GIA

PHẢ

TỘC

Trần
Phước
(陳

-
富霑)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: Trần Hấp
Đời thứ: 2
Người trong gia đình
Tên Trần Lý
Tên thường Trần Hoằng Nghi
Tên Tự
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Tổ Trần Lý là cháu nội đích tôn của tổ Trần Quốc Kinh và là con trai trưởng của tổ Trần Hấp, vợ là người họ Tô thuộc dòng dõi Tô Hiến Thành (không nói rõ tên ba).

Tổ Trần Lý vốn người làng Tức Mạc, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định, chuyên sống bằng nghề chài lưới, có đoàn thuyền đánh cá lớn, lại có thêm buôn bán cá, mắm… mà trở nên giàu có, trong nhà có hàng trăm gia nô phục dịch; trên đường đi làm ăn đã đến vùng Lữ Gia, làng Hải ấp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nơi giáp ranh giữa con sông Nhị Hà và sông Hải Triều, là vùng đất trù phú, rồi định cư tại đó.
Lúc bấy giờ cơ đồ Triều Lý đang suy đồi đổ nát, nội chiến xảy ra, Vua Lý Cao Tông không còn khả năng điều hành đất nước, thậm chí không điều hành nỗi mọi hoạt động của Triều đình, Hoàng tộc hoang mang… Vua nghe theo lời phỉnh nịnh của kẻ gian thần đã giết hại công thần Phạm Bỉnh Di, người từng có công đi dẹp loạn; nên bị bộ tướng của Phạm Bỉnh Di là Quách Bốc đem quân đến đánh phá thành Thăng Long hòng cứu chủ tướng của mình. Vua Lý Cao Tông hoảng sợ đem gia quyến chạy lên Tam Nông - Phú Thọ; còn Hoàng tử nhà Lý: Hạo Sảm thì chạy về Hải ấp làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình lánh nạn. Biết con gái của ông Trần Lý là Trần Thị Dung, xinh đẹp, Hoàng tử Sảm bèn cậy ông Tô Trung Tự là em vợ của ông Trần Lý làm mai mối để cưới Trần Thị Dung làm vợ.
Khi đã cưới được Trần Thị Dung, Hoàng tử Sảm liền phong cho ông Trần Lý tước Minh Tự. Bắt đầu từ đấy (năm Kỷ Tỵ - 1209), gia đình ông Trần Lý tham gia chính sự .

Trong các Gia Phả chi họ Tộc Trần ở vùng Diễn Châu có ghi lại câu chuyện:
“Nhân cứu vớt được thầy địa lý đang trôi giữa dòng sông, Ông Trần Quốc Kinh đem về lo thuốc thang săn sóc. Khi sức khỏe được hồi phục, người thầy địa lý ấy đã đi tìm và tặng cho ân nhân của mình một ngôi huyệt mộ, khi qua đời an táng xuống đấy thì con cháu các đời sau sẽ phát thành đế vương…”
Quả nhiên như vậy, đến đời Ông Trần Lý cháu nội Ông Trần Quốc Kinh bắt đầu tham gia chính sự của Triều đình nhà Lý và dần dựng xây nên cơ nghiệp cho nhà Trần…”

Năm Canh Ngọ (1210), Ông Trần Lý đã cùng các người con, cháu của mình chiêu tập hương binh đem đi đánh dẹp loạn Quách Bốc. Tháng 3 năm ấy, Ông Trần Lý đã chết trong trận chiến đấu này. Người con trưởng của ông Trần Lý là Trần Tự Khánh thay cha cầm quân giúp Hoàng tử Sảm khôi phục Kinh thành; rồi lên Tam Nông, Phú Thọ rước vua Lý Cao Tông về cung. Năm sau (1211) vua Lý Cao Tông qua đời, Lý Hạo Sảm lên ngôi thay Vua Cha, lấy hiệu là Lý Huệ Tông và phong cho Trần Tự Khánh làm Lưu Thuận Bá, qua năm sau nữa (1212) lại tiếp phong cho Trần Tự Khánh làm Chương Thành Hầu (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản kỷ, quyển 4 tờ 26a).
Tháng chạp năm Bính Tý (1216) đến lượt em trai của Trần Tự Khánh là Trần Thừa được Triều đình nhà Lý phong làm Nội Thị Phán Thủ. Tháng Chạp năm Quý Mùi (1223) Trần Tự Khánh qua đời, được Vua nhà Lý truy phong “Kiến Quốc Đại Vương” và phong cho Ông Trần Thừa làm “Phụ Quốc Thái úy”, (trang 69, “Danh Tướng Việt Nam”).
Năm sau, năm Giáp Thân (1224) Vua Lý Huệ Tông giao cho người em họ của bà Hoàng hậu Trần Thị Dung là Trần thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ, cầm đầu tất cả quân cấm vệ của Triều đình. Xét về mặt trật tự thứ bậc, đó chưa phải một chức quan có hàm tước cao nhất, nhưng trong thực tế thời loạn lúc bấy giờ, đó là chức có quyền uy mạnh mẻ hơn cả (trang 70 “Danh Tướng Việt Nam”).
Tổ Trần Lý và bà vợ người họ Tô (không rõ tên) đã sinh hạ:
- Trần Tự Khánh sinh năm 1175, mất 1223, hưởng thọ 48 tuổi.
- Trần Thừa sinh năm 1184
- Trần Thị Dung sinh năm 1195
Và theo sơ lược lịch sử tộc Đặng Việt Nam, gộc tộc Trần: ông Trần Lý còn có người con gái út, em bà Trần Thị Dung là Trần Thị Tam Nương và cũng có gia phả nói tổ Trần Lý còn có người con trai thứ ba nữa là Trần Lễ.
(Lược trích trong sách “Các Triều đại Việt Nam” trang 82, 84, 94, 95, 96 và trong “Danh Tướng Việt Nam” các trang 68, 69, 70, và 87; Sơ lược lịch sử tộc Đặng Việt Nam gốc tộc Trần; gia phả Trần tộc Nguyên Thiên Nghệ Tĩnh trang 52).

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình

Các anh em, dâu rể: Không có anh em
Con cái:
       Trần Tự Khánh
       Trần Thừa
       Trần Thị Dung
       Trần Thị Tam Nương
       Trần Lễ
Gia Phả; Trần Phước (陳 福 - 富霑)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Trần Phước (陳 福 - 富霑).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Trần Phước (陳 福 - 富霑)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.