GIA

PHẢ

TỘC

Nguyễn
Văn
Cẩm
Đồng
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ



Tổ quốc ta đã trải qua 4.000 năm lịch sử văn hiến, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã đấu tranh tồn và phát triển bao đời nay. Dòng họ Nguyễn con cháu Doãn Vũ, Doãn Nho, Doãn Lâm, khoản 4,5 ngàn năm trước công nguyên, đã cư trú tại lưu vực sông Dương Tử, cùng theo dòng lịch sử mà tồn tại phát triển. Dần dần về sau (1043) trước công nguyên do các biến chuyển lịch sử, thời tiết, thổ nhưỡng ... con cháu Doãn Vũ chuyển rãi ở khu Ngũ Bồn (tức khu Động Đình Hồ về phía nam hạ lưu sông Dương Tử).

Mặt dù Tàu cai trị ta trên một ngàn năm, ngàn năm chung dụng với con cháu Hoàng Đế Tàu, nhưng con cháu Doãn Vũ (tức Nguyễn Vũ) tổ tiên nhiều đời của ngài Nguyễn Văn Lam, vẫn giữ được trọn vẹn tinh thần quốc gia, nghĩa là con cháu của Ngài Doãn Vũ không bao giờ chịu để mình đắm trong làn sóng đồng hóa dữ dội của Hoa tộc.

Do đó, dân tộc Việt Nam nói chung, con cháu Doãn Vũ nói riêng gặp khi bại trận mất nước, ông bà ta luôn luôn lo quật khởi, từ ngài Doãn Vũ, Doãn Nho và Doãn Lâm kế tiếp các hiền thần Nguyễn Khan, Nguyễn Ngự, Nguyễn Bật và các vị nho thần như Nguyễn Văn Lam, Nguyễn Văn Tổ, Nguyễn Văn Chánh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Phước Giang v.v... trên chặng đường mang gươm đi mở nước từ phương Bắc tiến về phương Nam, đã biết đi đến các vùng lạc điền lạc sơn, lạc thủy để khai khẩn, mỡ mang sinh cơ lạc nghiệp; tổ tiên chúng ta đã đóng góp phần mồ hôi xương máu cho sự trường tồn của dân tộc.

Học bộ đại thần triều Duy Tan trong bản Nguyệt cung bản quế cử nghiệp sách tuyển đã ghi chép đậm nét về các sự kiện, nhân vật họ ta.

Biên khảo đã nhìn vào sự thật như thời Ngô Vương Quyền, tiếp đến Ngô Nam Tấn, đến thời nhà Đinh, khai quốc công đại thần phụ chính Nguyễn Bật đã giúp Đing Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (966-967 Bính dần Đinh mão) để thống nhất sơn hà và giúp Đinh Bộ Lĩnh sắp đặt triều chính và đặt tên kinh đô Hoa Lư ở vào giữa thế kỷ 9. Thời tiền Lê Nguyễn công tấn húy Lưu quốc tùng nhâm tá thống sứ đô đô khâm sai, đô đốc sứ giúp vua Lê mỡ mang đất nước vào Thanh Hóa, Hà Tĩnh cho nên chữ rằng: Nhân kiệt địa linh có Hoàng Sơn bàn độ mới sanh anh tài, Hà Tĩnh có Nguyễn Hoàng Đào, Nguyễn Ái Lĩnh, Nguyễn Thiện Kiên, Nguyễn Đạo Sĩ, Nguyễn Du, Nguyễn Thanh Sắc v.v... nếu không phải địa linh thì làm gì có nhân kiệt, đã có nhân là có quả ngọt thơm ngon, Hà tĩnh đẹp và thơ mộng.

Nguyễn Văn Chánh (cháu nhiều đời của Nho thần Nguyễn Văn Lam) giữ chức tùy tướng vương triều tiếp tục tu chỉnh chính sự từ Thiệu Phong đến Đèo Ngang (đất lưỡng châu ô, rí) đất thiên lộc Hà Tĩnh đã sinh ra Nguyễn Văn Chánh đô đô tướng công ở cuối thế kỷ thứ 15. Hà, Thanh Nghệ có nhiều truyền thống gắn với sự tích, nơi mà con gái nước Sở tên là Ngọc Mậu đến tu hành và hóa thân tại đây, hoặc trang kiệu tướng nước Sở sau làm vua nước Dạ Lang cũng đến xin lập chùa tu hành tại thiên lộc Hà Tĩnh. Từ đèo Ngang đến Nam Ô đường núi quang co, qua nhiều khe suối, nhiều chỗ dốc đứng hiểm trở. Hương tích, thiên lộc cũng đã sinh ra Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa thế kỷ 15, trên núi Hồng Lãnh, trên đất Hằng Nga, trên sông Hằng Giang, đã sinh ra Hoàng Thị Huệ, người con gái quê Hằng Nga nay xã Thượng Nga ở bên sông Lam.

Nguyễn Phước Trung (cháu nội Nguyễn Văn Chánh đô đô tướng công khai quốc) phụng chiếu vương triều kiến lập xã hiệu ở vùng phía nam Hoàng Sơn (từ NamÔ đến đèo Cù Mông) trực tiếp làm xã trưởng Châu Minh.

Nguyễn Văn Phước (Phẩm cấp Hựu vệ điện tiền tướng quân An Hòa hầu Hoằng dụ).

Hửu vệ điện tiền tướng quân An thanh hầu Nguyễn Kim phò vua Lê Duy Ninh lên làm vua. Đến giữa thế kỷ thứ 16 (1558-1613) Nguyễn Hoàng con trai Nguyễn Kim vào nam làm chúa đất Thuận Quảng cho đến Nguyễn Phước Thuần (Đinh Vương Huệ vương 1756-1777) khai quan khoát cảng xây dựng quốc gia phát triển, lịch sử còn ghi rõ, qua đời con cháu Nguyễn Hoàng 244 năm, kế nghiệp chúa mang lại thanh bình thịnh vượng cho một vùng non nước phía Nam.

Dưới thời các cháu Nguyễn, nhiều vị công thần, nho thần, tô thất v.v... đến lập nghiệp ở nhiều nơi trên đất Thuận Quảng....


Chúng ta có thể kể ra các chi nhánh đến lập nghiệp ở các nơi như:

Ngài Nguyễn Công Côn, Công Can, Công Kiều tiền hiền làng Xuân Phú - Quế Sơn, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần.

Ngài Nguyễn Công Lắm ngũ đẳng thị vệ.

Ngài Nguyễn Công Triều tinh binh chánh đội trưởng suất đội hậu hiền làng Xuân Phú - Quế Sơn.

Ngài Nguyễn Văn Hồ phủ quang lịch thừa, con trai thứ 2 Nguyễn Công Trọng, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần, tiền hiền làng Khúc Lũy - Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Thế Công, quản dịch thừa con trai thứ 3 ngài Nguyễn Công Trọng (Phật) sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần, tiền hiền làng tứ giáp Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Phước Phú, đội trưởng hàm bát phẩm, con cháu ông lập nghiệp làng Khúc Lũy - Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Hữu Quan, tam đẳng thị vệ sắc phong Dực trung hưng linh phò chi thần, tiền hiền làng Ngân Hà - Điện Bàn cháu đích tôn của ngài Nguyễn Vĩnh Hà.

Ngài Nguyễn Văn Đức, cấm binh đội trưởng sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần, tiền hiền làng gia tộc Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Hửu Nghiêm, đô úy binh, sắc phong Dực bảo trung linh phò chi thần, tiền hiền làng Mỹ An - Đà Nẵng.

Ngài Nguyễn Bá Ải, Bá Hào, Bá Lợi, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần, tiền hiền làng Thanh Quýt - Điện Bàn.

, giám binh quan đài lang tỉnh bộ, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần tiền hiền làng Cẩm Lậu - Điện Bàn (nay là thôn Cẩm Đồng - Điện Phong - Điện Bàn - Quảng Nam).

Ngài Nguyễn Văn Giàu, lãnh binh cháu nội Gia dũ hoàng đế Nguyễn Hoàng, sắc phong Dực bảo trung hưng phò chi thần, tiền hiền làng Hương Quế - Quế Sơn.

Ngài Nguyễn Văn Tốt húy Bồi, thừa tướng công lập nghiệp tại làng Trung Sơn nay là tộc Nguyễn Bá ở làng Trung Sơn thuộc phủ Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Như Thập, chánh bát phẩm đội trưởng, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần, tiền hiền làng Câu Nhí - Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Như Thức chánh bát phẩm thư tại phủ doãn, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần, tiền hiền làng Bằng An - Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Công Khanh, Hàn viên biên tu sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần, lập nghiệp tại làng Xuân Thiều - Điện Bàn làm tiền hiền.

Ngài Nguyễn Phước Nghĩa, Phước Duyệt, Phước Hào, tín nghĩa đô úy phó than quân hiệu tráng nghĩa phó quản cơ, con cháu ngài ở làng La Qua - Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Bá Loạn, nội tạo tư chính tượng qua, lập nghiệp tại Bình Thuận.

Ngài Nguyễn Đình Đa, tư thừa quan, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần, tiền hiền làng Đa Hòa - Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Văn Mẫn nay là Nguyễn Đình Tùng cửu phẩm tượng mục, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần, tiền hiền làng Kỳ Lam - Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Trọng Tín, trưởng phái thuộc hệ Nguyễn Thế Công ở tứ giáp. Hiện nay con cháu ở Lục giáp - Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Phước Thiện con trai thứ 3 ngài Nguyễn Đức Phác, tiền hiền làng Túy Loan thuộc phủ Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Như Hà con vị thứ 8 tiền hiền làng Hà Lam, Thăng Bình , sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần.

Ngài Nguyễn Công Lợi con trai ngài Nguyễn Công Lưu, tiền hiền làng La Kham - Điện Bàn, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần.

Ngài Nguyễn Công Ánh con trai ngài Nguyễn Công Lưu tiền hiền làng Phước Trạch - Hội An, sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò chi thần.

Ngài Nguyễn Văn Thân, nghệ đánh cá, tổ tiên hệ ở làng Ngân Hà lập nghiệp tại Bàu Ấu làng La Qua - Điện Bàn.

Ngài Nguyễn Đại Lang con trai thứ 2 ngài Nguyễn Đức Phác, cháu nội ngài Nguyễn Phước Trung, ngài Nguyễn Đức Trung biệt tộc là tiên tổ họ Nguyễn Đức tại làng Nhị Giáp - Điện Bàn và tộc Nguyễn Văn cũng do tiên tổ ngài Nguyễn Đại Lang mà ra cũng ở trong làng.

Ngài Nguyễn Văn Tích, tiền hiền làng Bồ Mưng - Điện Bàn cùng tổ tiên tộc Nguyễn Văn ở Ngân Hà thành biệt tộc ...

Và chắc chắn theo gót ông cha ta, còn đi nhiều nơi trên đất Thuận Quảng và nhiều nơi khác để sinh cơ lập nghiệp, kế tục dòng dõi, giàu truyền thống của dòng họ của chúng ta.

Dưới triều Lê, Nguyễn qua các đời có nhiều vị công thần, tôn thất đến lập nghiệp nhiều nơi trên đất Thuận Quảng. Tổ tiên chúng ta cùng tổ tiên các tộc anh em khác đến lập nghiệp vùng đất mới (Thuận Quảng) cũng đã trải qua biết bao gian khổ, đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, để khai khản đất hoang, đào sông khơi ngòi, dựng nhà lập ấp, xây dựng tứ đình chỉ giới xã châu minh và các xã khác .... mưu cầu cuộc sống, chống giặc bảo vệ quê hương, đem lại an cư lạc nghiệp lâu dài.

Từ một cội rễ, tiền thủy tổ Ngài Nguyễn Văn Lam và bà Hà Thị An sinh con đẻ cháu lập nghiệp phương Nam, đã sinh ra nhiều cành nhánh, hoa quả xanh tươi, mãi mãi ở vùng đất mà ngài Nguyễn Hoàng vào trấn thủ.

Từ một thế tổ đã có hàng nghìn, hàng vạn con cháu tỏa ra khắp bốn phương trời, nhưng dù ở đâu, đồi núi hay đồng bằng, trong nước hay ngoài nước, thuận lợi hoặc khó khăn, con cháu tộc Nguyễn chúng ta vẫn vẹn toàn đạo đức làm người, xứng đáng với truyền thống dân tộc và tổ tiên Trần lưu xa xưa.

Những điều ghi trên căn cứ theo bút tích di chỉ và truyền thuyết tôi ghi chép lại cho con cháu đời sau, biết được sự tích của ông bà ta dù chữ lót có khác, nhưng có một giòng máu do con cháu ngài tiên tổ Nguyễn Văn Chánh sinh hạ cả, cho nên những ngày giổ và tết chúng ta tưởng niệm đến ông bà, mọi nhà đều dâng lên nén hương bác nước, để tỏ lòng thành kính biết ơn tiên tổ.

Ngày 15 tháng 02 năm 1984 (giáp tý)

Nguyễn Tấn Minh dịch thuật.




Gia Phả Nguyễn Văn Cẩm Đồng
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Nguyễn Văn Cẩm Đồng.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Nguyễn Văn Cẩm Đồng
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.