GIA

PHẢ

TỘC

HỌ
ĐỖ
TẠO
SỸ
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: ĐỖ HUY TÚC
Đời thứ: 13
Người trong gia đình
Tên ĐỖ HUY RỪA (Nam)
Tên thường Đỗ Huy Rưà
Tên Tự Đỗ Huy Rưà
Là con thứ 2
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Đời thứ 14 - 120 Ông Đỗ Huy Rưà con thứ 2 Ông Đỗ Huy Túc sinh năm Nhâm Tuất 1922, Trung đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng đầu tiên tiểu đoàn 307 , hy sinh ngày 8 tháng 6 năm 1949 tại xã Sài Tư, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang., được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hung lực lượng vũ trang;Còn nhỏ ông rất chăm chỉ, thông minh và có chí khí , năm 18 tuổi ông theo anh em bên ngoại, sang làm ăn sinh sống tại nước Lào vào năm 1940, từ đó ông được giác ngộ và tham gia cách mạng.Vào năm 1946 Thực dân Pháp đánh chiếm phân khu Mường Sình (căn cứ cách mạng của cách mạng Việt Nam và Lào), ông cùng cán bộ cách mạng Việt Nam vượt sông Mê Công sang Thái Lan, ở đó có cơ sở của cách mạng Việt Nam, mua vũ khí và trang bị tổ chức thành lập đoàn chiến sỹ Hải ngoại, đặt tên là chi đội Trần Phú, ông là chi đội phó. Sau đó vượt sông Mê Công qua Cam Phu Chia về Nam Bộ hoạt động. Trở về nước chi đội Hải ngoại Trần Phú đổi thành trung đoàn 109, nhưng ông Đỗ Huy Rừa lại được điều về làm trung đoàn phó trung đoàn 99 đóng ở Bến Tre.Do chiến trường phát triển, khu 8 cần có một tiểu đoàn tập trung cơ động, trang bị mạnh đủ sức đánh những trận tiêu diệt, dìu dắt bộ đội địa phương và dân quân du kích, Quân khu 8 quyết định thành lập mọt tiểu đoàn lấy tên là tiểu đoàn 307.Lễ thành lập tiểu đoàn tại vùng căn cứ kháng chiến Giồng Luông thuộc xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.Để tăng cường sự lãnh đạo và chỉ huy tiểu đoàn chủ lực của Quân khu. Quân khu đã cử ông Đỗ Huy Rừa là trung đoàn phó trung 99 về trực tiếp làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 307.Trong buổi lễ xuất quân trọng thể dưới sự chủ trì của Quân khu trưởng Quân khu 8 và đông đảo nhân dân huyện Thạnh Phú và các huyện lân cận tham dự. Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa đã thay mặt cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn trịnh trọng phát biểu quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "Nguyện một lòng gìn giữ non sông" tiểu đoàn trưởng vừa dứt lời hai tiếng "Quyết tâm" được cả tiểu đoàn đồng thanh hô lên vang dội dục giã đoàn quân chân đất, đầu trần đều nhịp hùng dũng diễu qua lễ đài giữu tiếng hoan hô nhiệt liệt của nhân dân.Năm 1949 âm mưu của địch mở cuộc càn quét lớn vào Đồng Tháp Mười, chằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến Nam Bộ như: UBKCHC Nam Bộ, Bộ Tư Lệnh Nam Bộ, Bộ Tư Lệnh Quân khu 8, triệt phá cơ sở vật chất hậu cần và tiêu diệt tiểu đoàn chủ lực Quân khu 8, tiểu đoàn 307.Ngày 01 tháng 06 năm 1949 địch huy động 4.000 quân đa số là Âu Phi cùng 700 lính dù, 300 xe lội nước do tên đại tá: Fanl Connien chỉ huy đánh Đồng Tháp Mười.Tiểu đoàn 307 do ông Đỗ Huy Rừa chỉ huy được lệnh đánh địch càn quét, đến ngày 8 tháng 06 năm 1949 địch đã bị tiêu hao nặng, chúng tìm cách rút chạy ra đường số 4 (nay là quốc lộ 1). Khi địch rút chạy đến Sài Tư gặp đại đội 931 thuộc tiểu đoàn 307 chặn đánh. Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa lúc cũng có mặt tại đại đội 931. Tình hình chiến sự diễn ra rất ác liệt, anh em đại đội 931 khuyên tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa lui về phía sau, nhưng ông nói: "Tôi quyết cùng các đồng chí tử chiến với địch phen này", câu của tiểu đoàn trưởng làm tăng sức chiến đấu cho bộ đội. Ta và địch đánh nhau giáp lá cà, khẩu đại liên 717 nổ súng đến đỏ nòng mà xe lội nước của địch vẫn cứ liều mạng lao vào bờ rạch tìm đường thoát chạy ra lộ 4. Ta đã diệt gần 1 đại đội địch nhưng bên ta cũng hy sinh 20 đồng chí trong đó có tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa. Vào năm 1984 phần mộ của ông Đỗ Huy Rừa đã được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang và ông Đỗ Huy Bàng là em ruột đem về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Tiền Giang.Hiện nay trong nhà bảo tàng lịch sử Quân khu 9, có trình bày chiến công của tiểu đoàn 307, có treo ảnh ông Đỗ Huy Rừa, tên tuổi của ông như gắn liền với chiến công lừng lẫy của tiểu đoàn 307. Trong cuốn lịch sử của tiểu đoàn 307 (1948 - 1954 ảnh ông Đỗ Huy Rừa được in trang trọng trên trang nhất của cuốn sử như dẫn dắt tiểu đoàn lập chiến công vang dội.Tại xã Đại Điền, huyện Thanh Phú, tỉnh Bến Tre ngày nay được nhân dân dựng tượng bia kỷ niệm buổi xuất quân của tiểu đoàn 307 năm ấy và đặt tên trường tiểu học của xã là trường Đỗ Huy Rừa, để tỏ lòng thành kính và biết ơn của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với tiểu đoàn và người tiểu đoàn trưởng trung với nước, hiếu với dân.Anh Thành (tên Việt Nam), người Nga tên là: Platon Ale xandrovich bị Pháp bắt làm tù binh trong đại chiến thứ 2 và bổ sung vào đội quân Lê Dương của Pháp và bị đẩy vào tham chiến trong cuộc chiến tranh của Pháp xâm lược Việt Nam, anh Thành đã trở về với cách mạng Việt Nam và được bổ xung làm trung đội phó thuộc tiểu đoàn 307, anh Thành có vợ người Bến Tre và có 1 con gái, được cử sang học tại trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội (khoa Việt Văn). Sau hòa bình lập lại 1954 anh Thành được Nhà nước ta cho trở về Nga, năm 1988 anh sang Việt Nam thăm chiến trường cũ của tiểu đoàn 307 và tìm đến tưởng niệm người chỉ huy của mình thắp nhang trước bàn thờ ông Đỗ Huy Rừa thờ tại nhà em ruột là Đỗ Huy Bàng (số nhà 359/8 Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh).Hàng năm các cán bộ của tiểu đoàn 307 vẫn họp mặt truyền thống, các chiến sỹ nay đã ngoài 60, 70 tuổi mỗi lần họp mặt vẫn nhắc nhớ đến người tiểu đoàn trưởng của mình là Đỗ Huy Rừa một cách thân thương và không khỏi bùi ngùi thương tiếc.Ông Đỗ Huy Rừa một người con trong dòng họ đã giữ vững và phát huy truyền thống của tổ tiên, những sỹ phu yêu nước thương dân làm rạng rỡ dòng họ Đỗ thật xứng đáng là tấm gương cho con cháu noi theo.(Ông Đỗ Huy Trường, đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam nghỉ hưu tại Sài Gòn sư tầm và ghi chép)

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình

Các anh em, dâu rể:
   ĐỖ HUY NƯA
   ĐỖ HUY BÀNG
   ĐỖ THỊ HỒI
   ĐỖ HUY MAI
Con cái: Không rõ
Gia Phả; HỌ ĐỖ TẠO SỸ
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc HỌ ĐỖ TẠO SỸ.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc HỌ ĐỖ TẠO SỸ
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.