Người trong gia đình |
Tên |
NGUYỄN PHƯỚC MIÊN TÔNG VUA THIỆU TRỊ (Nam) |
|
Tên thường |
|
Tên Tự |
THIỆU TRỊ |
Là con thứ |
1 |
Ngày sinh |
16/6/1807 |
Thụy hiệu |
Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế |
|
Hưởng thọ: |
40 |
|
Ngày mất |
4/11/1847 - 27/9 Al |
|
Nơi an táng |
lăng của Ngài hiệu Xương Lăng, táng tại núi Thuận Đạo, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. |
|
Sự nghiệp, công đức, ghi chú |
Trị vì 6 năm (1841 - 1847)
Ngài là Hoàng Tử Trưởng của Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế Minh Mạng.
Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế đức tánh thuần hoà, ham chuộng văn chương thi phú. Ngài lên ngôi lãnh quốc chính chưa được bao lâu thì lâm bệnh. Vì vậy các định chế pháp luật, hành chánh, học hiệu, điền địa và binh bị đều áp dụng theo các định lệ của tiền triệu, mà chưa có sự canh cải hoặc tu chính.
Ngài mới nhiếp chính thì gặp phải sự gây hấn của hải quân Pháp do tướng Jean Cécille cử đại tá Angustin Lapierre với chiến hạm Gloire và trung tá Rigault de Genouilly với chiến hạm Victorieuse vào cửa biển Đà Nẳng (3/1847) yêu cầu ký kết hiệp thương việc hành giảng Gia tô giáo của các Thừa sai. Sự kiện này mở đầu "đường nối ngoại giao pháo hạm" của thực dân Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm lược về sau này.
Sau thời gian lâm bệnh, Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế băng hà năm 1847.
Tôn thờ Ngài tại Hữu Nhất Án tại Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.
Hoàng Hậu của Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế:
- Nghi Thiên Chương Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, huý là Phạm Thị Hằng, con Ngài Lễ bộ thương thư Phạm Đăng Hưng.
Lăng của Thái Hoàng Thái Hậu phía tả điện Xương Lăng tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.
Thái Hoàng Thái Hậu được tôn thờ tại Hữu Nhất Án tại Thái Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.
Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế có 29 Hoàng Tử và 35 Công Chúa.
- Hoàng Tử:
1 Hồng Bảo, An Phong Quận Vương
2 Hồng Nhậm, sau này là Vua Tự Đức
3 Hồng Phố, Thái Thạnh Quận Vương
4 Hồng Y, Thoại Thái Vương
5 Hồng Kiệm
6 Hồng Tố, Hoằng Trị Vương
7 Hồng Truyền, Vĩnh Quận Công 8 Hồng Hưu, Gia Hưng Vương
9 Hồng Kháng, Phong Lộc Quận Công
10 Hồng Kiện, An Phước Quận Vương
11 Hồng Thiệu
12 Hồng Phò, Tuy Hoà Quận Vương
13 Hồng Bàng
14 Hồng Sâm
15 Hồng Trước
16 Hồng Nghi, Hương Sơn Quận Công
17 Hồng Thi
18 Hồng Tiệp, Mỹ Lộc Quận Công
19 Tảo thương
20 Hồng Hy
21 Hồng Cơ
22 Hồng Trù
23 Hồng Đình, Kỳ Phong Quận Công
24 Tảo thương
25 Hồng Diêu, Phú Lương Quận Công
26 Hồng Cai, Thuần Nghị Kiến Thái Vương
27 Tảo thương
28 Hồng Nghê
29 Hồng Dật, Văn Lãng Quận Công, tức Vua Hiệp Hoà
|
|
Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình |
Tên |
PHẠM THỊ HẰNG (Nữ) |
|
Tên thường |
|
Tên tự |
Nguyệt |
Ngày sinh |
1810 |
Thụy hiệu |
HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ |
|
Hưởng thọ |
92 |
|
Ngày mất |
5/4 Tân Sửu 1901 |
|
Sự nghiệp, công đức, ghi chú |
- Nghi Thiên Chương Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, huý là Phạm Thị Hằng, con Ngài Lễ bộ thương thư Phạm Đăng Hưng.
Lăng của Thái Hoàng Thái Hậu phía tả điện Xương Lăng tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.
Thái Hoàng Thái Hậu được tôn thờ tại Hữu Nhất Án tại Thái Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.
Hoàng Thái Hậu TỪ DŨ (1810-1901) tức là Bà Phạm Thị Hằng tự Nguyệt (theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức viết Phạm Thị Hàng tự Hào), người Huyện Tân Hòa, Tỉnh Gò Công. Con quan Lễ Bộ Thượng Thơ Phạm Đăng Hưng. Bà là người hiền thục, đoan trang nên được Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu tuyển vào cung làm vợ cho Hoàng Tử Miêng Tông tức vua Thiệu Trị sau này. Bà sinh được hai Công Chúa và một Hoàng Tử là Hồng Nhậm tức vua Tự Đức sau này. Bà sống qua 10 đời vua, kể từ Gia Long là thời gian Bà chào đời cho đến lúc băng hà năm 1901 đời vua Thành Thái năm thứ 13. Một Bà Hoàng đã chứng kiến nhiều sự việc lịch sử xảy ra trong cung đình cũng như trên đất nước.
Bà là người có nhiều ảnh hưởng đối với các vua : Thiệu Trị, Tự Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi. Trong số các phi tần, Bà được Hoàng Tử Miên Tông khi lên ngôi vua, phong làm Chánh Phi và được phép ngồi phía sau bức màn nghe những lời vua bàn bạc với các Quan Đại Thần. Ngoài việc giúp vua về chánh trị, Bà còn trông nom sắp đặt mọi việc trong cung với tư cách một nữ quan cao cấp. Bà rất nhân từ với các phi tần dưới quyền, không bao giờ ganh tỵ hay đố kỵ và thương yêu con của các phi tần khác như chính con của Bà, nên vua Thiệu Trị thường ban lời khen ngợi. Theo sách "Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện" thì trước khi băng hà, vua Thiệu Trị đã nói với các đại thần : Quí Phi là nguyên phối của Trẫm, công, dung, ngôn, hạnh rất mực đoan trang, phước đức hiển minh, sau này con cháu ắt hưởng phúc dài lâu, lại tận tụy giúp Trẫm trong bảy năm cầm quyền. Ý Trẫm muốn sắc lập Hoàng Hậu cho chính vị trong cung, nhưng tiếc thay chưa kịp. Vì vậy, năm 1848 vua Tự Đức làm lễ tấn tôn Bà là HoàngThái Hậu. Bà Từ Dũ Hoàng Thái Hậu mất ngày mùng năm, tháng tư năm Tân Sửu (1901), năm Thành Thái thú 13, thọ 93 tuổi. Bà được an táng bên phải lăng vua Thiệu Trị (Bệnh viện sản khoa ở đường Cống Quỳnh Sàigòn được đặt tên Từ Dũ là để ghi nhớ công đức của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ Đúng ra tên hiệu của Bà là Từ Dụ, theo nghĩa chữ Hán là Nhân từ và Độ lượng. Nhưng về sau, không hiểu do một sự lầm lẫn nào đó, người ta viết chữ Dụ thành Dũ và trở thành thói quen không thay đổi ?). |
Tên |
TRƯƠNG THỊ THỤY (Nữ) |
|
Tên thường |
|
Tên tự |
Cửu Giai Tài Nh |
Ngày sinh |
giờ Hợi 5/ |
Thụy hiệu |
THỤC THUẬN PHỦ THIẾP CHI VỊ |
|
Hưởng thọ |
85 |
|
Ngày mất |
26/2 Giáp Ngọ 1894 |
|
Nơi an táng |
An Lăng , Huế |
|
Sự nghiệp, công đức, ghi chú |
Hạ sanh: Hồng Phú |
Tên |
NGUYỄN ĐỨC THỊ HUYÊN (Nữ) |
|
Tên thường |
|
Tên tự |
|
Ngày sinh |
1816 |
Thụy hiệu |
|
|
Hưởng thọ |
75 |
|
Ngày mất |
1892 |
|
Sự nghiệp, công đức, ghi chú |
Hạ sanh:
Nguyễn Phước Thể Nhi
(Công chúa thứ 18)
Ngài Hường Diêu (Hoàng tử thứ 25)
22/5 Kỷ Tỵ - 3/6 Kỷ Sửu |
|