GIA

PHẢ

TỘC

PHÙNG
GIÁP
PHÙNG
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ

 


Phùng là một họ của người châu Á. Họ này xuất hiện ở Việt Nam; khá phổ biến ở Trung Quốc (Hán tự: 馮, bính âm: Feng) và cũng có mặt ở Triều Tiên với số lượng rất ít (Hangul: 풍, Romaja quốc ngữ: Pung).


 


Người Việt Nam họ Phùng nổi tiếng:


 


Phùng Hưng, lãnh tụ khởi nghĩa thời nhà Đường, được tôn là Bố cái đại vương
Phùng Khắc Khoan, đại thần thời Hậu Lê, được mệnh danh là Trạng Bùng
Phùng Tá Chu, quan đại thần Nhà Trần
Phùng Sỹ Chu, công thần Nhà Trần
Phùng Tá Thang, công thần Nhà Trần
Phùng Phúc Kiều, đô đốc thượng tướng quân thời Hậu Lê, người có công khai phá vùng biển Cửa Lò, Nghệ An
Phùng Lộc Hộ, đô thống Đại Vương, có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh giặc Nguyên Mông vào thế kỷ 12.
Phùng Quang Lộc, danh tướng của Lê Lợi
Phùng Thế Tài, thượng tướng, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
Phùng Văn Tửu, phó chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Phùng Quang Thanh, đại tướng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Phùng Văn Cung, bác sĩ, phó chủ tịch kiêm bộ trưởng bộ nội vụ của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Phùng Đình Ấm, thiếu tướng, phó tư lệnh Mặt trận 479 - Chiến trường K, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đức
Phùng Quang Bích (Nguyễn Quang Bích), thiếu tướng, phó tư lệnh quân chủng PKKQ, phó tư lệnh Đường Trường Sơn
Phùng Hữu Phú, giáo sư tiến sĩ sử học, phó trưởng ban tuyên giáo trung ương ĐCSVN
Phùng Quán, nhà thơ, nhà văn Việt Nam, tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.
Phùng Cung, nhà thơ, nhà văn của phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm; tác giả Con ngựa già của Chúa Trịnh
Phùng Thị Cúc (Điềm Phùng Thị), nhà điêu khắc, viện sĩ viện hàn lâm khoa học văn học và nghệ thuật Pháp
Phùng Tất Đắc (Lãng Nhân), nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với tác phẩm: Giai thoại làng Nho...
Phùng Văn Tửu (nhà văn), Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Văn học, Nhà Nghiên cứu, Phê bình, Lý luận Văn học
Phùng Phu, tiến sĩ, kiến trúc sư, giám đốc trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế
Phùng Sơn, họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Nguyên - Kon Tum
Phùng Xuân Nhạ, phó giáo sư tiến sĩ, hiệu trưởng trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
Phùng Ngọc Hùng, nhà thơ, nhà văn thiếu nhi, thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam
Phùng Văn Khầu, đại tá pháo binh, anh hùng quân đội, người hùng chống tham nhũng
Phùng Khắc Đăng, trung tướng, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, phó chủ tịch Hội CCB Việt Nam ,Trưởng Ban liên lạc lâm thời dòng họ Phùng từ năm 2010, Tel 0913238490
Phùng Khắc Bắc, nhà thơ, nhà văn; tác giả tập thơ: Một chấm xanh
Phùng Đình Thảo, thiếu tướng, chính ủy Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, phó cục trưởng Cục Tổ chức TCCT QĐNDVN
Phùng Bá Thường, thiếu tướng, sư đoàn trưởng sư 10, hiệu trưởng trường sĩ quan hậu cần
Phùng Thế Quảng, thiếu tướng, cục trưởng cục kinh tế bộ quốc phòng; phó giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Phùng Thiên Tân, đại tá, nhà thơ, nhà văn, thuộc lực lượng ANND VN
Phùng Thanh Kiểm, bí thư tỉnh ủy Lạng Sơn, Việt Nam
Phùng Căn, thiếu tướng, phó trưởng khoa chiến thuật, Học viện Quốc phòng
Phùng Truyền, thiếu tướng, phó tư lệnh về chính trị Binh chủng Đặc công, Quân đội Nhân dân Việt Nam
Phùng Quý Nhâm, PGS TS, Nhà nghiên cứu phê bình Văn học
Phùng Quang Nhượng, Nhà nghiên cứu Thông tin Điện toán
Phùng Nguyệt Chí, tức Thượng tọa Thích Viên Thành, sư thầy trụ trì chùa Hương - Hà Tây; tác giả: Văn khấn nôm truyền thống
Phùng Thanh Quang, linh mục chánh sở nhà thờ chánh tòa Đà Lạt và nhà thờ Di Linh; tác giả: Lạc quan trên miền Thượng
Phùng Văn Đồng, giáo sư, tiến sỹ, nhà Vật lý lý thuyết, nhà Toán học.
Phùng Thị Lệ Lý, Nhà văn hải ngoại, tác giả cuốn sách nổi tiếng: Khi Đất Trời đảo lộn (When Heaven and Earth changed place)...
Phùng Tuấn Vũ, nhạc sĩ độc tấu guitar thùng nổi tiếng 
 


Họ Phùng ta có nguồn gốc từ Đường lâm - Sơn Tây - Hà Tây (nay là Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội) tính từ đời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (761 - 802). Sau khi mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. Phùng An nối nghiệp cha được hai năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm. Sau khi chính quyền rơi vào tay nhà Đường bọn quan quân nhà Đường liên tục truy sát những người trong gia tộc họ Phùng. Theo các dòng sông lớn dòng họ Phùng toả về các vùng núi, trung du, các vùng hạ lưu các con sông lớn nhỏ để lập nghiệp. Nhưng chủ yếu vẫn là ở các vùng như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương ... tập trung lớn nhất phải kể đến như dòng họ Phùng Quang ở Vĩnh Phúc, dòng họ Phùng Xuân thuộc hữu ngạn sông Bùi Chương Mỹ - Hà Tây, dòng họ Phùng Văn ở Ba Vì, Phùng Huy ở Thanh Hoá...


 


Cụ Phùng Văn Húc sinh thời làm nghề chài đáy trên các triền sông từ Lục Đầu Giang đến cửa sông Văn Úc, các con của cụ hầu hết đều nối nghề của cha, duy chỉ có cụ Phùng Văn Tuân, Phùng Văn Giộng và Phùng Văn Khoan là chuyển lên bờ làm nghề nông cấy lúa.


 


Cụ Phùng Văn Húc sinh được 12 người con, 05 trai và 07 gái. Phả tộc này chi ghi chép được 3 cụ ông là con trai của cụ Húc là cụ: Phùng Văn Tuân, Phùng Văn Giộng và Phùng Văn Khoan. Còn hai cụ nữa là cụ Phùng Văn Đức (cụ Lý Đức) và Phùng Văn Vệ (cụ chánh Vệ) và 7 người con gái của cụ Húc hiện nay chưa tìm thấy hậu duệ.


 


Cụ Húc khi mất được an táng tại đống Tâm làng Chắc Châu - xã An Châu - huyện Nam Sách, năm 1990 phần mộ của cụ đã được chuyển về an táng tại nghĩa trang Đồng Đỗ - thôn Nam Giàng - xã Thượng Đạt - huyện Nam Sách.


 

Gia Phả PHÙNG GIÁP PHÙNG
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc PHÙNG GIÁP PHÙNG.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc PHÙNG GIÁP PHÙNG
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.