GIA PHẢ
HỌ BÙI VĂN
làng Lương Sơn- xã Bắc Sơn-
huyện Đô Lương- tỉnh Nghệ An
Gia phổ này viết tháng 7 năm 1966, là lúc thi hành chủ trương
cất bốc mồ mả tập trung lại một chỗ ở nghĩa địa để xây dựng
đồng ruộng Xã Hội Chủ Nghĩa của Đảng và Chính Phủ.
Lời Nói Đầu Của Người Viết
Họ ta hiện nay các lớp tiền bối đều tạ thế, còn lại các lớp con cháu sau mới lớn lên, nên:
1/ Lý lịch của Họ khúc đầu không biết và hiện nay có Cửa cũng không rõ hết.
2/ Nay tôi chỉ viết lại những điều tôi tìm hiểu, những điều tôi biết để về sau con cháu xem, biết được phần nào lý lịch của Họ, để tránh việc lấy vợ gả chồng lẫn lộn và nghiên cứu biết Cha Ông ta đã luôn luôn đấu tranh để sinh tồn và phát triển mới có ngày nay.
3/ Sau này con cháu từng đời một ghi chép, chú thích thêm vào sự sinh trưởng của từng người, hoàn cảnh công tác, thay đổi chỗ ở có lý do cụ thể để làm cho Gia Phổ Họ được phong phú, làm cho con cháu đời đời sẽ biết được gốc tích và ghi nhớ công ơn Tổ Tiên , Ông Bà Cha Mẹ.
4/ Con cháu xem Gia Phả cần chú ý cột bị chú.
Người viết:
Bùi Quang Thành
I/ Tình hình chung:
Khoảng năm 1915 tôi mới 12, 13 tuổi. Thời kỳ đó, nước ta bị nước Pháp chiếm khoảng 50 năm, nhân dân ta bị hai tầng áp bức bóc lột là thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến trong nước. Chúng cướp hết ruộng đất, tài nguyên giầu có của đất nước để làm giầu riêng cho chúng. Chúng còn bắt dân ta đóng nào sưu cao thuế nặng chưa đủ, chúng còn bắt đi phu đi lính, làm thuê cho chúng với một cách nhục hình, chúng đánh chúng đập hơn con trâu con bò, lúc khỏe đi làm thì bị đọa đày tàn nhẫn, lúc ốm đau không có thuốc chữa, chết thì làm phân bón cao su đồn điền cho chúng. Tình trạng người đi thì nhiều, mà về thì ít, tính mạng con người không được đảm bảo, làm cho nhân dân ta ngóc đầu lên không nổi đã cực khổ lại thêm khổ cực, đến nỗi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, hàng năm đến tháng ba tháng tám không khỏi số người chết đói, đe dọa nhất là vụ đói năm 1944 - 1945, tính riêng miền Bắc nước ta chết trên hai triệu người.
Về việc làm ăn, nhân dân ta sống về nghề nông, cày bừa trồng trọt lại lạc hậu, dùng bằng sức người và trâu bò, làm đã không có kỷ thuật lại phụ thuộc vào thiên nhiên là chính, năm nào mưa gió không thuận lợi thì nào hạn nào lụt tha hồ hoành hành, chứ chúng nó có nói gì đến việc chống hạn chống lụt v.v..Tình trạng đồng điền vụ chiêm thường năm phải bỏ hoang, vụ mùa thì bị lụt cuốn mất trắng là luôn luôn xẩy ra.
Người ta sinh ra ở đời cần có cơm ăn để sống, cần học để mở mang trí tuệ, nhưng nhân dân ta tình cảnh bị áp bức đói khổ như thế thì còn nói gì đến việc học hành, nên hầu hết là mù chữ, chỉ con cháu bọn chúng mới nói đến học tập này khác, chính vì vậy mà họ ta cũng nằm trong một hoàn cảnh chung của dân tộc.
II/Quá trình đấu tranh để sinh tồn và phát triển:
Nhân dân ta sẵn có chí khí anh hùng, truyền thống bất khuất đấu tranh với thiên nhiên bằng cách đắp những con đập, những con đê khổng lồ ven sông để bảo vệ đồng ruộng sản xuất; luôn luôn nổi dậy chống ngoại xâm, chiến thắng một cách oanh liệt bọn giặc Nguyên, giặc Hán.v.v. Nhưng đặc biệt hơn là từ ngày có Đảng lãnh đạo đến nay, nhân dân ta đã nổi lên đánh thực dân Pháp và đế quốc Nhật làm cuộc Cách Mạng Tháng Tám thành công, dựng lên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tiếp đó đập tan bọn vua quan địa chủ, cường hào, phong kiến trong nước, đem ruộng đất chia cho dân cày, nhân dân ta mới thực sự được hoàn toàn làm chủ đất nước, định đoạt lấy vận mệnh của mình. Nhờ vậy, ngày nay nhân dân ta đã thay đổi mau chóng một cách khác hẳn như:
a/ Nói về ăn thì nạn chết đói đe dọa trong mùa giáp hạt thường năm không có nữa, trái lại mức sống của nhân dân được nâng lên dần dần. Mặc thì mọi người đều có quần áo lành lẽ, tuy chưa được đẹp, nhưng không phải vá chồng vá chịt như trước. Trẻ con thì áo bông, áo hoa tinh tăng vui chơi.
b/ Ở thì có vệ sinh, nhà cửa cao ráo, sạch sẽ, mát mẻ, tư tưởng luôn luôn lạc quan phấn khởi, con người được khỏe mạnh, hạn chế sự đau ốm, bệnh tật trong nhân dân ít xẩy ra, nạn hữu sinh vô dưỡng cũng bớt nhiều.
c/ Văn hóa thì nạn mù chữ người lớn đã thanh toán hẳn, con em thì gái cũng như trai, ít nhất cũng học hết cấp I còn đại bộ phận là cấp II, cấp III, hơn nữa một số ít đã có trình độ đại học. Nhờ vậy mà con người được mở rộng trí tuệ, kiến thức khoa học dần dần được nâng cao, nên nhân dân ta đã tự phá tan tư tưởng cho nghèo đói, giầu sang là vì mồ mả kết phát, phương ngôn đã nói "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa" mà bọn phong kiến đã tuyên truyền giáo dục.
III/ Chứng minh:
Để chứng minh sự phát triển mới của dân tộc mà trong đó có Họ ta. Tôi xin điểm qua tình hình trước và sau cách mạng tháng tám của Họ ta để so sánh như sau:
Trước cách mạng, nói về đời sống thì anh em trong Họ ta hầu hết là đi ở và làm thuê cuốc mướn nuôi sống gia đình qua ngày tháng; đến tháng ba tháng tám thường năm đại bộ phận còn đứt bữa phải nhịn đói, có khi phải ăn củ nâu gộc chuối mà sống. Mặc thì hầu như không có, luôn luôn đóng cái khố thay quần. Ở thì chẳng ai nên hồn cái nhà mà còn một số ít ở bằng cái túp lều, trên không tranh, dưới không phên, người thì bủng bui, da vàng, bụng to, ốm đau không thuốc chữa chạy, nên thường sinh ra chết non chết trẻ. Văn hóa thì hầu hết không biết chữ, có vài người nói là biết chữ, nhưng cũng chỉ trình độ như cấp I hiện nay mà thôi mà cũng đã cho là anh chị lắm rồi. Chứng thực rõ ràng là trong cuộc cải cách ruộng đất, theo tiêu chuẩn qui định của Đảng, Chính Phủ, họ ta toàn là thành phần bần cố nông, chỉ có một vài gia đình là trung nông lớp dưới; còn phú nông địa chủ không có cho đến cả quan lại cường hào.
Sau cách mạng tháng tám lại nay, nói về ăn, tuy tháng ba tháng tám cơm chưa được no lắm, thịt cá không có, còn phải đệm rau, đệm khoai, nhưng tình trạng ăn củ nâu gộc chuối đã vĩnh viễn xóa bỏ. Mặc thì mùa nóng có áo mỏng, mùa rét có áo dày. Ở thì hoặc to, hoặc nhỏ người nào cũng có nhà cao ráo mát mẻ, lợp bằng ngói, xây bằng tường hoặc thưng bằng ván, tương đối có vệ sinh. Con cháu ngày nay nếu nghe nói đến con chí, con rận, con rệp cắn người, chúng nó sẽ ngơ ngác lấy làm lạ lắm, chúng tưởng là những loài vật to lớn lắm và dữ tợn như con cọp trong rừng.
Về văn hóa thì trai cũng như gái, đứa nào cũng được cắp sách đến trường, ngoài cấp I ra, nay đã có 22 cháu cấp II trở lên, trong 22 cháu có 9 cháu hết cấp III và 8 cháu đại học.
Bội đội: đi bội đội để góp phần làm nhiệm vụ giữ làng cứu nước, đã có 8 người, trong 8 người có 1 liệt sỹ, 1 thương binh, còn thì đang tại ngũ và đang làm nhiệm vụ đánh Mỹ cứu nước.
Cán bộ tính từ cấp xã trở lên có 10 người mà 7 người thoát ly hoạt động ở các nghành như: Tài chính, giao thông, giáo dục, cơ khí, nông lâm, hàng hải, v.v..
Đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam( Nay là Đảng Cộng Sản ) năm 1930 chỉ có 3 người, mà nay đã có 12 người.
Những điều đó đánh dấu bước phát triển mới của tình hình Họ ta, mà mở đầu là sự giác ngộ của 3 ông: Bùi Văn Thừa, Bùi Văn Thại, Bùi Văn Thờn.
Như vậy, về lượng mà nói thì ta có ít, nhưng về thế thì ta có địa vị xứng đáng trong xã hội và tự hào là đã đấu tranh để sinh tồn và ngày nay càng phát triển hơn.
Tóm lai, sau khi xem qua lý lịch của Họ, chúng ta thấy:
1/ Họ ta quá nghèo đói và dốt nát, lại thường phải phân tán di cư đi nơi khác để kiếm cách làm nuôi thân nuôi gia đình. Do đó mà lâu đời không truyền lại được nguồn gốc.
2/ Nay ta chỉ tính trong một lòng Cố nhánh của ta sinh ra mới có 4 đời, mà đã mấy ông phân tán di cư đến mất tích như ông Quán, ông Vinh, ông Han.v.v..
3/ Nói về sinh đẻ: tính chung cả các Cửa thì sinh con đẻ cháu không phải là ít, có người đẻ nhiều tới 10 con, người ít cũng đẻ 4 con trở lên, nhưng vì tình trạng có đẻ mà không có nuôi khá nhiều, hoàn cảnh ấy không có gia đình nào tránh khỏi, đến nỗi đã có mấy người con trai mà hóa vô tự, như: ông Huỳnh, ông Quán, ông Vinh, ông Nhơn, ông Nhờn, cố Tuynh.v.v.
4/ Họ ta có tình trạng thường phải phân tán di cư, chết non, chết trẻ, vô tự, mất tích là vì quá nghèo đói, mà nguyên nhân chính là vì mất nước, mất hết cả quyền làm chủ.
5/ Dưới Sự lãnh đạo của Đảng, từ nay về sau, anh em Họ ta tin chắc ngày càng phát triển và giầu có hơn nữa. Tuy Họ ta có nhiều đặc điểm nói trên, nhưng không vì thế mà tiêu diệt được là vì chúng ta sẵn có truyền thống bất khuất, cha ông ta luôn luôn đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm để sống. Ngày nay theo con đường của Đảng, chúng ta đang làm cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp, đẻ xây dựng một xã hội mới, xã hội không có người bóc lột người, chinh phục thiên nhiên và vũ trụ phục vụ loài người.
Chúng ta nhất định thắng.
Dân tộc Việt Nam nhất định tiến lên.
IV/ Quá trình phát triển của Họ :
Lúc tôi còn nhỏ được nghe cha tôi nói là:
1/ Họ Bùi ta không biết xuất phát nguồn gốc từ đâu đến.
2/ Cha đã đi nhìn họ một vài nơi mà không đúng.
3/ Ở làng Lương Sơn này Họ ta có 2 nhánh:
a/ Nhánh trưởng là ông Bùi Văn Bềnh.
b/ Nhánh thứ là ông Bùi Văn Chiếm.
Lúc ấy: Hai nhánh thờ cúng riêng, nhưng thường năm cứ mồng năm ngày tết đến, cha tôi cứ cho con đem hương vàng đến góp tại nhà ông Bềnh để cúng Tổ. ( Lý do là để nhắc con cháu về sau biết đó là cùng một họ, để tránh việc lấy vợ gả chồng lẫn lộn sau này ). Lúc bấy giờ về đàng cửa ông Bềnh quá nghèo đói và neo người hơn, chỉ có hai anh em thôi.
Còn về đàng cửa ông Chiếm anh em con cháu đông hơn, kiếm ăn cũng tương đối hơn, nên đã lập lên nhà thờ của nhánh, thường năm Họ tế vào 15 tháng Giêng âm lịch.
Ông Tổ nhánh Họ này thờ cúng là ông Bùi Văn Dưới và bà ... Thị Chơi
( tức ông Chiếm gọi ông Bùi Văn Dưới bằng Cố ).
Nay truy nguyên nhận lại ta thấy như sau: ( và được thể hiện qua Phả hệ phả đồ )
Thủy Tổ.
=> Viễn Tổ.
=> Cao Cao Tổ.
=>Cao Tổ Bùi Văn...
làng Lương sơn, xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An là:
Cố của Bùi Văn Bềnh.
ĐỜI THỨ I:
Cố ông,cố bà của Bùi Văn Bềnh
sinh 2 con trai:
1/ Ông của Bùi Văn Bềnh.
2/ Bùi Văn Dưới.
NHÁNH TRƯỞNG:
ĐỜI THỨ II:
Ông, Bà của Bùi Văn Bềnh
sinh 3 con trai:
1/ Cha của Bùi Văn Bềnh.
2/ Bùi Văn Thiếp.
3/ Bùi Văn ...?, vì đói khổ, Ông này bị người ta dọa đem đi lúc còn nhỏ.
ĐỜI THỨ III:
(1) Cha và mẹ của Bùi Văn Bềnh sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Bềnh.
2/ Bùi Thị ..., lấy chồng về Đa Thọ, nay là xã Cao Sơn huyện Anh Sơn, Nghệ An.
(2) Bùi Văn Thiếp.
...Thị Hợp người cùng làng, sinh được 1 con trai:
1/ Bùi Văn Nhiếp.
ĐỜI THỨ IV:
(1) Bùi Văn Bềnh
Bùi Thị …, người họ Bùi Sỹ cùng làng, sinh 3 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Nành, Liệt sỹ, có vợ không con, ( Tự Vệ Đỏ, năm 1930; bị Pháp bắn chết ở đình làng Lương Sơn ngày 28 tháng 4 năm 1931 ).
2/ Bùi Thị Niền, lấy chồng họ Trần cùng làng.
3/ Bùi Văn Dảnh, Liệt sỹ, có vợ không con, ( Tự Vệ Đỏ, năm 1931; bị Pháp bắt giam chết tại nhà Lao vinh năm 1931 ).
4/ Bùi Văn Cạnh.
(2) Bùi Văn Nhiếp
Hoàng Thị Xân, người cùng làng, sinh được 2 trai, 5 gái:
1/ Bùi Thị Vỹ, lấy chồng người làng Nhân Trung, Nam Sơn.
2/ Bùi Văn Kỷ, ở nông trang Nghĩa Hành.
3/ Bùi Thị Kương, lấy chồng người họ Trần Văn cùng làng.
4/ Bùi Thị Thường, lấy chồng người xã Đặng Sơn, mất năm 1975.
5/ Bùi Văn Liên.
Còn 2 người con gái chết lúc còn nhỏ.
ĐỜI THỨ V:
(1) Bùi Văn Cạnh
Hoàng Thị Đượi, sinh 2 trai, 3 gái:
1/ Bùi Công Trình, công nhân tàu đánh cá cảng Hải.
2/ Bùi Thị Độ, chết lúc 17 tuổi.
3/ Bùi Thị ..., chết lúc còn nhỏ.
4/ Bùi Thị ..., chết lúc còn nhỏ.
5/ Bùi Quang Lược, sinh sống ở tỉnh Đồng Nai.
(2) Bùi Văn Kỷ
Trần Thị Lịch, người xã Văn Sơn, Đô Lương, sinh 2 gái, 4 trai.
1/ Bùi Thị Sâm, lấy chồng Nghĩa Hành.
2/ Bùi Thị Nhung, lấy chồng Nghĩa Hành.
3/ Bùi Văn Quý, làm ruộng.
4/ Bùi Văn Quỳ.
5/ Bùi Văn Châu, sinh sống Nghĩa Hành.
6/ Bùi Văn Tuấn, sinh sống Nghĩa Hành.
(3) Bùi Văn Liên
Hoàng Thị Kiểm, người họ Hoàng( ông Nam Đại ) cùng làng, sinh 2 trai, 2 gái.
1/ Bùi Thị Hoàn, lấy chồng ở Vinh.
2/ Bùi Thị Hà.
3/ Bùi Văn Huy.
4/ Bùi Văn Hùng.
ĐỜI THỨ VI:
(1) Bùi Công Trình.
Lê Thị Đán. Người làng Khả Quan cùng xã, sinh 4 người con gái:
1/ Bùi Thị Vinh, lấy Lê Văn Tiến, con ông Định bà Quý, cháu cố Duyệt cùng làng.
2/ Bùi Thị Hoa, lấy Trần Văn Tám, con ông Hiệu bà Hòe cùng làng.
3/ Bùi Thị Hương, lấy chồng( Thủy con ông Nhân ) cùng làng.
4/ Bùi Thị Hồng, Công nhân, lấy chồng( con ông Quốc ) người làng Khả Phong,
Nam Sơn.
(2) Bùi Quang Lược
Bà... Thực, sinh được 1 trai, 3 gái.
1/ Bùi Văn Thanh. Sinh sống ở tỉnh Đồng Nai.
2/ Bùi Thị Hòa. Sinh sống ở tỉnh Đồng Nai.
3/ Bùi Thị Bình. Sinh sống ở tỉnh Đồng Nai.
4/ Bùi Thị Minh. Sinh sống ở tỉnh Đồng Nai.
(3) Bùi Văn Quý. Làm ruộng, sinh sống ở Nghĩa Hành.
(4) Bùi Văn Quỳ. Làm ruộng, sinh sống ở Nghĩa Hành.
Vợ người huyện Yên Thành, sinh 2 trai:
1/ Bùi Văn Phú.
2/ Bùi Văn Vinh.
(5) Bùi Văn Huy.
(6) Bùi Văn Hùng.
ĐỜI THỨ VII:
(1) Bùi Văn Phú.
(3) Bùi Văn Vinh.
ĐỜI THỨ VIII:
ĐỜI THỨ IX:
NHÁNH THỨ
ĐỜI THỨ II:
Bùi Văn Dưới.
Bà :... Thị Chơi, Sinh 6 trai, 2 gái:
1/ Ông của Bùi Văn Chiếm.
2/ Bùi Văn Tùng.
3/ Bùi Văn Tòng. Bị bọn Phong kiến bắt đi lính, chết ở Hải Dương.
4/ Bùi Văn Song. Ngày cúng giỗ hàng năm: 02 tháng 5 Âm lịch.
5/ Bùi Văn ... ( Nhơn ), không biết tên, chỉ gọi theo tên con, cháu.
6/ Bùi Văn ... ( Tuynh ), không biết tên, chỉ gọi theo tên con, cháu.
7/ Bùi Thị ... ( Thụ ), không biết tên, chỉ gọi theo tên con, cháu. Lấy chồng cùng làng.
8/ Bùi Thị ... ( Uyên ), không biết tên, chỉ gọi theo tên con, cháu.Lấy chồng cùng làng.
ĐỜI THỨ III:
(1) Ông của Bùi Văn Chiếm.
Bà .... Sinh 1 trai:
1/ Cha của Bùi Văn Chiếm.
(2) Bùi Văn Tùng.
Bà .... Sinh 3 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Huỳnh.
2/ Bùi Văn Vinh. Có vợ ,có con nhưng không nuôi được, di cư,mất tích.
3/ Bùi Văn Quán. Có vợ ,có con nhưng không nuôi được, di cư, mất tích.
4/ Bùi Thị Hiên. Lấy chồng người cùng làng.
(4) Bùi Văn Tòng.
Hoàng Thị Mỹ. Người cùng làng, sinh 2 trai:
1/ Bùi Văn Nghinh.
2/ Bùi Văn Ngúng.
(4) Bùi Văn Song.
Bùi Thị .... Người họ Bùi( họ Ông Bùi văn Chín ) cùng làng, sinh được 2 trai, 5 gái:
1/ Bùi Thị Ràm. Lấy chồng người họ Bùi cùng làng( bà ông Đại Chưu ).
2/ Bùi Thị Rạm. Lấy chồng người họ Bùi cùng làng(bà ông Duyên Khởi).
3/ Bùi Văn Hy. Ngày cúng giỗ hàng năm 11/7 Âm lịch.
4/ Bùi Văn Hia( cố Khướn ).
5/ Bùi Thị .... Lấy chồng người họ Lê Hữu cùng làng( bà ông Cần Chân ).
6/ Bùi Thị Nhi. Lấy chồng người họ Nguyễn Đình cùng làng( bà chú cu Thiêm ).
7/ Bùi Thị .... Lấy chồng người họ Hoàng cùng làng( bà ông Định Siên ).
(5) Bùi Văn ... ( Nhơn ).
Bà .... sinh 2 trai, 2 gái:
1/ Bùi văn Nhơn.
2/ Bùi Văn Nhờn.
3/ Bùi Thị Nhĩ. Lấy chồng người cùng làng.
4/ Bùi Thị .... Không rõ.
(6) Bùi Văn ... ( Tuynh ).
Bà .... Sinh được 2 gái:
1/ Bùi Thị Tuynh. Lấy chồng cùng làng.
2/ Bùi Thị ...( cháu ngoại là ông Nguyễn Đình Lai ).
ĐỜI THỨ IV:
A/ Cửa Cố Chiếm:
(1) Cha của Bùi Văn Chiếm. Không biết tên ông bà.
Bà.... Người cùng làng, sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Chiếm.
2/ Bùi Thị Chúc. Lấy chồng họ Bùi Thế cùng làng.
B/ Cửa Cố Tùng:
(1) Bùi Văn Huỳnh.
Bà .... Người cùng làng. Sinh 2 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Phiêm.
2/ Bùi Văn Tuynh.
3/ Bùi Thị Ngại. Lấy chồng người Sớ, Không con.
(2) Bùi Văn Vinh. Có vợ ,có con nhưng không nuôi được, mất tích.
(5) Bùi Văn Quán. Có vợ ,có con nhưng không nuôi được, mất tích.
C/ Cửa Cố Tòng:
(1) Bùi Văn Nghinh.
Hoàng Thị Tuề. Người cùng làng, sinh 2 trai, 2 gái:
1/ Bùi Văn Ngơn.
2/ Bùi Thị Ngư. Lấy người họ Lê làng Khả Quan, Bắc Sơn.
3/ Bùi Thị Nhục. Lấy chồng người họ Nguyễn, làng Khả Phong, Nam sơn.
4/ Bùi Văn Tịch.
(2) Bùi Văn Ngúng.
1- Bùi Thị Năm. Người cùng làng, sinh 3 người con đều chết cả.
2- Nguyễn Thị Phang. Bà này sinh được 6 người con, chết 4, còn 2 người:
1/ 2-Bùi Thị Ngờn. Lấy chồng người họ Trần cùng làng.
2/ 2-Bùi Văn Thờn. Đảng viên ĐCSVN, Còn gọi ông ( Miện ),di dân vào Giang Sơn.
D/ Cửa Cố Song:
(1) Bùi Văn Hy.
Hoàng Thị Hạp "1". Người làng Long Sơn, xã Bắc Sơn. Nhưng chính gốc ở Tràng Thân, Diễn Châu.
Bà sinh được 3 trai, 7 gái( 4 người chết khi còn nhỏ ):
1/ Bùi Thị Dật( bà Quỳnh ), lấy chồng người họ Lê Tiến, làng Nhân Trung, xã Nam Sơn.
2/ Bùi Thị Dư( bà Ký Huệ ), lấy chồng người họ Hoàng Bá cùng làng.
3/ Bùi Văn Trử, chết lúc con thiếu niên.
4/ Bùi Văn Thừa "2", Đảng viên, Liêt Sỹ.
5/ Bùi Văn Thại "3"( Bùi Quang Thành ), Đảng viên.
6/ Bùi Thị Đượi, lấy chồng người họ Bùi Thế, cùng làng.
7/ Bùi Thị Tại( bà Khương ), lấy chồng người họ Lê làng Trạc Thanh, xã Lam Sơn.
8/ Bùi Thị Ân, chết lúc 6- 7 tuổi.
9/ Bùi Thị Tấn, chết lúc 6- 7 tuổi.
10/ Bùi Thị ..., chết lúc 6- 7 tuổi.
(2) Bùi Văn Hia.
Nguyễn Thị Thiện. Người làng Khả Phong, xã Nam Sơn. Sinh 3 trai, 3 gái.
1/ Bùi Thị Thiện. Còn gọi bà Ngân( mẹ của ông Hiền Tịch ), lấy chồng người họ Lê văn cùng làng.
2/ Bùi Thị Duyên. Lấy chồng( ông Sỹ Hùng ) Người Cao Sơn, Anh Sơn, Chết lúc còn trẻ, không con.
3/ Bùi Văn Thuyên( cố Gián ).
4/ Bùi Văn Diên( ông Uyên 1905 -1957 ), Đảng viên, cán bộ xã.
5/ Bùi Văn Khuyền, Đảng Viên ĐCSVN, Bí Thư chi bộ, bị Pháp bắt và giam tại nhà tù
Vinh. Hy sinh trong tù, mộ đặt tại nghĩa trang huyện Đô Lương, Nghệ An.
6/ Bùi Thị Huyên, bà Tại, lấy chồng người họ Nguyễn Văn, làng Nhân Trung,
Nam Sơn. Mẹ của Nguyễn Văn Tại, Thước ,Thìn.
E/ Cửa Cố Nhơn:
(1) Bùi văn Nhơn.
Bà ..., sinh 2 trai, 2 gái.
1/ Bùi Thị Nhơn, lấy chồng người họ Trần cùng làng.
2/ Bùi Văn Han, đi mất tích.
3/ Bùi Thị Nhân, lấy chồng người họ Trần cùng làng.
4/ Bùi Văn Thí, chết.
(2) Bùi Văn Nhờn.
Bà ..., sinh được 1 gái. Chồng chết, đi lấy chồng khác.
1/ Bùi Thị Nhờn, lấy chồng người cùng làng( tức bà cu Đề ).
G/ Cửa Cố Tuynh:
Vì chỉ sinh được 2 người con gái, nên cửa này đến đây không có nữa.
ĐỜI THỨ V:
A/ Cửa Cố Chiếm:
(1) Bùi Văn Chiếm.
Hoàng Thị Hân( Hưu ), người cùng làng. Sinh 5 trai, 1 gái, chết 1 trai, 1 gái, còn 4 người con:
1/ Bùi Văn Niêm( cố Xuân Thiệp ).
2/ Bùi Văn Viêm. Có vợ và 1 con trai nhưng con trai mất sớm khi ông còn bị bắt đi lính cho thực dân Pháp.
3/ Bùi Văn Phiêm.
4/ Bùi Văn Yêm. Liệt sỹ, bộ đội chống Pháp, hy sinh tại mặt trận năm 1945.
B/ Cửa Cố Tùng:
(1) Bùi Văn Phiêm.
Bà ... Hởn, sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Thị Phiêm, lấy chồng ở Sớ.
2/ Bùi Văn Tân, chết lúc thiếu niên.
(2) Bùi Văn Tuynh.
Bùi Thị Bỉnh. Người cùng làng, sinh 1 trai.
1/ Bùi Văn Quýnh( Tại ). Đương thời có làm nghề bốc thuốc, ông có bài thuốc Nam chữa bệnh cảm cúm rất hay.
C/ Cửa Cố Tòng:
(1) Bùi Văn Ngơn.
Nguyễn Thị Bả, người cùng làng, sinh 4 trai, 2 gái:
1/ Bùi Thị Thím( bà Thướu ), lấy chồng người họ Hoàng cùng làng.
2/ Bùi Thị Sim( Bà Tại Huyển ), lấy chồng người họ Bùi Thế cùng làng.
3/ Bùi Văn Hươn( Ông Lan ), làm nghề mộc.
4/ Bùi Văn Tươn, chết Khi 20 tuổi.
5/ Bùi Văn ..., chết khi còn nhỏ.
6/ Bùi Văn Tuyên( Ông Hương ), đi bội đội, đã xuất ngũ.
Di dân vào làng Xuân Chi, Bắc Sơn.
(2) Bùi Văn Tịch( cố Châu ).
Bùi Thị Dỉnh, sinh 3 trai, 3 gái, chết 1 trai , 1 gái:
1/ Bùi Văn ..., chết lúc còn nhỏ.
2/ Bùi Thị Đợu, lấy ông Châu Lập, người họ Hoàng cùng làng.
3/ Bùi Thị Tạo, lấy Lê Đăng Đại, con cố Đỉnh người cùng làng.
4/ Bùi Thị Tựu, chết lúc còn trẻ.
5/ Bùi Văn Tự( Bùi Anh Tự ). Đại học kỹ thuật Lâm nghiệp( ĐHKTLN ), Cán bộ Lâm nghiệp Quảng Nam- Đà Nẵng, về hưu năm 1987.
6/ Bùi Văn Ích( Bùi Tiến Ích ). Đảng viên ĐCSVN, Kiến trúc sư, chuyên viên Xây dựng, thuộc lớp cán bộ tăng cường cho miền Nam sau giải phóng để xây dựng, tái thiết lại đất nước. Sống và làm việc, nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh.
(3) 2-Bùi Văn Thờn( ông Miện ). Đảng viên ĐCSVN, di dân vào Giang Sơn.
Hoàng Thị Khóe, sinh 2 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Hùng.
2/ Bùi Văn Mạnh.
3/ Bùi Thị Minh.
D/ Cửa Cố Song:
(1) Bùi Văn Thừa. Liêt Sỹ, Đảng viên, bị thực dân Pháp bắt ngày 17/01/1930, tù giam ở ngục Kon Tum. Ông chết tại ngục Kon Tum.
Trần Thị Mành. Sinh 1 trai, 3 gái:
1/ Bùi Thị Thành. Chết lúc 20 tuổi.
2/ Bùi Thị Ký. Lấy chồng Lê Văn Hồng( con cố Nhựa ), di dân vào Giang Sơn.
3/ Bùi Văn Phượng( Công ), Đảng viên, đi dân công thượng Lào, về bị bệnh mất năm 1953.
4/ Bùi Thị Lân. Lấy Lê Trọng Hờn( Hiền ) cùng làng.
(2) Bùi Văn Thại( Bùi Quang Thành ).
1- Lê Thị Đính"4". Đảng viên, Huân chương kháng chiến hạng ll, Huân chương
kháng chiến chống Mỹ hạng lll.
2- Hồ Thị Nữ"5"( Buathien Vakulchai ). Người Hương Khê, Hà Tĩnh, lấy ông Thại, khi ông hoạt động
Cách Mạng ở Thái Lan. Hai bà sinh được 6 trai, 4 gái, chết 1 trai, 1 gái.
1/ 1- Bùi Văn Đại. Đảng viên ĐCSVN, Đại học Tài chính. Vụ trưởng vụ ngân sách địa phương Bộ Tài chính. Ông được đánh giá là người có công xây
dựng ngành Tài chính Việt Nam, là cán bộ thuộc thế hệ vàng của thời đại Hồ Chí Minh, thanh bạch, liêm khiết. Tính minh bạch, rõ ràng rất cao ở con người Ông.
Mất năm 2008, lễ tang Ông được tổ chức trọng thể tại Hà Nội, có nhiều anh em thân, bằng quyến hữu và cán bộ quan chức chính phủ thăm viếng.
2/ 2- Bùi Văn Thiện. Còn gọi là ( Mo Đèng ), Bác Sỹ, việt kiều sinh sống tại Thái Lan.
3/ 2- Bùi Văn .... Mất khi còn nhỏ.
4/ 2- Bùi Quang Thân( Boontham Vakulchai ). Còn gọi là ( Chút ), sinh ra và lớn lên tại Thái Lan, tham gia Tổng Hội Việt Kiều Cứu Quốc ở Thái, trốn gia đình, gia nhập Đoàn Việt Kiều Giải Phóng Quân, về chiến đấu tình nguyện giúp Lào chống Pháp, bị thương, về quê cha tại làng Lương Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An năm 1956, đi học phổ thông, học ĐH Sư Phạm Vinh, dạy học cấp III. Nghỉ hưu, vào nam sinh sống tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Mất 26/9/2013( 22/8 Âm lịch ), an táng tại Nghĩa trang thôn Trung Hiệp- Hiệp An- Đức Trọng- Lâm Đồng.
5/ 2- Bùi Thị Đoàn. Còn gọi là ( Lọt ), Giáo viên, việt kiều sinh sống tại Thái Lan.
6/ 2- Bùi Văn Kết. Còn gọi là ( Luật ), Kỹ sư Điện, Điện Lạnh, việt kiều sinh sống tại Thái Lan.
7/ 2- Bùi Thị Cải. Còn gọi là ( Tiu ), Giáo viên, việt kiều sinh sống tại Thái Lan.
8/ 2- Bùi Thị Sự. Còn gọi là ( Teo ), Giáo viên, việt kiều sinh sống tại Thái Lan.
9/ 2- -Bùi Văn Hoàn( Chareon Vakulchai ). Còn gọi là ( Mo Lơn ), Bác Sỹ Nha khoa, việt kiều sinh sống tại Thái Lan.
(3) Bùi Văn Thuyên ( cố Gián ). sinh năm ..., mất năm 1959.
Bùi Thị Cợt. Sinh năm 1906, mất 27/01/2000( tức 21/12 âm lịch ). Người họ Bùi Thế cùng làng. Sinh 7 trai:
1/ Bùi Văn Gián. Bội đội, nghỉ hưu tại xã Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình.
2/ Bùi Văn Giảng. Đảng viên ĐCSVN, mất năm 1972.
3/ Bùi Văn Thuyết. Đại úy QĐND/VN, tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, về hưu ở quê.
4/ Bùi Văn Hứa. Đại úy QĐND/VN, về mất sức tại làng Long Sơn, Bắc Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
5/ Bùi Văn Luận. Bội đội, tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, hy sinh tại chiến trường Lào ngày 19/5/1966.
Liệt sỹ, mộ tại Nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An.
6/ Bùi Văn Huấn( Bùi Tuyên Huấn ). Cán bộ kỹ thuật nghành Điện, công tác tại huyện Đô Lương.
Nghỉ hưu tại Bắc Sơn.
7/ Bùi Văn Từ. Cán bộ lâm nghiệp, công tác, sinh sống tại Gia Lai, Kon Tum.
(4) Bùi Văn Diên( Bùi Văn Uyên ).Sinh 1905, Đảng viên ĐCSVN, hoạt động CM năm 1930- 1931, năm 1931 bị Pháp bắt và phạt tù( theo xác nhận của Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, HS: 828/CN-MT-C ). Sau Cách mạng tháng 8 làm Thôn trưởng, làm cán bộ xã, phụ trách giảm tô, giảm tức. Năm 1953 tham gia đoàn kiểm tra Cải cách ruộng đất và sửa sai ở Thanh Hóa, Nghệ An và HÀ Tĩnh. Năm 1956 trở về địa phương. Ông mất ngày 8 tháng 3 năm 1957( 08/2 âm lịch ).
1- Bùi Thị Thiện. Tức bà Uyên( em gái cố Phan, cố Khánh ), người họ Bùi Thế, cùng làng, không sinh con. Sinh 1907, mất 25/7/1981( 24/6 âm lịch ).
2- Lê Thị Nhờn. Tức bà Lê Thị Tạo( chị của ông Khang, bà Quý, bà Ngũ, ông Phạn, bà Nam, ông Hiền ) người họ Lê Trọng, cùng làng. Sinh 1912, mất 6/2/1965( 06/1 âm lịch ), Sinh 1 trai, 3 gái:
1/ Bùi Văn Tạo( Bùi Quang Tạo ). Sinh 1942, Đại tá TC Tình báo/QĐND/VN, hoạt động tại các cơ quan Đảng và nhà nước với các chức danh: Chuyên viên Ban đối ngoại Trung ương; Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. Tháng 10/2006 nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu, làm giảng viên tại trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
2/ Bùi Thị Lập. Sinh 1946, Trung cấp giao thông, lấy chồng làng Khả Phong, Nam Sơn.
3/ Bùi Thị Công. Sinh 1950, lấy chồng: Trần Hữu Hươn( Nam ) người cùng làng.
4/ Bùi Thị Ích. sinh 1953, lấy chồng: Nguyễn Văn Đồng, người xã Lam Sơn.
(5) Bùi Văn Khuyền. Đảng Viên ĐCSVN, Bí Thư chi bộ, bị Pháp bắt và giam tại nhà tù Vinh. Hy sinh trong tù ngày 05/02/1942( 20/12 âm lịch ), mộ đặt tại nghĩa trang huyện Đô Lương, Nghệ An.
Vợ ..., lấy ông Khuyền, không có con. Sau khi ông mất, lấy chồng cùng làng.
E/ Cửa Cố Nhơn:
Cửa này đến đây không còn nữa. Chỉ còn một cháu gái tên là Bùi Thị Tươn, lấy chồng về làng Đặng Sơn, lên nông trang Nghĩa Hành làm ăn sinh sống.
ĐỜI THỨ VI:
A/ Cửa Cố Chiếm:
(1) Bùi Văn Niêm.
Nguyễn Thị Cứ. Người cùng làng, sinh 5 gái:
1/ Bùi Thị Thiệp, lấy chồng về Xuân Chi, xã Nam Sơn.
2/ Bùi Thị Diệp, lấy chồng Lê Đăng Dước, cùng làng.
3/ Bùi Thị Lệ, lấy chồng Nguyễn Đăng Kham, thương binh chống Pháp, người Đại Kim, Hà Nội. Sinh Sống trong làng.
4/ Bùi Thị Nghĩa, chết lúc còn nhỏ.
5/ Bùi Thị ..., chết lúc còn nhỏ.
(2) Bùi Văn Viêm.
Bà .... Sinh 1 trai, bỏ đi lấy chồng khác.
1/ Bùi Văn ..., chết lúc còn nhỏ.
(3) Bùi Văn Phiêm.
Bùi Thị Hởn. Người cùng làng, sinh 4 gái, 1 trai:
1/ Bùi Thị Quý. Lấy chồng người họ Trần, xã Đà Sơn, Đô Lương. Ở rể sinh sống cùng làng.
2/ Bùi Thị Vỵ. Lấy chồng người xã Lam Sơn, Đô Lương.
3/ Bùi Thị Thi, chết trẻ.
4/ Bùi Thị Tuyết. Lấy chồng người xã Giang Sơn, Đô Lương.
5/ Bùi Văn Thân, chết trẻ.
(4) Bùi Văn Yêm.
Trần Thị Hưởng. Người cùng làng, sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Thị Nguyệt( Phú ), chết trẻ.
2/ Bùi Văn Xin. Còn gọi là ( Xân ), sinh 1944. Đảng viên, lấy vợ sinh sống ở thị xã Tam Điệp, Ninh Bình.
B/ Cửa Cố Tùng:
(1) Bùi Văn Quýnh( Tại ).
Bùi Thị Bỉnh (?). Đời sau thêm vào, Gia phả gốc để trống tên người này, có lẫn lộn tên với mẹ chồng hay không, hay là trùng tên trùng họ. Sinh 4 trai:
1/ Bùi Văn Hồng.
2/ Bùi Văn Đệ.
3/ Bùi Văn Thế.
4/ Bùi Văn Thái.
C/ Cửa Cố Tòng:
(1) Bùi Văn Hươn.
1- Hoàng Thị Dơu.
2- Bùi Thị Huyến.
Hai bà sinh được 5 gái, 1 trai:
1/ 1- Bùi Thị Lan.
2/ 1- Bùi Thị Liễu.
3/ 1- Bùi Thị Lý.
4/ 1- Bùi Thị Hương.
5/ 2- Bùi Văn Bộ.
(2) Bùi Văn Tuyên.
Trần Thị Ý. Sinh 2 gái, 4 trai:
1/ Bùi Thị Hoa, chết lúc còn nhỏ.
2/ Bùi Văn Hường.
3/ Bùi Văn Hải.
4/ Bùi Thị Vân.
5/ Bùi Văn Nhân.
6/ Bùi Văn Nghĩa.
(3) Bùi Văn Tự( Bùi Anh Tự ).
Bùi Thị Tường. Đảng viên, người họ Bùi Thế( con cố Hường ) cùng làng. Sinh 2 trai, 3 gái:
1/ Bùi Đức Thuần( Bùi Viết Thuần ), sinh 19/7/1967.
2/ Bùi Đức Tiến, sinh 16/5/1970.
3/ Bùi Thị Tuyết. Lấy chồng người họ Trần cùng làng.
4/ Bùi Thị Thủy.
5/ Bùi Thị Thương.
(4) Bùi Văn Ích( Bùi Tiến Ích ), sinh 12/11/1946.
Hoàng Thị Minh, sinh 20/7/1953. Người ở huyện Nghi Lộc, Bác sĩ, công tác tại bệnh viên 30- 4, bộ Công An ở TP Hồ Chí Minh. Sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Nam Phương, sinh 02/6/1979. Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng. Giảng viên trường ĐH Tôn Đức Thắng.
2/ Bùi Thị Mai Hương, sinh 1981. Lấy chồng người Thanh Hóa, sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh.
(5) Bùi Văn Hùng.
Lê Thị Sáng, sinh được 5 trai:
1/ Bùi Văn Thái.
2/ Bùi Văn Bình, chết.
3/ Bùi Văn Thắng.
4/ Bùi Văn Thành.
5/ Bùi Văn Thăng.
(6) Bùi Văn Mạnh.
Nguyễn Thị Minh, sinh được 1 gái, 2 trai:
1/ Bùi Thị Hà.
2/ Bùi Văn Hiệp.
3/ Bùi Văn Ước.
D/ Cửa Cố Song:
(1) Bùi Văn Phượng( Công ).
Hoàng Thị Đại. Người họ Hoàng cùng làng. Sinh 3 trai:
1/ Bùi văn Huynh. Dược sỹ, Đại úy QĐND/VN, tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ, Huân chương Kháng chiến hạng II. Hưu năm 1988, an trí tại quê.
2/ Bùi Văn Nguyên, mất lúc còn nhỏ.
3/ Bùi Văn Sửu. Phó trưởng phòng Tài chính TP Vinh. Nghỉ hưu, an trí tại TP Vinh.
(2) 1- Bùi Văn Đại.
Hoàng Thị Tươn. Bà là người họ Hoàng cùng làng, con cố Đội Điêng. sinh 1 trai, 3 gái:
1/ Bùi Xuân Đệ. Kỹ sư tố nghiệp ĐH Bách khoa, công tác tại Hà Nội, mất năm 1993. Mộ đặt tại Hà Đông.
2/ Bùi Thị Tuệ, ĐH Tài chính. Lấy chồng Nguyễn Văn Lịch, người huyện Anh Sơn, Nghệ An.
3/ Bùi Thị Huê. ĐH Tài Chính, công tác trong nghành kiểm Toán, bộ Tài Chính, ở Hà Nội. Lấy chồng người Hà Tĩnh.
4/ Bùi Thị Diệp. ĐH Tài Chính, công tác tại Hà Nội. Lấy chồng Nguyễn Văn Chinh, quê Thanh Chương, Nghệ An.
(3) 2- Bùi Văn Thiện.
... Vi. Việt kiều, bà gốc quê ở miền Bắc VN, sinh người con 4 gái:
1/ Ô, tên gọi chơi, không rõ tên thật.
2/ O, tên gọi chơi, không rõ tên thật.
3/ Ê, tên gọi chơi, không rõ tên thật.
4/ Nu, tên gọi chơi, không rõ tên thật.
(4) 2- Bùi Quang Thân.
Lê Thị Hợi. Sinh 1935, mất ngày 11/8/2015( 27 âmlịch/6/ Ất Mùi ). Người họ Lê Doãn làng Khả Quan, xã Bắc Sơn. Bà tham gia dân công hỏa tuyến vận chuyển quân nhu cho bộ đội đánh Pháp trong chiến dich Trung Lào. Do di chấn té ngã khi leo đèo trong chiến dịch, bà bị thái hóa cột sống, nằm liệt giường được chồng và các con chăm sóc từ năm 2001 đến năm 2015 thì mất, an táng tại Nghĩa trang thôn Trung Hiệp- Hiệp An- Đức Trọng- Lâm Đồng. Sinh được 5 người con trai và 1 người con gái:
1/ Bùi Quang Sỹ. Sinh 1957, Đảng viên ĐCSVN, công tác trong nghành An ninh, Công An Nhân Dân VN, tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Hưu trí ở tại Đà Lạt.
2/ Bùi Quang Hạnh. Sinh 28/11/1960, mất 11/6/1991( 29/4 / Tân Mùi ). Đảng viên ĐCSVN, Sĩ quan Lục Quân QĐND/VN, tham gia hai cuộc chiến tranh năm 1979 biên giới phía bắc chống Trung Quốc xâm lược và tại chiến trường Căm Pu Chia năm 1984-- 1988, giải ngũ năm 1989. Di chứng sốt rét căn bệnh ở chiến trường, mất năm 1991, không vợ ,con. Nơi an táng: Nghĩa trang thôn Trung Hiệp- Hiệp An- Đức Trọng- Lâm Đồng. Ngày giỗ 28/4 âm lịch.
3/ Bùi Quang Phúc. Sinh 10/4/1965, làm nông, sinh sống tại Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng.
4/ Bùi Quang Hùng. Sinh 1970, Tốt nghiệp CĐSP Đà Lạt, giáo viên. Sống và công tác tại Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng.
5/ Bùi Quang Dũng. Sinh 1973, làm nông, sinh sống tại Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng.
6/ Bùi Thị Sáu, sinh 1981. Thạc sĩ kinh tế, giảng viên trường CĐ Kinh Tế Đối Ngoại, sống và công tác tại TP Hồ Chí Minh. Lấy chồng người Quảng Nghãi.
(5) 2- Bùi Văn Kết.
...Niêng. Bà quê gốc Nghệ Tĩnh. sinh được 2 trai:
1/ Bùi Văn ...
2/ Bùi Văn ...
(6) 2- Bùi Văn Hoàn( Chareon Vakulchai ).
... Miêu, bà người Thái gốc Hoa. sinh 1 gái, 1 trai:
1/ Bùi Thị ...
2/ Chanamet Vakulchai.
(7) Bùi Văn Gián.
Lê Thị Nguyên. Người xã Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình.
Sinh 6 con gái:
1/ Bùi Thị Lý.
2/ Bùi Thị Lương.
3/ Bùi Thị Liên.
4/ Bùi Thị Lan.
5/ Bùi Thị Lê.
6/ Bùi Thị Lệ.
(8) Bùi Văn Giảng.
Lê Thị Nguyệt. Con cụ Lê Đăng Chắt, em gái cố Yết, ông Cảnh Trà, cùng làng. Sinh2 trai, 2 gái:
1/ Bùi Văn Thịnh. Thượng úy QĐND/VN, tham gia cuộc chiến tranh năm 1979 biên giới phía bắc chống Trung Quốc xâm lược. Xuất Ngũ, lấy vợ, sinh sống, buôn bán tại thị trấn Đô Lương.
2/ Bùi Thị Lợi. Lâm nghiệp, lấy chồng người Phúc Sơn, Anh Sơn.
3/ Bùi Thị Khang. Mất lúc 2 tuổi.
4/ Bùi Văn Thông. Làm nông nghiệp, sinh sống ở quê hương.
(9) Bùi Văn Thuyết.
Trần Thị Quyên. Con cố Nhiên cùng làng, sinh 1 trai, 3 gái:
1/ Bùi Văn Thảo.
2/ Bùi Thị Hòa. Lấy chồng người Quỳnh Lưu.
3/ Bùi Thị Hương. Lấy chồng người cùng làng.
4/ Bùi Thị Vân.
(10) Bùi Văn Hứa.
1-Hoàng Thị Đệ. Con cố Lâm người cùng làng, sinh 2 trai, 2 gái.
Sau khi ly dị, lấy bà:
2-Lê Thị Hiệp, người làng Long Sơn, Bắc Sơn. Sinh 1 gái, 1 trai:
1/ 1-Bùi Văn Huy. Cán bộ xây dựng.
2/ 1-Bùi Văn Hoàng, giáo viên cấp III.
3/ 1-Bùi Thị Đan.
4/ 1-Bùi Thị Hậu.
5/ 2-Bùi Thị Giang.
6/ 2-Bùi Văn Sơn.
(11) Bùi Văn Huấn.
1- Hoàng Thị Lan. Con cố Các, cùng làng, Giáo viên, mất 1990. Sinh 3 gái, 1 trai.
2- Hoàng Thị Tựu. Sau khi bà Lan mất, lấy bà Tựu, người họ Hoàng Trần, con cố Tỵ, cùng làng. Sinh 1 trai:
1/ 1- Bùi Thị Liễu. Lấy chồng người xã Thịnh sơn, Đô Lương.
2/ 1- Bùi Thị Hồng. Lấy chồng người Bến Thủy, TP Vinh.
3/ 1- Bùi Thanh Tùng.
4/ 1- Bùi Thị Điệp. Lấy chồng người Thịnh Sơn, Đô Lương.
5/ 2- Bùi Anh Tuấn.
(12) Bùi Văn Từ.
Vũ Thị Thúy. Người tỉnh Hưng Yên. Sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Thanh.
2/ Bùi Thị Tâm.
(13) Bùi Văn Tạo( Bùi Quang Tạo ).
1- Nguyễn Thị Lam. Con gái đầu ông Nguyễn Quốc Hồng, thầy thuốc bắc, quê xóm Phong Sơn, xã Thái Sơn, Đô Lương. Công nhân Xí nghiệp may mặc điện Vinh, Nghệ An, bị bệnh mất ngày 11/01/1986( 02/12 âm lịch 1985 ) tại Vinh. Sinh 1 trai.
2- Nguyễn Thị Minh. Sau khi bà Lam mất, lấy bà Minh, con ông Thảo, quê xã Hưng Xuân, Hưng Nguyên, Nghệ An. Làm Kế toán Liên hiệp XN Gia cầm Việt nam Sinh được 1 trai:
1/ 1- Bùi Quang Huy. Sinh 27/12/1974, giấy khai sinh: 02/01/1975. Kiến trúc sư, lấy vợ và sinh sống tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.
2/ 2- Bùi Minh Tuấn. 15/02/1987, sinh viên khoa Thương mại Quốc tế, Trường ĐH Vũ Hán Trung Quốc từ năm 2007- 2012.
ĐỜI THỨ VII:
A/ Cửa Cố Chiếm:
(1) Bùi Văn Xin( Xân ).
1- Trần Thị Ân, sinh 1947. Con bà Niêng, cùng làng, sinh 1 gái. Sau khi li dị bà Ân, lấy bà:
2- Trần Thị Phước, sinh 1956. Người huyện Hoa lưu, Ninh Bình, sinh 2 trai:
1/ 1- Bùi Thị Ái, lấy chồng người Hà Tĩnh.
2/ 2- Bùi Văn Ngọc, làm trong nghành điện
3/ 2- Bùi Văn Long.
B/ Cửa Cố Tùng:
(1) Bùi Văn Hồng.
Lê Thị Hương, người xóm 8, Bắc Sơn. sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Hải.
2/ Bùi Thị Hưng.
(2) Bùi Văn Đệ. Không vợ con, bị bênh tâm thần.
(3) Bùi Văn Thế.
Nguyễn Thị Nhâm. Sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Ngọc.
2/ Bùi Thị Hoa.
(4) Bùi Văn Thái.
.... Vợ người Lĩnh Sơn, Anh Sơn, sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn ....
2/ Bùi Thị ....
C/ Cửa Cố Tòng:
(1) 2- Bùi Văn Bộ.
Trần Thị Hoài. Người cùng làng, sinh 2 trai, 2 gái:
1/ Bùi Thị Phương Thanh.
2/ Bùi Văn Ngọc.
3/ Bùi Thị Ánh.
4/ Bùi Văn Dương. Chết khi 1- 2 tuổi.
(2) Bùi Văn Hường.
... Thị Châu. sinh 2 trai, 1 gái
1/ Bùi Văn ....
2/ Bùi Văn ....
3/ Bùi Thị ....
(3) Bùi Văn Hải.
(4) Bùi Văn Nhân.
Lê Thị Hiền. Sinh 2 trai:
1/ Bùi Văn ....
2/ Bùi Văn ....
(5) Bùi Văn Nghĩa.
... Thị Hoa. Sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn ....
2/ Bùi Thị ....
(6) Bùi Viết Thuần.
Lê Thị Sâm. Sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Thanh Tuấn.
2/ Bùi Thị Tâm.
(7) Bùi Đức Tiến.
Nguyễn Thị Thái, sinh 19/1/1976. Sinh 2 trai:
1/ Bùi NguyễnĐức Tân, sinh 29/11/2004.
2/ Bùi Nguyễn Thành Đạt, Sinh 3/1/2014.
(8) Bùi Nam Phương.
Võ Thị Thu Trang, sinh 22/8/1984. Dược Sĩ, quê gốc Qui Nhơn, Bình Định. Sinh 1 gái:
1/ Bùi Võ Minh Thư, sinh 2016.
(9) Bùi Văn Thắng.
(10) Bùi Văn Thăng.
(11) Bùi Văn Hiệp.
... Thị Hà. Người Lam Sơn, sinh 1 gái.
1/ Bùi Thị Hương Giang. .
(12) Bùi Văn Ước.
D/ Cửa Cố Song:
(1) Bùi văn Huynh.
Lê Thị Quý. Con gái ông, bà Thúy cùng làng, sinh 3 gaí, 1 trai:
1/ Bùi Thị Linh. Giáo viên, lấy chồng( con ông Tiến ) người xóm 7, làng Long Sơn, xã Bắc Sơn.
2/ Bùi thị Lam. Lấy chồng người ở thành phố Vinh.
3/ Bùi thị Bình. Chết lúc còn nhỏ.
4/ Bùi Văn Thắng.
(2) Bùi Văn Sửu.
Nguyễn Thị Oanh. Người xã Nhân Sơn, Đô Lương, thương nghiệp, nghỉ hưu an trí ở TP Vinh. Sinh 3 trai:
1/ Bùi Văn Thạch. Thạc Sỹ Y Khoa, bác Sỹ, làm việc tại Hà Nội.
2/ Bùi văn Sáng. Đai học Kế toán tài chính,
3/ Bùi Văn Ánh. Dược Sỹ cao cấp.
(3) Bùi Xuân Đệ.
Lê Thị Mai. Con ông ,bà Phơn làng Bạch Ngọc, xã Lam Sơn, giáo viên. Sinh 3 trai:
1/ Bùi Quang Đăng, sinh 1973.
2/ Bùi Đăng Quang, sinh 1975, công tác tại bộ Thương Mại.
3/ Bùi văn Chi, sinh 1977, công tác nghành Du lịch tại Hà Nội.
(4) Bùi Quang Sỹ.
Nguyễn Thị Dung, sinh1958. Người họ Nguyễn Đình ở Xuân Sơn, Đô Lương.
Giáo Viên, nghỉ hưu, ở tại Đà Lạt. Sinh 1 trai, 1 gái:
1/ Bùi Quang Sơn. Tốt Nghiệp ĐH, chuyên nghành Điện- Điện tử tự động. Giáo viên, sống và công tác tại Đà Lạt.
2/ Bùi Thị Thanh Thủy. Lấy chồng người tỉnh Hà Nam, sinh sống ở Đà Lạt.
(5) Bùi Quang Phúc.
Đặng Thị Giang, sinh 10/12/1976, người họ Đặng ở Diễn Thọ, Diễn Châu,
Nghệ An. Giáo viên, sống tại, Đức Trọng, Lâm Đồng. Sinh 2 trai:
1/ Bùi Quang Bảo, sinh 10/5/2001.
2/ Bùi Danh Nghệ, sinh 09/4/2004.
(6) Bùi Quang Hùng.
Phạm Thị Phương Loan. , sinh 1979, người quê gốc Nam Định. Giáo viên, sống và
công tác tại Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng. sinh 2 trai:
1/ Bùi Quang Hòa, sinh 2003.
2/ Bùi Hoàng Nguyễn, sinh 2009.
(7) Bùi Quang Dũng.
Trần Thị Thanh Ngọc, sinh 1983, người quê gốc Hà Tây. Giáo viên, sống và
công tác tại Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng. sinh 1 gái, 1 trai:
1/ Bùi Trần Yến Nhi, sinh 2011.
2/ Bùi Tuấn Kiệt, sinh 2012.
(8) Bùi Văn Thịnh.
... Thị Vân. Người làng Phú Nhuận, Đặng Sơn, Đô Lương. Sinh 1 trai, 2 gái:
1/ Bùi Thị Thủy.
2/ Bùi Thị Hà.
3/ Bùi Văn Hùng.
(9) Bùi Văn Thông.
Bùi Thị Vinh. Con gái ông Việt cùng làng, sinh 2 trai, 1 gái:
1/ Bùi Văn Nho.
2/ Bùi Văn Toàn.
3/ Bùi Thị Trà My.
(10) Bùi Văn Thảo.
Lê Thị Lan. Con ông Nhân cùng làng, sinh 1 trai:
1/ Bùi Văn Hải.
(11) 1- Bùi Văn Huy.
(12) 1- Bùi Văn Hoàng.
..., sinh 1 trai:
1/ Bùi Vũ Hòa Quang.
(13) 2- Bùi Văn Sơn.
(14) 1- Bùi Thanh Tùng.
(15) 2- Bùi Anh Tuấn.
(16) Bùi Văn Thanh.
(17) 1- Bùi Quang Huy.
Nguyễn Thùy Linh. ( Con gái ông Mỹ, bà Thu, ở HCM ). Cử nhân kinh tế, cửu nhân luật, công tác tại phòng Thanh tra Bưu điện TP HCM. Sinh 1 gái, 1 trai:
1/ Bùi Hồng Anh. ( gái ) sinh 01/4/2006.
2/ Bùi Tuấn Phong. Sinh 12/7/2007.
(28) 2- Bùi Minh Tuấn.
ĐỜI THỨ VIII:
A/ Cửa Cố Chiếm:
(1) 2- Bùi Văn Ngọc.
(2) 2- Bùi Văn Long.
B/ Cửa Cố Tùng:
(1) Bùi Văn Hải.
(2) Bùi Văn Ngọc.
(3) Bùi Văn ....
C/ Cửa Cố Tòng:
(1) Bùi Văn Ngọc.
(2) Bùi Văn ....
(3) Bùi Văn ....
(4) Bùi Văn ....
(5) Bùi Văn ....
(6) Bùi Văn ....
(7) Bùi Thanh Tuấn.
(8) Bùi Nguyễn Đức Tân.
(9) Bùi Nguyễn Thành Đạt
D/ Cửa Cố Song:
(1) Bùi Văn Thắng.
(2) Bùi Văn Thạch.
(3) Bùi văn Sáng.
(4) Bùi Văn Ánh.
(5) Bùi Quang Đăng.
Khắc Thị Anh, sinh 1982, người Hà Nội. Sinh 2 trai:
1/ Bùi Anh Đức. Sinh 2001.
2/ Bùi Đức Trí. Sinh 2005.
(6) Bùi Đăng Quang.
Vũ Thị Huyền, sinh 1980, người Hải Dương. Sinh 1 gái:
1/ Bùi Tuệ Minh, sinh 2007.
(7) Bùi văn Chi.
Nguyễn Thị Ánh, sinh 1976, người Hà Nội
(8) Bùi Quang Sơn.
(9) Bùi Quang Bảo.
(10) Bùi Danh Nghệ.
(11) Bùi Quang Hòa.
(12) Bùi Hoàng Nguyễn.
(13) Bùi Tuấn Kiệt.
(14) Bùi Văn Hùng.
(15) Bùi Văn Nho.
(16) Bùi Văn Toàn.
(17) Bùi Văn Hải.
(18) Bùi Vũ Hòa Quang.
(19) Bùi Tuấn Phong.
ĐỜI THỨ IX:
A/ Cửa Cố Chiếm:
B/ Cửa Cố Tùng:
C/ Cửa Cố Tòng:
D/ Cửa Cố Song:
(1) Bùi Anh Đức.
(2) Bùi Đức Trí.
CHÚ THÍCH:
1/ Tên địa phương trước đây:
Làng Lương Sơn, tổng Đặng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
2/ Đặng Sơn: là tên xã được đặt trước năm 1956, gồm các làng: Lương Sơn, Long Sơn, Đặng Thượng, Đặng Lâm, Phú Nhuận, Nhân Trung, Khả Phong. Năm 1956 chia thành 3 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn và Đặng Sơn như ngày nay.
3/ Huyện Anh Sơn: là tên huyện được đặt trước năm 1956, huyện lỵ đóng tại Đô Lương. Năm 1956 chia thành 2 huyện: huyện Anh Sơn và huyện Đô Lương cho đến nay.
4/ Tên địa phương hiện nay: Làng Lương Sơn cũ ( trước đây gồm các xóm: Yên Sơn, Mỹ Sơn, Đường Sơn, Bình Sơn và Đông Sơn; tính từ trên xuống ). Năm 1956 thành lập Hợp tác xã nông nghiệp, các xóm được chia thành 4 đội sản xuất: đội 1, đội 2, đội 3 và đội 4.
Xã Bắc Sơn gồm 8 đội sản xuất, tính từ đầu làng Lương Sơn đến cuối làng Đặng Thượng; hiện nay gọi là xóm.
5/ "1" Hoàng Thị Hạp:
Người làng Long Sơn, xã Bắc Sơn. Nhưng chính gốc ở Tràng Thân, Diễn Châu.Bà là con nhà văn học, nên bà sẵn tính ham học. Khi sinh được 2 người con trai, Bà bàn với Ông người ta ở đời chết dốt, không ai chết đói, phải cho con học, dẫu khi cần phải bán ruộng đất đi nữa cũng bán cho con học, và thực tế đã phải bán vườn ở cho địa chủ Ý ở chợ Sỏi vì mắc nợ vay của nó để cho Con ăn học. Bà nói không lẽ cả Họ đã dốt, mình cũng để cho con dốt luôn. Được Ông nhất trí, hai con được đi học. Khi con lớn đi học thì trong gia đình Bà là một người phải nhịn đói khi có chúng bạn
của con đến ....Bà sinh hạ được 3 trai, 7 gái ( 4 người chết khi còn nhỏ ).
Ngày cúng giỗ hàng năm: 24/11 âm lịch( hợp kị 11/7 âm lịch giỗ cùng ngày giỗ ông ).
"2" Bùi Văn Thừa:
Liêt Sỹ; Ông là một hội viên của Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội từ năm 1925 đến năm 1929. Đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương, là bí thư chi bộ đầu tiên của Chi bộ Đảng xã Đặng Sơn, huyện Anh Sơn. Bị thực dân Pháp bắt ngày 17/01/1930; Tòa Nam Án của bọn thực dân mở ngày 18/3/1930 kết án, bỏ tù Ông; chúng đày Ông và các Đồng chí của Ông đi giam ở ngục Kon Tum. Kiên trung, Bất khuất, luôn đấu tranh chống lại, nên bị bọn giặc hành hạ, tra tấn chết trong ngục. Ông đã hy sinh anh dũng tại ngục Kon Tum. Trong tài liệu lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An còn lưu danh Ông.
"3" Bùi Văn Thại:
Tức Bùi Quang Thành( Lấy tên của người cháu: Bùi Thị Thành đã mất để dùng trong hoạt động cách mạng và công tác. Ở Thái lan các đồng chí thường gọi là Ba Lang ). Ông thoát ly gia đình từ năm 1924, trốn ra nước ngoài ( Thái Lan ) làm cách mạng. Ông là hội viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Đến năm 1930, Ông là một đảng viên Đảng Cộng Sản Thái Lan. Ông làm Bí thư Tỉnh đảng bộ tỉnh Sakon, hoạt động ở Thái đến năm 1954, được Đảng điều về nước công tác. Tháng 02/1963, Ông được hưu trí về nhà an dưỡng. Ở quê tên thường gọi là Cố Đại.
Ngày giỗ Ông hàng năm: 16/3 âm lịch.
"4" Lê Thị Đính:
Đảng viên ĐCSVN, Huân chương kháng chiến hạng ll, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng lll. Tên thường gọi Cố Đại. Bà là người có nghĩa với chồng và thương con. Lúc thanh niên, bà lấy chồng và khi con vừa mới sinh còn nằm trong dẻ ( vải,tã ), chồng xuất dương làm cách mạng, không hề có tin tức, mãi hơn 30 năm sau, Ông mới về nước. Ở nhà, Bà ăn ở đối đãi với cha mẹ chồng một cách tôn kính. Bà tích cực làm ăn nuôi con khôn lớn, cho theo đuổi họp tập, trở thành con người hữu dụng cho xã hội. Bà cũng là một người tích cực với cách mạng trong bí mật cũng như khi công khai. Bà luôn luôn tham gia công tác. Bà là một người có công đức với gia đình và có công với nước.
Ngày cúng giỗ bà hàng năm: 28/9 âm lịch ( hợp kị: 16/3 âm lịch cùng ngày giỗ ông ).
"5" Hồ Thị Nữ:
Bà sinh ra lớn lên ở Thái Lan, trong một gia đình có truyền thống cách mạng, yêu nước, ( Cha của bà người họ Hồ ở Hương Khê, Hà Tĩnh, cụ là Thủ Đầu Quân nghĩa quân Cần Vương của vua Hàm Nghi. Khi cuộc khởi nghĩa bị thất thủ, Cụ cùng các nghĩa sĩ chạy sang Thái Lan cố thủ, lập làng, lập ấp chờ ngày phục quốc ). Bà Nữ lấy Ông Thành là do cách mạng ghép để hoạt động trong bí mật. Làm liên lạc, cảnh giới cho Nguyễn Ái Quốc, khi bác Hồ lưu trú trong gia đình ở bản Mạy( làng Mới ) thuộc tỉnh NaKhon Phanom( Đông Bắc Thái Lan ). Chồng thường đi công tác, một mình bà đi khắp miền bắc đất Thái, vừa đi tìm con( tìm ông Thân ), vừa bươn chải với nghề hàng xáo, làm ăn, nuôi cả đàn con khôn lớn. Bà sinh 8 người con, 1 người chết khi còn nhỏ. Bà sống thọ 106 tuổi( 1900- 2006 ), tạ thế lúc 10 giờ 40 phút ngày 29/8/2006( 26/7 âm năm Bính Tuất ) tại Thái Lan.
Ngày cúng giỗ hàng năm 26/7 âm lịch ( hợp kị: 16/3 âm lịch cùng ngày giỗ ông ).
CÁC LIỆT SỸ ANH DŨNG HY SINH TRONG CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỨU NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
I/Thời kỳ 1930-1931 và trước Cách Mạng Tháng Tám:
1/ Bùi Văn Nành, Tự Vệ Đỏ, bị Pháp và bè lũ tay sai bắt và bắn tai Đình làng Lương Sơn ngày 28 tháng 4 năm 1931.
2/ Bùi Văn Dạnh, Tự Vệ Đỏ, bị Pháp bắt giam chết tại nhà Lao vinh năm 1931.
3/ Bùi Văn Thừa, bí thư chi bộ xã Đặng Sơn, bị Pháp bắt ngày 17 tháng 1 năm 1930 và bỏ tù tại ngục Kon Tum, hy sinh trong tù...
4/ Bùi Văn Khuyền, bí thư chi bộ, bị Pháp bắt bỏ tù tại nhà tù Vinh, hy sinh trong tù ngày 5 tháng 2 năm 1942 ( 20 tháng 12 âm lịch ).
II/ Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp:
1/ Bùi Văn Yêm, hy sinh năm 1945.
III/ Thời kỳ chống Mỹ:
1/ Bùi Văn Luận, hy sinh năm 1966 tại mặt trận Lào.
*****
(( Cuốn Gia Phả này được số hóa, phục dựng, tôn tạo, văn phong, cấu trúc căn bản
được giữ nguyên theo bản gốc. Phần in mực xanh là do Đời sau ghi chép, bí chú thêm ))
Link: http://vietnamgiapha.com/.xemgiapha/10812/giapha.html
|