả (vì không có thông tin). Đây là điều tôi băn khoăn và suy nghĩ nhiều nhất, vì nếu làm như vậy, tôi sẽ mang lỗi với Vong Linh các Cụ ấy! Bởi vậy, Phả hệ sắp lập lại đây sẽ là một “Giả thiết”, nghĩa là tạm thời coi các nhận định trên là đúng để lý giải, sau khi có thông tin chính xác sẽ hiệu chỉnh lại.
- Một số trường hợp đặc biệt mà theo tôi là đã có sự sai khác hoặc nhầm lẫn nào đó (có thể từ bản gốc hoặc bản dịch), nên tên của con khi sinh và Bài vị khi mất không khớp nhau. Cụ thể:
+ Cụ Đình Điển sinh hạ 6 con trai: Tự Huý Đình, tự Văn Thịnh, tự Văn Trình, tự Văn Mân, tự Đình Tư và tự Văn Thân. Tuy nhiên, trong Gia phả lại không có Bài vị Cụ Văn Thân mà thay vào vị trí đó là Bài vị của Cụ mang tên Đình Tuỵ. Vậy, phải chăng tự Đình Tuỵ chính là tên của Cụ Văn Thân khi trưởng thành?
+ Cụ Đình Tư sinh hạ 5 con trai: Tự Văn Việt, tự Văn Năng, tự Văn Dực, tự Văn Triệm và tự Văn Viên. Vậy mà, tiếp sau Bài vị Cụ Lê Thọ Công tự Văn Việt lại đến Bài vị Đệ Nhị Lang tự Văn Trị; sau Đệ Tứ Lang tự Văn Triệm lại đến Đệ Ngũ Lang tự Văn Phượng. Chắc chắn là tự Văn Trị chính là tên của Cụ Văn Năng và tự Văn Phượng là tên của Cụ Văn Viên khi trưởng thành!
Lập luận như trên có thể là đúng nhưng hoàn toàn không có cơ sở nào để khẳng định, nhất là trường hợp Cụ Văn Thân. Vì vậy, để không phạm lỗi với Vong Linh các Cụ, tôi xin phép ghi hai tên cùng đi kèm. Cụ thể: Cụ Văn Thân/(Đình Tuỵ); Cụ Văn Năng/(Văn Trị); Cụ Văn Viên/(Văn Phượng). Như vậy thì đã cần đưa vấn đề này ra chưa?
Câu trả lời là: do những biến động của xã hội nên một số nhánh, một số gia đình đã đi lập nghiệp nơi quê mới, như Quỳ Hợp, Con Cuông, Hưng Tây… ngày nay, tạo nên sự phân tán, xa cách. Đặc biệt, có nhánh đã tạo lập Nhà thờ tại quê mới để hàng năm Con cháu về Phúng viếng Tổ tiên, ít có điều kiện tụ họp về Quê Tổ. Lâu dần, sự xa cách về khoảng cách sẽ làm tăng thêm sự xa cách về tình cảm, xa dần với Cội nguồn của Tổ Tiên.
Trước thực trạng đó đòi hỏi phải có Bản Gia phả mới, có sơ đồ Phả hệ và cập nhật các thông tin mới để các lớp Con cháu mai sau “Có chỗ tìm về”. Mong muốn thì nhiều nhưng khả năng có hạn. Trước mắt, tôi không có tham vọng viết được trọn bộ Gia phả mới hoàn thiện, với đầy đủ các chương mục và thông tin, nhưng với mục tiêu là giúp các thành viên anh em, con cháu hiện tại nhận biết ít nhất trong nhánh mình nên tôi mạnh dạn xin được đề xuất Giả thiết về “Sơ đồ Phả hệ” trước đã. Khi có thêm thông tin để xác nhận một cách có cơ sở thì Giả thiết sẽ được hiệu chỉnh.
Hàng năm, các Nhánh, các Gia đình có các thay đổi như sinh, tử… cần thông báo lại cho Trưởng Tộc để cập nhật, bổ sung vào Gia phả mới.
Kính mong Vong Linh Các Cụ xá lỗi cho sự mạo muội này.
Kính mong các Ông, Bà, Anh, Em trong Họ đồng cảm và cùng hưởng ứng, mong các Ông, Bà, Anh, Em trong Họ cùng góp công sức nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thiện bản Phả hệ này.
Ngày 19 tháng 9 năm 2009
(01 tháng 8 Kỷ Sửu)
Người soạn: Lê Văn Minh

* * * * *

















PHẢ HỆ
Chi Trưởng họ Lê Văn - Hưng Thông
--------------------

1. Cơ sở để xác định Phả hệ
Để xác định được Phả hệ của các nhánh, các đời ta cần nghiên cứu kỹ Gia phả, tìm hiểu các thông tin ẩn chứa bên trong các Bài vị, phân tích quy luật trình bày Gia phả, đồng thời thu thập thông tin từ các Cụ cao niên và phối hợp các thông tin này.
Nghiên cứu kỹ các bài vị trong Gia phả, ta thấy các bài vị được xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ anh đến em (cơ sở là các bài vị có ghi rõ hoặc đã xác định được mối liên hệ). Như vậy, các bài vị không xác định được mối liên hệ cũng sẽ theo quy luật này, nhưng vì không biết thứ bậc nên không biết được ai là con của ai, ai là anh em trực hệ của nhau…
Trao đổi với các Cụ cao niên và nghiên cứu hiện trạng của Họ, ta thấy như sau:
- Chi Trưởng lập nghiệp tại Hưng Thông nhưng có nguồn gốc tại xã Hưng Tân (đời thứ III, Cụ Đình Nhu đã từ Hoàng Cần di cư sang Thông Lạng).
- Chi thứ hai nay thuộc xóm 9, xã Hưng Thông, nghĩa là người con thứ (em Cụ Đình Nhu - không ghi trong Gia phả) cũng di cư sang Láng Thôn.
- Chi thứ ba nay thuộc xóm … xã Hưng Tân, nghĩa là người con út đã ở lại cùng cha mẹ tại quê nhà sau khi hai người anh ra ở riêng tại quê mới:
Như vậy, Cụ “Cao Cao Tổ Khảo Tự Đắc Danh” là Ông Nội của Cụ Đình Nhu và Cụ “Cao Tổ Khảo Tự Đắc Vỵ” là thân sinh Cụ Đình Nhu.
- Bản Gia phả đã dịch là Gia phả của Chi Trưởng mà không phải là Gia phả của cả Họ. Đời thứ I (gọi là Thỷ Tổ) và đời thứ II (gọi là Tiên Tổ) là các đời chung cho cả ba Chi, lúc này đang ở Hoàng Cần (nay là xã Hưng Tân).
- Chi trưởng ta đã hình thành 5 nhánh khá rõ, cụ thể:
+ Nhánh thứ nhất là nhánh Tộc trưởng, nay tại xóm 7 xã Hưng Thông.
+ Nhánh thứ hai là nhánh của Cụ Vượng tại xã Hưng Xá, nay có con cháu lập nghiệp tại huyện Con Cuông.
+ Nhánh thứ ba là nhánh của Cụ Lê Văn Tý, nay lập nghiệp tại xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp.
+ Nhánh thứ tư là nhánh của Cụ Lê Văn Cung, nay lập nghiệp chủ yếu tại xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp. Cùng trong nhánh cụ Lê Văn Cung có Cụ Lê Văn Chuyên, nay đang ở tại xóm 7 xã Hưng Thông.
+ Nhánh thứ năm là nhánh cụ Lê Văn Tuyên (đã mất), có con là Lê Văn Thiều và Lê Văn Thìn ở tại xóm 7, Hưng Thông; Cụ Lê Văn Hoá (tại Nghĩa Đàn), Cụ Lê Văn Quang (xóm 7, Hưng Thông) và Cụ Lê Văn Lưu, nay lập nghiệp tại Kẻ Ngòi (xã Hưng Tây, Hưng Nguyên).
Phần mộ của các nhánh đang ở tại xóm 7 đã được quy tập theo các nhánh tại nghĩa trang Đồng Chạn (xã Hưng Thông).
Trên cơ sở đó, việc lập lại Phả hệ được thực hiện theo hai giai đoạn sau:
a) Đối với các đời Tiền bối.
* Các nhánh và sự liên kết:
Trong bản Gia phả có ghi:
- Đời Hiển Tằng Tổ Khảo (đời thứ III ): “Cụ Đình Nhu, nguyên quán tại Hoàng Cần, di cư sang Thông Lạng, sinh con: Tự Đình Điển”.
- Đời Tằng Tổ Khảo (đời thứ IV): “Cụ Đình Điển, sinh hạ 6 con trai là:
1. Tự: Huý Đình; 2. Tự: Văn Thịnh;
3. Tự: Văn Trình; 4. Tự: Văn Mân;
5. Tự: Đình Tư; 6. Tự: Đình Thân”.
- Đời Hiển Tổ Khảo (đời thứ V): “Cụ Đình Điển, sinh hạ 5 con trai là:
1. Tự: Văn Việt; 2. Tự: Văn Năng/(Văn Trị);
3. Tự: Văn Dực; 4. Tự: Văn Triệm;
5. Tự: Văn Viên/(Văn Phượng”).
Từ đời Hiển Khảo (đời thứ VI) trở đi, không ghi được các thông tin này..
Như vậy, khả năng đây là điểm khởi đầu để hình thành các nhánh như hiện tại.
Căn cứ vào lời kể của các Cụ cao niên, kết hợp với bài vị trong Gia phả để xác định “Đây là Bài vị của ai và con cháu bây giờ là ai”… Cụ thể: Cụ Lê Văn Cung cho biết:
- Ông Nội của Cụ Lê Văn Nguyên - Tộc trưởng, tên là Đình Tiến (còn gọi húy là ông Cửu Quỹ). Như vậy, Cụ Tiến có thể là con hoặc cháu của Cụ Việt (con đầu Cụ Đình Tư - đời thứ V)). Đây là nhánh thứ nhất.
- Ông Nội của Cụ Lê Văn Vượng (di cư vào xã Hưng Xá, có con lên lập nghiệp tại huyện Con Cuông), tên là Văn Định.
- Ông Nội của Cụ Lê Văn Tý (ở Châu Lý - Quỳ Hợp) tên là Văn Đồng, Cụ thân sinh tên là Tiến. Cụ Văn Tiến gọi Cụ Vượng là Bác.
- Thân sinh Cụ Lê Văn Duyện tên là Văn Cận, Ông Nội tên là Văn Triệm. Cụ Lê Văn Duyện cũng gọi Cụ Văn Tiến là Bác.
- Thân sinh Cụ Lê Văn Lưu (di cư ra Kẻ Ngòi - nay là xã Hưng Tây ) tên là Văn Tâm, Ông Nội tên là Văn Hạp. Cụ Văn Hạp sinh hạ bốn con trai là: Cụ Văn Vơn (có con là Văn Tuyên - đã mất và cháu là Văn Thiều, Văn Thìn), Cụ Văn Vinh (có con là Văn Hoá, Văn Quang - ở gần nhà ta cũ và ta gọi là Chú), Cụ Văn Tâm và út là Cụ Văn Dịnh (có con là Văn Dinh - đã mất).
Cụ Lưu cũng cho biết: Thân sinh của Cụ là tên là Tâm, sinh hạ được 4 anh em đúng như Cụ Cung đã nói. Cụ Tâm là thứ ba, có em là Cụ Văn Dịnh và hai anh là Cụ Vơn và Cụ Vinh. Gia đình Cụ Dịnh hiện nay không còn ai.
Vậy là đã rõ, Cụ Văn Triệm thì Gia phả có ghi là con thứ tư của Cụ Đình Tư (đời thứ V) nên đây chính là nhánh thứ tư.
Các nhánh còn lại sẽ có thứ tự như sau:
1. Nhánh thứ nhất: Nhánh Cụ Nguyên, Trưởng tộc.
2. Nhánh thứ hai: Nhánh Cụ Đức, Cụ Cường tại Con Cuông.
3. Nhánh thứ ba: Nhánh Cụ Tý tại xã Châu Lý - huyện Quỳ Hợp.
4. Nhánh thứ tư: Nhánh Cụ Lê Văn Cung, tại xã Châu Quang -
huyện Quỳ Hợp, Cụ Chuyên tại xóm 7 Hưng Thông.
5. Nhánh thứ năm: Nhánh Cụ Tuyên, Cụ Hoá, Cụ Quang tại xóm 7 -
xã Hưng Thông và Cụ Lưu tại xã Hưng Tây.
* Các đời và sự liên kết: Căn cứ vào các đời đã biết chính xác (do các Cụ cao niên nói lại) và phân tích các mối liên hệ có trong Gia phả để xác định.
Vê vấn đề này, Cụ Lê Văn Cung cho biết thêm:
- Ông Nội của Cụ tên là Văn Cận, Cố Nội tên là Văn Triệm.
- Ông Nội của Cụ Lê Văn Nguyên tên là Đình Tiến, tên Cố Nội không nhớ được.
- Ông Nội của Cụ Đức, Cụ Cường (ở Con Cuông) tên là Văn Định, bố tên là Vượng (còn có tên khác là Tình), tên Cố Nội không nhớ được.
- Ông Nội của Cụ Tý (ở Châu Lý - Quỳ Hợp) tên là Văn Đồng, tên Cố Nội không nhớ được.
- Ông Nội của Cụ Hoá, Cụ Lưu tên là Văn Hạp, tên Cố Nội không nhớ được.
Cụ Văn Triệm thì trong Gia phả có ghi là con thứ tư của Cụ Đình Tư (đời thứ V). Đây là một thông tin chính xác. Như vậy, Cụ Cung là đời thứ IX của nhánh IV.
Còn Cụ Tiến là con hay cháu của Cụ Văn Việt?
Để có thể xác định Cụ Tiến là con hay cháu của Cụ Việt, ta phân tích như sau:
+ Nếu Cụ Tiến là con Cụ Việt thì hợp lý về thứ tự các Bài vị có trong Gia phả nhưng không hợp lý về tuổi các thành viên hiện tại. Bởi Cụ Nguyên và Cụ Đức với Cụ Tý, Cụ Cung, Cụ Lưu là cùng đời nhưng Cụ Nguyên và Cụ Đức là cửa anh lại ít tuổi hơn nhiều so với ba Cụ cửa em (Cụ Tý, Cụ Cung và Cụ Lưu), mà lẽ ra các Cụ cửa anh phải nhiều tuổi hơn (Các Cụ cửa em có tuổi tương đương nhau và đã trên dưới 90 tuổi, trong khi Cụ Nguyên và Cụ Đức chỉ khoảng 70 tuổi). Hơn hai mươi năm là khoảng thời gian đủ để có thể còn một đời trung gian nữa mà ta chưa biết.
+ Nếu Cụ Tiến là cháu Cụ Việt thì không hợp lý về thứ tự các Bài vị có trong Gia phả. Xét “khoảng cách” giữa các Bài vị ghi trong Gia phả thì giữa Bài vị của Cụ Việt và Bài vị của Cụ Tiến có Bài vị của 7 Cụ khác, trong đó có 6 Bài vị đã xác định được mối liên hệ. Bài vị của Cụ thứ 7 có tên là Văn Phúc chưa xác định được nhưng không phải là thân sinh của Cụ Đình Tiến, vì hai Bài vị này viết liền nhau, và nếu như vậy thì Cụ Phúc là “anh của Cụ Dực, Cụ Triệm nên Bài vị phải viết trước (ở đây, Bài vị Cụ Dực, Cụ Triệm lại viết trước Cụ Phúc bốn, năm bậc).
Việc “chênh lệch tuổi” của các thành viên cùng đời trong các Nhánh là một yếu tố để so sánh, nhưng không phải là vấn đề cơ bản vì nó có thể được giải thích như sau: Do các Cụ bậc “Bố mẹ” không cùng trong một gia đình nữa nên thời điểm lập gia đình, thời điểm sinh con có thể khác nhau. Cụ Văn Việt là con trưởng Cụ Đình Tư nhưng Cụ Đình Tiến không biết là con thứ mấy của Cụ Việt. Nếu trước Cụ Tiến là các chi gái và Cụ Tiến lại sinh con trai là thứ (Cụ Lê Văn Hoản), thì sự chênh lệch tuổi như trên vẫn có thể xẩy ra.
Với lập luận như trên, có thể nói Cụ Đình Tiến là con Cụ Văn Việt chứ không phải là cháu, và Cụ Nguyên (Trưởng tộc hiện nay) sẽ là đời thứ IX của nhánh I.
Cùng có một bối cảnh giống nhánh I, và cũng lập luận tương tự thì Cụ Định là con của Cụ Văn Năng (đời thứ V). Cụ Đức, Cụ Cường sẽ là đời thứ IX của nhánh II.
Cụ Đồng là con của Cụ Dực (đời thứ V), nên Cụ Tý là đời thứ IX.
Cụ Hạp là con Cụ Viên (đời thứ V). Cụ Tuyên (đã mất), Cụ Hoá, Cụ Quang và Cụ Lưu là đời thứ IX.
b) Đối với các đời hiện tại.
- Từ sự phân tích ở trên, ta đã xác định được 5 Cụ đứng đầu của 5 nhánh đều ở đời thứ IX, đó là:
+ Nhánh I: Cụ Lê Văn Nguyên - Trưởng Chi, tại xóm 7, Hưng Thông.
+ Nhánh II: Cụ Lê Văn Đức, tại Con Cuông.
+ Nhánh III: Cụ Lê Văn Tý, tại Châu Lý, Quỳ Hợp.
+ Nhánh IV: Cụ Lê Văn Cung, tại Châu Quang, Quỳ Hợp.
+ Nhánh V: Cụ Lê Văn Tuyên (đã mất), tại xóm 7, Hưng Thông.
- Danh sách thành viên các đời hiện tại các đại gia đình và do các gia đình cung cấp (tính đến ngày Rằm tháng Bảy năm Canh Dần, tức là ngày 24 tháng 8 năm 2010 - dương lịch).
Hàng năm, các thay đổi như sinh, tử hoặc di chuyển… sẽ được cập nhật bổ sung khi có thông báo của các gia đình, các Nhánh.
* * * * * *
Từ các thông tin trên, ta có thể “Giả thiết” lập sơ đồ Phả hệ như sau:
(xem sơ đồ Phả hệ, từ trang 10 - 18)

----------------

2. Sơ đồ phả hệ (đến 2013)
---------------------

1.1.Cụ Đắc Danh
2.1. Cụ Đắc Vỵ
3.1. Cụ Đình Nhu
4.1. Cụ Đình Điển
5.1.Tự Huý Đình
5.2.Tự Đình Thịnh
5.3.Tự Văn Trình
5.4.Tự Văn Mân
5.5.Tự Đình Tư
6.1.Tự Văn Việt
7.1.Tự Văn Tiến
8. 1. Bà Sự
8.2. Bà Dong
8.3. Lê Văn Hoản
9.1. Lê Văn Nguyên
10.1.Lê Thị Hà
10.2. Lê Thị Hương
10.3. Lê Văn Hoà
11.1. Lê Thị…
10.4. Lê Thị Bình
9.2. Lê Văn Nga
10.1. Lê Thị Lan
10.2.Lê Văn Thắng
10.3. Lê Thị Hoa
10.4. Lê Thị Hường
9.4. Lê Thị Châu
9.5.Lê Văn Trường
10.1.Lê Thị Dương
10.2.Lê Văn Hải
10.3. Lê Thị Hoài
10.4. Lê Thị Thanh
9.5. Lê Văn Kỳ
9.6. Lê Văn Hạnh
9.7.Lê Văn Phương
10.1. Lê Thị Cẩm Tú
10.2. Lê Thị Dung
9.8. Lê Văn Hùng
10.1. Lê Văn Hào
10.2. Lê Thị Vinh
10.3. Lê Thị Hằng
9.9. Lê Văn Dũng
10.1. Lê Thị Hằng
10.2. Lê Văn Đức
7.2. Tự Văn Kỳ
8.1. Bà Thanh Dung
7.2. Tự Văn Di
8.1. Lê Văn Tiến
9.1. Lê Văn Nuôi
10,1.Lê Thị Uyển Nhi
10,2.Lê Hồng Phong
9,2. Lê Văn Trọng
10,1. Lê Thái Vũ
8.2. Lê Thị Thìn
6.2. Tự Văn Năng
7.1. Tự Văn Định
8.1.Lê Văn Vượng
9.1. Lê Minh Đức
10. 1. Lê Văn Lưu
11.1.Lê Văn Thành
11.2.Lê Văn Trung
11.3.Lê Thị Thuỳ
10.2. Lê Thị Trúc
10.3.Lê Minh Tùng
10.4. Lê Văn Tấn
11.1. Lê Văn Đạo
10.5. Lê Minh Tới
11.1. Lê Thị Nhung
10.6. Lê Thị Tâm
10.7. Lê Thị Tuyền
9.2.Lê Minh Cường
10.1 Lê Minh Ngọc
11.1.Lê Minh Dũng
11.2.Lê Minh Dương
10.2. Lê Thị Ngà
10.3. Lê Thanh Nghị
11.1.Lê Huy Hoàng
11.2. Lê Thị Thảo
10.4. Lê Minh Ngơi
11.1.Lê Thị Nam Anh
10.5. Lê Thanh Nghĩa
11.1. Lê Thị Hiền
10.6. Lê Thị Nguyệt
10.7. Lê Thị Nga
6.3. Tự Văn Dực
7.1. Tự Văn Đồng
8.1. Lê Văn Tiến
9.1. Lê Văn Tý
10.1. Lê Thị Hoài
10.2. Lê Thị …
10.3. Lê Văn Sỹ
11.1. Lê Thị …
11.2. Lê …
6.4. Tự Văn Triệm
7.1. Tự Văn Cận
8.1. Lê Văn Duyện
9.1. Lê Thị Hoe
9.2. Lê Văn Cung
10.1. Lê Văn Minh
11.1. Lê Thanh Hải
11.2. Lê Thị Vân
10.2. Lê Thị Hòa
9.3. Lê Xuân Minh
10.1. Lê Thị Liên
10.2. Lê Thị Hương
10.3. Lê Thị Hoa
10.4. Lê Văn Hùng
11.1. Lê Đức Anh
11.2. Lê Văn Hai
10.5. Lê Thị Nhung
10.6. Lê Thị Vân
10.7. Lê Thị Na
9.4. Lê Văn Đình
10.1. Lê Văn Hợi
11.1. Lê Thị Thủy
11.2. Lê Văn Chung
12.1. Lê Văn …
11.3. Lê Thị Nga
10.2. Lê Thị Dần
10.3. Lê Văn Châu
11.1. Lê Văn Quyền
11.2. Lê Văn Thế
10.4. Lê Văn Long
11.1. Lê Văn Sơn
11.2. Lê Văn …
10.5. Lê Văn Lượng
10.6. Lê Văn Đồng
11.1. Lê Văn Trường
11.2. Lê Thị …
10.7. Lê Thị Mận
9.5. Lê Thị Quế
9.6. Lê Hiền Sỹ
10.1. Lê Thị Lương
10.2. Lê Thị Hường
10.3. Lê Văn Nhân
11.1. Lê Văn Đức
11.2. Lê Thị Oanh
10.4. Lê Văn Nghĩa
11.1. Lê Thị Phương
11.2. Lê Thị …
9.7. Lê Thị Hòa
8.1. Bà Cửu Trông
8.2. Bà Tùng
8.3. Bà Sửu
8.4. Lê Văn Bổng
9.1. Lê Thị Hương
9.2. Lê Thị Huệ
9.3. Lê Thị Long
8.5. Lê Văn Dung
9.1. Lê Thị Hồng
9.2. Lê Văn Thìn
10.1. Lê Thị Thương
9.3. Lê Thị Vị
9.4. Lê Thị Hà
9.5. Lê Văn Tiến
10.1. Lê Văn Hiếu
10.2. Lê Thị Trang
10.3. Lê Văn Giáp
9.6. Lê Thị Hoa
8.7. Bà Cường
7.2. Bà Nguôn
7.3. Bà Tám
7.4. Lê Văn Nịnh
8.1. Lê Văn Bình
8.2. Lê Văn Chính
9.1. Lê Văn Chuyên
10.1. Lê Văn Hải
11.1. Lê Ngọc Hân
11.2. Lê Đắc Đoan
10.2. Lê Văn Hà
11.1. Lê Thị Hà Vy
9.2. Lê Thị Liên
9.3.Lê Văn Quang
10.1.Lê Văn Chung
10.2.Lê Văn Thành
9.3.Lê Văn Thắng
10.1. Lê Văn Tùng
8.3. Bà Quang
8.4. Bà Niệm
6.5. Tự Văn Viên
7.1. Tự Văn Hạp
8.1. Lê Văn Vơn
9.1.Lê Văn Tuyên
10.1. Lê Văn Thiều
11.1. Lê Văn …
11.2. Lê Thị …
10.2. Lê Văn Thìn
11.1. Lê Thị …
11.2. Lê Thị …
8.2. Lê Văn Vinh
9.1.Lê Thị Hoét Ả
9.2.Lê Thị Hoét
9.3. Lê Văn Hoá
10.1. Lê Thị Hoa
10.2. Lê Văn Hiền
11.1. Lê Văn Sơn
11.2. Lê Thị Yến
10.3.Lê Văn Quyền
11.1.Lê Hoài Thương
10.4. Lê Thị Chiên
10.5. Lê Văn Kiên
11.1. Lê Đức Mạnh
9.4.Lê Văn Quang
10. 1. Lê Thị Hải
10.2. Lê Văn Hưng
11.1.Lê Thị Phương Uyên
11.2. Lê Văn Đức
10.3.Lê Văn Nguyên
11.1. Lê Thị Vân Anh
11.2. Lê Văn Đạt
10.4. Lê Thị Thuỷ
8.3. Lê Văn Tâm
9.1. Lê Thị Tâm
9.2. Lê Thị Thuẩn
9.3. Lê Thị Ba
9.4. Lê Thị Em
9.5. Lê Văn Lưu
10.1.Lê Thị Hường
10.2.Lê Thị Liễu
10.3. Lê Văn Liên
11.1. Lê Văn Tú
11.2. Lê Văn Tiến
10.4. Lê Thị Thân
10.5. Lê Thị Thế
10.6. Lê Văn Hoà
11.2. Lê Thị Tuyến
11.3. Lê Văn Tấn
10.7. Lê Thị Hoa
10.8. Lê Văn Hùng
11.1. Lê Văn Mạnh
11.2. Lê Thị Huyền
11.3. Lê Thị Hằng
11.4. Lê Thị Nga
10.9. Lê Thị Nhung
10.10.Lê Văn Nghị
11.1. Lê Tuấn Anh
11.2. Lê Tuấn An
9.6.Lê Văn Truyền
8.4. Lê Văn Dịnh
9.1. Lê Văn Dinh
5.6.Tự Đình Thân
3.2. Chi 2 (tai xóm , xã Hưng Tân)
3.3. Chi 3 (tại Hồng Lĩnh, Hưng Thông)



* * * * *









Gia Phả Lê Văn - Hưng Thông
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Lê Văn - Hưng Thông.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Lê Văn - Hưng Thông
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.