GIA

PHẢ

TỘC

Trịnh
(Hiện
mang
họ
Trần...)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ

Trong hoàn cảnh đổi họ của gia tộc ta, nếu suy luận từ căn cứ là 4 bài vị trên bàn thờ Tổ, chúng ta chỉ có thể nhìn nhận là Cụ Cao Tổ mang họ Trịnh, con cháu chúng ta mang họ Trần và cũng chưa thể xác định chính xác trong 2 họ Trịnh & Trần, họ nào là họ gốc. Biết đâu có thể trước khi Cụ Thuỷ Tổ Trịnh Duyên Xuyên  nhà ta lại mang họ Trần và đã đổi sang họ Trịnh vào thời điểm họ Trịnh hưng thịnh, quyền thế? Và sau khi họ Trịnh thất thế, các Cụ lại đổi lại về họ Trần?. 


Như vậy, tuy chưa có cơ sở nào để xác định chính xác vị trí của Cụ Cao Tổ khảo Trịnh Duyên Xuyên của gia đình nhà ta ở chi nào, nhánh nào trong cây phả hệ của gia tộc họ Trịnh, nhưng có một điều không thể phủ nhận được là Cụ Cao Tổ khảo (bảy đời - Thất tổ) dòng họ gia đình ta mang họ Trịnh.


Sau đây, chúng ta sẽ viết về nguồn gốc các Cụ Thuỷ Tổ theo thứ tự từ Họ của Cụ Cao Tổ (Họ Trịnh) trước, họ Trần sau:


 


I/ NGUỒN GỐC THUỶ TỔ HỌ TRỊNH  


 


 Bàn về gốc tổ họ Trịnh: Sử sách đều ghi gốc tổ ở Thanh Hoá. Điều này phù hợp với chính sử và với các tư liệu khác như bia, câu đối, các loại sách, lời truyền miệng. Vùng quê tổ họ Trịnh gồm bốn làng cổ: Kẻ Nưa, Thuỷ Chú, Sóc Sơn,Hổ Bái. Bốn làng này là quê, nơi sinh sống của tất cả các tổ họ Trịnh, từ cụ tổ đầu dòng cách 6-8 thế kỷ hoặc xa hơn. Ngày nay đó là năm thôn: Cổ Định, Vân Đô, Giang Đông, Bồng Thượng, Hổ Bái, vẫn nằm trên địa bàn cũ. 


 Phả họ Trịnh ghi đủ thế thứ liên tục đến nay, từ thời cổ nhất là cụ tước hầu và Trịnh Thậm là tổ năm đời bà Trịnh Thị Ngọc Thương, mẹ vua Lê Thái Tổ. Như vậy phả liên tục có hệ thống của họ Trịnh bắt đầu từ thế kỷ XIII lúc triều Trần thay triều Lý.Từ đó nhiều bộ phả tiếp theo cho phép dựng lại hệ phả họ Trịnh có sáu dòng lâu đời biểu thị bằng cây phả họ Trịnh, gồm có sáu cành, mỗi cành dài từ 6-8 thế kỷ và một chùm các nhánh nhỏ dưới 5 thế kỷ hiện đang tiếp tục nối mạng gia phả.


 Sáu dòng lâu dời họ Trịnh nước ta như sau:


 1.Dòng Trịnh Khắc Phục ở Thuỷ Chú-Vân Đô,ghi tộc phả từ đầu thế kỷ XIII


 2.Dòng Trịnh Khả ở Giang Đông và Cự Đà-Tả Thanh Oai,ghi tộc phả từ giữa thế kỷ XIV


 3.Dòng Trịnh Kiểm tức dòng chúa, ở Sóc Sơn-Biện Thượng nay thuộc xã Vĩnh Hùng,ghi tộc phả từ giữa thế kỷ XIV


 4.Dòng Trịnh Cảnh Khuất ở Hổ Bái ghi tộc phả từ đầu thế kỷ XV


 5.Dòng Trịnh Phúc Tâm ở làng Cói Thái Đường nay là xã Mai Lâm, ghi tộc phả từ giữa thế kỷ XV


 6.Dòng Trịnh Minh Triết ở làng gốm, ghi tộc phả từ nửa sau thế kỷ X


     Theo "Họ Trịnh & Thăng Long" - xb năm 2008, Trang 43: "Đầu thế kỷ XVII, có một dòng đến lập cư ở làng Đại Tráng thuộc thị xã BẮc Ninh ngày nay. Dòng này là hậu duệ Sùng nghĩa vương Trịnh Kiều (mất sớm), con trưởng chúa Trịnh Tráng. Sau có một nhánh từ Đại Tráng tách đi huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Lại có người hoạt động cách mạng giải phóng ở Miền Nam, nay có một nhánh ở Tây Nguyên." (Ngưòi cung cấp phả liệu ở Đại Tráng là cụ Nguyễn Văn Khoan)... Cũng trong sách này, tại trang 47: " Hậu duệ chúa Trịnh Bồng lập cư ở nhiều tỉnh quanh đô. Khi quân Tây Sơn ra Bắc (1786), côn quận công Trịnh Bồng lánh về huyện Chương Đức, nơi đó ngày nay là các làng Thượng Quất, Hạ Quất và vùng lân cận, thuộc Mỹ Đức tỉnh Hà Tây. Ở đó nay có đông đảo hậu duệ con một bà thứ và còn nhiều dấu vết cũ như tên đất khi Trịnh Bồng về lập trại, dựng nhà, xây nhà thờ v.v. Ở lánh vài tháng rồi ngài ra Thăng Long, được vua Lê phong là Yến Đô Vương. Vương cùng tướng tá và các con lớn đem quân chuyển sang Kinh Bắc, gần vùng quê bà vợ cả. Bị Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân đánh liên tiếp, vương đi Hải Dương rồi lại về Kinh Bắc, lên Lạng Sơn. Ngày nay có hậu duệ ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Có một nhánh tách đi vào miền Trung, nay ở thành phố Thanh Hoá. (Thông tin trên đây lấy từ phả & tư liệu khác của ông Trịnh Huấn, cụ Trịnh Như Nghê, và các chi họ ở làng Thương, làng Thổ Hà)"...  


     ...Thế kỷ XI - Từ triều Lý sang triều Trần, nước ta mới có Ngọc phả, Ngọc điệp... Trong Vương phả, tại trang đầu tiên, Chúa Trịnh đã ghi Trịnh Ra ở trang đầu của Vương phả, nay ta gọi Trịnh Ra là "một cụ tổ" cũng là điều có thể được chấp nhận được. Đại vương Trịnh Ra vốn là quan lang, làm tù trưởng ở Thiên Vực, nhà ngài ổ xứ Long Xá, quê ngoại ở làng Đức Chiêu. Các địa danh này đều thuộc lộ Vĩnh Ninh ngày nay là huyện Vĩnh Lộc và tập trung vào vùng Sóc Sơn - Biện Thượng lịch sử (quê Chúa Trịnh), nay là xã Vĩnh Hùng và các vùng lân cận. Đền thờ chính của Ngài từ trước đến nay là Nghè Vẹt ổ thôn Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng. Tại đó bài vị thờ Ngài được đặt giữa các bài vị thờ 12 Chúa Trịnh. Nghè Vẹt và các tiền thân của nó đã tồn tại nhiều thế kỷ và đã được Nhà nước ta xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia. Đại vương Trịnh Ra là người thông Minh mẫn tiệp và nhân hậu, giúp nước giúp dân, được nhiều làng thờ, nhiều triều đại sắc phong...  


                                              


                                                                      


II/ NGUỒN GỐC THUỶ TỔ HỌ TRẦN


 


Tiểu sử


Theo gia phả họ Trần, thủy tổ Trần Quốc Kinh dời đến ở hương Tức Mạc (Nam Định - Thái Bình), lấy vợ sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh còn Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ. Như vậy Trần Thủ Độ là cháu của Trần Lý, em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh.


Sự nghiệp


Họ Trần bắt đầu tham gia chính sự từ sau loạn Quách Bốc năm 1209 - 1210 thời Lý Cao Tông vì có công dẹp loạn và tôn phò thái tử Lý Sảm. Lý Sảm lên nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Quyền hành họ Trần ban đầu trong tay Trần Tự Khánh.


Là em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ đồng thời là võ tướng dưới quyền Trần Tự Khánh đánh dẹp các lực lượng nổi dậy cát cứ cuối thời Lý. Năm 1213, Trần Thủ Độ theo Tự Khánh đánh kinh đô Thăng Long và thắng trận, sau đó lại đánh thắng hai tướng cát cứ ở vùng Hồng châu là Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi trong lúc trên đường đi trấn nhậm Lạng ải.


Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ thực sự là người thay thế nắm quyền trong triều. Đối với nhà Lý, ông tỏ ra còn cứng rắn hơn Trần Tự Khánh.


Năm 1224, ông được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ. Vua Huệ Tông và vợ, tức chị họ ông, là Trần Thị Dung chỉ có 1 con gái tên là Phật Kim, được phong là công chúa Chiêu Thánh. Ông ép Huệ Tông bỏ ngôi lên làm thái thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim, tức là Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới lên 7 tuổi.


Sau đó ông đưa con Trần Thừa là Trần Cảnh (sau này là Trần Thái Tông), mới 8 tuổi, vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để chuyển ngai vàng sang họ Trần vào cuối năm 1225. Nhà Trần thay nhà Lý bởi tay Trần Thủ Độ. Thượng hoàng Huệ Tông bị ép đi tu, truất làm sư Huệ Quang.


Nhà Trần thành lập, ông được phong là Thống quốc thái sư, lo toan mọi việc cho triều đình nhà Trần.


Để củng cố quyền lực nhà Trần, ông đánh dẹp các sứ quân Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng bên ngoài, sắp xếp quan lại trong triều. Ông giết vua nhà Lý là Lý Huệ Tông và thủ tiêu nhiều tôn thất nhà Lý [2], bắt những người sống sót đổi sang họ Nguyễn và một số họ khác để trừ tuyệt hậu hoạ.


 



 


 


Gia Phả Trịnh (Hiện mang họ Trần...)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Trịnh (Hiện mang họ Trần...).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Trịnh (Hiện mang họ Trần...)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.