GIA

PHẢ

TỘC

Tộc:
HOÀNG
NGỌC
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
1. Vị Trí:
Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ
Phía tây giáp thành phố Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa
Phía nam giáp thành phố Sầm Sơn và huyện Quảng Xương
Phía bắc giáp huyện Yên Định, Hà Trung và huyện Hậu Lộc.
Huyện nằm ở ven biển phía đông của tỉnh Thanh Hóa, chiều dài bờ biển khoảng 12 km.
2. Thông tin sơ lược:
- Diện tích: 224,56 km2 - Dân số: 246.000 người ( số liệu tính đến năm 2004) - Mật độ dân số: 1.059 người/Km2
- Diện tích khoảng 224,56 km². Dân số huyện vào năm 2019 là 233.043 người.[1] Tuyến giao thông chính của huyện: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và đường sắt Thống Nhất.
3. Các xã và thị trấn:
Sau năm 1954, huyện Hoằng Hóa có 47 xã: Hoằng Anh, Hoằng Cát, Hoằng Châu, Hoằng Đại, Hoằng Đạo, Hoằng Đạt, Hoằng Đông, Hoằng Đồng, Hoằng Đức, Hoằng Giang, Hoằng Hà, Hoằng Hải, Hoằng Hợp, Hoằng Khánh, Hoằng Khê, Hoằng Kim, Hoằng Lộc, Hoằng Long, Hoằng Lương, Hoằng Lưu, Hoằng Lý, Hoằng Minh, Hoằng Ngọc, Hoằng Phong, Hoằng Phú, Hoằng Phụ, Hoằng Phúc, Hoằng Phượng, Hoằng Quang, Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hoằng Sơn, Hoằng Tân, Hoằng Thái, Hoằng Thanh, Hoằng Thành, Hoằng Thắng, Hoằng Thịnh, Hoằng Tiến, Hoằng Trạch, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Trường, Hoằng Vinh, Hoằng Xuân, Hoằng Xuyên, Hoằng Yến.

Ngày 29 tháng 8 năm 1980, chia xã Hoằng Yến thành 2 xã: Hoằng Yến và Hoằng Ngư[4]. Tuy nhiên đến ngày 5 tháng 1 năm 1987, xã Hoằng Ngư được sáp nhập trở lại vào xã Hoằng Yến.[5] Ngày 14 tháng 9 năm 1989, thành lập thị trấn Bút Sơn trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Hoằng Phúc, Hoằng Đức, Hoằng Đạo và Hoằng Vinh. Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập thị trấn Tào Xuyên trên cơ sở điều chỉnh 60,80 ha diện tích tự nhiên và 1.500 người của xã Hoằng Anh, 168,94 ha diện tích tự nhiên và 3.114 người của xã Hoằng Long, 45,61 ha diện tích tự nhiên và 502 người của xã Hoằng Lý.[6]

Ngày 29 tháng 2 năm 2012, thị trấn Tào Xuyên và 5 xã: Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại được chuyển về thành phố Thanh Hóa quản lý.[7] Ngày 16 tháng 10 năm 2019, các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa được sắp xếp lại, trong đó đối với huyện Hoằng Hóa, các xã Hoằng Phúc và Hoằng Vinh được sáp nhập vào thị trấn Bút Sơn; xã Hoằng Minh sáp nhập vào xã Hoằng Đức; xã Hoằng Khê sáp nhập vào xã Hoằng Xuyên; xã Hoằng Lương sáp nhập vào xã Hoằng Sơn; và xã Hoằng Khánh sáp nhập vào xã Hoằng Xuân. Huyện Hoằng Hóa còn 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 36 xã như hiện nay.[8]
4. Lịch sử:
Tên gọi của huyện Hoằng Hóa đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử. Thời Đinh-Tiền Lê gọi là giáp Cổ Hoằng, thời Lý-Trần gọi là Cổ Đằng, thời nhà Hồ đổi là huyện Cổ Linh, thời thuộc Minh lại gọi là huyện Cổ Đằng. Đến thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất (1469) đổi là huyện Hoằng Hóa. Thời Gia Long, tức đầu thế kỷ XIX, Hoằng Hóa có 7 tổng gồm: Lỗ Đô (sau đổi thành Lỗ Hương), Dương Sơn, Từ Minh (sau đổi là Từ Quang), Bút Sơn, Hành Vĩ, Bái Cầu (sau đổi là Bái Trạch), Kim Xuyết (sau đổi là Ngọc Chuế). Dưới triều Minh Mạng thứ 19 (1838), một số làng thuộc tổng Dương Sơn được cắt ra cùng với một số làng thuộc tổng Đại Ly ở huyện Hậu Lộc hợp thành tổng Dương Thủy và lập nên huyện Mỹ Hóa gồm 3 tổng là Lỗ Đô, Dương Sơn, Dương Thủy do huyện Hoằng Hóa kiêm nhiếp. Lúc này Hoằng Hóa thuộc phủ Hà Trung. Năm 1924, huyện Mỹ Hóa giải thể, cả ba tổng trên nhập về Hoằng Hóa và Hoằng Hóa được gọi là phủ, gồm 8 tổng là Lỗ Hương, Dương Sơn, Dương Thủy, Từ Quang, Bút Sơn, Bái Trạch, Hành Vỹ, Ngọc Chuế.[3]

5. Dòng họ HOÀNG NGỌC ở xóm giữa làng Phú Vinh huyện Hoằng Hóa có từ thời Nhà Nguyễn tức vào khoảng năm 1880 sau Công Nguyên. Tổ tiên của họ HOÀNG NGỌC có nguồn gốc ở thôn Phục Lễ xã Hoằng Lưu huyện Hoằng Hóa đến nay đã được hơn 300 năm và có 14 phả hệ được chia làm 03 cung, cung 1 là cung trưởng, Mộ phần của các cụ Thủy tổ an táng tại cồn Còng Cua thuộc thôn 6 xã Hoằng Vinh ngày nay.
7. Họ HOÀNG NGỌC tại Tổ dân phố 7 phường An Tân thị xã An Khê tỉnh Gia Lai có nguồn gốc từ họ HOÀNG NGỌC thuộc Thôn 6 xã Hoằng Vinh huyện Hoằng Hóa nêu trên; xuất phát từ việc ông HOÀNG NGỌC ĐỨC ( Đời thứ 9 của tộc HOÀNG NGỌC ở tại xã Hoằng Vinh), nguyên là Đội trưởng đội thu mua thuộc cửa hàng ăn uống Bờ Hồ thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa) được điều động tăng cường cho tỉnh Gia Lai - Kon Tum năm 1978 ( sau giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất Tổ quốc), năm 1982 ông HOÀNG NGỌC ĐỨC đưa vợ và 05 con ( 02 gái và 03 trai) vào sinh cơ lập nghiệp tại An Khê (Quê hương của Anh Hùng Núp).
8. Ông nội của ông HOÀNG NGỌC ĐỨC tên là HOÀNG NGỌC TUYÊN đời thứ 07 của tộc HOÀNG NGỌC tại xã Hoằng Vinh ( tên gọi khác là Tươn) nguyên là thầy đồ ở thôn Phú Vinh sau thời gian đi thi ở Hà Nội không đổ chức vị cao, tự ty với quê hương và tộc họ theo 01 người Bạn về tỉnh Hưng Yên lấy vợ 2 sinh được 02 người con và sinh sống đến khi già yếu đau ốm chết an táng tại tỉnh Hưng Yên ngày nay nhưng chưa tìm được con cháu đang sinh sống ở tỉnh Hưng Yên.
Gia Phả Tộc: HOÀNG NGỌC
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Tộc: HOÀNG NGỌC.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Tộc: HOÀNG NGỌC
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.