Ông Thủy Tổ họ tộc Nguyễn-Ðức Kỳ-Lam, Ðiện-Thọ, Ðiện-Bàn Quảng Nam Việt Nam tên là NGUYỄN SĨ VỆ. Mặc dù tộc họ Nguyễn Ðức đã lập gia phả từ năm Gia-Long thứ 17 (1819) nhưng cho đến nay là năm 2009 không có ghi chép thêm nào về ngày tháng năm sinh, tử và những dử kiện khác về vị Tiền Hiền và không có tên Bà Thủy Tổ.
Ðầu thế kỷ thứ 20, khi lập gia phả có giả thuyết rằng Ông từ miền Thanh-Hóa vào Nam gồm 3 anh em lập ra 3 tộc Nguyễn đình (Kỳ-Lam), Nguyễn Ðức tộc và Nguyễn Ðình tộc ở Nông sơn có nguồn gốc từ Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Theo liên hệ nầy thì ba vị Tiền Hiền vào miền trung Trung Việt Nam vào thời nhà Hồ (1401-1407) Ðến khoảng thập niên 90 của thế kỷ 20, tộc làm bổ sung gia phả và điều tra thêm về những tin tức liên quan đến nguồn gốc trên đây của các vị tiền hiền các tộc. Tại Cầu Hải huyện Nga-Sơn tỉnh Thanh Hóa, không xác định được bằng chứng về phổ hệ, tên cha đích thực, lý do và thời gian di chuyển vào miền Quảng Nam, cùng sự liên hệ của 3 vị tiền hiền cùng một cha mẹ. Do đó giả thuyết trên coi như không xác nhận đuợc những nhu cầu cần chứng minh.
Tiếp tục điều tra bởi Ông Nguyễn Công Huân (TH 12) đước biết miền bắc có hơn 40 họ Nguyễn-Sĩ ở rải rác từ Nghệ-An trở ra các tỉnh Bắc Việt. Hằng năm những tộc Nguyễn Sĩ ở miền Bắc và bắc Trung Việt có đại hội. Cuộc điều tra tiếp tục không tìm được tên họ Cụ Nguyễn Sĩ Vệ và Cụ Nguyễn Sĩ Võ trong nhiều gia phả của các tộc Nguyễn Sĩ nầy. Tìm hiểu về thời kỳ nào Ông Thủy Tổ đến lập nghiệp tại Kỳ Lam Quảng Nam ta có thể suy luận về khoảng thời gian sinh sản của 17 thế hệ đã sinh sống cho đến nay. Theo các nhà phả học thì mỗi thế hệ là 23,5 năm. Căn cứ vào lịch sử Ông Thủy Tổ Nguyễn Sĩ Vệ có thể đã vào Nam khoảng những năm 1660 từ đất Nghệ An là năm chúa Nguyễn Phúc Trăn đem quân ra đánh chúa Trịnh, đã dừng quân ở 7 huyện thuộc tỉnh Nghệ-An thâu nhận binh sỉ và dân đinh đưa vào lập nghiệp ở miền Trung nước Việt. Ðây là một cuộc chiến dài nhất trong 7 cuộc chiến thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài 5 năm (1655 -1660). Cách suy luận nầy có thể hiểu đươc.