GIA

PHẢ

TỘC


LỢI
--->

VĂN
LIÊM
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TÀI SẢN, HƯƠNG HỎA, GHI CHÚ

KÝ ỨC NGÀY MÙA 

 

 Phước an quê tôi là vùng quê nông nghiệp. Ông nội tôi là đại hào Huấn ở tổng Dương an - vùng ruộng trù phú nhất nhì phía tây Tuy Phước- . Ông ngoại là thầy Đội Lăng xóm Rế  qui hội - vùng ruộng Bàu đưng sát núi Sơn triều - cũng trù phú chẳng kém cạnh . Hai nơi ruộng lúa, cò bay thẳng cánh  hút tầm nhìn ... 

 

 "Ai ngang Chợ huyện giữa trưa 

 Dừng chân thử món nem chua huyện nhà "

 Đến Dương an hỏi các bà

 Đâu chợ Quán cẩm mới là đến nơi 

 An hòa chỗ bầu thơm chơi 

 Dựng tổ hát Bội mãi đời vang danh 

 Đâu sanh đệ nhất võ danh 

 Hùm xán xứ Nẫu hạ anh 'taek ..' Hàn 

 Đó nơi Phước chánh rõ ràng 

 Thêm ông Dư Hoàng ( Lê Trọng Hoàng)chữa bệnh năm ông

 Đời nay con cháu biết không

 Nơi đâu có  bệnh ông không chối từ

 Răng con cháu chín làm mừ 

 Trên đây mới thật những người  đáng noi

  Hãy ngồi gẫm lại mà coi

 Danh thơm xứ nẫu Phước an quê mình

   Nếu em đã thấy ưng tình

Thì ta kết nghĩa ân tình trăm năm

 " Bàu đưng cá vẫy sủi tăm

Hòn Vồ nằm đó ngàn năm vẫn còn

Sơn triều một dãy xanh non

Có đèo Phú quý lối mòn quanh co

Hòn Mặt quỷ ẩn, hiện thập thò

Nhòm chừng đứa trộm, hái xoài Đội Lăng"( Bốn Bích)

 

     ****

 Cứ vào khoảng tháng 3 âm lịch, mùa lúa đông xuân chính vụ bắt đầu mùa gặt. Thời đó chủ yếu nông dân chỉ sản xuất, thu hoạch thủ công hoàn toàn bằng tay chân, vận chuyển chủ yếu bằng quan gánh. Vì nông dân cơ hữu tại chỗ, không đủ nhân lực thu hoạch cả cánh đồng trù phú này, để kịp chuẩn bị cho vụ hè thu sắp đến. Lại nữa vùng Hạ bạn - vùng thấp - phía đông Tuy Phước, thường vào mùa thu hoạch sau cả tháng, nên nông dân nơi này, lần lượt rủ nhau đến vùng quê Dương an của nội tôi, tạm trú mỗi nhà đôi ba người, chuẩn bị thu hoạch vụ mùa lấy công

 

 Từ lúc hừng đông, đã nghe họ, cùng dân cư địa phương gọi nhau í ới, đồng dậy thổi cơm, ăn sáng, chuẩn bị ra đồng ... 

 Trời vừa mờ sáng, đã thấy từng đoàn vài chục người, trò chuyện rôm rả, nối bước nhau, ra cổng làng đầu xóm, đi đến vùng ruộng lúa, đang chín vàng trĩu hạt, ngã rạp vì cơn gió hôm vừa qua, rồi họ chia nhau đi quanh bờ những đám ruộng và trong tích tắc mọi người khom mình, tay liềm thoăn thoắt gặt . Chẳng còn nghe tiếng chuyện trò như lúc nãy, chỉ nghe tiếng liềm cắt ngọt gốc lúa và tiếng va chạm thân lúa vào nhau, tạo thành ân thanh lào xào khó tả. Họ cố gắng nhanh tay để mình gặt được nhiều nhất. Vài tiếng sau đám ruộng đôi ba mẫu - mẫu ta chừng 500 m2- được gặt sạch , đám ruộng lúa ngã rạp lúc sáng, giờ thành các dãy lúa, từ từng nắm lúa gặt, xòe rẻ quạt tạo thành, phơi nắng trên gốc rạ, xếp thành nhiều hàng, uốn lượn, ngoằn ngoèo, như tranh vẽ.              

Xong nhiệm vụ, họ lần lượt kéo đến đám ruộng khác, đến quá trưa họ về nơi trọ, dùng côm trưa, ngơi nghỉ, chờ cuốn lúa đám đã gặt hôm qua hoặc hôm trước nữa phải cuốn về. Chỉ còn lại vài ba em nhỏ, í ới hò reo lội xuống ruộng, vũng nước còn sót lại, mò bắt những chú cá rô con mắt cạn.

Hôm nay trời hơi oi bức, e rằng có mưa. Trời chưa quá bóng, các thanh nữ, cô, bà lớn tuổi, lần lượt trở ra đám lúa đang phơi hôm qua. Cứ 4 hoặc 5 nắm cắt, họ lấy chừng dôi mươi cộng lúa, xoắn ngọn, rạch đôi rồi bó thành từng bó, chừng vừa đôi ba nắm tay để dễ bề cầm, mắn, đập giũ về sau ... 

 

Mờ sáng nay nghe râm rang : Mừ mẫu ruộng sâu của Đại hào Huấn - Nhất ruộng sâu nhì trâu nái- 

 Đoàn người đã tụ tập trước sân nhà nội tôi - Đại Hào Huấn xóm Phước hải 

 Ba tôi Thủ Như- mọi người gọi thân như thế- ra giữa sân nói rõ to       

Hôm nay nhà tôi sẽ gặt mừ mẫu ở Giáp sở giọc đàng Rõng sau đó sẽ đến bảy mẫu Đám rào, mọi người biết chỗ hôn?

-Biết biết ! .

-Xa hôn ???

 Ba tôi tiếp: Mong mọi người đến tập họp ở 2 bờ đối diện, tùy theo sức cắt lúa của mình, gian hàng vừa đủ để gặt hết, cúi bìa, sát góc cho sạch sẽ, xin đừng bỏ sót. Đám Mừ mẫu và Đám rào trên là ruộng cao đang khô nước, sẽ gặt phơi mốt mới cuốn. Còn đám rào dưới, chừng 2 mẫu đang đọng nước, tháo ra không khô được nên phải cuốn tươi. Người nào sợ đỉa, không nên gặt đám rào ... dưới ...

 Ba tôi nói chưa dức lời, mọi người đã đứng dậy phủi đít, te te ra ngõ, tay liềm tay gánh gõ nhau lốc cốc, lốc cốc .. báo hiệu cho những người chưa kịp tới , cần nhanh chân..cc

 Đến Mừ mẫu mọi người cắm đứng đòn gánh, cong cánh cung, trên đầu có máng đôi dây dừa  cuộn tròn số 8 trông ngộ nghĩnh làm sao. Chiếc đòn gánh lúa gié dài thòn 5 ->6 thước ta - 42 cm, làm bằng nửa gốc tre già đặt ruột, được gọt đẽo 2 đầu mỏng giảm dần về đầu mút, có làm mấu khất cao chống tuộc. 

Mọi người tự giàn hàng, theo ý ba tôi nói, lúc còn ở nhà vì mọi người rất vị nể đại gia đình nội và ba tôi – Lê Gia- Đại Hào Huấn 

 Sau cái phất nón và tiếng hô to: Bắt đầu của ba tôi. Mọi người khom lưng thoăn thoắt gặt.    

 Đến quá ngọ đám lúa Mừ mẫu và Đám rào trên mới Xong. Có người gặt nhanh, có kẻ chậm nên các hàng lúa xếp, uốn lượn, ngoằn ngo..èo, như tranh thủy mạc. Kệt tác của hội nông dân tay lấm chân bùn. Mỗi đám ruộng là mỗi một tác phẩm nghệ thuật, mà các bác họa nhân, lắm lúc cũng phải trầm trồ, lấy làm ý tưởng phác họa, cho những tác phần của mình riêng mình 

 Xong ruộng khô, còn ruộng nước lại đỉa nhiều, nên mọi người nghỉ trưa, ăn cơm tại chỗ kể chuyện huyên thiên, có kẻ ra về - đa phần dân hạ bạn 

 Giờ đến rào dưới, lúa còn hơi xanh nhưng thật trĩu hạt, giờ có chút lộn xộn có người - đa phần thanh niên dân địa phương- tranh chỗ đứng.. rồi cũng qua.

 Cũng sau tiếng hô bắt đầu của  Thủ Như. Cuộc gặt mới mở màn. 

 Vì cuốn tươi nên khi gặt, thợ gặt để chồng từng khóm từ mươi mắn cắt, đủ để bó mỗi bó, chứ không rải đều nắn cắt, như cắt cuốn khô, mỗi bó chừng 3 > 4 gang tay là vừa, nên mọi người đều phải lui tới, tới lui chậm rãi, vì còn phải cảnh giác bắt đĩa bám chân, nếu lỡ để đỉa bám hút được máu, bắt đỉa bằng tay thật trầy trật. Xa xa nơi kia có chú nghé, bị một con đỉa trâu, bám chặt hút máu, đã to bằng ngón tay út, chú nghé đang lè lưỡi cố gắn, liếm gạt hoài chả rớt, đúng là đồ bám dai như đỉa đói …

Giữa trưa lại giữa đồng bằng chẳng tiếng chim muông, giun, dế .. lâu lâu nghe đôi tiếng cười khúc khích của đôi nam nữ nào đó, lặng nghe rõ mồm một tiếng liềm xén lúa như khúc nhạc êm dịu, bỗng có người hô cá, cá!!. - nhiều người dừng tay quay nhìn- có người chạy vào vùng lúa chưa cắt, giơ cao tay liềm phập xuống nước rồi reo:  Được rồi được rồi!!, tay kia giơ cao chú cá cững chừng cổ tay . Chỗ nọ lại.. cá giết. Chỗ khác lại chú cá rô ... nhìn chung mấy chú thanh niên, giờ quay ra bắt cá . Họ trở thành dân ngư nghiệp, bắt cá mắt cạn bằng đôi tay trần. Có cả cá trầu cổ chân cả giết bằng bàn tay, lươn, chạch bằng ngón chân cái được xâu lại, bằng dây lạc tre đã chuẩn bị sẵn đâu từ trước …

 Đám ruộng giờ chỉ giành cho thợ gặt chuyên nghiệp .... 

 Lúc gặt xong, những bó lúa được nhóm thanh niên gom, vác chất gọn thành đống trên bờ. Giờ mới thấy rõ việc làm nặng nhọc cần đến họ 

 

 Đàn vịt chạy đồng, sớm giờ đang mò cua, tôm, tép men theo đường Rõng được chủ phất sào, chúng trèo qua bờ mương Rõng, đồng loạt tự xếp  hàng ngang, y như ngọn nấm đang bung nở hay như đội hình quân đội, đang càn quét trận mạc. Đôi ba lần càn qua quét lại, người chủ lần nữa giơ sào, lũ vịt gom lại một góc ruộng, lần lược trèo lên bờ nhỏ xếp hàng đôi, nối đuôi nhau chạy, chạy  dài hàng vài trăm mét đến một đám ruộng khác gần đó, cũng vừa gom xong lúa bó. 

“ Nghĩ thẹn với lương tâm: Trên phố con người giao thông: Chạy xe như đàn cừu.. ' .., dê háu đói vừa thoát ra cửa, trừ khi ngan chú dê đực, chúng chạy chậm lại để được giao tình', mà họ chỉ đều khiển có trật tự, khi nhìn thấy chú công an- “ bù nhìn phủ áo vàng đứng góc đường cầm còi vẫy gió ” ... ( nhớ bài cũ đã mất )

 

 Gánh lúa về:

Chuẩn bị gánh lúa về. Bước đầu họ, gỡ cuộn dây dừa, quấn hình số 8 ở đầu đòn, để đòn gánh dưới mép bờ, trên bờ trải dài 2 dây dừa, đặt lên đó chừng 6 > 7 bó lúa, để đòn gánh lúa lên, rồi đặt tiếp 6 > 7 bỏ nữa, mới cột thành một đầu gánh lúa. Làm xong 2 đầu gánh, liền được 2 bạn thợ gần đó, mỗi  người đứng trên bờ, chuẩn bị dở 2 đầu gánh và đỡ sao cho gánh lúa không lật ngược, tuộc gánh. Người gánh đứng dưới ruộng lập tức, kề vai vào đòn gánh rồi đứng thẳng, nhún người, chiếc đòn gánh cũng theo đà, nhún nẩy và từ đây, chiếc đòn gánh cánh cung làm nhiệm vụ của mình, nhún nẩy theo tường nhịp bước. Hình như sự nhún - nẩy, làm đầu gánh lúa nẩy lên, đã giảm trọng, không đè nặng lên vai người gánh, để họ tiếp tục rảo bước, nhanh chân đến sân nhà chủ. Cũng lắm người loạng choạng, vì gánh lúa khá nặng do trĩu hạt  hoặc không lượng được sức mình, đặt nhiều bó lúa trúng mùa quá trĩu hạt, nhờ sự hỗ trợ của bạn thợ, cố tránh ngọn lúa bị quẹt đất, làm rụng lúa và từ đây về đến sân chủ, chỉ cầu mong mau đến nơi, ném gánh khỏi vai nghỉ mệt, xả hơi. Thế mà lúa hạt va chạm nhau, vẫn bị rơi vãi lung tung, để giành không ít lúa rơi- lạc túc -cho nhóm vịt chạy đồng, lợm từng hạt đến hết, để không lãng phí hạt ngọc trời ban ... 

 

Đập lúa tươi:

Lúa bó đã gánh gom về sân, cứ mỗi nhóm thợ gặt chung, họ chất đống, quanh một mặt đá tảng kê nghiêng hoặc một ghế đập bằng gỗ. Họ nắn từng nạm lúa, gom chắc trong 2 nắm tay, đập, giũ, rồi giũ, đập liên tục, cho đến khi trên gié lúa rụng hết hạt rồi mới bỏ ra, chừng 4 > 5 nạm rạ mỗi khóm, bó lại thành bó rạ, chờ đem phơi. 

 Rạ khô giũ hết lá rời, đánh tranh để dành lợp mái, lá lúa rời gom lại dồn đống rơm, mai kia đồng hết cỏ, là thức ăn cho bò, tạo sức kéo cày, vỡ đất mùa sau.

 

 Kẻ đập người cào nhau, chẻn, chỗ khác có người giê tách lúa lép, lúa lừng ... cuối cùng nhóm thợ đã làm xong, vun đống chờ chia công, họ làm quên cả ăn uống, trời đã xẩm tối.

Mẹ tôi từ lúc lúa bó được gánh về cũng phụ gúp người yếu đuối: sàng, sảy chén, lép . Luôn tiện kiểm tra chỉ dẫn những thợ, kém tay nghề không biết bó rạ , hoặc lười nhác đập còn sót lúa trong rạ chống lãng phí của trời. 

 

Chia lúa công:

 Chờ đến lúc có người xong việc. Mẹ mới thật sự làm việc của mình. Mẹ cầm một cái vuôn thùng đóng bằng 4 miếng gỗ dài thước ta ( dài từ cùi chỏ để cuối ngón giữa ước chừng = 45cm ), ngang chừng nửa thước và một cái gịa - thúng tre nhỏ = 1 / 4 vuôn.  Mẹ nói hôm nay chia mừ nhé ( mừ hai hay mừ hai tùy đám lúa có trĩu hạt hay không < không rõ lắm > ) Thế là người thợ gặt cầm vuôn,  nếu ít lúa thì cầm giạ, đến đống lúa của mình vừa làm, xúc lúa đổ vừa tràn miệng vuôn, mẹ cầm miếng gỗ gạt miệng vuôn, người thợ bưng vuôn lúa vừa gạt, đem đổ nơi sân trống dành cho mình, sau đó 10 vuôn kế tiếp đến chỗ rộng nhất dành cho chủ, cứ thế cho đến hết phần lúa của mình đã thu hoạch được. Nếu ít hoặc không có đủ vuôn, giạ thì khóm lúa thu hoạch, được chia làm 11 khóm nhỏ, người thợ chọn trước cho mình 1 trong những khóm nhỉnh nhất, và cũng được thêm vài vốc lúa, bằng đôi tay chai sạn của mình .... Cứ thế hết người thợ này, đến thợ khác công việc gần đến xẩm tối. Cả mọi người quây quần lót dạ, vài củ khoai từ chấm muối đậu, chị tôi đã mang đặt sẵn mái hiên, có người chỉ vội cầm vài củ, rồi vui vẻ chia tay ... 

 

Phơi rạ tươi: 

 Sáng nay trời thật trong, báo hiệu một ngày nắng đẹp, tôi và em Long được nghỉ, ba mẹ sai phơi tiếp những khóm rạ hôm qua các thợ gặt chưa phơi kịp. Lúa thời đó sao mà cao, dài, tên gọi cúc chỉ loại lúa thơm ngon số một của lúa nước. Tôi cao 1m6 mà tay cầm chỉ tới cổ bó rạ, hai tay nắm cổ rạ xoay mạnh làm chân rạ bung ra, thả tay bó ra đứng vững để mau khô thao tác thật khó! thật khó ... đến nỗi tôi làn còn phải đôi lần mới dựng được bó rạ nghiêm chỉnh huống chi Long , Long chỉ kéo từng đôi bó đến tôi phơi, hết buổi sáng. 

 

Phơi lúa:

   Khoảng 8 giờ việc mới Lân  Long phụ chị bốn cào lúa ra phơi con. - Mẹ bảo

 Thế là chị Bốn cầm chổi quét sân đến đâu Lân Long đứa cầm trang- một nông cụ đóng bằng ván mít hoặc sầu đông để bền và tránh nức, téc. Trang kéo đống lúa cao đến ngực, tản, trải đều khắp sân, khi cày không ngập bàn chân, chưa xong nắng đã gắt, mồ hôi nhuễ nhoại ... Lại phải thay phiên nhau, dùng đôi bàn chân thư sinh của mình cày lúa, Phụng -trẻ nhỏ thì vui, được vọc lúa không bị la, còn người lớn thì sợ, vì hạt lúa 2 đầu đều nhọn dễ xóc vào bàn chân, lại nữa lúa được nắng càng nóng như rang trên lửa, càng mau khô. Mệt nhất là chị Bốn, bị các em trai cưng bỏ trốn .. 

 

Cuốn lúa phơi :

Hôm nay trời hơi oi bức, e rằng có mưa. Trời chưa quá bóng, các thanh nữ, cô, bà lớn tuổi, lần lượt trở ra đám lúa đang phơi hôm qua. Cứ 4 hoặc 5 nắm cắt, họ lấy chừng dôi mươi cộng lúa, xoắn ngọn, rạch đôi rồi bó thành từng bó, chừng vừa đôi nắm tay để dễ bề cầm, mắn, đập giũ về sau ... 

 

 

 Ba giờ chiều trời đang đổ lửa chuyển âm u ...   Ba bốn mẹ con bắt đầu cào, gom lúa hạt dồn lại trên góc sân, chuẩn bị sân trống cho lúa phơi 2 nắng ngoài đồng về. Xong Lân & Long thoát ngày nghỉ ... 

 

 Đường đến ngõ nhà những đoàn lúa bó như tự lăn về sân. Không phải thế, có người gánh đấy nhưng vì gié lúa dài, gần sát đất  đã phơi 2 nắng nên lúa hạt và rạ đã khô nhẹ tênh, người thợ họ cố gắng, cột gánh tối đa để giảm chuyến đi, nên chỉ thấy đôi bó lúa di chuyển, chẳng thấy người.

  Lúa về tấp nập, chẳng mấy chốc trong sân, những đống lúa bó chất cao ngất, người trong nhóm kẻ trên, kẻ dưới truyền tay nhau, chất cao quá đầu người mới đủ chỗ, cho mười mấy chiếc ghế đập và dành chỗ cho vài ba chục người, có không gian để thao tác ..

 

 Am thanh, hoạt cảnh trên sân:

Tiếng lúa bó, nện vào ghế đá cơ hữu, nghe phạch phạch nhẹ nhàng, còn những chiếc ghế gỗ, được thợ gặt mang đến, bị những chàng thanh niên mạnh tay quất lúa, có cái kêu như trống đánh, có cái réo như khóc than thật tội nghiệp .. Chiếc quạt thùng tách lúa lép , kêu kèn kẹt như tiếng còi khoan nhặc, nhanh chậm tùy người quay hay vì quá tải .. Những chiếc quạt nan cũng căng mình phành phạch như dàn ra trống vì đôi tay rắn chắc, của các anh thợ gặt cường tráng, Mọi ân thanh như dàn nhạc hòa tấu, cho những câu đẩy đưa giao lưu tình cảm bằng ca dao, tục ngữ. Của một giọng nam

  Hỡi em cô gái miền xuôi

 Tư cung hạ bạn cho tui theo cùng 

Giọng nữ hạ bạn

“ Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo

 Nếu anh đối được dẫu nghèo em vẫn ưng ” 

 Anh trai Phước hải chẳng kém

“ Chim vàng lông đậu dựa vồng lang 

 Đây anh đối được cận nghèo em có ưng ” 

Anh tiếp 

“ Chừng nào Trường úc hết vôi 

Thì anh mới hết đứng ngồi cùng em ..

“ Đến đây thì ở lại đây

 Chừng nào rễ mọc nên cây thì về 

“ Bội về bội có nhớ ta .. 

Bội về ta nhớ ..'mo ..cà' bội mang ” 

 Cô nàng hạ bạn

“ Gò bồi có nước nắm thơm .

 Ai kia có nhớ cá tôm Gò bồi .

 " Ai về nhắn với nội nguồn.

 Măng le gởi xuống cá chuồng ... gởi lên ... ” 

 Và hình như mọi người, cũng vừa ngừng nghe, tiếng trống miệng hát bội, của ba tôi bum, bum, bùm..bùm ..bùm, hòa tiếng nhạc ngoài sân, sau khi dức một phân khúc hát bội TẠ ÔN ĐÌNH ru em Phụng, khóc đòi sữa, mà mẹ tôi đang bận ngoài sân.

 Cả sân gần như ngừng việc vỗ tay tán thưởng rào, rào.., bốp, bốp.. 

 

 Những pha tỏ tình của các đội, nam thanh ở hạ bạn cùng nữ tú địa phương, hoặc ngược lại hợp với  những ân thanh trong họat cảnh tạo thành  nhạc giao duyên tình tứ ... quên đi mọi nhọc nhằn .... 

 Trời chưa kịp tối cha tôi đem 2 cây đèn 'măng sông' đang rực sáng, treo ở 2 cột ở giữa sân, tạo thêm ánh sáng, mặc dù hôm nay trăng rằm tháng 3, đã sáng vằng vặc ... làm rạng sáng, minh chứng tình cảm chân thành, của hai bên vừa bén nụ, mà mọi người có mặt chứng duyên ... 

 Chị tôi bưng mâm cốm dẹp, đã làm từ lúa nếp non, lúc còn xanh hạt, mời những ai đang tạm nghỉ tay, thưởng thức, hóp ngụm trà vối xanh, cắn cụp tán đường -đường tán: đặt sản xóm Đường Nam Phước An- ngọt lịm đặt sản nơi này 

 Rồi cũng đến lúc mẹ và chị tôi phải vào việc , cầm cây gạt vuông lúa, cha tôi cầm than, vạch lên vách theo mỗi tiếng hô, của mẹ hoặc chị tôi, khi mỗi một thợ gặt bưng đổ vuông lúa về phía sân chủ nhà. 

 Trời càng về khuya, mát dịu, đống lúa hột mỗi lúc một cao dần, cụm 5 vạch than, cũng dài thoàng ... Những người thợ gặt giỏi, họ lại là những người xong việc muộn, càng muộn lại càng nhiều lúa, họ uể oải bưng vuông lúa đổ lên cao hết nổi, họ dành đổ chài ra đến nửa sân, dù vậy mẹ tôi vẫn vui vẻ cho thêm vài giạ lúa vào đống lúa công của họ ...   

 

 Trong niềm vui được mùa. Chị tôi bưng ra mười mọi người, cùng xúm nhau thưởng thức, những rổ khai mì gòn, nóng hổi, mướt rượt vì nước cốt dừa ... chấm với muối vừng, vào miệng béo ngậy , tan chảy .. ngọt lịm ... hớp ngụm trà vối xanh giải lao .. quên nỗi nhọc nhằn, sớm phục hồi năng lượng …

 Mọi người hoan hỉ chuyện đông, chuyện tây, rồi hẹn gặp mùa sau. 

  Cha tôi cùng vài cô chú láng giềng vừa đến, đàn, hát tiếp tục những phân khúc hát bội, được truyền thụ từ bầu Thơm. Ông bầu hát bội nổi tiếng ở Dương an, từng đen gánh Hát bộ Bình định lưu diễn khắp nơi .

Gia Phả LÊ LỢI ---> LÊ VĂN LIÊM
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LÊ LỢI ---> LÊ VĂN LIÊM.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LÊ LỢI ---> LÊ VĂN LIÊM
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.