GIA

PHẢ

TỘC

Ngô
-Trảo
Nha
-Thạch
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
NGÔ ĐỨC THẮNG



HỌ NGÔ VIỆT NAM
LƯỢC SỬ-SỰ KIỆN-NHÂN VẬT-HỆ PHẢ


HÀ NỘI 2007

TỰA

Nước có nguồn,cây có gốc,người có tổ tông.Nguồn sâu thì sông rộng,dòng dài;rễ sâu gốc vững thì cây cối phát triển trăm chi ngàn nhánh hoa quả tốt tươi,Tổ tiên tu nhân tích đức mong con cháu thịnh đạt đời đời.
Như người Việt Nam ta,từ khi có văn tự(chữ Hán)thì mỗi nhà mỗi họ đều có một quyển gia phả,nhiều gia phả hợp lại thành tộc phả,mỗi nhà mỗi họ đều trân trọng giữ gìn,như một vật báu thiêng liêng,lưu truyền thế hệ này qua thế hệ khác,để ghi nhớ công đức tổ tiên,để tỏ ý uống nước nhớ nguồn,rất đáng tôn trọng.
Nhưng trải qua năm tháng bao cuộc biến thiên,gia phả nhiều họ đã bị mất mát thất lạc.Có những họ tuy còn những cũng chỉ ghi lại được năm bảy đời,mươi nười lăm đời,nhiều trường hợp không biết gốc từ đâu.
Nay tôi hân hạnh được đọc quyển tộc phả họ Ngô,ghi chép từ khi mới có văn tự (chữ Hán)trải qua từ thời Bắc thuộc đến thời độc lập tự chủ và mãi cho đến ngày nay,thời gian đã mười mấy thế kỷ,lại đã trải qua bao lần phân chi cải tính,thiên cư khắp nhiều vùng trong đất nước,nhưng ở đâu,hoàn cảnh nào,cũng có sức phát triển đặc biệt,và thế hệ sau kế thừa thế hệ trước,vẫn liên tục sinh ra nhiều bậc lương tướng trung thần,đại khoa,chí sỹ,danh nhân,góp phần bảo vệ tô điểm non sông Việt Nam,làm vẻ vang cho dòng họ.
Được như thế phải chăng do các đấng tiền nhân đã dày công vun đắp gốc đức cội nhân để làm kế sâu rễ bền gốc vậy.
Một dòng họ đã lâu đời như thế,đã trải qua nhiều biến thiên như thế,đã xáo động nhiều lần như thế,mà nay quý vị đã dày công nghiên cứu sưu tầm khảo cứu đối chiếu,biên soạn thành một tập phả chung,tập hợp được tất cả mọi chi phái vào một nguồn xưa gốc cũ,thật là một công phu rất lớn và do một tấm lòng hiếu thảo đáng trân trọng.
Chắc rằng khi tập phả này hoàn thành ra mắt mọi người trong họ,thì con cháu ai mà không cảm kích,ai mà không tự hào về tôn tộc của mình,mà ngay cả những bạn thanh niên ngày nay quan niệm về tôn tộc không được đằm thắm như xưa,cũng sẽ thấy phấn khởi tự hào,và sẽ cố gáng kế thừa nề nếp tinh hoa của tổ tiên,phấn đấu vươn lên để làm rạng rỡ thêm cho dòng họ.


Ngày đầu xuân năm Mậu Thìn (1988)
Cẩn tự
Kiều Văn Thao
Làng Tùng Ánh xã Đông Thái huyện Đức Thọ tỉnh Nghệ Tĩnh
(Nay là tỉnh Hà Tĩnh)



LỜI GIỚI THIỆU



Trong những năm của thập kỷ 80 này,nhờ hồng phúc của tổ tiên,Cụ Ngô Đức Thắng,Chi 5 họ Trảo Nha Hà Tĩnh,đã tìm được mấy bản phả xưa nhất đang lưu giữ tại các chi họ Bách Tính,Tống Văn,Trảo Nha,Tam Sơn,Diễn Châu,Tả Thanh Oai,v.v...Nhiều đạo Sắc phong từ triều Lê,các văn bia,thần phả,các bài Minh trên chuông đồng ở các đền chùa miếu thờ,lại được các chi ho họ nhiệt tình giúp đỡ cung cấp tư liệu,làm rõ chi tiết lịch sử dòng họ,sự tích công lao các liệt Tổ.
Mặc dầu tuổi đã ngoài 80,sức yếu,nhưng cụ vẫn ngày đêm miệt mài nghiên cứu,sưu tầm chắp nối,sắp xếp,xác định niên đại,địa bàn cư trú,so sánh giữa các bản phả,đối chiếu với quốc sử,hình thành bản phả họ Ngô,ghi chép hơn 40 thế hệ trên 1200 năm.
Biên soạn được tập phả chung,tập hợp được mọi chi phái vào một nguồn gốc,giúp con cháu nghiên cứu tìm về cội nguồn nghĩ cũng là một ân đức,một công phu rất to lớn,và cũng do tấm lòng hiếu thảo đáng trân trọng của cụ.



Ngô Văn Trưng
Trưởng Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam
Họ Ngô Tả Thanh Oai

Ngày 15 tháng 1 năm 1994


Họ Ngô Việt Nam
Lược thuật khaí quát

Căn cứ vào phả cũ,xưa nhất là bản phả do Hán Quốc công Ngô Lan viết vào giửa thế kỷ 15, đến thế kỷ 18 nhiều nhà trong họ như Hoàng giáp Bách tính,Giám sinh Phan hữu Lập (họ Ngô Tống văn),Tiến sỹ Ngô phúc Lâm Trảo nha,Tiến sỹ Ngô trần Thực Bách tính, sưu tầm sao chép lại phả cũ của Hán Quốc công và bổ sung đến Lê trung hưng(chỉ phần họ nhà mình).Sang triều Nguyễn,các ông Ngô kim Khoan,Ngô thạch Huỳnh ở Diễn châu biên soạn phả họ Ngô Trí, Ngô Đình,đều có sao chép phần phả cũ.Tiến sỹ Ngô thế Vinh họ Bái dương sưu tầm sao chép nhuận sắc,tìm chắp nối họ Bái dương.Đến nay phần sưu tầm phả xưa chỉ mới có như thế.Ngoài ra một phần là dựa vào thần phả đền thờ Lý thường Kiệt ở Thanh hoá,cùng với các bi ký, từ đường ký,các bài mimh trên các chuông chùa ,đối chiếu với quốc sử v. v...
Được biết là:
Cụ Tổ xưa nhất của họ Ngô được ghi chép lại trên phả lưu truyền đến nay là Ngô nhật Đại quán Châu ái (tức Thanh hoá ngày nay).Cụ sinh sống với nghề nông,sinh con Ngô nhật Dụ.Nhật Dụ nghe tin quan đô hộ Sỹ Vương phổ cập chữ Hán cho người Việt,phấn khởi theo học, thông minh lại cần cù,trở thành Đại nho gia.Người Trung quốc mời vào làm Liêu tá trong phủ Sỹ Vương (thời thuộc Đường),từ đó ngày càng phồn vượng.
Có một thuyết nói rằng Ngô nhật Đại vốn là Hào trưởng vùng cửa Sót (Hà tĩnh ngày nay),giúp Mai thúc Loan khởi nghĩa,sau thất bại lánh ra Châu ái sinh sống.
Truyền đến Ngô đình Thực là Hào trưởng,sinh Ngô đình Mân.Ngô đình Mân là Đại nho gia du học vào cửa Sót,rồi ra Cam lâm quận Đường lâm,làm Phong châu Mục thời Khúc thừa Hạo làm Tiết độ sứ.Ông lấy bà Phùng thị Tịnh Phong con Phùng Hải, cháu Bố cái Đại vương Phùng Hưng,. Thần phả có câu”"Ông xứ Đông lấy bà xứ Đoài sinh con cái thế anh hùng".Ông bà có hai con trai Ngô Quyền,Ngô Tịnh.Ngô Tịnh làm Trấn thủ Kỳ hoa,sinh năm con trai đều thất truyền.
Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm đinh tỵ (897),mất ngày18 tháng giêng năm giáp thìn (944) thọ 47 tuổi,mộ táng tại thôn Cam lâm quận Đường lâm. Ngô Quyền vào Châu ái làm nha tướng cho Dương diên Nghệ.Dương diên Nghệ nhận làm con nuôi giao cho quản quân,thấy có đức có tài,gả con gái là Dương thị Như Ngọc cho làm vợ.Bà sinh Ngô xương Ngập,Ngô xương Văn.Ở làng Yên nhân huyện Chương mỹ nơi đền thờ Bà Dương Phương Lan,có bia đá ghi:"Trên đường vào Châu ái,qua đất Thượng phúc(nay là Thường tín) Ngô Quyền gặp người con gái tên Dương phương Lan,kết làm vợ chồng,cùng nhau đi vào gặp Dương diên Nghệ,được nhận làm con nuôi cả hai".Có tài liệu chép Ngô Quyền còn có hai con trai sinh sau là Nam Hưng,Càn Hưng, chưa rõ con bà nào sinh.
Ngô Quyền ở châu Ái khoảng mười năm, theo Dương diên Nghệ ra bắc đánh đuổi Lý khắc Chính,rồi lại trở vào quản châu Ái.Sáu bảy năm sau lại ra giết phản thần Kiều công Tiện,đánh đuổi quân Nam Hán lên ngôi vua,đóng đô ở Cổ loa,được 6 năm từ trần,truyền ngôi cho Ngô xương Ngập,Dương Tam Kha phụ chính.Tam Kha dành ngôi của cháu, xưng hiệu Bình Vương.Ngô xương Ngập chạy về Nam sách nương nhờ PhạmLệnh công,Ngô xương Văn còn nhỏ được nuôi trong cung,Tam Kha nhận làm con nuôi.Càn Hưng, Nam Hưng được ra ngoài ở với mẹ đẻ.
Năm năm sau Ngô xươngVăn khôn lớn dành lại ngôi vua,phế Tam Kha làm Trương dương Công,đón anh về cùng trông coi việc nước,tôn anh làm Thiên Sách vương,tự mình xưng Nam Tấn vương.Năm 964 Xương Ngập từ trần,năm 965 Ngô xương Văn bị mũi tên độc trong khi đi đánh hai họ Đường, Nguyễn ở Thái bình (Sơn tây ngày nay) từ trần, nhà Ngô thất thế,con cháu lui về ba hướng :
Ngô xương Xý con Ngô xương Ngập lui về Bình kiều(nay là huyện Triệu sơn tỉnh Thanh hoá);
Ngô nhật Khánh con Ngô xương Văn lui về Đường lâm (nay thuộc Sơn tây),
Ngô nhật Chung về Đổ động (Đại điền chủ).

Các nhà sử học xưa gọi triều đại Ngô Quyền là Tiền Ngô vương,triều đại Thiên Sách vương ,Nam Tấn vương là Hậu Ngô vương.Ngô xương Xý,Ngô nhật Khánh là hai trong 12 Sứ quân. Đó là đợt phân chi đầu của dòng họ Ngô.
Thiên Sách vương Ngô xương Ngập,bà là Phạm thị Uy Duyên con gái Phạm Tướng công người Nam sách,sinh Ngô xương Xý, Ngô xương Tỷ.Ngô xương Tỷ trụ trì chùa Phật đà làng Cát lợi quận Thường lạc,đạo hiệu Ngô chân Lưu,năm Thái Bình thứ 2 Đinh Tiên Hoàng phong Khuông Việt đại sư,tham dự triều chính,thời Tiền Lê giúp Lê Đại Hành đánh Tống có nhiều công.
Sau ngày Ngô xương Xý thất bại ở Bình kiều,con trưởng Ngô xương Sắc lưu lạc ở vùng trung thượng du Thanh hoá sinh Ngô tử Canh, Ngô tử Án.Ngô tử Canh đại thần nhà Tiền Lê đi sứ Chiêm Thành ,về sau thất truyền.Nối đến Ngô tử Uy ,Ngô tử Vĩnh trở về sau ngày càng cùng quẩn đến Ngô Rô đời thứ 16,về ở Đồng phang coi chùa Thiên phúc của làng Thung,vào thời cuối nhà Trần.Trải qua triều Hồ,rồi thuộc Minh,mấy mươi năm sang nhà Hậu Lê con cháu phát triển một cách kỳ lạ,cho nên được giải thích bằng nhiều truyền thuyết như Cốc thần,Tào tinh quân giáng thế,mộng Hoàng long,mộng Kim đồng,Bờ đó Xó chùa được mộ Thiên táng, tổ tiên tu nhân tích đức được trời báo v. v...
Con thứ Ngô xương Xý là Ngô ích Vệ,đổi tên An Ngữ chạy vào châu Hoan dạy học,
không lâu sau Lý công Uẩn thay nhà Tiền Lê lên làm vua,ông ra phò nhà Lý,làm một chức võ quan nhỏ (Sùng ban lang tướng). Năm 1010 vua Lý thiên đô ra Thăng long,ông theo ra ở phường Khán sơn Thái hoà (nay là Ngọc hà quận Ba đình Hà nội).Bà họ Hàn sinh Ngô Tuấn, Ngô Chương tức Lý thường Kiệt, Lý thường Hiến sau này.Ngô Tuấn có hai bà vợ họ Tạ,họ Lý,nhưng năm 23 tuổi theo yêu cầu của nhà vua,tự yểm vào phụng thị trong cung,nên không có con trai nối dõi,dòng dõi đến ngày nay là con cháu Ngô Chương.
Ngô Tuấn được nhà vua nhận làm Hoàng tử nghĩa đệ,chức đến Thái uý đứng đầu trăm quan,là Anh hùng dân tộc qua các sự nghiệp ngự Tống bình Chiêm,hưởng thọ 87 tuổi.Ngô Chương cũng là đại thần trụ cột triều đình nhà Lý,tham dự ngự Tống bình Chiêm,trấn thủ châu Hoan,Lạng sơn được phong Trung dũng Hầu.Con cháu nổi hẳn lên dưới triều nhà Lý,
đều là công thần.
Nhà Trần cướp ngôi, họ Ngô chịu chung số phận với họ Lý,sa cơ tuy nhiên vẫn giữ được nếp nhà ở chùa dạy học.Cuối đời Trần, Ngô Bệ khởi nghĩa ở Yên phụ chống triều đình thối nát (1344-1360).Ba anh em Minh Đức,Minh Hiếu,Minh Nghĩa (thân sinh Ngô Bệ) cùng những người sống sót thay họ đổi tên lánh nạn. Sau khi thất bại,Ngô Bệ bị tội tru di,từ đó quan hệ gia tộc bị gián đoạn trải mấy trăm năm cho đến ngày nay.Tương truỵền Bà Nồm đem con về Giao thuỷ khai chồng họ Phạm,người ở Đổ động chạy về Ngọc than đổi sang họ Đổ,người vào huyện Gio linh Quảng trị,sau nhiều năm có người trở về Bắc biên, Ngọc hà...Mãi đến cuối thế kỷ 20 này mới liên lạc tìm ra cội nguồn.
Với chủ trương nhổ cỏ phải nhổ hết rễ của Trần thủ Độ và bản án tru di tam tộc của
vua nhà Trần,trước sau hai lần gặp tai hoạ diệt vong,tuy phả ký bị gián đoạn,nhưng nhờ nguồn sâu gốc vững,con cháu vẫn quật cường vươn lên xây dựng dòng họ trở lại ngày càng phồn thịnh.
Ngô nhật Khánh, Sứ quân Đường lâm, bị Đinh bộ Lĩnh bức hàng,gả con gái cho làm Phò mã,chiếm bà mẹ lập làm Hoàng hậu,lại kén con gái bà làm con dâu (vợ Đinh Liễn).
Sau ngày Thái hậu Dương văn Nga khoác Long cổn nhường ngôi cho Lê Hoàn,trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành,Ngô nhật Khánh không phục,chạy vào nam dụ vua Chiêm thành ra đánh úp Hoa lư (979).Quân Chiêm theo đường biển dự định đổ bộ lên cửa Đại an và cửa Tiểu khang.Chiến thuyền chưa đến nơi thì gặp trận bão biển lớn,thuyền đắm người chết nhiều,phải lui quân,Ngô nhật Khánh chết đuối,vua Chiêm thành thoát chết về nước.Phất Kim Công chúa (vợ Nhật Khánh con Đinh Tiên Hoàng) uất hận vì việc làm của chồng,đâm đầu xuống giếng tự tử.
Ngô nhật Chung ở Đổ động sinh Ngô nhật Minh, nổi dậy chống Lê Hoàn, bị Lê Hoàn đem quân từ Hoa lư ra đàn áp,tan rã mỗi người một nơi nên thất truyền.Ngày sau ở vùng Tột động,Chúc động có mấy dòng họ Ngô cư trú đến nay,không rõ dòng nào.

Trở lại dòng Ngô xương Sắc,sau nhiều đời sa sút cùng cực,con trai Ngô Rô là Ngô Tây tiếp tục ở coi chùa Thiên phúc,bà họ Nguyễn người Vĩnh lộc sinh Ngô Quỳnh,vì nghèo tha phương cầu thực thất truyền (có thể nay là họ Ngô ở Minh lãng huyện Vũ thư tỉnh Thái bình).Bà thứ hai Trịnh thị Kim người cùng làng Đồng phang sinh Ngô Kinh.Cha mẹ từ trần khi còn ít tuổi,Ngô Kinh nghèo khó bơ vơ,cơm không đủ ăn,có người trong làng mách bảo,bèn tìm đến hương Lam sơn xin làm gia nô cho ông bà Lê Khoáng,cần cù hoạt bát thật thà,nên được tin dùng,lấy bà Lê thị Mười sinh bốn trai một gái: Ngô Từ,Ngô Đức, Ngô Khiêm,Ngô Đam,Ngô thị Ngọc San.Phả cũ viết:"Qua việc ngưu canh mà long vân gặp hội".Lê Lợi khởi nghĩa Lam sơn,cha con ông cháu đều tham gia lập nhiều công đầu,đều là Khai quốc Công thần.Ngọc San lấy chồng Quận công. Ngô Từ sinh 11 con trai đều là công thần chức tước cao,8 con gái đều lấy chồng hào hoa,Ngô thị Ngọc Dao lấy Thái Tôn sinh ra Thánh Tôn, một vị minh quân.
Nói chung con cháu dòng dõi Ngô Kinh đều làm quan làm tướng nhà Lê,có nhiều công lao đóng góp vào việc giữ nước, đánh đuổi ngoại xâm,xây dựng nền văn hoá,làm cho nước nhà một thời thái bình thịnh trị.
Nhưng bước phát triển không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió,nạn nước kéo theo nạn nhà,bao nhiêu bước ngoặt đã liên tiếp xẩy ra.Trong cung thì các ông Hoàng bà Chúa tranh dành ngôi báu,ngoài triều thì quyền thần đố kỵ lẫn nhau,gian thần lợi dụng thời cơ hãm hại người trung,dẫn đến cướp ngôi lật đổ,trung thần hàm oan,gia đình ly tán.Các vụ án Huệ phi,Lệ chi viên,Nguyẽn Trãi bị tru di,mẹ con Ngô thị Ngọc Dao phải chạy lánh nạn,đến vụ Nghi Dân giết vua và Thái hậu dành ngôi đã xẩy ra.Những người họ Ngô chịu ảnh hưởng lớn,nhiều nhà phải cho con đi lánh nạn phương xa,chính cuộc lánh nạn trở thành cuộc thiên cư của nhiều dòng họ.
Mỗi người đi lánh nạn thành thuỷ tổ họ Ngô ở một phương,bốn năm trăm năm mất liên lạc về cội nguồn,mãi cho đến gần đây mới liên lạc chắp nối được.Như Ngô hải Sơn về Tam sơn,Ngô Nguyên về Vọng nguyệt,Ngô phúc Cơ về Tả thanh oai,Ngô tiến Đức về Lâm thao,Ngô công Tín về Bách tính,Ngô Ngữ về Địch lễ,Ngô Nước về Trảo nha.

Ngô Khế có 11 con trai,6 người sinh trước đi lánh nạn,5 người sau là Ngô khắc Cung, Ngô văn Bính, Ngô thế Bang làm tướng nhà Lê ,khi họ Mạc cướp ngôi,rút quân bản bộ về Thanh hoá cùng anh em chú bác trong họ mưu việc phù Lê;Ngô hữu Phái theo giúp Nguyễn Hoàng vào Thuận hoá,đóng quân ở Ái tử thành thuỷ tổ họ An mô;Ngô ngọc Phác cải họ Hoa lánh về La phù Từ liêm.Một số khác hoặc theo tự điền,hoặc theo về quê mẹ,cũng có người đi đánh Chiêm thành, ở lại trấn nhậm đạo Quảng nam,khai hoang lập ấp từ thủa Lê sơ.
Trong khoảng thời gian trăm năm từ một vài gia đình phát triển đến gần ngàn người,từ bần hàn cùng cực trở thành một đại tộc có nhiều tướng thần trụ cột triều đình,có thể nói đó là thời kỳ nối tiếp phát triển thần kỳ,phục hồi khí thế oanh liệt của tiên tổ xưa,sau thời gian vừa một giáp vận hội 600 năm.
Sang thời kỳ sau nhà Mạc cướp ngôi,phía theo Mạc và phía phù Lê phân chia ranh giới,Nam Bắc triều hình thành.Mấy chục năm tranh chấp vũ trang, người họ Ngô kẻ theo nhà Mạc(chủ yếu các họ cư trú trên đất do Mạc kiểm soát),số lớn tham gia công cuộc phù Lê (theo Nguyẽn Kim rồi Trịnh Kiểm )phân hoá dần giúp Mạc,Trịnh,Nguyễn sau đến Nguyễn Tây Sơn.Dần dần sinh con đẻ cháu thành người địa phương các miền trung nam bắc,tuy cùng dòng họ,do bối cảnh lịch sử địa lý,cùng họ hàng anh em,mà đứng hai ba bên trận tuyến,coi nhau là thù địch,không đội trời chung.Có điều dầu ở phía nào,họ Ngô cũng có tướng tài quan cao.Tình hình đó đã làm cho quan hệ gia tộc càng gián đoạn,ngày càng xa nhau.

Nhìn chung lại ,quá trình phát triển thiên cư cải tính,từ thế kỷ thứ 8 thuộc Đường đến thế kỷ thứ 10 Ngô Vương dựng nền độc lập,từ châu Ái qua Đường lâm, Cổ loa,tiếp theo phát triển khi thăng khi trầm theo biến thiên của lịch sử,trải qua Lý,Trần đến Hồ,họ Ngô hình thành ba cụm:
Cụm lưu vực sông Nhị hà mà trung tâm là Thăng long thuộc dòng Ngô an Ngữ,vì biến cố thời cuối Trân cụm này phân thành ba cụm nhỏ:Gia lâm, Nam sách và Bạch hạc.
Cụm lưu vực sông Mã, sông Lương (sông Chu) mà trung tâm là Yên định, Thiệu yên,theo dòng lịch sử 300 năm triều Lê toả ra khắp miền nam bắc,là thuộc dòng Ngô xương Sắc (dòng trưởng Ngô Quyền).
Cụm Sơn nam thượng từ Tuỵ động,Tột động,Chúc động,Đổ động qua Bất bạt, Sơn tây,cư trú phân tán,hoặc để họ Ngô hoặc đổi Nguyễn,đổi Đổ,một vài họ thuộc dòng Minh Đức,còn có thể thuộc dòng Ngô xương Văn ,Ngô nhật Khánh, Ngô nhật Chung.
Về sau Chúa Nguyễn ở đàng trong lấn dần vào phía nam đến Cà mâu, Hà tiên,Chúa Trịnh cũng lấn dần vào đất chúa Nguyễn,theo đà nam tiến đó,hoặc cầm quân trấn nhậm,hoặc sa cơ,bước thiên cư phát triển nhanh chóng đến tận cùng đất nước,ngày nay có hàng trăm chi họ Ngô trong đó,mà chúng ta mới liên lạc được một phần nhỏ.
Sang thế kỷ 19 (triều nhà Nguyễn),cũng có nhiều thiên cư lẻ tẻ nhưng đến nay mới 5,7 đời,chưa thành dòng họ lớn.Ngày nay,sau một thời gian sưu tầm liên lạc,chúng ta mới gặp và biết được gần ba trăm chi họ thuộc dòng dõi Ngô Vương Quyền cư trú trong khắp mọi miền đất nước,trong đó có trên 10 họ cải sang Phan,Phạm,Nguyễn,Đỗ,
Hoa,Văn,Hoàng,Lê và cũng biết được một số không nhiều họ Ngô thuộc dòng khác,hoặc họ khác cải Ngô,hoặc gốc từ Quảng đông, Phúc kiến bên Trung quốc như họ ở Hoằng hóa Thanh hoá,ở Huế (phường Minh hương),ở Hội an v.v…(có bảng liệt kê ở sau ).Mỗi nơi đều đang cố gắng tìm liên lạc thêm,làm thế nào để cho tất cả hậu duệ của tiền liệt,cùng một huyết thống được xum vầy,phát huy truyền thống anh hùng,vì nước vì nòi,góp phần đưa đất nước Việt nam vươn lên ngang hàng các nước tiền tiến.


Lời nói đầu


Người ta sinh ra ai mà không nghĩ đến công đức sinh thành,cội nguồn tiên tổ. Những chữ "ẩm thuỷ tư nguyên,vấn tổ tầm tông" không phải là mới xuất hiện.Để nhớ phải có ghi chép; bản chép của một nước là quốc sử, của một họ là tộc phả, của một nhà là gia phả, như xưa nay người thường gọi.
Từ bắt đầu có văn tự các cụ tổ nhà ta đã sớm ghi chép lại, lưu truyền đến ngày nay, nhờ thế mà ngày nay chúng ta mới biết rõ cội nguồn hàng ngàn năm về trước.Nhưng đời thì có trị có loạn, trị thì vun đắp thêm vào,loạn thì phá tán.Người thì khi phú quý khi bần hàn,việc ghi chép phả cũng tuỳ theo mà có thời bị gián đoạn.
Tiên tổ họ Ngô chúng ta sớm được học hành, ghi chép phả được sớm,đến nay trên 1200 năm.Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, nhất là từ thời Hậu Lê trở về sau, loạn lạc liên miên, tuy có ghi chép nhiều, mà thất tán cũng không phải ít. Dầu nhiêù lần được sao chép bổ sung nhuận sắc, sao cho khỏi thất thiệt do tam sao thất bản.Việc thiên cư nhiều đợt rộng ra khắp miền đất nước,có những trường hợp phải cải họ đổi tên, càng phát triển nhiều, ở đâu biết đó, trải năm sáu trăm năm cho đến nay, không biết cội nguồn.Nhiều thế hệ cháu con ở khắp mọi nơi bâng khuâng tự hỏi:"Cội nguồn chúng ta từ đâu?".Việc nhiều họ bói toán, cầu thần cầu thánh tìm hỏi cội nguồn dòng họ xa xưa, là biểu hiện lòng thành của con cháu hướng về tổ tiên, đúng với bốn chữ"vấn tổ tầm tông" đáng trân trọng.
Sau nhiều năm sưu tầm và nghiên cứu biên soạn tộc phả họ Ngô Việt nam,trong những năm 80, qua mấy lần chép tay hoặc đánh máy bản thảo chuyển đến các họ xem và tham gia ý kiến,được các họ góp nhiều ý kiến,cung cấp thêm tư liệu,năm 1990 đã xuất bản tập “Lịch sử họ Ngô Việt nam tổng hợp”,lưu chuyển rộng rãi từ bắc vào nam.Nhờ đó nhiều người đọc,tìm liên lạc chắp nối thêm nhiều dòng vốn mất liên lạc lâu đời qua nhiều thế kỷ.
Năm 1994 một bản thảo bổ sung lại được in ra nhiều bản đầy đủ hơn trước(tất nhiên còn thiếu sót sai lạc ít nhiều chi tiết).Các họ đã phát hiện góp ý và gần đây nhiều họ liên lạc chắp nối thêm,cung cấp thêm tư liệu chi tiết bổ sung.Tôi tận dụng thời gian sức khỏe còn cho phép,cố gắng sắp xếp ghi chép lại tất cả những gì đã sưu tầm được từ trước đến nay,tuy dài dòng,nhưng với mục đích làm tư liệu cho người sau tham khảo.
Tuy có thêm tư liệu nhưng không đồng bộ,có phần tản mát,thiếu đầu hụt đuôi,việc sắp xếp ghi chép lại cho có hệ thống,theo một thứ tự nhất định phải kéo dài nhiều năm,tôi cũng chưa biết được là có hòan thành được như mong muốn hay không,nhưng cứ cố gắng,được đến đâu hay đến đó.
Trước lúc hạ bút ghi chép lịch sử tổ tiên,việc hình thành và phát triển các dòng họ,tôi thành thực cáo lỗi với bà con là trong việc trình bày trước đây cũng như ngày nay, có những sơ hở thiếu thận trọng,mong được bà con thông cảm và lượng thứ.

Mùa xuân năm bính tý -1996

Ngô đức Thắng








Dòng Ngô Ích Vệ -Anh hùng Dân tộc Lý Thường Kiệt

Ngô ích Vệ là con thứ Ngô xương Xý và bà Lý thị Khoan Dung,em Ngô xương Sắc, đi lánh nạn đổi tên Ngô an Ngữ.Năm 1010 ra làm một chức võ quan nhỏ với nhà Lý,theo vua Lý ra Thăng long,ở phưòng Thái hoà (Khán sơn).Bà họ Hàn sinh hai con trai Ngô Tuấn,Ngô Chương.
Ông từ trần trong một đợt đi công cán vào châu Hoan.
Ngô Tuấn tức Lý thường Kiệt không có con trai nối dõi,các dòng họ Ngô nối đến ngày nay là con cháu Ngô Chương tức Lý thường Hiến.Kể từ đời thứ 9,kế thế đến đời thứ 15,sau khi Ngô Bệ khởi nghĩa thất bại,bị tru di tam tộc nên thất truyền,mất liên lạc gia tộc mấy trăm năm.

a-Xuất thân

Ngô Tuấn Lý thường Kiệt (đời thứ 9) sinh năm kỷ mùi 1019 tại phường Thái hòa thành Thăng long (nay là khu vực thuộc làng Ngọc hà,quận Ba đình Hà nội),mất năm ất dậu 1105,thọ 87 tuổi ,tài kiêm văn võ,là một danh tướng triều Lý,có công lớn trong việc giữ nước,mở nước là đánh Tống,bình Chiêm.
Từ nhỏ đã tỏ ra có tài năng,chuyên cần học tập,ngày luyện võ đêm ôn văn,theo học Lý công Uẩn một thân vương nhà Lý,lại được ông chú truyền thụ võ nghệ gia truyền.Lúc còn đi học là bạn thân của Lý Phật Mã.Vua Lý mở rộng kinh thành,dân các phường phải ra ở bãi Cơ xá,anh em Ngô Tuấn được ở lại Khán sơn.Năm 13 tuổi bố chết,20 tuổi làm chức Kỵ mã Hiệu uý.
Sau khi Lý Phật Mã lên làm vua,mến tài đức, muốn được luôn gần gũi, khuyên Ngô Tuấn tự yểm làm quan hoạn.Năm 23 tuổi Ngô Tuấn tự yểm,khi đó đã có vợ nhưng chưa có con.Phả cũ chép bà Lý thị Duy Mỹ và hai con gái Duyên Lương và Mỹ Lương,không rõ là con đẻ hay con nuôi.Bia chùa Linh xứng chép khi ông chết không có con,nên vua phong Lý thường Hiến tước Hầu.
Ngô Tuấn có bộ mặt khôi ngô,đi đứng đàng hoàng,tính tình nhã nhặn khiêm tốn thận trọng,tài kiêm văn võ, là một nhân vật toàn năng,có tài kinh bang tế thế,từ an dân đến bình Chiêm ngự Tống,không chỉ lỗi lạc về chiến lược chiến thuật, tổ chức chỉ huy,mà còn điều khiển cả một mạng lưới tình báo, phản gián trong và ngoài nước.Suốt cuộc đời trung thành một dạ,hết lòng vì dân vì nước được triều đình và toàn dân tin cậy,nước ngoài kính sợ.
Thời nhà Tiền Lê,Lê Hoàn,Lê Long Đỉnh luôn luôn mang quân đi đàn áp các cuộc nổi dậy chống đối của nhân dân.Ở miền thượng du các tù trưởng không phục, nổi lên chống lại,dẹp được chổ này chổ khác lại nổi lên.
Sang triều Lý, tù trưởng các miền thượng du vẫn không phục,thường xuyên đánh phá xưng hùng xưng bá, Lý Công Uẩn phải đi đánh dẹp ở châu Hoan,Phật Mã Nhật Tôn thân chinh đánh dẹp họ Nùng ở phía bắc,phải dùng đến các chính sách phong đất phong tước,kết hiếu (gả công chúa cho các tù trưởng) lấy lòng họ mà giữ vững biên cương.
Các tù trưởng miền thượng du phía nam vẫn không thần phục,luôn luôn cướp phá giết hại người miền xuôi,nhân dân nơm nớp lo sợ,thường phải chạy giặc không được yên ổn làm ăn.Nhật Tôn cử Lý thường Kiệt làm Kinh phòng sứ, đi kinh lý hai châu Hoan,Ái và 5 huyện Man Liêu (tộc Mường), trao cho toàn quyền định đoạt.
Là người có đức độ,một lòng vì dân,Lý thường Kiệt vừa dùng uy vừa dùng ân, bắt rồi lại thả,phủ dụ nhân dân miền núi,uý lạo dân các bộ lạc,quên thân mình vì mục đích đoàn kết các dân tộc,tay không vào động Man phủ dụ các chúa Mường,có lần suýt bỏ mạng ở động Lữ long (Cẩm thuỷ) vì mũi tên độc bố trí bắn ngầm.Tuy biết chúa động Lữ long có ý ám hại,cũng không ngần ngại đi vào phủ dụ,cuối cùng người ngang ngạnh nhất ấy cũng cảm uy đức mà quy phục.Trong vài năm không tốn xương máu, các động đều quy thuận phục tùng chính lệnh,đem lại an hưởng thái bình cho nhân dân cả ở miền xuôi lẫn miền thượng.Nhân dân hai châu Hoan Ái nhớ công ơn Ông, lập đền thờ ở nhiều nơi.

b-Bình Chiêm Thành

Nước Chiêm thành ở phía nam,trước đây đã bị Lê Hoàn đánh cho đại bại.Đến triều Lý, nhà Tống bên Trung quốc có âm mưu thôn tính Đại Việt,ngầm xui dục Chiêm thành quấy rối,thỉnh thoảng cho quân ra cướp phá vùng duyên hải và biên giới phía nam.Lúc bấy giờ trong nước đã ổn định,nhà Lý sung sức,vừa để ngăn chặn âm mưu của nhà Tống,vừa để mở rộng cõi bờ, lấy cớ Chiêm thành bỏ triều cống,quấy rối biên thuỳ,năm 1044 Nhật Tôn thân chinh đi đánh,giết vua Chiêm Sạ Đẩu,tiến thẳng vào kinh đô Phật thệ, lập vua mới bắt triều cống.Bắt hàng ngàn tù binh,thu hết châu báu trong kho của vua Chiêm rồi về,đem theo nhiều cung nhân,thợ khéo.Trong số cung nhân có nàng Mỹ Ê rất đẹp,khi thuyền nhà vua về đến hải phận Đại Việt, nhà vua sai triệu Mỹ Ê sang thuyền ngự hầu vua.Nghĩ mình là vợ vua Chiêm,vua Lý là thù địch,không chịu thất tiết với kẻ thù đã giết chồng cướp đất, Mỹ Ê đâm đầu xuống biển tự tử,về sau có nhiều thơ ca ngợi phẩm tiết.
Năm 1061 Chế Củ lên ngôi ở Chiêm thành,sửa sang võ bị quyết chí trả thù,sang thần phục nhà Tống,dựa thế nhà Tống,bỏ triều cống,chống lại nhà Lý.Nhật Tôn lại quyết định thân chinh,sai Lý thường Kiệt chuẩn bị cho cuộc viễn chinh đánh Chiêm thành.
Lý thường Kiệt biết rằng vua Chiêm thành đang xây dựng một lực lượng khá mạnh lo việc phục thù, không chỉ bộ binh mạnh, thuỷ binh mạnh, mà còn có đội tượng binh lớn đào luyện chu đáo không thể coi thường.
Lý thường Kiệt chủ trương vừa dùng uy,vừa dùng đức,không chỉ làm cho người Chiêm sợ mà còn hàm ơn.Muốn thực hiện được yêu cầu đó, phải có lực lượng thật tinh nhuệ thiện chiến,cả trên bộ dưới nước và trong rừng,lại phải nắm thật chắc địch tình,thiên thời địa thế nơi tác chiến, nên rải thám tử giả làm dân chài đi sâu đánh cá dọc ven biển Chiêm thành,điều tra luồng lạch,tình hình bố phòng,chổ mạnh yếu của các tướng chỉ huy.Mặt khác huấn luyện binh sỹ cách đánh thuỷ,đánh bộ, đánh trong rừng núi, đánh tượng binh, đặc biệt huấn luyện cách chèo thuyền khi xung trận,dự trữ lương thực vũ khí,đóng thêm hàng trăm chiến thuyền để đủ chở quân,đóng thuyền rồng cho nhà vua ngự thân chinh.
Ngày 8 tháng 3 năm 1069, tức là ngày đầu xuân năm kỷ dậu,vừa ăn tết xong,thuận gió mùa,Vua Lý Nhật Tôn xuống thuyền hạ lệnh xuất quân,giao việc nước cho Nguyên phi Ỷ Lan và Thái sư Lý đạo Thành trông coi,cử Lý thường Kiệt làm Nguyên sóai.
Về phía Chiêm thành, lực lượng thuỷ quân mạnh tập trung ở cửa Nhật lễ, bộ binh ở Địa ly, Ma linh yếu không đáng kể.Bộ binh lớn đóng cả ở Trà bàn. Lý thường Kiệt đánh tan thuỷ quân Chiêm thành ở cửa Nhật lễ,theo đường biển tiến vào hướng nam đổ bộ lên cửa Thị nại (Quy nhơn),Vua Chiêm dốc hết lực lượng dàn trận ngăn chặn ở bờ sông Tu mao có tượng binh trợ chiến.Lý thường Kiệt, Lý thường Hiến chia quân làm hai cánh đánh tạt sườn vào tuyến phòng thủ của quân Chiêm, giết mấy vạn người.
Quân thua,đang đêm vua Chiêm thành Chế Củ đem gia đinh, cung nữ cùng 5 vạn cấm binh chạy vào phía nam.Vua Lý vào thành Trà bàn.Ngày 10 tháng 4 hai anh em chia đường đuổi theo Chế Củ,Lý thường Hiến chỉ huy thuỷ quân đuổi theo đường biển phòng đón đường Chế Củ chạy ra biển tẩu thoát,Lý thường Kiệt chỉ huy bộ binh đuổi theo đường bộ,vượt đèo lội suối,hành quân truy kích kéo dài gần tháng,cuối cùng đuổi kịp Chế Củ tận biên giới Chân lạp.Vốn thù địch với Chân lạp,Chế Củ không dám vượt biên giới,đem 5 vạn quân ra đầu hàng(tháng 4 năm 1069).Lý thường Kiệt phủ dụ hàng binh:”Vì Chế Củ chuẩn bị xâm lược Đại Việt đẩy quân dân hai nước Đại Việt và Chiêm thành vào cảnh đầu rơi máu chảy,vì sự yên ổn của nhân dân hai nước,vua Đại Việt phải bắt Chế Củ để trị tội,còn binh sỹ đã tỉnh ngộ cho về xum họp với gia đình làm ăn”.Binh sỹ Chiêm thành tạ ơn rồi ai về quê nấy.
Chờ lâu ở Trà bàn,vua Lý sốt ruột,lại được tin trong nước mất mùa đói kém sợ sinh biến,bèn quay về nước.Về đến vùng châu Cự liêm (đất nhà) được biết Nguyên phi Ỷ Lan lo việc nội trị được lòng dân,đã vượt qua khó khăn, trong nước yên ổn.Nhà vua nghĩ rằng mình là đàn ông không lẻ thua đàn bà, bèn quay thuyền trở vào Trà bàn,thì cũng vừa lúc Lý thường Kiệt dẫn Chế Củ về dâng công,bèn tổ chức ăn mừng chiến thắng.Ngày 14 tháng 6,từ cửa Thị nại,nổi trống hồi binh, dẫn theo Chế Củ,nhiều cung nữ,ca nữ,thợ khéo và nhiều tù binh,ngày 17 tháng 7 về đến bến Tiêu dương trên sông Hồng,tính ra vừa hết 4 tháng 9 ngày.Chế Củ cắt đất nhường ba châu Bố chính,Địa ly,Ma linh, vua Lý thả cho trở về nước.
Triều đình luận công khen thưởng,Lý thường Kiệt vừa là Tổng chỉ huy,vừa là Quân sư, được công đầu phong Phụ quốc Thái phó giao thụ Lâm bình Tiết độ sứ phụ quốc Thượng tướng quân thượng trụ quốc,Khai quốc công thần,Thiên tử nghĩa đệ (lúc này ông 41 tuổi,tuy làm Tiết độ sứ Lâm bình nhưng vẫn ở Thăng long).
Tháng 4 năm 1072 được phong Kiểm hiệu Thái úy.Ít lâu sau phong Thái uý Đông Trung thư môn hạ (8.1075),Đồng Bình chương Quân quốc Trọng sự (chức thứ hai trong triều,đứng sau Lý đạo Thành).
Ông đề xuất với nhà vua tiến hành một số cải cách,mở khoa thi chọn người hiền tài giúp nước.Thi cử theo Nho học bắt đầu ở nước ta từ đó.Khoa thi đầu tiên Lý đạo Thành làm Chánh Chủ khảo lấy tên là khoa Minh kinh Bác học năm ất mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4(1075) lấy Lê văn Thịnh đổ đầu.

c-Ngự Tống
(Kháng chiến chống quân nhà Tống xâm lược)

Thời vua Thần tôn nhà Tống bên Trung quốc,Vương An Thạch làm Tể tướng, muốn thi hành Tân pháp,bị các cựu thần trong triều phản đối cần có một chiến công lớn làm hậu thuẩn.Lúc bấy giờ ở phía bắc Trung quốc các nước Liêu Hạ đang mạnh,bèn chọn hướng xâm lược phía nam nhằm vào Việt nam.Với chủ trương"cận công viễn chinh"(đánh nước gần,ngoai giao nước xa),tăng cường quan lại cho Lưỡng Quảng.Thấy Kinh lược sứ Tiêu Chú chần chừ không quyết tâm,liền đưa Thẩm Khởi thay thế.Thẩm Khởi xây thành đắp luỹ ở châu Dung, châu Nghi (Quảng châu).Vua Tống cấp tiền tuyển quân trong 51 động thuộc Ung châu,cấm người Giao châu không được qua biên giới để giữ bí mật,tiến hành mua chuộc các tù trưởng miền thượng của nước ta.Vương An Thạch thấy Thẩm Khởi làm quá lộ liễu,bèn sai Lưu Di thay thế.Sau đó vì ở trong triều bị cô lập nên Vương An Thạch phải từ chức Tể tướng (tháng 4 năm giáp dần 1074).
Đầu năm 1075 vua Tống lại mời Vương An Thạch ra làm Tể tướng để đối phó với tình hình quá khó khăn.Vương An Thạch chủ trương nhượng bộ Liêu Hạ ở phía bắc tập trung lực lượng vào phía nam,điều quân bắt lính Quảng đông, Quảng tây được hơn 10 vạn,điều động quân đồn trú các nơi đến đóng ở vùng biên giới Tống Việt,thiết lập 5 trại quân lớn ở Hoành sơn,Thái bình,Thiên long,Tư minh,Cổ vạn làm căn cứ tiến quân sang Giao châu,củng cố thành trì và lực lượng Ung ,Khâm và Liêm châu,xây dựng nhiều kho tàng tích trử lương thực vũ khí.Ung châu được chọn làm căn cứ chính,chọn tướng lão luyện là Tô Giám chỉ huy.Khâm châu,Liêm châu thành hai căn cứ thuỷ quân mạnh,chọn tướng giỏi Trần vĩnh Thực, Lê thành Tôn chỉ huy.
Từ đầu năm 1072 nhà Lý đã tập trung một số quân đồn trú ở biên giới Việt Tống đề phòng quân Tống bất ngờ tấn công.Các tướng giỏi đuợc đưa trấn giữ các cửa ải và các cửa biển,tung nhiều thám tử sang đất Tống để thám sát tình hình.Để chuẩn bị cho việc chống quân Tống xâm lược, bãi bỏ chế độ “ngụ binh ư nông”,tổ chức huấn luyện các đội quân thường trực,xây dựng củng cố các đội quân thượng du,tích trử lương thực,quần áo ấm cho binh sỹ,sản xuất thêm vũ khí, xây dựng đội tượng binh mạnh,lại liên kết với nước Nam Chiếu cùng nhau chống quân Tống.
Công việc chuẩn bị đã kéo dài 3 năm (1072-1075).Lý thường Kiệt đề xuất chủ trương"Tiên phát chế nhân",nếu chỉ ngồi chờ giặc đến mà đánh thì sẽ bị động,dễ tổn thất nhiều,địch sẽ khinh thường,tốt hơn là đem quân đánh trước vào nơi địch tập trung chuẩn bị cho cuộc hành quân xâm lược.Một đội quân lớn sắp xuất chinh mà bị đánh tổn hại nặng trên đất nhà, sẽ mất nhuệ khí,ta nên vận dụng chiến sách tấn công để phòng ngự.Chủ trương được nhà vua và triều đình nhất trí tán thành,với yêu cầu là phá tan căn cứ hậu cần của quân Tống ở ba châu Ung,Khâm,Liêm, làm chậm cuộc xuất quân của nhà Tống,làm cho quân Tống yếu bớt đi,mà ta có thêm thì giờ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến vững vàng hơn.
Ung châu ở sâu trong nội địa Trung quốc.Muốn tiến quân sang đó có ba con đường:qua Quảng nguyên Cao bằng,qua Lạng sơn, hoặc vượt biển đánh chiếm Khâm Liêm, rồi từ Liêm châu theo đường bộ đi Ung châu,trên dưới 200 dặm,đường dễ đi hơn,vả lại trên đất Tống không có đồn luỹ án giữ.
Lý thường Kiệt dùng tất cả các đường chia quân cùng tiến.Đoàn quân chủ lực theo đường Khâm Liêm, ông thân chỉ huy,Tôn Đản chỉ huy các đội quân thượng du,tự mình chỉ huy trực tiếp một cánh đánh các đồn Hoành sơn, Cổ vạn mở đường tới Ung châu, các cánh quân thượng du khác tiến nhiều ngả,đầu tiên là quấy rối đánh lạc hướng quân Tống.
Đạo quân chủ lực vượt biển,ngày 20 tháng 11(30 tháng 12 năm 1075) đánh úp Khâm châu,Tướng giữ thành được tin cấp báo mới rời mâm rượu huy động quân ra chống đỡ, liền bị bắt sống,8000 quân giữ thành tan vỡ,thành bị chiếm.Quân ta tiến đánh Liêm châu,Liêm châu đã được tin cấp báo, bố phòng nghiêm ngặt,Tướng giữ thành Lê Khánh cùng Tri huyện Hợp phố Lương sở Giám,Giám áp Ngô tòng Tích,Chỉ sứ Ngô tòng Luật đem cả 8000 quân chống trả quyết liệt nhưng vẫn thua nhanh,các tướng trên đều tử trận,Liêm châu bị chiếm vào ngày 2-1-1076.Lý thường Kiệt sai một đạo quân tiến theo hướng đông bắc đánh chiếm Bạch châu, Dương châu,vừa chặn quân viện vừa nghi binh tiến đánh Quảng châu , đội chủ lực tiến hướng Ung châu.
Trên đường tiến quân,Lý thường Kiệt phát Lộ Bố để an dân Tống.Lộ Bố có đoạn: "Trời sinh ra dân chúng,vua hiền tất được hoà mục.Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân.Nay nghe vua Tống ngu hèn chẳng theo phép thánh nhân,lại tin theo kế tham tàn của Vuơng An Thạch,lấy phép Thanh miêu trợ dịch,khiến trăm họ mệt nhọc lầm than, mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập.Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm từ trên,bổng sa vào cảnh éo le độc hại,lượng kẻ ở trên phải xét,những việc trước còn nói lại làm gì… Nay bản chức vâng mệnh Quốc vương,chỉ đường tiến quân lên bắc,muốn dẹp làn sóng yêu nghiệt,chỉ có ý phân biệt quốc thổ,không phân biệt chúng dân,phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh,để đến thuở ca ngày thanh bình Nghiêu Thuấn.Ta nay ra quân để cứu vớt muôn dân ra khỏi nơi chìm đắm,hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe, ai nấy hãy đắn đo chớ mang lòng sợ hãi..."
Nhân dân Trung quốc tiếp được lời hịch đều mừng rỡ đem trâu bò khao quân,thấy ngọn cờ từ xa thì bảo nhau quân của cha Lý nước Việt,bày hương án bái lạy hai bên vệ đường.Nhờ vậy mà hành quân từ Liêm châu đến Ung châu không gặp một sự chống cự nào đáng kể của nhân dân Trung quốc.
Về phía Tống,15 ngày sau khi Khâm châu thất thủ,Lưu Di mới biết. Ngày 20 tháng 1 năm 1076 vua Tống mới nhận được giấy xin viện binh của Lưu Di,mới biết việc mất Khâm châu.Vua Tống hoang mang,trong triều Tống xôn xao, bèn ra lệnh cho Quảng châu đề phòng quân Giao châu đánh Quảng châu,các tướng ở Quảng tây phải cố thủ không được khinh địch.Hai ngày sau lại được tin mất Liêm châu, lại ra tiếp lệnh hễ quân Giao châu đến đâu nếu không đủ sức giữ, thì chỉ giữ nơi hiểm yếu,bỏ thành chở theo lương thực vũ khí không được để lọt vào tay địch.Ngay sau đó lại nghĩ rằng nếu quân đội bỏ thành,lòng dân sẽ rối, lại xuống lệnh mới bảo quan quân phải trở về thành.
Trong khi vua tôi nhà Tống đang hoang mang chưa nghĩ được cách đối phó,thì đạo quân của Lý thường Kiệt đã vượt qua Thập vạn đại sơn đến bên thành Ung châu hội quân với Tôn Đản cũng vừa đến đó,bao vây thành Ung châu.
Ung châu thành cao hào sâu xây dựng kiên cố,tướng giữ thành Tô Giám là một tướng lão luyện thông minh,nên Vương an Thạch rất tin tưởng,cho rằng không lực lượng nào có thể hạ nổi thành Ung châu.
Tô Giám tin chắc rằng thế nào cũng có viện binh đến,đóng chặt cửa thành cố thủ không cho một ai lọt ra ngoài.Chờ mãi không thấy viện binh,Tô Giám sai tướng cải trang vượt thành đi cầu viện.Trong lúc đó Quế châu đã gửi viện binh,tướng chỉ huy Trương thủ Tiết nghe tin quân Giao chỉ đông thiện chiến quyết tử, ngần ngại chần chừ,tiếp được Lạp thư cầu viện(Lạp thư là thư bọc sáp khi cần thì huỷ ngay), mới từ từ tiến đến ải Côn luân (cách Ung châu 40 km) định tập kich bất ngờ quân Giao châu.Lý thường Kiệt biết tin, đem quân đón đánh tiêu diệt,Thủ Tiết tử trận cùng nhiều tuỳ tướng.Tô Giám được tin,tuy phút đầu có hoang mang,nhưng trấn tỉnh được ngay,đốc quân giữ thành chiến đấu đến cùng.
Cuộc bao vây kéo dài,quân ta tổn thất nhiều,mất 15000 người,dùng hết kế hoả công đến đào địa đạo,làm thang mây,đềù bị Tô Giám phá.Lý thường Kiệt bèn dùng bao đất chồng lên thành bậc thang để leo vào thành,một mặt chất củi khô xung quanh thành đốt,kết hợp bắn hoả tiễn trước đây lấy được của quân Tống trong trận đánh viện binh ở ải Côn luân vào thành,trong thành bốc cháy,thiếu nước không cứu được,cuối cùng quân ta leo được vào thành.Tô Giám đốc quân sỹ chống trả quyết liệt,đến khi đã kiệt sức quay về dinh giết hết vợ con gia đinh rồi tự thiêu để khỏi bị bắt làm tù binh.Lý thường Kiệt sai phá thành Ung châu lấy đá lấp một khúc sông để chặn viện binh,sai một cánh quân tiến lên phía bắc nghi binh đánh lên,toàn quân chia làm hai đường thuỷ bộ lui quân an toàn,các cánh quân đi sau cũng rút dần về an toàn vô sự.

Phía nhà Tống ,Vương An Thạch bỏ kế hoạch đánh Giao chỉ,tổ chức phòng thủ các nơi phòng Giao chỉ lại sang đánh. Triều đình nổ ra những cuộc tranh luận gay gắt về chủ trương phục thù.Phái chủ chiến thắng,vua Tống quyết định đánh,đích thân chỉ đạo việc chọn quân chọn tướng chuẩn bị khí giới lương thực và chiến lược chiến thuật,lấy Quách Quỳ làm Chánh tướng,Triệu Tiết và Yên Đạt làm Phó tướng, dẫn hai chục vạn quân có ba vạn dân phu vận chuyển lương thực vũ khí.
Quách Quỳ hội quân ở Tư minh theo các đường Quảng nguyên,Lạng châu và Vĩnh an tiến sang đất Việt,mưu đồ tiến thẳng Thăng long. Thuỷ quân do Dương tùng Tiên chỉ huy,xuất phát từ Hợp phố vượt biển,một bộ phận nhỏ tiến vào phương nam phối hợp với quân Chiêm thành, Chân lạp đánh từ trong ra.Bộ phận chính sẽ vào sông Bạch đằng qua Lục đầu giang vào sông Cầu phối hợp với bộ binh,đưa bộ binh sang sông.
Với chủ trương đánh chiếm đất nước Đại Việt,tạo thế mạnh bình định các nước phương bắc,hậu thuẩn cho việc thực hành Tân pháp,phương lược của vua Tống và Vương An Thạch là:Dùng lực lượng hùng mạnh kết hợp với nội ứng, liên kết Chiêm thành,Chân lạp phối hợp chiến trường bắc nam,đánh mạnh thắng nhanh,đồng thời đề phòng Giao chỉ luồn đánh sau lưng.Giữ tuyệt mật công cuộc nam chinh, canh phòng cẩn mật biên giới phía bắc,sợ Liêu Hạ gây sự khi đang bận nam chinh.Vua Tống dặn đi dặn lại Quách Quỳ là phải đánh mạnh kết thúc nhanh,khi chiếm được Đại Việt rồi,bắt sống cho được vua Càn Đức,bới quật hết mồ mả nhà họ Lý,chia ngay Giao châu thành quận huyện đặt quan cai trị như trong nội địa.
Về phía ta,sau ngày chiến thắng rút quân an toàn về nước,biết rằng quân Tống sẽ đến,Lý thường Kiệt ra sức huấn luyện quân sỹ, xây dựng phòng tuyến ngăn chặn quân địch.Tranh thủ đi kinh lý phía nam, bố phòng chu đáo,để khi quân Tống đến được rảnh tay đối phó.
Nhận định về cuộc hành quân của quân Tống, bộ binh tất phảỉ vượt qua biên giới phía bắc,thủy quân vượt biển sẽ phải qua Vân đồn vào sông Bạch đằng.Để đối phó với bộ binh, thấy con sông Cầu chảy từ Cao bằng về Lục đầu là cái hào thiên nhiên che chắn cho cả vùng đồng bằng mà trung tâm là Thăng long,sai đắp phòng tuyến từ núi Tam đảo đến núi Nam biền,bờ nam sông.Chiến luỹ đắp bằng đất cao mấy trượng,sừng sững như bức trường thành,trên luỹ có đồn quân,phía ngoài bờ sông,đóng cọc tre nhiều tầng,rãi chông chà thành một bãi chướng ngại quy mô :Luỹ cao,dậu dày,sông sâu. Rút hết quân đồn trú về nam sông Cầu,chỉ để lại các đội quân thượng du, 5000 quân do Lưu Kỷ chỉ huy cùng các tướng bộ hạ của Tôn Đản như Lư Báo,Nùng trí Trung ở động Hữu nông,Hoàng lục Phần ở động Lũng định,vừa giữ đất vừa uy hiếp sau lưng địch. Ở giữa tuyến đầu quân Phò mã Thân cảnh Phúc đóng ở Đông giáp giữ hai cửa ải Quyết lý và Chi lăng,đánh tiêu hao làm chậm bước tiến của quân Tống.Sùng khánh Tân cùng Hoàng kim Mãn giữ Môn châu và con đường từ Phú lương đến Binh gia,Vi thủ An giữ Tô mậu và con đường từ Tư lăng đến Lạng châu.
Bên phải bộ binh đóng ở trại Ngọc sơn,thuỷ quân mai phục ở Đông kênh,sau Vân đồn do Lý kế Nguyên chỉ huy,nhiệm vụ là chận đứng thuỷ quân Tống không cho tiến vào sông Bạch đằng phối hợp với bộ binh.Ý đồ phương lược của Lý thường Kiệt là để quân Tống vào sâu nội địa,chặn đứng lại ở bờ bắc sông Cầu ,thực hiện vườn không nhà trống,đánh phá tuyến tiếp tế,cô lập bộ binh Tống rồi tiêu diệt toàn bộ ở phòng tuyến sông Cầu.
Ở luỹ Như nguyệt do Lý thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, có cả bộ binh và thuỷ quân,bộ binh chia thành Vệ đóng dọc chiến luỹ,nơi quan trọng thì lực lượng mạnh hơn.Trên sông những đội thuyền nhỏ tuần tra phá phương tiện qua sông của địch.Phía sau bố trí một lực lượng cơ động 10 vạn quân, chia làm hai khối bộ binh và thuỷ quân,bộ binh đóng ở Tiên du,Từ sơn và Thăng long.Hai vạn thuỷ quân và 400 chiến thuyền do hai Hoàng tử Hoàng Chân và Chiêu Văn chỉ huy đóng ở Vạn xuân, Lục đầu và Phả lại.
Tháng 11 năm 1076 xây dựng xong luỹ Như nguyệt,liền xây dựng cụm doanh trại ở núi Thất diêu xã Yên phụ,đại bản doanh ở Đông dinh,các doanh trại ở Đông cổng trại (xã Tam giang ngày nay).Tất cả xong xuôi vào cuối năm 1076.
Phía quân Tống,tháng 5 năm 1076 Quách Quỳ sai Đèo Bật, Khúc Chẩn dẫn quân đi dọn đường, đánh dẹp các khe động vùng Tả giang, Hữu giang,là những vùng người dân tộc thiểu số có cảm tình với Đại Việt.Dụ dỗ được vài động, số khác không theo, có động tuyên bố hễ quân Tống đến là đánh, nhà Tống cũng phải làm ngơ,không dám sinh chuyện sợ chậm trễ cuộc hành quân.Nghe tin nhà Lý ráo riết luyện quân, sợ quân Việt lại sang đánh Ung châu, phải chọn tướng giỏi giữ thành,thúc Quách Quỳ tiến quân sớm.Quách Quỳ hạ lệnh cho hai cánh tả hữu dực vượt biên giới tấn công Quảng nguyên Vĩnh an.Yên Đạt và Khúc Chẩn dẫn 11 vạn quân,từ Tư minh chia làm hai cánh tiến đánh Lưu Kỷ ở Quảng nguyên.Lưu Kỷ chặn đánh cả hai mũi,lợi dụng địa hình phục kich đánh tiêu hao quân Tống.Tướng Lục Phần giữ vững đất Quảng nguyên, quân Tống không vào được,tiền quân Tống bị bao vây,8000 quân Tống bị bắt sống,Yên Đạt đem quân đến cứu,Lưu Kỷ đóng chặt cửa thành,cho các bộ tướng phục kich,tập kích.Yên Đạt bèn dùng kế ly gián,phao tin Lưu Kỷ đã nhận lời đầu hàng,bao vây chặt thành Na lữ không cho trong ngoài thông tin được với nhau.Chỉ huy các khe động tin là thật, có người hàng Tống,có người chống lại Lưu Kỷ, có người bỏ đi nơi khác.Thế cô,thấy quân Tống có cơ phá vỡ thành, toàn bộ kể cả gia đình sẽ bị tiêu diệt,ngày1 tháng 1 năm 1077 Lưu Kỷ đầu hàng,Yên Đạt thu được vạn hộc lương,lại bắt dân nộp thêm 2 vạn hộc,quân Tống được thêm 10 ngày lương thực,lại thêm được 5000 quân của Lưu Kỷ,cùng 3000 quân bị bắt trước đây.Yên Đạt đốt phá động, đưa Lưu Kỷ và một số bộ tướng cùng gia đình về Biện kinh,để tách Lưu Kỷ khỏi đội quân.Khúc Chẩn lãnh 3000 quân ở lại giữ Quảng nguyên.
Cánh tả dực của Tống tiến đánh Ngọc sơn.Ở đây quân ít, Nhâm Khởi chia quân làm ba mũi tiến sang,Ngọc sơn nhanh chóng bị đánh chiếm.
Hai cánh quân tả hữu đã đánh chiếm xong Quảng nguyên,Vĩnh an, hai bên sườn đã được bảo vệ, ngày 8 tháng 1 năm 1077 Quách Quỳ dẫn quân ào ạt vượt biên giới tiến theo đường Lạng sơn, Thị cầu,hai cánh tả hữu dực cùng tiến song song.Triệu Tiết chỉ huy kỵ binh tiến theo đường Bình gia, Vạn nhai, Nhã nam đến Như nguyệt để hợp binh cùng tiến thẳng Thăng long.Thuỷ quân từ Hợp phố cũng nhổ neo dương buồm tiến thẳng theo hướng sông Bạch đằng.
Đại quân Quách Quỳ đến Quang lăng vấp phải quân của Phò mã Thân cảnh Phúc chặn đánh quyết liệt,dừng lại trước ải Quyết lý(bắc Quang lăng 15 km),Thân cảnh Phúc cho đàn voi ra trận,tiền phong Vương thế Cử và Tu Kỳ không tiến được, quân Tống bị tổn thất nhiều.Quân Tống dùng mũi tên sắt bắn vào đầu voi,dùng mã tấu lăn xả vào chém vào vòi voi, voi bị đau sợ,phải lui.Thân cảnh Phúc lui giữ ải Chi lăng.Quách Quỳ chiếm Lạng châu,tiến đến Chi lăng.Thế ải kiên cố hiểm trở,Thân cảnh Phúc phục quân chờ.Nhớ lại ngày xưa Hầu nhân Bảo đã bị chém đầu ở đây,Quách Quỳ cũng sợ,nên phải dùng mưu kế nghi binh đánh vu hồi,tiền quân đánh dứ,nghi binh chính diện,sai hai đạo quân mạnh của Yên Đạt,Trương thế Cự và Tu Kỳ đi vòng phía tây núi Đậu đỉnh(Bắc sơn) theo đường tắt đến phía sau ải Chi lăng,đường rất hẹp,chỉ vài ngàn quân án ngữ nên quân Tống vượt qua không khó khăn.Ải Chi lăng bị đánh mạnh cả hai mặt trước và sau,hai bên xung đột quyết liệt,quân Tống tổn thất nhiều.Để mở đường tiến nhanh đến Thăng long,Quách Quỳ quyết tâm hạ bằng được Chi lăng bằng bất cứ giá nào,lấy thịt đè người.Lợi dụng đêm tối trời Thân cảnh Phúc lui quân về động Giáp,các đội thổ binh rút về các động, chuyển sang đánh quấy rối phá tuyến tiếp tế của địch.
Cùng trong thời gian ấy Nhâm Khởi từ châu Vĩnh an tiến đánh, Tô Mậu,Vi thủ An không giữ nổi,Nhâm Khởi chiếm thành,men theo hữu ngạn sông Lục nam tiến đến Nham biền làm nhiệm vụ bảo vệ sườn trái.Khúc Chẩn từ Quảng nguyên đánh xuống Môn châu,Hoàng kim Mãn đầu hàng.Môn châu bị chiếm,sườn phải được bảo vệ,Triệu Tiết dễ dàng tiến đến bờ sông Như nguyệt.Trong 10 ngày quân Tống tiến sâu hơn 200 dặm,nhân dân các vùng đã thực hiện kế"thanh dã" rút hết vào rừng sâu,Quách Quỳ phải rải rất nhiều quân để bảo vệ đường vận lương,đến bờ bắc sông Cầu thì phải dừng quân trước chiến luỹ Như nguyệt.Đại quân Quách Quỳ đóng ở Thị cầu,Triệu Tiết đóng ở Như nguyệt.
Thuỷ quân với vài trăm chiến thuyền lớn,cùng một số thuyền chài trưng dụng chở 5 vạn quân do Dương tùng Tiên chỉ huy xuất phát từ Hợp phố,theo ven biển tiến hướng cửa Nam triệu,đến Đông kênh.Một trăm chiến thuyền nhẹ của quân Việt bất ngờ xuất hiện,đồng loạt tấn công vào đội hình đang tiến của thuỷ quân Tống trên một trận tuyến kéo dài gần 20 dặm.Bị đánh bất thần không kịp triển khai đội hình chiến đấu, Dương tùng Tiên và phó tướng Hà Mân lúng túng,các bộ tướng tự huy động lực lượng bản bộ ứng phó,trận thuỷ chiến diễn ra quyết liệt từ phút đầu.Bất ngờ bị tấn công,chiến thuyền lớn khó xoay xở,quân không thiện thuỷ chiến.Bên ta quân lính thiện thuỷ chiến, chủ động,chiến thuyền nhẹ linh hoạt, nhanh chóng chia cắt đội hình thuỷ quân Tống thành nhiều mảng không liên lạc được với nhau,chiến thuyền quân Tống bị đánh đắm nhiều,quân sỹ chết hàng ngàn,một số bị bắt sống.Trong thế trận bất lợi,để tránh khỏi bị bao vây tiêu diệt, Dương tùng Tiên thu quân lui về hướng bắc,mấy ngày sau mới tập hợp được lực lượng,cắm quân ở vùng biển Liêm châu,chờ tin bộ binh.
Bộ phận được phái vào phương nam do Phàn Thật và Hoành Tông chỉ huy vào kéo được Chiêm thành và Chân lạp phối hợp,Chiêm thành có đem 7000 quân ra biên giới Chiêm Việt,nhưng cắm quân không dám hành động gì.
Ý đồ chiến lược là tốc chiến tốc thắng lại bị chặn lại ở phía bắc sông Cầu,thuỷ quân không vào phối hợp đuợc,Quách Quỳ túng thế làm cầu phao qua sông,cho một lực lượng tinh nhuệ nhất vượt cầu,phá chông chà,đánh thốc vào luỹ ở bên Như nguyệt.Mũi nhọn ấy chọc thủng được phòng tuyến, đội tiền phong tiến thẳng hướng Thăng long.Lý thường Kiệt tổ chức phản kích,bao vây chặn lại,quân Tống tổn hại nặng không thể tiến lên được,tướng Miêu Lý phải mở đường máu tháo chạy về bờ bắc.Sợ quân Việt sẵn có cầu đánh sang,Quách Qùy hạ lệnh chặt phá cầu phao,một số quân Tống đang kẹt ở bờ nam,đềù hoặc bị giết hoặc đầu hàng.
Chờ lâu không thấy thuỷ quân vào, Quách Quỳ sai kết bè nứa vượt sông, mở cuộc tiến công thứ hai vào luỹ Như nguyệt.Bè lớn mỗi chiếc chở 500 quân,đổ sang bờ nam hết lớp này đến lớp khác,chặt phá cọc tre,bắn hoả hổ đốt chông chà.Quân ta trên luỹ cao đánh xuống, quân Tống thương vong quá nhiều không thể lên được phải lùi về.
Quách Quỳ lại cho quân ven theo bờ sông,tìm nơi nước cạn nhất lội qua sông mở đợt tấn công thứ ba, bị quân ta chận đánh quyết liệt không qua được phải lùi,bên ta cũng bị tổn thất nhiều.
Khi đánh nhau với quân Tống,ông có làm bài thơ để khuyến khích quân sĩ,lời lẽ thật khảng khái:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà, nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tạm dịch:
Nước Nam sông núi vua Nam ở,
Phận định nghìn xưa tại sách trời.
Như bọn giặc nào sang cướp lấn,
Là thua tan hết lũ bay coi.
Quân sĩ nghe đọc bài thơ tin là cái lý tự nhiên phải như thế,nghĩa là nhất định sẽ thắng quân xâm lăng,bè dốc tòan lực ra đánh.
Cầm cự kéo dài,Ông sai ca nữ ngâm hát làm công tác đich vận.Đêm đêm tiếng ngâm hát huyền ảo từ ngoài sông,từ các đền chùa xung quanh trại Tống vọng vào,quân Tống hoang mang,bồn chồn nhớ nhà,sợ chết, tưởng như tiếng thiên thần,tiên nữ trên không vọng xuống,
tinh thần sa sút chán nãn. Các đoàn vận lương của Tống thường xuyên bị quân của Phò mã Thân cảnh Phúc phục kich dọc đường,hai con trai của Thân cảnh Phúc tử trận trong các trận giao tranh.Trong trại Tống thiếu lương thực thuốc men, lại bị bệnh tật càng thêm khó khăn.
Thời cơ thuận lợi,Lý thường Kiệt tổ chức phản công.
Phân phó hai Hoàng tử Hoàng Chân, Chiêu Văn dùng 400 chiến thuyền đổ vài vạn quân sang bờ bắc gần núi Nham biền,hút lực lượng quân Tống về đó rồi rút.Trong khi Quách Quỳ phải lo đối phó phía đông, thì đại quân vượt sông đánh vào trại chính quân Tống ở Như nguyệt.
Đang đêm hai Hoàng tử dẫn 2 vạn quân,trong đó có 500 thân quân,từ Vạn xuân ngược dòng sông bí mật đổ bộ lên bờ bắc từ thôn Sa lung đến bến Thôn phía nam núi Nham biền,tấn công vào cánh tả dực quân Tống,quân Tống đóng ở đó chống đỡ không nổi bỏ chạy.Thừa thắng quân của hai Hoàng tử chia thành nhiều mũi đánh vào phía đông cụm quân Quách Quỳ,đánh phá một số trại ngoại vi,Quách Quỳ huy động toàn bộ lực lượng triển khai phản kích,tất cả các tướng cao cấp như Yên Đạt,Trương thế Cự, Vương Mãn, Lý Tường,Diên Chủng đều trực tiếp cầm quân ra trận,lại gọi tướng Giới Bình dẫn quân qua núi Nham biền đánh vào sườn quân hai Hoàng tử.Chiến trường mở rộng,hai Hoàng tử ham đánh,tướng sỹ thương vong nhiều,quân Tống đánh càng mạnh,không chống đỡ nổi,hai Hoàng tử phải rút quân xuống thuyền trở về bờ nam.Thuyền rút phía dưới Thị cầu,quân Tống bắn đá xuống sông như mưa, chiến thuyền trúng đá vỡ nhiều,thuyền đội thân quân chìm gần hết,hai Hoàng tử đều chết đuối.
Trong khi Quách Quỳ cùng các tướng đang tập trung đối phó phía đông,Lý thường Kiệt dẫn quân vượt sông ở bến Như nguyệt,đánh vào doanh trại chính quân Tống.Trại Mai đình bị tấn công bất ngờ,lâm vào thế lúng túng bị động từ đầu,các trại ngoài bị đốt phá tan tành, phần nửa cụm quân của Triệu Tiết bị tiêu diệt.Triệu Tiết nắm lực lượng thân quân mở đường máu chạy về phía đông,đến với cụm quân Quách Quỳ.Ngày nay còn di tích trận đánh này: Đồng Bãi xác,Gò xác,Chùa xác là chùa An lạc ở thôn Mai thượng xã Mai đình huyện Yên phong.
Bên quân ta cũng tổn thất nặng nề,hai Hoàng tử tử trận,nhưng là một đòn có tính chất quyết định.
Thời tiết chuyển oi bức,trong trại quân Tống dịch bệnh hoành hành,thiếu lương thực thuốc men,Quách Quỳ, Triệu Tiết lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.Lý thường Kiệt nhận định rằng,lúc này quân địch bối rối,rút lui thì bẽ mặt,lại sợ bị truy kích,nên mở lối thoát cho địch,dàn hòa để đỡ tốn công sức xương máu nhọc thêm binh sỹ,đuổi được quân Tống ra khỏi đất nước mà không lưu hận thù về sau,cần dùng biện sỹ đi dàn hoà.Chủ trương ấy được triều đình đồng ý,tướng sỹ tán thành,bèn chọn Chiêu thảo sứ Kiều văn Ứng làm Chánh sứ,Trần Nậm làm Phó sứ sang trại quân Tống nghị hoà.
Quách Quỳ như sắp chết đuối vớ được sào,nhưng cũng còn làm ra vẻ yêu sách điều này điều nọ,Kiều văn Ứng nói cho biết rõ là thuỷ binh Tống đã bị đánh bại ngoài khơi,bộ binh bị chặn đã tháng rồi,vua Tống cũng muốn tăng viện nhưng không phải là chuyện dễ.Điều quan trọng lúc này là phải dẹp ngay binh đao đã, Tống phải rút hết quân về nước,còn việc đất đai thì vua nước chúng tôi chưa có chủ ý gì, tôi sẽ về tâu bày có thể để đất Quảng nguyên giàu có cho nhà Tống, để tỏ rõ lễ của nước nhỏ đối với nước lớn vậy và đó cũng là món quà cho tướng quân và tướng sỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến này.Quách Quỳ như mở cờ trong bụng,cuộc thương lượng kết thúc nhanh chóng,quân Tống thu xếp rút quân sớm ngày nào hay ngày ấy và đã rút vào đầu tháng 2 năm đinh tỵ tức tháng 3 năm 1077.
Được tin rút quân, quân chiếm đóng các nơi hoảng hốt tháo chạy đến Quỷ Môn quan,một cửa ải của Chí lăng, quân Tống chen nhau qua cửa,dẫm đạp lên nhau mà chết.Quách Quỳ không cản nổi,ngồi trên ngựa đốt hương cầu khấn,xin thần núi giúp cho binh sỹ về nước được an toàn,rồi ngửa mặt lên trời than rằng"Đi mười về không được một,Quỷ môn quan thật là cửa nhà trời!". Chỗ này ngày sau có bia kỷ niệm đề :“Quỷ môn quan ! Quỷ môn quan ! Thập nhân khứ,nhất nhân hoàn !"
Quân Tống rút đến đâu quân Việt theo thu hồi đất đai đến đó, trừ đất Quảng nguyên.
Thuỷ quân của Dương tùng Tiên nằm mãi ở bắc Đông kênh, sau ngày chiến tranh kết thúc,vua Tống mới cho đi tìm gọi về.Riêng về đất Quảng nguyên,nhà Tống sai quan quân sang khai thác mỏ vàng bạc,nhưng rồi bị bệnh tật chết nhiều,nhiều đoàn bỏ trốn về nước.Năm kỷ mùi (1079) vua Tống Thần tôn lại đem thưởng cho vua Lý,đất Việt lại trở về người Việt.
Mấy năm sau ngày chiến thắng quân Tống xâm lược,vua Càn Đức đã trưởng thành,bắt đầu làm quen với công việc triều chính,muốn tự mình quyết đoán việc nước.Nhân năm 1082, Càn Đức đổi châu Ái thành trấn Thanh hoa,có một đạo quân, bèn giao cho Lý thường Kiệt vào coi giữ.Đang giữ chức Thái uý đầu triều nay đi làm Trấn thủ Thanh hoa,ông không hề phản ứng,vui vẻ thoải mái chấp hành lệnh,vì là Thiên tử nghĩa đệ nên được tiện nghi hành sự trong trấn.Suốt 19 năm trấn giữ,dùng đức an dân, trăm họ được nhờ,dân kính mến, giặc sợ hãi.
Trong những năm đầu Lý thường Kiệt mới rời triều đình vào Thanh hoa,vua Càn Đức làm được một số việc tốt,dần sau Thái phi và nhà vua quá sùng đạo Phật xây nhiều chùa tháp(xây tất cả 15 ngôi chùa,7 năm mới xây được một ngôi tháp,nói là theo con số một Dương Hậu và 15 cung nữ cung Thượng phương bị bức tử trước đây).Càn Đức lại làm nhiều việc thất nhân tâm khác,trong nước luôn luôn xẩy tai ương, đại hạn mất mùa đói kém,dịch bệnh,động đất,quân Tống lại thường quấy phá biên giới.Trong triều xẩy ra nhiều chuyện rối ren, như chuyện Thái sư Lê văn Thịnh hoá hổ.( Lê văn Thịnh đỗ đầu khoa Minh kinh Bác học,làm đến chức Thái sư,năm 1096 dùng pháp thuật hoá thành con cọp,mưu giết vua cướp ngôi nhà Lý,mưu không thành, bị bắt bị cách chức đày vào Thanh hoá.Đó là sử sách chép lại.Ngày nay có ý kiến cho là vì mâu thuẩn bên trong sinh ra mà dàn dựng ra vụ án). Trong triều đình lủng củng ,Vua quan trong triều đều lo lắng,Càn Đức nhận ra rằng thiếu Lý thường Kiệt là trong triều mất ổn định.Năm 1101 nhà vua triệu Lý thường Kiệt về triều trao chức Thái uý thị thư Đô áp Nha hành điện nội ngoại đô tri sự,coi hết mọi việc trong ngoài cung điện,lúc này ông đã 84 tuổi.Sau 19 năm vắng mặt,nay về triều ,các quan trong triều và nhân dân được an tâm.
Nhân vụ Lý Giác nổi lên chống lại triều đình ở châu Hoan,(vùng huyện Quỳnh lưu ngày nay) bị đàn áp,Lý Giác chạy vào dụ quân Chiêm thành ra quấy phá, Lý thường Kiệt xin đổi châu Hoan thành phủ Nghệ an để nâng cao vị trí phòng thủ bảo vệ biên cương (1101).Tháng 2 năm 1103, được Lý Giác vào dụ,vua Chiêm thành Chế Ma Na đem quân ra đánh chiếm lại ba châu Bố chính,Đia ly,Ma linh mà Chế Củ đã cắt nhường trước đây(Lúc bấy giờ Chế Ma vừa dành ngôi của Chế Củ, Chế Củ dẫn gần vạn quân ra Đại Việt xin cư trú, vua Lý cho cư trú).Càn Đức muốn sai tướng giỏi đi thu phục lại ba châu,Lý thường Kiệt đã quá già,nhà vua lưỡng lự,Lý Thường Kiệt nói:Không thể ngồi giữ chức cao hưởng bổng hậu,mà nhìn quân giặc hoành hành,thần tuy già không cưỡi được ngựa thì đi võng đi cáng.Càn Đức bèn sai đi.
Quân vừa vào đến nơi,quân Chiêm sợ uy,bỏ đất ba châu lại rút hết vào nam,dân Chiêm cũng theo quân Chiêm vào nam hết.Lý thường Kiệt dời thêm người Việt vào ở,xin đổi tên ba châu ra Bố chính,Lâm bình,Minh linh.
Năm sau 1105 Lý thường Kiệt từ trần. Nhà vua phong em là Lý thường Hiến tước Trung dũng Hầu.
Suy tôn Lý Thường Kiệt :
Suy thành hiệp mưu thủ chính Tá lý dực đới Công thần,Thủ thượng thư lệnh,Khai thủ nghị đồng tam ty,Nhập nội nội thị tỉnh đô Đô tri Kiểm hiệu,Thái uý kiêm Ngự sử đại phu,Giao thụ Chư trấn Tiết độ sứ,đồng tráng thủ môn hạ,Bình chương Thượng trụ quốc,Thiên tử nghĩa đệ, Phụ quốc Thượng tướng quân, Việt Quốc công.
Thực ấp 10.000 hộ,thực phong 4000 hộ.Nhân dân lập đền thờ tại nhiều nơi.

.

DÒNG HỌ NGÔ TRẢO NHA THẠCH HÀ HÀ TĨNH
Truyền thống Thạch Hà Tướng Phiệt

Nguồn gốc
Ngô Nước, tên trước là Ngô Lợi, một trong sáu con trai cư biệt quán của Thanh Quốc công Ngô Khế .Ngô Nước đi lánh nạn vào đến xã Chỉ Châu huyện Thạch Hà trấn Nghệ An ở lại đó khai phá đất hoang làm ruộng, sinh sống nhiều năm,sau dời ra thôn Trung Thủy rồi đến thôn Thổ Sơn xã Đan Liên(sau đổi xã Trảo Nha, nay là Thị trấn huyện Can Lộc Hà Tĩnh) xin dân làng một khoảnh đất hoang khai phá làm vườn ở (Vườn ấy nay là vườn Từ đường họ Ngô Trảo Nha,cùng với Từ đường vừa được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá năm 1994). Hai ông bà lấy nghề nấu rượu nuôi lợn làm kế độ thân. Trong “Tân kỷ Hoan châu Ngô thị truyền gia tập lục”,Ngô Phúc Lâm viết:”Ông bà thường hay giúp người nghèo khó,cứu người lỡ bước gặp hoạn nạn,lại có biết chữ nên được dân làng bầu làm Lý chính (như Lý trưởng sau này)”.
Trong những năm sinh sống ở Chỉ Châu, có lần khai hoang cuốc đất bắt được ba vò vàng, có người Trung Quốc theo nham cảo lần sang tìm của, xem xét đối chiếu thấy là đúng,ông bèn trao trả nguyên cả ba vò vàng,người Trung Quốc báo ân cho một huyệt đất quý, để nham cảo lại, có câu"Tha hương võ tướng,luỹ thế nguyên huân"( Chuyển cư xa quê hương sẽ phát võ tướng, nối đời là nguyên huân của quốc gia).
Ông bà sinh con trai Ngô Phúc Hải.Mới tuổi 13,Ngô Phúc Hải đã có sức khoẻ hơn người. Có lần ông cụ vắng nhà, đêm đến trộm khoét vách vào nhà, ông lập mưu bắt được ba tên, hai tên chạy thoát.Sáng ngày dẫn ra điếm làng, dân làng đều phục tài,nhân đó bầu làm Đoàn trưởng, đêm đêm dẫn dân đinh đi tuần bắt được nhiều trộm cướp. Bọn gian kết oán,tụ tập nhau mưu hại ông.Ông xin phép cha mẹ tạm lánh ra Trấn lỵ,chờ thời gian yên ổn sẽ trở về thần hôn phụng dưỡng. Năm 16 tuổi Tổng binh trấn Nghệ thấy có tài, có sưc khoẻ, học giỏi, lấy vào giúp việc trong Trấn nha.
Thời bấy giờ trộm cướp tứ tung,ông đi theo đánh dẹp lập được nhiều công.Có lần có toán cướp mạnh,đánh chiếm Trấn dinh,Tổng binh xuất trận bị giết,Tổng binh Đồng tri một mình một ngựa chạy dài.Ngô Phúc Hải đang đi dẹp trộm cướp vùng Thanh Giang, Nam Đường được tin vội vàng quay về trong tay chỉ có vài mươi tuỳ tùng. Ông tổ chức tuần đinh các thôn lân cận, trước hết phục trên các ngả đường đánh bắt được nhiều tốp nhỏ, quân giặc cướp bị yếu dần,sau đó đánh vào trấn lỵ thu phục lại Trấn dinh.Trấn nha đem việc tâu lên, triều đinh phong chức Tổng binh,nhưng chỉ giữ việc Đô ty sự. Năm sau ông được thăng Tổng binh Đồng tri đi lãnh chức Trấn thủ trấn Thái Nguyên.Ông mất sớm ,nhà ở Phú Điền, con trai còn nhỏ,người làng định đưa táng trên núi Mã Yên Sơn (Rú Rum), linh cữu vừa đến gần chân núi, trời nổi cơn giông mưa gió dữ dội, giây thừng bị đứt, người làng phải mai táng luôn tại đó.
Ngày sau khi Thuần trung Hầu đã khôn lớn đón thầy địa lý về phúc mộ,thì mới hay huyệt đất này đúng với huyệt đất mà ngày trước mấy người khách buôn đã báo ân vì được cứu sống ở bãi biển Chỉ Châu.Ngôi mộ đến nay vẫn còn nguyên vẹn, tục gọi là "Mộ thiên táng".
Ngô Phúc Hải có hai bà,bà cả người Trảo Nha sinh Ngô Phúc Hà làm Chủ bộ phủ Yên Vương,tặng phong Thuần trung Hầu.
Ngô Phúc Hà có hai bà,bà cả người Trảo Nha sinh Ngô Phúc Thanh,bà thứ người làng Hoa viên sinh Ngô Phúc Điền nay là Thuỷ tổ họ Ngô xã Phú Điền huyện Hưng Nguyên Nghệ An .
Vĩnh lộc Hầu Ngô Phúc Thanh là một tướng có tài,10 năm làm Tổng binh Trấn thủ Nghệ An, giữ vững an ninh trong trấn,giặc ngoài không dám xâm phạm biên cương,được mệnh danh"Nam diện truờng thành".
Ông Ngô Phúc Lâm chép: "Nhà Lê chia cả nước làm 13 đạo Thừa tuyên, có chức Tổng binh thống lĩnh quân ở biên giới,phẩm trật thì phỏng theo chức Đô đốc bên Trung Quốc,đi đâu thì thẻ vàng,biển bạc,cờ vuông,tiền hô hậu ủng,lại được tiện nghi hành sự. Hàng năm theo lệ định thu thuế trong hạt nộp lên, mỗi năm ngày xuân thu, ngày khánh tiết, về triều được nhà vua ban yến, uý lạo rồi trở về trấn..."
Ông từ trần trước ngày Mạc cướp ngôi,mộ táng trên núi Ngư Lão (thuộc Can Lộc Hà Tĩnh) .






Liệt kê các chi họ đã liên lạc được đến năm 1998
(Chép theo thứ tự từ bắc đến nam, cư trú trên địa bàn các tỉnh thành phố)

Thái Nguyên
Họ Ngô Đồng hỷ, phân chi từ họ Lạc nghiệp huyện Giao thuỷ (nay là Xuân thuỷ Nam hà).

Tuyên Quang
Họ Ngô Sơn dương, phân chi từ họ Lạc nghiệp Giao thuỷ ,nay là huyện Xuân thủy Nam hà.

Vĩnh Phú
Họ Ngô Lý nhân,xã Phú xuân huyện Tam đảo Phú thọ,Thuỷ tổ Ngô Lý,phân chi từ họ Ngô Vi Tả thanh oai Hà nội,dòng Bồ đốc công.
Họ Nguyễn Xuân lũng , làng Dòng xã Xuân lũng huyện Phong châu (Lâm thao cũ),Thuỷ tổ Ngô tiến Đức về thời Lê sơ sinh ba con trai đổi họ Nguyễn đến nay.
Họ Ngô Nhật chiêu, xã Tiên chiêu huyện Yên lạc,Thuỷ tổ Ngô khắc Hài đến nay 10 đời,gốc Văn giang qua Phú thọ đến Nhật chiêu.

Hà Bắc
Họ Ngô Thế xã Mỹ điền huyện Việt yên,Thuỷ tổ Ngô nhã Cao tự Đạt Dũng ở từ thời Lê sơ,chưa rõ gốc.
Họ Ngô Đình Đào ngạn xã Quang châu huyện Việt yên,tồn nghi dòng dõi Ngô bật Lãng,họ Bái dương,Nam ninh Nam định.
Họ Ngô Đức xã Quang châu huyện Việt yên,Thuỷ tổ Ngô phúc Ân chưa rõ gốc.
Họ Ngô Thế Đáp cầu phường Đáp cầu thị xã Bắc ninh(xưa là huyện Võ giàng),Thuỷ tổ Ngô phúc Khánh từ Bồ châu đến (Bồ châu thuộc huyện Yên mô Ninh bình).Tồn nghi dòng Ngô bật Lạng Bái dương Nam hà.
Họ Ngô Văn Ninh động xã Ninh sơn huyện Việt yên,Thuỷ tổ Ngô phúc Hậu đến nay 13 đời,chưa rõ dòng.
Họ Ngô Tam tảo xã Phú lâm huyện Tiên sơn,Thuỷ tổ Ngô (tự An Nhân) đến nay 20 đời chưa rõ dòng.
Họ Ngô Văn Tam sơn huyện Tiên sơn, Thuỷ tổ Ngô hải Sơn con Thanh quốc công Ngô Khế,một trong sáu người cư biệt quán (các chi thiên cư Đông anh,dòng trưởng còn vài nhà ở Tam sơn,lẫn với nhiều chi họ Ngô khác chưa rõ dòng).
Họ Ngô Gia Tam sơn huyện Tiên sơn,Thuỷ tổ Ngô phúc Đạo (tự Văn Đạo) thuộc dòng Điện bàn Hầu Ngô Hồng, thiên cư từ họ Bình ngô Thanh hoá vào cuối Lê Trịnh (1786), là họ có Ngô gia Tự.
Họ Ngô Vọng nguyệt làng Võng xã Tam giang huyện Yên phong.Thuỷ tổ Ngô Nguyên con Thanh quốc công Ngô Khế,một trong sáu người cư biệt quán,đến nay 20 đời, là họ có Ngũ đại liên trúng.
Họ Ngô Bá Đông yên xã Đông phong huyện Yên phong, Tiên tổ đời thứ ba Ngô hữu Gia, Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu.Về Đông yên vào khoảng năm 1500, đến nay 15,16 đời,chưa rõ dòng.
Họ Ngô Tảo làng Đình bảng huyện Tiên sơn,về thời nhà Lý,sáu bảy trăm nhân khẩu,chưa làm được thế thứ; Đình bảng còn có họ Ngô khác về ở sau , ít nhân khẩu hơn thuộc dòng khác.
Họ Ngô xã Hương mạc huyện Tiên sơn,Thuỷ tổ Ngô Công (thuỵ Thiện Tâm),đến nay 14 đời (tồn nghi dòng họ Tam sơn từ Sa mạc dời đến).

Hà Tây
Họ Ngô Bất bạt chưa có phả,là họ có Ngô quân Miện, phân một chi vào Lò chum phường Nam ngạn thị xã Thanh hoá.
Họ Ngô làng Nứa xã Chi nê huyện Chương mỹ.Thuỷ tổ Ngô Bì đến nay 15 đời,chưa rõ dòng.
Họ Ngô Chúc sơn huyện Chương mỹ từ Đa sỹ thị xã Hà đông đến, chưa rõ dòng,họ có Ngô sỹ Liên.
Họ Ngô Ninh sơn xã Ninh hiệp huyện Chương mỹ,Thuỷ tổ Hoành quận công Ngô phúc Phương, dòng Ngô Nước Trảo nha (thuộc chi 5).
Họ Ngô An mỹ xã Thuỵ phương huyện Chương mỹ (xưa là làng Lang điền huyện An sơn) có mấy đời cải họ Lê (Lê ngô Cát),Thuỷ tổ Vỵ phái hầu Ngô Vỵ dòng Ngô Nước Trảo nha,về đây khi quân Tây sơn ra bắc.
Họ Ngô Doãn Mai lĩnh, thôn Cổ bản xã Đồng mai huyện Thanh oai.Thuỷ tổ Ngô phúc Thiên từ Thanh hoá ra ở vào sau ngày Trịnh Tùng hạ thành Thăng long(1592),ở La khê một thời gian rồi đến ở Mai lĩnh.
Họ Ngô La khê xã Văn khê thị xã Hà đông,Thuỷ tổ Ngô phúc Nghiễm từ Thanh hoá ra cùng Ngô phúc Thiên,hai anh em vốn trong hàng ngũ quân chúa Trịnh,anh ở lại La khê ,em dời Mai lĩnh,đến nay 15 đời ,chưa rõ dòng.
Họ Nguyễn Đa sỹ thị xã Hà đông,Thuỷ tổ Ngô quý công (tự Thuần Lương) về ở đây khi Tây sơn ở Bắc thành, sinh hai trai.Gia Long lên ngôi sợ bị tàn sát, cải họ Nguyễn đến nay.(Phả chép lại năm Khải Định thứ 7 ,1916,tồn nghi là con bà thiếp của Ngô văn Sở.)
Họ Ngô Tảo khê xã Tảo dương văn huyện Ứng hoà,Thuỷ tổ Ngô Xuyến đến nay 15 đời,chưa rõ dòng.
Họ Đỗ Ngọc than huyện Quốc oai,gốc Đổ động, đổi họ chạy về Ngọc than,chưa có thế thứ,biết là chạy vào cuối Trần.
Họ Ngô An duyên xã Tô hiệu huyện Phú xuyên,Thuỷ tổ Ngô tri Trí con Ngô phúc Châu,chưa rõ dòng (Ngô phúc Châu tử trận ở phía tây,bà vợ đưa con về ở đây).
Họ Ngô Nghiêm xá huyện Phú xuyên, chưa có thế thứ .(Họ có Ngô Hoan tiến sỹ và hai đại khoa khác.)

Nội ngoại thành Hà nội
Họ Ngô Xuân dục xã Yên thường huyện Gia lâm (xưa thuộc Đông ngạn),5 chi có năm tiên tổ:Ngô phúc Đức, Ngô phúc Tỉnh,Ngô phúc Trung,Ngô phúc Mân,Ngô phúc Hùng.Có quan hệ gia tộc mật thiết với họ Ngô làng Long linh ở Thanh hoá.Đến nay 11 đến 15 đời tuỳ theo mỗi chi.
Họ Ngô Yên viên huyện Gia lâm,Thuỷ tổ Khoát võ hầu Ngô phúc Giám con thứ Hoành quận công Ngô phúc Phương,dòng Ngô Nước Trảo nha,phân chi vào cuối Lê trung hưng.Nay vào đời thứ 40.
Họ Ngô Bắc biên xã Ngọc thuỵ huyện Gia lâm, dòng Lý thường Kiệt, Lý thường Hiến,có một phái dời ở thôn Thanh am xã Thượng thanh cùng huyện.
Họ Ngô Tây hồ thôn Quảng bá (Hồ tây).Thuỷ tổ Ngô phúc Thiện gốc họ Ngô Thì Tả thanh oai,thiên cư vào đời thứ 25.
Họ Ngô thôn Đoài xã Nam hồng huyện Đông anh, Thuỷ tổ Ngô Vỵ (tự An Sơn),dòng Ngô hải Sơn Tam sơn,con cháu Ngô Dịch,về Đông anh sau ngày vua Mạc chạy lên Cao bằng.
Dòng này có ba chi,còn một ở Đông đồ và một ở Sa mạc di vào Vĩnh lộc Thanh hoá.
Họ Ngô thôn Đìa xã Nam hồng huyện Đông anh, Thuỷ tổ Ngô phúc Lương đến nay 10 đời chưa rõ gốc.
Họ Ngô Đông đồ huyện Đông anh, Thuỷ tổ Ngô Đông sơn dòng Ngô hải Sơn Tam sơn.
Họ Ngô La phù huyện Từ liêm, Thuỷ tổ Ngô ngọc Phác đổi Hoa phúc Quảng, con Thanh quốc công Ngô Khế lánh nạn nhà Mạc.
Họ Ngô Thị cấm làng Canh xã Xuân phương huyện Từ liêm,Thuỷ tổ Ngô bá Dũng thuộc chi ất họ Ngô Thì Tả thanh oai,thiên cư từ đời thứ 27,nay đến đời 37.
Họ Ngô làng Phùng khoang huyện Từ liêm,Thuỷ tổ Ngô phúc Tín, phân chi từ họ Ngô Đình Diễn châu, dòng Ngô Nạp.
Họ Ngô Thổ quan quận Đống đa nội thành,Thuỷ tổ Hào mỹ Hầu Ngô phúc Liêu, gốc Trảo nha dòng Ngô Nước.
Họ Ngô Phúc Diễn nội thành, Thuỷ tổ Diễn võ Bá con Hoành Quận công ,dòng Ngô Nước Trảo nha.
Họ Ngô Quang Ngọc hà quận Ba đình, mất phả, dòng Lý thường Hiến.
Họ Ngô Trung tự quận Đống đa,từ Đông quan thiên về Trung tự, gốc Tả thanh oai dòng Ngô phúc Cơ.
Họ Ngô Thì Tả thanh oai,làng Tó huyện Thanh trì,Thuỷ tổ Ngô phúc Cơ con Thanh quốc công Ngô Khế, một trong sáu người cư biệt quán,về vào thời Lê sơ.
Họ Ngô Vi Tả thanh oai huyện Thanh trì,Thuỷ tổ Ngô Bồ đốc,lúc nhỏ phiêu bạt sang Trung quốc,lớn lên về ở làng Tó,có thể vì cùng là anh em với Ngô Bệ nên phải lánh nạn.
Họ Ngô Tứ hiệp huyện Thanh trì,mất phả, nghi là từ Yên viên dòng Khoát võ Hầu đến dạy học,ở luôn nơi đây.
Họ Ngô Định công huyện Thanh trì,Thuỷ tổ Ngô phúc Thuận gốc Nghĩa hưng Nam hà, một bà mẹ về đây sinh con trai, thành Thuỷ tổ.
Họ Ngô Thịnh liệt huyện Thanh trì.Thuỷ tổ Cụ Học con trai Ngô sỹ Vinh dòng Ngô Định, họ Ngô Trí Diễn châu (về ở quê mẹ).
Họ Ngô Xuân bảng, huyện Sóc sơn,Tiên tổ Ngô Miễn, Thái học sinh triều Trần,làm quan triều Hồ, tử trận ở cửa Thần phù trong trận đánh Trương Phụ.

Hải Dương và Hải Phòng
Họ Ngô Hạ đoạn huyện An dương.Từ Lạc nghiệp một người trở về trông coi mồ mả.
Họ Ngô Câu tử xã Hợp thành huyện Thuỷ nguyên, phân chi của họ Tam tảo Phú lâm đến nay 18 đời.
Họ Ngô An lãng xã An phụ huyện Kinh môn, phân chi từ Tam tảo Phú lâm đến nay 17 đời.
Họ Ngô Chi lăng bắc huyện Ninh thanh,Thuỷ tổ Nhuận Quận công Ngô phúc Thiêm dòng Ngô Nước Trảo nha.
Họ Ngô Huy Ngọc lập huyện Mỹ văn (Mỹ hào),Thuỷ tổ Ngô huy Hiển,Tri huyện Vũ nhai về ở quê vợ.
Họ Ngô Mỹ xá xã Ngô Quyền huyện Phù tiên,phân chi từ họ Ngô Thì Tả thanh oai,dòng Ngô phúc Cơ.
Họ Ngô Đồng bạn huyện Phù tiên, phân chi từ họ Ngô Thì Tả thanh oai.
Họ Ngô Dưỡng phú huyện Duy tiên, Thuỷ tổ Ngô thông Trực con Ngô thì Ức từ họ Ngô Thì Tả thanh oai.
Họ Ngô Đình tràng huyện Duy tiên,Thuỷ tổ Ngô phúc Lãnh tương truyền chưa rõ từ Quảng bình hay Thanh hoá, đi lính ở trông kho thóc gọi là kho Bà Đừng,chết đuối được thiên táng,đến nay trên 10 đời.

Nam Hà
Họ Trần Vỵ xuyên huyện Mỹ lộc thành phố Nam định, Thuỷ tổ Ngô tất Thắng con Ngô thuận Tâm cháu Ngô cảnh Hữu ra ở thừa tự Quỳnh hoa và Quế hoa Công chúa ở hai ấp Vỵ xuyên và Cầu gia,đến khi Gia Long lên ngôi sợ bị tàn sát nên đổi làm họ Trần đến nay (6 đời họ Ngô, 7 đời họ Trần).
Họ Ngô Địch lễ xã Nam vân huyện Nam ninh, Thuỷ tổ Ngô Ngữ con Thanh Quốc công Ngô Khế,một trong sáu người cư biệt quán.
Họ Ngô Bái dương xã Nam dương huyện Nam ninh.Thuỷ tổ Ngô bật Lạng con Thuỵ Quận công Ngô văn Bính lánh nạn vì hiềm nghi,phân chi đi nhiều nơi.
Họ Ngô Ngọc giả xã Trực đạo huyện Nam ninh, Thuỷ tổ Đồng dương Hầu Ngô Chung con Ngô Đam cháu Ngô Kinh.
Họ Ngô Bách tính xã Nam hồng huyện Nam ninh,Thuỷ tổ Tây Quận công Ngô công Tín,một trong sáu người con cư biệt quán của Thanh Quốc công Ngô Khế.
Họ Phạm Quỹ đê xã Trực hưng huyện Nam ninh, Thuỷ tổ Ngô công Vạn sinh con cải họ thành Phạm như Đăng về ở Quỷ đê.Một người em ở xã Mỹ lộc huyện Thư trì.
Họ Ngô An nông xã Nam tiến huyện Nam ninh,Thuỷ tổ Ngô bá Dương, Ngô sỹ Cơ,hai anh em con hai bà vợ Đằng giang Hầu Ngô tiến Vinh dòng Nam Quận công Ngô khắc Cung.
Họ Ngô Đô quan xã Nam lợi huyện Nam ninh, Thuỷ tổ Ngô Trạch dòng Nam Quận công Ngô khắc Cung.
Họ Ngô Hưng để xã Nam hoa huyện Nam ninh,Thuỷ tổ Ngô Chính anh em với Ngô Trạch dòng Nam Quận công.
Họ Ngô Xuân tiến xã Xuân dương huyện Xuân thuỷ, Thuỷ tổ Ngô viết Hùng gốc Bách tính.
Họ Ngô Xuân tân huyện Xuân thuỷ,Thủy tổ Ngô chính Tâm từ Thanh hoá ra,đến nay 17 đời.Cùng xã có họ Ngô nhỏ hơn thường gọi họ Ngô con.
Họ Ngô Lạc nghiệp huyện Xuân thuỷ,Thuỷ tổ Ngô Luyện, bà Nồm đưa từ Hạ đoạn về lánh nạn,dòng Ngô Bệ, đến nay 20 đời.
Họ Ngô Tương nam huyện Nam ninh, Thuỷ tổ Ngô hiển Doãn con Ngô Vạn họ Bái dương, đến nay 9 đời.
Họ Ngô Phạm xá xã Yên nhân huyện Ý yên dòng Đằng giang Hầu Ngô tiến Vinh (hiện nay còn tồn nghi là dòng Bách tính).
Họ Ngô An hoà xã Yên bình huyện Ý yên (chưa có phả).
Họ Ngô Nhật tựu thôn Văn bối huyện Kim bảng, đến nay 14 đời từ Thanh hoá ra,trưởng họ hiện nay Ngô văn Duyên (khoảng 500 nhân khẩu,chưa có thế thử).
Họ Ngô Bình lục, theo thái ấp một bà Công chúa (chưa có phả).

Thái Bình
Họ Ngô Vân động huyện Vũ thư,Thuỷ tổ Ngô phúc Can gốc Ngọc hà Hà nội, dòng Ngô Chương.
Họ Ngô Đông cao xã Tây tiến huyện Tiền hải,Thuỷ tổ Ngô văn Đam từ Vân động đến,dòng Ngô Chương.
Họ Phan Tống văn huyện Kiến xương, Thuỷ tổ Phan phúc Thọ con Nhuận trạch Hầu Ngô đình Quyền, cháu Đằng giang Hầu Ngô tiến Vinh,dòng Nam Quận công Ngô khắc Cung.
Họ Phan Minh giám (1)xã Nguyệt giám huyện Kiến xương, Thuỷ tổ Ngô phúc Tâm em Ngô phúc Thọ ở Tống văn (anh em đổi họ vì bị chúa Trịnh hiềm nghi ngoại thích).
Họ Phan Minh giám (2),họ có Phan bá Vành.Thuỷ tổ Phan chính Niệm con Phan Mưu dòng dõi Ngô phúc Yên thuộc dòng Ngô Nạp ở Diễn châu (Phan Mưu lấy họ mẹ vì thừa tự bên ngoại).
Họ Ngô thôn Bao hàm huyện Thuỵ anh, Thuỷ tổ Ngô Đại lang,sinh Thiên Đạo,Phúc Lâm,phả cũ ghi gốc Đường lâm, trong phả có ghi 12 chữ " Cổ tích bát nàn thiên quan siêu hải đại ngô tinh công”.
Họ Nguyễn Ngô Trình phố huyện Tiền hải,Thuỷ tổ Ngô Lệnh tự Anh Nghị dòng Nam Quận công Ngô khắc Cung Thanh hoá.
Họ Ngô Mộ đạo xã Vũ bình huyện Vũ thư, Thuỷ tổ Cụ Thái Bộc (tự Cương Lễ) phân chi từ Tống văn.
Họ Ngô Thanh trai xã Minh lãng huyện Vũ thư,Thuỷ tổ thiên cư từ Thạch thành Thanh hoá đến nay 20 đời,tồn nghi là dòng Ngô Quỳnh anh Ngô Kinh.
Họ Ngô thôn Văn tràng xã Thuỵ văn huyện Thái thuỵ.
Họ Ngô Phú xuyên xã Thái xuyên huyện Thái thuỵ.

Ninh bình
Họ Ngô Trung trữ,xã Gia tường huyện Hoàng long (Gia viễn xưa),gốc Bái dương, phân chi từ Liên tỉnh, dòng Ngô bật Lạng, đến nay 6 đời.

Thanh hoá
Họ Ngô Gia miêu huyện Tống sơn, Thuỷ tổ Ngô phúc An gốc Tả thanh oai dòng Ngô Bồ đốc.
Họ Ngô Cự thôn xã Hà phú huyện Hà trung, Thuỷ tổ Đàm Quận công Ngô xuân Thành dòng Nam Quận công Ngô khắc Cung.
Họ Ngô Thọ Nguyệt viên xã Hồng quang huyện Hoằng hoá,Thuỷ tổ Ngô thọ Kinh, phân chi từ Đồng phang.
Họ Ngô Thọ Hàm rồng, phường Nam ngạn thị xã Thanh hoá,chưa rõ dòng.
Họ Ngô Lò chum, phường Nam ngạn thị xã Thanh hoá, phân chi từ Bất bạt.
Họ Đồng phang (1) xã Định hoà huyện Thiệu yên, Thuỷ tổ Ngô đình Quý, dòng Nam Quận công Ngô khắc Cung, đời thứ 28.
Họ Đồng phang (2) Thuỷ tổ Điện đức Hầu Ngô Chiểu, dòng Thụy Quận công Ngô văn Bính, đời 22.
Họ Đồng phang (3) Thuỷ tổ Vũ Quận công Ngô Bạt, dòng Ngô thế Bang đời thứ 22.
Họ Ngô Doãn Bình ngô xã Thiệu vũ huyện Thiệu yên,Thuỷ tổ Ngô bá Phấn dòng Điện bàn Hầu Ngô Hồng, đời thứ 26.
Họ Ngô Quảng thi xã Xuân thiên huyện Thiệu yên, Thuỷ tổ An mỹ Hầu Ngô Chẩn,dòng Ngô Khiêm.
Họ Ngô làng Mía xã Thịnh mỹ huyện Thọ xuân, Thuỷ tổ Cụ Hoàng, Văn trung Nam thủ lăng quan,gốc Đồng phang.
Họ Ngô Long linh xã Thọ tường huyện Thọ xuân, Thuỷ tổ Ngô phúc Đạt cùng dòng họ Xuân dục Gia lâm.
Họ Ngô Khắc làng Vay xã Xuân khánh huyện Thọ xuân, Thuỷ tổ Ngô khắc Chính thiên cư từ Hải dương.
Họ Ngô Nghĩa trai huyện Nông cống, Thuỷ tổ Ngô Trương con Ngô Lương cháu Ngô Từ.
Họ Ngô Yên lai huyện Nông cống, Thuỷ tổ Ngô văn Minh con Ngô phúc Chức gốc Trảo nha,dòng Ngô Nước.
Họ Ngô Khoa giáp, xã Binh minh huyện Tĩnh gia, Thuỷ tổ Ngô ngọc Phác, gốc xã Phượng lịch huyện Diễn châu Nghệ an.
Họ Ngô Vĩnh thành huyện Vĩnh lộc, Thuỷ tổ Ngô Nguyên Tri phủ Anh sơn,con Ngô Trung ở Sa mạc huyện Đông anh,còn có người ở Đô lương Nghệ an.Thuộc dòng Ngô hải Sơn họ Tam sơn Hà bắc.

Nghệ An
Họ Ngô Đình Diễn yên, Quỳnh lưu, Thuỷ tổ Huệ Quốc công Ngô Nạp, con thứ Dụ vương Ngô Từ,gốc Đồng phang thiên cư theo tự điền,đến nay phân 20 chi ở Quỳnh lưu, Yên thành, Diễn châu ,Minh giám,Phùng khoang và một số nơi khác.
Họ Ngô Trí Lý trai nay thuộc huyện Diễn châu, từ đường chính ở xã Diễn kỷ,phân rất nhiều chi ở khắp Nghệ an và một số nơi khác.Thuỷ tổ Ngô Định,con Ngô Nguyên ở Vọng nguyệt,dòng Thanh Quốc công Ngô Khế Đồng phang.
Họ Ngô Phú điền xã Hưng phú huyện Hưng nguyên, Thuỷ tổ Ngô phúc Điền dòng Ngô Nước Trảo nha.
Họ Ngô Phú long thôn Hưng cái xã Hưng chính huyện Hưng nguyên,Thuỷ tổ Ngô quang Tổ con Ngô Định họ Ngô Lý trai,phân chi nhiều xã trong huyện và huyện Yên thành.
Họ Ngô chợ Rạng huyện Thanh chương, dòng Vân lĩnh Hầu Ngô phúc Phổ dòng Ngô Nước Trảo nha.
Họ Ngô Tiên yên xã Quỳnh bá huyện Quỳnh lưu,Thuỷ tổ Ngô phúc Khánh,Ngô phúc Thiện, Ngô phúc Huệ từ Hải dương vào,vào thời đầu Lê sơ (khoảng năm 1460).

Hà Tĩnh
Họ Ngô Trảo nha (nay là xã Đại lộc và thị trấn Can lộc),Thuỷ tổ Ngô Nước con Thanh Quốc công Ngô Khế,một trong sáu người cư biệt quán,đến nay trên 20 đời, phân thành nhiều chi ở khắp nam bắc,riêng ở Hà tĩnh có các họ sau :
Họ Ngô Phúc sơn xã Đại lộc huyện Can lộc,Thuỷ tổ Hàn Quận công Ngô phúc Đang;
Hô Ngô Nam sơn thị trấn Can lộc ,Tiên tổ Phượng Quận công Ngô phúc Hộ;
Họ Ngô Tiến lộc huyện Can lộc, Tiên tổ Toản võ Hầu Ngô phúc Trị,có một bộ phận ở Nam sơn là phái Ngô đức Kế;
Họ Ngô Văn cử xã Xuân lộc huyện Can lộc, Thuỷ tổ Kiêm lộc Hầu Ngô phúc Điền;
Họ Ngô Tam đa xã Quang lộc huyện Can lộc, Thuỷ tổ Diên Quận công,phân chi ra Yên lai Thanh hoá,An lộc Can lộc;
Họ Ngô Tiên lương huyện Thach hà,Thuỷ tổ Trạc võ Hầu Ngô phúc Kỳ sinh Dự võ Hầu về ở đây, dòng Ngô phúc Đang;
Họ Ngô Bảo tháp huyện Thach hà (Đại nài), Thuỷ tổ Trạc võ H ầu Ngô phúc Kỳ con Ngô phúc Đang;
Họ Ngô Nguyệt ao xã Song lộc huyện Can lộc, Thuỷ tổ Ngô phúc Điền phân chi từ Nam sơn;
Họ Ngô Thạch trị huyện Thạch hà, Thuỷ tổ Hoành phố Hầu Ngô phúc Hoành con thứ Thế Quận công Ngô cảnh Hữu;
Họ Ngô Cổ bái, Tự cường huyện Thạch hà, Thuỷ tổ Khang trạch Hầu con thứ Thế Quận công Ngô cảnh Hữu;
Họ Ngô Lộc nguyên xã An lộc huyện Can lộc, Thuỷ tổ Ngô phúc Bẩm phân chi từ Tam đa;
Họ Ngô Thạch mỹ huyện Thạch hà, Thuỷ tổ Câu kê Hầu con thứ Thế Quận công Ngô cảnh Hữu;
Họ Ngô Hà linh huyện Hương khê, Thuỷ tổ Ngô đăng Khản con thứ Thế Quận công Ngô cảnh Hữu;
Họ Ngô Loan dã (chợ Gia) xã Hương thụ huyện Hương khê, phân chi từ Hà linh,thuỷ tổ Ngô đăng Bính;
Họ Ngô Thổ hoàng xã Phương mỹ huyện Hương khê, Thuỷ tổ Ngô Mênh, Ngô Mông(hai anh em), thiên cư từ Trảo nha vào khoảng 1778, chi theo công giáo,tồn nghi gốc chi 5Trảo nha;
Họ Ngô Thượng bồng huyện Hương sơn, Thuỷ tổ Ngô...Hầu tước, thiên cư từ Trảo nha;
Họ Ngô Tây vịnh xã Thạch vĩnh huyện Thạch hà, Thuỷ tổ Ngô văn Sự phân chi từ chi 5 Trảo nha;
Họ Ngô Đông vịnh xã Thạch vĩnh huyện Thạch hà, Thuỷ tổ Ngô phúc Yên con Hoành phố Hầu, thiên cư từ Chỉ châu;
Họ Ngô Cẩm tiến huyện Cẩm xuyên, Thuỷ tổ Ngô phúc Trịnh con Hoành phố Hầu, thiên cư từ Chỉ châu;
Họ Ngô Yên hồ xã Đức yên huyện Đức thọ, Thuỷ tổ Ngô phúc Hài con Ngô phúc Tịnh ở Cẩm tiến;
Họ Ngô Đỉnh lự huyện Can lộc, Thuỷ tổ Ngô hữu Tôn con Khang trạch Hầu, thiên cư từ Cổ bái;
Họ Ngô Hàm anh xã Tân lộc huyện Can lộc,Thuỷ tổ một người con trai của Nhuận Quận công Ngô phúc Thiêm, do bà họ Mai người Hàm anh sinh ra,ở với mẹ.

Quảng Bình
Họ Ngô Ba đồn huyện Quảng trạch, Thuỷ tổ Ngô Hùng, phân chi từ họ Hà linh.
Họ Ngô Đá nện xã Thanh hoá huyện Tuyên hoá, Thuỷ tổ Ngô Trí, phân chi từ họ Hà linh,
Họ Ngô Cảnh dương huyện Quảng trạch(xưa là huyện Bình chánh phủ Quảng trạch), Thuỷ tổ Tuấn đức Hầu gốc họ Ngô Trảo nha.
Họ Ngô Mỹ trạch ,nay là xã Phổ trạch huyện Lệ ninh,Thuỷ tổ Khanh tương Hầu Ngô phúc Triều, gốc họ Ngô Trảo nha,một phái theo công giáo di vào xã Đại phong .

Quảng Trị
Họ Ngô Vĩnh hương huyện Vĩnh linh,Thuỷ tổ Ngô Mô đến nay 10 đời, có thể là dòng Ngô mậu Cử họ Ngô Trí Diễn châu.
Họ Ngô Nhĩ thượng huyện Gio linh, Thuỷ tổ Y phu tiền khai canh Đoan túc tôn thần,vào đây từ cuối thời nhà Trần,cùng nhau khai phá thành 6 xã, mỗi xã danh đều có chữ Nhị hoặc chữ Hà để ghi nhớ cội nguồn.
Họ Ngô Cao xá xã Trung hải huyện Gio linh, Thuỷ tổ Ngô bá Triết từ Thanh hoá vào đến nay 18 đời, có 5500 con cháu.
Họ Ngô Viết Mỹ hoà xã Cam an huyện Cam lộ, tiên tổ đời thứ ba Đô thắng Hầu Ngô viết Trí, gốc xã Tân bình huyện Bàng đông phủ Nam sách,nay trên 400 nhân khẩu.
Họ Ngô Thuận nhơn huyện Hải lăng.Thuỷ tổ Sở ngọc Hầu Ngô văn Sở, gốc Gò công đông tỉnh Tiền giang,đến nay 8 đời.

Thừa Thiên- Huế
Họ Ngô Phú bài huyện Hương thuỷ,Thuỷ tổ Ngô Thù, Lão giáo thiền sư, theo giúp Nguyễn Hoàng vào Thuận hoá ,sinh ba con trai thành Thành hoàng khai canh ba nơi.Con trưởng Ngô Tôi ở Phú bài.
Họ Ngô Thanh thuỷ xã Thuỷ thanh huyện Hương thuỷ, Thuỷ tổ Ngô Lực con thứ Ngô Thù,Lực ty Hầu, phong Đoan túc tôn thần.
Họ Ngô Thương giáp xã Thuỷ dương Hương thuỷ, Thuỷ tổ Ngô Lực.
Họ Ngô Văn Lê xá đông, Thuỷ tổ Ngô văn Nguyệt phân chi từ Phú bài.
Họ Ngô Văn Lăng xá huyện Hương thuỷ,Thuỷ tổ Ngô văn Bì gốc Thanh hoá, Khai canh Dực bảo Trung hưng Linh phù tôn thần ,đến nay 12 đời.
Họ Ngô Tá Lăng xá huyện Hương thuỷ, Thuỷ tổ Ngô tá Trưng vao trấn nhậm thời Lê Anh Tôn,Khai khẩn đại lang Tôn thần.
Họ Ngô Thì Dương xuân thượng xã Thuỷ xuân huyện Hương thuỷ, Thuỷ tổ Ngô công Tiên tự La Thủ,gốc Tả thanh oai Hà nội,đến nay 10 đời.
Họ Ngô Lăng xá huyện Hương thuỷ,Thuỷ tổ Ngô viết...(...1823),Khai canh trung đẳng Tôn thần.
Họ Ngô Hữu Phú cát thành phố Huế, Thuỷ tổ Hữu đức Hầu Ngô hữu Hưu.
Họ Ngô Văn Vạn dương xã Thuỷ lâm phường Xuân phú thành phố Huế, Thuỷ tổ Ngô văn Xa đến nay 23 đời, 3200 nhân khẩu.
Họ Ngô Văn,Ngô Quý Phò trạch xã Phong bình huyện Phong điền, Thuỷ tổ Ngô Ông Thông,Dực bảo trung hưng Tôn thần.
Họ Ngô Văn Bao la,huyện Quảng điền,Thuỷ tổ Ngô văn Ngọ đến nay 14 đời.
Họ Ngô Công Trường an Huế, Thuỷ tổ Ngô công Diệu,đến nay 13 đời.
Họ Ngô Văn Bác vọng đông xã Quảng thái huyện Quảng điền, Thuỷ tổ Ngô Lệ, gốc Thanh hoá đến nay 21 đời,Khai canh Dực bảo Trung hưng Tôn thần.
Họ Ngô Phước Phú gia xã Lộc tiến huyện Phú lộc, Thuỷ tổ Ngô viết Thọ gốc xã Hạc linh huyện Đông thành, đến nay 12 đời.
Họ Ngô Kim Hương vĩnh huyện Hương trà,Thuỷ tổ Ngô thiên Triệu,gốc Thanh hoá, đến nay 12 đời.
Họ Ngô Phước Vĩnh an xã Phong bình huyện Phong điền, thuỷ tổ gốc làng Vinh cố huyện Kỳ anh Hà tĩnh, đến nay 21 đời.
Họ Ngô Văn Văn xá (1) huyện Hương trà,Thuỷ tổ Ngô văn Côi, gốc chưa rõ,17 đời.
Họ Ngô văn Văn xá (2) huyện Hương trà,Thuỷ tổ Ngô công Đông, gốc Thanh hoá theo Nguyễn Hoàng vào Thuận hoá,chia 3 phái :Ngô Đình,Ngô Hữu, Ngô Văn.
Họ Ngô Văn Bác vọng,xã Quảng phú huyện Quảng điền, Thuỷ tổ Ngô văn Hưu gốc quận Diên lăng Thanh hoá,phân một chi về xã Thuỷ an huyện Hương thuỷ.
Họ Ngô Văn Phụ an,xã Vĩnh hiền huyện Phú lộc,Thuỷ tổ Ngô văn Ngao, gốc huyện Diên khánh Quảng nam (nay là Hoà vang), đến nay 10 đời.

Quảng Nam-Đà Nẵng
Họ Ngô Kế xuyên huyện Thăng bình,Thuỷ tổ Ngô văn Cang con Hào mỹ Hầu Ngô phúc Liêu, dòng Ngô nước Trảo nha.
Họ Ngô Hoà tiến huyện Hoà vang,Thuỷ tổ Thắng nghiã Hầu,một trong 24 người từ Thanh hoá vào trước đây 400 năm (có thể là Ngô Du).
Họ Ngô Cả nham đông huyện Duy xuyên,Thuỷ tổ Giảng võ nam,đến nay 20 đời, gồm ba anh em,trở thành Thành hoàng khai canh ba làng.
Họ Ngô Cả nham tây huyện Duy xuyên, Thuỷ tổ Thanh sơn Hầu em Giảng võ Nam, Tiên hiền khai canh.
Họ Ngô Hạ nam huyện Điện bàn,Thuỷ tổ Ngữ tài Nam em Giảng võ Nam ,Tiên hiền khai canh.
Họ Ngô ấp Trung xã Đại minh huyện Đại lộc,Thuỷ tổ thiên cư từ Điện bàn.
Họ Ngô Mông lãnh xã Quế sơn huyện Núi thành,Thuỷ tổ Ngô phúc Thiện con Cảnh Quận công,họ Ngô Trảo nha dòng Ngô Nước,sinh con trai ở lại Quế sơn,Ngô phúc Thiện trở về Trảo nha.
Họ Ngô Đình Duy châu,Thuỷ tổ Ngô đình Thanh châu từ Thanh hoá vào thời Lê Thánh Tôn,tồn nghi con Hán Quốc công Ngô Lan.
Họ Ngô Hoa liên huyện Hoà vang,Thuỷ tổ con ông Ngô Du,em Tiên hiền họ Hoà tiến.
Họ Ngô Tam giang huyện Núi thành,Thuỷ tổ Ngô công Chức, gốc Thanh hoá sinh ba con trai thành ba chi :
Chi 1: xã Tam giang huyện Núi thành,
Chi 2: xã Tam hiệp huyện Núi thành,
Chi 3: phường Phước mỹ quận 3 thành phố Đà nẵng.

Quảng Ngãi
Họ Ngô Khắc huyện Đức phổ.

BìnhĐịnh
Họ Ngô Phù mỹ,Thuỷ tổ Ngô Hân,tồn nghi là Khiêm cung Hầu Ngô phúc Tân con Tào Quận công, dòng Ngô Nước Trảo nha.

Phú Yên
Họ Ngô Vĩnh phú xã Hoà an thị xã Tuy hoà,Thuỷ tổ Ngô văn Tấn gốc Lãnh xuyên quận Trần lưu(?) đến nay 12 đời.
Họ Ngô Vĩnh ba xã Hoà an huyện Tuy hoà, Thuỷ tổ Ngô văn Môn đến nay 10 đời,
từ Lãnh xuyên quận Trần lưu (có thể là Khe nước lạnh huyện Quỳnh lưu).

Bà rịa -Vũng tàu
Họ Sơn vi xã Xuân sơn huyện Châu thành,một phái thuộc họ Thổ hoàng Hương khê vào mới mấy đời,thuộc dòng Ngô Nước Trảo nha.

Tiền giang
Họ Ngô Gò công đông (xóm Đinh) tỉnh Tiền Giang,không có phả,chỉ còn mấy ngôi mộ tổ,là họ gốc của họ Thuận nhơn có Ngô văn Sở( Sở ngọc hầu).

An Giang
Họ Ngô Châu thới thị xã Châu đốc, Thuỷ tổ Đằng Quận công Ngô phúc Hạp con Tào Quận công Ngô phúc Vạn, dòng Ngô Nước Trảo nha.



Thông tin nguời đưa tin này lên:
• Nguời làm: Ông Ngô Đức Lợi
• Ở tại: Cộng Hòa Liên Bang Đức
• Điện thoại:
• Email liên lạc: ngoducloi@ gmx.de
Gia Phả Ngô -Trảo Nha -Thạch Hà
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Ngô -Trảo Nha -Thạch Hà.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Ngô -Trảo Nha -Thạch Hà
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.