ÐỨC TUY LÝ VƯƠNG MIÊN TRINH
Ông có tên là Khôn Chương và Quý Trọng, hiệu Trình Phổ và Vĩ Dạ, là con thứ 11 của Ðức Thánh Tổ, mẹ là Tiệp Dư Lê Thị Áị Ông sinh này 19 tháng 12 năm Kỹ Mão (03/02/1820) .
Thuỏ nhỏ Ông thông minh đĩnh ngộ, lúc 7 tuổI được dạy học Hiếu Kinh thì Ông đã thuộc lòng khiến mọi ngườI kinh lạ, thật ra từ lúc 4 tuổi Ông đã được mẹ truyền khẩu mà còn nhớ mãi không quên .
Ông rất hiếu học nên được vua cha rất thương yêu . Có lúc Ông bị bệnh, Vua bãi triều ở Văn Minh Ðiện, tự thân đến thăm hỏi . Ðó là chuyện rất hiếm thấy ,việc nầy có ghi trong Thương Sơn cung từ :
Bất thị Miên Trinh kim đới bệnh,
Thử gian hà xứ đắc thiên hương .
(Miên Trinh chẳng bệnh hôm nay,
Hương trời lan đến chốn nào trong cung ?)
Lúc lớn lên Ông học rộng, giỏi văn chương và nhất là có tài về thơ . Năm Kỹ Hợi, (1839) Ông được phong là Tuy Quốc Công , cho lập phủ riêng . Phủ của Ông ở cạnh Phủ Tùng Quốc Công nên thường ngày cùng nhau xướng họa , lại cùng mời các anh em đến thưởng thức thi phú .
Khi mẹ bị bệnh, Ông được vào Dưỡng- Chính Ðường để hầu hạ , sớm khuya chẳng lúc nào trể nãi , mọi ngườI đều khen là chí hiếu . Năm Ðinh Mùi , (1847), Ông xây Phủ riêng ở Vĩ Dạ ,rước Mẹ về phụng dưỡng .
Năm Tân Hợi (1851), Vua Dực Tông cho thiết lập Tôn Học Ðường để dạy các công tử, công tôn và giao cho Ông trông coi . Năm Nhâm Tý, (1852), vào dịp Tết phụng họa thơ của Vua, Ông có câu thơ được Vua khuyên son và xem là chí tình :
Ngự lê , tiên quật phân hoài tụ ,
Qui di huyên đường hữu lão thân .
(Quả quít,trái lê thu trong áo ,
Mong sớm mang về biếu mẫu thân . )
Năm Giáp Dần (1854) Ông được tân phong là Tuy Lý Công .
Năm Mậu Ngọ (1958), nhân sinh nhật thứ 40 của Ông, Vua có tặng câu đối :
Văn chất kiêm ưu, công kham đương thử,
Hiếu từ đại lạc , ngã diệc tự chi
(Rực rỡ văn đức, Ông nên nhận lấy,
Mừng vui từ hiếu , ta cũng giống thay )
Năm Ất-Sửu (1865) Vua khiến Ông kiêm nhiếp Tôn Nhân Phủ Hửu Tôn Nhân , Ông lấy cớ chịu tang Mẹ mà từ chối song không được. Năm Tân Mùi thăng Tôn Nhân Phủ Tã Tôn Nhân .
Năm Mậu Thìn, nhân mừng Ngủ Tuần Ðại Khánh, Ông được phong là Tuy Lý Quận Vương . Năm Nhâm Ngọ, (1882) Ông được thăng làm Tôn Nhân Phủ Hửu Tôn
Chính . Năm Quý Mùi (1883) Vua Dực Tông mất để di chiếu cho Ông cùng với Thọ Xuân Vương giúp đở việc nước .Năm Kỹ Sửu (1889) Thành Thái nguyên niên nhân cử phụ thần, Ông vì tuổi cao đức trọng được cử làm Ðệ Nhất Phụ Chính Thân Thần kiêm nhiếp Tôn Nhân Phủ Tã Tôn Chính . Năm Giáp Ngọ (1894), Ông được thăng là Tuy Lý Vương .
Năm Ðinh Dậu (1897) vì tuổi già Ông xin thôi việc ở Tôn Nhân Phủ. Chẳng bao lâu Ông bị bệnh, con cháu cho mời Thầy đến trị bệnh, thì Ông bảo :
Ta lúc trẽ cùng vớI anh em bàn chuyện thọ của ngườI xưa, có người mong được sống như Lảo Tử hoặc Bành Tổ, ta cười nói mong như thế thì quá nhiều , ta chỉ mong sống như Thích Ca thì quá đủ,nay đã được thì còn ham gì nữa .
Ông mất ngày 24 tháng 10 năm Ðinh Dậu (18/11/1897),hưởng thọ 79 tuổi .Nghe tin Ông mất Vua rất thương xót, ban thụy là Ðoan Cung, cấp 1000 quan lo việc tang .Tẫm Ông ở Dương Xuân, (Hương Thũy, Thừa Thiên), nhà Thờ ở Vĩ Dạ .
Ông tính tình chân thật, ham mê sách vở, vui với việc học, nỗi danh về thơ . Thám Hoa Nguyển Ðức Ðạt trong bài tựa Vi Dạ Thi Tập có viết : Cái học của Vương thuần thục nên thoát ra lời tao nhã, có hơi của Hà Giang, Trần Tư đời Hán, mà không thiếu giọng của Xương Lê
Các tác phẫm của Ông gồm Vĩ Dã Hợp Tập, gồm cã thơ lẫn văn, tất cã 11 cuốn . Ông cũng nỗI tiếng về thơ Nôm, ngoài những bài xướng họa được lưu truyền, Ông còn có những tác phẫm như Nữ Phạm Diễn Nghĩa, Nghinh Tường Khúc .
Ông có 77 ngườI con trai và 37 ngườI con gái .Con của Ông như Nguyển Phúc Hồng Nhĩ ban đầu làm Ðiễn Bạ , sau tập tước Công, sung chức Tôn Nhân Phủ Tã Tôn Khanh rồI cãi làm Tham Tri Bộ Lễ. Ông và con cháu mở ra phòng 11 thuộc đệ nhị chính hệ và được ngự chế ban cho bộ Thảo để đặt tên cho con cháu trong Phòng ./.
(Trích Nguyển Phước Tộc Thế Phã do nhà Xuất Bản Thuận Hóa Huế 1995)