GIA

PHẢ

TỘC

TRẦN
CÔNG
-
CÁT
VĂN
-
CHI
2
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
Nguyên văn theo Gia phả họ Trần thôn Đạo Ngạn do Tú tài Hàn lâm viện đãi chiếu, tộc trưởng Trần Ngọc Phiên phụng biên (năm 1931), ông Bùi Văn Chất - thành viên ban Chủ nhiệm CLB Hán Nôm Nghệ An biên dịch tháng 12/2012.

Ghi chép về sự thay đổi địa danh liên quan tới văn khế bản xã:
Ngày 10/3 năm Duy Tân thứ 2 (1908):
Từ năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748) trải 47 năm đến năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801), trong văn khế, Nguyễn Bá Ban viết: Đức Thọ phủ, Thanh Chương huyện, Cát Ngạn tổng, Cát Ngạn xã, Bến Đò thôn, Đông Nhất giáp.
Từ năm Gia Long 1 (1802) đến tháng 7 năm Đinh Hợi, Minh Mệnh 8 (1828), trong văn khế, Nguyễn Bá Án, Trần Công Lượng viết: Đức Quang phủ, Thanh Chương huyện ... Đến năm Minh Mệnh 18 (1837), huyện Thanh Chương đổi từ Đức Quang phủ sang Anh Sơn phủ, 4 thôn: Đạo Ngạn, Thổ Sơn, Bùi Thiên, Văn Ba hợp làm 1 triện.
Đến tháng 2 năm Khải Định thứ 7 (1922), Văn Ba cảm thấy địa thế cách trở, lập đơn xin biệt triện. Ngày 05/7 năm Khải Định 8 (1923), Bộ Đường sức văn cho Văn Ba biệt triện, 3 thôn còn lại vẫn y theo Cát Ngạn xã.

Lịch đại thế thứ, chi phái, đại tôn, tiểu tôn họ Trần, giáp Đông nhất, thôn Đạo Ngạn, tổng Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Rằng nghe, cây có nghìn cành vạn lá là nhờ có gốc; nước có nghìn dòng vạn phái đều phát từ nguồn. Người ta sinh ra vốn nhờ có Tổ. Chủ ý của việc lập gia phổ là từ tấm lòng mong muốn, sao cho con cháu biết rõ nguồn gốc tổ tiên, từ đó về sau đời đời ghi nhớ.
Họ ta, Tổ tông nhân hậu, gia phong quyền hào, cửa nhà sáng sủa, dòng dõi bền lâu, truyền tới nay, là nhờ đức sáng của tổ tiên từ lâu đời dọi tới. Bản thân ta là hậu sinh, ngày ngày trầm tư mặc tưởng về cội nguồn, trên là để thừa ánh sáng tiên tổ, dưới là để thuật cho con cháu rõ, kẻo để lâu dễ bị lãng quên.
Ta, nhờ ơn tiên tổ, tu chí học hành, năm Thành Thái thứ 15 (1903), thi trúng tú tài khoa Quý Mão, tới năm Khải Định thứ 9, gặp dịp tứ tuần đại khánh của Nhà Vua, được thưởng thụ "Tòng cửu phẩm" Hàn lâm viện đãi chiếu.
Nay, báo cho con cháu biết rằng, ta, ngẩng đầu đội ơn trên, dựa vào đức tổ, muốn tỏ cội nguồn, để ghi sự thực, bèn dựa vào các bậc lão thành nội tôn, trước đây đã ghi ở các bản tấu:
- Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), tế chủ Trần Công Lượng (tức Trần Công Du);
- Năm Thiệu Trị thứ 4, tế chủ Trần Công Toản (Tức Trần Văn Thành ?);
- Năm Tự Đức 24 (1861), tế chủ Trần Văn Cung cùng cả họ thiết lập trai đàn cầu khẩn. Các bản phổ ký nêu trên đều viết rõ ràng, nhất nhất theo đúng sự thực. Xin phụng biên để lại về sau, không một mảy may sơ suất, để truyền được lâu dài, con cháu có căn cứ xem xét.
(Ngày 10/2/năm Bảo Đại thứ 6 (1931) - người viết gia phả: Hàn Lâm viện đãi chiếu Trần Ngọc Phiên, ký ).

I, BẢN TẤU NĂM THIỆU TRỊ 3 (1843):
Năm Thiệu Trị 3, Tuế thứ Quý Mão, tháng 7 nhuần, ngày mồng sáu, Đại Nam quốc, Nghệ An tỉnh, Anh Sơn phủ, Thanh Chương huyện, Cát Ngạn tổng, Cát Ngạn xã, Đạo Ngạn thôn, Đông Nhất giáp.
Cư phụng Phật tuyên kinh "Cầu Tạng". bảo dương, kiến âm cát đoạn phân dị sự,

Trai chủ, Trần Công Lượng (Công Du), vợ là Thiệu Thị Thiệu, Nguyễn Thị Bàn; Trần Công Cái, vợ là Hoàng Thị Tình; người trong họ là: Nguyễn Thị Danh, Nguyễn Thị Thường, Nguyễn Thị Sum, Trần Công Trứ, Trần Công Thông, Trần Công Củng, Trần Công Doanh, Trần Công Chiêm, Trần Công Dụng, Trần Công Kiểm, Trần Duy Cảnh, Trần Thị Duyên, Trần Thị Nhuyến, Trần Thị Chuyên, Trần Thị Giao, Trần Thị Cảnh, Trần Thị Đạo, Trần Thị Chế, Trần Thị Năm, Trần Thị Bảy, Trần Thị Mười, Trần Thị Đạm, Trần Thị Thụy, Trần Thị Ngoạn, Trần Thị Thủy, Trần Thị Diên, Trần Thị Doanh, Lê Thị Tự, Đặng Đình Hoàng, Hoàng Thị Khuê, Nguyễn Đình Dương, Trần Công Phẩm, Trần Công Tước, Đặng Đình Thạnh, Trần Công Thập, Trần Công Thực, Hoàng Thị Cẩm, Hoàng Thị Tối, Hoàng Thị Điểm. Đồng tộc thống thiết cầu nguyện cho các vong linh vừa mới qua đời:
* Trần Công Tố, nguyên mệnh, sinh năm Mậu Tý, hưởng linh 75 tuổi, thọ chung vào ngày 28/8 năm Nhâm Dần (1842);
* Trần Công Hào, sinh năm Mậu Ngọ, hưởng linh 46 tuổi, tạ thế vào giờ Tuất ngày 28/6 năm Quý Mão (1843);
* Trần Công Lược, tạ thế vào 20/7 năm Quý Mão;
* Trần Thị Giáng, tạ thế 27/3 năm Quý Mão

Ngậm ngùi nhớ tới các vong linh,
Hồn bẩm kí để sinh, mới bảo trăm năm có hẹn;
Nay đâu có phạm, than ôi, nhất chốc vô thường. Tội phúc sao lường, thăng trầm khó đoán.
Hoặc tế tự phép thường khiếm khuyết, tiền duyên nghiệp chướng chưa trừ;
Hoặc trầm luân bọn quỷ thường xâm, lũy kiếp mê đồ chịu khổ.
Muốn cầu cho dương quyến an ninh; cũng dương khẩn cho âm hồn siêu thoát.
Nay cung tiến hương hồn Liệt vị gia tiên bản tộc;
- Cao tổ khảo Trần Công Luận; Tỉ, Nguyễn Thị Ngôn, Nguyễn Thị Thì.
- Tứ đại tổ bá đường, Trần Hộ;
- Tứ đại tổ cô, Trần Thị Nương;
- Tằng tổ khảo, Trần Công Khải; Tỉ, Hoàng Thị Quất, Thứ thất, Phan Thị Thùy.
- Tổ khảo, Trần Công Sơn; Tỉ, Trần Thị Tiệp.
- Hiền khảo, tiền quả cảm tòng quân Chánh đội trưởng phấn lự tráng tiết kiệt trung tướng quân, lĩnh bản tổng cái tổng, Trần quý công, húy Phó, tự Đăng Tiến, thụy Đôn Mẫn phủ quân; Hiển tỉ, Trần chính thất, Nguyễn Thị hàng nhất, húy Ái; Kế thất, Nguyễn Thị, hàng tam, húy Hải.
- Vong huynh, Trần Công Dĩnh;
- Vong tỉ, Trần Thị Sách;
- Vong muội, Trần Thị Thuân;
- Vong đệ, Trần Đức Trạch, Trần Duy Thanh, Nguyễn Thị Thắng, Giản Thị Tựu, Nguyễn Thị Vinh, Trần Công Chiếu;
- Tảo lạc, Trần Công Phường, Trần Thị Can, Trần Công Đỏ, Trần Công Kiệm, Trần Thị Tuyển, Trần Thị Khương, Trần Duy Sắc.
Âm cung đã khuất, dương giới không nghe, muốn cầu mong cho tộc nội an ninh, trước hết cúi đầu sám hối; nguyện cho gia tiên siêu thoát, xin được giải trừ, nay kính dâng lên Tứ phủ vạn linh đỗng thùy giám cách.

II, PHỤNG BIÊN TÍCH SỰ ĐẠI TÔN, TRƯỞNG TỘC TRẦN VĂN THÀNH PHỤNG TỰ

Truyền rằng, Thái thủy tổ họ Trần là người xã An Bái, tỉnh Thanh Hóa, khoảng 3 đến 4 đời chưa rõ, truyền đến
- Thất đại Tổ khảo, Trần Công Luận, mệnh chung vào ngày 29 tháng 8 năm Bính Tý. Mộ tại núi Liêu thôn Bài Thiên;
Tổ tỉ, Nguyễn Thị Ngôn, mệnh chung ngày 12-11 năm Mậu Thân; Mộ tại vườn Cố Hoạt, điếm Thượng Thọ, thôn Bài Thiên, gần vườn mộ cụ Thám hoa họ Nguyễn (tức Thám hoa Nguyễn Ngọc Dật, đậu Tiến sĩ khoa Binh Ngọ Nguyên Hòa 14, năm 1546)
- Lục đại Tổ khảo, Trần Công Khải;
Tổ tỉ, Chính thất, Hoàng Thị Quất,
Thứ thất, Phan Thị Tùy
Liệt vị tiên tổ kể trên do Tộc trưởng Đại tôn phụng tự, Từ đường đặt tại điếm Trung Bài, thôn Bài Thiên, bản xã .

... Trần Công Huề, vợ là Đặng Thị Viết, Lê Thị Tý; Trần Công Hàm, vợ là Đặng Thị Khu, Hoàng Thị Khanh; Trần Công Thường; Trần Công Bân, vợ là Ngô Thị Hòa; Con rể là Nguyễn Thế Đê vợ là Trần Thị Niên; Trần Công Dụng;
Trần Công Toại. vợ là Nguyễn Thị Duyên; Trần Công Cưu, vợ là Nguyễn Thị Nhân. Đồng gia quyến đẳng nhất tâm " Hòa nam bách bái".
Nay tộc nội, nguồn xa chia dòng đã từ lâu. dòng họ thịnh đại không bằng như trước, cúi xin bày tỏ lòng trần, ngẩng mong ánh mắt sáng suốt của Nhà Phật
" Bảo các trang nghiêm, thanh hư diệu/ nhập thần chi kính;
Kim tinh biểu hiện, giác ngộ khai/ xuất thế chi môn.
Ý nhị thần phi, phân phân úc úc;
Tâm đăng dạ bính, tích tích hoàng hoàng/
Khai siển:
Vô già tắc pháp luân diệu chuyển từ bi;
Bất sát tắc giác lộ hoằng thông ứng hiện.
Như lai thiền định, lập thoát:
Sắc thị không, không thị sắc, tượng pháp thần biến hóa chi cơ;
Tâm tức Phật, Phật tức tâm tinh thành hữu cảm thông chi lý.
Ngôn niệm Bản tộc:
Tiền gian hưng thịnh, lịch thế hào cương.
Phú thọ đa nam, hảo nhã hà sa chi cảnh phúc;
Bình di hảo đức, trường lưu y bát chi chân truyền.
Môn hộ địa hưng, tự tại viên quang chi địa;
Tử tôn phùng cát, như lai hoan hỉ chi viên.
Mỗi vị thiện căn chi tài thực, di thâm nhi phúc quả chi đoàn viên;
Hữu đãi cự nãi tinh di vật hoán, ngật chi kim nhật tước nguyệt bác tiệm, bất như cổ.
Đường ngạc lan nha thử đệ, nhưng tịch mịch kỳ chân hương;
Đồng chi quất cán cao đê, cự điêu thương kỳ nhân quả.
Tuế tuế tùng sinh tật bệnh, án bôi chi tứ liêu nhiên;
Niên niên gian phát ai ca, phong chúc chi bi lũ hỹ...
Đốn như tư,
Hoặc giả oan khiên túc thế, trùng hàm bi khổ ải ba đào;
Vị ngạn chướng ngại tiền duyên, trường bão hận mê đồ chi kinh cức''.

Đại ý là:
Bảo các trang nghiêm, gương thần thánh/ thấu khí thiêng trời đất;
Kim tinh biếu hiện, cửa thế gian/ soi trí sáng trăng sao.
Ý nhị/ ngày vui / hương thơm phảng phất;
Tâm đăng/ đêm rạng/ ánh sáng ngời ngời.
Cửa mở:
Không che, phép luân hồi diệu chuyển từ bi;
Bất sát '*', đường giác ngộ huyền thông ứng hiện.
Phật Tổ Như Lai thiền định
Sắc là không/ không là sắc, tượng pháp thần/ biến hóa linh cơ;
Tâm tức Phật/ Phật tức tâm, tinh thành hữu/ cảm thông thiên lý.
Nghĩ họ tới ta, thủa trước đời đời hưng vượng:
Một thời phú thọ đa nam;
Mấy độ phúc bền phận tốt.
Dòng dõi nối đời vui;
Cháu con vào vận tốt.
Thế nhưng, vật đổi sao dời, cho tới nay ( thời điểm lập đàn chay - năm Thiệu Trị 3-1843) tình cảnh có dấu hiệu ngày một hao dần, không được vượng như xưa. Năm nào con cháu trong họ cũng sinh bệnh tật, tang tóc.
Vậy có sự oan khiên nào đây, mắt trần chưa tỏ?
Nay lập đàn xin được cứu, vượt qua khỏi chốn gai góc đường mê.
Cúi xin cung tiến:
- Cao cao cao cao Tổ khảo, Trần Công Phát và Tổ tỉ;
- Cao cao cao Tổ khảo, Trần Công Nương và Tổ tỉ Bùi Thị Gia;
Phụ tiến ngoại tổ:
* Cao cao cao tổ khảo Bùi Nhẫm; Tổ tỉ, Nguyễn Thị Duy, Nguyễn Thị Lịch.
- Vong bá, Trần Hộ;
- Vong cô, Trần Thị Nương.
- Cao cao Tổ khảo Trần Công Hồi; Tổ tỉ, Nguyễn Thị Vệ; các con: Trần Thị Quy, Trần Thị Định, Trần Thị Thìn; Rể: Nguyễn Văn Nhiêu, Trần Tuấn, Lê Duy Đặc.
- Cao Tổ khảo, Trần Công Luận; Tổ tỉ, Nguyễn Thị Ngôn.
Cao Tổ khảo Trần Công Luận sinh năm Tân Mão, hưởng linh 46 tuổi. Tháng 8 năm Bính Tý bị nhiễm bệnh tại kinh, đến ngày 29 mệnh chung. Mộ tã xứ Núi Treo, thôn Bài Thiên; (tr16)
Cao Tổ tỉ Nguyễn Thị Ngôn sinh năm Mậu Thân, hưởng linh 73 tuổi. Mệnh chung ngày 12/11 Mậu Thân. Mộ tại vườn Cố Hoạt, điếm Thượng Thọ, thôn Bài Thiên; các con: Trần Công Cần, Trần Công Lâu, Trần Công Phẩm và vợ là Nguyễn Thị Liễn; Rể, Nguyễn Thế Thiêm cùng vợ là Trần Thị Thông.
- Tẳng Tổ khảo Trần Công Cẩn vợ là Nguyễn Thị Bài cùng các con: Trần Công Du, Trần Công Oánh, Trần Công Tặng, Trần Thị Dục, Trần Thị Tiếng; Rể, Trần Duy Nhưng, Trần Thị Phô; Giản Viết Khâm và vợ là Trần Thị Sân; Trần Công Thuận vợ là Giản Thi Gia; Các con: Trần Công Nhượng, vợ, Nguyễn Thị Đảnh; Rể, Nguyễn Văn Chinh vợ Trần Thị Bằng; Hoàng Công Cảnh, vợ, Trần Thị Biện; Các cháu: Trần Công Niệm, Trần Công Câu, Trần Công Ánh, Trần Công Đường; Các Chắt: Trần Công Dy, Trần Công Toàn, Trần Thị Hiền, Trần Thị Đức, Trần Thị Chuyên, Trần Thị Giới.
- Hiển Tổ khảo, Trần Công Tuynh; Tổ tỉ, Nguyễn Thị Lễ; các con: Trần Công Triệt, Trần Công Quách, Trần Công Đỏ, Trần Thị Đào, Trần Thị Lệnh; Nguyễn Thế Quyên, Hoàng Đình Khuyến.
Phụ tiến, ngoại tổ: Cao Tổ khảo, Nguyễn Bá Lập và bà Bùi Thị Nhiêu; Tằng tổ khảo, Nguyễn Bá Bình bà Nguyễn Thị Lân.
- Hiển khảo, Trần Công Giáp và chính thất Nguyễn Thị, kế thất Trần Thị Khương; các con: Trần Công Đỏ, Trần Thị Truy; Rể: Lê Trình, Đặng Đình Huy; các cháu: Trần Công Xán, Trần Công Diệu, Trần Thị Lệ; Tảo lạc: Trần Công Đỏ, Trần Công Đinh, Trần Công Đãi.
- Cao Tổ khảo, Trần Công Khải, tỉ, Hoàng Thị Quất chính thất, Phan Thị Tùy kế thất.
- Tằng Tổ khảo, Trần Công Sơn, tỉ, Nguyễn Thị Tiệp.
- Tổ khảo, Trần Công Cầm, tỉ, Nguyễn Thị Uyển.
- Hiển khảo, Trần Công Phó, tiền quả cảm tòng quân, chánh đội trưởng cơ/ phấn lực tráng tiết/ kiệt trung tướng quân/ lịch hành chánh tổng/ Trần Quý Công huy phó, thụy Đôn Mẫn phủ quân;
Tỉ, chính thất Nguyễn Thị Ái; kế thất, Nguyễn Thị Hải.
- Tổ khảo, Trần Công Phái, tỉ, Nguyễn Thị Mại;
Cô: Trần Thị Khương, Trần Thị Nghĩa, Trần Thị Bích, Trần Thị Lâm, Trần Thị Đích.
- Hiển khảo Trần Công Hội, Tỉ, Nguyễn Thị Tuế; Cô: Trần Thị Đầu, Trần Thị Lựu, Trần Thị Thiệu; Trần Văn Sáng, Trần Thị Chước, Trần Công Vinh, Nguyễn Thị Thịnh, Trần Công Ham, Trần Công Cù, Trần Công Đức, Trần Thị Quệ, Trần Thị Đỏ.
- Hiển khảo Trần Công Kim;
- Hiển khảo Trần Công Tố, tỉ, Nguyễn Thị Thắng, Giản Thị Tựu; Chính thất, Nguyễn Thị Thoát; Thiếp, Nguyễn Thị Vinh.
- Hiển khảo, Trần Đức Trạch.
- Tổ khảo, Trần Công Quang.
- Hiển khảo Trần Duy Thanh.
- Hiển khảo Trần Công Chiếu.
- Hiển khảo Trần Công Lược; Trần Duy Tây, vợ là Trần Thị Oánh; Hoàng Đình Huân vợ là Trần Thị Thức, Trần Công Dĩnh, Nguyễn Thị Sách, Trần Thị Thuân, Trần Công Bàng, Trần Công Kiệm, Trần Công Đỏ - 1, Trần Công Đỏ - 2, Trần Công Đỏ - 3, Trần Công Dực, Trần Duy Sắc, Trần Thị Ngoạn, Trần Thị Can, Trần Thị Oanh, Trần Thị Hảo, Trần Thị Tuyến, Trần Thị Khương, Trần Thị Phùng.
- Thứ, Tằng Tổ khảo, Trần Đăng Úc, tỉ, Hoàng Thị Chính.
Tổ khảo, Trần Công Huy, tỉ, Nguyễn Thị Duy.
- Thứ, Hiển khảo, Trần Công Tất, tỉ, Nguyễn Thị Đóa; thiếp, Nguyễn Thị Ngôi.
- Thứ, Hiển khảo Trần Công Lan, tỉ, Đặng Thị Thử.
- Thứ, Hiển khảo Trần Công Biền, tỉ, Hoàng Thị Thái
- Thứ, Hiển khảo Trần Công Tâm, tỉ, Hoàng Thị Huấn.
- Thứ, Hiển khảo Trần Công Lượng.
- Thứ, Hiển khảo Trần Công Ngang.
- Thứ, Hiển khảo Trần Công Dung nhị lang chân linh.
- Tằng Tổ cô Nguyễn Thị Nguyệt.
- Tằng tổ thúc Trần Công Đỏ.
- Tổ thúc: Trần Công Trữ, Trần Công Nợi.
- Tổ cô: Trần Thị Trắc, Trần Thị ĐỎ, Trần Thị Hoán, Trần Thị Đỏ -2, Trần Thị Xán, Trần Thị Nhuận, Trần Thị Nghĩa, Trần Công Chuyên, Trần Thị Nguyên, Trần Công Hưng, Trần Công Ngạn, Trần Công Đỏ, Trần Thị Luyến, Trần Thị Quệ, Trần Công Đỏ, Trần Thị Cao, Trần Thị Đào, Trần Thị Triện, Trần Công Đỏ; Tảo sa, Trần Công Địch, Trần Thị Nữ.
- Thứ, Tằng Tổ khảo Trần Công Truyền, tỉ, Nguyễn Thị Tín.
- Tổ khảo, Trần Công Thiện, tỉ, Nguyễn Thị Thích.
- Hiển khảo Trần Công Sum, tỉ, Nguyễn Thị Phi; Trần Công Kỳ, tỉ, Nguyễn Thị năng.
- Tổ cô Trần Thị Đỏ, Vong cô Trần Thị Đỏ, Trần Công Duệ, Trần Công Long, Trần Công Quản, Trần Thị Đỏ, Trần Công Đỏ, Trần Thị Đỏ.
- Thứ, Tằng Tổ khảo Trần Công Giai, tỉ, Nguyễn Thị Phức, Đặng Thị Hoan; Trần Công Toán, tỉ, Đặng Thị Bài, Trần Công Túc.
- Tổ khảo Trần Công Hiên, tỉ, Hoàng Thị Biểu; Trần Công Nghi, tỉ, Ngô Thị Tâm; Trần Công Khiêu, tỉ, Nguyễn Thị Sùng; Trần Công Sâm, Trần Công Công, Trần Công Tra.
- Tổ khảo Trần Công Ta, tỉ, Nguyễn Thị Uông.
- Hiển khảo Trần Công Bát, tỉ, Nguyễn Thị Phạn
Phổ cập tảo sa tảo lạc nam nữ đẳng chư hương hồn cùng phụ hưởng ' chén rượu cầu siêu ' theo về cõi phúc.
Hôm nay ngày tốt, tới nơi đất Phật, lập đàn cầu siêu, tụng kinh hành lễ, cầu cho, về phần âm tiên linh siêu thoát, về phần dương con cháu họ hàng an vui. Trải 3 đêm đạo tràng cầu nguyện, đến kỳ mãn lễ, cúi xin
Thập phương chiêu giám, Tam bảo chứng minh, đem lòng từ bi cứu nhân độ thế.

III. PHỤNG BIÊN BẢN TỘC TIỂU THỨ CHI

Tự Đức năm thứ 24 (1871), ngày 20 tháng 4 năm Tân Mùi
lập trai đàn phổ ký.

Chủ tế Trần Văn Cung, vợ là Giản Thị Háo, con trai là Trần Văn Bàng phụng tự; Trần Văn Phẩm, vợ, Bùi Thị Đường; Trần Văn Cơ, vợ, Mai Thị Quán; Người trong họ : Nguyễn Thị Thủy, Lê Thị Chữ; Trần Văn Tước, vợ, Đặng Thị Toản; Trần Văn Tuần, vợ, Nguyễn Thị Truy; Trần Văn Bảng, Trần Thị Duyên, Trần Thị Nhuyến, Trần Thị Chuyên, Trần Thị Kính; Cháu là Trần Thị Thác, Trần Thị Từ, Trần Thị Bính, Trần Thị Thùy, Trần Thị Biểu, Trần Thị Viện, Trần Thị Mai, Trần Thị Liễu, Trần Thị Hạnh, Trần Thị Lý cùng cả họ tỏ lòng thành kính.
Hôm nay ngày tháng năm cúi xin Tòa Sen chiếu giám cho Tín chủ cùng anh em họ hàng, từ năm trước tới nay đương bị hung thần trùng tang nhiễu hại, trong họ bất an. Xin thư,
Vong Trần Công Doanh, nguyên mệnh sinh năm Kỷ Mão, hưởng thu sương 43 tuổi, tạ thế vào năm 19-8 năm Tân Dậu; Vong Trần Thị Đỏ; Vong Trần Công Vị sinh năm GIáp Dần, hưởng xuân quang 11 tuổi, chết ngày 29-8 năm Ất Sửu; Vong Thiều Thị Quận sinh năm Kỷ Mùi, hưởng kỳ dy 68 tuổi, mệnh chung ngày 19-4 năm Bính Dần; Vong Trần Công Thông sinh năm Bính Tý, hưởng kỳ dy 52 tuổi, tạ thế ngày 05-9 năm Đinh Mão; Vong Trần Thị Đỏ, sinh năm Mậu Thìn, chết ngày 03-5 năm Mậu Thìn; Vong Nguyễn Thị THường, sinh năm Bính Dần, hưởng thu sương 64 tuổi, mệnh chung ngày 26-9 năm Kỷ Tỵ; Vong Trần Công Cảnh, nguyên mệnh sinh năm Tân Tỵ, hưởng 49 tuổi, mệnh chung ngày 28-10 năm Kỷ Tỵ; Vong Trần Thị Thái nguyên mệnh sinh năm Ất Sửu, hưởng đào hoa 5 tuổi, mệnh chung ngày 07-11 năm Kỷ Tỵ; Tảo lạc,Trần Thị Đỏ; Vong, Trần Văn Cương, nguyên mệnh sinh năm Canh Ngọ, hưởng nhụy hoa 2 tuổi, chết ngày 08-3 năm Tân Mùi; Vong Trần Văn Định nguyên mệnh sinh năm Đinh Mão, hưởng đào hoa 5 tuổi, chết ngày 23-3 năm Tân Mùi.
Hôm nay vào ngày tốt mùa hạ, trai chủ mời thầy tăng Đạo Chân tới nơi Đất Phật thiết đàn " Tam giới cầu yên" để đoạn trừ hung thần trùng tang, làm lễ sám hối, nhờ Phật lực tẩy trừ tội chướng, cho vong linh siêu sinh tịnh độ. Cầu cho gia quyến tai qua nạn khỏi, mắt thấy tai nghe những điều tốt đẹp vui mừng.
Nay kính xin bày tỏ tấm lòng thành kính Đức Phật Tổ Như Lai Đại Từ Dại Bi... phục nguyện " Tam bảo chứng minh, Vạn linh giám cách để cho:
"Lục đạo hữu tình chi vi mệnh, cô mộc phùng xuân
Vạn kiếp vô lượng chi tội căn, nhiệt thang ốc tuyết". Có nghĩa là:
Sáu con đường ( Đường của nhà Trời, Đường của Loài người, Đưởng của nhà Phật, Đường của quỷ, Đường của súc sinh, Đường xuống địa ngục) có tình thương với những số mệnh nhỏ nhoi, dẫn dắt theo con đường sáng, được tươi tỉnh như cây khô gặp trận mưa xuân; Muôn kiếp không vướn mắc tội căn như nước nóng ấm phá tan băng tuyết.
Và xin cung tiến:
- Hiển Tổ khảo, tiền quả cảm tòng quân chánh đội trưởng cơ Phấn lực Tráng tiết Kiệt trung tướng quân, lịch hành Chánh Cai tổng, Trần quý công tự Đăng Tiến, húy Phó, thụy Đôn Mẫn phủ quân;
Tổ tỉ, Tràn chính thất, Nguyễn Thị Ái nhu nhân; Kế thất Nguyễn Thị hàng tam, hiệu Từ Thục nhụ nhân.
- Hiển khảo Trần Quý Công, tự Công Lượng phủ quân; Hiển tỉ, Trần kế thất Nguyễn Thị Quang hiệu Từ Thục nhụ nhân.
- Hiển khảo Trần Quý Công tự Duy Thanh phủ quân;
- Vong bá Trần Công Dĩnh;
- Vong cô Trần Thị Sách;
- Vong cô Trần Thi Thuân.
- Các hương hồn tảo lạc Trần Công Phường, Trần Thị Can, Trần Công Đỏ, Trần Công Kiệm, Trần Công Đỏ, Trần Công Dực, Trần Thị Tuyển, Trần Thị Khương, Trần Duy Sắc, Trần Công Sưởng, Trần Công Tuấn, Trần Thị Bé, Trần Công Đỏ...cùng nhân dịp tốt này qua bên bờ giác ngộ, chiêm ngượng ánh Từ quang, đội ơn Phật Tổ.
Cẩn ý dĩ văn ( kính cẩn tâu lên)

IV. PHỤNG BIÊN CHI PHÁI TIỂU TÔN:
Tiểu tôn chi phái truyền 5 đời, từ Cao Tổ khảo tiên linh húy Phó đến Tằng Tổ khảo tiên linh húy Du tự Công Lượng, thì biệt lập Từ đường phụng tự. Bắt đầu từ năm Tân Tỵ, Minh Mệnh thứ 2 (1821), nền móng ' từ đường lợp tranh' được đặt tại xứ Bãi Cồn, điếm An Miếu, địa phận thôn Đạo Ngạn. Thời, Hiển Tổ khảo tiên linh, húy Thông, tự Thiện Thuật vẫn để nguyên như cũ. Đến đời Hiển khảo tiên linh, sinh thời vốn chăm việc nhà nông, gia tư đủ dùng... lại nghiêm khắc phấn chí với việc học, đã mời thầy về dạy con, ngày đêm chăm chú học hành nên người. Tới năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894), ngài xuất tiền của sửa sang, lợp ngói từ đường. Trong đó phải kể tới công nội trợ cua Bà.
Sau đây là húy hiệu kỵ mộ của liệt vị tiên linh thuộc chi phái Tiểu tôn, nhất nhất chép đầy đủ để cháu con được rõ.

* Hiển Cao Tổ khảo, tiền Quả cảm tòng quân Chánh độ trường Phấn lực Tráng tiết Kiệt trung tướng quân, sung bản tổng Chánh cai tổng Trần quý công tự Đăng Tiến, húy Phó, còn có tên là Công Phụ, thụy Đôn Mẫn phủ quân. Sinh năm Quý Hợi. Thọ 70 tuổi. Mệnh chung vào giờ Ngọ, ngày 13-4 năm Nhâm Thân. Mộ tại xứ Bãi Cồn.
- Hiển Cao Tổ tỉ, tiền tòng phu chức, Trần công chính thất, Nguyễn Thị hàng nhất, húy Ái, hiệu Từ Thái nhụ nhân. Mệnh chung vào giờ Ngọ ngày 08-11. Mộ xứ Bàu Lâm, hiệu Mương Con Cá, gần mộ Hiển khảo.
Hiển Cao Tổ khảo tỉ do Tằng Tổ Thông lại Trần Công Lượng phụng tự.
- Hiển Cao Tổ tỉ, kế thất, tiền tòng phu chức, Nguyễn Thị hàng tam, húy Hải, hiệu Từ Thục nhụ nhân. Mệnh chung vào giờ Ngọc ngày 19-10 năm Đinh Mùi. Mộ tại xứ Cồn Bãi, gần mộ Cụ Ông.
Cao Tổ khảo tỉ sinh hạ 5 trai 5 gái:
5 trai gồm:
1. Đường bá Tổ khảo, tiền cai xã, Trần nhất lang húy Tố, con bà Cả;
Bá Tổ tỉ, Gian Thị Tựu, người Thổ Sơn, sinh 1 trai:
Trần Công Trứ; Công Trứ sinh 1 gái là Trần Thị Nguyên, gả Hồ Sĩ Xuyến, không rõ ngày kỵ, mộ xứ Hồ Sơn.
2. Trần Công Du, tự Lượng, bản huyện thông lại, con bà Kế.
3. Trần Công Di, tự Đàm, bản huyện đề lại, con bà Kế. Vợ là Nguyễn Thị Danh. Do Trần Văn Đạt từ tự, Trần Văn Tuy, kế tự.
4. Trần Công Cái, tự Quang, cai tổng. Vợ là Hoàng Thị Tình, người cùng giáp. Do Trần Văn Quát ( hoặc Hoạt) thừa tự; Trần Văn Mưu, kế tự.
5. Trần Công Thanh, thông huyện. Vợ là Nguyễn Thị Thường, người thôn Nhân Hậu, bản phủ. Do Trần Văn Cơ thừa tự; Trần Văn Phác, kế tự.
Ngụ cư tại thôn Phong Thịnh, xã La Mạc.
5 gái gồm:
1. Nguyễn Thị Phô, con bà Cả, gả Trần Duy Dư, bản xã. Do Trần Duy Phạn thừa tự.
2. Trần Thị Thích, con bà Cả, gả về Văn Ba. Do Lượng Xứng thừa tự.
3. Trần Thị Sách, con bà Kế.
4. Trần Thị Thuân, con bà Kế, tảo một.
5. Trần Thị Súc, gả Nguyễn Đức, người Thổ Sơn. Do Nguyễn Đức Hạnh thừa tự.

* Tằng Tổ khảo, tiền hương trung kỳ lão, lịch thụ thuộc nha thông lại bản huyện, kiêm bản xã sắc Cai xã Trần quí công, húy Du, tự Công Lượng, thụy Chất Trực phủ quân. Mệnh chung vào giờ Ngọ ngày 25-7. Mộ Cửa đình Triều Sơn, đất của Trần THành.
- Tằng Tổ tỉ, tiền tòng phu chức.
Chính thất, Nguyễn Thị hàng nhị, húy Quang, hiệu Từ Thục nhụ nhân. Mệnh chung giờ Ngọ ngày 03-9. Mộ Cửa đình Triều Sơn.
Bà hai, Thiều Thị Triệu, sinh 1 trai, 3 gái.
Bà ba, bà Cục, sinh 2 gái. Mộ tại thôn Khoa Trường xã Lương Trường.
Bà tư, Nguyễn Thị Cánh, sinh 1 gái, gả về thôn Nhân Hậu, Đặng Sơn Tằng Tổ khảo tỉ sinh hạ:
1. Trần Công THông, con bà cả, tự Thiện Thuật, phó lý trưởng. Vợ là Nguyễn Thị Thủy, người họ Nguyễn THế. Do Trần Văn Phẩm phụng tự; Nguyễn Thế Thiềm, ngoại gia từ đường, kế tự.
2, Trần Công Cung, con bà hai. Do Trần Văn Bảng thừa tự, Trần Văn Tấn kế tự.
Con gái:
1. Trần Thị Duyên, gả Bùi Gia Sử, Thổ Sơn. Bùi Gia Diễm thừa tự, Bùi Gia Huệ kế tự.
2. Trần Thị Nhu, gả Mai Thung, Thổ Sơn.
3. Trần Thị Chuyên, gả làm thiếp suất đội Nguyễn Sĩ Hoạt, Thổ Sơn.
4. Trần Thị CUông, con bà ba, sinh Trần Thị Xuân, gả Nguyễn Kim Thự sinh Nguyễn Kim Bản, Khoa Trường, Lương Trường, huyện lị Thanh Chương.
5. Trần Thị GIao.

* Hiển khả, tiền Thập lý hầu kiêm văn hội, chỉ thụ phó lý trưởng văn bằng, Trần lĩnh đường nhất lang húy Thông, tự Thiện Thuật, thụy Chất Trực phủ quân. Kị: Mộ xứ Cồn Bãi.
- Hiển tổ tỉ, tiền tòng phu chức, Trần Công chính thất, Nguyễn Thị hàng nhị, húy Thủy, hiệu Thuần Túy nhụ nhân. Bà sinh năm Đinh Sử, mệnh chung ngày 12-6 năm Đinh Dậu. Mộ xứ Triều Sơn
Hiển khảo tỉ sinh 4 trai, 2 gái:
1. Trần Văn Phẩm, vợ là Bùi Thị Đường.
2. Trần Văn Tước, vợ là Đặng Thị Toản, Bài Sơn. Trần Văn Thơi thừa tự.
3. Trần Văn Tuần, vợ là Hoàng Thị Chuy, người Văn Ba. Trần Văng Giảng thừa tự.
4. Trần Văn Vĩ, tảo một. Kị 13-8. Mộ xứ Triều Sơn.
Con gái:
- Trần Thị Thước gả Nguyễn Thế Sung, Thổ Sơn. Nguyễn Thế Các thừa tự.
- Trần Thị Từ, gả Giản Tư Phố, Thổ Sơn, cựu lý tronwgr. Giản Tư Cát phụng tự.

* Hiển khảo, bản tỏng ngoại úy phó tổng Trần Trường Khanh, húy phẩm, tự Tiết tư, tề hương trung kỳ lão, thụy Chất Trực phủ quân. Sinh năm Mậu Tuất. Thọ 80 tuổi. Mệnh chung ngày 13-12 năm Đinh Tỵ. Mộ xứ Bàu Lâm.
Do trưởng nam Đãi chiếu Trần Ngọc Phiên phụng tự.
- Hiển tỉ, bản tổng ngoại úy phó tổng, húy Đường, Bùi Thị hàng ngũ, tề hương trung kỳ lão, hiệu Từ Thuận nhụ nhân. Sinh năm Kỷ Hợi. Thọ 82 tuổi. Mệnh chung ngày 29-9 năm Canh Thân. Mộ xứ Triều Sơn..
Bà Cả, sinh:
1, Trưởng nam, Trần Ngọc Phiên;
2, Thứ nam, Trần Ngọc Quyên
- Trưởng nữ, Trần Thị Thùy, gả Nguyễn Hoàng Nghi, Văn Ba, sinh Nguyễn Hoàng Y, Nguyễn Hoàng Hòa...
- Thứ nữ, Trần Thị Bưởi, gả Nguyễn Đức Mậu, người Thuận Lý, sinh Nguyễn Đức Mỹ...
- Tảo một: Trần Thị Thái, kị: 04-12; Trần Thị Hợi, kị: 20-10; Trần Văn Cương, kị: 07-03; Trần Văn Kiền, kị: 10-03.
- Bà hai, Giản Thị Hợp. Kị: 15-02. Sinh 1 trai là Trần Văn Thành, tảo một.
- Bà ba, Nguyễn Thị Kiệt, người thôn Văn Ba. Kị: 22-02
Bà ba sinh 2 trai:
1, Trần Văn Quơn
2, Trần Văn Quân.
Chi phái biệt lập từ đường, chánh Cửu Đội trưởng Trần Văn Quơn phụng tự, cháu là Trần Văn Phú kế tự.
* Tiền khóa sinh dự bản thôn văn hội chỉ thụ bản xã Trưởng Nho, Trần nhất lang, húy Văn Diên, tự Văn Huyên, còn có tự Ngọc Nhuận, thụy Cần Hậu chi linh. Vợ là bà Trần Thị Bện, con gái Tú tài Trần Khuyến người Đức Nhuận. Thân huynh qua đời, sau sinh 1 gái cũng chết, đều táng tại xứ Linh Anh. Bà chị về nhà cải giá.

* Trưởng nam, Trần Ngọc Phiên, con bà Cả, Tú tài khoa Quý Mão ( 1903); Năm Khải Định thứ 10 (1925), mông thụ Hàn lâm viện đãi chiếu.
* Thứ nam, Trần Ngọc Quyên, con bà cả, sinh năm Giáp Thân. Vợ là bà Nguyễn Thị Cảnh, trưởng nữ của ông Nguyễn Văn Hanh, người thôn Mậu Tài, xã Đại Đồng.
* Thứ ba, Trần Ngọc Quơn, con bà Ba. Năm Duy Tân thứ 8, tòng binh; Năm Bảo Đại thứ 6 (1931) về hưu, mông thụ chánh cửu phẩm.
Vợ là bà Nguyễn Thị Ngu con gái ông Nguyễn Đức Thành, người Thổ Sơn. Sinh 3 trai 1 gái:
- Trần Văn Phú
- Trần Văn Đương.
- Trần Văn Vinh
* Thứ tư, Trần Văn Quân, vợ là Nguyễn Thị Thân, người Văn Ba sinh 1 trai 1 gái

Trần Ngọc Phiên sinh năm Tân Tỵ. Năm Thành Thái 15, trúng Tú tài khoa Quý Mão (1903), đứng vào hàng thứ 11. Đến năm Khải Định thứ 9, thừa dịp Hoàng thượng ' Tứ tuần đại khánh', theo lệ đã định: văn khoa, võ mục, chức sắc, ai ngoài 40 tuổi; cựu binh lâu năm ngoài 70, đều được thăng thụ phẩm hàm.
Ngày 17 tháng 5 năm Khải Định thứ 10 ( 1925), thăng thụ Hàn lâm viễn đãi chiếu.
Bà Nguyễn Thị Hiến, người thôn Nam Sơn, xã Thanh La, tổng Võ Liệt, con gái út của Cử nhân Nguyễn Đức Lai, đậu khoa Mậu Dần Tự Đức (1878), thăng thụ Huấn đạo huyện Hòa Vang, tỉnh quảng Nam.
Ông bà sinh hạ:
1, Trần Ngọc Toại.
2, Trần Ngọc Thúy.
3, Trần Ngọc Uyển.
4, Trần Ngọc Nhuyến.
5, Trần Ngọc Liêu.
6, Trần Thị Lộc.
7, Trần Ngọc Khầm.
Ngày giờ tháng năm sinh của anh em ông Ngọc Toại, ghi rõ sau đây:
1, Ngọc Toại, sinh giờ Ất Mùi, ngày 09 - ngày Tân Dậu - hành Mộc - sao Liễu - trực Mãn, tháng 6 - kiến Kỷ Mùi, năm Quý Mão, niên hiệu Thành Thái 15 (1903);
2. Ngọc Thúy, sau đổi tên là Hướng, sinh giờ Quý Sửu, ngày 13- ngày Dậu Tý- hành Hỏa- sao Hư- trực Định, tháng 6 - kiến Kỷ Mùi, năm Bính Ngọ, Thành Thái 18 (1906);
3. Ngọc Uyển, sau đổi là Thiều, sinh giờ Nhân Ngọ, ngày 29- ngày Ất Tỵ - hành Hỏa- sao Liễu - trực Chấp, tháng 10 - kiến Ất Hợi, Năm Kỷ Dậu, Duy Tân 3 ( 1909);
4. Ngọc Nhuyến, sinh giờ Hợi, ngày 23- ngày Tân Hợi- hành Kim - sao Mão, trực Kiến, tháng 10- kiến Tân Hợi, năm Nhâm Tý, Duy Tân 6 (1912);
5. Ngọc Liểu, sinh giờ Tân Hợi, ngày 22- ngày Giáp Ngọ- hành Kim - sao Vị - trực Thành, tháng 9 - kiến Mậu TUất, năm Ất Mão, Duy Tân 9 (1915)
6. Thị Lộc, sinh giờ Dậu, ngày 01 - ngày Ất Mão- hành Thủy- sao Tỉnh- trực Nguy, tháng 8- kiến Tân Dậu, năm Mậu Ngọ, Khải Định 3 (1918);
7. Ngọc Liêm, sinh giờ Mão, ngày 15- ngày Nhâm Tý- hành Mộc- sao Quỳ- trực Trừ, tháng 10 - kiến Kỷ Hợi, năm Bính Dần, Bảo Đại 1 (1926)

V. PHỤNG BIÊN PHẦN MỘ GIA TIÊN:

VI. PHỤNG BIÊN GIA TIÊN HÚY NHẬT:

- Cao Tổ khảo, giờ Ngọ ngày 13 tháng 4.
- Cao Tổ tỉ, chính thất, giờ ngọ ngày 08 tháng 11
- Cao Tổ tỉ, Kế thất, giờ Ngọ ngày 19 tháng 10 ( Hợp cúng giỗ Trần Thị Hởi, ngày 20)
- Trần Công Tố, Giản Thị Tựu, Trần Công Trứ, Trần Thị Ngươn đều vào ngày 28 tháng 8 ( Đến ngày 05 tháng 9 kính tế)
- Tằng Tổ khảo, giờ Ngọ ngày 25 tháng 7.
- Tằng Tổ tỉ, ngày 03 tháng 9, đến giờ Ngọ ngày 05 tháng 9, hợp tế
- Tổ khảo, giờ Ngọ ngày 05 tháng 9
- Tổ tỉ, giờ Ngọ ngày 20 tháng 6
- Hiển khảo, giờ Ngọ ngày 13 tháng 12
- Hiển tỉ, giờ Ngọ ngày 19 tháng 9
- Trần Văn Vĩ, ngày 30 tháng 8. Đến ngày 05 - 9 hợp tế cùng ngày kị Tổ khảo. Hợp biên húy nhật.
- Tổ cô Trần Thị Sách, Trần Thị Thuân: 1 vào ngày 07-02, 1 vào ngày 01-05, hợp tế vào ngày Đoan Ngọ, 05-05
Các vong linh con của Hiển khảo ti:
- Trần Thị Tần, 04-11 hợp vào ngày 08-11, ngày kị Cao Tổ tỉ chính thất;
- Trần Thị Hởi, 20-10 hợp vào ngày 19-10, ngày kị Cao Tổ ti kế thất.
- Trần Thị Liễu, 07-11 hợp vào ngày 08-11, ngày kị Cao Tổ khảo chính thất;
- Trần Văn Cương, 07-03 và Trần Văn Kiền, 08-03, cúng vào ngày Đoan Ngọ;
- Trần Văn Huyên cùng con gái vừa mới sinh đã mất, kị cùng ngày 20-7;
Các con của Trần Ngọc Toại chết yểu: Trần Văn Đỏ, chết ngày 01-05; Trần Thị Đỏ, chết ngày 23-7 và 1 Trần Văn Đỏ nữa, chết ngày 14-03, cả 3 vong cùng cúng ngày Đoan Ngọ.

VII. PHỤNG BIÊN LỊCH ĐẠI ĐẾ VƯƠNG CỦA NƯỚC VIỆT NAM
Tư liệu ' Biên niên sử Việt Nam' được chép vào ngày 10 tháng 3 năm Duy Tân thứ 2 (1908) gồm các trang từ tr 61 đến tr 72.
Ở trang 72, 2 dòng cuối, ghi chép bổ sung các sự kiện:
1. ' Lịch đại đế vương' đến năm Ất Sửu (1925) là năm Khải Định thứ 10;
2. Về ngày quốc tang vua Khải Định băng hà:
" Ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu, tức ngày 06-11-1925, vào hồi 5 giờ 01 phút vua Khải Định băng hà. Ngày làm lễ thành phục, Bộ thần sức cho quan lại các tỉnh, phủ, huyền từ Tú Tài, Cử Nhân, Văn Võ bá quan kể cả số đã nghỉ hưu về quê quán đều phải chịu tang phục".
Hết quyển.

Có 1 bài tựa Giia phổ cũng rất hay (không rõ tác giả, thấy trong di cảo của cụ Trần Ngọc Liểu- đời thứ 9.5), bài này thường được trích dùng trong văn cúng ngày giỗ tổ 15/giêng hàng năm. Xin chép lại để mọi người xem:

Cây xum xuê nhờ cội vững, sông mênh mông bởi nguồn sâu, cột đức bền lâu, nền nhân dày dặn; có ngày nay vì có ngày xưa, có con cháu bởi nhờ tiên tổ.
Trên vì tiền nhân tôn tộc, dưới vì con cháu dài lâu mà ghi lại nguồn gốc, đó là một việc không thể không làm.
Kính nhờ tổ tiên ta trước kia là những đấng nhân hậu, hào nhã, môn phong giàu đức, hệ thống giàu nhân, truyền đến ngày nay, nét cao hạnh còn chói chói.
Ta đây nối dòng tiên tổ, kế nghiệp ông cha, trải đã nhiều năm, nằm gai nếm mật, thêm cảm ơn sâu người xưa mà tấm lòng tưởng vọng, không một giờ bỏ lảng.
Trộm nhớ người xưa có câu rằng: "Duy tang dự tử, tất cung kính chi", nghĩa là: "Cây dâu cây thị của ông cha đã trồng cũng phải cung kính".
Lại có câu: "Hồ mạ tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi", nghĩa là: "Con ngựa Hồ bị đem về trung nguyên, mỗi khi gặp gió bắc thì thét lên vì nhớ quê hương; con chim Việt nhớ đất mẹ mà làm tổ ở cành phương nam".
Ôi! Loài điểu thú mà còn biết nhớ nguồn mến cội, huống chi người ta há lại không quan hoài khi nhắc đến nguồn gốc ông cha hay sao!
Nay chúng ta lần theo nguồn gốc mà phả lại những sự thực của tổ tiên, qua những hiểu biết của các bậc lão thành trong gia tộc, soạn ra bản phổ ký này, phàm các việc trong bản này hoàn toàn là sự thật, không mảy may sai thất, ngõ hầu con cháu ngày sau đời đời nhớ công đức tổ tiên.
Đọc bản gia phổ này mong rằng có ích cho đức thuật và tâm thuật, cột nghĩa càng vững, nền nhân càng dày, con cháu càng đông, công tích càng nhiều, làm rạng danh tiên tổ thì có phải là niềm kính yêu thực tế nhất không!
Con cháu chúng ta mỗi khi nghiên cứu bản này phải có một tấm lòng thành kính, cảm kích nhớ ơn, thì tự nhiên hồn thơm của Tổ tiên như phảng phất, như truyền phán, như huấn dụ, do đó mà con cháu trong họ nhân phẩm càng cao, môn phong càng đẹp, hạnh phúc nhờ đó mà đến, yên vui hưng thịnh nhờ đó càng lên cao, có phải là hợp với đạo đức và mong ước của người xưa chăng! (Bản ghi ngày 10/2/1971).

Gia Phả TRẦN CÔNG - CÁT VĂN - CHI 2
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc TRẦN CÔNG - CÁT VĂN - CHI 2.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc TRẦN CÔNG - CÁT VĂN - CHI 2
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.