GIA

PHẢ

TỘC

HO
BUI
PHU
VINH
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
‬‪lịch sử dòng họ Bùi
02:38 | 09/12/2010
Họ Bùi là dòng họ có lịch sử rất lâu đời tại Việt Nam. Họ Bùi đã được biết đến từ 2300 năm trước, vì người ta đã tìm thấy một bài vị biên chép về lịch sử của vua Lê Đại Hành trong đó có ghi: "vào năm 257 trước Công nguyên, nhà Thục xâm chiếm nước ta, có 4 dòng họ gồm: Ngô tộc, Bùi tộc, Lê tộc, Trần tộc được vua Hùng (Duệ Vương) triệu tập 4 vị Đại Thần cùng 5000 binh mã đã đánh thắng trận đầu, giặc bị tiêu diệt máu chảy thành sông vang dội núi sông."



Thời Hai Bà Trưng có 2 danh tướng là Bùi Thạch Đa và Bùi Thạch Đê vì lăng mộ hiện vẫn tồn tại suốt gần 2.000 năm nay trên vùng đất tổ Hùng Vương, ở Tam Nông, Phú Thọ.

Thời vua Đinh Tiên Hoàng (968-979) có khai quốc công thần Trinh Quốc công Bùi Quang Dũng.

Tháng 2 năm 1304 (Giáp Thìn), Mộc Đạc tên là Phí Minh Đạo là người có tài năng. Thượng Hoàng cho rằng họ Phí từ xưa không thấy có, mới đổi làm họ Bùi. Lấy Bùi Mộc Đạc làm Chi hậu bạ thư chánh chưởng trông coi Cung Thánh Từ. Cái tên "Mộc Lạc" là điềm chẳng may mới đổi thành "Mộc Đạc", và ông theo hầu ngày đêm. Sau này người họ Phí hâm mộ danh tiếng của Mộc Đạc nên nhiều người đổi thành họ Bùi.

Thời vua Lê Lợi (đầu thế kỉ 15) có 2 vị khai quốc công thần là Hương thượng hầu – Thái phó Trang Quốc công Bùi Quốc Hưng và Ngự sử Đại thần Bùi Cầm Hổ (1390–1483), ngự sử cao nhất triều. Bùi Cẩm Hổ là thái sư dạy học cho con trưởng của Lê Lợi là vua Lê Thái Tông; con gái Bùi Cẩm Hổ là Bùi Quý Phi, vợ của vua Lê Thái Tông, sinh ra cung vương Lê Khắc Xương.

Thế kỉ 16 có danh tướng văn võ song toàn Bùi Tá Hán (1496–1568). Bùi Tá Hán là một cận thần của đại thần Nguyễn Kim (cha của Nguyễn Hoàng) có công khôi phục triều Lê Trang Tông (năm 1533).

Tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, mở khoa thi đầu tiên (năm 1075) lấy 4 vị tiến sĩ thì có 1 vị họ Bùi. Từ đó đến cuối triều nhà Nguyễn, trải qua 10 thế kỉ về khoa bảng, họ Bùi có đến 76 vị tiến sĩ, trong đó có 4 vị là bảng nhãn (học hàm kế sau trạng nguyên) và một vị trạng nguyên là Bùi Quốc Khái.

Thời cận đại có Bùi Huy Bích (1744) cháu 7 đời của Bùi Xương Trạch. Bố của Bùi Xương Trạch ở xã Cát Xuyên, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá chuyển sang làng Định Công, Hà Nội, sau đó chuyển sang Thịnh Liệt sinh sống, lập nghiệp, lập nên gia tộc họ Bùi làng Thịnh Liệt, còn được gọi là Sơn Nam vọng tộc. Bùi Dương Lịch (1757–1828) là nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời Tây Sơn và nhà Nguyễn. Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 30 tuổi. Con trai ông là Bùi Thức Kiên cũng đỗ Hoàng giáp.

Ở miền bắc Việt Nam dân tộc Mường cũng có họ Bùi. Các tỉnh có dòng họ như: Gia tộc họ Bùi làng Thịnh Liệt, dòng họ Bùi ở Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng... Hàng năm trên website họ Bùi (www.hobuivietnam.com.vn) có xuất bản tạp chí nội bộ có tên Thông tin họ Bùi Việt Nam để qua đó nêu gương những người đỗ đạt hoặc có đóng góp nhiều cho xã hội. [4]
Gia Phả HO BUI PHU VINH
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc HO BUI PHU VINH.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc HO BUI PHU VINH
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.