CÔNG ĐỨC HUY HOÀNG LƯU THẾ PHẢ ,
KHOA DANH XÁN LẠN CHÁNH TÔNG ĐƯỜNG.
....
Những đôi câu đối được treo một nơi trang nghiêm trong nhà thờ họ tộc Nguyễn Đình nhằm mục đích tôn vinh tổ tiên-tiền nhân và giáo dục con cháu học-hành tiến bộ, hướng tới tương lai.... Vì yêu mến quê hương-đất nước, vì yêu thương giống nòi-dòng họ, vì muốn tôn vinh sự nghiệp của Tổ tiên-Ông bà... Biết bao chữ VÌ thúc bách, con cháu động viên, tự xét thấy mình tài sơ trí thiển, nhưng là điều ước mơ khát vọng to lớn lâu nay, nay phải cố gắng hết sức vận động trí óc, sưu tầm tư liệu, tài liệu để viết lên quyển GIA PHẢ tộc NGUYỄN ĐÌNH (Nghệ-Tĩnh) này hầu mong truyền cho thế hệ mai sau.
- Thuỷ Tổ của dòng họ Nguyễn Đình là ngài Nguyễn Hợp, vốn quê ở làng Cường Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, dời nhà đến sống làng Thượng Xá (Cửa-Lò), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (thời đó, các địa danh này đều thuộc huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, Hoan châu cũ) làm nghề chài lưới, nấu muối độ nhật. Sau khi truyền nghề cho con, Ngài xuống tóc đi tu ở chùa Kim tự (tên Nôm gọi là chùa Vàng), với thiền hiệu là Pháp Đăng . ( Có tài liệu lại cho rằng : sau thờ gian sống ở Thượng xá, Ngài trở về Cường Gián sống với người con trai đầu là Nguyễn Khai rồi qua đời tại chính quán .Từ lâu vẫn chưa rõ ngày mất của cụ …).
Đức ông Nguyễn Hội ( sau này cải thành Nguyễn Đình Hội ) nối nghiệp cha truyền , chăm chỉ làm việc để nuôi gia đình và các con trai của Ngài là Phiêu Kỵ Thượng tướng quân Nguyễn Biện ( Hy sinh trong trận đánh về Tây đô - 1425 ) và Long Hổ Thượng tướng quân Nguyễn Xý ( 1397-1465 ) đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam sơn do Bình-định vương Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo rồi trở thành những KHAI QUỐC CÔNG THẦN của nhà Hậu – Lê. Các cháu nội của ngài gồm 16 nam và 8 nữ : 7 người làm quan giữ trọng trách dưới triều Hồng Đức của vua Lê-Thánh-tôn, 8 người làm tướng thống lãnh các đạo quân trấn giữ các vùng trọng yếu của nước Đại-Việt ta lúc bấy giờ… Còn 8 nữ đều được gả về làm dâu các họ tộc lớn hồi đó….
Thế tổ đời thứ nhất gồm có 02 người:
+ Bá tổ: Thái phó-Nghiêm Quận Công Nguyễn Biên, có vợ nhưng không rõ Ngài có truyền nhân hay không...???.
+ Tiên tổ: Hiển Uy Chính Nghị Anh Liệt TRUNG TRINH ĐẠI VƯƠNG Nguyễn Xý, con của Ngài có 16 nam và 8 nữ. Các cháu, chắt, chút, chít, chiu ...của Ngài thì nhiều vô kể. Ngài cũng có tên trong số Lịch Đại Đế Vương được tôn thờ ở Huế thuộc cung bên trái của các đời vua.... Nói riêng trong phạm vi gia tộc, quả thật trên ngài còn có nhiều thế hệ tiền bối, ít ra là có tổ phụ Nguyễn Hợp, , thân phụ Nguyễn Hội, huynh trưởng Nguyển Biên nhưng cả dòng họ từ bao đời nay đã suy tôn Ngài là vị Tổ của mình , bởi lẽ chính Ngài , với sự nghiệp hiển hách phi thường , với đạo đức rực sáng như ngọn lủa – rât đúng với cái tên của mình ( theo nghĩa chữ XÝ ) – đã làm đẹp tổ tiên và vẻ vang cho dòng họ. Tuổi nhỏ đã sớm mồ côi cha mẹ, nhưng nhờ có lòng yêu nước sâu sắc, chí căm thù giặc ngoại xâm cao độ, tinh thần tự rèn luyện bản thân mà trở thành một dũng tướng của phong trào khởi nghĩa Lam sơn.
Mùa xuân năm mậu tuất (1418), Đức tô chỉ huy đội thiết đột ( tương tự bộ đội đặc biệt tinh nhuệ hay còn gọi là đặc công bây giờ ) tham gia khởi nghĩa Lam sơn dưới cờ của Bình định vương Lê Lợi , càng chiến đấu càng tỏ ra kiệt xuất, càng lập nhiều chiến công hiển hách ...
Phong trào khởi nghĩa Lam sơn đại thắng không chỉ cứu đất nước ta thoát khỏi nạn ngoại xâm lầm than đau khổ , mà còn đưa đất nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng nặng nề ở thời hậu Trần, để đất nước đi vào một giai đoạn mới phát triển cao hơn trước ở nhiều phuơng diện khác nhau như : mở mang bờ cõi, xây dựng kinh tế, tổ chức xã hội , nâng cao văn hoá ..v..v..
Việc Đức tổ sau khi đã tham gia đánh giặc ngoại xâm với bao chiến công vĩ đại như: Bồ đằng, Trà lân, Tốt động, Chúc động, Xương giang, Bình than, Cần trạm, Chi lăng ..., lại đem nhiệt huyết và tài năng phục vụ 4 triều vua trong 37 năm liên tục là : Lê Thái tô, Lê Thái tông, Lê Nhân tông, Lê Thánh tông, không chỉ là nghĩa vụ của một tôi thần đối với một vương triều phong kiến mà trước hết là sự cống hiến lớn lao của một công dân ưu tú cho lợi ích của NHÂN DÂN, của TỔ QUỐC ĐẠI VIỆT vì sự tồn tại và phát triển muôn đời. Trong công lao này, Đức tổ đóng vai trò quyết định, kể cả việc hy sinh tình phụ tử -đạp chết người con trai chưa chẵn năm trong nỗI đau đứt ruột xé lòng- để đua được Gia vương Tư Thành lên ngôi vua thành vua Lê Thánh tông vớI một vương triều thịnh vượng nhất trong lịch sử của chế độ phong kiến Việt nam, là một việc làm mà chắc chắn không chỉ con cháu của ngài nà còn với bất cứ ai quan tâm đến lịch sử dân tộc bằng một quan điểm lịch sử đúng đắn, khoa học, hẳn sẽ nhìn rõ thẽm gia trị lớn lao của nó…
Con cháu của Ngài, trải qua bao thế hệ, kể cả những thế hệ hiện nay , không ít người đã biết noi theo gương Đức tổ quang vinh của mình, sống-chết cho TỔ QUỐC, cho NHÂN DÂN, sống-chết theo LẼ SỐNG CAO CẢ mà Đức tổ của mình đã thực hiện…
Con cháu trong giòng họ Nguyễn Đình chủ yếu là phát về võ nghiệp nhưng văn nghiệp cũng có người thành đạt. Cụ thể, đời 14 có Xuân quận công Nguyễn Nghiễm làm tới chức Tham tụng tể tướng. Nguyễn Du là đời thứ 15 của giòng họ Nguyễn Đình
Lê Triều Công Thần Nguyễn Đình tộc phổ ký diễn ca :( theo thể thơ song thất lục bát )
Đất anh linh sinh người hào kiệt
Xem Nam thiên mới biết tông đồ
Xưa vua Thái Tổ bình Ngô
Thanh hoá các tướng bôn xu tới đầu
Nghệ Tĩnh ta có hầu Cương quốc
Người huyện Chân, phủ Đức đường xa
Thượng Xá là chính quê nhà
Trước nhờ dương địa, sớm đà sinh nhân
Sau nhờ thiên tứ âm phần
Theo anh Nghiêm Quận lập thân nương mình
Tới Lam Kinh thuở nên chín tuổi
Anh đưa ra ở với Lê công
Ngày vua còn ở Tiềm Long
Làm quan phụ đạo bao dong kể nhiều
Lòng vua yêu tác thành dưỡng dục
Phó cho nuôi mấy chục muông săn
Tập tành khi gọi khi ăn
Mã la làm hiệu chẳng phần nào sai.
Vua mới phán : những loài muông khuyển
Còn dạy nên huống luyện tập quân
Đến hai mươi mốt tuổi xuân
Vua ban tướng ấn, cấp quân trao quyền.
Cùng chư tướng tranh tiên hãm trận
Đánh giặc Ngô vừa chẵn mười năm
Dù Ngô mấy vạn mấy trăm
Bị ta đoạt chiếm sinh cầm chẳng rơi
Ngô tan tác kinh hơi lắc cổ
Trả nước Nam cảnh thổ Ngô về
An Nam bỏ mặc nhà Lê
Có vua Thái Tổ trị vì Nước Nam.
Vua Ngô phải vậy đã cam
Thiên thư định phận, chẳng tham được nào.
Vua mới biện lễ cao cống tạ
Tiến người vàng đền vạ Liễu Thăng
Đen đầu đâu ngán trắng răng
Miễn cho thiên hạ an bằng là hơn
Vua mới soạn Lam Sơn thực lục
Kể tướng thần những lúc gian truân
Cương công công trước đẳng quan
Thái sư công vị vua ban hàng đầu.
Trời sinh thánh mở mang Nam Việt
Đủ tướng thần kiệt tiết tuyên lao
Bình Ngô khai quốc huân cao
Công thần phiệt duyệt chép vào thư son
Những mong công nghiệp trường tồn
Cao hoàng hưởng quốc cho muôn thu dài
Ai biết được cơ giời phản phúc
Công Cao hoàng khó nhọc xiết chi
Sáu năm lên ở trị vì
Rồng thiêng thoắt đã bay về Lam huơng
Mười một tuổi Văn Hoàng kế thế
Việc quốc gia tuổi trẻ khôn lường
Khuông phù di chiếu hầu Cương
Hiệp liêu thị chính muôn phương thái bình
Vua Thái Tông thủ thành bao nả
Được chín năm thoắt đã vắng cung
Ngôi vàng truyền đến Nhân Tông
Dân yên nước trị, vui lòng ca hoan.
Bỗng đâu khiến Đồn, Ban đảng ác
Mống lòng tà Nghệ, Xác tranh vương
Đồn, Ban đêm vắng trèo tường
Giết bà Thái hậu, Nhân Hoàng thương ôi
Chư cựu thần những tôi tiên đế
Thấy sự cơ há lẽ điềm dung
Trước thời nguyên lão Cương công
Sau thời chư tướng hiệp lòng phù điên
Cùng chư tướng xướng tiên đại nghĩa
Truyền chư quân bế các cấm môn
Bắt chém nghịch Ban nghịch Đồn
Quét thanh cung điện chẳng còn bụi nhơ
Cương công phụ ỷ ngồi chờ
Mới tìm gia đế hoàng trừ vào thay.
Tiếng trung nghĩa xưa nay chẳng mấy
Phỏng có lòng cất lấy ai tranh
Đến khi nghinh lập Tư Thành
Thiên hạ mới biết trung trinh là lòng.
Tộ nhà Lê, Thánh Tông ngự thống
Khắp trăm quan bái vọng tung hô
Muôn năm vững đặt hoàng đồ
Uyên hàng, lộ tự, bôn xu miếu đường
Vua mới phán: “Tiêu tường định nạn”
Cương quốc công, Y Đán chẳng qua”
Khăng khăng vì nước quên nhà
Trung hưng khai quốc công đà chất non
Giúp bốn triều trung độn tiết cánh
Tước lộc ban cho chính nguyên công
Đến khi mỏi mệt ở trong
Vua ban sắc dụ đến cùng hỏi thăm.
Dụ rằng: “Trẫm phi tâm hoàng ốc”
Bởi tự ngươi bài xúc suy tôn
Bấy lâu cung ngự càn nguyên
Quyết công Trẫm chửa đền ơn phần nào
Nhân làm sao liên miên bệnh não
Giữ thuốc thang cơm cháo cho hay
Sư Hồi chẳng phải con vay
Kỳ thiên tế quỷ ắt rày cũng yên
Ngửa vâng thấy luân tiên khoản khúc
Những muôn trông hồng phúc căng lân
Số giời sinh tử đến tuần
Sáu mươi chín tuổi quân thần giã nhau
Vua nghe biết phiên triều chẳng ngự
Tiết lão thần than thở ngọc âm
Khâm ban tiền quý một trăm
Phó ra biệt dụng quan khâm đưa về.
Khắp văn võ hai bề điếu tế
Ai tưởng ngờ xứ Nghệ : Cương công
Phúc thần thượng đẳng gia phong
Muôn xuân tự điển, đền công cựu thần
Vua lại sai quan văn tướng võ
Cứ hổ sư táng chí ngày xưa
Đông oanh thì hướng Song Ngư
Tây lập miếu thờ thì lấy hướng Đinh.
Vua lại sai quan kinh xá lại
Lĩnh công tiền phát mại một nghìn
Đưa về làm bốn cái liền,
Thiết lâm cái ngoạn miếu đền nguy nga.
Quan lại lấy huyện nhà Chân Phúc
Công việc phân các cục sửa sang
Nghi môn, chính điện, xuyên đường
Miếu thờ xem đã vẻ vang các đồ.
Vào Bầu Ổ, Đông Sô các xứ
Vốn đã tâu chuẩn hứa vi nô
Nô là người Chiêm người Ngô
Cương công mục dưỡng nhân cho gia tì.
Để cho khán thủ miếu từ
Phòng khi tế ngự, phòng khi canh điền.
Xuống đến năm Giáp Thìn khai lệ
Nô hai trang mới rẽ ra dân
Mới bố binh phần, hộ phần
Số cải Phú Ích cũng nhân tiền triều.
Bên hộ phần toàn nhiêu tạo liệu
Để trực khi quốc tế sự nghi
Trong đền bát tiết tứ thì (thời)
Đoan dương chính đáng việc gì có dân.
Việc tạo lệ nhân tuần cựu ngạch
Sắc lệnh ban đã trải mấy xuân
Chẳng thiêng sao gọi là thần
Muôn đời huyết thực, mười phần anh nguy.
Kế sinh những lân nhi, yến hậu
Mười lăm trai áo nậu gươm vàng
Gái thời nội giá đức hoàng
Trai thời phụ mã nghênh ngang trong triều.
Nhờ thiên sủng thương yêu quá lãm
Bảy triều trong, ngoài tám tổng binh
Một nhà đầy chặt công khanh
Trùng khuê, điệp thụ, nối danh thao kiềm.
Xuống con cháu càng thêm phát phúc
Cháu trai thời đô đốc quận công
Gái thời đệ nhất trưởng cung
Sinh ra bà chúa đức ông tốt lành.
Có chi ngoại, cũng tài danh giá
Quán Nam Đường ở xã Đông Sơn
Quận công phụ mã cha con
Miếu thờ ngoại tổ hãy còn đến nay.
Nhờ thiên sủng thương yêu quá lãm
Bảy triều trong, ngoài tám tổng binh
Một nhà đầy chặt công khanh
Trùng khuê, điệp thụ, nối danh thao kiềm.
Xuống con cháu càng thêm phát phúc
Cháu trai thời đô đốc quận công
Gái thời đệ nhất trưởng cung
Sinh ra bà chúa đức ông tốt lành.
Có chi ngoại, cũng tài danh giá
Quán Nam Đường ở xã Đông Sơn
Quận công phụ mã cha con
Miếu thờ ngoại tổ hãy còn đến nay.
Nghĩ tông tích lâu ngày sơ viễn
Cũng có chi bản huyện Kỳ Lan
Làm nên nối gót văn quan
Đến đời cháu chắt ai than lờI gì.
Kìa Bùi Khổng ngoại chi cũng có
Với Hưng Nguyên Mỹ Dụ là hai
Bên ấy thời là họ trai
Bên ta họ gái nỡ hoài bỏ nhau.
Kìa bên gái vào đâu tốt đấy
Những công hầu chẳng mấy nơi không
Tưởng ngày diệt Mạc tồi phong
Họ ta chư tướng anh hùng càng ghê.
Ông thời chịu “Dương uy”,”Tuyên lực”
Ông thời ban “Phụ quốc”, “Trung thuần”
Đều thời giữ chữ “Công thần”
Trung hưng tiết ấy, nhiều phần họ ta.
Vậy có ca : Chân Phúc, Thượng Xá
Chẳng khác gì Hoằng Hóa, Bút Sơn
Những lời thiên hạ thế gian
Khen cho trong họ làm quan phải thời (thì)
Đến khi đẳng định biên thùy
Họ ta hiệu điểm chỉ huy cũng nhiều.
Chẳng xiết kệ lũy triều huân liệt
Cũng nương nhờ khí huyết tiên linh
Mười dư thế dõi hinh thanh
Công hầu bá tước tiếng lành đồn xa.
Đất nhập canh, lại ra phát võ
Việc nhung cơ hàng ngũ cho quen
Tuy rằng nhỏ, thấp ,khó, hèn
Song le có chí thì nên anh hùng.
Đời Bảo Thái, Sóc công Kẻ Cháy
Mống lòng loàn bỗng quấy dân lành
Bao nhiêu khai quốc công lênh
Tính ra bố hộ bố binh chẳng trừ
Chỉ có một họ ta chẳng chịu
Binh cũng không mà điệu cũng không
Tái tam lai lịch việc trong
Các quan thấy sớ cũng lòng thỏa cho
Đường vãng phản lộ đồ thiên lý
Tự Nhâm Dần cho đến Canh Thân
Phép trong biết mấy mươi lần
Nhà không của hết nhiều phần khá thương
Cháy làm hại Tuyên quang đốt cháy
Làm khổ dân nên phải loạn dân
Đạo Đông, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Tuân
Phút liền dấy giặc, nối liền các nơi.
Đàn ong lũ kiến bời bời
Cầm quân trừ tiễu, thiếu người phân sai
Phụng truyền bày công thần các tộc
Ra tại kinh tuyển lục thị nhưng
Khai quốc cũng như trung hưng
Công thần các dân tộc cũng nhưng tư tiền.
Kẻ thời chịu thuộc viên tùy hiệu
Người thời thêm thăng thụ xuất thân
Bé thời theo thửa việc quân
Lớn thời thống đốc lần lần bước lên.
Hoặc ai có tài nên xung chiết
Ở nhung hàng siêu việt chẳng lâu
Họ ta xứ Nghệ công đầu
Xem trong tông tích càng lâu càng bền.
Hãy kể những thuộc viên tùy hiệu
Cũng xuất thân các đạo quân công
Sắc ban Đô đốc Đô đồng
Ắt là rạng rỡ tổ tông gia đình.
Đất đại địa đã đành đốn khỉ
Kẻ làm trai quyết chí lập công
Hữu thị quân, hữu thị thần
Tao phùng hội ấy, phong vân khác nào.
Thời bất tái làm sao phải gắng
Chữ hiếu trung gánh nặng hai vai
Chín châu bốn biển là trai
Văn hay võ biết mới tài trượng phu.
Một mai vinh hiển ơn vua
Cũng nhờ đất tổ âm phù mới nên.
Địa linh nhân kiệt khai tiên
Về sau con cháu chớ quên mỗ lời.
Nghĩ số phận tại trời định trước
Thiên tước tu, nhân tước đến cùng
Chớ khoe gia thế kiêu phong
Chớ khoe can đảm đi cùng gian du.
Cũng đừng khoe gia đồ bạn tác
Họp những phường tửu bác lưu liên
Đừng khoe nhà cả va trên
Xem chiều yêu dưới kính trên là mừng.
Hại nhân nhân hại cũng bằng
Tích thiện, phùng thiện thế rằng chẳng hư.
Bề cần kiệm nhớ xưa tiên tổ
Giời đền cho Thái phó, Thái sư
Công thần dõi đến bây giờ
Tổ tiên công đức biết bao cơ trùng.
Nghĩ đời ta ăn không ngồi nể
Nhờ vì đâu, lấy thế vì đâu
Có trước thì ắt có sau
Miễn là giữ nghiệp cơ cầu chớ sai.
Nền Lê Nguyễn lâu dài ức tải
Họ ta cùng đại đại đồng hưu
Chưng sau miếu duệ khương lưu
Mới hay tiên tổ di mưu viễn trường.
Xem gia phổ đọ sang quốc sử
Thấy công lao hằng trữ bên lòng
Nhân khi nhàn hạ thong dong
Kể bày sự tích dặn cùng hậu lai./.
(Người phiên âm bản Nôm ra Quốc ngữ: Nguyễn Đình Ưu,
Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, cháu đời thứ 17, chi 3)
- Trong phả đồ của gia phả này (có thể coi là phần demo) chủ yếu là ghi tên con cháu vị Thế tổ đời thứ 2 là ngài Nguyễn Xương, Phò Mã Đô Uý, Tổng trấn Thuận hóa và con cháu đời sau tiếp tục trấn giữ và mở mang vào phía Nam.... Nhưng đến đời ngài Nguyễn Bá Quýnh (thụy hiệu CƯƠNG CHÍNH CÔNG THẦN, chức Thiếu uý, tước Nguyên Quận công) thì Ngài bị Hưng quốc công Trịnh Kiểm triệu về (1569) khi Đức Ông đang làm Tổng Trấn Thuận-Quảng để Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào thay thế theo chỉ dẫn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và lời cầu xin của bà chị Ngọc Bảo (vợ Thái sư Trịnh Kiểm)...
Đức ông trở về Bắc nhưng bà con dòng họ của Ngài lưu lại ở đất Thuận-Quảng không phải là it...
Một ví dụ cụ thể là ông Hiếu Thuận hầu Nguyễn Văn Hiếu làm quan dưới triều Gia-Long và Minh-Mạng là người Gia-định lại là cháu 12 đời thuộc chi 11 do Ông Nguyễn Phúc Đà (Xà) sinh hạ. Năm Gia-Long thứ 15, khi làm trấn thủ Nghệ an , ông có viết bài “Ký Gia Phổ” theo thể PHÚ có mấy câu như sau :
.......
Tổ tiên ngày trước vun trồng đức tôt, đất bồi gia ấm truyền lưu;
Đến Cương quốc công được hưởng phúc lành, trời xui sơn thần hiển hiện.
Được đất đã là kỳ lạ;
Sinh người cũng khác bình thường.
Đầu rồng hàm én , trời đúc nên cốt cách kỳ khôi;
Lược báo thao rồng , thần un thành tài năng lỗi lạc.
....
Đây là một đoạn văn có thể nói mang nhiều quan niệm dân gian . Quan niệm đó thể hiện tư tưởng huyền thoại hoá, dân gian hóa của nhân dân từ bao đơì và được quần chúng chấp nhận như là Folklore. Bài Phú này được viết bằng chữ Hán, được phiên âm như sau :
Cấm sơn Xá thuỷ, địa khí chung linh,
Kiếm lĩnh Kỳ phong, nhạc thần dục tú.
Cổ sở vị :” địa linh nhân kiệt, bất kỳ nhiên hồ”
Dư thường phi quốc sử, kiến THÁI SƯ CƯƠNG QUỐC CÔNG hiển hiệu thù xưng, phong công vũ tích, chí kim thường điệp điệp lưu phương vu Việt Điện.
Nãi soạn tiền hậu sự tích, dĩ chi chí viết :
Thiện căn bồi thực, đỉnh sinh thịnh mậu chi chí,
Phúc địa dinh tu, trường diễn phong tư chi khánh.
Tích TIÊN CÔNG qua điền thực đức, thế bằng dư ấm chi di lưu,
Cổ QUỐC CÔNG âm mộ hiến kỳ, thiên giá sơn thần tích cát.
Đắc địa kỷ dị linh dĩ,
Sinh nhân tự biệt tầm thường.
Yến hàm, hổ đầu, thiên thực khôi kỳ chi cốt cách,
Long thao, bảo lược, thần chung lỗi lạc chi tài năng.
Bình tung cánh tích, huy tự hàn môn,
Thạc trí hoành tài, kham vi quốc báu.
Thuộc Trần mạt, quan hà tao động, hoàng trần phiêu bội điểm nhân y,
Trí Ngô binh, qua gíap tân phân, bạch sỷ chu ly vi quốc hoạn.
Lam sơn hà xứ, đỉnh xuất thánh minh,
Sơn trại tiềm tung, âm thâu hào kiệt.
Thời quốc công niên linh thượng thiểu, phương tòng bội điệp chi lưu,
Tuỳ gia huynh Nghiêm quận tiềm hành, ám mịch trình lương chi sở.
Hà hạnh mộc càm hữu ý,
Qủa nhiên ngư thủy đề duyên.
Thí tiểu tài ư các hạ lô linh, tảo lộ anh hùng khí khái,
Thi đại dụng ư trướng tiền quan ấn, đích xứng thiên hạ tướng tài.
Hậu tiên bôn tẩu, thân bàng tiềm long,
Di hiểm tri khu, lao tiên hãn mã.
Thập tải phong trần bặt thiệp, sơn cốc truyền sất sả uy thanh,
Thiên hàng Ngô kỹ nhương di, quan hà tĩnh tung hoành chi Ngô lữ.
Cương vu tự, thiên thư phân định,
Dư đồ phân chẫn dã nhi Nam.
Dường dường báu vũ, thánh cư trung, Cao hoàng ứng Thuận thiên chi lịch phục,
Hách hách đan thư, công đệ nhất, Quốc công tiêu Dực vận chi kỳ huân.
Thái sư thượng tướng, cực phẩm vị sùng,
Giáp đệ danh môn, chung minh đỉnh thực.
Tài lục tải đỉnh hồ long khứ,
Duy nhất thân huyên thất thân thừa.
Kinh Thái, Nhân lưỡng độ phượng sô, trách trọng Phó, Y chi cổn phủ,
Bị Đồn, Ban, Nhị gian thử thiết, Lộng thành Nghệ, Xác chi qua mâu.
Ưu quân tũân quốc, nhân cộng thử tâm,
Chế biến định tâm, thuỳ chi vi chủ.
Duy Quốc công âm hoài xã lự, thệ tâm Hán thất Y, Chu,
Dữ đại thần mật định đại mưu, nỗ lực Chu triều Thân, Trụ.
Nội triều ngoại quận, bố trí túc thành,
Vệ tốt cấm binh, xứ phân xảo tấu.
Tướng lĩnh bá nhi quân tình hiệu thuận, tảo thanh cung kốn chi trần,
Nghịch khải tru nhi ngọc luật hồi xuân, quang lãng Ngu Uyên chi nhật.
Đan cổn phụ triều đương đại nhiệm,
Xích tâm hứa quốc địch trung thần.
Gia đế trung nghinh lập hoàng trừ, xích quang thất huân, hồi tiền thuỵ khí,
Hoàng đô thượng quang đăng báu, thái dương hồi trọng, lãng cựu kim ô.
Yên Lưu tru Lữ, Chu Thái uý chi kỳ huân,
Ủng Chiêu lập Tuyên, Bác lục hầu chi đại tiết.
Tự hạ phối thiên hoàn cựu vật,
Thánh tôn đoan lợi kiến chi hào.
Trung hưng sáng nghiệp mậu thù huân,
Cương Quốc hưởng vô cùng chi báo.
Xã tắc kỳ ty, tứ triều trụ thạch,
Công thần phiệt duyệt, vạn cổ bố thường.
Hồ nhiên lục thập hữu cửu linh,
Kịch chung tam vạn lục thiên nhật.
Tướng đàn đăng diệt, cửu trùng hoài, tinh vận chi bi,
Linh các chung trầm, bách quan trương, ung thê chi cảm.
Kim tiền bố bạch, ai lâm chi long nghi,
Vương tước phúc thần, bao vinh chi thịnh điển.
Tang du thượng, sùng từ bích điện, tuế thời chiếu sự hiển thần linh,
Tạo lệ dân, Bàu Ổ, Đồng Sô, quan lại tri tự long cổ điển.
Hậu ấm kỷ thượng quang tổ khảo,
Dư khánh vưu dụ cập vân nhung.
Thập ngũ nam tổ thiền liên, ngọai quận nội triều, xí bộ công hầu chi liệt,
Số thập thế đỉnh chung nhiêu ốc,tôn thân tử kính, tĩnh kiên hòe cúc chi ban.
Phương danh hách dịch ư toàn Hoan,
Linh văn hinh hương vu hoa hạ.
Phụ nhi tử luỹ triều thân hốt, xuân thiêm, ngọc duẩn chi hương,
Tử nhi tôn dịch thế trâm anh, danh nhập kim bồn chi thức.
Diệt Mạc tế, khuông phù quốc nạn, trùng kế tiên nhân, di đỉnh chi hồng huân,
Phục Lê dư, chuẩn tự công thần, ích thân tiền thế, sơn hà chi thiết khóan.
Bản cổ tự nhiên mạt mậu,
Nguyên thâm định thị lưu trường.
Tuy cửu viễn dư, vượng khí nan thường, ngụ nhất ách Sóc quận, thù khi chi hội,
Nhiên tích hậu âm, công do tại trọng, hiển vinh ư tự hoàng, thân quyến chi niên.
Hoàng kim huỳnh đái, cựu tích trùng huy,
Ngọc diệp cẩm bào, môn tiền chiểu diệu.
Xuất sĩ giả, phồn danh thiên tịch, kiên thường triều thự chi trung,
Tại gia giả, nhiêu ấm toàn môn, hùng thị châu lư chi ngoại.
Lê thị mạt, hữu quân trùng phản quốc phù, lập mưu nhưỡng khởi sự công,
Chiêu thốnh triều, Thái quận phục tề cung nguy, ngưng tế sanh quốc nạn.
Đại Lê Trịnh kỷ chung tộ vận, sơn hà đốn cải cựu dư đồ,
Trí tây sơn phiên khí phong trần, triều thị hoán thành tân đệ trạch.
Hưu thích dữ đồng, nhân thần chi nghĩa,
Thịnh suy trật dị, nhân sự chi thường.
Kỷ nhi kế đại biến thiên,Yên vọng cao lô kế tập.
Tự nhâm dần hậu, bổ tòng địa phận, thỉ nhất tuân biên hộ chi tề dân,
Nhiên tổ tông sơ, cựu hữu âm công, thượng thế xúât khôi kỳ chi lệnh trụ.
Tuy liệt nhân dân chi số,
Tịnh vị hương hộ chi hào.
Vinh hoa tuy dị tích thời, do thịnh môn đình bằng cựu ấm,
Hùng kiệt đỉnh sinh công tử, ngưng nhiên cốt cách phỉ thường nhân.
Ngật kim Nam phố vân phi,
Nhất hách Tây thổ vũ uyển.
Nam Bắc dư đồ, phục đồng như quỹ,
Tiền triều tôn tính, cộng mộc ân cao.
Chưởng dinh công tráng chí phục thù, vạn lý lan châu, tảo uý tang bồng chi chí,
Thượng trụ quốc công thần dực vận, thập hàng kim tự, trùng tăng môn hộ chi quang.
Chí kim huởng phúc vô cùng,
Mạc phỉ triệu cơ hữu nhật.
Lê thị tam bách niên đỉnh tộ, điều thành niên nhưỡng phong trần,
Nguyễn gia số bách tải cơ căn, do tịnh xá môn sơn hải.
Phú kim nhật, hữu thử tông tính, hữu thử tộc đảng, trường tiêu môn vọng chi cao,
Thực tiên công, trường tại thiên địa, trường tại giang sơn, hữu di vân nhưng chi khánh.
Hiếu nghĩa dĩ tề gia, thượng niệm Phòng Bộc xạ, bình sinh chi môn hộ,
Trung tín dĩ túc kỷ, tư dụ Quách Phần vương, luỹ thê chi gia phong.
Tế điền tự điển, thế thủ dư ba,
Môn vận gia tiêu, vụ tồn thiện đạo.
Vô túng thao tâm lệ hành, thiện tồn Chu công tử chi chấn lân,
Vô vi quỷ kế gian mưu, nghiêm giới Mã huynh nhi chi họa hổ.
Nhược thị tiền tu vô thiểm, định tri dư vận hữu trùng quang,
Hoàng thiên giáng phúc vô cương, tương kiến tân đình hồi cựu ấm.
Thiên địa dĩ thời trọng khỏi, phục tòng tích tụ phát kim hoa,
Trường lưu tông tự vô cùng, vĩnh dẫn căn cơ vu phất thế.
Thư chi sở vị:” Tiễn tu khuyết hiến ”,
Thi chi sở vị:” Khác thăng tổ võ ”.
Khởi bất thịnh tai !
Mộ nhân nhàn hạ chi thời, sưu trích tập sự thực, soạn thành nhất trật nhan chi viết : GIA PHỔ KÝ
Thượng dĩ quang tiên công chi âm đức phong công.
Hạ dĩ miễn tử tôn chi kế chi thuật sự.
Phù khởi vô tiểu bổ vân !
( Gia Long thập ngũ niên, lan nguyệt, thập bát nhật - TẢ QUÂN PHỦ ĐÔ THỐNG CHƯỞNG , PHỦ SỰ - Đệ thập nhất chi, thập nhị thế tôn Lương Năng Bá Nguyễn Văn Hiếu bái tự )
Bên cạnh nhưng đóng góp cao cả của bản thân, Đức ông Nguyễn Xý còn sinh ra, đào tạo, bồi dương và cống hiến cho dân tộc các thế hệ con cháu của ông. Chúng ta hãy nghe lời di huấn của Đức ông Nguyễn Xý trước khi về cõi vinh hằng :” …. Nay các người trông thấy nhà đẹp ruộng tốt , giàu có, thì phải nghĩ đến nỗi vất vả , chặt gai phát bụi của ta . trông thấy cảnh ca nhi múa hát vui vẻ , thì phải nghĩ đến thời ta gian khổ , nằm tuyết gối đông . Ta thấy đời Đường (Trung quốc) , LÝ TĨNH là bậc danh tướng nhưng có hai con là Kính và Nghiệp phạm tội làm phản . Các ngươi cần lấy đó làm gương để tránh . Đời TỐNG (Trung quốc) có Tào Bân cũng là danh tướng nhưng có hai con là Xán và Vĩ lại bước lên đán tướng lĩnh . Các người nên sánh với họ . Các ngươi con cháu nên phải giữ gìn gia pháp , lấy đạo hiếu để lập công . Ấy là con hiền cháu thảo của ta . Hoặc giả , trái lại , nếu ai gây đầu mối tranh giành nhau thì các người phải làm biểu tâu lên triều đình về tội bất hiếu . Các ngươi hãy cùng nhau ghi nhớ lời dạy này của ta , không được quên !... “.
Noi gương Đức Tổ, các con của Ngài đã làm dạng danh truyền thống cao đẹp của gia tộc họ Nguyễn Đình. Thực hiện di huấn của Cha, các con trai Nguyễn Xý đã trở thành những rường cột
của triều đình nhà Lê ở thế kỷ XV. Ngoài người con trai thứ 16 là Duy Tân chét lúc chưa đầy 1 tuổI vì sự nghiệp diệt trừ bọn phản Đồn Ban thì 15 người con trai lớn Ngài đều hết lòng trung quân - ái quốc. Tong số 15 người con có 7 người làm quan giữ trọng trách dưới triều Hồng Đức của vua Lê-Thánh-tôn, 8 người làm tướng thống lãnh các đạo quân trấn giữ các vùng trọng yếu của nước Đại-Việt ta lúc bấy giờ… Tất cả đều được phong tước, thấp thì cũng tước hầu, cao hơn là tước quận công, quốc công...
- Về họ Nguyễn(*):
* TRIỆU ĐÀ (258-137 Tr.CN) có tên thực là Nguyễn Cẩn. Ông có dòng dõi là vua Hùng của Lạc Việt – con của Hùng Dực Công, Cháu của Hùng My Vương (Hùng vương thứ 18). Mẹ mất sớm, dì ghẻ lại gian ác, ông phải sống với ông bà ngoại bị mù loà và được Chử Đồng Tử truyền cho nghề đánh cá để nuôi ông bà ngoại. Một người Bắc tên là Nhâm Hiệu – làm bộ tướng trong nhà Hùng Dực Công - thấy Nguyễn Cẩn tướng mạo khôi ngô, biết có thể lập được nghiệp lớn, bèn cho vàng bạc để gửi Chử Đồng Tử nuôi ông bà ngoại và khuyên Nguyễn Cẩn sang Bắc quốc lập nghiệp, sau này trở về đánh lại Thục Phán An Dương Vương, cứu lại giang sơn Lạc Việt của các Vua Hùng.
Năm Đinh Hợi (214 tr.CN), Tần Thuỷ Hoàng sai tướng là Đồ Thư đánh Bách Việt và Âu Lạc. An Dương Vương xin thần phục nhà Tần để bảo tồn. Tần Thuỷ Hoàng chia Bách Việt và Âu Lạc thành ba quận là Nam Hải (Quảng đông), Quế Lâm (Quảng tây) và Tượng Quận (Bắc Việt).
Nguyễn Cẩn được Triệu Cao – Thái giám của Tần Thuỷ Hoàng - nhận làm con nuôi nên đổi tên thành Triệu Đà, và được Tần Thuỷ Hoàng phong làm Đô Uý nên còn được gọi là Uý Đà….
Triệu Đà nhân lúc Hán - Sở tranh hùng mà cùng Nhâm Hiệu chiếm quận Nam Hải. Nhâm Hiệu mất, trao lại quyền bính cho Triệu Đà và ông phát triển thêm binh lực, đem quân về đánh Thục phán để khôi phục cơ nghiệp của tổ tiên….
Triệu Đà nhiều lần tấn công Thục Phán nhưng không thành nên ông sử dụng “nam nhân kế”, cho con trai cả là Nguyễn Công Trọng (mà truyền thuyết gọi là Trọng Thuỷ) sang Âu Lạc lấy Mỹ Châu và ở rể nhằm mục đích tìm hiểu bí mật của Loa thành và nỏ Liên châu của Cao Nỗ….
Sau khi đánh bại vua Thục vào năm Quí Tỵ (208 Tr.CN) tự xưng là Nam Việt Hoàng Đế - tức là Triệu Vũ Đế - đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc Quảng Châu) rồi ông mở rộng lãnh thổ Nam Việt sang cả Âu Lạc và sống thọ đến 121 tuổi, làm vua 71 năm. Triều đại do ông lập ra có 5 đời vua tổng cộng là 97 năm, cụ thể là sau ông còn có các đời vua như sau:
Cháu nội đích tôn của ông là Nguyễn Hồ (con của Trọng Thuỷ) nối ngôi được 13 năm , hiệu là Văn vương (do về sau ông thần phục nhà Hán, nên cải hiệu không xưng đế nữa). Tiếp theo đó là Nguyễn Anh Tề (Minh vương) 13 năm , Nguyễn Hưng (Ai vương) 1 năm, Nguyễn Kiến Đức (Dương vương) được độ 1 năm thì Vũ đế nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức sang đánh chiếm lấy Nam Việt và chia thành quận huyện . Năm Canh Ngọ (111 tr.CN) nước ta mới thực sự bị nhà Hán chiếm đóng…
Như vậy, nhà Triệu thực chất là họ Nguyễn của Lạc Việt, con cháu của các vua Hùng. Đại Việt Sử ký của Hàn lâm học sỹ Lê văn Hưu (thời Trần) và Lễ bộ tả Thị lang Ngô sỹ Liên (thời Lê-soạn lại) vẫn ghi nhà Triệu là một triều đại của dân Việt. Đại văn hào Nguyễn Trãi trong bình Ngô đại cáo vẫn coi nhà Triệu là một triều đại của ta, vì nó là do người Việt làm làm chủ ở đất Nam Việt và Âu Lạc:
“ … tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc;
dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương….”
* Sau thời Ngô vương Quyền (939-944) là thời của 12 Sứ quân cát cứ, trấn giữ các vùng (945-968)...
Trong 12 vị đó có đến 3 ông họ Nguyễn, đó là:
1. Nguyễn Khoan (Nguyễn Thái công), trấn giữ vùng Tam đới-Vĩnh Tường.
2. Nguyễn Thủ Tiệp (Nguyễn Lịnh công), trấn giữ vùng Tiên du-Bắc Ninh.
3. Nguyễn Siêu (Nguyễn Hữu công), trấn giữ vùng Tây Phù Liệt-Thanh Trì(Hà Đông).
Cả 3 ông này đều nghe theo lời Định Quốc công Nguyễn Bặc (chức Thái tể dưới triều Đinh Tiên hoàng) mà giúp cho Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập thành nghiệp đế nhà Đinh vào năm Mậu Thìn (968) với Quốc hiệu là Đại Cồ Việt....
* Ðời Trần Thái-Tông, năm Nhâm Thìn (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà Lý, Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Ðộ lấy lý do tổ nhà Trần tên là Lý, đã bắt tất cả những người họ Lý (là họ dòng vua vừa bị thoán vị) sống trong lãnh thổ Đại Việt, phải đổi làm họ Nguyễn ....
* Họ Nguyễn đến Giao Châu từ khi nào...???
Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm, sau khi lật đổ nhà Nguỵ của họ Tào, thu phục Tây Thục với Đông Ngô và làm Hoàng Đế Trung Hoa. Vị Hoàng đế này rất mến danh sĩ Nguyễn Tịch (là một trong 7 hiền sĩ phái Trúc Lâm) và muốn kết thông gia với ông ta. Ngài Nguyễn Tịch không chịu và hậu qủa là con cháu của ngài phải đi đến vùng Lĩnh Nam xa xôi.... Một trong những người đó có ngài Nguyễn Phu phải sang Giao Châu làm Thứ sử và ông ta đã sống và lập nghiệp tại mảnh đất này. Con cháu của ông có trước tác cuốn " Giao châu địa dư chí " nhưng không rõ thất lạc khi nào và ở đâu ... NHƯNG cho đến hiện nay, khi giở cuốn danh bạ điện thoại nào thì họ Nguyễn đều chiếm 50% ….
Xét về khả năng tiềm tàng thì bộ gia phả này sẽ cực kỳ lớn nếu như...có đầy đủ thông tin.
Gia phả là gia bảo. Đúng, nhưng là gia bảo của chung cả dòng họ....
- Để lên Intetnet, có lợi gì ? Về điểm này, tôi rất tâm đắc với Trọng Nghiã tiên sinh :
1. Mọi người trong tộc, dù ở đâu cũng coi được.
2. Những người con mất gốc, hay không có điều kiện tìm lại gốc gác của mình, có thể truy cưú trên kho gia phả, cơ hội tìm lại mình là có thể.
3. Có một nơi chung để moị người trong tộc thông tin cho nhau. Tin vui, tin buồn, thông báo...
4. Mọi người có thể chia sẻ nhưng kinh nghiệm, những lời di huấn hay của nhưng người ở tộc họ khác.
5. Tạo tình đoàn kết, hữu nghị mọi người với nhau.
6. Quan trọng nhất là: giữ được lề lối gia phong, phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam.
7. Mạng thông tin ngày càng phát triển. Kho gia phả sẽ phát triển và tồn tại trường tồn với thời gian. Con cháu đời sau này sẽ được hưởng gia bảo của dòng họ.
___CẨN BIÊN___ |