CỤ TỔ CAO MINH TRIẾT
(Tức cụ Lý Triết)
- Cụ tổ Cao Minh Triết sinh năm 1836, Cụ mồ côi và từ đâu đến chúng ta không được biết, chỉ biết rằng cụ phiêu bạt từ mạn Kinh Bắc đến và được họ Quản nhận làm con nuôi. (Cụ có chị ruột là cụ Nghĩa, cụ Nghĩa có con là ông Đám Tửu).
- Cụ là nhà nho, dạy học tại Cải Đan (nay là làng Cải Đan thuộc Huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên). ỏ Tổng Huê Cầu, Phủ Tế Giang, Kinh Bắc có bà Mười quen biết với cụ là vợ quan Tuần Phủ, bắt cụ về quê làm Lý Trưởng (do đó có tên gọi Lý Triết)
- Cụ có 2 người vợ:
+ Chánh thất: Hoàng Thị Khải là con gái lớn của cụ Hiển tổ Hoàng Quý Công húy Viết Lệ ( Hoàng Đình Lệ - mất ngày 28/8 âm lịch, hiện ăn táng tại xứ Mả Ngừ, Nghĩa trang Xuân Cầu. Có các con là ... sinh ra ông Hoàng Nông, Hoàng Giã ở xóm Phúc Thọ, Xuân Cầu). Bà sinh được một con trai đặt tên là Cao Tế (sinh năm 1884). Cụ bà mất năm 1891
+ Kế Thất: Tô thị ... là cô ông Tô Tiến (ông Tiến có các con là Tân, Nghinh, Cựu) ở xóm Tam Kỳ, Xuân Cầu. Bà sinh được một con gái đặt tên là Cao Thị Nhình (mất khi còn nhỏ). bà cụ mất năm ...
- Cụ Cao Triết mất năm 1892, khi cụ hơn 50 tuổi.
Cụ Lý Triết rất được các môn sinh kính trọng - Theo cụ Cao Thế Khải nhớ lại: khi cụ còn nhỏ, ngày giỗ ông (tức giỗ cụ Lý Triết) thường có các môn sinh từ tận Cải Đan về cúng tế. Có một lần những môn sinh từ Thái Nguyên đi ngựa về mang theo cả vũ khi (súng) nên Chánh Tổng đem lính đến khám xét, gia đình phải đem súng dấu dưới bể nước.Cụ có một ngôi nhà gỗ 5 gian lợp ngói ta trên khu đất diện tích hơn 1 sào đất tại thôn Tam Kỳ. Năm 1952 (trong thời điểm khi Huê Cầu là vùng tề ) nhà Cụ thường là cơ sở của du kích hội họp ( do ông Cao Vanh thời đó là bí thư chi bộ huyện Văn Giang thường xuyên đưa cán bộ về tá túc trong hầm nhà) ngôi nhà bị Pháp bắn cháy bằng pháo Mocchie, sau đó ông Vanh hy sinh (trong một lần họp chi bộ tại ấp Tây đen bị địch phát hiện vây bắt ông chạy theo sông Năm xã đến đoạn làng Bạc thị bị Pháp bắn chết), hòa bình lập lại ông Cao Xuân Cát làm nhà trên đất này ở đến năm 2014 thì ông Cao Hữu bán toàn bộ cho gia đình họ Tô (chi Tô Ký) là láng giềng gần bên cạnh, chỉ còn lại một bể đá do cụ Cao Triết mua trong thời gian cụ làm lý trưởng (giai đoạn những năm 50 của thế kỷ XIX, bể bằng đá nguyên khối đục bằng tay, chi tiết các vân đá thể hiện thuộc trường phái thời Lê). Hiện bể đá đã được chuyển về nhà ông trưởng họ Cao Đắc Lãng, nơi được xác định là Từ đường chi họ Cao (Minh Triết).