GIA

PHẢ

TỘC

HỌ

PHƯỚC
HIỆP
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
1. THỦY TỔ:
Họ Võ xã Phước Hiệp được tương truyền có Sơ tổ nguyên là lính của Triều đình nhà Nguyễn hoặc di dân tự do, theo ngài Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam. Như vậy, Thuỷ tổ hoặc ở miền Trung, hoặc ở miền Bắc chứ tuyệt đối không phải là người bản địa phía Nam.
2. SƠ TỔ (Đời thứ 1):
Ngài Sơ tổ hiện chưa rõ danh tánh, được truyền lại rằng có 3 người con trai, theo thứ tự:
• Võ Văn Xuân (con trai thứ hai - hoặc con cả theo cách gọi ở miền Bắc);
• Võ Văn Long (con trai thứ ba);
• Võ Văn Phụng (con trai thứ tư).
Ngài Sơ tổ lập nghiệp ở Bàu Trâm, ngày nay là ấp Tân Thạnh, xã Phú Hòa Đông (giáp với xã Trung An), huyện Củ Chi. Vào những năm 1960, khi bà ba Ngôn còn sống (Võ Thị Ngôn, con gái thứ ba của ông Võ Văn Ngưu, là cháu nội của ông Võ Văn Phụng), hàng năm bà vẫn thường xuyên đưa con cháu về Bàu Trâm để cúng giỗ, tảo mộ, nhờ đó mối liên hệ trong gia tộc vẫn còn giữ được. Sau năm 1975, bà ba Ngôn bị bệnh và mất năm 1977, mối liên hệ bị gián đọan từ đó. Tới nay vẫn chưa liên lạc được với họ Võ ở Bàu Trâm, nhất là mộ phần của ngài Sơ tổ và con ông Võ Văn Xuân cũng chưa được tìm thấy. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà nhóm biên sọan gia phả sẽ phải thực hiện trong thời gian sớm nhất.
• ÔNG VÕ VĂN XUÂN (Đời thứ 2 - Chi thứ 1):Lấy vợ và lập nghiệp ở Bàu Trâm cho tới lúc qua đời. Trong số những người con, có bà Võ Thị Vện sau này cũng về sống ở Phước Mỹ (nay là Phước Hiệp, Củ Chi), lấy chồng, sinh con và hậu duệ cũng còn ở Phước Hiệp tới ngày nay (sẽ đề cập chi tiết trong phần sau). Hiện nay gia phả của Chi thứ 1 chưa có. Nhóm biên soạn sẽ về Bàu Trâm để tìm hiểu và bổ sung gia phả của Chi thứ 1 này.
• ÔNG VÕ VĂN LONG (Đời thứ 2 - Chi thứ 2):Lấy vợ và lập nghiệp ở Bàu Tre, nay thuộc ấp Bàu Tre, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Trong số những người con, có bà Võ Thị Bộn là mẹ của ông Nguyễn Văn Kỷ (ông Út Kỷ); ông Út Kỷ là cha của các ông Nguyễn Văn Lý (Điện lực TP. HCM), ông Nguyễn Văn Châu (nguyên Giám đốc Sở Y tế TP. HCM). Hiện nay nhánh này vẫn sống ở ấp Bàu Tre. Hiện nay gia phả của Chi thứ 2 chưa có. Nhóm biên soạn sẽ liên hệ với các ông Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Châu để bổ sung phần này.
• ÔNG VÕ VĂN PHỤNG (Đời thứ 2 - Chi thứ 3):Lấy vợ và lập nghiệp ở Phước Mỹ, nay thuộc ấp Mũi Côn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Hậu duệ của ông Võ Văn Phụng chính là những người chấp bút cho cuốn Gia phả họ Võ xã Phước Hiệp này.Hiện nay, nhóm biên soạn giia phả chưa tìm được gốc tích, mồ mả của Sơ tổ và của ông Võ Văn Xuân, được cho là vẫn còn hậu duệ ở Bàu Trâm, Trung An, Củ Chi. Riêng nhánh của ông Võ Văn Phụng thì đã có dữ liệu tới đời thứ 8 (nếu xem ông Võ Văn Phụng là Đời thứ 2). Khi về lập nghiệp ở Phước Mỹ, ông Võ Văn Phụng có nghề làm lưỡi câu rất nổi tiếng. Nghề được truyền cho người con trai thứ 4 (ông Võ Văn Ngưu), con trai thứ 7 (ông Võ Văn Vô) và con trai út (ông Võ Văn Huấn). Tới đời ông Võ Văn Dưng (là con của ông Võ Văn Huấn) vẫn còn làm nghề câu.
CHI THỨ 3
Ông Bà
VÕ VĂN PHỤNG TRÀ THỊ HẠT(18XX – 1921)
(18XX – 1920)(25/05/1921 – TÂN DẬU) (29/05/1920 – CANH THÂN)

Ông Võ Văn Phụng là người con thứ tư trong gia đình họ Võ, phát tích từ Bàu Trâm, Trung An, tổng Long Tuy Hạ (Củ Chi), xin được gọi là Chi thứ 3 (Chi thứ 1: người anh thứ hai - ông Võ Văn Xuân; Chi thứ 2: người anh thứ ba - ông Võ Văn Long).Chưa rõ ông về vùng Phước Mỹ (nay là Phước Hiệp) lập nghiệp từ khi nào nhưng ông được dân trong vùng gọi là ông Cả Phụng và ông được biết là người có công dời ngôi đình Phước Mỹ từ Bến Đình (Xóm Đồng) về vị trí hiện nay (ấp Mũi Côn Tiểu, xã Phước Hiệp). Công đức của ông vẫn còn được ghi qua hai câu đối trong ngôi đình: TIỀN HIỀN KHAI KHẨN (ghi nhớ công ơn của vị Thành hoàng – ngài Nguyễn Văn Sử); HẬU HIỀN KHAI CƠ (ghi nhớ công lao của ông Cả Phụng – Võ Văn Phụng). Cũng chính nhờ công đức của ngài Võ Văn Phụng mà con cháu họ Võ từ xưa đến nay vẫn nối tiếp nhau tham gia trong ban tế lễ Đình Phước Hiệp (ban Hội Đình) hàng năm vào các ngày hội đình - từ 14 đến 16 tháng Chạp.Ông lấy vợ là bà Trà Thị Hạt, cũng là người ở Phước Mỹ (hậu duệ họ Trà vẫn còn tới ngày nay) và sinh được 11 người con (6 trai; 4 gái và 1 người chết nhỏ không rõ danh tính). Đất nhà của ông chính là đất mà con cháu của ông Võ Văn Huề (người con trai thứ mười của ông) đang ở ngày nay (nhà Ông bảy Phưng, ấp Mũi Côn Đại, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi). Đất ruộng được chia cho các người con trai: thứ tư, ông Võ Văn Ngưu; thứ năm, ông Võ Văn Xong; thứ bảy, ông Võ Văn Vô (Dô); thứ chin, ông Võ Văn Thậm; thứ mười, ông Võ Văn Huề. Riêng người con trai thứ mười một, ông Võ Văn Huấn, không được chia đất mà về sống ở bên vợ.Bà Trà Thị Hạt mất trong một tai nạn xe hơi khi đi xem lễ Quốc khánh Pháp ở Sài Gòn vào ngày 14/07/1920 (nhằm ngày 29/05 Canh Thân). Quá đau buồn với cái chết của vợ, ông ngã bệnh và một năm sau cũng mất, ngày 30/06/1921 (nhằm ngày 25/05 Tân Dậu). Mộ phần của ông bà được đặt ở khu mộ họ Võ trong nghĩa trang xã Phước Hiệp.Thứ CON DÂU/RỂ2 VÕ THỊ NGÂU NGUYỄN VĂN ĐẢNH3 (CHẾT NHỎ) 4 VÕ VĂN NGƯU NGUYỄN THỊ HUYNH5 VÕ VĂN XONG NGUYỄN THỊ BẢY6 VÕ THỊ LIẾC NGUYỄN VĂN NGUYÊN7 VÕ VĂN VÔ (DÔ) CAO THỊ TRUNG8 VÕ THỊ THÂM (CHƯA BIẾT)9 VÕ VĂN THẬM PHẠM THỊ THÀNG10 VÕ VĂN HUỀ LÊ THỊ GHE11 VÕ VĂN HUẤN VĂN THỊ XỬNG12 VÕ THỊ THẠI ĐỖ CHƠN ĐẨU
Gia Phả HỌ VÕ PHƯỚC HIỆP
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc HỌ VÕ PHƯỚC HIỆP.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc HỌ VÕ PHƯỚC HIỆP
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.