GIA

PHẢ

TỘC


Văn
Vàng
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
HỌ LÊ VỚI QUÁ TRÌNH NAM TIẾN

Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, "sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư". Các nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.

Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Tin cậy, trước khi đi nhà vua trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình cho Ỷ Lan Lê Thị Yến nguyên phi. Ra trận, vua đánh mãi không được, bèn "đem quân về đến châu Cư Liên (Tiên Lữ,Hưng Yên), thì nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao!". Bèn quay lại đánh nữa, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và 5 vạn người dân... Năm sau (1070), Chế Củ xin đem đất ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (tức vùng Quảng Bình và Quảng Trị) để chuộc tội. Lãnh thổ Đại Việt lại được mở rộng đến tận Quảng Trị ngày nay, trong đó có công lớn của ỷ lan Lê Thị Yến.

Tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1389), quân Chiêm Thành theo đường sông Hồng tiến đánh Thăng Long, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai Trần Khát Chân(vốn là người họ Lê) đem quân Long Tiệp đi chặn giặc.Ngày 23 tháng Giêng năm Canh Ngọ (1390), ông cho phục binh ở ngã ba sông Hải Triều và sông Nhị Hà. Được hàng tướng Chiêm Thành chỉ cho chiếc thuyền của vua Chiêm, ông tập trung hỏa pháo nhằm bắn vào thuyền Chế Bồng Nga. Thuyền vua Chiêm trúng đạn, Vua Chiêm Thành chết tại trận, quân Chiêm tan vỡ. Ông cho cắt đầu Chế Bồng Nga đem về Bình Than báo tin thắng trận. Sau chiến công này, ông được phong làm Long Tiệp Bổng thần Nội vệ Thượng tướng, tước Vũ tiết quan Nội hầu. Cuộc chiến đấu có một ý nghĩa rất lớn là: không cho Chiêm Thành hung hăng lấn chiếm bờ cõi Việt Nam, trong đó công lớn nhất thuộc về Trần Khát Chân là người vốn mang họ lê của Lê Đại Hành.

Năm 1452, Ma Ha Quý Do được vua Minh Đại Tông phong làm quốc vương Chiêm Thành. Sau đó Quý Do bị Bàn La Trà Duyệt, người ở Thị Nại sát hại và cướp ngôi. Trà Duyệt chết, truyền ngôi cho em là Trà Toàn (Pau Kubah). Trà Toàn được sử sách Việt Nam mô tả là: "hung hãn, hoang dâm, bạo ngược". Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt. Năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện nhà Minh, thân hành đem 10 vạn quân thủy, bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng trấn giữ Hóa Châu Phạm Văn Hiển chống không nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về kinh đô Thăng Long. Tháng 10 năm 1470, vua Lê Thánh Tông sai Nguyễn Đình Mỹ và Quách Đình Bảo đem việc Chiêm Thành đánh úp biên giới sang báo cáo với nhà Minh. Lê Thánh Tông quyết định chinh phạt, sát nhập lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt. Ông bá cáo với dân chúng trong nước biết một cách công khai và rõ ràng về lý do xuất quân, bằng chiếu thư đánh Chiêm. Ông thân chinh cầm 200.000 quân tiến vào đất Chiêm Thành. Tháng 3 năm 1471, kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành thất thủ. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, hơn 30.000 người Chiêm bị bắt, trong đó có vua Trà Toàn. 40.000 lính Chiêm Thànhđã tử trận. Bấy giờ 1 tướng Chiêm là Bô Trì Trì chạy về đất Phan Lung, cử sứ sang cống và xin xưng thần với Đại Việt. Theo Việt Nam Sử Lược, vua Thánh Tông có ý muốn làm cho Chiêm Thành yếu đi, mới chia đất Chiêm ra làm 3 nước, phong 3 vua: 1 nước gọi Chiêm Thành, 1 nước nữa là Hóa Anh và 1 nước nữa là Nam Phan. Sau khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi, sai người sang cầu cứu nhà Minh và xin phong vương. Được tin, Lê Thánh Tông sai Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh, Trà Toại bị bắt giải về kinh. Về sau, vua nhà Minh sai sứ sang bảo Lê Thánh Tông phải trả đất cho Chiêm Thành, nhưng ông nhất quyết không chịu. Sau chiến thắng, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sát nhập lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt. Tháng 6 năm 1471, lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành được lập thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa.

Cuộc chiến tranh có rất nhiều ý nghĩa lớn lao là:

Làm suy yếu Chiêm Thành đến kiệt quệ không còn khả năng xâm lấn.
Tạo tiền đề cho các chúa Nguyễn sau này bình định hết miền Nam Việt Nam như ngày nay.
Có thể khẳng định rằng: Trong quá trình Nam Tiến kéo dài suốt 700 năm của dân tộc ta: Ở thời kì nào, triều đại nào cũng có những người mang họ Lê có công trong việc bình định, việt hóa phương nam làm cho lãnh thổ ta được cường thịnh và phát triển lâu dài.

NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM HỌ LÊ NỔI TIẾNG

Các vua nhà Tiền Lê[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Đại Hành
Lê Long Việt
Lê Long Đĩnh
Các vua nhà Hậu Lê[sửa | sửa mã nguồn]
Thời Lê sơ
Lê Thái Tổ
Lê Thái Tông
Lê Thánh Tông
Lê Nghi Dân
Lê Nhân Tông
Lê Hiến Tông
Lê Túc Tông
Lê Uy Mục
Lê Tương Dực
Lê Chiêu Tông
Lê Cung Hoàng

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu
Thời Lê trung hưng
Lê Trang Tông
Lê Trung Tông
Lê Anh Tông
Lê Thế Tông
Lê Kính Tông
Lê Thần Tông
Lê Chân Tông
Lê Huyền Tông
Lê Gia Tông
Lê Hy Tông
Lê Dụ Tông
Lê Đế Duy Phường
Lê Thuần Tông
Lê Ý Tông
Lê Hiển Tông
Lê Chiêu Thống

Đại tướng quân đội Lê Trọng Tấn
Các Nguyên Thủ Quốc Gia Họ Lê Thời cận đại[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Lê Đức Anh: Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 12 năm 1997.
Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam

Nhà bác học Lê Quý Đôn
Những người họ Lê khác[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Chân: Nữ tướng thời Hai Bà Trưng, người có công khai khẩn lập nên vùng đất đời sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay.
Lê Thị Phất Ngân: Hoàng hậu, Thái hậu nhà Lý, con của Lê Hoàn và Dương Vân Nga, vợ Lý Thái Tổ và mẹ Lý Thái Tông.
Linh Chiếu Thái hậu Lê thị, hoàng thái hậu nhà Lý, vợ Lý Anh Tông, mẹ đẻ của Lý Cao Tông.
Kiến vương Lê Tân, hoàng thân nhà Hậu Lê, cha vua Lê Tương Dực, truy tôn là Đức Tông.
Lê Quý Đôn, nhà bác học thời Lê-Trịnh
Lê Hồng Phong (1902 – 6 tháng 9 năm 1942) là Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến 1936.
Lê Thị Phi Ánh (1923-1984), vợ của vua Bảo Đại
Lê Trọng Tấn: Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam từ 6/1978-1986.
Lê Văn Lương: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Lê Hồng Anh: Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
Lê Doãn Hợp: Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Lê Công Tuấn Anh, (nam) diễn viên điện ảnh Việt Nam.
Lê Cung Bắc, diễn viên, đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú
Lê Dung, Nghệ sĩ nhân dân
Lê Văn Dũng: Đại tướng, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Lê Khả Kế (1918-2000), Nhà Từ điển học hàng đầu của Việt Nam.
Lê Minh Hoàng, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Giám đốc Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; Bị cáo trong Vụ điện kế điện tử năm 2009.
Lê Minh Hương: Thượng tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
Lê Minh Hoàn (1979- ?): Cán bộ bộ Tài nguyên và Môi trường
Lê Văn Hưu, nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký nay không còn nhưng được sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư
Lê Văn Khôi, thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An
Lê Văn Lan, Giáo sư sử học.
Lê Quang Linh, ca sĩ dòng dân ca Việt Nam.
Lê Thế Trung, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, GS.TSKH, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Giám đốc Học viện Quân Y, Giám đốc sáng lập Viện Bỏng Quốc Gia, Chủ tịch danh dự Hội Bỏng Việt Nam.
Lê Huy Ngọ, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Việt Nam), Nguyên Trưởng Ban Phòng chống Bão lụt Trung ương.
Lê Văn Thiêm: nhà toán học Việt Nam.
Lê Đức Thọ, (Ông người họ Phan) Chính khách Việt Nam, người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải Nobel Hòa bình.
Lê Đức Thúy, Tiến sĩ, cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lê Hữu Trác: tức Hải Thượng Lãn Ông, danh y Việt Nam
Lê Bá Khánh Trình, nhà toán học Việt Nam.
Lê Tự Quốc Thắng: HCV IMO lần thứ 23/1982, Giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ.
Lê Hùng Việt Bảo: 2 HCV IMO các năm 2003-2004.
Lê Xuân Tùng: nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII.
Lê Lai: Tướng của Lê Lợi đã liều mình cứu Lê Lợi
Lê Huỳnh Đức: huấn luyện viên bóng đá, cựu danh thủ bóng đá Việt Nam
Lê Công Vinh: Cầu thủ bóng đá xuất sắc, đắt giá nhất Việt Nam năm 2009.
Lê Thụy Hải: huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng của Việt Nam.
Lê Phụng Hiểu: Người có công lớn phò vua Lý Thái Tông lên ngôi hoàng đế
Lê Văn Thịnh: Thủ khoa đầu tiên trong lịch sử thi cử Việt Nam
Lê Văn Long: Võ tướng Hữu quân Đô đốc triều Quang Trung.
Lê Văn Duyệt: Công thần thời nhà Nguyễn
Lê Duy Mật: Hoàng tộc nhà Lê người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại chúa Trịnh suốt 30 năm
Lê Ngọc Hân: Công chúa con vua Lê Hiển Tông, hoàng hậu của vua Quang Trung
Lý Tự Trọng: Tên thật là Lê Văn Trọng là nhà cộng sản nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam
Ỷ Lan: Tên thật là Lê Thị Yến vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông bà là người rất giỏi trị nước
Như Quỳnh: Tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như, ca sĩ hải ngoại, gốc Quảng Trị.
Lê Ích Mộc: Trạng nguyên Việt Nam
Lê Nại: Trạng nguyên Việt Nam
Hồng Nhung: Ca sĩ Việt Nam
Lê Quang Liêm: Kì thủ cờ vua có hệ số elo cao nhất Việt Nam
Trần Bình Trọng: hậu duệ của Lê Đại Hành
Trần Khát Chân: hậu duệ của Lê Đại Hành
Lê Thế Trung: Thiếu tướng, GS.TSKH, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thầy thuốc nhân dân
Lê Thanh Hải: bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
Lê Lộng: khai quốc công thần nhà Hậu Lê
Lê Văn Linh: khai quốc công thần nhà Hậu Lê
Cung Lê: Võ sĩ gốc Việt nổi tiếng tại Hoa Kỳ
Lê Thạch: Cháu gọi Lê Lợi bằng chú, là công thần đời Hậu Lê
Lê Quýnh: Trung thần thời Lê Mạt
Miu Lê: Tên thật là Lê Ánh Nhật, nữ ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
Lê Khánh: Tên thật là Lê Kim Khánh, nữ diễn viên Việt Nam
Ngân Khánh: Tên thật là Lê Ngân Khánh, nữ diễn viên / ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
Tấn Beo: Tên thật là Lê Tấn Danh, nam diễn viên hài Việt Nam
Mạc Can: Tên thật là Lê Trung Can, nam diễn viên Việt Nam
Tăng Nhật Tuệ: Tên thật là Lê Duy Linh, nam diễn viên / nhạc sĩ Việt Nam
Vân Quang Long: Tên thật là Lê Quang Hiển, nam ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
Quang Lê: Tên thật là Lê Hữu Nghị, nam ca sĩ dân ca tại hải ngoại
Lê Nam: nhà văn gốc Việt
Lê Văn Hiếu: người Úc gốc Việt, Toàn quyền tiểu bang Nam Úc
Lê Trí Viễn: giáo sư, nhà giáo nhân dân
Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, giám mục Công giáo Việt Nam, Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế
Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_(h%E1%BB%8D)
Gia Phả Lê Văn Vàng
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Lê Văn Vàng.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Lê Văn Vàng
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.