GIA

PHẢ

TỘC


LỢI
--->

VĂN
LIÊM
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TỘC ƯỚC - GIA PHÁP


Theo truyền thống Á Đông để tưởng nhớ công ơn Tổ Tiên Ông Bà, hàng năm con cháu tụ họp về ngôi nhà Từ đường mà Ông Bà đã dày công xây dựng lúc sinh tiền để phụng kỵ người đã khuất, ngày này được gọi là ngày Kị, thời trước thường cúng Ông bà đến 3 ngày: Trước ngày mất gọi là ngày Tiên thường, ngay ngày Ông bà mất gọi là Chánh Kỵ, và ngày hôm sau nữa gọi là Hậu thường, thời xa xưa Ông Bà ta chưa quen dùng Dương lịch, nên ngày mất đều được nhớ là ngày tháng năm Âm lịch, nhưng năm âm lịch có nhược điểm là cứ 60 năm thì lại trùng nhau, vì vậy sau này con cháu thường không nhớ năm Ông bà đã khuất mà chỉ còn nhớ ngày và tháng mà thôi.
Vào ngày chánh kỵ cho dù công việc bận bịu đến đâu cũng không thể nào vắng mặt nếu không muốn mang tội bất hiếu với Ông Bà, ngày này là ngày hội họp tất cả con cháu để ôn lại công ơn xây dựng của người quá cố, thường do những người trưởng thượng trong tộc họ kể lại nhiều mẫu chuyện, nhất là những ưu điểm của Ông Bà cho con cháu nghe để học hỏi, noi gương trở thành ngườ tốt, nhờ vậy mà công ơn của Tổ tiên được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Thông thường người con trưởng hoặc cháu Đích tôn sẽ được thừa hưởng phần lớn gia tài của ngườI đã khuất, và được ở nhà Từ đường, đồng thời nhận trách nhiệm chính phụng kỵ Ông Bà. Tuy vậy các con cháu thường vẫn mang về nhiều vật phẩm, nhờ vậy mà ngày kỵ được mân cao cỗ đầy thật là nhộn nhịp.

Ngày nay người cháu Đích tôn trong những đại tộc nhận cúng kỵ Ông Bà rất nhiều đời, đôi khi không kham nổi về tài chánh, vả lại quanh năm suốt tháng con cháu lo đi ăn giỗ thì còn đâu thì giờ để làm ăn, vì vậy phần nhiều dòng họ chọn một ngày phù hợp để hội họp con cháu , cúng kỵ Ông Bà 5,6 đời về trước, ngày này được gọi là ngày Hiệp Kỵ.

Họ Lê của chúng ta chọn hiệp kỵ vào ngày 22 tháng 6 hàng năm là ngày mất của Hiền Thủy tổ Lê Văn Liêm nhũ danh Lê Thị Luân, vào ngày này con cháu chắc chít không phân biệt nội ngoại, tập trung về từ đường đời cụ Lê Văn Xuân, do Lê kim Đảm cháu đích tôn đời thứ 11 thừa tự.
Trước bàn thờ Gia tiên khói hương nghi ngút, phẩm vật cao đầy vị Trưởng tộc cẩn cáo:


Việt nam quốc, Bình Định tỉnh, Tuy Phước huyện, Phước An xã, Đại Hội thôn

Tế thứ … niên, Lục nguyệt, Nhị thập nhị nhật.

Hiệp Tế Tổ Tiên Tộc chi lễ
Kiêm vì đích tôn Lê … hiệp gia Lê tộc NộI Ngoại tôn đẳng.
Cẩn dĩ hương đăng, sinh ư tửu quả, thứ phẩm chi nghi.

Cảm cáo vu:

Hiển Tiên Tổ: Lê Văn Hấn, Lê Văn Minh, Lê Văn Thanh đẳng tiên linh
Hiển Thủy Tổ: Lê Văn Liêm, tỷ Lê Thị Luân đẳng tiên linh.
Hiển đệ nhị đại tổ: Lê Văn Tịnh, tỷ Lê Thị Ngạnh đẳng tiên linh.
Hiển đệ tam đại tổ: Lê Văn Xuân, tỷ Lê Thị Tiên. Lê Văn Tánh, Lê Văn Hằng đẳng tiên linh.
Hiển đệ tứ đại tổ: Lê Văn Phương, tỷ Hồ Thị Dây. Lê Văn Bông tỷ Lê Thị Chạy, Lê Văn Phú, Lê Văn Diều, Lê Văn … đẳng tiên linh.
Hiển đệ ngũ đại tổ: Lê Văn Hùng, tỷ Đinh Thị Kiệt. Lê Văn Thu, Lê Văn Hiệp, Lê Văn Tấn, Lê Văn … đẳng tiên linh.
Cập tam phái: Hiển Huyền Tằng Tổ đẳng tiên linh.
Tam phái đẳng tổ ty, Hiển tổ co dĩ hạ đẳng tiên linh Lê Tộc tam phái Nội Ngoại vô danh, vô vị nam nữ đẳng tiên linh.
Đẳng đẳng lai phục hưởng.

Cung vi tiên linh.

Thượng tự Tiên tổ. Hạ chí tằng huyền.
Linh khâm hòa thái. Đạo phạm thánh hiền.
Hữu khai tất niên. Vạn đại chi hiếu từ nhi kiến.
Khắc xương khuyết hậu. Thiên thu chi công đức bất thiên.
Kỷ niên tích viễ hồng trần. Kiều mộc trường giang truy miên viễn.
Giả nhật thời đình qui hạ. Giản mao hoàng thủy ngụ vi kiền.

Phục kỳ

Tinh thần tụy tụ. Trung hậu Gia truyền.
Tỉ phước quả thường viên, Phong vinh chung tư tư trập trập.
Nhi hiếu văn vĩnh thực, Nhã ngâm qua điệt miên mien.

Phục duy cẩn cáo.

Gia Phả LÊ LỢI ---> LÊ VĂN LIÊM
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LÊ LỢI ---> LÊ VĂN LIÊM.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LÊ LỢI ---> LÊ VĂN LIÊM
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.