GIA

PHẢ

TỘC

Phùng
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
Nhà có gia phả như nước có quốc sử. Quốc sử ghi chép sự tiến bộ của nòi giống, những truyền thống quật cường của dan tộc và những công lao dựng nước, giữa nước của các bậc anh hùng dân tộc và sức mạnh của toàn dân. Gia phả ghi chép những tiến triển của một dòng họ, những công đức của tổ tiên và những biến dị, di truyền của một dòng họ.

Đọc quốc sử ta thấy sục sôi ý trí quật cường của dân tộc. Đọc gia phả ta biết rõ nguồn gốc của tổ tiên và ý trí của ông cha làm cho bản lý lịch của bản thân ta, anh em con cháu ta càng thêm sáng tỏ. Ta thấy tình cảm giữa người và người càng thêm gắn bó và tình cảm họ càng thắm thiết hơn.

Đọc gia phả ta được tăng lòng yêu quý xóm làng họ mạc do tổ tiên xây dựng. Ta còn hiểu thêm nguồn gốc sự nghèo nàn, lạc hậu của ông cha, quyết tam theo gót ông cha làm cách mạng chông xam lăng đại đoàn kết dân tộc để xây dựng nước nhà ngày càng văn minh giàu mạnh.

Đó là xuất phát điểm của lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Đó là nguồn gốc của tình đoàn kết dân tộc. Đó cũng là động cơ chính đáng để gia phả hoàn thành.

Từ xưa, họ nhà vốn có một gia phả và một tập phú ký rất đầy đủ và rõ ràng. Tiếc thay 30 năm binh lửa (từ 1945 đến 1975), chúng ta đã mất nhiều tài sản quý giá. Nhưng lòng người không bao giờ mất. Ngày 12 tháng 2 năm Quý dậu, tức ngày 14 tháng 3 năm 1993, Hội đồng gia tộc đã họp và quyết định cử ban Thư ký để viết tập Gia phả họ Phùng.
Đây là một việc trọng đại và lâu dài. Ban Thư ký mong các Thế hệ đóng góp tài năng và trí tuệ để tập gia phả họ nhà ngày thêm hoàn chỉnh.

Ngày 22 tháng 2 năm Quý dậu
14 tháng 3 năm 1993


BAN THƯ KÝ



------------------------------------------------------------
NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌ PHÙNG MY ĐỘNG

Cách đây hơn 200 năm, vào thế kỷ 18, thời kỳ Lê Mạt và Trịnh Nguyễn phân tranh, đời sống nhân dân khắp nơi vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Tỉnh Đông (tỉnh Hải Dương ngày nay) nhà thuở ấy từ Chí Linh, Đông Triều đến Vĩnh Bảo đều trong cảnh khổ chung của đất nước.

Thuở ấy, tại làng Yên Trì, tổng Hu Trì, huyện Vĩnh Bảo thuộc tỉnh Hải Dương (tỉnh Đông) là một làng ven biển, có một gia đình nghèo không đủ rộng cày, hai vợ chồng cùng 2 con trai phải ra song Thanh kiếm cá. Rồi lại ngược dòng sông Thanh ra sông Luộc, tiếp tục ngược sông Luộc tới làng Thượng, là chỗ ngã ba sông Cửu An đổ ra sông thuộc làng Thượng.

Làng Thượng lúc ấy còn chung xã với làng Hạ và Sĩ Quý, Thị Giang gọi là My Động xã (nhất xã tam thôn).

Chỗ này sẵn cá, ba cha con dựng lều kéo vó và làm chài. My Động xã lúc ấy rất thưa thớt, nông dân nhiều nơi đến khai khẩn đất bãi và dựng lên làng xóm.

Ba cha con ông chài cũng lên bãi nhận đất cấy trồng và xây dựng cơ ngơi vững chắc. Sau một thời gian củng cố nghề nông và nghề cá vững vàng kinh tế ổn định, người cha là Phùng Quốc Công bàn cùng người mẹ đưa người con cả là Phùng Quốc Bảo trở về quê cũ Hu Trì củng cố quê hương. Người con thứ là Phùng Quốc Huy được ở lại xóm Cửa Sông với nhân dân làng Thượng xây dựng lên xã My Động ngày càng đông đảo, giàu mạnh.

Anh em cụ Huy là người vùng biể rất to lớn và có sức khỏe hơn người, lao động cần cù, sáng tạo, kinhg tế rất mau thịnh vượng. Tiếp đó là thời kỳ ổn định của triều Nguyễn Gia Long, nông dân được xả hơi và có điều kiện tăng gia sản xuất.

Hai anh em cụ Bảo-Huy ở cả hai nơi làm ăn đều phát đạt, kinh tế dồi dào, gia đình hạnh phúc.

Cụ Huy sinh hạ 5 trai:

1. Phùng Đình Phàn
2. Phùng Đình Khoái
3. Phùng Đình Đại
4. Phùng Đình Đàn
5. Phùng Đình Xuyên

Cả 5 người đều cao to khỏe mạnh, học giỏi, chăm làm và ai cũng thích rèn luyện võ nghệ. Cụ Đàn (thường gọi là cụ Cai Đàn) có võ nghệ tinh thông thường được các bậc thân hào, thân sỹ trong vùng thời ấy trọng dụng để gây mưu cơ chống thực dân Pháp; nhưng lực mỏng không thành.

Lúc ấy gia đình cụ Huy đã có uy tín trong vùng. Ba người con lớn đều hiền hậu và sớm nhận thức được việ lập gia đình, gây cơ nghiệp vững bền là hiếu trung đạo lý.

Người con thứ tư rất thích giao du, lại điểm thêm tài hảo hán, song cũng biết vâng lời cha mẹ trở về nhà lập nghiệp muộn hơn.

Người con út là Phùng Đình Xuyên được các anh chị và cha mẹ chiều chuộng và chăm sóc nên học hành rất tiến bộ nhưng chơi bời cũng rât rộng rãi, cao thượng và phong lưu.

Từ nhỏ người đã nuôi dạy một đàn chó săn 5 con, và nuôi 1 đội gà chọi 5 con, mua lồng son, cóng sứ nuôi dạy 5 con chim quý.

Năm 17 tuổi, người nghỉ học và chuyên đi săn bắn xa nhà cùng bầy bạn. cha mẹ anh chị khuyên giải nhiều lần và vận động người lấy vợ lập gia đình mấy năm liền người đều xin khất và từ chối.

...


------------------------------------------------------------
NGUỒN GỐC HỌ ĐỖ Ở TRÀ DƯƠNG, PHÙ CỪ, HƯNG YÊN

Họ Đỗ là một chi ở Trà Dương có nguồn gốc họ Phùng My Động.
Cụ tổ đời thứ 9 là Phùng Văn Thế giỗ ngày 01/6. Cụ bà là người họ Đào giỗ ngày 20/5. Hai cụ sinh hạ 4 trai thuộc thế hệ thứ 10 là:
1. Phùng Văn Khoa
2. Phùng Văn Hùng
3. Phùng Văn Củng
4. Phùng Văn Chúng
Vào khoảng năm 1880 tại làng My Động có cụ Quản Đồng người họ Vũ nổi lên chống Pháp, dân làng nhiều người theo cụ Quản Đồng kháng Pháp trong đó có cụ Phùng Văn Củng và Phùng Văn Chúng là hai anh em ruột.

Vào buổi sớm ngày 27/4/1989 giặc Pháp bao vây làng My Động, bắt 37 người ra hành hình tại bờ song Luộc và truy lùng nhiều người khác. Trong số 37 người bị giết lúc đó có cụ Phùng Văn Củng, cụ Phùng Văn Chúng thấy anh bị giết liển bỏ trốn vào Trà Dương, Phù Cừ, Hưng Yên đổi họ thay tên là Đỗ Văn Dưỡng, rồi lập gia đình và định cư tại đây. Như vậy, cụ Đỗ Văn Dưỡng chính là cụ Phùng Văn Chúng, thuộc thế hệ 10 họ Phùng My Động, cụ chính là Tổ của họ Đỗ tại Trà Dương.

Từ xưa đến nay cứ đến ngày Thanh Minh, giỗ Tổ, Tết Nguyên Đán thì toàn chi Trà Dương lại tập trung sắm lễ nghi để về My Động tảo mộ và cúng Tổ Tiên, góp của công để tôn tạo mộ Tổ và xây dựng Từ Đường cao đẹp.

Tuy mang họ Đỗ nhưng tâm linh mọi người đều hướng về họ Phùng My Động, đây là nơi đất Tổ quê Cha. Họ Đỗ Trà Dương (họ Phùng Trà Dương) cùng toàn thể Phùng tộc làm nên sự nghiệp vinh quang của một dòng họ.
Gia Phả Phùng
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Phùng.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Phùng
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.