PHAN TỘC THẾ SỰ ĐẦU XUÂN KỶ MÃO NĂM 1999 CÂY CÓ CỘI NƯỚC CÓ NGUỒN Con người ta sinh ra, ai cũng có Tổ Tiên , ông bà ,cha mẹ. Đó là quy luật của cuộc sống. Vậy muốn bịết Tổ Tiên ta ở đâu? Ta phải truy tâm và tìm hiểu. Dòng họ ta cũng như bao nhiêu dòng họ khác, từ khi khai sinh lập địa thời nguyên thuỷ, từ chỗ ăn lông ở lổ, tiến đến biết ở quần cư theo từng nhóm, từng bộ tộc để nương tựa nhau, chung sức để chống chọi với thiên nhiên, với thú dữ để tổn tại và phát triễn. Theo gia phả đời xưa, người ta chỉ xếp đuợc 4 bậc : Cao, Tầng, Tổ, Khảo, tức là Can, Cố, Öng bà, Cha Mẹ thờ ở gia đình, còn các đời từ thứ 4 trở lên rước lên nhà thờ cúng gọi chung là Tổ Tiên, trên 5 đời thì chia chi. Theo sự nghiên cứu của các dân tộc, thì họ Phan ta cách đây hơn 2000 năm trước Công Nguyên tức là đến nay hơn 4000 năm bằng, tuổi lập nước Việt Nam ta. Thuở xa xưa ấy, các bộ tộc đều sống xung quanh một cái hồ rộng gọi là hồ Phiên Ngung" thuở xa xưa của Trung Quốc. Trong các bộ tộc đó, đặc biệt có một bộ tộc thông minh sáng tạo ,biết đắp bờ giữ nước để cấy lúa, vì thế lúa ngày một tươi tốt, mùa màng thu hoạch nhiều hơn, no đủ hơn các bộ tộc khác. Vì thế Nhà Vua triệu vào triều làm quan để hướng dẫn cho các bộ tộc khác biết đắp bờ giữ nước để cấy lúa. Nhờ vậy mùa màng ngày một tươi tốt, nhân dân no đủ hơn. Để thưởng công lao cho bộ tộc đó Vua Nhà Chu đã cắt một vùng đất để ban thưởng, tên chữ là "Thái Điền" nghĩa là ruộng bổng lộc nhà Vua ban thưởng, và đặt tên họ ghép 2 chữ thái điền với ba chấm thủy, đọc là chữ " 潘 " (PHAN). Họ Phan bắt đầu ra đời từ đấy. Người tù trưởng đó là Tất Công họ Phan, bộ tộc Phan. Đối với Họ Phan ta, GIA PHẢ HỌ PHAN là báu vật của dòng họ Phan ta, là nơi ghi lại quá trình hình thành và phát triển của dòng họ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn vẫn khắc sâu trong tâm trí của mỗi chúng ta, và trong đó GIA PHẢ HỌ PHAN như là bằng chứng hùng hồn của thế hệ mai sau vẫn tiếp nối lưu truyền- là bản ghi chép công trạng cũng như họ tên- tuổi - ngày sinh- ngày giỗ- học vấn... từ Ông Bà Tổ Tiên cho đến các thế hệ hiện tại...Song song đó, GIA PHẢ cũng thường xuyên ghi nhận những tấm lòng đóng góp của các thế hệ con cháu để xây dựng gia đình- dòng tộc- xã hội- đất nước ngày càng hưng thịnh- ấm no và hạnh phúc.... GIA PHẢ HỌ PHAN không chỉ giúp mọi người tìm về với cội nguồn dòng họ, cội nguồn dân tộc mà còn là niềm tự hào của mỗi chúng ta đối với một dòng họ Phan có truyền thống văn hóa lâu đời, có công Khai canh lập ấp từ buổi ban sơ hoang vu rừng rậm, dọc theo dòng Khe Mai, Ông Tổ Dòng Họ Phan ta đã in những dấu chân mở đất, đọng lại nhiều mồi hôi và nước mắt cách ngày nay 581 năm. GIA PHẢ HỌ PHAN còn là tư liệu lịch sử, văn hóa đáng tin cậy, được ghi chép công phu qua nhiều đời, để từ đó chúng ta có thể tìm thấy được bóng dáng hoặc dư âm của lịch sử qua các chi tiết xác thực được Tổ Tiên ghi chép, lưu truyền qua những trang gia phả để lại, qua đó, nhắc nhở các thế hệ con cháu bảo tồn gìn giữ truyền thống Tổ Tiên, đoàn kết, đùm bọc thương yêu giúp đỡ nhau, một giọt máu đào hơn ao nước lã.!.. ĐỆ NHẤT THÁI THỦY TỔ ÔNG PHAN VĂN MÔ Tên Tự: Ngày sinh khoảng đầu thế kỷ 15 Sự nghiệp, công đức, ghi chú ĐỜI THỨ NHẤT MAI TRANG THÔN LÊ THÁI HÒA NGUYÊN NIÊN
Khoảng niên gian: Lê Thái Hòa nguyên niên:1443,
Ông Cao Tổ Phan Văn Mô nguồn gốc xa xưa tiền Huỳnh Dương Quận, đến chiêu dân lập ấp ở xứ Mai Trang, vùng đất giáp xã Nghĩa Đồng và xã Nghĩa Thái ngày nay.
Vùng ấy thuở xưa cây cỏ rậm rạp, voi cọp từng đàn, sơn lâm chướng khí,nhưng có dòng khe Mai trong xanh, nước chảy quanh năm thuận tiện cho việc làm nông nghiệp, nên ông đã dừng chân chiêu dân lập ấp tại đó.
-Theo lịch sử đất nước, Lê lợi khởi nghĩa Lam Sơn phải 10 năm mới bình định từ (1418-1427), lên Ngôi Lê Thái Tổ Cao Hoàng Đế, lấy niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433).
-Lê Thái Tổ truyền ngôi cho người con thứ mới 11 tuổi lên ngôi Vua Lê Thái Tông niên hiệu Thiệu Bình và Thái Bảo (1434-1442).
-Sau khi Vua Lê Thái Tông mất trong vụ nghi án "Lệ Chi Viên", các quan đại thần lập Hoàng Tử 2 tuổi lên Ngôi là Vua Lê Nhân Tông, lấy niên hiệu "THÁI HÒA" (1943-1953),
Như vậy Ông PHAN VĂN MÔ đến khai canh lập ấp ở Mai Trang xứ niên hiệu Thái Hòa nguyên niên là năm 1443, tính đến ngày nay 2024 là 581 năm, gần 6 thế kỷ
và Họ Phan Ta đã truyền được 21 đời.
Trong tư liệu lịch sử đăng trên Bảo tàng xô viết Nghệ Tĩnh bài Đình Sen đăng ngày Ngày 2011-06-08 02:55:59 của tác giả : admin có ghi rằng:
"Theo tộc phả họ Trần ở xã Nghĩa Đồng thì xã Tri Lễ có từ đời Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà (1680-1705). Xã Tri Lễ lúc đó có 3 thôn: Phương Liên thôn, Lê Thôn và Phương Vĩ Thôn.
Vào thời Lê Sơ (1428-1527), ở Làng Sen đã có người dân tộc cư trú. Người Việt đến xã Nghĩa Đồng đầu tiên là họ Phan và họ Trần, sau đó là họ Vũ và họ Nguyễn và các họ khác.
Để tiện tra cứu theo dõi thời gian các đời, ta có thể dựa vào một số mốc thời gian tương đối sau đây: Đời thứ 1 năm sinh ước khoảng năm 1410 Đời thứ 2 năm sinh ước khoảng năm 1440 Đời thứ 3 năm sinh ước khoảng năm 1470 Đời thứ 4 năm sinh ước khoảng năm 1500 Đời thứ 5 năm sinh ước khoảng năm 1530 Đời thứ 6 năm sinh ước khoảng năm 1560 Đời thứ 7 năm sinh ước khoảng năm 1590 Đời thứ 8 năm sinh ước khoảng năm 1620 Đời thứ 9 năm sinh ước khoảng năm 1650 Đời thứ 10 năm sinh ước khoảng năm 1680 Đời thứ 11 năm sinh ước khoảng năm 1710 Đời thứ 12 năm sinh ước khoảng năm 1740 Đời thứ 13 năm sinh ước khoảng năm 1770 Đời thứ 14 năm sinh ước khoảng năm 1800 Đời thứ 15 năm sinh ước khoảng năm 1830 Đời thứ 16 năm sinh ước khoảng năm 1860 Đời thứ 17 năm sinh ước khoảng năm 1890 Đời thứ 18 năm sinh ước khoảng năm 1920 Đời thứ 19 năm sinh ước khoảng năm 1950 Đời thứ 20 năm sinh ước khoảng năm 1980 Đời thứ 21 năm sinh ước khoảng năm 2010 Trên đây là những con số chỉ mang tính ước lượng tương đối. *** GIA PHẢ HỌ PHAN *** **-** Năm mậu ngọ 1858 niên hiệu Tự Đức thứ 10- Tháng Mạnh Thu - sáng mùng 1, Ông Phan Đặng Côn- đời thứ 14, (con Ông Phan Văn Du, cháu Ông Phan Văn Trành - Thứ Chi) , cùng Ông Phan Công Tuyển- đời thứ 15 (tức Phan Văn Tiến- Con Ông Phan Văn Điều, cháu Ông Phan Văn Bằng) -hệ Ông Phan Văn Bồi- Chi Trưởng. Hai Ông là Chú Cháu, đều đã thi vào đến Nhị Trường tức cử nhân đại học ngày nay. đại diện cho 2 chi nhánh, dựa vào những tư liệu của Tổ Tiên để lại, viết nên cuốn Gia Phả này từ Tổ đời thứ nhất đến Tổ đời thứ 14. **-** Ngày 15 tháng 10, niên hiệu Thành Thái thứ 10 -năm kỷ hợi 1899- (41 năm sau). Ông Phan Văn Quát -Tổ thứ 16 cũng là người được học hành nhiều, là con của bậc Tú Sỹ Ông Phan Công Tuyển. ông đã tiếp nối Cha, viết gia phả Chi Trưởng ông Phan Văn Bồi và Bà Lê Thị Duyên. **-** Năm canh tý 1900 niên hiệu Thành Thái thứ 11 (viết sau Ông Quát 1 năm) , Ông Phan Đặng Xán-Tổ đời thứ 15 (Con Ông Côn, Cháu Ông Du) tiếp nối Cha, viết Gia Phả cho Chi Thứ Phan văn Trành và bà Đặng Thị Ngao. **-** Năm 1954-1955, Ông Phan Văn Uyên - Tổ đời thứ 17 (tức Cha ông Dương), thời kỳ bị quản thúc ở nhà (do bị quy sai, sau này đã được sửa sai, giải oan năm1956), ông đã dịch gia phả họ ta từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ từ Tổ đời thứ nhất đến Tổ đời thứ 12 theo cuốn ông Côn và ông Tuyển viết từ năm Tự Đức thứ 10 (1858), sau đó ông tự ký tiếp đến đời 15 và đời 16. **-** Năm 1996-1997, Ông Phan Thanh Tuấn - Hậu Duệ Tôn đời thứ 18 hệ Ông Phan Văn Bồi đã sưu tập và biên dịch Gia Phả Họ Phan ta. Ông Phan Minh Dương- Hậu Duệ Tôn đời thứ 18 hệ Ông Phan Văn Trành đã có công sưu tầm, lưu trữ, cung cấp tư liệu Gia Phả. Ông Phan Thanh Tuyên - Hậu Duệ Tôn đời thứ 18 hệ Ông Phan Văn Bồi cúng Họ một nửa chi phí in ấn Ông Phan Văn Tiếu - Trưởng Tộc- trưởng ban tổ chức sưu tầm biên dịch từ năm 1996-1997. |