Gia Phả Họ Lê Trọng
Phần Phiên Âm
Trang 1A
Việt Nam Cộng Hòa, Bính Thân, niên vửu Nguyệt kiết Nhựt, phụng tu.
Thúc phụ Lê Trọng Trọng hội tu.
Đích tôn Lê Trọng thừa tự
Nghiệp sư Nguyễn Quỳnh phụng tả
Quảng Nam tỉnh, Điện Bàn Phủ, Diên Phước huyện, Hạ Nông Trung tổng, La Thọ xã, Lê tộc trưởng Phái Lê Phát đồng bổn phái đẳng, vi lập gia phả sự. Duyên tiền thủy tổ chí cao tổ mục lục, tầng tổ, hiển tổ sự tích, phần mộ tịnh tại bổn quán từ đường vô tu thâm cứu. Duy hữu thúc phụ Lê Đức Lưu ngụ tại Thủy An ấp, sanh cư tử táng, chí đường thúc diệt (Trang 2A) Lê Kiện trước nhập Thủy An ấp cô thuật phả ý liên dĩ vi tự.
Phù, gia chi hữu phả du quốc chi hữu sử, thiên chí kinh địa chí nghĩa, nhơn chi luân, nhi gia nhi quốc, nhi thiên hạ, phàm hữu khí huyết, mạc bất tôn thân, cố lập gia phả dĩ di hậu thế, đương nhi thị quan thị tri mộc chi hữu bổn, thủy chi hữu nguyên. Y! phụ mẫu chi niên bất khả bất tri, huống sanh tử (Trang 2B) chi nhựt khởi vô vĩnh ký, đản thế phù nhơn viễn, gián hoặc khuyết văn, nan dĩ tất cử.
Tư tả kỳ (1 chữ) thiệt ký vu danh hạ truyền viết thận chung truy viễn, lương hữu dĩ đả
Thời Bính Thân niên, cửu nguyệt sơ thất nhựt.
Trưởng phái Lê Phát (Trang 3A)
Thứ phái Lê Trọng Mãnh
Biệt lập gia phả, quý phái Lê Kiện
(Trang 3B)
Trí vi Nhứt đại Cao tổ Lê Quán Thất
trung Thị Quán Sanh hạ:
1. Lê Lợ
2.Lê Trường
3. Lê Sâm
4.Lê vô tự
(Hết)
Phần dịch nghĩa
Ngày lành tháng 9 năm Bính Thân (1956) thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, phụng lập. Người tổng hợp biên soạn là ông thúc phụ Lê Trọng Trọng
Người thừa tự là cháu đích tôn Lê Trọng
Người viết là thầy giáo Nguyễn Quỳnh
Xã La Thọ, tổng Hạ Nông Trung, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, ông Lê Phát phái trưởng tộc Lê cùng tất cả người trong phái đồng lập gia phả tộc mình.
Do trước nay thế thứ từ ông thủy tổ đến ông cao tổ, từ ông tầng tổ đến ông hiền tổ về sự tích và phần mộ cùng với nhà từ đường nơi quê quán đều không biết được, chỉ có ông chú (thúc phụ) là Lê Đức Lưu , ngụ ở ấp Thủy An, lúc sinh thời đến khi chết đều ở đó, đến đời cháu họ (đường thúc điệt) là Lê Kiện mới nhập tích về ấp Thủy An, có ghi lại phả ý vói lời tựa.
Nghĩ rằng: nhà có phả, cũng như nước có sử, đó là thiên kinh, địa nghĩa và nhơn luân là gia đình, tổ quốc và thiên hạ vậy, phàm là con người ở đời ai lại chẳng tôn trọng ông bà, cha mẹ mình, cho nên phải có gia phả để lưu lại cho đời sau, ấy mới là hiểu biết, cây có cội, nước có nguồn.
Ôi! tuổi tác cha mẹ không thể không biết, huống hồ ngày mất há không ghi nhớ, nhưng rồi cuộc đời thay đổi, người càng chia xa mà nếu thiếu sự ghi chép lại thì khó bề xoay sở. Nay việt lại tên họ đầy đủ dưới đây để gọi là: Cẩn trọng thờ cúng trọn đời, luôn ghi nhớ đến ông bà xa xưa, đó là điều tốt đẹp vậy.
Ngày mồng 7 tháng 9 năm Bính Thân (1956)
Ông Lê Phát người phái trưởng họ Lê
Ông Lê Trọng Mãnh phái thứ
Ông Lê Kiện, phái út, lập riêng phả phái mình.
Đặt làm đời I: Ông Cao Tổ Lê Quán vợ là bà Quán
Sanh hạ:
1. Lê Lợ
2. Lê Trường
3. Lê Sâm
4.Lê vô tự (không có con nối dõi)
(Hết)