GIA

PHẢ

TỘC

Họ

làng
Văn
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ


THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ VÕ LÀNG Văn Xá



 



Như đã nói ở trên, phổ Họ
Võ ( từ đời 1 đến đời
4) chắc có thời gian bị thất lạc
hoặc do sao chép không cẩn thận nên đã bỏ sót phần sự nghiệp, sinh hạ, mộ tángvì thế các thông tin về Ngài Thủy tổ cũng không tránh khỏi, chỉ có mấy dòng, sơ
sài như sau:



Hiển thượng
thủy tổ khảo Thái nguyên quận VÕ
TỬ TRƯỜNG thường năm cúng kỵ vào ngày 15 tháng 12. Mộ tại cồn Ruộng Hè , tọa
Giáp hướng Canh.



Hiển thượng
thủy tổ tỷ Thái nguyên quận VÕ chánh thất đại nương. Húy cúng cùng ông. Mộ hiệp táng song phần cùng ông.



Thật là quá ít ỏi.



Tuy nhiên, qua gia phả lưu lại, chúng ta có thể rút ra đôi điều như sau:



1/ Thời điểm phát
sinh Họ Võ?:



Năm 1917, Ngài Võ Tha 68 tuổi là trưởng Họ đã tham gia hội tu phổ
của làng. Phổ làng viết: Võ Tha tộc thập nhất thế…”. Nhưng trong Gia phả Họ Võ lại ghi là  Hiển bá tổ khảo nguyên kinh tượng vệ tam đội chánh bát phẩm đội trưởng Võ
Văn Tha…”
thuộc Đời thứ 10, Chi 4. Tuy có sự chênh lệch 1 đời nhưng theo cách tính của ngành dân tộc
học (
mỗi đời khoảng 25- 30 năm) cộng thêm số tuổi của Ngài thì Thủy tổ Họ Võ đến làng Văn Xá nằm trong khoảng thời
gian (1550-1600). Đây là thời điểm Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam. Theo chính sử thì lúc đó: Miền Bắc mất mùa,
vua Lê lo  đánh Mạc, quân dụng
thiếu thốn, đất Thuận Quảng lại
"liền mấy năm đ­ược mùa, trăm họ giầu thịnh". Do đó số lượng người di cư rất lớn và
kéo dài. Trong đội quân ban đầu ra đi
có nhiều đồng h­ương Tống Sơn và nghĩa dũng
Thanh Hoá
.



Như vậy giả thiết Ngài thủy tổ Võ Tử Trường
đến đất Văn Xá vào thời Chúa Nguyễn Hoàng là có thể chấp nhận được.



2/Gốc gác Thủy Tổ?:



Cồn Ruộng Hè nằm trong xóm Bàu Đưng thuộc làng Văn Xá. Đó là một gò
đất cao ráo, phía trước là một bãi đất thấp nhưng bằng phẳng
có thể cấy lúa được.
Mộ ngài thủy tổ được táng giữa
Cồn. Ngày nay mồ mả san sát
nhưng ngày xưa đất rộng người thưa  thì
đây là một vị trí  đắc địa, thoáng đãng. Nhưng tại sao Mộ ngài đến trước, chiếm được chỗ đẹp, rộng rãi mà mộ lại phải chôn sát vào nhau? Lý giải vấn đề này sẽ có nhiều thú vị.



Qua nhiều năm, đọc nhiều
gia phả đầy đủ của vùng đất Thuận Hóa chúng tôi rút ra được một điều chung. Đó
là con cháu sau khi làm ăn yên ổn thì thường trở về cố quận  di dời mồ mả  cha mẹ- ông bà vào. Để thuận lợi trong việc trông
nom, bảo quản hình thức hiệp táng ra đời. Mộ ca 2 ngài Đời 2 - Họ cũng song
táng cùng vợ. Như
vậy, mộ thủy tổ họ Võ có khả năng được con cháu đời sau di dời đến.



Chúng ta lưu ý là Thuận Hóa thời điểm 1600 đã có 2 cuộc nhập cư lớn từ Thanh Hóa. Một theo 2 vị tướng Họ Lê
gốc Kẽ Mía  La Sơn(1475), và một theo chúa Nguyễn Hoàng (1558) gốc Tống Sơn . Thủy tổ Họ Võ nằm trong nhóm thứ 2.



Như vậy có thể nói mộ Thủy tổ Họ Võ được di dời từ nơi khác đến Văn Xá, có khả năng khoanh vùng ở Thanh Hóa, Tống Sơn.





Hiện nay trong hòm thờ Gia
phả Họ Võ còn có một cuốn phổ viết bằng chữ Hán.Vì chưa có điều kiện dịch thuật
chính xác nên chúng tôi chưa rõ nội dung. Hy vọ
ng sẽ tìm thấy nhiều điều mới m về Thủy tổ của dòng H Võ làng Văn Xá.  



VÕ NGUYỆN



                 
                       
----  –µ— ----



 



 Lăng Ngài Thủy Tổ:





 



 



Mộ đôi Ngài thủy tổ Họ Võ VÕ TỬ TRƯỜNG  táng ở cồn Ruộng Hè  thuộc xóm Bàu Đưng làng Văn Xá. Đây là nơi hàng năm con cháu Họ Võ tụ hội trước khi phân công từng
nhóm đi chạp mả. Bởi
vậy, là con cháu Họ Võ không ai mà không biết mộ Ngài.



Năm 1992, một người cháu
thuộc Chi 2- Đời 13 là VÕ VĂN LÂM hiện ở Mỹ đã gởi tiền về làm
lăng. Cả Họ cùng xây dựng và phân công chú Võ văn Kỉnh làm trưởng ban. Lăng được xây  bề thế, to đẹp so với thời bấy giờ. Ban đầu bia được đặt phía trên
đầu mộ như bao nhiêu ngôi lăng khác nhưng sau đó được di dời ra trước cửa. Phần
trống trên đầu lăng được thay bằng chữ “VÕ TỘC” ốp sành s
ứ. Bia mới được làm 2 mặt
có nh
à bia bảo vệ. Mặt trước bia ghi bằng chữ Hán,
mặt sau bia còn bỏ trống.



Theo tìm hiểu của chúng tôi
thì trong quá trình làm lăng đã có một sự bất đồng nhỏ về các chữ ghi  trong bia. Vì thế nhóm thợ bỏ ngang không làm
nữa. Hiện nay, một mặt bia để trắng (không có chữ) với những nét vẽ nguệc ngoạc dở dang trông rất
bôi bác.



Thiết nghĩ, việc bất đồng
thiết kế là do thế hệ của các chú bác và phải chờ thời gian kiểm chứng để tìm ra điều đúng. Nay thời gian đã quá lâu
( 20 năm), chú Kỉnh đã mất mà bia vẫn để vậy là một
tội lỗi lớn với ông bà. Thế hệ hậu sinh chúng cháu kính mong các chú bác hồi tâm, tìm ra chữ để ghi lên bia cho phù hợp, nếu không thì cũng cho
phép được tô láng cho nghiêm chỉnh thể hiện sự  trân trọng đối với Tổ Tiên.



Thời điểm 1990 là lúc đất nước còn khó khăn, con cháu phần đông đi xa làm ăn chưa trở về, bà con ở nhà cũng vậy.
Nay Họ đã đổi khác, kinh tế không còn là vấn đề nữa. Hy vọng sai sót trên sẽ được chỉnh sửa trong thời gian s
m nhất.



 



 



VÕ NGUYỆN



30/01/2011



 



----  –µ— ----



 



Chuyện “Ông Huy …ông Đức                                                                                                



Ở Huế quê tôi và các tỉnh
lân cận có một câu thành ngữ mà dân gian hay xử dụng mỗi khi diễn tả thời xửa,
thời xưa đó là: “
Chuyện xưa như Ông Huy, ông
Đức
”. Bấy lâu, “Ông Huy ,ông Đức”… là ai, tôi chẳng biết, chẳng quan tâm. Cho đến hôm nay, nhờ một cơ
duyên  tiền định nhiệm mầu, Hội đồng Họ
Võ/Vũ tỉnh Thừa Thiên Huế cho tôi cuốn tài liệu về cội nguồn. Tôi bỗng giựt
mình phát hiện ra “Ông Huy”  trong thành
ngữ ấy chính là thủy tổ dòng họ Vũ/Võ của tôi.



Ngài VŨ HUY là một quan
chức đời Đường, người làng Mã Kỳ huyện Long Khê phủ Thường Châu tỉnh Phúc Kiến
(Trung Quốc). Vào thời đó Giao Chỉ bị Bắc thuộc, các dòng họ mới lẻ tẻ xuất
hiện. Có thể kể Họ Hùng (Vương), Họ Thục (Phán),  Họ Triệu (Đà),  Họ Lý
(Bí). …rồi đến Họ Vũ.  



Theo gia phả, tộc phả, thần
phả ở làng Mộ Trạch-Hải Dương





cũng như các sử liệu- khảo
cổ  liên quan thì ngài có vợ là bà Lưu
Thị Phương, gần 60 tuổi mà vẫn chưa có con. Hai vợ chồng thường than vãn: “
Vàng núi, thóc
biển coi như cỏ rác. Con hiếu, cháu hiền quý hơn châu ngọc
”. Sau đó ngài dâng sớ xin
về trí sĩ. Vua Đường chuẩn cho và ban phát ngựa xe, tiền bạc. Trong một chuyến
du ngoạn Phương Nam, Ngài đến làng Mạn Nhuế huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu (Hải
Dương ngày nay) thấy
kiểu đất đẹp. Ở giữa cánh đồng mênh mông có 98 gò đất bao quanh một gò đất
lớn,tựa 98 ngôi sao chầu về mặt trời(Cửu thập bát tú triều dương). Gò ấy tên
địa phương là Đồng Dờm. Theo thuyết địa lý- phong thủy, mộ táng ở đây con cháu
sẽ phát sinh khoa
bảng, công danh hiển hách. Ngài Vũ Huy quay về Phúc Kiến đưa hài cốt thân phụ
sang táng ở Đồng Dờm rồi làm nhà để trông coi. Tại đây, có lẻ do duyên trời
định nên ngài đã thành hôn với bà NGUYỄN THỊ ĐỨC. Khi vợ có thai, ngài lại đưa
về Phúc Kiến. Ngày 8
tháng giêng năm Giáp Thân(804) bà hạ sinh một con trai đặt tên là VŨ HỒN.



Năm 820,Vũ Hồn 16 tuổi đổ
kỳ thi Đình, được bổ làm Tả Thị Lang Bộ Lễ. Hai năm sau thăng chức Đô Đài Ngự
Sử.



Năm 825(Ất Tỵ), ngài được
vua Đường Kinh Tông cử sang An Nam làm Thứ Sử Giao Châu.



Năm 841(Tân Dậu) đời Đường
Vũ Tôn, ngài đươc thăng chức Kinh lược sứ thay thế Hàn Ước. Giai đoạn này quân
Nam Chiếu từ Vân Nam thường sang quấy nhiễu, Kinh lược sứ Vũ Hồn không dẹp được
hoặc không muốn đàn áp quân sĩ và nhân dân nổi dậy nên ngài bỏ về Trung Quốc và bị bãi
chức. Nhà Đường cử Bùi Nguyên Du sang thay thế. Tuy bị bãi chức nhưng xét công
lao gần 20 năm cống hiến, vua Đường đặc ân cho ngài về trí sĩ vào năm 843, lúc
đó ngài mới 39 tuổi.



Sau khi nghỉ quan, ngài đưa
mẹ sang An Nam định cư
ở vùng đất tốt Lập Trạch (nay là làng Mộ Trạch xã Tân Hồng huyện Bình Giang-
Hải Dương).Ngài thường nói: “
Người xưa được
một ngày nuôi mẹ, dẫu làm đến tam công cũng không sướng bằng. Ta nay còn có mẹ
già, há nên tham giàu sang mà không nghĩ đến sự hiếu dưỡng hay sao
”. Khi mẹ mất, ngài an táng
ở xã Kiệt Đặc, vùng lân cận Mạn Nhuế, nơi có mộ ông nội. Mãn tang, ngài trở về
dạy học và giúp đỡ dân trong ấp Khả Mộ.



Ngày 03 tháng Chạp năm 853
(Quý Dậu), ngài 49 tuổi , khi đang ngồi dạy học, thấy trong mình khó chịu rồi thiếp đi, không bệnh
mà tịch. Trang dân và gia thần rước đi an táng tại xứ Đồng Cạn
. Khi đó trời đất tối sầm,
mây
mù phủ kín. Một lúc sau trời quang mây tạnh thì đã thấy kiến mối đùn lấp
thành một ngôi mộ lớn. Mọi người kinh hãi báo lên quan để tâu với đức vua. Vua Đường sắc
phong ngài là
“Phúc Thần, Đường Cảnh
Thành Hoàng-Lâu đài cư sĩ-Linh Ứng Đại Vương.”
Chuẩn cho dân Khả Mộ lên
kinh thành rút mỹ tự về dựng mộ chí, cắm đất, lập miếu ngàn năm phụng thờ. Khu
đất và cánh đồng ấy từ đó có tên là “
Mả Thần”. Dân làng tôn ngài làm
Thành Hoàng, người khai lập ấp Khả Mộ, người có công dạy dỗ,  đem đến kiến thức và lễ nghĩa cho dòng họ và
con dân trong làng.



Xét
công lao của Ngài Vũ Hồn, các triều đại phong kiến Việt Nam đã 12 lần sắc phong với 12 đạo
sắc. Các Đời Vua đã cấp sắc phong là:
Hoàn, Trần Nhân Tông, Lê Thái Tổ, Đời Lê- Trịnh, Quang Trung, Gia Long và Tự Đức.

Trong đó Sắc phong của vua Trần Nhân Tông ghi: “Thông Minh Trí Tuệ Kiệt Tác Vĩ, Thượng Đẳng Thần”. Sắc phong của
vua Lê Thái Tổ ghi: “Tế Thế An Dân- Linh
Phù Ngưng Hữu, Thượng Đẳng Thần”



Riêng
khu vực Đình- Miếu làng Mộ Trạch- Nơi thờ đức Thành Hoàng VÕ HỒN đã trở thành
khu di tích lịch sử được nhà nước Việt Nam xếp hạng(Quyết định số:
154/01/1991).



Ngài
VŨ HỒN (Con ngài Vũ Huy) đã khai sinh ra dòng Họ Vũ/Võ đầu tiên ở Việt Nam.
Chữ Vũ và chữ Võ đều có chung một từ gốc Hán tự là:(
). Nhưng do
các yếu tố lịch sử, sự kỵ húy tên Vua-Chúa, sự biến đổi ngữ âm theo vùng nên Vũ
gọi trệch ra là Võ. Từ khởi thủy đến nay, đã hơn 1200 năm, qua các tai ách của
thiên nhiên, các thay đổi về thể chế xã hội, dòng họ Vũ/Võ đã phát tán khắp các
tỉnh thành trong nước và ra các châu lục trên thế giới. Theo nhóm tác giả Vũ
Thúy-Võ Văn Liên-TS Vũ Duy Mền  thì việc
thiên cư lập nghiệp của dòng họ Vũ/Võ không những diễn ra ồ ạt  từ đời thứ 10-15 trở đi mà ngay từ đời thứ nhất
đã lập nên một nhánh mới Vũ Nạp ở Tràng Kênh-Hải Phòng. Đến đời vua Lê Lợi,
ngài Tổ Vũ Bá Khiêm thấy ở Mộ Trạch con cháu sinh sôi nẩy nở quá đông đúc nên
chia thành ngũ Chi, bát Phái (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh,Tân)Và theo
chính phả: “Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích”thì trong “ngũ Chi, bát Phái” từng đời
đều ghi rõ tên tuổi con cháu rời xa quê hương. Có trường hợp ghi nơi đến, có
trường hợp không ghi nơi đến là đâu. Đây là một tài liệu cực kỳ quí báu cho con
cháu tìm ra tông tích sau này.



 Điều đặc biệt là trong thời kỳ phong kiến,
dòng họ Vũ/Võ chưa một lần làm vua (hoặc có nhưng dưới tên một Họ khác) nên
tránh được sự tàn sát của dòng họ sau và cũng do phúc ấm tổ tiên nhân đức nên
con cháu ngày nay đã phát triển đến 1/10 dân số Việt Nam và có nhiều nhân tài
cho đất nước. Riêng 143 năm triều Nguyễn, theo thống kê của Nguyễn Đắc Xuân,
thì Họ VŨ/VÕ có 287cử nhân. Số cử nhân này đi thi Hội và thi Đình đã đạt được:
16 Phó bảng,10 Tiến sĩ, 2 Thám hoa,1 Bảng nhãn…



Ngày
nay nhờ chính sách Đại đoàn kết dân tộc của Đảng, HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ VŨ/VÕ VIỆT
Nam đã được thành lập. Đại Hội đại biểu lần VI, tổ chức tại Trung tâm hội nghị
quốc gia Mỹ Đình với 3.000 đại biểu tham dự đã thành công tốt đẹp. Ngôi mộ Tổ
đang được trùng tu mở rộng lên 3500m² với kinh phí 5 tỉ đồng. Website dòng họ
Vũ/Võ tại địa chỉ: 
hovuvovietnam.com 
đã nối mạng
Internet. Rồi đây con cháu sẽ có một nơi hành hương về nguồn cội trang nghiêm bề
thế, xứng đáng với tôn chỉ của dòng họ : NHÂN HẬU và TRÍ TUỆ.



Thành
ngữ: “Ông Huy , ông Đức” không phải là lời nói phi vật thể mà đã được minh chứng
một cách rõ ràng. Hạnh phúc và tự hào thay cho những ai là con cháu Họ VŨ/VÕ.



                                                                      
     VÕNGUYỆN- 3/8/2010



                                               
                    (Dựa theo tài liệu của Võ Văn Thành-Huế)



---- 
–µ— ----



………………………………………………………

Gia Phả Họ VÕ làng Văn Xá
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Họ VÕ làng Văn Xá.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Họ VÕ làng Văn Xá
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.