GIA

PHẢ

TỘC

NGÔ

VIỆT
NAM
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

NGÔ VIỆT NAM


Họ Ngô xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, từ thời các Vua Hùng. Thần phả đình An Duyên (Thường Tín, Hà Tây) ghi tên họ Ngô Ngọc Lang, quán Sơn Nam Hạ, Tướng của các Vua Hùng đời thứ 18. Bia Hàm Long (Hà Nội) có ghi Ngô Long, Tướng của các Vua Hùng đời thứ 18. Với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938-cách nay đã 1060 năm), chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, Ngô Quyền đã trở thành người Anh hùng Dân tộc. Theo tôc phả họ Ngô do Hán Quốc công Ngô Lan biên soạn năm Đinh Dậu, triều Lê Thánh Tông (1477), thì Tổ họ Ngô là Ngô Nhật Đại, hào trưởng châu Phúc Lộc (vùng Cửa Sót, xã Thạch Kim, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Ngài đã tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), sau thất bai phải rời ra vùng Châu Ái (Thanh Hóa). Từ Ngô Nhật Đại đến Ngô Quyền trải qua 5 đời, gần 300 năm không thấy ghi chép rõ ràng. Nếu tính từ Ngô Quyền thì đến nay họ Ngô đã truyền được 36-37 đời, có nơi tính ra đã trên 40 đời, xuất phát từ Châu Hoan, Châu Ái, qua Đường Lâm (Sơn Tây) mà tỏa đi khắp cả nước, có mặt từ Lạng Sơn đến Cà Mau, Hà Tiên… Qua khảo sát ban đầu, chúng tôi xin trình bày thế thứ của dòng họ một cách khái quát như sau: Cụ Tổ đầu tiên là Ngô Nhật Đại, quê Ái Châu, làm nghề nông, chưa rõ ở làng xã nào, sinh con là Ngô (Tá) Nhật Dụ theo Nho học, làm Liễu tá trong Phủ đô hộ thời Bắc thuộc. Rồi đến Ngô Đình Thực là Hào trưởng, sinh Ngô Đình Mân, làm Mục Phong Châu, thời Khúc Thừa Hạo làm Tiết độ sứ. Đến Phong Châu đã cao tuổi, Ngô Đình Mân lấy bà Phùng Thị Tinh Phong, con gái Phùng Hải, cháu Bố Cái Đại vương Phùng Hưng., sinh Ngô Quyền và Ngô Tịnh ở làng Cam Lâm, quận Đường Lâm (có thuyết nói rằng Ngô Quyền sinh ở làng Mía-nay là làng Mía, tức Thịnh Mỹ, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa-có thể xuất phát từ địa danh làng Mía Thọ Xuân trùng với làng Mía Đường Lâm) Ngô Tịnh sau làm Trấn thủ Kỳ Hoa, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), sinh ba trai, một gái, người làm Châu mục, người làm Tăng thống, người Hào trưởng…đều thất truyền. Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897), mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn (944), thọ 47 tuổi, mộ táng tại thôn Cam Lâm. Theo Quốc sử và văn bia lưu truyền, độ tuổi 20 cha mẹ đã từ trần, Ngô Quyền vào Châu Ái làm Nha tướng Dương Diên Nghệ, lấy con gái Dương Diên Nghệ là Dương Thị Như Ngọc, sinh Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Vân (có thuyết nói rằng, Ngô Quyền còn có hai người con nữa là Cần Hưng và Nam Hưng, khi Nam Kha cướp ngôi cho ở với mẹ). Ngô Quyền vào Châu Ái khoảng chừng 10 năm, ra đánh Lý Khắc Chính rồi lại trở vào Châu Ái khoảng 6-7 năm. Lần thứ 2 ra trừ Kiều Công Tiễn, đánh đuổi quân Nam Hán, làm Vua, đóng đô ở Cổ Loa. Con cháu kế tiếp ở Cổ Loa, đến năm 965 thì lui về ba nơi: Ngô Xương Xý về Bình Kiều (Thanh Hóa), Ngô Nhật Khánh về Đường Lâm. Cha con Ngô Nhật Chung, Ngô Nhật Minh về Đỗ Động (Thanh Oai). Thiên sách vương Ngô Xương Ngập, vợ là Phạm Thị Uy Duyên, con gái Phạm Phòng Át ở Nam Sách, sinh Ngô Xương Xý, Ngô Xương Tỷ, Ngô Xương Tỷ đạo hiệu Châu lưu ở chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, quận Thường Lạc (sau do kỵ húy Lê Lợi gọi trệch là Cát Lỵ thuôc huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), giữa thị trấn Cồng và ga Văn Trai). Chúng tôi được biết tin mộ của vị Đại sư này là một trong những ngôi tháp ở chùa Trấn Quốc (Hà Nội) đã đến tìm nhưng chưa thấy. Ngô Xương Xý thất bại ở Bình Kiều, hai con trai, một là Ngô Xương Sắc lưu lạc ở vùng thượng du Châu Ái, sinh Ngô Tử Canh (thất truyền) và Ngô Tử Ân. Con cháu Ngô Tử An, Tử Vinh, Tử Uy v.v…dần dần sa sút, 8 đời sau quá cùng cực. Ngô Rô về coi chùa ở Thiên Phúc, làng Thung, xã Đồng Phang, huyện Yên Định (vào cuối Trần). Đến Hậu Lê thì trỗi dậy, phát triển một cách kỳ lạ nên được giải thích rằng mô táng vào đất phát! Người con thứ hai của Ngô Xương Xý là Ngô Ích Vệ tức Ngô An Ngữ, tuổi nhỏ chạy vào Châu Hoan. Khi Lý Công Uẩn lên làm vua ông ra làm một chức quan nhỏ là Sùng ban lang tướng. Ông theo Vua Lý ra Thăng Long, ở phường Thái Hòa, Khán Sơn, lấy bà họ Hán, sinh ra Ngô Tuấn (tức Lý Thường Kiệt), Ngô Chương (tức Lý Thường Hiến) sau này. Nhà Trần thay nhà Lý, dòng họ Ngô sa sút, tuy nhiên vẫn giữ được nền nếp và ở nhà dạy học. Đến cuối đời Trần, ba anh em của Minh Đức (cha của Ngô Bệ), Minh Hiếu, Minh Nghĩa (cha của Ngô Diên Tố) đổi tên, đi mỗi người một nơi. Những người khác không được ghi chép lại. Cũng từ đó mất quan hệ gia tộc 5-6 trăm năm. Đến ngày nay mới tìm ra mấy họ chạy lánh nạn, đó là: -Họ Lạc Nghiệp: Một bà mẹ đổi tên là Bà Nồm đem con về Giao Thụy, đến nay đã trên 20 đời, thành một họ lớn mấy ngàn người. Có bộ phận trở về quê cũ Nam Sách trông coi từ đường, có bộ phận lên ở Đồng Hỷ-Thái Nguyên, Sơn Dương, Tuyên Quang. -Họ Ngọc Hà Hà Nội phân chia về Vân Động, Đông Cao, Thái Bình. -Họ Nhĩ Thượng ở huyện Gio Linh, Quảng Trị dọc bờ sông Hiền Lương có 6-7 ngàn nhân khẩu ở 6 xã trong đó có 3 xã có chữ Nhĩ, 3 xã có chữ Hà, dần dà có gần 3 ngàn người thiên cư vào Nam. -Họ Bắc Biên Gia Lâm đang hương khói đền Lý Thường Kiệt. Dòng Ngô Xương Sắc ở Châu Aí, từ Hậu Lê trở đi là dòng phát triển mạnh nhất, càng thiên cư xa càng phát triển mạnh, có thể hơn cả dòng họ ở nguyên quán. Sau bảy, tám đời sa sút cùng cực, Ngô Tây ở coi chùa sinh hai con trai. Ngô Quỳnh con bà họ Nguyễn lưu lạc sang huyện Vũ Thư ,Thái Bình đến nay thành họ Minh Lăng có vài ngàn nhân khẩu. Con thứ là Ngô Kinh con bà họ Trịnh đi làm gia nô cho tù trưởng Lê Khoáng, lấy bà họ Lê (cô cháu với bà mẹ Lê Lợi) sinh bốn trai, một gái, giúp Lê Lợi khởi nghĩa. Cha con, ông, cháu thành 7 vị Công thần khai quốc. Bước đột phát kéo dài suốt 300 năm triều Lê, nhân khẩu tăng nhanh; Ngô Từ sinh 11 trai, 8 gái là Ngô Lan, Ngô Nạp, Ngô Khế, Ngô Hộ, Ngô Thị Ngọc Dao… Thời Lê sơ, những người thiên cư vào Quảng Nam sinh sôi thành nhiều dòng họ trên dưới 20 đời tập trung ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Hòa Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, quan Đại thần của nhà Lê là Ngô Nhân Dũng không theo Mạc. Đầu năm 1530, Mạc trục xuất Ngô Nhân Dũng về quê ở xã Lý Trai, tổng Vạn Phần. Ông mai danh, ẩn tích lên hương Kẻ Ngọn ở với cháu là Ngô Phúc Tín. Người ta gọi là ông Trục, bà Trục, cùng với bố vợ là Lại Quận công Phan Công Tích trấn thủ tại Nghệ An, lập nghĩa quân phù Lê, diệt Mạc. Những người họ Ngô thiên cư do đi theo Nguyễn Hoàng vào Quảng Trị, Thừa Thiên nay có trên 30 họ, nhiều nhất là đất Huế và lận cận. Những cuộc thiên cư do sa cơ trong chiến tranh Trịnh- Nguyễn (1655-1680) vào vùng Quảng Nam, đến Bình Định, có người vào đến Châu Đốc, đến nay đã 14-15 đời. Ngoài ra ở nhiều cuộc thiên cư lẻ tẻ do hiềm nghi chính trị của Chúa Trịnh, phải chạy ra đất Mạc, đổi họ hoặc không tập trung vào Sơn Nam Hạ và Kinh Bắc, hình thành hai cụm lớn. Đi theo quê mẹ cũng có, ghi không thể hết. Nhìn chung lại, bất cứ thiên cư trong hoàn cảnh nào, đến địa bàn mới nào, thế hệ sau kế thừa thế hệ trước, thường phát triển mạnh hơn ở nguyên quán, đặc biệt là lập nghiệp thường dựa vào lưu vực các sông lớn nhỏ. Các chi họ phải đổi sang họ khác nay đã biết được trên 10 họ đổi sang là: Phạm, Trần, Nguyễn, Lê, Đỗ, Phan, Hoàng, Hoa, Văn, Vũ Văn. Các họ khác đã đổi sang họ Ngô đã biết: Lê đổi sang Ngô ở Nguyệt Viên (Ngô Cao Lăng), họ Lê ở Long Linh, Xuân Dục, họ Nguyễn ở Tam Sơn. Cũng có những nhân vật như Ngô Sỹ Liên, Ngô Tòng Chu chưa biết thuộc dòng nào. Với một chiều sâu và chiều rộng qua lớn, phả ký thất lạc, mất mát quá nhiều, nay lập lại thật là một việc làm vượt qúa sức của một vài người, không sao tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Dòng họ Ngô qua hàng ngàn năm lịch sử biến thiên, từ một cội, nảy muôn cành, không khỏi có cành cụt. Nhìn chung, đời này qua đời khác, con cháu nội cũng như ngoại, trai cũng như gái, nêu gương hiếu thảo, trung thực, đảm đang, một lòng vì nước vì nhà của Tiên tổ, qua thử thách giáo dục rèn luyện đã gìn giữ được truyền thống tốt đẹp của dòng họ, đó cũng là một phần của truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.


Theo Hoai Phong (Báo Nhân dân-S 44(509), ngay 01/11/1998)


===============


Phả Ký NGÔ VIỆT NAM


Người ta sinh ra ai mà không nghĩ đến công đức sinh thành,cội nguồn tiên tổ. Những chữ "ẩm thuỷ tư nguyên,vấn tổ tầm tông" không phải là mới xuất hiện.Để nhớ phải có ghi chép; bản chép của một nước là quốc sử, của một họ là tộc phả, của một nhà là gia phả, như xưa nay người thường gọi.


Từ bắt đầu có văn tự các cụ tổ nhà ta đã sớm ghi chép lại, lưu truyền đến ngày nay, nhờ thế mà ngày nay chúng ta mới biết rõ cội nguồn hàng ngàn năm về trước.Nhưng đời thì có trị có loạn, trị thì vun đắp thêm vào, loạn thì phá tán.Người thì khi phú quý khi bần hàn,việc ghi chép phả cũng tuỳ theo mà có thời bị gián đoạn.


Tiên tổ họ Ngô chúng ta sớm được học hành, ghi chép phả được sớm,đến nay trên 1200 năm.Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, nhất là từ thời Hậu Lê trở về sau, loạn lạc liên miên, tuy có ghi chép nhiều, mà thất tán cũng không phải ít. Dầu nhiêù lần được sao chép bổ sung nhuận sắc, sao cho khỏi thất thiệt do tam sao thất bản.Việc thiên cư nhiều đợt rộng ra khắp miền đất nước,có những trường hợp phải cải họ đổi tên, càng phát triển nhiều, ở đâu biết đó, trải năm sáu trăm năm cho đến nay, không biết cội nguồn.Nhiều thế hệ cháu con ở khắp mọi nơi bâng khuâng tự hỏi:"Cội nguồn chúng ta từ đâu?".Việc nhiều họ bói toán, cầu thần cầu thánh tìm hỏi cội nguồn dòng họ xa xưa, là biểu hiện lòng thành của con cháu hướng về tổ tiên, đúng với bốn chữ"vấn tổ tầm tông" đáng trân trọng.


Sau nhiều năm sưu tầm và nghiên cứu biên soạn tộc phả họ Ngô Việt Nam ,trong những năm 80, qua mấy lần chép tay hoặc đánh máy bản thảo chuyển đến các họ xem và tham gia ý kiến, được các họ góp nhiều ý kiến, cung cấp thêm tư liệu, năm 1990 đã xuất bản tập “Lịch sử họ Ngô Việt Nam tổng hợp”, lưu chuyển rộng rãi từ bắc vào nam. Nhờ đó nhiều người đọc, tìm liên lạc chắp nối thêm nhiều dòng vốn mất liên lạc lâu đời qua nhiều thế kỷ.


Năm 1994 một bản thảo bổ sung lại được in ra nhiều bản đầy đủ hơn trước (tất nhiên còn thiếu sót sai lạc ít nhiều chi tiết).Các họ đã phát hiện góp ý và gần đây nhiều họ liên lạc chắp nối thêm, cung cấp thêm tư liệu chi tiết bổ sung.Tôi tận dụng thời gian sức khỏe còn cho phép, cố gắng sắp xếp ghi chép lại tất cả những gì đã sưu tầm được từ trước đến nay, tuy dài dòng,nhưng với mục đích làm tư liệu cho người sau tham khảo.


Tuy có thêm tư liệu nhưng không đồng bộ, có phần tản mát, thiếu đầu hụt đuôi,việc sắp xếp ghi chép lại cho có hệ thống,theo một thứ tự nhất định phải kéo dài nhiều năm, tôi cũng chưa biết được là có hoàn thành được như mong muốn hay không,nhưng cứ cố gắng,được đến đâu hay đến đó.


Trước lúc hạ bút ghi chép lịch sử tổ tiên,việc hình thành và phát triển các dòng họ, tôi thành thực cáo lỗi với bà con là trong việc trình bày trước đây cũng như ngày nay, có những sơ hở thiếu thận trọng,mong được bà con thông cảm và lượng thứ.


Mùa xuân năm Bính Tý -1996


Ngô Đức Thắng


Phái 4,chi 5 họ Ngô Trảo Nha thạch Hà,nay là thôn Nam Sơn,thị trấn Can Lộc,Hà Tĩnh


Họ Ngô Việt Nam


Lược thuật khaí quát


Căn cứ vào phả cũ, xưa nhất là bản phả do Hán Quốc công Ngô Lan viết vào giửa thế kỷ 15, đến thế kỷ 18 nhiều nhà trong họ như Hoàng giáp Bách Tính, Giám sinh Phan Hữu Lập (họ Ngô Tống Văn),Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm Trảo Nha, Tiến sĩ Ngô Trần Thực Bách Tính, sưu tầm sao chép lại phả cũ của Hán Quốc công và bổ sung đến Lê trung hưng(chỉ phần họ nhà mình).Sang triều Nguyễn,các ông Ngô Kim Khoan, Ngô Thạch Huỳnh ở Diễn Châu biên soạn phả họ Ngô Trí, Ngô Đình,đều có sao chép phần phả cũ. Tiến sĩ Ngô Thế Vinh họ Bái Dương sưu tầm sao chép nhuận sắc, tìm chắp nối họ Bái Dương.Đến nay phần sưu tầm phả xưa chỉ mới có như thế.Ngoài ra một phần là dựa vào thần phả đền thờ Lý Thường Kiệt ở Thanh Hóa,cùng với các bi ký, Từ đường ký,các bài mimh trên các chuông chùa ,hoặc đối chiếu với quốc sử v. v...


Được biết là:


Cụ Tổ xưa nhất của họ Ngô được ghi chép lại trên phả lưu truyền đến nay là 1.Ngô Nhật Đại quê quán Châu Ái (vùng thuộcThanh Hóa ngày nay).Cụ sinh sống với nghề nông,sinh con 2.Ngô Nhật Dụ. Ngô Nhật Dụ nghe tin quan đô hộ Sỹ Vương phổ cập chữ Hán cho người Việt, phấn khởi theo học, thông minh lại cần cù, trở thành Đại nho gia. Người Trung Quốc mời vào làm Liêu tá trong phủ Sỹ Vương (thời thuộc Đường),từ đó ngày càng phồn vượng.


Có một thuyết nói rằng Ngô Nhật Đại vốn là Hào trưởng vùng Cửa Sót (Hà Tĩnh ngày nay), giúp Mai Thúc Loan khởi nghĩa (722) ,sau thất bại lánh ra Châu Ái sinh sống. Truyền đến 3.Ngô Đình Thực là Hào trưởng, sinh 4.Ngô Đình Mân. Ngô Đình Mân là Đại nho gia du học vào Cửa Sót, rồi ra Cam Lâm quận Đường Lâm, làm Phong Châu Mục thời Tiết Độ sứ Khúc Thừa Hạo.Ông lấy bà Phùng Thị Tịnh Phong, con gái Phùng Hải, cháu nhiều đời thuộc dòng họ Bố cái Đại vương Phùng Hưng. Thần phả có câu "Ông xứ Đông lấy bà xứ Đoài sinh con cái thế anh hùng". Ông bà có hai con trai 5.1 Ngô Quyền, 5.2 Ngô Tịnh. Ngô Tịnh làm Trấn thủ Kỳ Hoa,sinh năm con trai đều thất truyền.


5.1 Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897),mất ngày 18 tháng giêng năm Giáp Thìn (944) thọ 47 tuổi,mộ táng tại thôn Cam Lâm quận Đường Lâm. Ngô Quyền vào Châu Ái làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ. Dương Diên Nghệ nhận làm con nuôi, giao cho quản quân, thấy có đức có tài,gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho làm vợ. Bà sinh 6.1 Ngô Xương Ngập6.2 Ngô Xương Văn (có thuyết nói rằng, Ngô Quyền còn có hai người con nữa là 6.3 Cần Hưng6.4 Nam Hưng, khi Dương Tam Kha cướp ngôi cho ở với mẹ).


Ở làng Yên Nhân huyện Chương Mỹ nơi đền thờ Bà Dương Phương Lan, có bia đá ghi:"Trên đường vào Châu Ái,qua đất Thượng Phúc(nay là Thường Tín) Ngô Quyền gặp người con gái tên Dương Phương Lan, kết làm vợ chồng, cùng nhau đi vào gặp Dương Diên Nghệ, cả hai được nhận làm con nuôi".Có tài liệu chép Ngô Quyền còn có hai con trai sinh sau là Nam Hưng,Càn Hưng, chưa rõ con bà nào sinh.


Ngô Quyền ở Châu Ái khoảng mười năm, tháng 7 năm Quý Mùi 923 theo Dương Diên Nghệ ra bắc đánh đuổi Lý Khắc Chính.Tháng 12 năm Tân Mão 931 theo Dương Diên Nghệ đánh đuổi Lý Tiến, giết Trần Bảo, lấy lại Giao Châu, Dương Diên Nghệ tự xưng là Tiết Độ sứ. Sau đó Ngô Quyền lại trở vào quản Châu Ái. Sáu bảy năm sau, tháng 9 năm Mậu Tuất 938, lại ra giết phản thần Kiều Công Tiễn, đánh đuổi quân Nam Hán lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa, được 6 năm từ trần, truyền ngôi cho Ngô Xương Ngập, Dương Tam Kha phụ chính. Năm Ất Tị 945 Dương Tam Kha dành ngôi của cháu, xưng hiệu Bình Vương. Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách nương nhờ Phạm Lệnh công, Ngô Xương Văn còn nhỏ được nuôi trong cung, Dương Tam Kha nhận làm con nuôi. Càn Hưng, Nam Hưng được ra ngoài ở với mẹ đẻ.


Năm năm sau, năm Canh Tuất 950 Ngô XươngVăn khôn lớn dành lại ngôi vua, phế Tam Kha làm Trương Dương Công, đón anh về cùng trông coi việc nước, tôn anh làm Thiên Sách Vương, tự mình xưng Nam Tấn Vương. Năm 964 Ngô Xương Ngập từ trần.Năm Ất Sửu 965 Nam Tấn Vương đem quân đi đánh hai thôn ở Thái Bình. Quân đến nơi, cắm thuyền, lên bộ đánh nhau. Nam Tấn vương bị trúng tên nỏ mai phục bắn chết, trị vì được 15 năm.


Theo Sử ký của Ngô Thì Sĩ, khi bấy giờ có người quận Thao Giang là Chu Thái quật cường không thần phục. Nam Tấn vương thân đi đánh, chém được Chu Thái. Do trận thắng ấy, Nam Tấn vương sinh kiêu, nên mới mắc nạn về việc đi đánh hai thôn này.
Nhà Ngô mất. Ngô vương Quyền khởi lên năm Kỷ Hợi, mất năm Giáp Thìn, được 6 năm (939-944); Nam Tấn Xương Văn từ năm Tân Hợi đến năm Ất Sửu, được 15 năm (951-965). Cộng tất cả là 21 năm


Nhà Ngô thất thế,con cháu lui về ba hướng :


7.1 Ngô Xương Xý con Ngô Xương Ngập lui về Bình Kiều (nay là huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa);


7.1 Ngô Nhật Khánh con Ngô Xương Văn lui về Đường Lâm (nay thuộc Sơn Tây),


cha con 7.2 Ngô Nhật Chung, 8. Ngô Nhật Minh về Đỗ Động (Đại Điền chủ-nay là Huyện Thanh Oai-Hà Nội).


Các nhà sử học xưa gọi triều đại Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương, triều đại Thiên Sách Vương ,Nam Tấn Vương là Hậu Ngô Vương. Ngô Xương Xý, Ngô Nhật Khánh là hai trong 12 Sứ quân. Đó là đợt phân chi đầu của dòng họ Ngô.


Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, bà là Phạm Thị Uy Duyên con gái Phạm Tướng công người Nam Sách,sinh 7.1 Ngô Xương Xý, 7.2 Ngô Xương Tỷ. Ngô Xương Tỷ trụ trì chùa Phật Đà làng Cát Lợi quận Thường Lạc, đạo hiệu Ngô Chân Lưu. Năm Tân Mùi 971 niên hiệu Thái Bình năm thứ 2 Đinh Tiên Hoàng ban hiệu Khuông Việt Thái sư,tham dự triều chính,thời Tiền Lê giúp Lê Đại Hành đánh Tống có nhiều công.


Sau ngày Ngô Xương Xý, thất bại ở Bình Kiều,con trưởng là 8.1 Ngô Xương Sắc lưu lạc ở vùng trung thượng du Thanh Hóa sinh 9.1 Ngô Tử Canh , 9.2 Ngô Tử Án. Ngô Tử Canh Đại thần nhà Tiền Lê đi sứ Chiêm Thành, về sau thất truyền. Con cháu Ngô Tử An là 10.Ngô Tử Vinh, 11.Ngô Tử Uy 12.Ngô Tử Vĩnh v.v…dần dần sa sút, 8 đời sau quá cùng cực  nữa. ngày càng cùng quẫn, (Đến Ngô Tử Uy, 12.Ngô Tử Vĩnh không làm chức việc nữa Đến cuối đời Trần về sau, cảnh nhà túng bẫn chuyển cả về Động Phang, trải qua 3 đời đến 13. Ngô Đẩu Lăng ngày càng cùng quẫn. Ông Lăng sinh ra 14. Ngô Hữu Liêu. Hữu Liêu sinh ra 15. Ngô Ma Lư. Ma Lư sinh ra 16. Ngô Rô. Ngô Rô về coi chùa ở Thiên Phúc, làng Thung, xã Đồng Phang, huyện Yên Định (vào cuối Trần). Ngô Rô sinh 17. Ngô Tây. Ngô Tây sinh Hưng quốc công 18.Ngô Kinh. Ngô kinh sinh Dụ Vương 19. Ngô Từ. Ngô Từ sinh Thanh quốc công 20. Ngô Khế. Ngô khể sinh Nam quận công 21.Ngô Cung. Ngô Cung sinh ải khê hầu 22.Ngô Tú. Ngô Tú sinh Tây nham hầu 23.Ngô Khang. Ngô Khang sinh Lương tài hầu 24.Ngô Cẩm. Ngô Cẩm sinh Đồng phú hầu 25.Ngô Văn Phong. Ngô Phong sinh Đằng giang hầu 26.Ngô Tiến Vinh. Ngô Tiến Vinh sinh bốn con trai. Con trưởng 27.Ngô Đình Quý phong chánh đội trưởng, thuỵ là phúc- Thành, con thứ là Phan Long hầu 27.Ngô đình Cơ, con thứ nhuận trạch hầu 27.Ngô đình Quyên, con thứ nữa 27.Ngô đình Lộc phong bái trung hầu thuỵ là Phúc Thực. Các vị đó đều đứng một chi phái riêng. ông phúc toàn ( Ngô đình Quyền) sinh sáu con trai (28.1 Ngô.., 28.2 Ngô ..,, 28.3 Ngô.., 28.4 Ngô ..,, 28.5 Ngô.., 28.6 Ngô ..,), lại phân ra từng chi. Đó là chi phái của ngành ta trước sau như thế.  Đến Hậu Lê thì trỗi dậy, phát triển một cách kỳ lạ nên được giải thích rằng mô táng vào đất phát! đến Ngô Rô đời thứ 16,về ở Đồng Phang coi chùa Thiên Phúc của làng Thung,vào thời cuối nhà Trần.Trải qua triều Hồ, rồi thuộc Minh,mấy mươi năm sang nhà Hậu Lê con cháu phát triển một cách kỳ lạ,cho nên được giải thích bằng nhiều truyền thuyết như Cốc thần,Tào Tinh Quân giáng thế,mộng Hoàng long,mộng Kim Đồng,Bờ Đó Xó Chùa được mộ Thiên táng, tổ tiên tu nhân tích đức được trời báo v. v...


 


Con thứ Ngô Xương Xý là 8.2 Ngô Ích Vệ,đổi tên 8.2 Ngô An Ngữ chạy vào Châu Hoan dạy học, không lâu sau Lý Công Uẩn thay nhà Tiền Lê lên làm vua,ông ra phò nhà Lý, làm một chức võ quan nhỏ (Sùng Ban Lang tướng). Năm 1010 vua Lý thiên đô ra Thăng Long,ông theo ra ở phường Khán Sơn Thái Hòa (nay là Ngọc Hà quận Ba Đình Hà Nội).Bà họ Hàn sinh 9.1 Ngô Tuấn (Lý Thường Kiệt), 9.2 Ngô Chương (Lý Thường Hiến). Ngô Tuấn có hai bà vợ họ Tạ,họ Lý,nhưng năm 23 tuổi theo yêu cầu của Nhà Vua,tự yểm vào phụng thị trong cung,nên không có con trai nối dõi,dòng dõi đến ngày nay là con cháu Ngô Chương.


Ngô Tuấn được Nhà Vua nhận làm Hoàng tử nghĩa đệ, chức đến Thái Úy đứng đầu trăm quan,là Anh hùng dân tộc qua các sự nghiệp ngự Tống bình Chiêm, hưởng thọ 87 tuổi.


Ngô Chương cũng là Đại thần trụ cột triều đình nhà Lý, tham dự ngự Tống bình Chiêm, trấn thủ Châu Hoan, Lạng Sơn được phong Trung dũng Hầu.Con cháu nổi hẳn lên dưới triều nhà Lý, đều là công thần.


Nhà Trần cướp ngôi, họ Ngô chịu chung số phận với họ Lý, sa cơ tuy nhiên vẫn giữ được nếp nhà ở chùa dạy học.Cuối đời Trần, Ngô Bệ khởi nghĩa ở Yên Phụ chống triều đình thối nát (1344-1360).Ba anh em Minh Đức,Minh Hiếu,Minh Nghĩa (thân sinh Ngô Bệ) cùng những người sống sót thay họ đổi tên lánh nạn. Sau khi thất bại, Ngô Bệ bị tội tru di,từ đó quan hệ gia tộc bị gián đoạn trải mấy trăm năm cho đến ngày nay.Tương truỵền Bà Nồm đem con về Giao Thủy khai chồng họ Phạm, người ở Đổ Động chạy về Ngọc Than đổi sang họ Đổ,người vào huyện Gio Linh Quảng Trị,sau nhiều năm có người trở về Bắc Biên, Ngọc Hà...Mãi đến cuối thế kỷ 20 này mới liên lạc tìm ra cội nguồn.


Với chủ trương nhổ cỏ phải nhổ hết rễ của Trần Thủ Độ và bản án tru di tam tộc của vua nhà Trần, trước sau hai lần gặp tai hoạ diệt vong,tuy phả ký bị gián đoạn,nhưng nhờ nguồn sâu gốc vững,con cháu vẫn quật cường vươn lên xây dựng dòng họ trở lại ngày càng phồn thịnh.


Ngô Nhật Khánh, Sứ quân Đường Lâm, bị Đinh Bộ Lĩnh bức hàng, gả con gái cho làm Phò mã, chiếm bà mẹ lập làm Hoàng hậu,lại kén con gái bà làm con dâu (vợ Đinh Liễn).


Sau ngày Thái hậu Dương Văn Nga khoác Long cổn nhường ngôi cho Lê Hoàn, trở thành Hoàng hậu của Vua Lê Đại Hành, Ngô Nhật Khánh không phục,chạy vào nam dụ vua Chiêm Thành ra đánh úp Hoa Lư (979).Quân Chiêm theo đường biển dự định đổ bộ lên cửa Đại An và cửa Tiểu Khang.Chiến thuyền chưa đến nơi thì gặp trận bão biển lớn,thuyền đắm người chết nhiều,phải lui quân,Ngô Nhật Khánh chết đuối,vua Chiêm Thành thoát chết về nước. Phất Kim Công chúa (vợ Ngô Nhật Khánh con Đinh Tiên Hoàng) uất hận vì việc làm của chồng, nhảy xuống giếng tự tử.


Ngô Nhật Chung ở Đổ Động sinh Ngô Nhật Minh, nổi dậy chống Lê Hoàn, bị Lê Hoàn đem quân từ Hoa Lư ra đàn áp,tan rã mỗi người một nơi nên thất truyền. Ngày sau ở vùng Tột Động,Chúc Động có mấy dòng họ Ngô cư trú đến nay,không rõ dòng nào.
Trở lại dòng
8.1 Ngô Xương Sắc,sau nhiều đời sa sút cùng cực,con trai  Ngô Rô  Ngô Tây tiếp tục ở coi chùa Thiên Phúc,bà họ Nguyễn người Vĩnh Lộc sinh 18. Ngô Quỳnh, vì nghèo tha phương cầu thực thất truyền (có thể nay là họ Ngô ở Minh Lãng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình).Bà thứ hai Trịnh Thị Kim người cùng làng Đồng Phang sinh 18. Ngô Kinh. Cha mẹ từ trần khi còn ít tuổi, Ngô Kinh nghèo khó bơ vơ, cơm không đủ ăn, có người trong làng mách bảo, bèn tìm đến hương Lam Sơn xin làm gia nô cho ông bà Lê Khoáng thân sinh Lê Lợi, cần cù hoạt bát thật thà, nên được tin dùng, lấy bà Lê Thị Mười sinh bốn trai một gái: 19. 1 Ngô Từ, 19.2 Ngô Đức, 19.3 Ngô Khiêm, 19.4 Ngô Đam, 19.5 Ngô Thị Ngọc San. Phả cũ viết:"Qua việc ngưu canh mà long vân gặp hội". Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, cha con ông cháu đều tham gia lập nhiều công đầu, đều là Khai quốc Công thần. Ngọc San lấy chồng Quận công. Ngô Từ sinh 11 con trai (20.1 Ngô Khế, 20.2 Ngô…,20.3 Ngô…,20.4. Ngô…, 20.5 Ngô…, 20.6. Ngô…, 20.7 Ngô…,20.8. Ngô…, 20.9 Ngô…, 20.10 Ngô…, 20.11 Ngô… (đều là công thần chức tước cao, 8 con gái đều lấy chồng hào hoa, 20. Ngô Thị Ngọc Dao lấy  Lê Thái Tông sinh ra Lê Thánh Tông, một vị minh quân.


Nói chung con cháu dòng dõi Ngô Kinh đều làm quan làm tướng nhà Lê, có nhiều công lao đóng góp vào việc giữ nước, đánh đuổi ngoại xâm,xây dựng nền văn hoá,làm cho nước nhà một thời thái bình thịnh trị.


Nhưng bước phát triển không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió,nạn nước kéo theo nạn nhà,bao nhiêu bước ngoặt đã liên tiếp xẩy ra.Trong cung thì các ông Hoàng bà Chúa tranh dành ngôi báu, ngoài triều thì quyền thần đố kỵ lẫn nhau,gian thần lợi dụng thời cơ hãm hại người trung,dẫn đến cướp ngôi lật đổ,trung thần hàm oan,gia đình ly tán.Các vụ án Huệ Phi,Lệ Chi Viên,Nguyẽn Trãi bị tru di,mẹ con Ngô Thị Ngọc Dao phải chạy lánh nạn, đến vụ Nghi Dân giết Vua và Thái hậu dành ngôi đã xẩy ra. Những người họ Ngô chịu ảnh hưởng lớn,nhiều nhà phải cho con đi lánh nạn phương xa,chính cuộc lánh nạn trở thành cuộc thiên cư của nhiều dòng họ. Mỗi người đi lánh nạn thành Thủy Tổ họ Ngô ở một phương, bốn năm trăm năm mất liên lạc về cội nguồn,mãi cho đến gần đây mới liên lạc chắp nối được. Như Ngô Hải Sơn về Tam Sơn, Ngô Nguyên về Vọng Nguyệt, Ngô Phúc Cơ về Tả Thanh Oai, Ngô Tiến Đức về Lâm Thao,Ngô Công Tín về Bách Tính, Ngô Ngữ về Địch Lễ, 21.1 Ngô Nước về Trảo Nha.


Ngô Từ sinh ra Thanh Quốc Công 20.1 Ngô Khế có 11 con trai,6 người sinh trước đi lánh nạn (21.1 Ngô Nước(Lợi), 21.2 Ngô…, 21.3 Ngô…,21.4 Ngô…, 21.5. Ngô…, 21.6 Ngô), 5 người sau là 21.7 Ngô Khắc Cung, 21.8 Ngô Văn Bính, 21.9 Ngô Thế Bang, 21.10 Ngô …21.11 Ngô… làm tướng nhà Lê, khi họ Mạc cướp ngôi, rút quân bản bộ về Thanh Hóa cùng anh em chú bác trong họ mưu việc phù Lê; 21. Ngô Hữu Phái theo giúp Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, đóng quân ở Ái Tử thành Thủy Tổ họ An Mô; Ngô Ngọc Phác cải họ Hoa lánh về La Phù Từ Liêm. Một số khác hoặc theo tự điền, hoặc theo về quê mẹ, cũng có người đi đánh Chiêm Thành, ở lại trấn nhậm đạo Quảng Nam,khai hoang lập ấp từ thủa Lê sơ.


Trong khoảng thời gian trăm năm từ một vài gia đình phát triển đến gần ngàn người, từ bần hàn cùng cực trở thành một đại tộc có nhiều tướng thần trụ cột triều đình,có thể nói đó là thời kỳ nối tiếp phát triển thần kỳ, phục hồi khí thế oanh liệt của tiên tổ xưa,sau thời gian vừa một giáp vận hội 600 năm.


Sang thời kỳ sau nhà Mạc cướp ngôi, phía theo Mạc và phía phù Lê phân chia ranh giới, Nam Bắc triều hình thành. Mấy chục năm tranh chấp vũ trang, người họ Ngô kẻ theo nhà Mạc (chủ yếu các họ cư trú trên đất do Mạc kiểm soát),số lớn tham gia công cuộc phù Lê (theo Nguyẽn Kim rồi Trịnh Kiểm ) phân hoá dần giúp Mạc,Trịnh, Nguyễn sau đến Nguyễn Tây Sơn. Dần dần sinh con đẻ cháu thành người địa phương các miền trung nam bắc, tuy cùng dòng họ,do bối cảnh lịch sử địa lý,cùng họ hàng anh em, mà đứng hai ba bên trận tuyến, coi nhau là thù địch,không đội trời chung. Có điều dầu ở phía nào,họ Ngô cũng có tướng tài quan cao. Tình hình đó đã làm cho quan hệ gia tộc càng gián đoạn,ngày càng xa nhau.


Nhìn chung lại,quá trình phát triển thiên cư cải tính,từ thế kỷ thứ 8 thuộc Đường đến thế kỷ thứ 10 Ngô Vương dựng nền độc lập,từ Châu Ái qua Đường Lâm, Cổ Loa, tiếp theo phát triển khi thăng khi trầm theo biến thiên của lịch sử,trải qua Lý,Trần đến Hồ,họ Ngô hình thành ba cụm:


Cụm lưu vực sông Nhị Hà mà trung tâm là Thăng Long thuộc dòng Ngô An Ngữ, vì biến cố thời cuối Trần cụm này phân thành ba cụm nhỏ:Gia Lâm, Nam Sách và Bạch Hạc.


Cụm lưu vực sông Mã, sông Lương (sông Chu) mà trung tâm là Yên Định, Thiệu Yên, theo dòng lịch sử 300 năm triều Lê toả ra khắp miền nam bắc,là thuộc dòng Ngô Xương Sắc (dòng trưởng Ngô Quyền).


Cụm Sơn Nam thượng từ Tuỵ Động,Tột Động,Chúc Động,Đổ Động qua Bất Bạt, Sơn Tây,cư trú phân tán,hoặc để họ Ngô hoặc đổi Nguyễn,đổi Đổ,một vài họ thuộc dòng Minh Đức,còn có thể thuộc dòng Ngô Xương Văn, Ngô Nhật Khánh, Ngô Nhật Chung.


Về sau Chúa Nguyễn ở Đàng trong lấn dần vào phía nam đến Cà Mâu, Hà Tiên, Chúa Trịnh cũng lấn dần vào đất Chúa Nguyễn,theo đà Nam tiến đó,hoặc cầm quân trấn nhậm, hoặc sa cơ, bước thiên cư phát triển nhanh chóng đến tận cùng đất nước,ngày nay có hàng trăm chi họ Ngô trong đó, mà chúng ta mới liên lạc được một phần nhỏ.


Sang thế kỷ 19 (triều nhà Nguyễn), cũng có nhiều thiên cư lẻ tẻ nhưng đến nay mới 5,7 đời,chưa thành dòng họ lớn.Ngày nay,sau một thời gian sưu tầm liên lạc, chúng ta mới gặp và biết được gần ba trăm chi họ thuộc dòng dõi Ngô Vương Quyền cư trú trong khắp mọi miền đất nước,trong đó có trên 10 họ cải sang Phan,Phạm,Nguyễn,Đỗ,Hoa,Văn,Hoàng,Lê và cũng biết được một số không nhiều họ Ngô thuộc dòng khác,hoặc họ khác cải Ngô,hoặc gốc từ Quảng Đông, Phúc Kiến bên Trung Quốc như họ ở Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa, ở Huế (phường Minh Hương),ở Hội An v.v…(có bảng liệt kê ở sau ).Mỗi nơi đều đang cố gắng tìm liên lạc thêm, làm thế nào để cho tất cả hậu duệ của tiền liệt,cùng một huyết thống được xum vầy, phát huy truyền thống anh hùng,vì nước vì nòi,góp phần đưa đất nước Việt Nam vươn lên ngang hàng các nước tiền tiến trên thế giới.


(Trích từ Họ Ngô Việt Nam-Lược sử-Sự kiện-Nhân vật-Hệ phả,Tác giả Ngô Đức Thắng)


Thông tin nguời đưa tin này lên:


• Nguời làm: Ông Ngô Đức Lợi


• Ở tại: Cộng Hòa Liên Bang Đức


• Điện thoại:


• Email liên lạc: ngoducloi@ gmx.de


 


DÒNG HỌ NGÔ TRẢO NHA-THẠCH HÀ- HÀ TĨNH


Truyền thống Thạch Hà Tướng Phiệt



Nguồn gốc :


21.1 Ngô Nước, tên trước là Ngô Lợi, một trong sáu con trai cư biệt quán của Thanh Quốc công Ngô Khế. Ngô Nước đi lánh nạn vào đến xã Chỉ Châu huyện Thạch Hà trấn Nghệ An ở lại đó khai phá đất hoang làm ruộng, sinh sống nhiều năm,sau dời ra thôn Trung Thủy rồi đến thôn Thổ Sơn xã Đan Liên(sau đổi xã Trảo Nha, nay là Thị trấn huyện Can Lộc Hà Tĩnh) xin dân làng một khoảnh đất hoang khai phá làm vườn ở (Vườn ấy nay là vườn Từ đường họ Ngô Trảo Nha,cùng với Từ đường vừa được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá năm 1994). Hai ông bà lấy nghề nấu rượu nuôi lợn làm kế độ thân. Trong “Tân kỷ Hoan châu Ngô thị truyền gia tập lục”,Ngô Phúc Lâm viết:”Ông bà thường hay giúp người nghèo khó,cứu người lỡ bước gặp hoạn nạn,lại có biết chữ nên được dân làng bầu làm Lý chính (như Lý trưởng sau này)”.


Trong những năm sinh sống ở Chỉ Châu, có lần khai hoang cuốc đất bắt được ba vò vàng, có người Trung Quốc theo nham cảo lần sang tìm của, xem xét đối chiếu thấy là đúng,ông bèn trao trả nguyên cả ba vò vàng,người Trung Quốc báo ân cho một huyệt đất quý, để nham cảo lại, có câu"Tha hương võ tướng,luỹ thế nguyên huân"( Chuyển cư xa quê hương sẽ phát võ tướng, nối đời là nguyên huân của quốc gia).


Ông bà sinh con trai 22.1 Ngô Phúc Hải. Mới tuổi 13, Ngô Phúc Hải đã có sức khoẻ hơn người. Có lần ông cụ vắng nhà, đêm đến trộm khoét vách vào nhà, ông lập mưu bắt được ba tên, hai tên chạy thoát.Sáng ngày dẫn ra điếm làng, dân làng đều phục tài,nhân đó bầu làm Đoàn trưởng, đêm đêm dẫn dân đinh đi tuần bắt được nhiều trộm cướp. Bọn gian kết oán,tụ tập nhau mưu hại ông.Ông xin phép cha mẹ tạm lánh ra Trấn lỵ,chờ thời gian yên ổn sẽ trở về thần hôn phụng dưỡng. Năm 16 tuổi Tổng binh trấn Nghệ thấy có tài, có sưc khoẻ, học giỏi, lấy vào giúp việc trong Trấn nha.


Thời bấy giờ trộm cướp tứ tung,ông đi theo đánh dẹp lập được nhiều công.Có lần có toán cướp mạnh,đánh chiếm Trấn dinh,Tổng binh xuất trận bị giết,Tổng binh Đồng tri một mình một ngựa chạy dài. Ngô Phúc Hải đang đi dẹp trộm cướp vùng Thanh Giang, Nam Đường được tin vội vàng quay về trong tay chỉ có vài mươi tuỳ tùng. Ông tổ chức tuần đinh các thôn lân cận, trước hết phục trên các ngả đường đánh bắt được nhiều tốp nhỏ, quân giặc cướp bị yếu dần,sau đó đánh vào trấn lỵ thu phục lại Trấn dinh.Trấn nha đem việc tâu lên, triều đinh phong chức Tổng binh,nhưng chỉ giữ việc Đô ty sự. Năm sau ông được thăng Tổng binh Đồng tri đi lãnh chức Trấn thủ trấn Thái Nguyên. Ông mất sớm, nhà ở Phú Điền, con trai còn nhỏ,người làng định đưa táng trên núi Mã Yên Sơn (Rú Rum), linh cữu vừa đến gần chân núi, trời nổi cơn giông mưa gió dữ dội, giây thừng bị đứt, người làng phải mai táng luôn tại đó.


Ngày sau khi Thuần trung Hầu đã khôn lớn đón thầy địa lý về phúc mộ,thì mới hay huyệt đất này đúng với huyệt đất mà ngày trước mấy người khách buôn đã báo ân vì được cứu sống ở bãi biển Chỉ Châu.Ngôi mộ đến nay vẫn còn nguyên vẹn, tục gọi là "Mộ thiên táng".


Ngô Phúc Hải có hai bà,bà cả người Trảo Nha sinh 23. Ngô Phúc Hà làm Chủ bộ phủ Yên Vương,tặng phong Thuần trung Hầu.
Ngô Phúc Hà có hai bà,bà cả người Trảo Nha sinh
24.1 Ngô Phúc Thanh, bà thứ người làng Hoa viên sinh 24.2 Ngô Phúc Điền nay là Thuỷ tổ họ Ngô xã Phú Điền huyện Hưng Nguyên Nghệ An .


Vĩnh lộc Hầu Ngô Phúc Thanh là một tướng có tài,10 năm làm Tổng binh Trấn thủ Nghệ An, giữ vững an ninh trong trấn,giặc ngoài không dám xâm phạm biên cương,được mệnh danh"Nam diện truờng thành".


Ông Ngô Phúc Lâm chép: "Nhà Lê chia cả nước làm 13 đạo Thừa tuyên, có chức Tổng binh thống lĩnh quân ở biên giới,phẩm trật thì phỏng theo chức Đô đốc bên Trung Quốc, đi đâu thì thẻ vàng,biển bạc, cờ vuông, tiền hô hậu ủng,lại được tiện nghi hành sự. Hàng năm theo lệ định thu thuế trong hạt nộp lên, mỗi năm ngày xuân thu, ngày khánh tiết, về triều được nhà vua ban yến, uý lạo rồi trở về trấn..."


Ông từ trần trước ngày Mạc cướp ngôi,mộ táng trên núi Ngư Lão (thuộc Can Lộc Hà Tĩnh) .


Thông tin nguời đưa Gia Phả này lên:


• Nguời làm: Ông Ngô Đức Lợi


• Ở tại: Cộng Hòa Liên Bang Đức


• Điện thoại:


• Email liên lạc: ngoducloi@ gmx.de


Gia phả họ Ngô gốc Trảo Nha Thạch Hà Hà Tĩnh



Chi tiết Gia đình:


Là con của: Ngô Phúc Thanh Thái Bảo Vĩnh lộc Hầu Đời thứ:24


Nguời chồng trong gia đình


Tên Ngô Cảnh Hữu


Tên thường Phúc Trừng


Tên tự Minh Trứ


Là con thứ Con trưởng


Ngày sinh Năm 1520


Thụy hiệu Đôn Hậu Phủ Quân


Hưởng thọ 77 tuổi


Ngày mất ngày 25 tháng 5 năm Bính Thân 1596


Nơi an táng Mộ táng ở làng Chi Lễ xã Thái Hà,nay thuộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh


Sự nghiệp, công đức, ghi chú


Bật Nghĩa quân doanh Thế Quận công Ngô Cảnh Hữu (1520-1596)


Ngô Cảnh Hữu là con trai Vĩnh lộc Hầu Ngô Phúc Thanh ,vào đời thứ 25 họ Ngô Trảo Nha Thạch Hà. Khi Mạc cướp ngôi nhà Lê,ông cụ đã từ trần,ông còn nhỏ tuổi. Lớn lên vùng quê nhiều trộm cướp, ông tập hợp gia thuộc chiếm cứ huyện nhà (huyện Thiên Lộc trấn Nghệ An),người theo ngày một đông.Ông đem quân vào núi thiết lập doanh trại luyện quân,bố trí giữ vững cả một vùng từ bờ nam sông Lam trở vào chờ đợi thời cơ.Lại chiêu tập những người lang bạt mở nhiều trại khẩn hoang trồng lương thực nuôi quân, như trại Năng,trại Cụ,trại Đoan miền duyên sơn Thạch Hà Thiên Lộc.


Năm Bính Ngọ 1546, được tin vua Lê đặt hành dinh ở Vạn Lại (nay thuộc Thọ Xuân Thanh Hóa),Lượng Quốc công Trịnh Kiểm nắm giữ binh quyền,ông dẫn quân ra bái yết xin theo đánh Mạc,đem theo 2000 quân,20 ngựa,bộ tướng hơn 10 người.
Tháng 5 năm 1551, Trịnh Kiểm mở cuộc tiến công ra bắc, cử Lê Bá Ly đánh Sơn Nam, Nguyễn Khải Khang đánh Sơn Tây,từ Tuyên Quang Vũ Văn Mật đánh xuống.Tháng 6, Trịnh Kiểm qua Hưng Hóa,vượt sông Thao hợp binh với Vũ Văn Mật tiến về Thăng Long,


Ngô Cảnh Hữu dẫn quân bản bộ theo Trịnh Kiểm.Cùng cuộc hành quân này còn có nhiều tướng họ Ngô tham dự.Tiến quân đến Kinh Bắc,các tướng Ngô Bạt,(Vũ Quận công con trưởng Ngô Thế Bang),Ngô Đình Tú (Ninh Quận công,cháu Ngô Khắc Cung),Ngô Tùng,Ngô Chi, dẫn 6000 quân đánh thắng một trận lớn tiêu diệt hơn vạn quân Mạc, giết đại tướng Mạc Đinh Bạt Sơn.Đại quân của Trịnh Kiểm vào được thành Thăng Long,nhưng quân Mạc đắp luỹ đào hào phòng thủ,Trịnh Kiểm sợ bị bao vây mất đường về,nên vội vàng lui quân về Thanh Hóa.


Năm 1555, Mạc Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hóa, Ngô Cảnh Hữu theo Trịnh Kiểm phục quân đánh bại quân Mạc bắt được tướng tiên phong là Quân Thọ,quân Mạc phải rút về bắc.Năm 1556 nhà Mạc tập trung lực lượng mạnh ở Sơn Nam,Ngô Cảnh Hữu được lệnh dẫn hai vạn quân án ngữ cửa Thần Phù,một tháng sau chuyển quân đến Thiên quan, lập 30 đồn, đắp luỹ chống giặc.Đang ở quân thứ được chỉ vua phong: Chinh Tây Đại tướng quân Thế Quận công ( 37 tuổi).


Năm Tân Tỵ 1581,Mạc Đôn Nhượng tập trung lực lượng mạnh chia làm nhiều đạo tiến công Thanh Hóa,đạo đi đường biển đổ bộ lên Quảng Xương.Ông cùng Hoàng Đình Ái được lệnh hợp đồng phá giặc.Điều tra biết chắc quân Mạc tập kết ở núi Đường Nang,hai ông chia quân làm hai cánh tập kích vào doanh trại địch, toàn bộ cánh quân Mạc bị đánh tan,quân Mạc phải rút về bắc. Sau trận này Ngô Cảnh Hữu được thăng Bắc quân Đô đốc phủ Hữu Đô đốc.


Năm 1584, Trịnh Tùng đánh Sơn Nam,ông đốc 2 vạn quân đi đoạn hậu.Sau khi đánh chiếm xong các huyện Yên Mô, Yên Khang, Gia Viễn,Trịnh Tùng hạ lệnh rút quân theo đường Thiên quan Phụng Hóa,ông biết thế nhưng lại rút quân theo đường cũ(đường tiến quân Tam Điệp), trái quân lệnh bị giáng hai cấp.


Năm 1587, đại quân hành quân về phía tây,quân chia làm 5 đạo,ông cùng Lân Quận công Hà Thọ Lộc đi đạo thứ 5 bảo vệ lương thảo (Theo đường Nho Quan Xích Thổ Chi Nê Chợ Bến ngày nay).Nhà Mạc sai Đại tướng Tây đạo Mạc Ngọc Luyện đem quân ra Xuân Mai Mỹ Đức, Đại tướng Nam đạo Nguyễn Quyển đem quân ra Chương Đức vượt sông Gio Lễ (khúc sông Đáy chảy qua xã Gio Lễ,đoạn ở Phủ Lý ngày nay),bố trí mai phục bên núi,chờ cho đại quân của Trịnh Tùng đi qua,đánh vào hậu quân để cướp lương.Trịnh Tùng sợ quân Mạc vòng đánh vào Thanh Hóa,cử Hoàng Đình Ái ngầm rút quân về giữ Thanh Hóa,đạo tiền quân tiến đến Miếu Môn Chợ Bến chặn quân Tây đạo,tăng thêm quân cho Ngô Cảnh Hữu chống quân Nguyễn Quyển cướp lương.Trịnh Tùng tự mình dẫn quân tiến hướng Kim Bảng.Hậu quân đến đất Mỹ Lương, quân phục của Nguyễn Quyển tiến công vào đội hình hành quân để cướp lương,Ông đốc quân chống trả đánh tan quân phục của Nguyển Quyển,bảo vệ toàn vẹn lương thảo.Cuộc hành quân thắng lợi,quân Nam đạo của Nguyễn Quyển đại bại,từ đó sợ quân Trịnh thường né tránh ít dám đối đầu.


Tháng 11 năm 1589, Trịnh Tùng lại đánh Yên Khang, Gia Viễn. Nhà Mạc quyết định mở cuộc phản công lớn, huy động quân cả 4 trấn,cử Mạc Đôn Nhượng làm Thồng lĩnh,tấn công vào chính diện quân Trịnh Tùng.Trịnh Tùng bố trí phục binh ở Tam Điệp, cử Ngô Cảnh Hữu đốc 2 vạn quân thu thập lương thảo khí giới bỏ doanh trại lùi dần,nhử cho quân Mạc đuổi theo.Thấy quân Trịnh rút lui,Mạc Đôn Nhượng hạ lênh truy kích,đốt phá hết doanh trại ,tiến sâu vào hiểm địa,lúc đó quân phục bốn bề đổ ra xung sát, quân Mạc biết là trúng kế,vừa chống đỡ vừa lui quân, chết hơn ngàn người, bị bắt làm tù binh 600 người.Sau trận này quân Mạc yếu hẳn.
Năm 1591, Trịnh Tùng hội các tướng bàn và quyết định tháng 12 ra quân đánh Thăng Long.Được người nhà Mạc đưa thơ vào,mở xem chỉ có hai chữ "Thanh Thuý", không ai hiểu ý gì.Trịnh Tùng liền triệu Hòang giáp Phùng Khắc Khoan vào hỏi.Phùng Khắc Khoan phân tích: "Chữ Thanh do ba chữ thập nhị nguyệt hợp lại,chữ Thuý do hai chữ xuất tốt hợp lại,tất cả năm chữ đọc thành Thập nhị nguyệt xuất tốt, nghĩa là: tháng 12 ra quân".Trịnh Tùng thấy kế hoạch xuất quân đã bị lộ,quyết định xuất quân sớm hơn.
Trịnh Tùng sai Diễn-Quận-công Trịnh Văn Hải, Thái-Quận-công Nguyễn Thất Lý đem binh trấn-thủ các cửa bể và các nơi hiểm-yếu. Sai Thọ-quận-công Lê Hòa ở lại giữ ngự-dinh và cả địa hạt Thanh-hóa. Phòng bị đâu đó rồi, bèn đem hơn 5 vạn quân chia ra làm 5 đội, sai quan Thái-phó Nguyễn Hữu Liêu, quan Thái-úy Hoàng Đình Ái, Lân-quận công Hà Thế Lộc, Thế-quận-công Ngô Cảnh Hữu, mỗi người lĩnh một đội, còn Trịnh Tùng tự lĩnh 2 vạn quân ra cửa Thiên-quan (Ninh-Bình) qua núi Yên mã (ở huyện An-sơn ) đất Tân Phong (tức là Tiên Phong ) rồi kéo về đóng ở Tốt Lâm ( ? ).Hành quân chia làm 5 đạo.Thế Quận công đi Đạo thứ 5 bảo vệ lương thảo,xuất phát từ Tây Đô qua cửa Kim Sơn, cửa Thiên Quan, leo đèo lội suối xuyên rừng sau mười ngày đến Mã Yên Sơn,chưa kịp chỉnh đốn doanh trại,lại được lệnh di chuyển đến Hoa Mộng Sơn thuộc Thanh Châu(nay là huyện Tùng Thiện tỉnh Hà Tây).Trên đường chuyển quân,quân Mạc tung kỳ binh đánh tạt sườn hòng chia cắt hậu quân ta để cướp lương, lại phóng hoả đốt khu rừng phía trước chặn đường tiến quân.Ông đốc quân đánh tan kỳ binh địch,lại dập tắt được lửa,đưa lương thảo an toàn đến Hoa Mộng Sơn.Đại quân đánh chiếm được các huyện Yên Phong, Phúc Lộc, Tân Phong, Thạch Thất thuộc trấn Sơn Tây. Mạc Mậu Hợp thấy quân Trịnh tiến quá nhanh,bức bách đến nơi,vội vàng đem toàn lực đại đội binh mã quyết một trận hơn thua,điều động binh mã 4 vệ, 4 trấn cộng tất cả trên 10 vạn quân,hạ lệnh ngày 10 tất cả phải tề tựu ở Hiệp Thượng Hiệp Hạ, sai Mạc Ngọc Luyện chỉ huy Tây đạo,Phù Quận công, Xuân Quận công chỉ huy Bắc đạo,Khuông Quận công, Xuyên Quận công chỉ huy binh mã 4 vệ,các Thân vương và các tướng Túc vệ chỉ huy hậu đội,tự mình chỉ huy Trung quân,các đạo chia đường cùng tiến.Ngày 27 đến đất Phấn Thượng huyện Từ Liêm,dàn thành trận thế đối diện với quân Trịnh Tùng. Trịnh Tùng phân phó các tướng lĩnh,Hữu khu Doanh tướng Nguyễn Hữu Liêu dẫn quân bản bộ tăng cường 400 thiết kỵ tiến lên trước khiêu chiến.Trên đà thắng liên tiếp, quân Trịnh hăng hái xung trận,chém được Khuông Quận công và Tân Quận công tại trận,lại giết luôn được tướng Hoàng Nghĩa Cước.Mạc Mậu Hợp thấy thế trận bất lợi đánh chiêng thu quân,án binh bất động.Đến giữa trưa, Trịnh Tùng thấy tình hình quân Mạc uể oải,liền hạ lệnh cho tất cả các đạo quân tấn công vào trận tuyến Mạc,tung ra gần 100 thớt voi trợ chiến.Ba tiếng pháo hiệu nổ vang, tất cả các mũi nhất tề xông lên,quân Mạc hốt hoảng lùi dần,tả hữu không phối hợp được với nhau, cờ trận sai lạc,trước sau hỗn loạn, xô nhau mà chạy, dày xéo lên nhau mà chết. Quân Trịnh đuổi đến Giang Cao,giết hơn vạn người, thây chất thành núi.Chổ này ngày nay còn các gò đống chôn xác chết, tục gọi "Đống nhà Mạc". Mạc Mậu Hợp rút quân vào thành cố thủ,Trịnh Tùng tiến quân đến làng Nhân Mục,uy hiếp Thăng Long,Ngô Cảnh Hữu đang ở hậu quân được gọi lên tham chiến, chỉ huy mũi tiến công Cầu Mọc. Quân Trịnh đánh vào cửa ô Cầu Dền bắt được Đại tướng Mạc Nguyễn Quyển đã bị trọng thương.Trịnh Tùng hỏi Nguyễn Quyển làm cách nào hạ được Thăng Long. Có ý muốn kéo dài thời gian để Mạc Mậu Hợp có đủ thì giờ củng cố lực lượng phòng giữ,Nguyễn Quyển bảo Trịnh Tùng:"Muốn hạ Thăng Long, trước hết phải phá hết La Thành". Trịnh Tùng mắc mưu, sai quân san phẳng các luỹ thành Đại La ,kéo dài thời gian, không hạ được Thăng Long phải rút quân. Trong lúc nguy nan này nội bộ nhà Mạc càng sinh lắm chuyện,đại thần thì né tránh, họ ngoại chuyên quyền, vua thì hoang dâm vô độ, hoạ từ trong ra .


Nguyễn Quyển có hai cô con gái, cô chị Nguyễn Thị Liên, là người đẹp, hiện là Hoàng hậu của Mạc Mậu Hợp, cô em là Nguyễn Thị Năm,lại đẹp hơn cô chị nhiều,đã lấy chồng là Sơn Quận công Bùi Văn Khuê Đại tướng Nam đạo.Nguyễn Thị Năm vào cung thăm chị, Mạc Mậu Hợp trông thấy say mê sinh lòng tà dâm muốn cướp lấy làm vợ mình,ngầm mưu hại Bùi Văn Khuê,bèn triệu Khuê về triều để tìm cách ngầm giết đi. Bùi Văn Khuê biết chuyện,đem quân bản bộ chiếm cứ huyện Gia Viễn,sai con là Bùi Văn Nguyên đến doanh trại Trịnh Tùng xin đầu hàng và cứu viện. Trịnh Tùng mừng rỡ nói:”Quân Mạc đồn binh ở Gia Viễn chặn đường tiến của quân ta,ta đánh mấy lần không xong,mỗi lần xuất quân phải theo đường Thiên quan Mỹ Lương, Thạch Thất mà đánh Đông Kinh,thường phải kéo quân về ngay,sợ thuỷ quân đông nam của nhà Mạc thừa sơ hở kéo theo đường biển vào đánh Thanh Hóa, hoặc ngược dòng sông theo sau lưng mà đánh tập hậu quân ta. Nay tướng biên thuỳ này quy hàng,thật là trời giúp ta !”


Đầu xuân năm sau,ngày mồng 3 tháng giêng âm lịch (dương lịch 1592),Trịnh Tùng lập đàn tế cáo trời đất,ngày mồng 5 tiến quân đến làng Nhân Mục, đánh quân Mạc ở ô Cầu Dền. Mạc Mậu Hợp bố trí các tướng ở lại giữ thành, tự mình ra chỉ huy thuỷ quân trên sông Hồng.Ngày mồng 6, Trịnh Tùng hạ lệnh nhất tề công thành,Ngô Cảnh Hữu chỉ huy tấn công mũi Cầu Mọc.Giữa lúc đang tấn công, Ngô Cảnh Hữu được lệnh cấp tốc hành quân đến cửa sông Hát đánh đạo quân của Đại tướng Mạc Ngọc Luyện đang phòng ngự ở đó.Quân đến nơi trời gần tối,điều tra biết Mạc Ngọc Luyện đóng quân bên kia sông,đắp luỹ phòng thủ, dưới mặt sông dàn chiến thuyền,cắm cọc gỗ phòng thủ.


Ông tức tốc sai tập trung thuyền chài,chuẩn bị nhiều bè cỏ khô,thêm các khí cụ phóng hoả.Sai Dương nghĩa Hầu đang đêm dẫn 300 quân vượt sông,tìm nơi hiểm yếu phục binh chặn viện. Sang trống canh tư, nhân con voi ông thường cưỡi lồng lên, quản tượng không kiềm chế được,ông lên voi ra lệnh vượt sông tiến công. Ra đến giữa dòng bắc loa kêu gọi binh sỹ"Trước địch sau sông,ba quân không ra sức diệt địch thì không còn sinh lộ!". Một cánh đốt bè cỏ khô tung vào thuỷ trận Mạc,thuyền bắt lửa cháy,một cánh nhảy lên bộ xông vào chiến luỹ, quân Mạc sau luỹ thấy thuỷ quân đã tan vở,hoang mang hàng ngũ rối loạn chống đỡ không nổi tháo chạy,ông xua quân đuổi đánh đến sáng, Mạc Ngọc Luyện dùng thuyền nhỏ chạy lên Tam Đảo.Quân ông thu được chiến thuyền khí giới nhiều không kể xiết.Tuổi già xung trận quá sức, khi xuống voi ông bị hôn mê ,cấp cứu mãi mới tỉnh.Ngày hôm sau Trịnh Tùng triệu ông đến hành dinh khen ngợi, ông nói :”Trận này thắng lớn là nhờ hồng phúc của quốc gia, đang đêm voi lồng lên làm tôi bị hôn mê, lại được tướng sỹ hết lòng giết giặc,đâu phải tài cán của tôi “.Về sau con voi này cũng được phong tước Quận công.


Năm sau (1593) Trịnh Tùng cùng bách quan rước vua Lê về Thăng Long,luận công khen thưởng,chọn được 11 người Nguyên công(công đầu) ông đứng hàng thứ 6,phong tước Thái bảo. Luận công khen thưởng xong, ông xin về trí sỹ (1594).
Ngày sau dưới triều Lê Dụ Tôn năm nhâm dần 1722,niên hiệu Bảo Thái thời Chúa Trịnh Cương,triều đình lục xét lại các Trung Hưng Công thần,chọn thêm được 13 người cộng lại thành 24 người ,đều được phong tặng "Luỹ đại công thần, dữ quốc đồng hưu".Quê nhà ông ở Trảo Nha, trong những năm 1655-1663 quân Chúa Nguyễn lấn chiếm đến bờ nam sông Lam, nhà cửa bị tàn phá, sắc chỉ không còn để đem trình,triều đình chỉ bằng vào quốc sử và văn bia mà xét, nên ông bị xếp vào hàng thứ 20 trong số 24 Nguyên công.


Ông có ba Bà:Bà Từ Quang,Bà Quận chúa Trịnh Thị Diệu Minh ,Bà Diệu Hằng họ Phạm người Nghệ An.


Ông sinh: Tứ Quận công 26.1 Ngô Phúc Tịnh,


Hòanh phố Hầu 26.2 Ngô Phúc Hoành,


Khang trạch Hầu 26.3 Ngô Phúc Mai,


26.4 Câu kê Hầu, Thủy tổ họ Ngô Thạch Mỹ Thạch Hà, Hà Tình  


26.5 Ngô Đăng Khản, Thủy tổ họ Ngô Hà Linh huyện Hương Khê, Hà Tỉnh


26.6 Ngô Thuận Tâm (sau đổi họ Trần),Thủy tổ họ Trần Vỵ Xuyên Nam Định,


26.7 Ngô Thị Ngọc Nguyên,Thứ phi Bình an Vương Trịnh Tùng.


Ông mất ngày 25 tháng 5 năm Bính Thân 1596, hưởng thọ 77 tuổi,mộ táng ở làng Chi Lễ xã Thái Hà,đến nay vẫn còn.


(Trích từ: Họ Ngô Việt Nam-Lược sử-Sự kiện-Nhân vật-Hệ phả-Tác giả Ngô Đức Thắng,đời thứ 35,dòng Ngô Khế-Ngô Nước,họ Ngô Trảo Nha Thạch Hà-In tại Hà Nội năm 2000.)


Các anh em, dâu rể:


Các con là:


Có ba bà: Từ Quang, Diệu Hằng,Trịnh Thị Diệu Minh, sinh :


-Ngô Phúc Tịnh Tứ Quận công,


-Ngô Phúc Hoành Hoành phố Hầu, họ Chỉ Châu,


-Khang trạch Hầu họ Cổ Bái,


-Câu kê Hầu họ Thạch Mỹ, Thạch Hà, Hà Tình  


-Ngô Đăng Khản họ Hà Linh,xã Hương Hà, huyện Hương Khê, Hà Tỉnh Tả đề điểm Án trung hầu 27.1 Ngô Đăng Minh, Nghiễm trường hầu 27.2 Ngô Đăng Đạt, Đoan quận công 27.3 Ngô Đăng Triều; con cháu Đăng Triều hiện nay có thêm một chi ở Kẻ Nướt (Đức Đồng - Đức Thọ),


-Ngô Thuận Tâm họ Trần, Vỵ Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Định.


-Ngô Thị Ngọc Nguyên Thứ phi Chúa Trịnh Tùng


Thông tin nguời đưa Gia Phả này lên:


• Nguời làm: Ông Ngô Đức Lợi


• Ở tại: Cộng Hòa Liên Bang Đức


• Điện thoại:


• Email liên lạc: ngoducloi@ gmx.de


Gia phả họ Ngô gốc Trảo Nha Thạch Hà Hà Tĩnh



Chi tiết Gia đình: Là con của
: Ngô Phúc Tịnh Thái bảo Tứ Quận công Đời thứ:26


Và Bà Lê Thị Đệ


Nguời chồng trong gia đình


Tên 27.1 Ngô Phúc Vạn


Tên thường Phúc Mại


Tên tự Tử Hán


Là con thứ Con trưởng


Ngày sinh 20 tháng 5 năm Đinh Sửu (1577),giờ Dần


Thụy hiệu Mỹ Thiện Phủ Quân


Hưởng thọ 76 tuổi


Ngày mất 15 tháng 8 năm Nhâm Thìn (1652),


Nơi an táng Mộ táng trên đồi Nghèn, nay thuộc thị trấn Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh


Sự nghiệp, công đức, ghi chú


Trung Nhuệ Quân Doanh Phó Tướng Thái Bảo Tào Quận công Ngô Phúc Vạn (1577-1652)


Ông có tên khác là Phúc Mại, tự Tử Hán, hiệu Huân Dương chân nhân,sinh giờ dần ngày 20 tháng 5 năm Đinh Sửu, mất 15 tháng 8 năm Nhâm Thìn,mộ táng trên đồi Nghèn (huyệt sâu 17m, đáy huyệt bằng bình độ ruộng sâu nhất trước mặt). Từ đường và mộ đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá năm 1993.


Là con trai trưởng Tứ Quận công Ngô Phúc Tịnh do bà Lê Thị Đệ sinh ra.


Tứ Quận công Ngô Phúc Tịnh là con trưởng Thế Quận công Ngô Cảnh Hữu,thời Nam Bắc triều ở với bố ở Thanh Hóa ,ở huyện Đông Sơn .Có nhà Lê Tướng công,ông cụ đã qua đời,bà cụ ở với hai cô con gái.Một buổi sáng sớm hai chị em ra vườn,cô chị trông thấy bông hoa đang nở màu hồng tươi thắm chỉ cho cô em,cô em hái cho luôn vào miệng nuốt chững,từ đó càng thêm minh mẫn.Ngô Phúc Tịnh thường qua lại làm thân, bà cụ hứa gả cô chị cho làm vợ.Đến ngày đón dâu thì lại là cô em,ông hỏi tại sao hứa gả chị,nay lại là em.Cô dâu thưa: “Nhà thiếp neo đơn,thiếp sức yếu,chị thiếp khoẻ tháo vát,phải ở lại nuôi mẹ,cho thiếp thay chị nâng khăn sửa túi”.Ông nói tất cả do tiền định.Vợ chồng càng đằm thắm,đã cùng nhau sinh ba trai hai gái.


Sau ngày Trịnh Tùng xưng Vương lập Phủ Chúa,ông thường vào phủ vui chơi, được Quận chúa Ngọc Mai ưng ý, ở luôn trong phủ cả tuần không về nhà. Bà ở nhà sốt ruột bói toán cầu cúng khắp nơi,không kết quả gì.Trong xóm có người hát hay,thưòng được vào phủ hát,bà bèn chọn người giả vai cầm trống theo vào phủ dò la,thấy ông ngồi kề vai Quận chúa xem hát như cặp vợ chồng,về nói lại với bà.


Khi ông về nhà chưa dám nói ra,bà nói trước rằng : “Tôi với ông lấy nhau nay đã có năm mặt con. Tôi tuổi đã cao, xin nhường ngôi chính thất cho Quận chúa.Quận chúa còn trẻ ông hãy thương yêu lấy.Ông lấy Quận chúa bước đường công danh sẽ có nhiều thuận lơị”.Ông còn phân vân chưa nỡ dứt tình,Chúa gọi gả Quận chúa, bà lập tức đưa con ra ở nhà riêng. Sau khi đã cưới Quận chúa,ông bỏ hẳn không đành, thường lén đi lại thăm bà. Bà nói:”Tôi với ông kết tóc từ hồi còn trẻ, nay đã trên 30 tuổi sinh năm mặt con. Không phải tôi không muốn cùng ông chung chăn chung gối chung hưởng hạnh phúc.Nhưng nay phòng khuê đã có chủ trương, tôi không dám vì tình cũ làm điếm nhục gia phong. Quận chúa còn trẻ ông hãy thương yêu lấy, đừng suy nghĩ gì về tôi nữa”. Cùng năm ấy sau ngày trùng ngọ, bà sai hai con trai quảy dưa sang nhà biếu Quận chúa và ông. Đến bậc thềm cao anh lên được, em còn nhỏ không lên được, anh leo lên trước rồi kéo em lên.Trước quang cảnh ấy ông bùi ngùi lộ ra nét mặT. Quận chúa nói: ”Thường ngày tôi biết ông suy nghĩ nhiều về các con, chi bằng cho mấy lính hầu sang bên ấy giúp việc, hàng tháng cấp thêm gạo dầu, việc gì lại phải bùi ngùi”. Ông bèn cấp gạo dầu hàng tháng và cho 6 lính hầu sang giúp, từ đó quan hệ giữa hai nhà càng thêm thân mậT. Quận chúa không sinh con trai. Bà Lê Thị Đệ có hai trai :Ngô Phúc Vạn và Vỵ Quận công, cũng đều lấy Quận chúa họ Trịnh.


Hai họ quan hệ sui gia đời này qua đời khác.Hai con gái vào cung,hai con trai lấy Quận chúa.Hai con trai Vỵ Quận công cũng lấy Quận chúa, Ngô Thị Ngọc Nguyên ,Thứ phi Chúa Trịnh Tùng sinh Trịnh Diêu.Con gái Trịnh Diêu lấy Ngô Phúc Hộ, con gái Ngô Phúc Hộ lấy cháu nội Trịnh Diêu là Trung Quận công Trịnh Bính, con gái Trịnh Bính lấy cháu nội Ngô Phúc Hộ là Cảnh Quận công sinh Ngô Cảnh Hoàn, con gái Cảnh Quận công lấy cháu nội Trịnh Bính là Lai thọ Hầu.Ngô Phúc Vạn có hai con gái vào cung, mười con trai thì tám người lấy Quận chúa và Á Quận chúa họ Trịnh.


Ngô Phúc Vạn mặt mũi khôi ngô,dáng người thanh nhã, dong dõng cao, đứng trong triều cao hơn mọi người một cái mũ bình đính, mắt sáng tiếng nói trong, về già có dáng tiên phong đạo cốt,lại là đạo gia nên được mọi người tôn xưng là Phật Thái Bảo.
Xuất thân cửa tướng,văn võ toàn tài,ông không chỉ có sức khoẻ,võ nghệ cao cường, thông hiểu binh thư trận pháp,mà thánh kinh hiền truyện thiên văn địa lý,toán học không có gì là không hiểu sâu, về già lại được một đạo sỹ truyền thụ đạo lý.Là một danh tướng, một trọng thần của nhà Lê, phía bắc đánh Mạc bắt sống Mạc Kính Cung, phía nam chống Nguyễn giữ vững biên cương,nhân dân được yên ổn làm ăn trong một thời gian dài.Chỉ vì lúc thiếu thời tính khí cương cường không chịu khuất phục quyền thần, nên 20 năm công lao không được ghi vào sử sách.


Năm Canh Tý 1600, ông theo Trịnh Tùng đi đánh Mạc lập nhiều chiến công, phong Tường khê Hầu (23 tuổi)
Năm Quý Hợi 1623, Trịnh Tùng ốm nặng,con thứ Vạn Quận công Trịnh Thung gây biến (nhiều sách phiên là Trịnh Xuân),ngày 18 kéo quân chiếm Hoàng Đình ,tháng 6 vua chúa phải chạy ra Hoàng Mai, theo đường tắt chạy vào Thanh Hóa. Đến Thanh Oai bệnh Chúa chuyển trầm trọng,ngày 20 thì mất,trong ngoài náo động.Trịnh Đổ có ý muốn dành ngôi chúa cho con mình là Trịnh Cường, bèn đưa thi hài Chúa về phủ riêng của mình gần đó.Ngô Phúc Vạn nắm Cấm binh cùng Trịnh Tráng đưa vua Lê về Thanh Hóa,lo việc chống với Trịnh Thung.


Trịnh Đổ lập mưu,sai Trịnh Cường đi dụ Trịnh Thung,bảo đến chịu tang rồi sẽ tôn lên ngôi Chúa.Trịnh Thung ngỡ tình thực, chỉ đem theo mấy hộ vệ đến phủ Trịnh Đổ nhận thi hài Chúa đưa về phát tang. Thung vừa bước vào cửa ,võ sỹ phục sẳn chém đứt làm hai đoạn.


Được tin Thăng Long có biến, từ Cao Bằng Mạc Kính Khoan đem vài vạn quân về Gia Lâm uy hiếp Thăng Long.Trịnh Đổ thấy một mình khó đương đầu với phía ngoài quân Mạc,phía trong quân Trịnh Tráng, bèn bỏ Thăng Long đưa thi hài Chúa vào Thanh Hóa trao cho Trịnh Tráng và nhận tội. Trịnh Tráng lờ đi không hỏi tội, vẫn cho giữ chức cũ.Thăng Long bỏ trống, quân Mạc Kính Cung vào thành.


Sau vài tháng chuẩn bị củng cố lực lượng,Trịnh Tráng kéo quân ra Thăng Long,đánh đuổi được quân Mạc Kính Cung,thu phục kinh thành Triều đình luận công,Ngô Phúc Vạn được cả hai công"Truy tuỳ và Tấn phát"(hộ giá chạy vào Thanh Hóa và tiến quân thu phục kinh thành,lần này Ngô Trí Hòa cũng được cả hai công).


Trịnh Tráng lên ngôi Chúa. Mấy năm liền ,dưới thời vua Càn Thống nhà Mạc ,Mạc Kính Cung đem dư đảng người Hải Dương và quân Long Châu (Trung Quốc) sang đánh phá hai trấn Thái Nguyên ,Lạng Sơn, khí thế khá mạnh. Tháng 12 năm ất sửu (1625) Trịnh Tráng sai con trai là Thái bảo Hùng Quận công Trịnh Kiều làm Thống lĩnh,em là Thái phó Trịnh Đồng làm phó tướng, cùng các tướng Tào Quận công Ngô Phúc Vạn, Nhạc Quận công, Cảnh Quận công, Thắng Quận công, Hoành Quận công đem đại binh đi đánh Mạc Kính Cung. Gặp quân Mạc ở núi Ly Đà (cách Cao Bằng 20 km) đánh nhau vài trận, quân Mạc thua, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Cung đều rút quân trốn vào rừng sâu,các đạo quân truy tìm mất hút.Ngô Phúc Vạn dẫn một toán khinh binh vào rừng lùng xục, sau nhiều ngày tìm kiếm, đến một toà cổ miếu bắt được một nhà tăng tra hỏi,nhà tăng nói không biết gì về quân Mạc, hàng ngày chỉ thấy một người mặc áo chẽn xanh,leo lên chổ cao quan sát, tướng quân bắt người ấy mà hỏi.Ông bố trí đón bắt được người mặc áo chẽn xanh,hỏi ra đúng là thám tử của Mạc Kính Cung, Ông buộc người đó dẫn đường đến sào huyệt.Đi không xa đến một nơi có luỹ đá kiên cố vài tầng, có cửa vững vàng, ngoài cửa có vài khẩu đại pháo, ông bố trí phục sẵn kỳ binh, sai người dẫn đường gọi cửa. Cửa hé mở, kỳ binh xông vào, Mạc Kính Cung đang cùng cung phi đàn hát, quân ông đã vào sát không kịp trở tay đồ đảng tháo chạy, Mạc Kính Cung bị bắt đóng cũi giải về Kinh đô.Triều đình luận công ông được thăng Đô đốc Thiểm sự.
Trước đây, năm 1620, phía Chúa Nguyễn ở Đàng trong, Chưởng Cơ Hiệp và Chưởng Cơ Trạch, con trai thứ 7 và thứ 8 của Nguyễn Hoàng âm mưu làm nội biến cướp ngôi của anh,mật gửi thơ cho Trịnh Tùng yêu cầu đưa quân vào giúp,hẹn xong việc sẽ chia đất đai.Trịnh Tráng sai Đô đốc Nguyễn Khải đem 5000 quân vào đóng ở Nhật Lễ,Tường khê Hầu và Ngô Phúc Vạn có tham dự đạo quân này.Hiệp và Trạch còn e dè Chưởng cơ Tôn Thất Tuyên nên chưa dám hành động.Chúa Sãi Vương sai Tuyên đi đánh quân Trịnh,Tuyên không đi, sai Chưởng Doanh Tôn Thất Vệ đi thay.Hiệp và Trạch đem quân chiếm giữÁi Tử, Tuyên dẫn quân đi dẹp, bắt được cả hai người đem về giết chết. Nguyễn Khải được tin, không đánh nhau với Vệ nữa, rút quân về. Năm 1627 lấy cớ thiếu thuế cống,Trịnh Tráng lại kéo quân vào đánh Chúa Nguyễn, Ngô Phúc Vạn đi tiên phong, lập được nhiều công, năm 1630 được thăng Trung quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc, lại có nhiều khả năng về chính sự được dự vào Nghị sự đường bàn việc nước.
Năm Quý Dậu 1633,mặt bắc đã ổn định,Trịnh Tráng cất đại quân đi đánh phía nam.Tháng chạp rước vua Lê theo,chia hai đường thuỷ bộ tiến quân.Ngô Phúc Vạn lĩnh ấn tiên phong, qua châu Bố Chính không gặp cản trở gì lớn, đến Trường Sa Cương (tục gọi Bãi Dài) đụng độ lực lượng lớn của quân Nguyễn,ông bèn hạ trại đóng quân, bố trí canh phòng cẩn mật.Đêm ấy quân Nguyễn cướp trại, ông đốc quân chống giữ, rạng ngày quân Nguyễn lui.Ông bèn huy động lực lượng đắp luỹ tại chổ, chống nhau với địch,giao chiến 7 ngày đêm,hai bên bắn nhau dữ dội, quân Nguyễn núng thế, rút lui. Ông xua quân đuổi theo đến bờ sông Nhật Lệ thu phục lại toàn bộ đất đai bị lấn chiếm, quân Nguyễn rút vào sau luỹ cố thủ.Xem thế luỹ không thể đánh vào được, quân Trịnh lui binh,bình công ông được thăng Thái Bảo (58 tuổi).


Năm 1637 bà cụ Lê Thị Đệ từ trần, ông về quê cư tang.Trong vùng có Tả Đô đốc Nguyễn Khắc Tôn, Hiền Quận công, con trai Đại tư đồ Nguyễn Khắc Khoan người châu Bố Chính,liên kết với Bồn Man Ai Lao âm mưu chống lại triều đình Lê Trịnh.Nguyễn Khắc Tôn giao thiệp với Chúa Nguyễn yêu cầu giúp sức, lúc này nội bộ Chúa Nguyễn đang lục đục nên không nhận lời. Nguyễn Khắc Tôn có sức khoẻ địch trăm người,khi cưỡi ngựa thì hai bên nổi gió, sử dụng đại đao không ai có thể đương nổi.


Ngô Phúc Vạn biết rõ âm mưu và thực lực, bèn dùng "Công tâm kế", sai tướng tâm phúc là Vinh khánh Hầu (người làng Nha Kỳ xã Trảo Nha) dẫn khinh binh vào vùng Khắc Tôn kiểm soát, tìm gặp thủ hạ Khắc Tôn,thuyết phục phân tích rõ điều hơn lẽ thiệt tỉa dần vây cánh của Khắc Tôn. Tiếp theo là biên thơ cho Khắc Tuân phân tích lẽ phải trái, tương quan lực lượng, những điều lợi hại về sau và khuyên về hàng.Cuối cùng Nguyễn Khắc Tôn nghe theo, xin về với triều đình.Ông sai con trai Ngô Phúc Thiêm dẫn ra Thăng Long. Nhân vụ này Ngô Phúc Thiêm được phong tước Quận công,lúc này mới 13 tuổi.


Liền sau đó, chưa mãn tang mẹ Ông nhận được chỉ triệu về kinh,trao chức Trấn thủ trấn Nghệ An, kiêm chức Thống lĩnh các đạo quân phía nam.Trên mười năm Trấn thủ Nghệ An (từ lúc đó đến ngày từ trần năm 1652) quân Chúa Nguyễn không dám ra quấy phá biên giới phía nam,nhân dân được yên ổn làm ăn.


Trong thời kỳ trấn thủ Nghệ An, có lần về triều Chúa hỏi Ông về tình hình biên cương, Ông nói: “Xin Chúa bình tâm, cha con tôi còn ở đó, địch không dám làm gì, một mai thế sự biến thiên, tôi không thể biết trước được”. Chúa Trịnh nói:” Cha con ông thực xứng đáng là Xã tắc chi Trảo Nha (Nanh vuốt của nước nhà).Về sau hai chữ Trảo Nha được lấy làm tên xã thay hai chữ Đan Liên cũ (Nay thuộc Thị trấn Can Lộc,huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh).


Trịnh Khâm âm mưu gây nội biến dành ngôi Chúa, dự định ngày mồng 5 tháng 5 thì khởi sự.Ngô Phúc Vạn biết được âm mưu đó, hiến kế cho Chúa, ngày mồng 1 bao vây bắt gọn, chặn được cuộc nội biến, ông được thăng Thái Uý, sau đó được thăng Phó Tướng Chưởng phủ sự, đuợc mở “Trung nhuệ quân doanh”.


Ông là một huân thần danh tướng được Chúa Trịnh Tráng trọng vọng. Ngày 12 tháng 8 1652 Chuá trọng bậc lão thành, uỷ thác ông cầm Kim sách lên Long trì thay mặt Chúa chịu trăm quan lạy mừng,Công hầu khanh tướng xưa nay chưa từng có.


Ngày 15 cùng tháng, ông không bệnh mà mất ở chính tẩm, thọ 76 tuổi.


Ông lắm vợ nhiều con, có tất cả bảy bà, 25 con trai gái, Chính thất là Quận chúa Ngọc Uyên con gái Trịnh Tùng, em Trịnh Tráng.Mười con trai, năm tước Quận công, ba người phong tước cùng một ngày là Ngô Phúc Đang, Ngô Phúc Hạp,Ngô Phúc Hộ (ngày 19 tháng 4 năm Vĩnh Trị thứ 3 -1678) và năm tước Hầu. 15 con gái có hai người vào cung làm vợ Chúa: Ngô Thị Ngọc Phương phong Khắc Noãn, Ngô Thị Ngọc Tôn phong Hoa Dung.


Em trai là 27.2 Vỵ Quận công,sinh hai con trai 28.1 Diên Quận công28.2 Lý Quận công, cả ba cha con đều lấy vợ là Quận chúa họ Trịnh.


(Trích từ: Họ Ngô Việt Nam-Lược sử-Sự kiện-Nhân vật-Hệ phả-Tác giả Ngô Đức Thắng,đời thứ 35,dòng Ngô Khế-Ngô Nước,họ Ngô Trảo Nha Thạch Hà-In năm 2000,tại Hà Nội.)


Các anh em, dâu rể:


-Vỵ Quận công không rõ tên, bà là Quận chúa họ Trịnh, sinh hai con trai:


-Diên Quận công không rõ tên huý, bà là Quận chúa họ Trịnh nay là thuỷ tổ họ Tam Đa (nay là xã Quang Lộc Hà Tĩnh)


con cháu là 29.1 Ngô Phúc Cẩm (tước hầu), 29.2 Ngô Phúc Thuận (Chân lộc hầu), 29.3 Tài bá hầu ...


-Lý Quận công không rõ tên huý, thất truyền.


- và hai em gái. 28.3 Ngô Thị ..,28.4 Ngô Thị…


Các con là


Ông Ngô Phúc Vạn có tất cả 7 bà, sinh 10 con trai, 15 con gái (có hai người là Cung tần).


10 con trai nay thành 10 chi :


-Nhuận Quận công 28.1 Ngô Phúc Thiêm, chi trưởng Thủy tổ họ Ngô ở Hàm Anh (nay là xã Tân Lộc).


-Hàn Quận công 28.2 Ngô Phúc Đang, chi 2


-Đằng Quận công 28.3 Ngô Phúc Hạp, chi 3 Thủy tổ họ Ngô ở ấp Châu Thới 2, thị xã Châu Đốc, An Giang.


-Đáng Quận công 28.4 Ngô Phúc Tân(Toàn), chi 4 Thủy tổ họ Ngô ở xã Tiên Xuyên, Điện Bàn, Quảng Nam


-Phương Quận công 28.5 Ngô Phúc Hộ (1634 – 1704), chi 5 ( ở Trảo Nha-Thạch Hà,Hà Tỉnh) Vinh quận công 29.1 Ngô Phúc Thụ, 29.2 Ngĩa võ hầu, 29.3 Nhiệm võ hầu, 29.4 Thuyên phái hầu, 29.5 Suyền cung hầu; 30.1 Nhuệ võ hầu Ngô Phúc Đẩu, 30.2 Hào quận công, 30.3 Phố quận công , 30.4 Cảnh quận công; 31.1 Lãng phương hầu Ngô Phúc Chánh, 31.2 Thu lĩnh hầu Ngô Phúc Hoàn, cũng là Cảnh hoàn, 32.1 Hoàng quận công Ngô Phúc Túc, (trở thành tổ chi Ninh Sơn, rồi từ Ninh Sơn lại phân thêm các chi Yên Viên, Thụy Khuê, Hà Nội), 32.2 Trân ngọc hầu Ngô Phúc Lạng  đều là con cháu 29.1 Vinh quận công Ngô Phúc Thụ.


Còn phái 30.1 Trung hầu , 31.1 Nhiệm phái hầu, 31.2 Diễn thái bá, 31.3 Tiến thọ bá, 31.4 Phàn thọ bá, 31.5 Tùy thọ bá  ... là con cháu 29.4 Thuyên Phái hầu.


+ có 32.1 Ngô Đức Hồng  đỗ cử nhân làm tri huyện, bị cách. Con trai ông là 33.1 Ngô Đức Bình (1824 - ?) tú tài, rồi giám sĩ, rồi đỗ nhị giáp khoa Nhã sĩ (như Hoàng giáp ), năm Tự Đức thứ 18 (1865), bổ án sát Quảng Bình, sau làm tế tửu Quốc tử giám. Ngoài ra có Ngô Phúc Hội (tức Trương Duy Phúc) đỗ cử nhân đời Gia Long ở trường Gia Định. Theo gia phả thì còn có Ngô Đức Thịnh cũng đỗ cử nhân nhưng chưa rõ khoa nào.


 -Kiêm lộc Hầu 28.6 Ngô Phúc Điền, chi 6 Thủy tổ họ Ngô ở Văn Cử (xã Xuân Lộc, Can Lộc),


-Hào mỹ Hầu 28.7 Ngô Phúc Liêu , chi 7 Thủy tổ họ Ngô nhiều chi họ ở huyện Hương Khê, Hà Tỉnh.


-Vân lĩnh Hầu 28.8 Ngô Phúc Phổ, chi 8 (Phúc Phổ trấn ở Diễn Châu, gia phả nay không ghi rõ hậu duệ)


-Toản võ Hầu 28.9 Ngô Phúc Trị (1643 - 1676) chi 9 có Dật trung hầu 29.1 Ngô Phúc Bình (1663 - 1735), Khiêm quận công 30.4 Ngô Phúc Lâm (1724 - 1784). Người đỗ đại khoa đầu tiên là 30.4 Ngô Phúc Lâm (1724 - 1784). Ông là con thứ tư Dật trung hầu Ngô Phúc Bình và là cháu nội Toản võ hầu Ngô Phúc Trị (thuộc thế hệ thứ X-chi 9 Trảo Nha). Ngô Phúc Bình, làm quản binh, tước hầu, xin về quê, nói: "có phúc không nên hưởng hết, nhà chúng ta hưởng lộc trời nhiều rồi, còn để cho họ khác". Ông lấy hiệu Lạc Viên tiên sinh chuyên nghiên cứu y dược. Ông thường nhắc lời Đan Khê: "Cứu được một mạng người, không làm quan cũng như làm quan". Ông chữa lành bệnh cho Hương cống Lê Trù ở Ích Hậu rồi lấy con gái họ Lê sinh con út Phúc Lâm.


Ngô Phúc Lâm trước tên là Cung, được thầy học Hồng Ngư tiên sinh (Nguyễn Nghiễm) đổi lại là Lâm. Lúc nhỏ cậu cung rất lanh lợi, cha thường nói: "Thằng bé này của nhà ta về sau sẽ là của quý của nước nhà". Ông học giỏi nhưng thi hương lần đầu tiên mới trúng Tam trường (Tú tài), đến khoa Canh ngọ, Cảnh Hưng thứ 10 mới trúng Hương giải. Bốn lần thì hội thì ba lần trúng Tam trường, xếp thứ sáu, nhưng khoa ấy chỉ lấy 5 Tiến sĩ. Năm Ất dậu (1765) ông được Tể tướng Nguyễn Nghiễm tiến cử nhưng vua Lê dụ: "Con nhà gia thế, vinh tiến hãy chờ, việc chi vội vã, cho về học nữa". Năm sau, khoa Bính tuất ông mới trúng Tam giáp đồng tiến sĩ.


Bạn thân của ông, La sơn Phu tử làm thơ mừng có câu:


"Tây phủ lũy truyền quang võ phục,


Nam thiên bán bích lạng văn chương"


(Phủ chúa bào đời lừng tiếng võ,


Trời nam nửa bức chói trường văn)



Ông được bổ Giám sát ngự sử đạo Lạng Sơn, rồi thăng đến đốc đồng Sơn Tây, Hiến sát sứ Thanh Hoa; về kinh làm Trị thị nội thư tả binh phiên, Ngự sử đài Thiêm đô ngự sử, lại ra làm Thừa chánh sứ Sơn Nam rồi làm đốc thị việc quân ... Ông mất lúc 62 tuổi, được gia tặng hàm Đại phu, Hữu thị lang bộ công, tước Khiêm quận công.


Cháu nội Ngô Phúc Lâm là 32.1 Ngô Phúc Trinh, và 32.2 Ngô Phùng, con Ngô Phùng là 33.1 Ngô Huệ Liên đều đỗ cử nhân đời Nguyễn. Ngô Phúc Trinh làm tri huyện, Ngô Phùng làm đến Hồng Lô tự khiếu khanh, còn Ngô Huệ Liên làm Quản tu Quốc sử quán, tặng Tham tri bộ công. Ông là thân sinh tiến sĩ 34.1 Ngô Đức Kế.(1878-1929)



-Khanh tương Hầu 28.10 Ngô Phúc Triều , chi 10. Thủy tổ họ Ngô
Bố Chính (Lệ Thủy - Bố Trạch - Quảng Bình).


Thông tin nguời đưa Gia Phả này lên:


• Nguời làm: Ông Ngô Đức Lợi


• Ở tại: Cộng Hòa Liên Bang Đức


• Điện thoại:


• Email liên lạc: ngoducloi@ gmx.de


 

Gia Phả NGÔ ở VIỆT NAM
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc NGÔ ở VIỆT NAM.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc NGÔ ở VIỆT NAM
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.