GIA

PHẢ

TỘC

Dòng
họ

Văn
-
Làng
Thủ
lệ
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ


CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC



 



-----o0o-----



 



DÒNG HỌ VŨ VĂN Ở THỦ LỆ HÀ NỘI



(1834 Giáp Ngọ, thời Nguyễn Minh Mạng
1820-1840)



 



THỜ TỔ



Tại nhà hậu duệ đời thứ V Chi C3 (Vũ Văn Thanh tổ 3 cụm 3
Phường Cống vị Ba đình Hà nội)



GIA PHẢ



Bộ gia phả của dòng họ Vũ Văn



Nội dung: Ghi chép lại quá trình tồn tại của gia đình từng
thành viên trong dòng họ, do các thành viên quản lý gia phả của dòng họ mình
cung cấp…



Là bộ dữ liệu có căn cứ để dựng thành:



CÂY PHẢ HỆ



của dòng họ, hoàn chỉnh theo thời đại” Một thế hệ” .Giúp cho
hậu duệ đời sau mỗi khi nhìn vào “Cây phả hệ” là thấy ngay vị trí của
mình tồn tại với dòng tộc càng thấy tự hào:



Vì vậy:



Các thành viên quản lý Gia
phả
riêng phải thấy rõ:



-        

tổ tiên của dòng họ



-        

hậu duệ đời sau.



Phải rất nghiêm túc việc ghi chép vào Gia phả riêng của mình
toàn bộ sự hình thành và phát triển của một gia đình trong xã hội:



 -        
Niên
đại



-        
Văn
hóa, chính trị.



-        
Chính
quyền xã hội



-        
Những
đặc điểm riêng thấy cần ghi chép lại cho đời sau.



Và không được quên: Vừa là nghĩa vụ, vừa là ý thức, cung cấp
tư liệu của mình ghi được cho “Bộ gia phả của dòng họ” do một thành viên của
dòng họ được giao nhiệm vụ thu thập để tổng hợp cho dòng họ và có nhiệm vụ
trọng đại: Vun đắp cho “Cây phả hệ” trường tồn.



 



Vì vậy:



-        
Mối
quan hệ giữa các thành viên Gia phả và Tộc phả phải gắn chặt



-        
Nếu
có sự thay đổi về địa chỉ của nhau phải được thông báo, tránh tình trạng mất
tin tức của nhau.



 



Những quy ước chung cần
được nghiêm túc thực hiện:



Vì lẽ:



-        
Bộ
Tộc phả chung cho dòng họ: Dữ liệu chung của từng gia đình.



-        
Gia
phả: Dữ liệu riêng của từng thành viên.



-        
Cây
phả hệ: Sự tổng hợp chung, bức tranh chung của dòng họ.



 



Các tài liệu này phải
được tồn tại cùng Dân tộc, cùng Đất nước.



Cho nên:



-        
Không
thể để thất lạc.



-        

thời gian nếu thấy mục nát phải chủ động sao chép lại.



-        
Phải
coi trọng bàn giao các tư liệu này để giữ vững có người kế tục.



-        
Do
phát sinh, phát triển thấy cần phải mở thêm Gia phả mới cho thành viên, tuy
nhiên vẫn phải giữ vững: Sao đúng cuốn của mình đang giữ thành quyển mới để ghi
chép cho các thành viên mới.



Chú ý: Giữ nguyên số thứ tự cũ



Ví dụ: Số Gia phả cũ có số thứ tự 14
nay mở thêm cho thành viên chưa có thì vẫn giữ số th
ứ tự 14 là gốc
và đánh số thứ tự tiếp là 14.1 hoặc 14.2, 14.3......



 



-        
Cố
gắng giữ vững việc cung cấp số liệu tăng giảm ở thời điểm cần thông báo.



-        
Người
giữ Gia phả giữ vững mối liên hệ thường năm.



-        
Người
phụ trách Tộc phả (Bản gốc của dòng họ) chủ động bằng mọi cách, mọi phương
tiện…. để thu thập dữ liệu để vun đắp cho Cây phả hệ trường tồn.



Việc trọng đại này do thành viên thế hệ thứ IV C
Vũ Văn Hùng đảm nhiệm, có địa chỉ số nhà 49 tổ 12 Thủ lệ 2 Phường Ngọc khánh –
Ba đình – Hà nội.



 



Đầu năm 2007 Bộ gia phả này được soạn lại thay cho các bản
gốc trước đây gồm có 25 quyển, được đánh số thứ tự từ 1 đến 25 và được chuyển
đến các thành viên trong dòng họ có danh sách và địa chỉ sau:



 



  



 



 



 







































































































































































Quyển số



Họ tên



Số TT



Địa chỉ



1



Vũ Văn Nhưng



IV C­­2



Số nhà 149 Phố Yên hòa Quận
Cầu giấy Hà nội



2



Vũ Văn Đoan



V C1



 



3



Vũ Văn Thành



V C2



Tổ 3 Cụm 3 Phường Cống vị
Quận Ba đình Hà nội



4



Vũ Văn Thanh



V C3



 



 



 



 



Tổ 3 Cụm 3 Phường Cống vị
Quận Ba đình Hà nội



5



Vũ Văn Dũng



V C7



Phòng 208 tổ 57 a TT Bộ
Thủy sản- Ngách 20 Đường Nguyễn Công Hoan Quận Ba đình Hà nội



6



Vũ Ngọc Doãn



V C 8



9A Đặng Trần Côn Quận Đống
đa Hà nội



7



Vũ Thế Dương



V C10



9A Đặng Trần Côn Quận Đống
đa Hà nội



8



Vũ Lãng Du



V C11



9A Đặng Trần Côn Quận Đống
đa Hà nội



9



Vũ Minh Hoàn



V C12



Số 20 Ngõ 69 Thụy khuê Quận
Tây hồ Hà nội



10



Vũ Mạnh Hùng



V C14



Ngõ An lạc Đường Phạm Ngũ
Lão TP Hồ Chí Minh



11



Vũ Mạnh Cường



V C15



36 Cửa đông Quận Hoàn kiếm
Hà nội



12



Vũ Mạnh Lợi



V C17



 



13



Vũ Mạnh Bình



V C18



36 Cửa đông Quận Hoàn kiếm
Hà nội



14



Vũ Văn Việt



V C19



42A/351 Lê Văn Sỹ TP Hồ Chí
Minh



15



Vũ Văn Dũng



V C24



Phường Gia Cẩm TP Việt trì



16



Vũ Nguyên Hòa



V C25



Thôn An phú Xã Nghĩa đô
Quận Cầu giấy Hà nội



17



Vũ Văn Yêm



IV C11



133 Phố Yên hòa Quận Cầu
giấy Hà nội



18



Vũ Quý



IV C 13



        Đường Đà nẵng TP Hải phòng



19



Vũ Văn Hùng



IV C15



49 Tổ 12 Thủ lệ 2 Phường
Ngọc khánh Quận Ba đình Hà nội



20



Vũ Mạnh Cường



V C31



10 Ngõ 24 Phan Văn Trường,
Cầu Giấy



21



Vũ Công Thắng



V C35



49 Tổ 12 Thủ lệ 2 Phường
Ngọc khánh Quận Ba đình Hà nội



22



Vũ Công Lân



V C36



Tổ 14 Thủ lệ 2 Phường Ngọc
khánh Quận Ba đình Hà nội



23



Vũ Công Long



V C37



Tổ 14 Thủ lệ 2 Phường Ngọc
khánh Quận Ba đình Hà nội



24



Vũ Văn Tạo



IV C23



Tổ 3 Cụm 3 Phường Cống Vị
Quận Ba đình Hà nội



25



Vũ Văn Tuyên



IV C24



Tổ 3 Cụm 3 Phường Cống Vị
Quận Ba đình Hà nội




Những việc cần xây dựng
ngay:



-        
Các
thành viên (25) sau khi nhận được quyển Gia phả của gia đình mình cần đọc kỹ toàn
bộ tư liệu để có ý thức đối với dòng họ của mình.



-        
Góp
ý kiến ngay những gì cần phải bổ xung, điều chỉnh lại.



-        
Gửi
cho thành viên quản lý quyển gốc “Tộc phả”.



-        
Đề
xuất những vấn đề thấy cần phải làm.



Trọng tâm:



-        
Làm
thế nào để giữ gìn mối liên hệ thường xuyên.



-        
Làm
thế nào để phục hồi ngày Giỗ tổ 25 tháng 10.



-        

nên tổ chức tập trung lễ Thanh minh hàng năm tại Yên Kỳ thăm viếng phần mộ của
Dòng họ.



-        
Nhà
thờ họ sau này lâu dài sẽ ra sao, các thành viên có suy nghĩ gì về nhà thờ của
họ mình?



 



Nếu quyển Tộc phả của dòng họ được ghi chép đầy đủ, cây Phả
hệ của dòng họ sẽ vô cùng sống động. Giúp cho con cháu đời sau hiểu biết cội
nguồn, gốc gác, Tổ tiên của dòng họ mình. Tự hào về truyền thống của dòng họ đã
gắn bó với quá trình phát triển không ngừng của Dân tộc ta, đất nước ta.



 



                                                Năm 2007

                                            Thành viên biên soạn

 



 



                                            Vũ Văn Thiệp



NƯỚC CÓ SỬ - NHÀ CÓ PHẢ



DÒNG
HỌ VŨ VĂN Ở THỦ LỆ - HÀ NỘI



 



Thủ lệ có di tích lịch sử: Đền Voi phục nơi thờ Hoàng
Tử Linh Lang thần Tây Trấn Thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà nội… trước
cách mạng tháng 8-1945 có các dòng họ: Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Nguyễn Hữu,
Nguyễn Trọng, Nguyễn Quốc, Nguyễn Xuân, Nguyễn Văn, Đào, Lưu, Phạm, Trần, Vũ
Văn, Vũ Như…



Theo cụ Vũ Văn Việt
thế hệ thứ III Họ Vũ truyền lại họ Vũ Văn có 3 chi: Chi Vũ Văn Sót, Vũ Văn Oản
là 2 chi trên, chi Vũ Văn Quân là chi dưới và trưởng Tộc là cụ Tồn. Không có
thừa kế, cụ Vũ Văn Mẫu (thế hệ thứ II) được giao thừa tự tại ngôi dương Cơ, nay
các thành viên Vũ Hải Thoại, Văn Tiệc, Văn Tạo, Văn Tuyến, Tuyên “ cháu cụ Mẫu
đang ở, dương cơ  này trước thuộc tổ 11
Thủ Lệ 2 Phường Ngọc Khánh, sau mở đường Đào Tấn thuộc cụm 3 – tổ 3 phường Cống
Vị - quận Ba đình… Cũng theo cụ Vũ Văn Việt truyền lại : không rõ nguyên nhân
  cụ Vũ Văn Thêm anh ruột cụ Mẫu lại
rước Tổ về thờ ở nhà mình: như vậy ngôi nhà thờ Tổ nơi ông Vũ Văn Quân ở chứ
không phải ông Vũ Văn Quân là Trưởng Tộc. Chỉ là trưởng một Chi và bây giờ nhà
này cũng bán rồi



NGÀY GIỖ TỔ: NGÀY 25 THÁNG 10



Thời gian dài: từ 2
cuộc kháng chiến chống Pháp – chống Mỹ dòng họ bị sơ tán, kể cả sau hoà bình
1955 việc thờ phụng bị sao nhãng, không tổ chức thường niên Giỗ tổ- đắc tội với Tiên – Tổ.



Truyền thống dòng họ: Nước
có Sử - nhà có Phả



Việc dựng lại Bộ Gia Phả cho từng gia đình là
việc làm cần thiết, hợp với đạo lý. Trước hết để nhớ lại cội nguồn, chắp nối
lại mối quan hệ dòng họ bấy lâu bị cách biệt để rồi tiến tới: Xây dựng dòng họ
ngày càng phát triển. Thường niên, tổ chức ngày Giỗ Tổ 25 tháng 10 kể cả việc
tập trung tiết Thanh minh cùng nhau thăm viếng phần mộ tiên tổ.



Quá trình sưu tầm, nghiên cứu đến năm
1984 dựng xong “Bộ Gia Phả của dòng họ” và được thông qua ngày Giỗ Tổ 25 – 10
năm Giáp Tỵ 1984.



Trước năm 1984 bắt
đầu sưu tầm tư liệu để dựng lại Bộ gia Phả cũng rất trăn trở, ngoài ý kiến cụ
Vũ Văn Việt (đã mất) không biết một điều gì khác, không có tư liệu của các thế
hệ trước, mà không dựng lại được Phả riêng cho từng gia đình thì mãi mãi không
bao giờ có Gia Phả: nhưng vẫn biết ngày trọng đại của dòng họ là: 25 tháng 10



Vì vậy: thống nhất:
biết đến đâu, dựng lại từ đó để có được Bộ Phả cho dòng họ, cho hậu duệ biết về
cội nguồn. Theo lời kể lại của các cụ và con cháu trong dòng họ, lúc bấy giờ
chỉ còn biết nhớ lại năm 1928 cụ Nguyễn Thị Con 94 tuổi mất, kể lại cụ ông mất
trước năm 51 tuổi. Tôi Vũ Văn Thiệp sinh năm 1915 gọi cụ Nguyễn Thị Con, Cụ tứ
đại “cho nên lấy tuổi cụ Nguyễn Thị Con 94 tuổi trừ năm mất 1928 là năm sinh
1834”



Thừa nhận 1834 là
phát sinh thế hệ thứ I là mốc Tiên Tổ
và gọi 3 chi là:



Chi A ông Vũ Văn Sót.



Chi B ông Vũ Văn Oản.



Chi C ông Vũ Văn
Quân.



Vì vậy bộ Gia Phả được
ghi lại từ đây: năm 1834 được tính là thế hệ thứ I và đến thế hệ th
ứ IV đã ghi lại được
những điều cần biết của từng gia đình qua sự cung cấp của các thành viên cao
tuổi và sự hiểu biết của bản thân: tập trung vào mặt: ý thức về tôn ty, trật
tự, nề nếp gia phong, mối quan hệ
dòng
họ, với làng xóm… ở các thành viên, ở các thế hệ thứ III là chính. Bộ Gia Phả
này của dòng họ được thông qua vào dịp Giỗ Tổ 25 tháng 10 năm Giáp Tý (1984)
tại nhà Cụ Vũ Văn Quân có cụ Vũ Văn Oản “chi B” 84 tuổi cao nhất.



Bộ Gia Phả được
thông qua năm 1984 tuy có ghi chép được lịch sử riêng của các thành viên thế hệ
IV về trước, nhưng cũng không nhiều và cũng chỉ là bộ sưu tập tư liệu riêng,
cách ghi chép khép kín ở từng trang giấy riêng, không phản ảnh tính phát triển
liên tục theo quy luật sinh tồn, tạo hóa và cũng đã qua 20 năm (1984-2006). Bộ
Gia Phả 1984 cũng được phân đến một số gia đình ở các chi để coi đó là Gia Phả của mình, để thường
xuyên ghi chép những điều cần ghi… Thế nhưng cũng chưa thấy chuyên biến, vẫn
chưa phục hồi được mối quan hệ dòng họ vốn có và rất nghiêm túc tính gia phong
ở thế hệ III và tính truyền thống: tổ chức ngày Giỗ Tổ 25-10 thường năm, vẫn
chưa được phục hồi… Nếu c
ứ tồn tại sao nhãng... sẽ càng xa nhau hơn. Nếu không vì hậu duệ, không vì con cháu của dòng họ
vẫn cứ phát triển theo quy luật… Nhưng cội nguồn từ đâu… con cháu của mình biết
tìm ở đâu?



Vì vậy: trách nhiệm
với hậu duệ, vì con cháu, vì gìn giữ cội nguồn, căn cứ theo tư liệu đã có trong
Bộ Phả 1984 dựng thành:



Cây Phả Hệ: nhìn ngay thấy gốc, cành, ngọn…



Giúp các thành viên
có cơ sở xác định rất dễ dàng vì trí của mình trong dòng họ một cách nhanh
chóng và để thấy rõ trách nhiệm rõ ràng danh sách tên mình gắn bó với dòng họ
có hệ thống, liên tục trên dưới và không thể cứ thờ ở cứ tách mình ra ngoài
dòng họ mãi, lẽ nào cứ cho là: chỉ biết có mình thôi, từ đâu có mình, không cần
biết.



Cây Phả hệ được dựng
theo hình tượng: Gốc là một, phát triển thành nhiều cảnh, nhiều chành, theo thứ
tự trên dưới, ngang hàng… trên khổ giấy vừa có chiều dài, chiều rộng… theo cách
thức Tờ gấp mở rộng: thấy rất rõ: Bản thống kê tổng hợp các danh sách tính từng
thành viên, từng chi nhánh riêng… trên dưới ngang hàng… từ phát sinh đến hiện
đại. (nếu được ghi chép đầy đủ) và thấy rất rõ: việc ghi chép vào Gia Phả là
truyền thống là có ý nghĩa trường tồn. Thông qua biểu thống kê càng thấy tính
gắn bó khăng khít của hệ thống dòng họ trong Dân tộc Việt Nam.



Từ Cây Phả Hệ lên biểu Thống kê
tổng hợp: thấy rất rõ:



-               
Tính trường tồn
của dòng họ theo quy luật sinh tồn là có cơ sở



-               
Sự gắn bó chặt
chẽ khăng khít trong nội tộc rất rõ tính liên tục







BIỂU THỐNG KÊ TÍNH ĐẾN NĂM 2006



Các ô để
trống là đương thời chưa kết thúc – chờ. Gạch x là không có



 



 












































































TT



Đặc điểm



Thế hệ thứ



 



 



I



II



III



IV



V



VI



VII



1



Thời
gian


-Năm
phát sinh


-Tuổi
sinh con


-Năm
kết thúc


-Thời
gian một thế hệ



 


1834


26


1885


51


 



 


1860


30


1932


72



 


1890


19


1981


91



 


1915


21



 


1941


35



 


1976


21



 


1999


 


 


 


 



2



-Thời
điểm sinh theo quy luật


 


-Thời
gian: năm


Số
lượng phát sinh - Nam 97:


                               - Nữ   51:


-Tổng
số lượng phát sinh 148


-Thành
viên còn tuổi sinh 37



1860-1863


3


1


x


1


x



1890-1913


23


2


1


3


x



1915-195843


8


6


14


x


 



1941-1992


51


25


18


43


x



1976-2001


25


39


26


65


16



1999


 


 


21


 


21


21


 



 


 


 


1


 


1


 



3



Thành
viên còn sinh thời: Nam
72


Đương
thời tính con Dâu 39


(Con gái đi
ở riêng không tính)


Cộng 111



x


 


x


 


x



x


 


x


 


x



x


 


1


 


1



14


 


13


 


27



36


 


25


 


61



21


 


 


 


21



1


 


 


 


1



4



Đặc
điểm riêng


-Liệt
sĩ chống pháp + Mỹ 2


-Nam
không có thừa kế 8


-Nữ
không xây dựng gia đình 7



 


x


x


x



 


x


x


1



 


x


x


1



 


1


8


3



 


1


 


2



 


x



 


x



5



Tuổi
Thọ cao nhất:            Nam


Dâu


(Nữ ở riêng không tính)    



 


51


94



 


72


94



 


69


91



 



 



 



 




 



Từ số liệu
thống kê chứng minh:



1.           
Sự trường
tồn:
phát sinh
năm 1834 chỉ là một thành viên, với thời gian 172 năm (1834-2006) thành 39 nam
+26 nữ = 65 (Chi C) từ thế hệ I đến năm 1999 phát triển thành thế hệ thứ VII:
sự phát triển nhanh từ 1, thành 2, 8, 25 đến năm 1976 thành 39 nam +26 nữ = 65
và ở thế hệ này thế hệ V vẫn còn 16 thành viên ở tuổi còn sinh, như vậy sang Thế hệ VI còn khả năng phát triển và cũng là
thời điểm phải thực hiện chủ trương kế hoạch hóa gia đình chỉ có 1,2 con. Khác
với trước có thành viên sinh 5,6 con…đương nhiên từ thế hệ VI số lượng thành
viên sẽ có sự chuyển hóa giảm dần nhưng số lượng thành viên
của dòng họ ta vẫn còn ở số liệu trên 30 là nam, vì thế hệ V còn 16 ở
tuổi sinh và là thế hệ đương thời. (Số
liệu để các thế hệ sau có căn cứ đánh giá).



2.           
Sự gắn bố
chặt chẽ của từng gia đình, từng chi khép kín ở các cách nhìn:



Cây Phả hệ phản ánh
theo hình tượng khép kín: trên -dưới-ngang dọc, cứ liên tục, liên tục bên cạnh
nhau, không hề tách rời, nếu thấy mất tính liên tục, hiểu ngay có sự cố: phải
tìm hiểu ngay.



-               
Lịch sử riêng,
trường đời của từng thành viên, từng gia đình, nếu được cung cấp để ghi lại đầy
đủ sẽ thấy bức tranh xã hội thu nhỏ rất phong phú, sinh động (bao gồm: trình độ
văn hóa, chính-trị chính quyền, xã hội, đặc điểm riêng của thành viên của gia
định, và cuối cùng lại được thấy quy tụ bên nhau ở nơi Vĩnh hằng ngàn thu
(Nghĩa Trang Yên Kỳ Sơn Tây) cách Hà nội 60 cây số đã quy tụ đến thời điểm này
có 24 phần mộ của dòng họ, và mỗi năm đến Tiết Thanh Minh đều tổ chức cùng nhau
thăm viếng Tổ tiên…sao mà thiêng liêng, gắn bó đến thế… dù sao những ngày này
vẫn không sao nhãng



 



Từ Cây Phả hệ này, khẳng định tính
trường tồn của Dòng họ Vũ văn ở Thủ lệ xưa sẽ mãi mãi cùng tồn tại với dân tộc
Việt Nam ta và hậu duệ của dòng họ có biết được cội nguồn của mình hay không,
hậu duệ cũng sẽ thấy được sự phát triển mạnh mẽ của dòng họ, tính đa dạng vô
cùng phong phú của từng thành viên, sự cư trú đầu tiên chỉ tập trung ở Thủ lệ
thế rồi theo trào l
ưu và đặc điểm của đất nước đã lan
tỏa ra khắp mọi nơi từ Bắc chí Nam… là trên cơ sở: các thành viên các gia đình
thuộc các thế hệ tiếp theo…phải rất nghiêm túc, coi trọng là nghĩa vụ thiêng
liêng trong việc ghi chép sự việc, sự
phát sinh, tăng giảm
vào cuộn
Gia phả mình đang quản lý: và không được quên cung cấp sự ghi chép đó đến thành
viên quản lý Bộ Tộc Phả. Kể
cả việc ở thời đại khoa học phát triển, các thành viên phải sáng tạo việc lưu
trữ khoa học hơn, vì thời gian các tư liệu này sẽ mục nát phải có biện pháp
khoa học hơn để: sao chép từ Bản gốc để lưu lại cho hậu thế.



Không thể để thất lạc Bản gốc,”Tộc Phả”.



Quản lý gia Phả:



-               
Xác định rõ: Gia
Phả của từng gia đình riêng phải vĩnh viễn tồn tại: để ở nơi trang trọng nhất dễ
thấy và phải được lưu chuyển cho người thừa kế.



-               
Trên cơ sở từng
gia đình phải nghiêm túc việc ghi chép vào Gia Phả: lịch sử của gia đình mình
như: năm tháng sinh tồn, trình độ văn hóa, địa vị chính trị, hoàn cảnh xã hội,
những điều thấy cần để lưu lại cho con cháu mình biết… đồng thời cũng thông báo
những điều mới ghi chép vào Gia Phả của mình đến thành viên quản lý Bộ Tộc Phả
để vào Bộ gốc.



-               
Gia Phả của từng
gia đình có ghi: Chỗ ở của gia đình … mỗi khi thay đổi chỗ ở cũng phải thông
báo chỗ ở mới cho Người quản lý Tộc Phả để thay đổi ở bộ gốc và thành viên quản
lý Bộ Tộc Phả cũng phải thông báo đến từng gia đình nếu có thay đổi chỗ ở, bằng
mọi cách, vì giữ vững địa chỉ cùng gia đình là: ý thức gắn bó với cột nguồn hàng trăm năm sau (nếu vẫn còn giữ được
chỗ ở của nhau
).



-               
Bộ Gia Phả đợt
này (2007) gồm có 25 bộ, đánh số thứ tự ghi rõ ở ngoài bìa, kể cả chỗ ở… được
cung cấp đền từng gia đình và gia đình cũng biết người quản lý gia phả của từng
cuốn là ai, và thành viên đảm nhiệm quản lý Bộ Tộc Phả là Bộ Gốc là:



Thành viên quản lý Bộ
Tộc Phả của Dòng họ, đây là Bộ Gốc phải hết sức coi trọng việc bảo tồn nguyên
trạng cho hàng trăm năm sau: Khả năng chi còn số lượng Gia Phả quãng trên 30 bộ
và sẽ tản mạn khắp nơi-cùng có khả năng có thất lạc, nhưng làm sao Bộ
Gốc thì phải vẫn nguyên
.



Cho nên sau
này Khoa học tiến bộ, thời đại Internet phát triển…biện pháp lưu giữ lâu
dài…các thế hệ sau nên quan tâm: có biện pháp, nghĩa là không thể để mất Bộ Gốc. Lúc này theo số liệu ở Thế hệ V
là 39 nam và phát sinh sang thế hệ VI là 21 nam và vẫn còn ở Thế hệ V 16 thành
viên ở độ tuổi còn sinh sản nhưng đang phải nghiêm túc thực hiện Kế hoạch hóa
gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con khác với thế hệ trước có thành viên sinh 5, 6 con
trai không phải là ít, nhưng cũng có thành viên không có thừa kế (Thế hệ nào
cũng có) như vậy nhìn trước hàng vài trăm năm sau khả năng số thành viên của
Dòng họ: ở số lượng  trên 30 là có cơ sở, chứ
không thể bảo tồn số liệu 39 ở thế hệ thứ V. Vì vậy giữ được Gia Phả gồm được
đầy đủ, liên tục và cũng cung cấp số liệu cho Tộc Phả-Bộ Gốc thì hàng trăm năm
sau là vô cùng quan trọng vì lúc đó đọc thấy cội nguồn quả là vô cùng quý giá
cho nên phải giữ cho bằng được: và để chống mục nát, thất lạc, điều kiện cho
phép các thế hệ s
a bằng một biện pháp Bảo Tồn tư liệu
cho cõi nguồn điểm đặc biệt giữ nguyên số thứ tự của Gia Phả và mã số của từng
thành viên – Các mã số này là cơ sở để tìm ngược lại
sẽ có đủ căn cứ
thấy côi nguồn dù sau đó bao lâu cũng vẫn thấy… Vì vậy phải đề ra nhiều biện
pháp khoa học để bảo tồn tư liệu,



Bộ Gia Phả này được
chuyển đến Gia đình có tên, khi nhận được yêu cầu đọc kỹ: Để



1.           
Bổ sung vào số
liệu và những điều thấy cần phải hiệu chỉnh cho đúng thực tế mà gia đình mình
biết cụ thể.



2.           
 Phát biểu suy nghĩ của mình về các mặt:



-               
Làm thế nào để
giữ được mối quan hệ bình thường giữ Ngành mình, Chi mình và Dòng họ trước tình
hình cư trú tản mạn nhiều nơi.



3.           
Đặc biệt quan tâm
đến vấn đề vô cùng trọng đại Giỗ Tổ Họ-giỗ ở từng Chi-từng nhánh:



-               
Các gia đình hết
sức cố gắng: tập trung Giỗ các cụ Tam Đại.



-               
Làm thế nào để
phục hồi tổ chức Giỗ Tổ 25.10 thường năm?



-               
Hết sức cố gắng
để mỗi năm Dòng họ tổ chức tập trung một ngày.



Tiết Thanh minh hàng
năm cùng nhau về Yên Kỳ thăm viếng vì Tiên Tổ 1834.



Các gia đình có thể
tranh thủ những ngày nghỉ về trực tiếp phát biểu ý kiến của mình với người quản
lý Tộc Phả hoặc gửi thư qua bưu điện đường thư bảo đảm nếu ở các tỉnh xa Hà
nội.



Các gia đình còn ở
Thủ Lệ và xung quanh Thủ lệ nên chủ động gặp nhau để bàn những nội dung trên mà
chủ yếu:



Bàn việc Phục hồi: Tổ
chức ngày Gỗ Tổ 25.10 và tổ chức Thanh minh tập trung.



Mong rằng:



Sẽ nhận được nhiều ý kiến xây dựng để hàn gắn lại mối
quan hệ nội tộc đang bị cách biệt và đặc biệt việc đang bị sao nhãng:



 



Ngày Gỗ Tổ 25.10.



 



                                                                 
        



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
việt nam



Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



---------------o0o---------------



 



Làng Thủ Lệ - Đền Voi Phục



 



DÒNG HỌ: VŨ VĂN



 



Ngày giỗ Tổ: 25-10



 



 



Có 3 chi: A
- B – C “Các con cháu được biết và bắt đầu từ năm 1834”



 



 



Thế hệ thứ I



 



1834
– 1855: 51 năm: 1 Thành viên



 



Chi
A: “không biết”



Chi B: “Không biết”



Chi C: 1834-1885: 51 năm: 1 thành viên



1.    
Vũ Quý Công



1834 – 1885: thọ 51 mất 16-12 Phần mộ không biết



 Nguyễn Thị Con



1834-1928 Thọ 94 mất 28 -11 phần mộ Yên kỳ Sơn tây Khu
C16 số 173



Sinh hạ:  2 nam:
Văn Thêm, Văn Mẫu



   1 nữ: Thị
Thềm



 



 



 



 



Thế hệ thứ II



 



 



1860-1932: 72 năm: 2 nam + 1 nữ: 3 thành
viên



 



Chi A: “không biết”



Chi B: “Không biết”



Chi C: 1860 – 1932 :72 năm: 2 nam + 1 nữ
3 thành viên



1.Vũ Văn Thêm (I1)



1860 -1932: thọ 72
mất 03-03 phần mộ mất



Trần Thị Mảy



1861-1955 Thọ 94 mất
15-01 Phần mộ nghĩa trang Yên kỳ Sơn tây Khu C16 sổ 174



Sinh hạ: 5 nam: Văn Tân, Văn Giảng, Văn Tứ, Văn Việt,
Văn Mao



              1
nữ: Thị Bẻm



Các cụ đều là lao
động chủ yếu đi đánh dậm cua, tôm tép ở Đầm Hồ Thủ lệ và xung quanh, có lúc lên
cả Hồ Tây… Cụ có làm Hương tr
ưởng tương đương
Phó Lý… Cụ Bà rất thông thạo Kinh kệ: tụng niệm ở Đền Chùa.



Cụ ông mất năm 73
tuổi (1932) các con làm ma mới chúc dịch Hàng Tổng và dân làng, Mổ Bò – Tuần 49
mời Nhà Sư về lập Đàn làm chay linh đình. Đám tang các con đều đi giầy vải có
tất (Đại tang thường các con phải đi chân đất- dân làng cho là nhà giầu, sự
thật là con thư 2 bị tật ở chân muốn che dấu để không ai biết, thống nhất đều
mang giày vải có tất (giầy bata) Cụ Bà mất 1955 sau chống Pháp, các con đều đã
hồi cư.



Phần Mộ cụ ông Ký
táng ở cánh đồng Giảng võ, vì tản cư chống Pháp, lúc hồi cư thất lạc mất: Không
biết ai bốc mất.



2.Vũ văn Mẫu (I1)



1863-1930 thọ 67 mất
11.05



Trần Thị Côn.



1865-1934 thọ 69 mất
27.05



Sinh hạ: 3 nam: Văn Tất – Văn Muôn – Văn Cớ.



              5
nữ; Thị Bip, Thị Mẩu, Thị Tủm, Thị Tỉm, Thị Sậy
.



Là con thứ 2 cụ Thêm,
biết nghề thơ Ngõa (Thợ Nề) cụ được ăn thừa tự Ngói dương cơ của Cụ Tồn là Tr
ưởng Tộc không có kê tự, sau này cụ Vũ Văn Thêm là anh
ruột rước Tổ về nhà mình thờ (Theo lời cụ Vũ Văn Việt thế hệ III kể lại).



Sinh thời cụ là thợ
nề tay nghề giỏi, ở sàn nhà phía ngoài ráp Ngõ cụ tạo thành một Vườn cảnh rất
đẹp, diện tích độ 20m2 có cái ao rất nhỏ, giữa có hòn non bộ, xung
quanh trồng cây cảnh: Thìu lưu, doi, na, cây hoa các loại. trông rất vui mắt.



Phần mộ của 2 cụ Ký
táng ở cánh đồng Rạn Ấu, sau cải táng đưa xuống dốc Ngọn Ráp Núi Bò Vạn phúc hạ
sau này mở rộng bị thất lạc.



3. Thành viên nữ: Vũ Thị Thềm: Không
xây dựng gia đình riêng. Mất ngày 25.01.



Hết thế hệ
thứ II.



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



Thế hệ thứ III.



 



1890 - 1981:
9 Nam + 6 nữ = 15



Chi A:
Không biết



Chi B:
có 1 thành viên



1.           
Vũ Văn Mứt.



Chỉ biết cụ Vũ văn
Mứt tiếp nhận 2 anh em là Vũ văn Oản và Vũ văn Tăng người Thái bình gốc họ Tạ
về lập nghiệp cùng với gia đình cụ.



 



Chi C:



 1890-1981=91: 8 nam + 6 nữ=14 thành viên.



1. Vũ Văn Tân (II1)



1890-1955: thọ 65 mất
25.03 Phần Mộ Yên Kỳ Sơn Tây khu C16 số 175



Nguyễn Thị
Tân



1896-1980 Thọ 84 mất
22-02 Phần Mộ Yên Kỳ Sơn Tây khu Đ2 số 717



Sinh ha: 2 nam: Văn Quân-Ngọc Nhưng.



      4 nữ: Thị
Sợi, Thị Hội, Thị Quyên, Thị Dấu (con nuôi)



-               
Cụ là con trưởng
của Cụ Vũ văn Thêm (II1) đọc được Quốc Ngữ, có biết chữ Nho nhưng
không nhiều.



-               
Nhàn thân: Tính
chất anh Cả trong gia đình: Rất nghiêm túc, giữ gìn gia phong, Tôn ti trật tự
các em, con, cháu với nếp sinh hoạt rất nền nếp. Rất coi trọng vị trí người anh
Cả.



Cuộc sống của Cụ rất
khác thường: nửa năm đầu từ tháng giêng đến tháng 6 ở nhà đi câu quăng ở Đầm
Thủ lệ có hôm câu được con cá quả 2,3 cân. Hàng năm ai đến tháng 6 lên Sapa Lào
cai vào các Khách sạn Nhà Binh quân đội Pháp đi nghỉ mát làm nghề giặt là, hết
đợt nghỉ mát lại về, về đến nhà thường đã tối, các con, các cháu biết cụ về đều
phải đến chào cụ, năm nào cũng vậy. Cũng có đợt cụ lên ở hẳn cả năm ở Khách sạn
Phố Mới “gần Ga Phố Mới Lào Cai. Vào những năm 1940-1941 cụ đón ông Đỗ Thu
người thanh Hóa-Nga Sơn về ngồi dạy chữ Nho và Bốc thuốc tại nhà- Nhờ đó các
con trai (Quân, Nhưng, con gái: Quyên được học chữ Nho cũng chỉ gọi là biết
không nhiều).



Cụ là người rất có uy
tín trong Dòng họ, làng xóm rất kính nể, giao dịch rộng rãi. Những đợt ở Sapa
về, nhà cụ rất vui, đông khách xóm làng, kể cả trên làng Vạn Phúc Thượng đến
chơi đông đủ rất nhộn nhịp đông vui.



2.Vũ Văn Giảng (II1).



1892-1954-Thọ 62 mất
20-06 Phàn Mô Yên Kỳ Khu C16 số 176



Nguyễn Thị
Chử



1892-1975 thọ 86 mất
26.02 Phân Mô Yên Kỳ Khu B7 số 159.



Sinh hạ: 4 nam: Văn Doanh, Văn Tuấn, Văn Đạm, Văn
Thao.



              1
Nữ : Thị Nga.



Cụ là thành viên,
thành đạt nhất trong 5 anh em, khi ở Thủ lệ cùng làm nghề giặt là, cho quân đội
Pháp ở trại Cửa Đông, nhận quần áo từ Cửa Đông lúc 18h30, hôm sau giặt ở Đầm
Thủ Lệ, chiều đem trả và nhận tiếp. Cụ là gia đình rời Thủ lệ ra thuê nhà ở 36
phố Cửa Đông trước nhất và duy nhất lức bấy giờ vào năm 1930-1931. Mở hiệu giặt
là có biển hiệu Vũ Thành. Vài năm sau khá giả mua được ngôi nhà này của người
Tuyên Quang. Từ khi chuyển nhà ra Hà nội trở lên khá giả, nhà cửa rộng rãi lại
gần trại Cửa Đông, các em làm ở trong trại, từ đó vẫn thường ở nhờ ở đây. Thuận
tiện cho các con ăn học, một tốt nghiệp Trung học Phổ thông, 2 Đại học “tú tài,
cử nhân” và cũng rất quan tâm đến anh em, các cháu.



Mãi sau này mới biết
các cụ rời Thủ Lệ ra Hà nội là có nguyên nhân, vì ở hàng xóm có người mắc bệnh
phong, chính cụ cũng nhiễm bệnh nên rút ra Hà nội để chữa trị không muốn cho ai
biết cũng may chữa khỏi nhưng một chân bị tật nên đám tang mang giầy vải để che
lại không ai biết – việc cụ chuyển ra Hà nội - người trong gia đình cũng không
ai biết.



3.Vũ Văn Tứ (II1).



1896-1957 thọ 61 mất
16.08 phần mộ Yên Kỳ Khu C16 số 177



Đào Thị Sờ



1893-1954 thọ 61 mất
02.05 phần mộ Yên Kỳ khu C16 số 178



Sinh hạ: 4 nam: Văn Thiệp-Văn Dĩ-Văn Mơ-Văn Hiển



               3
nữ: Thị Kháng, Thị Thau, Thị Ba (Con nuôi).



- Biết đọc Quốc Ngữ,
chữ nho chỉ vọc vạch biết chi tiết, có làm hương trưởng vài năm. Cụ là người
quán xuyến chung, vì anh Cả anh Hai cùng vắng nhà đều vắng nhà, các em còn ít
tuổi. Có năm, em dâu (vợ cụ Việt) ốm ở một mình cụ đón về nhà mình, chăm sóc
tận tình (ốm liệt giường) lúc này cụ mới gần 40 tuổi.



- Cũng làm nghề giặt
là như mọi gia đình ở Thủ Lệ, cụ bà đi xe gạch thường từ gần Nhổn ra Hà nội, cụ
ông cũng có thời gian vài năm lúc ít tuổi làm phu xe kéo ở Hà nội.



- Ngoài ra cụ làm
nghề đánh cá ở đầm Thủ lệ: câu quăng, kéo nơm giây. Nơm giây là 1 tổ chức gồm
10 người: một sợi giây thừng dài chừng 30 mét, cử 1 mét buộc một đoạn giây độ
hơn 1m, dưới buộc hòn gạch, 2 người kéo 2 đầu đi dọc theo Đầm hồ, các sợi giây
có gạch nặng chìm xuống sát đáy theo hàng ngang kéo đi, cá chạy va vào các đoạn
giây, chúi đầu xuống bùn sủi tăm, người đi sau dùng Nơm úp cá, bỏ vào 1 cái giỏ
to đường kính gần 1 mét có 2 ống phao kéo theo, hễ vài lượt kéo, cá đầy giỏ,
về, chia nhau thật là vui. Có năm khi ra Đền Lễ Tết thấy cá sủi tăm các cụ về
lấy Rập ra úp được gần 1 gánh cá chép. Lao động thì cật lực thế nhưng cụ cũng
hay chơi sóc đĩa những tháng đầu năm, thành ra đôi lúc cũng có lủng củng kém
vui.



 



 



4.Vũ Văn Việt (II1)



1906-1975: Thọ 69
tuổi, mất ngày 02-10 Phần mộ tại cánh đồng làng Cót.



Hoàng Thị Chử



1906-1971: Thọ 65
tuổi, mất ngày 03-07 Phần mộ tại cánh đồng làng Cót.



Sinh hạ: 2 Nam: Văn Yêm - Văn Thu.



             
3 Nữ: Thị Tính- Thị Thìa- Thị Xuân



Cụ được học nghề gò
hàn thiếc nhưng dở dang không thành, là con thứ 4 của cụ Vũ Văn Thêm, tính tình
rất hồ hởi, rất coi trọng các anh, quan tâm đến các em, các con các cháu (vì
các cháu cũng chỉ kém cụ 6 đến 7 tuổi). Lúc trẻ cũng đi làm thuê tại trại lính
tây ở Cửa Đông, làm kéo quạt chạy bàn vì lúc này chưa có quạt máy, các phòng ăn
của quân đội Pháp có những bộ quạt bằng vải căng vào một cây gỗ to dài đến hơn
2m rộng độ 80cm, có cây dài đến cuối phòng vì vậy phải có người kéo trong khi
lính ngồi ăn. Lúc này cụ thứ 2 đã có nhà ở 36 Cửa đông cho nên đều ăn ở tại nhà
36 Cửa Đông sau này xây dựng gia đình mới chuyển về ở riêng. Cụ có 2 người vợ,
lần thứ nhất với cụ Nguyễn Thị Biên sau đó ly dị sinh hạ được 1 con gái đặt tên
là Thìn bị mất lúc độ 2,3 tuổi. Lần thứ 2 cùng cụ Hoàng Thị Chử: mấy năm đầu về
ở tại làng Thủ lệ có đưa nghề làm giấy vàng, nghề của làng Cót dậy cho các cháu
tại nhà cụ anh là cụ Vũ Văn Tứ nhưng chỉ được ít ngày rồi các cụ lại về làng
Cót và lập nghiệp tại đây.



Trước khi về làng Cót
có một thời gian (1937-1938) mở cửa hàng cho thuê xe đạp. Cho thuê xe đạp là
chính, mượn một người thợ về chữa xe. Thuê nhà tại ngã tư Cầu giấy phía ruộng
giáp Cầu giấy, chung với cụ Trần Văn Lũng thợ may sau này do sơ xuất bị cháy
hết mới thôi cửa hàng cho thuê xe đạp.



5.Vũ Văn Mao(II1)



1910- 1979. Thọ 69
tuổi, mất ngày 22-07 âm lịch. Phần mộ an táng tại Nghĩa trang Yên kỳ, Khu B7 số
mộ 230.



Nguyễn Thị
Lựu



1911- 2002 Thọ 91
tuổi, mất ngày 27-01 âm lịch. Phần mộ an táng tại Nghĩa trang Yên kỳ, Khu B7 số
mộ 341.



Sinh
hạ: 5 Nam:
Vũ Quý- Công Bình- Văn Hùng- Văn Nghĩa- Văn Lý



     3 Nữ: Thị
Sửu- Thị Lâm- Thị Mai.



Là thứ 5 con út của
gia đình: Giàu con út khó con út cho nên cụ được ưu ái, các anh các chị rất
quan tâm. Các cụ thân sinh luôn ở với cụ cho đến khi sắp mất mới về nhà con
trưởng. Gia đình đi tản cư cụ bà thân sinh cũng đi theo về được hơn một năm thì
cụ mất. Sau hòa bình các cụ cũng làm giặt là như các gia đình ở làng Thủ lệ. Cụ
biết đọc chữ quốc ngữ, hàng năm cũng theo các cụ anh đi lên Sapa Lào cai vào
các vụ mát trời từ tháng 5 đến tháng 10 lại về.



6.Vũ Văn Tất(II2)



Nguyễn Thị
Khói



Sinh hạ: 2 Nam: Văn Xê- Văn Ưng



              1
Nữ: Thị Mùi



Là trưởng Nam
của cụ Vũ Văn Mẫu, là thành viên bất hạnh nhất ở thế hệ thứ III trong 8 thành
viên. Thường năm theo cụ Vũ Văn Tân (II1) lên Sapa Lào cai chẳng may
một năm bị ốm mất tại Sapa.



Cụ bà theo làm xe
gạch ra thành phố năm đói 1945 cả 3 mẹ con là nạn nhân của nạn đói cùng một
ngày chỉ có con gái út sống sót.



7. Vũ Văn Muốn(II2)



Nguyễn Thị
Go.



Sinh hạ: 1 nam: Văn Tin



              2
Nữ: Thị Hược- Thị Ngọ



Thế chiến thế giới
thứ II 1939- 1945 cụ bị bắt đi “Lính không nghề ONS” cùng với cháu con chị ruột
là Nguyễn Đúc Nganh và người cùng làng là Nguyễn Kim Huy sang Pháp, cụ bị ốm
mất ở Pháp, phần mộ hiện ở Toulouse Pháp còn 2 người cùng đi được về. Cụ bà tần
tảo nuôi con thành đạt Vũ Văn Tin là nghệ nhân sơn mài.



8. Vũ Văn Có(II2)



1913-1964 Thọ 51
tuổi, mất ngày 24-02 âm lịch. Phần mộ tại nghĩa trang Yên kỳ Khu B11 số mộ 474



Nguyễn Thị
Nuôi



1921.



Sinh hạ: 5 Nam: Hải Thoại- Văn Tiệc- Văn Tạo- Văn
Tuyến- Văn Tuyên.



                          1 Nữ: Thị Thàng



Là con thứ 3 của cụ
Vũ Văn Mẫu lúc nhỏ lên sởi bị hỏng cả hai mắt theo học nghề bói toán Thầy Du
người Hạ yên quyết. Ngồi xem bói phía cửa đền trước đầm đối diện với cây đa to
ở cửa đền có tín nhiệm đông khách. Năm 1962 thành phố mở công viên mới về trong
làng ở như là hiện nay. Cụ được cụ Phả người hàng xóm ở cửa đền giúp đỡ rất tận
tình, xây dựng gia đình đem Nguyễn Thị Nuôi về giúp đỡ thành gia thất.



 



Thế hệ thứ III: Thành viên nữ có 6 người



1.           
Vũ Thị Bẻm -
Chồng người cùng làng là Vũ Như Vệ



2.           
Vũ Thị Bịp -
Chồng người làng Dịch vọng Trung: Tố



3.           
Vũ Thị Mẩu -
Chồng người cùng làng là Nguyễn Đức Giúp



4.           
Vũ Thị Tủm -
Chồng người cùng làng là Nguyễn Quốc Cử



5.           
Vũ Thị Tỉm -
Không có gia đình riêng, mất 13-08



6.           
Vũ Thị Sậy -
Chồng người cùng làng là Đào Văn Vộc



Hết thế hệ
thứ III



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



Thế hệ thứ IV



1884 Gồm 46 thành viên trong đó 28 nam
và 18 nữ



Chi A



1884-1982 = 98 năm: 1 Nam



1. Vũ Văn Sót



1884-1949: Thọ 65 tuổi. Mất
ngày 20-04



Sinh hạ 1 nam: 
Văn Bầu



Chi B



1901-1985 = 84 năm: 02 Nam



1. Vũ Văn Oản(III1)



1901-1985 Thọ 84 tuổi. Mất
ngày 16-01



 Trần Thị Sịch



1901-1974 Thọ 73 tuổi. Mất
02-05



            Nguyễn Thị Thước



1898-1970 Thọ 72 tuổi. Mất
23-06



Sinh hạ: 5 Nam:
Văn Nhu- Văn Nhì- Văn Lạp- Văn Hảo- Văn Nam



                3 Nữ: Thị Tỳ- Thị Von- Thị Tám.



2. Vũ Văn Tăng(III1)



1904-1984 Thọ 80 tuổi.



Nguyễn Thị Rện



Sinh hạ: 1 Nữ: Thị Cận



Hai cụ Vũ Văn Oản và Vũ Văn
Tăng người Thái bình họ Tạ về xây dựng với gia đình cụ Vũ Văn Mứt lập nghiệp ở
làng Thủ lệ cùng họ Vũ.



 



Chi C



(1915- Gồm có 43
người trong đó có 25 Nam và 18 nữ.)



1. Vũ Văn Quân (III1)



1920-1988 Thọ 68
tuổi. Mất ngày 15-01. Phần mộ tại nghĩa trang Yên kỳ khu A1C số mộ 48



Nguyễn Thị
Vàn



1921-1993 Thọ 72
tuổi. Mất ngày 28-09. Phần mộ tại nghĩa trang Yên kỳ khu D7 số mộ 246



Sinh hạ: 4 Nam: Văn Đoan- Văn Thành- Văn
Thanh- Anh Tuấn



               1 Nữ: Thị Văn



- Biết đọc biết viết
chữ quốc ngữ, biết chữ nho không nhiều



- Lao động chân tay



Là trưởng nam của cụ
Văn Văn Tân trưởng chi C. Cụ Tân rất nghiêm vì là chi trưởng. Nhưng đến đời cụ
Quân không bảo vệ được thế trưởng chi, yếu đuối nhất là những năm cuối đời vô
cùng vất vả.



2.Vũ Ngọc Nhưng(III1)



1922



Hoàng Thị Sự



Sinh hạ: 2 Nam: Công Hoan (Đời vợ trước)- Ngọc Hùng



              4 Nữ: Thị Hằng- Thị Hòa- Thị Hạnh- Thị
Hiền.



Chữ nho cũng khá
thông thạo, tham gia vệ quốc đoàn sớm sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, là Đảng
viên Đảng cộng sản. Kháng chiến chồng Pháp, chống Mỹ các chiến trường A, B. Là
cảm tử quân 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô, lúc về hưu quân hàm Trung tá.



Gia đình: Người vợ
trước là Trương Thị Nộm người làng Vạn phúc thượng, sinh được Vũ Công Hoan,
cùng bố tham gia kháng chiến chống Mỹ sau hy sinh năm 1968. Trong kháng chiến
chống Pháp bà Nộm bỏ đi lấy chồng khác. Vợ thứ 2 của ông Nhưng là bà Hoàng Thị
Sự người Hạ yên quyết (Cót) lúc về hưu ở Hạ yên quyết cho đến hết đời.



3.Vũ Văn Doanh(III2)



1917-2004 Thọ 87 tuổi
mất ngày 09-02



Nguyễn Thị
Thanh



1921-1993 Thọ 72 tuổi
mất ngày 28-11 Phần mộ tại nghĩa trang Yên kỳ, khu A3 số mộ 271



Sinh hạ: 5 Nam: Mạnh Dũng- Ngọc Doãn- Quốc
Duy- Thế D
ương- Lãng Du.



              4  
Nữ: Kim Dung- Diễm- Duyên- Diệp.



Trình độ văn hóa tốt
nghiệp phổ thông trung học (Thành trung)



Thời Pháp: Công chức
canh nông, sau hòa bình làm cán bộ sở Y tế Hà nội.



4. Vũ Anh Tuấn(III2)



1919-1965 Thọ 46 tuổi
mất 07-06



Đặng Thị Thúy



1921-1977 Thọ 56 tuổi
mất ngày 12-02 Phần mộ tại nghĩa trang Yên kỳ Khu Đ1 số 27.



Sinh hạ: 2 Nam: Minh Hoàn- Minh Phương



             1 Nữ: Hạnh Phúc



Trình độ văn hóa: Đỗ
Tú tài, sớm giác ngộ Cách mạng hoạt động bí mật từ những năm 1944. Đảng viên
Đảng công sản thời gian kháng chiến chống Pháp. Hoạt động cách mạng khu ATK Tân
trào, công tác tại văn phòng đồng chí Trường Chinh, lúc này có tên là Trần Duy.
Sau kháng chiến công tác tại tòa báo Nhân dân làm phóng viên thời sự quốc tế.
Năm 1965 bị mắc bệnh gan mất.



Khi công tác tại khu
ATK xây dựng gia đình cùng Đặng Thị Thủy người Hải phòng. Lúc làm ở báo nhân
dân có bí danh là Tân Phương.



5. Vũ Văn Đạm(III2)



1925-1997 Thọ 72 tuổi
mất ngày 22-11. Phần mộ tại nghĩa trang Yên kỳ khu Đ1 số mộ 158.



Lê Thị Phương



1930



Sinh hạ:5 Nam: Mạnh Hùng- Mạnh Cường- Mạnh
Thắng-Mạnh Lợi-Ngọc Bình



              
1 Nữ: Thị Hòa



Về văn hóa thì thiệt
thòi không được theo học cao vì có tật ở một tay do lúc sơ sinh bị bà Mụ vườn
đỡ đẻ làm hỏng. Cũng là viên chức cơ quan kinh tế nhà nước. Đảng viên Đảng cộng
sản Việt Nam
từ năm 1959.



6. Vũ Văn Thảo(III2)



1932-1986 Thọ 54
tuổi, mất 06-04 Hỏa táng



Nguyễn Thị
Thương



1932



Sinh hạ: 5 Nam: Văn Việt- Văn Cương- Văn Hùng-
Văn Duy- Văn Bình.



             1 Nữ: Thị Diễm



Sớm giác ngộ Cách
mạng, tham gia hoạt động Cách mạng từ thời còn là sinh viên. Trình độ văn hóa
Đại học luật. Được tổ chức Cách mạng giao hoạt động bí mật tại miền Nam.



Năm 1986 Bị tai nạn
giao thông mất, hỏa táng.



7.Vũ Văn Thiệp(III3)



1915 - 2018 Thọ 103
tuổi



Nguyễn Thị
Yểng



1912 - 2002 Thọ 90
tuổi mất ngày 02-02 Phần mộ tại nghĩa trang Yên kỳ Khu C21 số mộ 139.



Sinh hạ: 3 Nữ: Thị Ngoan- Thị Chanh- Thị Nhung.



Trình độ văn hóa tiểu
học



Chính trị: Đảng viên
Đảng cộng sản.



Chính quyền: Chủ tịch
UBND đầu tiên làng Thủ lệ tháng 8 năm 1945, đã qua Ủy viên UBHC Huyện Sơn dương
_ Phó ty Kiến trúc Tỉnh Tuyên Quang.



Thời Pháp: Giám thị
cho các nhà thầu khoán trong ngành Xây dựng. Đã tham gia giám sát tại các công
trình: Hầm tránh bom vườn hoa cạnh Bưu điện Hà nội, đường bay Gia lâm, Nội bài,
Sân bay Kim Đài, doanh trại Bảo sơn Vĩnh yên.



Tham gia hoạt động
Cách mạng 1945, tham gia tổng khởi nghĩa 19-08-1945. Ngày 26-8-1945 thành lập chính quyền
ở làng Thủ lệ, được cử làm chủ tịch UBND lâm thời, tham gia vào hội đồng nhân
dân được cử chính thức chủ tịch UBHC Thủ lệ.



Kháng chiến 19-12-1946 hướng dẫn dân
làng đi tản cư lên Phú thọ ở sơ tán tại Ấp Đồn điền Khải xuân … 10-10-1954 mới hồi cư.
Tham gia ở Sơn dương 10 năm, 15 năm ở thị xã Tuyên quang đến đầu năm 1974 nghỉ
hưu trở về làng Thủ lệ.



Công tác ở di tích
lịch sử Đền Voi phục



Là trưởng ban quản lý
di tích lịch sử Đền Voi phục đầu tiên năm 1986



Tiến hành việc trùng
tu tôn tạo di tích lịch sử đầu tiên năm 1987, xây lại Tam quan, 2 cột trụ Giêng
vuông của Đền ….



Phục hồi tổ chức lễ
hội sau 42 năm gián đoạn từ 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bắt đầu
từ ngày 12-09 năm Đinh mão (1987). Lễ Đại yên của Đức thánh. Ngày hoàn công Tam
quan.



Thành lập quỹ Thọ đầu
tiên ở làng Thủ lệ là tiền thân của tổ chức hội người cao tuổi ở làng Thủ lệ.
Tham gia 12 năm mặt trận tổ quốc Phường Ngọc Khánh được tặng huy hiệu “Vì sự
nghiệp đại đoàn kết toàn dân” năm 1993.



Xây dựng bộ gia phả
của dòng họ, thông qua năm 1984 đến năm 2006 dựng lại bộ Tộc phả thành cây phả
hệ của dòng họ Vũ Văn ở làng Thủ lệ.



Viết quyển Làng Thủ
lệ: Ghi chép lại thành tư liệu hình thành làng với Thập tam trại (13 làng trại)
và lịch sử đền Voi phục. Lịch sử thờ đức Linh Lang Thần Tây chấn thành Thăng
long. Tư liệu được cung cấp cho Làng Thủ lệ, di tích đền Voi Phục một số dòng
họ ở Thủ lệ để làm tư liệu, cả UBND Thành Phố.



 



8. Vũ Văn Dĩ (III3)



1917 – 1946: 29 mất
01.12



Ngô Thị Ngơi
(
Người Ngọc Khánh)



1920 – 1951 – 31 mất
17.07 Phần mộ Khu Đ1B số 621



Tham gia Vệ Quốc Đoàn
hy sinh tại trận Việt Nam Hocxa 23.12.1946 sau 51 năm phải mất nhiều thời gian
tìm xác nhận năm 1997 mới được cấp Tổ Quốc Ghi công … được ghi tên Bằng Liệt sĩ
chống Pháp tại nhà Liệt sĩ bên cạnh đền trong khuôn viên đền Voi Phục.



9. Vũ Văn Mơ (III3)



 1929



Nguyễn Thị
Chức



 1930



Sinh hạ:    1
Nam: Văn Dũng



                 2 Nữ: Thi Lan, Thi Phương



Công tác ngân hàng
Chiêm Hóa, Sơn Dương – Tuyên Quang – Việt Trì – Phú Thọ (Đảng viên).



10. Vũ Văn Hiển (III3)



1932 – 1983 – Thọ 51
mất 16.12 phần mộ Yên Kỳ khu D20 số 305



Nguyễn Thị
Xuyến



1936 – 2001: Thọ 65
mất 04 – 12 ……… Khu D19 số 339



Sinh hạ:     3 Nam:
Nguyên Hòa, Hiền Lương, Trung Vỹ



                 2
Nữ: Thị Đào, Thị Xuyên.



Đảng viên. Lúc đầu
tham gia công tác cán bộ Ty giao thông Tuyên Quang làm đường từ bến Bình Ca vào
khu ATK Tân Trào năm 1951, rồi sang Ngân hàng Tuyên Quang sau hòa bình
10-10-1954 về Hà Nội ngân hàng Ba Đình, sau 1975 được chuyển vào Miền Nam công
tác được vài tháng bị bệnh gan phải ra Bắc rồi mất năm 1983.



 



11. Vũ Văn Yêm (III4)



1941



Hoàng Thị Sót



Sinh hạ:     2 Nam:
Hoàng Anh – Hoàng Long



                 1
Nữ: Thị Lan



 



 



12. Vũ Văn Thu (III4)



1949



Công Thị
Phương



Sinh hạ               Nữ:
Thị Hằng



 



 



13.  Vũ Văn Quý (III5)



1932



Nguyễn Thị
Vinh



Sinh hạ: 1 Nam: Vinh Quang



Năm 1954 trong quân
đội đối phương ( Hoạt động bí mật ) đã mang ra vùng giải phóng Vĩnh Yên một xe
quân sự thuốc men giao cho Chính phủ ta.



 



 



14. Vũ Công Bình
(III5)



1939 – 2006 Thọ 67
mất 28.06



Nguyễn Thị
Quý



1947



Sinh hạ: Nam:     Mạnh Cường 1970



                           Ngọc
Dũng 1971



 



 



15. Vũ Văn Hùng
(III5)



1950 - 2010



Nguyễn Thị
Yên



1955



Sinh hạ: 2 nam: Thành Chung 1987



Tuấn Anh: 1992   



       2 nữ: Thu Thủy- Hải Yến



 



 



16. Vũ Văn Nghĩa
(III5)



1953



Tâm thần



 



 



17. Vũ Văn Lý (III5)



1955 – 1995 thọ 40
mất 08-04 Phần mộ Yên Kỳ B7 số 407



Nguyễn Thị
Thuộc



Sinh hạ:    Nam:
Công Thắng



Nữ: Thanh Tâm



 



 



 



18. Vũ Văn Xê (III6)



nạn nhân nạn đói 1945



 



19. Vũ Văn Ưng (III6)



nạn nhân nạn đói 1945



 



20. Vũ Văn Tin (III7)



1936 – 1998 thọ 62
mất 20-07



Nguyễn Thị
Thục



1940 – 1990 thọ 50
mất 21.01



Sinh hạ:     Nam:
Công Lân, Ngọc Long.



                 Nữ:
Thị Ngọc, Thị Lan



Nghệ nhân Sơn mài



 



 



21. Vũ Hải Thoại (III8)



1940



 



 



22. Vũ Văn Tiệc (III8)



1952



Sinh hạ: Nữ: Kim Thoa



 



23. Vũ Văn Tạo (III8)



1954



Đạo Thị Minh



Sinh hạ: 2 nam: Mạnh Dũng   Minh Phương



 



 



 



24. Vũ Văn Tuyên



 



 



 



25. Vũ Văn Tuyến



 



 



 



 



 



 



 



18 Thành viên nữ thế hệ thứ IV



1. Vũ Thị Sợi (III 1)        Chồng người Thủ Lệ Đào Văn Trắc



2. Vũ Thị Hợi (III 1)       Chồng người Thủ Lệ Đào Nguyên



3. Vũ Thị Quyên (III1)    Chồng người Ngọc Hà



4. Vũ Thị Dấu (III1 nuôi) Chồng người Thủ
Lệ



5. Vũ Thị Nga (III2)       Chồng người Hàng Đào



6. Vũ Thị Kháng (III3)   Chồng người Thủ lệ Nguyễn Văn Tái



7. Vũ Thị Thau (III3)     Không có gia đình riêng, mất ở nơi tản cư



8. Vũ Thị Ba (III3)         Chồng người Thái Bình



9. Vũ Thị Tỉnh (III4)       Chồng người Hạ Yên quyết



10. Vũ Thị Thìa (III4)     Cán bộ Miền Nam tập kết Huỳnh Hạp.



11. Vũ Thị Xuân (III4)    Chồng người Hạ Yên quyết



12. Vũ Thị Sửu (III5)      Chồng người Hải Dương



13. Vũ Thị Lâm (III5)     Chồng người Hải Dương



14. Vũ Thụ Mài (III5)     Chồng cán bộ Miền Nam tập kết



15. Vũ Thị Mùi (III6)      Chồng cán bộ Miền Nam tập kết



16. Vũ Thị Hược (III 7) Mất sớm



17. Vũ Thị Ngọ (III7)     Chồng Cán bộ Miền Nam tập kết



18. Vũ Thị Thàng (III8)  Không có gia đình riêng



 



Hết thế hệ
thứ IV



Chi A có 1 thành viên Nam                        1



Chi B có 2 thành viên Nam                        2



Chi C có 25 thành viên Nam + 18 Nữ                   43



Cộng 28 Nam + 18 Nữ = 46 thành viên



Thế hệ thứ IV phát sinh năm 1884 kết
thúc năm 1949 = 65 có 1 thành viên chi B từ năm 1901 – vẫn đang là đ
ương thời, và chi C phát
sinh từ năm 1915 v
ẫn là đương thời chúa
kết thúc.



Thế hệ thứ IV: Có ghi lại được đặc điểm
riêng của nhiều thành viên, song vẫn đang là đương thời. Việc ghi tiếp ở các
thành viên đương thời, các thành viên kế tiếp cần lưu ý việc ghi lại ở Gia Phả
riêng, và không quên cung cấp tư liệu cho thành viên quản lý cuốn gốc.



Thế hệ V kế
tiếp từ:



Chi
A
từ năm 1912



Chi
B
từ năm 1933



Chi
C
từ năm 1941



Các thế hệ thứ V là đương thời, nghiên
cứu các đặc điểm ghi lại ở các thành viên ở các thế hệ thứ II, III và thứ IV để
sau này tiếp tục ghi vào Gia phả của mình rồi tùy từng thời gian cũng phải cung
cấp tư liệu về gốc, như vậy sẽ rất cần thiết cho việc Mai hậu, hậu duệ của dòng
họ biết về nguồn gốc của dòng họ…
từ đây trong cuồn Tộc Phả chỉ thống kê danh sách mà không có chi tiết của từng
thành viên.Các thế hệ tiếp cần quan tâm đến việc ghi chép vào Gia Phả riêng và
không được sao nhãng việc cung cấp về cuốn Tộc Phả.



Thế hệ thứ V



1912-       



Chi
A:
1912-1985=73 năm



Nam 01



1.Vũ
văn Bầu (IV1)



1912-1985 Thọ 73 tuổi, mất ngày 18-12



Nguyễn Thị Ninh         mất ngày 04-04



Sinh
hạ: 01 Nam:
Văn Bảo



            
01 Nữ: Thị Nga



Chi
B:
1933 -….(5 Nam và 4 Nữ)



1.           
Vũ Văn Nhu (IV1)



1933-2006 Thọ 73 tuổi Mất ngày 25-01



Nguyễn Thị Hình



Sinh
hạ: 6 Nam: Văn Thuần- Văn
Nam- Hồng Sơn- Nam
Ninh-Như Hà- Hồng Hải



             Nữ:



 



 



 



 



2.           
Vũ Văn Nhì (IV1)



1934



Ngô Thị Miến



Sinh
Hạ: 5 Nam:
Văn Đại- Gia Lượng- Phương Đông- Phương Bắc-Hồng Khanh



                         Nữ: Hồng- Hoa



 



 



 



3.           
Vũ Văn Hảo (IV1)



Phạm Thị Bé



Sinh
hạ: 5 Nam:
Văn Hùng- Mạnh Cường- Tấn Đạt- Quốc Thắng- Đức Quảng.



 



 



 



4VB.
Vũ Văn Lạp (IV1b)



Nguyễn Thị Cỏn



Sinh
hạ: 4 Nam:
Văn Dũng- Quang Trung- Công Nghĩa- Công Thành



        …Nữ: Sáng- Chính- Liêm- Hiền



 



 



 



5VB.
Vũ Năm (IV1b)



1942



 Nguyễn Thị Tình



Sinh
hạ: 2 Nam:
Thanh Long- Vinh Quang



 



 



 



Thế hệ thứ V
Thành viên Nữ chi B



1.
Vũ Thị Tỳ (IV1)                   Chồng
người làng Thủ lệ



2.
Vũ Thị Von (IV 1)                Chồng
người Hải phòng



3.
Vũ Thị Tam (IV 1)                Chồng
người làng Thủ lệ



4.
Vũ Thị Rện (IV 2)                Chồng
người Ngọc Khánh



 



 



 



 



 



Chi C : Thế hệ thứ V



1941…              



Bao gồm 65 người trong đó có 39 Nam và
26 Nữ



Phần thống kê:



39 Nam:





























































































































































































































































































Stt



Họ và tên



Năm Sinh



Năm mất



Ghi chú



1



Vũ Văn Đoan (IV1)



1941



 



 



2



Vũ Văn Thành (IV1)



1944



 



 



3



Vũ Văn Thanh (IV1)



1952



 



 



4



Vũ Anh Tuấn (IV1)



 



 



 



5



Vũ Công Hoan (IV2)



1944



1969



Liệt sĩ chống Mỹ



6



Vũ Ngọc Hùng (IV2)



1953



 



 



7



Vũ Mạnh Dũng (IV3)



1944



 



 



8



Vũ Ngọc Doãn (IV3)



1953



 



 



9



Vũ Quốc Duy (IV3)



1954



1996



 



10



Vũ Thế Dương (IV3)



1956



 



 



11



Vũ Lãng Du (IV3)



1959



 



 



12



Vũ Minh Hoàn (IV4)



1956



 



 



13



Vũ Minh Phương(IV4)



1959



 



 



14



Vũ Mạnh Hùng (IV5)



1951



 



 



15



Vũ Mạnh Cường(IV5)



1952



 



 



16



Vũ Mạnh Thắng (IV5)



1954



1993



Mất ở  Đức



17



Vũ Mạnh Lợi (IV5)



1957



 



 



18



Vũ Ngọc Bình (IV5)



1961



 



 



19



Vũ Văn Việt (IV6)



1961



 



 



20



Vũ Văn Cường (IV6)



1964



 



 



21



Vũ Văn Hùng (IV6)



1966



 



 



22



Vũ Văn Duy (IV6)



1968



 



 



23



Vũ Văn Bình (IV6) 



1972



 



 



24



Vũ Văn Dũng (IV9)



1961



 



 



25



Vũ Nguyên Hòa (IV10)



1959



 



 



26



Vũ Hiền Lương (IV10)



1963



 



 



27



Vũ Trung Vỹ (IV10)



1960



 



 



28



Vũ Hoàng Anh (IV11)



1974



 



 



29



Vũ Hoàng Long (IV11)



1977



 



 



30



Vũ Vinh Quang (IV13)



1989



 



 



31



Vũ Mạnh Cường (IV14)



1970



 



 



32



Vũ Ngọc Dũng (IV14)



1971



 



 



33



Vũ Thành Trung (IV15)



1987



 



 



34



Vũ Tuấn Anh (IV15)



1992



 



 



35



Vũ Công Thắng (IV16)



1989



 



 



36



Vũ Công Lân (IV20)



1960



 



 



37



Vũ Công Long (IV20)



1970



 



 



38



Vũ Mạnh Dũng (IV23)



1980



 



 



39



Vũ Mạnh Phương(IV23)



1983



 



 




 



Thế hệ thứ V Thành viên Nữ



Phần thống kê:



 


































































































































































































Stt



Họ và tên



Năm sinh



Năm mất



Ghi chú



1



Vũ Thị Văn (IV1)



 



 



 



2



Vũ Thị Hằng (IV2)



 



 



 



3



Vũ Thị Hòa (IV2)



 



 



 



4



Vũ Thị Hạnh (IV2)



 



 



 



5



Vũ Thị Hiền (IV2)



 



 



 



6



Vũ Kiều Dung (IV3)



 



 



 



7



Vũ Thị Diễm (IV3)



 



 



 



8



Vũ Thị Duyên (IV3)



 



 



 



9



Vũ Thị Điệp (IV3)



 



 



 



10



 Vũ Hạnh Phúc
(IV4)



 



 



 



11



Vũ Thị Hòa (IV5)



 



 



 



12



Vũ Thị Diễm (IV6)



 



 



 



13



Vũ Thị Ngoan (IV7)



 



 



 



14



Vũ Thị Chanh (IV7)



 



 



 



15



Vũ Thị Nhung (IV7)



 



 



 



16



  Thị Lan
(IV9)



 



 



 



17



Vũ Thị Phương (IV9)



 



 



 



18



Vũ Thị Đào (IV10)



 



 



 



19



Vũ Thị Tuyên (IV10)



 



 



 



20



Vũ Thị Lan (IV10)



 



 



 



21



Vũ Thị Hằng (IV12)



 



 



 



22



Vũ Thị Yên (IV15)



 



 



 



23



Vũ Thị Thủy (IV15)



 



 



 



24



Vũ Thị Lan (IV20)



 



 



 



25



Vũ Thị Ngọc (IV20)



 



 



 



26



Vũ Kim Thoa (IV30)



 



 



 




 



 



 



 



 



 



 



 



 



Chi C: Thế hệ thứ V 1941 (Chi tiết)



 



 



VC1.
Vũ Văn Đoan 1941 (IV1)



Phạm Thị Tý      1940 - 1987
mất 20.01 Phần mộ tại Yên Kỳ khu A1A số 49



Sinh:
Nam:
Thế Anh 1976      Nữ: Ngọc Lan



 



 



 



 



 



 



 



 



VC2.
Vũ Văn Thành (IV1) 1944



Trần Thị Hợi      1946



Sinh:
Nam: Văn Cường 1980   Nữ:
Thu Hiền



 



 



VC3.
Vũ Văn Thanh (IV1) 1952



Vũ Thị Loan                1955



Sinh:
Nam 1. Văn Toàn 1978           Nữ:    1. Minh Hoa



                 2. Văn Phúc 1984          Nữ:    2. Ngọc Phương



 



 



 



 



 



VC4.
Anh Tuấn (IV1)



…………..Oanh



Sinh:                                               Nữ:
Thanh Trà



 



 



 



 



 



 



 



 



VC5.
Công Hoan (IV2)
1944 – 1969 Liệt sĩ
chống Mỹ



Con
Bà Trương Thị Nõn
người Vạn Phúc
Thượng



Chính thất thành viên Vũ Ngọc Nhưng IV2
bỏ nhau thời gian là bộ đội



 



 



 



 



 



 



VC6.
Vũ Ngọc Hùng (IV2)
1953



(Con
Bà Hoàng Thị Sự thứ thật IV2
)



Sinh
                             Nữ: Hồng Ngọc



 



 



 



 



 



 



 



VC7.
Vũ Anh Dũng (IV3)
1944



Nguyễn Thị Tuyết                  1947



Sinh:
Nam:
Anh Quân 1977    Nữ: Tuyết Anh



 



 



 



 



 



 



 



VC8.
Vũ Ngọc Doãn (IV3)
1950



Trần Thị Sinh



Sinh:
Nam: 1. Quang Huy 1976



                 2. Hoàng Hiệp 1980



 



 



 



 



 



 



VC9.
Vũ Quốc Duy (IV3)
1954 –
1996



Nguyễn Thị Dung                  1962



Sinh:         Nữ:    1.
Thị Thủy



                           2. Minh Thi



 



 



 



 



 



 



VC10.
Vũ Thế Dương (IV
3
) 1956



Trần Thị Diệp    1956



Sinh:
Nam:
1. Quang Vinh 1980



 



 



 



 



 



 



 



VC11.
Vũ Lãng Du (IV3)
1959



Sinh:



 



 



 



 



 



 



 



 



VC12.
Vũ Minh Hoàn (IV4)
1956



Sinh:



 



 



 



 



 



 



 



 



VC13.
Vũ Minh Phương (IV4)
1959



Sinh:



 



 



 



 



 



 



 



 



VC14.
Vũ Mạnh Hùng (IV
5
)1951



Phạm Thị Hà     1955



Sinh:
Nam: Mạnh Chung                



Nữ:
Hiền Nga



 



 



 



 



 



 



 



 



VC15.
Vũ Mạnh Cường (IV
5
) 1952



Vũ Thị Sinh                 1955



Sinh:
Nam:
Mạnh Dũng          1882           Nữ: Hằng 1975



 



 



 



 



 



 



VC16.
Vũ Mạnh Thắng (IV5)



1954 – 1993 – 41 mất 21.02 ở nước Đức đưa tro về B8 Số 604



Vũ Thị Tuyết      1957



Sinh:         Nữ:    1.
Tuyết Thanh, Thanh Thủy



 



 



 



 



 



 



VC17.
Vũ Mạnh Lợi (IV5) 1957



 



 



 



 



 



 



 



 



 



VC18.
Vũ Ngọc Bình (IV5) 1959



 



 



 



 



 



 



 



 



 



VC19.
Vũ Văn Việt (IV6) 1961



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



VC20.Vũ
Văn Cường (IV6) 1964



 



 



 



 



 



 



 



 



VC21.
Vũ Văn Hùng (IV6)



 



 



 



 



 



 



 



 



VC22.
Vũ Văn Duy (IV6)



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



VC23.
Vũ Văn Bình (IV6)



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



VC24.
Vũ Văn Dũng (IV9) 1961



Võ Thị Thanh Tâm      1962



Sinh:
Nam 1. Bào Trung        1987



                 2. Duy Hưng         1992



 



 



 



 



 



VC25.
Vũ Nguyên Hòa (IV10)
1958



Bạch Thị Chúc



Sinh:
        Nam: 1. Ngọc Minh 1985



                           2. Minh Hùng 1987



 



 



 



 



 



VC26.
Vũ Hiền Lương (IV10)
1963



Sinh:                   Nữ     1. Ngọc Mai



2.Linh
Tâm



 



 



 



 



 



 



 



 



VC27.
Vũ Trung Vỹ (IV10)
1966



 



 



 



 



 



 



 



 



 



VC28.
Vũ Hoàng Anh (IV11)
1974



Nguyễn Viết Hà                     1974



Sinh:
Nam
1. Việt Hùng
         2001



 



 



 



 



 



 



 



VC29.
Vũ Hoàng Long (IV
11
) 1977



Nguyễn Thị Nguyệt        1978



Sinh:
Nam           1. Hoàng Minh 2001



 



 



 



 



 



 



 



 



VC30.
Vũ Vinh Quang (IV13)
1989



 



 



 



 



 



 



 



 



VC31.
Vũ Mạnh Cường (IV14)
1970



Lê Bích Thủy



Sinh:                   Nam:  Hoàng Sơn 2001



                           Nữ: Vũ Thu Trang
2007   



 



 



 



 



 



 



 



VC32.
Vũ Ngọc Dũng (IV14)
1971



Sinh:         Nam: Tuấn Ngọc   2000



                 Nữ: Hải Linh         1996



 



 



 



 



 



 



VC33.
Vũ Thành Trung (IV15)
1987



 



 



 



 



 



 



 



 



 



VC34.
Vũ Tuấn Anh (IV15)
1992



 



 



 



 



 



 



 



 



 



VC35.
Vũ Công Thắng (IV17)
1989



 



 



 



 



 



 



 



 



 



VC36.
Vũ Công Lân (IV20)
1960



Sinh:         Nam:           1. Ngọc Thương              1986



                                    2. Văn Tầy                      1988



 



 



 



 



 



 



 



VC37.
Vũ Công Long (IV
20
) 1970



Sinh:         Nam: Đoàn Nhật 1994



 



 



 



 



 



 



 



VC38.
Vũ Mạnh Dũng (IV23)
1980



 



 



 



 



 



 



 



VC39.
Vũ Minh Phương (IV23)
1983



 



 



Thành viên Nữ Thế hệ thứ V



VC1. Vũ Thị Văn (IV1)        chồng người Yên Hòa



VC2. Vũ Thị Hằng (IV2)



VC3. Vũ Thị Hòa (IV2)



VC4. Vũ Thị Hạnh (IV2)



VC5. Vũ Thị Hiền (IV2)



VC6. Vũ Thị Kiều Dung (IV3)



VC7. Vũ Thị Diễm (IV3)



VC8, Vũ Thị Duyên (IV3)



VC9. Vũ Thị Điệp      (IV3)



VC10. Vũ Thị Hạnh Phúc (IV4)



VC11. Vũ Thị Hòa (IV5)



VC12. Vũ Thị Diễm (IV6)



VC13. Vũ Thị Ngoan (IV7)
chồng người Thủ Lệ- Vũ Tuấn Tần



VC14. Vũ Thị Chanh (IV7)
chồng Miền Nam
tập kết- Lê Hoàng Thọ



VC15. Vũ Thị Nhung (IV7)
chồng người Liễu Giai Nghiêm Huy Chính



VC16. Vũ Thị Lan (IV9) chồng
người Việt Trì



VC17. Vũ Thị Phương (IV9)
chồng người Thái Bình



VC18. Vũ Thị Đào (IV10) chồng
người Nghĩa Đô



VC19. Vũ Thị Tuyến (IV10)



VC20. Vũ Thị Lan  (IV11)



VC21. Vũ Thị Hằng (IV12)



VC22. Vũ Thị Yến (IV15)



VC23. Vũ Thị Thủy (IV15)



VC24. Vũ Thị Lan (IV20)



VC25. Vũ Thị Ngọc (IV20)



VC26. Vũ Kim Thoa (IV22)



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



Thế hệ thứ VI



1940



Chi A: 1940 – 1982.  42 (hết)



Chi B: 1953



Chi C: 1976



Phần Thống kê danh sách



 



Chi
A



1.           
Vũ Văn Bảo (V1A)



1940 - 1982. 42



Thành viên Vũ Văn Bảo là cán bộ cơ quan
ngành Thú y năm 1982 đi công tác bị nạn giao thông: mất không có thừa kế



 



Chi
B:



1953



1.           
Vũ Văn Thuần (V1) 1953



2.           
Vũ Văn Nam (V1) 1960



3.           
Vũ Hồng Sơn (V1) 1962



4.           
Vũ Như Hà (V1) 1964



5.           
Vũ Nam
Ninh (V1) 1972



6.           
Vũ Hồng Hải (V1) 1972



7.           
Vũ Văn Đại (V2) 1958



8.           
Vũ Gia Lượng (V2)
1961



9.           
Vũ Phương Đông (V2) 1963



10.       
 Vũ Phương Bắc
(V2) 1970



11.       
 Vũ Hồng Khanh
(V2) 1972



12.       
 Vũ Văn Hùng (V3)
1954 – 1972 Liệt sĩ



13.       
 Vũ Xuân Cường
(V3)



14.       
 Vũ Tiến Đạt (V3)



15.       
Vũ Quốc Thăng (V3)



16.       
Vũ Đức Quang (V3)



17.       
Vũ Văn Dũng (V4) 1956



18.       
 Vũ Quang Trung
(V4) 1961



19.       
 Vũ Công Nghĩa
(V4) 1965



20.       
 Vũ Công Thành
(V4) 1973



21.       
Vũ Thành Long (V5) 1967



22.       
Vũ Văn Quang (V5) 1991



 



 



 



Thành viên nữ



1.           
Thi



2.           
Hồng



3.           
Hoa



4.           
Sáng



5.           
Chính



6.           
Hiệp



7.           
Hòa



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



Thế hệ thứ VI 1976 – Chi C (thống kê)



 



VIC1. Vũ Thế
Anh (V1) 1976



VIC2. Vũ
Xuân Cường (V2) 1980



VIC3. Vũ Văn
Toàn (V3) 1978



VIC4. Vũ Văn
Phúc (V3) 1984



VIC5. Vũ Anh
Quân (V7) 1977



VIC6. Vũ Quang
Huy (V8) 1976



VIC7. Vũ
Hoàng Hiệp (V8) 1980



VIC8. Vũ
Quang Vinh (V10) 1980



VIC9. Vũ
Mạnh Chung (V14) 1981



VIC10. Vũ
Mạnh Dũng (V15) 1981



VIC11.Vũ Bảo
Trung (V24) 1987



VIC12.Vũ Duy
Hưng (V24) 1992



VIC13. Vũ
Ngọc Minh (V25) 1985



VIC14. Vũ
Minh Hùng (V25) 1987



VIC15. Vũ
Việt Hùng (V28) 2001



VIC16. Vũ
Hoàng Minh (V29) 2001



VIC17. Vũ
Hoàng Sơn (V31) 2001



VIC18. Vũ
Tuấn Ngọc (V32) 2001



VIC19. Vũ
Ngọc Thương (V36) 1986



VIC20.Vũ Văn
Tầy (V36) 1988



VIC21. Vũ
Đoàn Nhật (V37) 1994



 



Thành viên Nữ



1.           
Vũ Thị Thanh
Trà (V4)



2.           
Vũ Thị Hồng
(V6)



3.           
Vũ Thị Ngọc
(V6)



4.           
Vũ Thị Mai (V26)



5.           
Vũ Thị Tâm (V26)



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



Thế hệ thứ VI 1976 Chi C “Chi
tiết”



 



VIC1.
Vũ Thế Anh (V1) 1976



 



 



 



 



VIC2.
Vũ Văn Cường (V2) 1980



 



 



 



VIC3.
Vũ Văn Toàn (V3) 1978



Sinh



Nam: Thanh Tùng
1999



 



 



 



VIC4.
Vũ Văn Phúc (V3) 1984



 



 



VIC5.
Vũ Anh Quân (V7) 1977



 



 



VIC6.
Vũ Quang Huy (V8) 1976



 



 



VIC7.
Vũ Hoàng Hiệp (V8) 1980



 



 



VIC8.
Vũ Quang Vinh (V10) 1980



 



 



VIC9.
Vũ Mạnh Chung (V14) 1981



 



 



VIC10.
Vũ Mạnh Dũng (V15) 1982



 



 



VIC11.
Vũ Bảo Trung (V24) 1987



 



VIC12.
Vũ Duy Hưng (V24) 1992



 



 



VIC13.
Vũ Ngọc Minh (V25) 1985



 



 



VIC14.
Vũ Minh Hùng (V25) 1987



 



 



VIC15.
Vũ Việt Hùng (V28) 2001



 



 



VIC16.
Vũ Hoàng Minh (V29) 2001



 



 



VIC17.
Vũ Hoàng Sơn (V31) 2001



 



 



VIC18.
Vũ Tuấn Ngọc (V32) 2000



 



VIC19.
Vũ Ngọc Thương (V36) 1986



 



 



VIC20.
Vũ Văn Tầy (V36) 1988



 



 



VIC21.
Vũ Đoàn Nhật (V37) 1994



 



 



 



 



 



 



Thế hệ thứ VI Thành viên Nữ chi C



 



VIC1. Vũ Thị Thanh Trà (V4)



VIC2. Vũ Thị Hồng (V6)



VIC3. Vũ Thị Ngọc (V6)



VIC4. Vũ Thị Mai (V26)



VIC5. Vũ Thị Tâm (V26)



Thế hệ thứ VII 1980  Chi B



 



VIIB1.
Vũ Mạnh Quân (VI1) 1980



VIIB2.
Vũ Công Huân (VI2) 1985



VIIB3.
Vũ Mạnh Thắng (VI9) 1985



VIIB4.
Vũ Tuấn Anh (VI17) 1989



VIIB5.
Vũ Công Hiếu (VI18)1983



 



 



 



Thế hệ thứ VII – 1999   Chi C



 



VIIC1.
Vũ Thanh Tùng (VI3) 1999



 



 



 



 



 



 



 



CÁC NGÀY GIỖ TRONG NĂM



CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG
DÒNG HỌ



NGÀY GIỖ TỔ 25 – 10



 















































































































































































































































































Tháng



Ngày



Danh tính



Thế hệ



Vô thừa tự



1



15



Trần Thị
Mảy



II­1



 



 



15



Vũ Văn
Quân



IV1



 



 



20



Phạm Thị



V1



 



 



25



Vũ Thị
Thềm



 



II



 



27



Nguyễn Thị
Lựu



III5



 



2



02



Nguyễn Thị
Yểng



 



IV7



 



09



Vũ Văn
Doanh



IV5



 



 



12



Đặng Thị
Thúy



IV4



 



 



21



Vũ Mạnh
Thắng



V16



 



 



22



Nguyễn Thị
Tân



III1



 



 



26



Nguyễn Thị
Chử



III2



 



 



27



Vũ Văn Có



III8



 



3



03



Vũ Văn
Thêm



II1



 



 



25



Vũ Văn Tân



III1



 



4



04



Nguyễn Thị
Ninh



 



V1A



 



06



Vũ Văn
Thảo



IV6



 



 



08



Vũ Văn Lý



IV17



 



 



20



Vũ Văn Sót



 



IV1A



5



02



Đào Thị Sờ



III3



 



 



11



Vũ Văn Mẫu



II2



 



 



27



Trần Thị
Côn



II2



 



6



20



Vũ Văn
Giảng



III2



 



 



28



Vũ Công
Bình



IV14



 



7



03



Hoàng Thị
Chứ



III4



 



 



17



Ngô Thị
Ngơi



 



IV8



 



22



Vũ Văn Mao



III5



 



8



16



Vũ Văn Tứ



III3



 



9



28



Nguyễn Thị
Vàn



IV1



 



10



02



Vũ Văn
Việt



III4



 



11



22



Vũ Văn Đạm



IV5



 



 



28



Nguyễn Thị
Con



I1



 



 



28



Nguyễn Thị
Thanh



IV3



 



12



01



Vũ Văn Dĩ



 



IV8



 



04



Nguyễn Thị
Xuyến



IV10



 



 



16



Vũ Quý
Công



I1



 



 



16



Vũ Văn
Hiển



IV­10



 



 



18



Vũ Văn Bầu



 



IV1A




 



 



 



 



PHẦN MỘ CỦA DÒNG HỌ AN TÁNG
TẠI NGHĨA TRANG YÊN KỲ - SƠN TÂY























































































































































































































Khu



Số mộ



Phần mộ



Thế hệ thứ



Ngày mất



A1



049



Phạm
Thị Tý



V1



20.01



A1C



048




Văn Quân



IV1



15.01



A3



271



Nguyễn
Thị Thanh



IV3



28.11



 



 



 



 



 



B7



139



Nguyễn
Thị Ch



III2



26.02



B7



230




Văn Mao



III5



22.07



B7



341



Nguyễn
Thị Lựu



III5



27.01



B7



436




Công Bình



IV­­­14



28.06



B7



407




Văn Lý



IV17



08.04



B8



604




Mạnh Thắng



V16



21.02



B11



474




Văn Có



III8



27.02



 



 



 



 



 



C16



173



Nguyễn
Thị Con



I1



28.11



C16



174



Trần
Thị Mảy



II2



15.01



C16



175




Văn Tân



III3



25.03



C16



176




Văn Giảng



III3



20.06



C16



177




Văn Tứ



III3



02.05



C16



178



Đào
Thị Sờ



III3



02.05



C16



179




Thị Thau



IV



24.04



C21



140



Nguyễn
Thị Yểng



IV7



02.02



 



 



 



 



 



D7



246



Nguyễn
Thị Vàn



IV1



28.09



D20



305




Văn Hiển



IV10



16.12



D19



339



Nguyễn
Thị Xuyến



IV10



04.12



 



 



 



 



 



Đ1B



621



Ngô
Thị Ngợi



IV8



17.07



Đ1C



158




Văn Đạm



IV5



22.11



Đ1



027



Đặng
Thị Thúy



IV4



12.02



Đ2



717



Nguyễn
Thị Tân



III1



22.02




 



Trên đây là một số thông tin về dòng họ
“Vũ Văn” ở làng Thủ lệ được ghi chép trong quyển gia phả của dòng họ. Vì điều
kiện không gặp gỡ các thành viên trong dòng họ thường xuyên nên không tránh
khỏi các sai sót trong việc xây dựng quyển gia phả của dòng họ. Vì vậy các
thành viên trong dòng họ nên xem lại quyển gia phả của dòng họ (Tại thời điểm
này) để góp ý và bổ xung thêm các thông tin liên quan đến dòng họ, xây dựng
được một cuốn (Gia phả của dòng họ Vũ Văn ) được chi tiết và có trật tự.



Rất mong sự đóng góp của mọi thành viên
trong dòng họ.



Mọi thành viên trong dòng họ có thể xem qua thông tin
về dòng họ của mình và đóng góp cho ý kiến, bổ xung tại trang
Web:



http://www.vietnamgiapha.com/XemPhaKy/1251/pha_ky.html



Tìm Dòng họ Vũ Văn (Làng Thủ lệ) hoặc
tìm tên của các thành viên trong dòng họ tại địa chỉ trang Web trên.



Mọi góp ý và bổ xung xin gửi về địa chỉ Email:



vmc5970@Yahoo.com



vmc5970@gmail.com



 



 



 



Hà nội Tháng 1 năm 2007



 



Gia Phả Dòng họ Vũ Văn - Làng Thủ lệ
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Dòng họ Vũ Văn - Làng Thủ lệ.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Dòng họ Vũ Văn - Làng Thủ lệ
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.