GIA

PHẢ

TỘC

PHẠM
VĂN-TRUNG
HẬU
ĐOÀI-TIỀN
PHONG-MÊ
LINH
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

GIA PHẢ DÒNG HỌ PHẠM VĂN

THÔN TRUNG HẬU ĐOÀI, XÃ TIỀN PHONG, 

HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Soạn thảo Mùa Thu năm Canh Dần 2010

Chỉnh sửa năm Nhâm Dần 2022

(Đã qua chỉnh sửa nhiều lần)

Người soạn thảo, cập nhật:

Cụ: Phạm Xuân Thắng - Sinh 1952 Nhâm Thìn. Hậu Duệ đời thứ 4 của Cụ Tổ Phạm Văn Thành

Gia Phả này đã được đưa lên các trang mạng theo địa chỉ

BẢN 1: 

Địa chỉ trang mạng: http://vietnamgiapha.com/XemPhaKy/10553/pha_ky_gia_su.html

 Tên Gia Phả: GIA PHẢ TỘC PHẠM VĂN-TRUNG HẬU ĐOÀI-TIỀN PHONG-MÊ LINH - Hà Nội

(Phả đồ của bản Gia phả này không có Hậu Duệ Ngành Ngoại)


BẢN 2: 

Địa chỉ trang mạng: http://vietnamgiapha.com/XemGiaPha/10518/giapha.html

Tên Gia Phả: GIA PHẢ TỘC PHẠM VĂN-TRUNG HẬU ĐOÀI - Hà Nội

(Phả đồ của bản Gia phả này bao gồm cả Hậu Duệ Ngành Ngoại)


BẢN 3: 

Địa chỉ trang mạng: http://vietnamgiapha.com/XemGiaPha/11494/giapha.html

Tên Gia Phả: GIA PHẢ TỘC PHẠM VĂN-TRUNG HẬU ĐOÀI-TIỀN PHONG - Hà Nội

(Phả đồ của bản Gia phả này không có Hậu Duệ Ngành Ngoại)


Con Cháu “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI” hãy truy cập để tìm hiểu nguồn gốc dòng tộc, công lao tổ tiên, quan hệ họ hàng và tự mình có thể tham gia xây dựng Gia Phả Phạm Tộc đầy đủ, phong phú.

Mọi thông tin có liên quan xin gửi về địa chỉ:

Cụ: Phạm Xuân Thắng:

P.1811 – Tòa nhà CT2 – Chung cư 536A Minh Khai – Phường Vĩnh Tuy – Quận Hai Bà Trưng – TP.Hà Nội

ĐT/Zalo: 0334.494.439

Email: thangvy4@gmail.com





NỘI DUNG GIA PHẢ ĐÃ CẬP NHẬT

1-Trang nói về quê hương:

Bài viết: “Huyện Mê Linh quê hương tôi”

Hình ảnh: “Cổng Đền thờ Hai Bà Trưng” tại Thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, T.P Hà Nội.

Hình ảnh: “Toàn cảnh Đền thờ Hai Bà Trưng” tại Thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, T.P Hà Nội)

Bài viết: “Xã Tiền Phong”

Hình ảnh: “Trụ sở xã Tiền Phong”

Hình ảnh: “Cổng làng Trung Hậu Đoài” Quốc lộ 23 – Đối diện Chùa Trung Hậu.

Hình ảnh: “Cổng Chùa Trung Hậu” Quốc lộ 23 – Đối diện Cổng làng Trung Hậu Đoài.

2-Trang Gia Phả:

Phần thứ nhất: lời mở đầu – Ý nghĩa của việc Lập Gia phả.

Phần thứ hai: Phả ký dòng họ.

-Cụ Thủy Tổ.

-Vài nét về Hậu duệ của dòng họ.

-Các thành viên và các đời trong dòng họ.

-Tộc ước.

-Hương hỏa.

-Các ngày giỗ chính.

Phụ lục:

-Lễ Khánh thành Lăng Mộ Tổ và Nghĩa trang dòng họ Phạm Văn Trung Hậu Đoài.

-Danh sách các thành viên trong dòng họ năm 2021.

-Phả đồ toàn Gia tộc (Bao gồm cả Hậu Duệ ngành ngoại.





TRANG NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG

------


HUYỆN MÊ LINH QUÊ HƯƠNG TÔI

Mê Linh là huyện mới được nhập vào thành phố Hà Nội kể từ ngày 1/8/2008. Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp huyện Đông Anh và sông Hồng, ngăn cách với huyện Đan Phượng. Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn.

Trong quá trình hình thành và phát triển, huyện Mê Linh có nhiều lần thay đổi địa lý hành chính.

Huyện Mê Linh ngày nay được vinh dự mang một tên ra đời từ thời sơ sử: Từ năm 111.TCN đến năm 234.SCN, nhà Hán đô hộ nước ta, chia nước ta thành ba quận: Giao Cắt, Dìu Chân, Nhật Nam. Theo cách phân vừng địa lý của nhà Hán, dưới quận là huyện; phạm vi huyện tương đương phạm vi bộ của ta thời các vua Hùng dựng nước. Huyện Mê Linh thời thuộc Hán là bộ Văn Lang cũ (có bị thu hẹp một phần trong thời thục An Dương Vương) là địa bàn cư trú của các lạc tướng, lạc dân dòng dõi vua Hùng. Phạm vi huyện này gồm một vùng rất rộng trải dài hai bên sông Hồng từ núi Ba Vì đến dãy Tam Đảo tương đương với tỉnh Vĩnh Phúc. tỉnh Phú Thọ và tỉnh Sơn Tây. "Mê Linh" là một tên riêng mà lạc dân dùng để gọi xứ sở của mình, là một thổ âm - có thể là tên thường gọi của bộ Văn Lang lúc bấy giờ - đại đũa âm kép Mang hay Mạnh mà người Hán đã phiên âm bằng chữ của họ, về sau ta đọc theo âm Hán -Việt thành ra Mê Linh ”.

Địa danh Mê Linh tồn tại trong vòng 600 năm, đến thời nhà Tuỳ (TK.VI) thì không còn nữa: huyện Mê Linh bị chia thành hai huyện Gia Ninh và Tân Xương.

Huyện Yên Lãng: Đời nhà Hán là đất huyện Mê Linh, quận Gian Chỉ. Đời nhà Tề tách ra đặt làm huyện Bình Đạo; đời nhà Lương, nhà Tuỳ vẫn theo như thế. Đời nhà Đường TK.VIII đổi làm châu Nam Đạo, sau lại đổi làm Tiên Châu. Đến thời đại phong kiến tự chủ nước ta, từ nhà Đinh, nhà Lê trở đi đặt tên là Yên Lãng. Đời nhà Trần, huyện Yên Lãng thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Đời nhà Hậu Lê, nhà Nguyên, huyện Yên Lãng thuộc phủ Tam Đới , trấn Sơn Tây. Từ năm 1832 đến năm 1890, huyện Yên Lãng hợp nhất với huyện Yên Lạc thành phân phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây. Năm 1890, phân phủ Vĩnh Tường giải thể, Yên Lãng trở lại là đơn vị riêng, tách khỏi tỉnh Sơn Tây và nhập vào Vĩnh Yên. Năm 1901, lại tách khỏi tỉnh Vĩnh Yên và nhập vào tỉnh Phúc Yên.

Dưới chính thể Việt Nam Đân chủ Cộng hoà, từ tháng 8 năm 1945: phủ Yên Lãng đổi gọi là huyện Yên Lãng.

Ngày 12-2-1950, hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành lĩnh Vĩnh Phúc. Huyện Yên Lãng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Huyện Kim Anh: Đời bên Lê. nằm trong châu Cổ Pháp. Đời Lý, nằm trong phủ Thiên Đức. Đời Trần nằm trong huyện Đông Ngàn thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang. Đời Hậu Lê, Nguyễn Sơ là một phần của huyện Đông Ngàn thuộc phu Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Từ đời Lê Quang Thuận ( 1461-1469), một phân huyện Đông Ngàn được tách ra, đặt tên là Kim Hoa, thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Năm 1841 (Thiệu Trị thứ nhất), đổi tên là Kim Anh thuộc lỉnh Bắc Ninh.

Thời Pháp thuộc, năm 1901, chính quyền thực dân Pháp thành lập tỉnh Phú Lỗ. Ngày 10- 12 – 1903, tỉnh Phủ Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên: huyện Kim Anh thuộc về tỉnh mới này.

Từ ngày 12- 2- 1950, huyện Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc

Tháng 3- 1968, thi hành Quyết định của Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam Đân chủ Cộng hoà, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Hai huyện Yên Lãng và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú.

Theo Quyết định số 1781QĐ ngày 5-7- 1977, Huyện Mê Linh được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng, cùng với 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của huyện Yên Lạc, 2 xã Kim Hoa và Quang Minh của huyện Kim Anh; huyện Kim Anh hợp nhất với huyện Đa Phúc thành huyện Sóc Sơn.

Nghị quyết kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá 6 và Thông báo số 13/TBTW ngày 14-12-1978 tách huyện Bình Xuyên về hợp nhất với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo; chuyển huyện Mê Linh (chỉ còn huyện Yên Lãng và thị trấn Phúc Yên) về Thủ đô Hà Nội.

Theo Chi thị số 254/CT ngày 28-8-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chỉ đạo triển khai cụ thể việc chia tỉnh theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khoá VIII ngày 12-8-l991 về việc điều chỉnh địa giới hành chính của thành phố Hà Nội: Kể từ ngày 16-10-1991, huyện Mê Linh lại về tỉnh Vĩnh Phú.

Nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX tháng 11 năm 1996 chia tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Bắt đầu từ ngày 1- 1- 1997, huyện Mê Linh trờ lại trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Như vậy, từ ngày 1-1-1997 đến ngày 9-12-2003 (thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đào ), huyện Mê Linh có 2 thị trấn và 22 xã; trong số đó có 16 xã thuộc huyện Yên Lãng cũ và 6 xã thuộc huyện Kim Anh cũ.

Cụ thể là:

+ 2 thị trấn: Phúc Yên và Xuân Hoà.

+ 16 xã thuộc huyện Yên Lãng cũ

- Chu Phan có 4 thôn: Chu Phan, Mạnh Trữ, Nại Châu, Sa Khúc.

- Đại Thịnh có 3 thôn: Đại Báo. Nội Đồng. Thường Lệ.

- Hoàng Kim cò 3 thôn: Hoàng Kim. Hoàng Xá, Tây Xá

- Liên Mạc có 3 thôn: Bồng Mạc Xa Mạc, Yên Mạc.

- Mê Linh có 2 thôn: Hạ Lôi, Liêu Trì.

- Tam Đông có 3 thôn: Cư An, Nam Cường. Văn Lôi

-Tiến Thắng có 3 thôn: Bạch Trữ. Kim Gian. Thái Lai.

-Tiến Thịnh có 5 thôn: Kỳ Đồng, Thanh Điềm, Trung Hà, Yên Lão Giáp. yên Lão Thị.

-Tlền Châu có 7 thôn: Đạm Nội, Đạm Xuyên, Kim Chàng, Tân Lợi, Trên Non, Tlền Chân, Thịnh Kỷ.

- Tlền Phong có 3 thôn: Do Nhân, Trung Hậu, Yên Nhân.

- Tự Lập có 2 thôn Phú Mỹ. Yên Bài.

-Thạch Đà có 4 thôn: 1, 2, 3, 4.

- Thanh Lâm có 4 thôn: Lâm Hộ: Thanh Tước, Thanh Vân. lên Ninh.

- Tráng Việt có 3 thơn: Điệp Thơn, Đông Cao, Tráng Việt,

-Vạn Yên có 4 thôn: Gia Lô. Trên Đài. Vạn Phúc,Yên Nội.

- Văn Khê có 2 thôn: Khê Ngoại, Văn Quán.

+ 6 xã thuộc huyện Kim Anh cũ:

- Cao Minh có 7 thôn: Cao Quang, Đức Cung, Hiển Lề, Xuân Hoà Hạ, Xuân Hoà Thượng, Yên Diềm, Yên Mỹ.

- Kim Hoa có 5 thôn: Bạch Đa, Bảo Tháp, Kim Tlền. Ngọc Trì. Phù Trì.

- Nam Viêm có 2 thôn: Khả Do, Nam Viêm.

- Ngọc Thanh có 3 thôn: Ngọc Quang, Thanh Cao, Thanh Lộc.

- Phúc Thắng có 4 thôn: Đại Phùng, Nhức Khúc, Xuân Mai, Xuân Phương

- Quang Minh có 4 thôn: Chi Đông, Gia Trung, Gia Thượng. Giai Lạc.

Thi hành Nghị định Chính Phủ số 153/2003/NĐ-CP ngày 9-12-2003 về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc: Huyện Mê Linh đã tách toàn bộ diện lích tự nhiên và dân số của thị trấn Phúc Yên, thị trấn Xuân Hoà và các xã Phúc Thắng, Tlền Châu, Nam Viêm, Cao Minh, Ngọc Thanh về thị xã Phúc Yên.

Ngày 01/08/2008, huyện Mê Linh lại được nhập vào thành phố Hà Nội gồm 18 đơn vị hành chính trực thuộc:

-16 xã là: Kim Hoa, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Vạn Yên, Tam Đồng, Mê Linh, Văn Khê, Tráng Việt, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, Liên Mạc, Tiền Phong, Tự Lập

-2 thị trấn là: thị trấn Quang Minh, thị trấn Chi Đông.

Điều kiện tự nhiên Mê Linh là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất đai có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chia thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đê sông Hồng, tiểu vùng trũng. Kinh tế Nông nghiệp: trồng lúa và hoa màu cho năng suất cao, sản lượng nông sản có tiếng trên thị trường.

Mê Linh là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Nhưng bù lại huyện lại có tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản.

Cơ sở hạ tầng Mạng lưới giao thông phát triển khá hoàn chỉnh gồm các tuyến đường bộ, đường sông và đường sắt rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Hệ thống lưới điện, nguồn điện, hệ thống cấp nước, nguồn nước, hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu toàn vùng, mặc dù chưa được hoàn thiện lắm.

Quy mô phát triển giáo dục đồng đều và ổn định ở tất cả các ngành học, bậc học. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ ngày càng cao.

Du lịch Huyện có tuyến đê sông Hồng dài 19km và một vùng đất rộng, trù phú có thể phát triển tuyến du lịch sinh thái phục vụ du khách những ngày nghỉ cuối tuần.

Ngoài ra còn có những địa điểm tham quan nổi tiếng như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa Xuân.

Phạm Xuân Thắng (Sưu tầm)



Cổng Đền thờ Hai Bà Trưng

(Thôn Hạ Lôi, Xã Mê Linh, huyện Mê Linh, T.P Hà Nội)


Toàn cảnh Đền thờ Hai Bà Trưng

(Thôn Hạ Lôi, Xã Mê Linh, huyện Mê Linh, T.P Hà Nội)



XÃ TIỀN PHONG


Hình ảnh trụ sở xã Tiền Phong

 

Tiền Phong là xã nằm ở cửa ngõ huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội 21km về phía Nam, cách sân bay Nội Bài 11 km, đồng thời Đường 100m khu đô thị Mê Linh, quốc lộ 23B và tỉnh lộ 301 chạy qua. Tiền Phong là xã có tốc độ Đô thị hóa cao nhất huyện. Xã có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp thị trấn Quang Minh; Phía Nam và Đông Nam giáp các xã Đại Mạch, Nam Hồng và Kim Chung của huyện Đông Anh; phía Tây giáp các xã Đại Thịnh, Mê Linh, Tráng Việt.

Tiền Phong có tổng diện tích tự nhiên là 1.056,93ha; chiếm 7,43% tổng diện tích của huyện. Trong đó đất nông nghiệp 225,75ha; đất phi nông nghiệp 829,26 ha, đất chưa sử dụng 1,92ha.

Xã có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào. Diện tích mặt nước Đầm Và khoảng 105ha chạy dọc theo địa bàn xã.

Tiền Phong là xã có bề giầy lịch sử, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, năm 1998 nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Tiền Phong đã vinh dự được Chủ tịch nước Tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Cờ “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Tiền Phong chuyển đổi mô hình kinh tế nhanh đáp ứng với sự đô thị hóa nông thôn nông nghiệp, xã được công nhận Chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2011-2016,  là xã giàu truyền thống văn hóa, toàn xã có 4.416 hộ với 19.734 nhân khẩu sống ở 8 thôn gồm: Ấp 1; Ấp Trung hậu; Do Nhân Thượng; Do Nhân Hạ, Phố Yên, Trung Hậu Đông; Trung Hậu Đoài và thôn Yên Nhân.

Tiền Phong hầu hết các thôn đều có di tích văn hóa cụ thể:

+Thôn Ấp 1 có Miếu Làng;

+Thôn Ấp Trung Hậu có Miếu Làng;

+ Thôn Do Nhân Thượng có Đình Làng + Chùa Linh Thiên;
+ Thôn Do Nhân Hạ có Chùa Khai Quang;

+ Thôn Phố Yên có Chùa Tùng Lâm;

+ Thôn Trung Hậu Đông có Đình Làng;

+ Thôn Trung Hậu Đoài có Đình Làng;

+ Thôn Yên Nhân có Miếu Bà ( được xếp hạng di tích cấp Thành phố); Chùa Thiên Long và Đền Thiện đang hoàn tất thủ tục chờ Thành phố công nhận di tích văn hóa; ngoài ra mỗi xóm đều có 01 Điếm;

Trên địa bàn xã có Chùa Trung Hậu ( Tổ Đình Trung Hậu – nằm cạnh đường Quốc lộ 23) với kiến trúc truyền thống và những cổ vật, di vật có giá trị văn hóa vô cùng quý giá.

Đảng bộ xã Tiền phong được thành lập 14/11/1945; trải qua 75 năm hình thành và phát triển đến nay toàn Đảng bộ xã có 581 Đảng viên sinh hoạt ở 15 chi bộ.

Phạm Xuân Thắng (Sưu tầm)


Cổng làng Trung Hậu Đoài

(Quốc lộ 23 - Đối diện Chùa Trung Hậu)



Cổng Chùa Trung Hậu

(Quốc lộ 23 – Đối diện Cổng làng Trung Hậu)




TRANG GIA PHẢ

(Chỉnh sửa năm 2022)

--------




PHẦN THỨ NHẤT: LỜI MỞ ĐẦU.

“ Con người có Tổ có Tông

Như Cây có Gốc như Sông có Nguồn”

Đó là những thông điệp, là những lời răn dạy truyền miệng đã gửi gắm đến chúng ta một ý nghĩa sâu sắc rằng: Người ta dù có cao sang, phú quý hay thấp kém, nghèo hèn cũng đều có Tổ Tiên như cây phải có gốc , như sông phải có nguồn.

Con người ta sinh ra trong vòng tay của cha, trong lời ru của mẹ, sâu xa hơn là trong cái nôi của dòng họ.

Quả vậy, những mong con mình sau này dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng quên tình cha, nghĩa mẹ, đừng quên đến Tổ Tông, Dòng Tộc.

“Biển nước mênh mông không đong đầy nghĩa mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Ta sống trên cõi đời này, thành công hay thất bại, có phải hoàn toàn tự bản thân ta? Kết quả dù thế nào, Ta vẫn phải biết rằng: Có Tổ Tiên mới có Ông Bà, có Cha Mẹ, có Ta và có Con Cháu của Ta mai này:

“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu,

Người ta nguồn gốc từ đâu?

Có Cha có Mẹ, rồi sau có mình”.

Các cụ thường nói: Nước có sử, nhà có phả (phổ).

Sử nói lên sự phát triển của dân tộc, truyền thống tốt đẹp và các kinh nghiệm quý báu của dân tộc qua các thời đại.

Phả (phổ) nói lên sự phát triển của dòng họ, truyền thống tốt đẹp và các kinh nghiệm quý báu của dòng họ qua các thời đại.

Ngày xưa, nhiều dòng họ rất chú ý viết gia phả. Viết gia phả bằng chữ Nôm, tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ, nhưng phổ biến nhất là chữ Hán.

Trong vài ba chục năm trở lại đây, nhiều vị cao niên, trung niên đã chú ý tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của cha ông mình, dòng họ mình, nên đã bắt tay nghiên cứu gia phả của dòng họ mình, cho dịch các phả bằng chữ Hán các cụ để lại để rồi viết phả mới bằng chữ Quốc ngữ.

Tổ Tiên Ta đã sống, đã tồn tại, đã sinh ra các thế hệ. Những gì Ta thấy được ngày hôm nay là kết quả của ngày hôm qua. Thành quả hay hậu quả! Đều là những tấm gương cho lớp con cháu chúng ta noi theo hoặc biết mà tránh.

Từ đời này qua đời khác, khi con cháu mong mỏi tìm về cội nguồn thì con đường nào dẫn dắt họ tìm được nguồn gốc dòng họ của mình đó chính là “ Gia phả của dòng họ”.

Ngày nay, tôi là lớp hậu sinh của dòng họ Phạm Văn, tôi thu thập dữ liệu và biên soạn Gia Phả này, không ngoài mục đích ghi nhớ công lao khai sáng cơ nghiệp của các bậc tiền nhân; đồng thời nhằm lưu trữ lâu dài, phổ biến rộng rãi, cập nhật thường xuyên Gia Phả Phạm Tộc để mỗi thế hệ con cháu dễ dàng tìm hiểu nguồn gốc dòng tộc, công lao tổ tiên, quan hệ họ hàng và tự mình có thể tham gia xây dựng Gia Phả Phạm Tộc đầy đủ, phong phú.

Hiện nay, việc cập nhật thông tin Gia Phả Phạm Tộc này đang tiếp tục thực hiện. Tôi mong muốn được bà con Thân Tộc có điều kiện cùng tham gia để Gia Phả Phạm Tộc ngày càng hoàn thiện.

Những ghi chép này tuy nhỏ nhoi nhưng đã cố gắng để đưa chúng ta về với cội nguồn, Ta có thể nhận biết được chỗ Ta đứng giữa Trời Đất bao la này.

Điều đáng nói là tôi đã cố gắng viết ra tất cả những gì các ngài còn để lại, những gì tôi tìm hiểu được và nhất là những điều gần gũi mà tôi còn có thể làm được, mong sao có thể giúp mọi người và giúp con cháu chúng ta trở về nguồn cội.

Tổ Tiên, Ông Bà ,Cha Mẹ đã để lại cho chúng ta biết bao công đức, ta phải làm gì để không phụ công ơn Tổ Tiên, ấy là ở chính chúng ta mà thôi. Một chút lòng thành kính dâng lên Tổ Tiên như là những nén nhang tưởng nhớ và ghi ơn sâu nặng.

“ Tổ Tiên công đức muôn đời thịnh,

Con Cháu thảo hiền vạn Tết Xuân”.




Lăng mộ Tổ và Nghĩa trang dòng họ Tại Trung Hậu Đoài

(Xây dựng và tôn tạo năm 2015)


PHẦN THỨ HAI :PHẢ KÝ DÒNG HỌ

------------------

Dòng Họ Phạm Văn, thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội - Sau đây gọi tắt là “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI” - có nguồn gốc từ thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội

Cụ Thuỷ Tổ của “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI” là Cụ PHẠM VĂN THÀNH.

Cụ PHẠM VĂN THÀNH sinh vào khoảng năm Quí Mão - 1843, không rõ quê quán ở đâu. Cụ Phạm Văn Thành đã kết duyên cùng Cụ Bà NGUYỄN THỊ NGÁT, sinh vào khoảng năm Giáp Thìn – 1844, cũng không rõ quê quán ở đâu.

Theo truyền miệng kể rằng: Cụ PHẠM VĂN THÀNH là người có vóc dáng cao to, tráng kiện, có học vấn, nói năng hoạt bát, uyên thông. Chính vì vậy, từ khi Cụ cùng Cụ bà chuyển đến khai cơ dựng nghiệp tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Cụ đã được mọi người trong thôn tin yêu kính trọng.

Hai Cụ sinh hạ được 3 người con trai (không rõ có con gái hay không).

Cụ là người có học vấn nên Cụ đã tích cực dạy dỗ con cái và cho ăn học đến nơi đến chốn, lớn lên cả 3 người con của Cụ đều là những người có chức sắc trong thôn, trong xã.

Các người con trai là:

-Cụ Phạm Văn Vãng (Con trưởng), sinh vào khoảng năm Bính Dần - 1866. Cụ làm Lý trưởng nên thường gọi là Cụ Lý Vãng.

-Cụ Phạm Xuân Tường (Con thứ 2), sinh vào khoảng năm Kỷ Tỵ - 1869. Cụ làm thông ngôn (phiên dịch) nên thường gọi là Cụ Thông Tường tức Phạm Xuân Thông.

-Cụ Phạm Văn An (Con thư 3), sinh vào khoảng năm Nhâm Thân - 1872. Không rõ có làm chức sắc gì không.

Cụ PHẠM VĂN THÀNH mất ngày 10/10 âm lịch, Cụ Bà NGUYỄN THỊ NGÁT mất ngày 23/12 âm lịch (Cả hai Cụ mất vào năm nào đều không rõ).

Mộ hai Cụ đều an táng tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội. Qua nhiều lần di chuyển, nay đã được qui tập về Nghĩa trang Dòng Họ Phạm Văn, thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.

Chính vì vậy, “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI” lấy “Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội” là Tổ quán và gọi Cụ PHẠM VĂN THÀNH là Cụ Tổ

Hàng năm, “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI”, lấy ngày 10/10 Âm lịch là ngày Giỗ Tổ.


Chương I

VÀI NÉT VỀ HẬU DUỆ

CỦA “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI”

Hậu Duệ của “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI”, tính đến nay (2022), đã phát triển thành 6 đời (Gái họ Phạm được tính là thành viên trong dòng họ).

Số thành viên trong dòng họ từ đời thứ 3 trở về trước, hiện nay đều đã mất cả, với tổng số là 28 người.

Những người đang sinh sống, hiện còn từ đời thứ 4.

Chỉ có Cụ Tổ và các Cụ đời thứ 2 là hoàn toàn sinh sống ở quê thôn Trung Hậu Đoài.

Sang đến đời thứ 3, do thời thế loạn lạc hoặc do là gái đi xây dựng gia đình, đã có Cụ dời quê đi sinh sống ở nội thành Hà Nội, Mỹ Tho và có Cụ đã mất tích do nạn đói năm 1945, không rõ sống chết ở đâu.

Đến đời thứ 4, có nhiều Cụ tham gia bộ đội chống Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; nhiều Cụ đi công tác, là cán bộ, công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều người được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng Huy hiệu 30 năm, 40 năm, 50 năm tuổi Đảng và Huân Huy chương các loại. Ngoài số thành viên làm ăn sinh sống ở quê, có một số thành viên đã xây dựng gia đình và định cư ở nơi công tác tại nội thành Hà Nội, Tam Dương Vĩnh Phúc, Mộc Châu Sơn La. 

Đến đời thứ 5, đây là thế hệ: có thành viên sinh ra và lớn lên trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nhưng phần lớn được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước đã hoàn toàn giải phóng. Phát huy truyền thống của các bậc tiền nhân, nhiều thành viên trong dòng họ đã tham gia vào bộ đội hoặc công tác trong các cơ quan nhà nước, nhiều thành viên là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có thành viên học hành đỗ bằng Đại học, Thạc sĩ. Có thành viên được đề bạt cất nhắc giữ cương vị lãnh đạo. Nhiều thành viên sinh ra, lớn lên, công tác, làm ăn sinh sống cũng như xây dựng gia đỉnh và định cư ở nơi khác (nội thành Hà Nội và Mộc Châu Sơn La). Về đời tư của thế hệ này, có thành viên đã lên chức Cụ ngoại.

Đến đời thứ 6, có một số thành viên là gái đã xây dựng gia đình (có thành viên gái đã lên chức Bà Ngoại), số thành viên là trai thì chưa có ai xây dựng gia đình.

Số thành viên từ đời thứ 4 trở đi, hiện nay chỉ mới cập nhật được dữ liệu tương đối đầy đủ của số thành viên ở ngoài Bắc (sinh sống tại quê hương Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh; các quận khác của Thành phố Hà Nội và huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La), với tổng số là: 71 thành viên (Đã mất 9, còn sống trên 18 tuổi là 46; dưới 18 tuổi là 16)

Bảng tóm tắt số liệu thống kê năm 2021 số thành viên từ đời thứ 4 trở đi cụ thể như sau:

Thành viên

Tổng số

Đẫ mất

Còn sống Trên 18 tuổi

Còn sống Dưới 18 tuổi

Trai

27

5

13

9

Dâu

14

1

13

 

Gái

30

3

20

7

Tổng số

71

9

46

16

Riêng số thành viên đang sinh sống tại Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh, chưa có đủ những dữ liệu cơ bản để cập nhật, khi nào có đủ dữ liệu sẽ cập nhật sau.

Với tinh thần vươn lên trong cuộc sống, với đức tính cần cù chịu khó, các gia đình anh em con cháu trong “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI” hiện nay đều có cuộc sống khá giả, không có hộ nghèo đói, nhà cửa đều được xây dựng kiên cố đẹp đẽ.

Những thành viên trong dòng họ đã mất, trước đây chôn cất rải rác ở mọi nơi, năm 2001 nhờ chủ trương qui hoạch của địa phương nơi Tổ quán, nên toàn bộ các ngôi mộ của dòng họ đã được qui tập vào nghĩa trang của dòng họ tai thôn Trung Hậu Đoài.

Mới đầu, do chưa có điều kiện nên nghĩa trang của dòng họ còn mang tính tạm thời. Đến năm 2015, sau khi đã họp bàn, với sự đồng lòng thống nhất cao, anh em con cháu trong dòng họ đã đóng góp tiền, của, công sức, đã xây dựng tôn tạo Lăng mộ Tổ và Nghĩa trang của dòng họ, làm cho Lăng mộ Tổ và Nghĩa trang của dòng họ trở lên đẹp đẽ như ngày nay, nhiều dòng họ đã phải khen ngợi và lấy đó làm mẫu.

Từ những năm đầu của thế kỷ 21, hàng năm con cháu trong “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI” tổ chức 2 kỳ Hội Họ đó là tiết Thanh Minh vào dịp tháng 3 âm lịch và ngày Giỗ Tổ 10/10 âm lịch.

Vào những ngày này, anh em con cháu trong dòng họ tập trung ra thăm viếng Mộ Tổ và các bậc Gia Tiên tại nghĩa trang, sau đó về nhà trưởng họ, gặp nhau tay bắt mặt mừng, cùng nhau cạn chén chúc nhau sức khỏe, vui vẻ tuyệt vời.

Trong những năm tới “DÒNG HỌ PHẠM VĂN - TRUNG HẬU ĐOÀI” còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa với nhiều nội dung phong phú để xây dựng dòng họ trở thành dòng họ kiểu mẫu.

Vì vậy, mỗi thành viên trong dòng họ cần xác định rõ trách nhiệm của mình và phải thật sự cố gắng thì ý tưởng đó mới trở thành hiện thực.


Chương II

CÁC THÀNH VIÊN VÀ CÁC ĐỜI TRONG DÒNG HỌ


ĐỜI THỨ NHẤT (CỤ THUỶ TỔ)

Thành viên 1: Thủy Tổ Phụ:

Cụ: PHẠM VĂN THÀNH

(S: 1843- Quí Mão; M: 10/10 AL)

Thành viên 2: Thủy Tổ Mẫu:

Cụ: NGUYỄN THỊ NGÁT

(S: 1844-Giáp Thìn; M: 23/12 AL)

Hai Cụ đến khai cơ dựng nghiệp tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội từ cuối thế kỷ thứ XIX, chuyên sống bằng nghề làm ruộng, cả hai Cụ đều mất vào đầu thế kỷ XX, mộ phần hai Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội.

Hai Cụ sinh hạ được 3 người con trai là

1-Cụ Phạm Văn Vãng (S: 1866-Bính Dần, M: 04/4 AL);

2-Cụ Phạm Xuân Tường (S: 1869-Kỷ Tỵ, M: 24/4 AL);

3-Cụ Phạm Văn An (S: 1872-Nhâm Thân, M: 14/01 AL).

Không rõ Hai Cụ có sinh được người con gái nào hay không.

Theo truyền miệng kể rằng: Cụ PHẠM VĂN THÀNH là người có vóc dáng cao to, tráng kiện, có học vấn, nói năng hoạt bát, uyên thông. Chính vì vậy, từ khi Cụ cùng Cụ bà chuyển đến khai cơ dựng nghiệp tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc - Nay là thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Cụ đã được mọi người trong thôn tin yêu kính trọng.

Hai Cụ sinh sống bằng nghề nông, kinh tế gia đình đủ ăn.

ĐỜI THỨ HAI (CON CỤ THUỶ TỔ)

Thành viên 3 (Con thứ 1 của Cụ Thủy Tổ - Con trai):

Cụ PHẠM VĂN VÃNG

(S:1866-B.Dần, M:04/4AL)

Thành viên 4 (Vợ Cụ Phạm Văn Vãng):

Cụ TRẦN THẾ QUÂN

(S: 1869-Kỷ Tỵ, M: 22/8 AL)

Trú quán: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Mộ phần hai Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội.

Hai Cụ sinh hạ được 4 người con (2 trai, 2 gái), người con thứ 5 của hai Cụ là người con trai nuôi, gòm các Cụ:

1-Cụ Phạm Văn Phúc (S: 1905-Ất Tỵ, M: 9/10 Canh Tý-27/11/1960);

2-Cụ Phạm Văn Tuy (S: 1908-Mậu Thân, M:4/9 Canh Dần-14/10/1950);

3-Cụ Phạm Thị Phong (S: 1911-Tân Hợi, M: Không rõ);

4-Cụ Phạm Thị Đính (S: 1914-Giáp Dần, M: 12/7 Đinh Mão-6/8/1987)

5-Cụ Nguyễn Văn Sấu (S:1916-Bính Thìn,M:14/1 Canh Ngọ-12/2/1930).

Nhìn chung kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nghề nông, nhưng thuộc diện khá giả, có của ăn của để, các con đều được học hành, 2 người con trai khi trưởng thành đều làm các chức sắc trong xã.

ĐỜI THỨ HAI (CON CỤ THUỶ TỔ)

Thành viên 5 (Con thứ 2 của Cụ Thủy Tổ - Con trai):

Cụ PHẠM XUÂN TƯỜNG Tức PHẠM XUÂN THÔNG

(S: 1869-Kỷ Tỵ, M: 24/4 AL)

Thành viên 6 (Vợ Cụ Phạm Xuân Tường):

Cụ NGUYỄN THỊ HẠ

(S:1872-N.Thân, M:24/3 AL)

Trú quán: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Mộ phần hai Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội.

Hai Cụ sinh hạ được 3 người con (1 gái 2 trai), gồm các Cụ:

1-Cụ Phạm Thị Lý (S: 1906-Bính Ngọ, M: Không rõ);

2-Cụ Phạm Xuân Lễ (S: 1908-Mậu Thân, M: 24/3 Nhâm Thìn-18/4/1952);

3-Cụ Phạm Xuân Đảo (S: 1910-Canh Tuất, Mất tích năm 1945).

Kinh tế gia đình Cụ PHẠM XUÂN TƯỜNG một phần dựa vào nghề nông, ngoài ra Cụ PHẠM XUÂN TƯỜNG do biết tiếng Pháp nên còn làm nghề thông ngôn (phiên dịch) nên mọi người còn gọi Cụ là Cụ Thông Tường tức Phạm Xuân Thông.

Kinh tế gia đình Cụ PHẠM XUÂN TƯỜNG thuộc diện nghèo đói.

Trong 3 người con, do thời thế loạn lạc, chỉ có Cụ Phạm Thị Lý là làm ăn sinh sống cùng chồng ở thôn Trung Hậu Đoài; còn Cụ Phạm Xuân Lễ thì phải đi tha phương cầu thực, làm thuê làm mướn hoặc đi ở cho nhà giàu để sinh sống, sau khi lấy vợ (cùng là người đi ở cho nhà giàu) mới về định cư tại quê vợ là thôn Nại Châu xã Bắc Ái huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phúc - Nay là thôn Nại Châu xã Chu Phan huyện Mê Linh T.P Hà Nội; Cụ Phạm Xuân Đảo, không có vợ con, do nạn đói năm 1945 nên bị mất tích, không rõ sống - chết ở đâu.

ĐỜI THỨ HAI (CON CỤ THUỶ TỔ)

Thành viên 7 (Con thứ 3 của Cụ Thủy Tổ - Con trai):

Cụ PHẠM VĂN AN

(S: 1872-Nhâm Thân, M: 14/01 AL)

Thành viên 8 (Vợ cả Cụ Phạm Văn An):

Cụ NGÔ THỊ GIỮA

(S: 1890-Canh Dần, M: 08/8 AL)

Thành viên 9 (Vợ lẽ Cụ Phạm Văn An):

Cụ NGUYỄN THỊ MÙI

(S:1900-Canh Tý, M:25/7 AL)

Trú quán: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Mộ phần của 3 Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội.

Cụ Phạm Văn An sinh hạ được 5 người con (2 trai, 3 gái)

*Người vợ cả sinh được 2 người con gái là:

1-Cụ Phạm Thị Sẹo (S: 1913-Quí Sửu, M: 06/3 Âm lịch)

2-Cụ Phạm Thị Cát (S:1917-Đinh Tỵ, M:14/6 Âm lịch);

*Người vợ lẽ sinh được 2 người con trai và 1 người con gái là

1-Cụ Phạm Văn Bảo (S:1927-Đinh Mão, M:9/9 Âm lịch),

2-Cụ Phạm Văn Định (S: 1930-Canh Ngọ, M: 5/3 Nhâm Thìn-26/3/2012)

3-Cụ Phạm Thị Yên (S: 1933-Quí Dậu, M 2020-Canh Tý).

Kinh tế gia đình Cụ PHẠM VĂN AN chủ yếu dựa vào nghề nông, thuộc diện trung bình.

Trong 5 người con, có 4 người đều làm ăn sinh sống tại thôn Trung Hậu Đoài. Riêng có Cụ Phạm Văn Định do thời thế loạn lạc phải phiêu bạt vào Nam, sau đó định cư tại 24 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường I, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay con cháu của Cụ Phạm Văn Định đều làm ăn sinh sống Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và T.P Hồ Chí Minh.

ĐỜI THỨ BA (CON CỤ PHẠM VĂN VÃNG)

Thành viên 10 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Văn Vãng - Con trai):

Cụ PHẠM VĂN PHÚC

(S:1905-ẤtTỵ, M:9/10 C.Tý-1960)

Thành viên 11 (Vợ cả Cụ Phạm Văn Phúc):

Cụ NGUYỄN THỊ CÚC

(S:1907-Đ.Mùi, M:17/4 AL)

Thành viên12 (Vợ lẽ Cụ Phạm Văn Phúc):

Cụ TRẦN THỊ CÁNH

(S:1920-C.Thân, M:28/8 AL)

Gia đình Cụ Phạm Văn Phúc Trú quán tại: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Mộ phần của 3 Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội.

Cụ Phạm Văn Phúc sinh hạ được 3 người con.

*Người vợ cả sinh được 1 người con trai là:

1-Cụ Phạm Văn Đức (S: 1930-C.Ngọ, M: 4/3 AL).

*Người vợ lẽ sinh được 1 người con gái và 1 người con trai là

1-Cụ Phạm Thị Hiền (S: 1941-Tân Tỵ)

2-Cụ Phạm Ngọc Thảo (S: 1943-Quí Mùi),

Kinh tế gia đình Cụ PHẠM VĂN PHÚC chủ yếu dựa vào nghề nông, có nhiều ruộng đất nên thuộc diện kinh tế khá giả, trong cải cách ruộng đất còn bị qui là thành phần Địa Chủ, ruộng đất bị tịch thu, sau đó nhà cửa lại bị cháy nên kinh tế bị sa sút, thuộc diện trung bình đủ ăn.

Hai người con đầu thì làm ăn sinh sống tại thôn Trung Hậu Đoài, còn người con út lớn lên khi Miền Bắc đã được Hòa bình, nên đi làm công nhân xây dựng và định cư tại nội thành Hà Nội.

ĐỜI THỨ BA (CON CỤ PHẠM VĂN VÃNG)

Thành viên 13 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Văn Vãng - Con trai):

Cụ PHẠM VĂN TUY

(S: 1908-M.Thân, M: 4/9 AL)

Thành viên 14 (Vợ Cụ Phạm Văn Tuy):

Cụ HOÀNG THỊ THOAN

(S: 1908-M.Thân, M: Không rõ)

Sinh quán: Thôn Văn Quán, xã Văn Quán, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Mộ phần hai Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong. huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Cụ Phạm Văn Tuy sinh hạ được 1 người con gái là Cụ Phạm Thị Côi. Do Cụ Phạm Văn Tuy mất sớm nên Cụ Phạm Thị Côi cùng mẹ đẻ trở về quê ngoại tại Thôn Văn Quán, xã Văn Quán, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội để làm ăn sinh sống. Nay Cụ Phạm Thị Côi đã mất.

ĐỜI THỨ BA (CON CỤ PHẠM VĂN VÃNG)

Thành viên 15 (Con thứ 3 của Cụ Phạm Văn Vãng - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ PHONG

(S: 1911-T.Hợi, M: Không rõ)

Cụ Phạm Thị Phong lấy chồng là Cụ TRẦN VĂN TẢO, trú quán tại Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Hai Cụ đã mất. Mộ phần hai Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Trần, thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Hai Cụ sinh hạ được 7 người con (5 trai, 2 gái), gồm các Cụ:

1-Cụ Trần Văn Cảo,

2-Cụ Trần Văn Miêu,

3-Cụ Trần Thị Xuyến (Lớn),

4-Cụ Trần Thị Xuyến (Nhỏ),

5-Cụ Trần Văn Hảo,

6-Cụ Trần Văn Lương

7-Cụ Trần Văn Luân.

Cả 7 Cụ đều làm ăn sinh sống tại thôn Trung Hậu Đoài.

Hiện nay đã mất 6 người, còn sống là cụ Trần Văn Lương.

ĐỜI THỨ BA (CON CỤ PHẠM VĂN VÃNG)

Thành viên 16 (Con thứ 4 của Cụ Phạm Văn Vãng - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ ĐÍNH

(S: 1911-Tân Hợi, M: 12/7 Đ.Mão-1987)

Cụ Phạm Thị Đính lấy chồng là Cụ TRỊNH NGỌC VINH (S: 1909 Kỷ Dậu, M: 12/8 Q.Hợi-1983), người Bình Lăng Thượng Phúc Hà Đông Hà Nội. trú quán tại Làng Hồ Thụy Khuê Tây Hồ Hà Nội.

Mộ phần 2 Cụ đều táng tại: Nghĩa trang Thị xã Phúc Yên Vĩnh Phúc.

Hai Cụ sinh hạ được 4 người con (2 trai, 2 gái), gồm các Cụ:

1-Cụ Trịnh Ngọc Anh.

2-Cụ Trịnh Ngọc Thịnh.

3-Cụ Trịnh Ngọc Vĩnh.

4-Cụ Trịnh Ngọc Bích.

Cả 4 Cụ đều làm ăn sinh sống tại nội thành Hà Nội.

Hiện nay đã mất 3 Cụ, còn sống là Cụ Cụ Trịnh Ngọc Vĩnh.

ĐỜI THỨ BA (CON CỤ PHẠM VĂN VÃNG)

Thành viên 17 (Con thứ 5 của Cụ Phạm Văn Vãng-Con trai nuôi):

Cụ NGUYỄN VĂN SẤU

(S:1916-B.Thìn,M:14/1 AL)

Mất khi 14 tuổi nên không có vợ con.

Mộ phần táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong. huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ BA (CON CỤ PHẠM XUÂN TƯỜNG)

Thành viên 18 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Xuân Tường - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ LÝ

(S: 1906-B.Ngọ, M: Không rõ)

Cụ Phạm Thị Lý lấy chồng là Cụ NGUYỄN VĂN TÍN (S: 1904-G.Thìn, M: Không rõ), người Trung Hậu Đoài.

Mộ phần 2 Cụ đều táng tại: Trung Hậu Đoài xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Hai Cụ sinh hạ được 5 người con đều là con gái, gồm các Cụ:

1-Cụ Nguyễn Thị Mỹ,

2-Cụ Nguyễn Thị Tục,

3-Cụ Nguyễn Thị Khả,

4-Cụ Nguyễn Thị Oanh

5-Cụ Nguyễn Thị Châm.

Trong 5 người con, có 3 người con đầu đi công nhân và định cư tại nội thành Hà Nội, Cụ Nguyễn Thị Oanh mất sớm, chỉ có Cụ Nguyễn Thị Châm là làm ăn sinh sống tại thôn Trung Hậu Đoài.

ĐỜI THỨ BA (CON CỤ PHẠM XUÂN TƯỜNG)

Thành viên 19 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Xuân Tường - Con trai):

Cụ PHẠM XUÂN LỄ

(S: 1908-M.Thân, M: 24/3 N.Thìn-1952)

Thànhviên 20 (Vợ Cụ Phạm Xuân Lễ):

Cụ NGUYỄN THỊ NHẠN

(S:1910-C.Tuất,M:18/12 Đ.Hợi-2008)


Quê quán: xóm 5, thôn Nại Châu, xã Chu Phan, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Hai Cụ trú quán: xóm 5, thôn Nại Châu, xã Chu Phan, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Mộ phần hai Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Hai Cụ sinh hạ được 2 người con trai là

1-Cụ Phạm Thanh Hải (S: 1942 Nhâm Ngọ, M:25/9 Bính Tuất-15/11/2006)

2-Cụ Phạm Xuân Thắng (S: 17/11/1952-01/10 Nhâm Thìn).

Kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nghề nông; trước Cách mạng tháng 8/1945 và trong kháng chiến chống Pháp thuộc diện nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn hoặc tha phương cầu thực để sinh sống; sau cải cách ruộng đất kinh tế thuộc diện trung bình đủ ăn. Năm 1978 Cụ bà lên cư trú cùng gia đình người con trai thứ 2 tại tiểu khu 4 thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Cả hai người con của hai Cụ đều là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người con cả công tác tại Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Tam Dương Vĩnh Phúc, tham gia bộ đội chống Mỹ cứu nước, sau đó lại về công tác tại Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Tam Dương Vĩnh Phúc và nghỉ hưu, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy hiệu 30, 40, 50 tuổi Đảng và Huân Huy chương kháng chiến các loại.

Người con thứ hai tham gia công tác trong lực lượng Công an nhân dân, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy hiệu 30 năm, 40 năm tuổi Đảng. Huy chương Chiến Sĩ Vẻ Vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy chương Vì An ninh Tổ quốc; Huy hiệu Vì sự nghiệp phát triển Sơn La.

ĐỜI THỨ BA (CON CỤ PHẠM XUÂN TƯỜNG)

Thành viên 21 (Con thứ 3 của Cụ Phạm Xuân Tường - Con trai):

Cụ PHẠM XUÂN ĐẢO

(S: 1910 C.Tuất - MẤT TÍCH 1945).

Sinh trú quán: thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Không có vợ con.

Do nạn đói năm 1945 nên phiêu bạt đi đâu không ai biết, không rõ sống chết thế nào.

Nạn đói năm 1945 đã từng được ví là “sự hủy diệt khủng khiếp” trong lịch sử vốn đã quá nhiều đau thương, mất mát của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã so sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn thất của cuộc chiến tranh Pháp- Đức, Người viết “Nạn đói kém nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ, trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chỉ chết 1 triệu người, nước Đức chỉ chết chừng 3 triệu người. Thế mà, nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ ta đã chết hơn 2 triệu người…” (Trích Hồ Chủ Tịch hô hào chống nạn đói năm 1945).

ĐỜI THỨ BA (CON VỢ CẢ CỤ PHẠM VĂN AN)

Thành viên 22 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Văn An - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ SẸO

(S: 1913 Q.Sửu, M: 06/3 AL)

Cụ Phạm Thị Sẹo lấy chồng là Cụ ĐÀO VĂN ĐỨC (S: 1911-T.Hợi, M: Không rõ), người Trung Hậu Đoài.

Mộ phần 2 Cụ đều táng tại: Trung Hậu Đoài xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Cụ Phạm Thị Sẹo không có con đẻ nên nuôi 1 người con trai nuôi là Cụ Đào Văn Phùng quê ở Gia Lâm Hà Nội. Cụ Đào Văn Phùng tham gia bộ đội chống Mỹ cứu nước, đã hy sinh, được công nhận là Liệt sĩ.

ĐỜI THỨ BA (CON VỢ CẢ CỤ PHẠM VĂN AN)

Thành viên 23 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Văn An - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ CÁT

(S: 1917 Đ.Tỵ, M: 14/6 AL)

Cụ Phạm Thị Cát lấy chồng là Cụ NGUYỄN VĂN TIÊU (S: 1915 Ấ.Mão, M: Không rõ), người làng Trung Hậu Đông xã Tiền Phong.

Mộ phần hai Cụ đều táng tại: thôn Trung Hậu Đông, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Hai Cụ sinh hạ được 6 người con (5 gái 1trai) là

1-Cụ Nguyễn Thị Ngọ,

2-Cụ Nguyễn Thị Sâm,

3-Cụ Nguyễn Thị Tảo,

4-Cụ Nguyễn Thị Căn,

5-Cụ Nguyễn Văn Cừ.

6-Cụ Nguyễn Thị Sáu,

Trong 6 người con, có Cụ Nguyễn Thị Sáu đi công nhân và định cư tại nội thành Hà Nội, còn 5 Cụ còn lại đều làm ăn sinh sống tai quê nội là thôn Trung Hậu Đông, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ BA (CON VỢ LẼ CỤ PHẠM VĂN AN)

Thành viên 24 (Con thứ 3 của Cụ Phạm Văn An - Con trai):

Cụ PHẠM VĂN BẢO

(S: 1927 Đ.Mão, M: 09/9 AL)

Thành viên 25 (Vợ Cụ Phạm Văn Bảo):

Cụ TRẦN THỊ VẤN

(S: 1929 K.Tỵ, M: 02/02 AL)

Trú quán: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Mộ phần 2 Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nghề nông; thuộc diện trung bình đủ ăn.

Hai Cụ sinh hạ được 5 người con (4 gái 1trai) là

1-Cụ Phạm Thị Thìn,

2-Cụ Phạm Thị Bính,

3-Cụ Phạm Thị Tâm,

4-Cụ Phạm Văn Lộc,

5-Cụ Phạm Thị Nụ.

Trong 5 người con có Cụ Phạm Thị Thìn là người mất sớm từ khi chưa lấy chồng; Cụ Phạm Thị Bính đi lấy chồng và đinh cư tại Thôn Do Thượng, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội; Cụ Phạm Thị Nụ lấy chồng và định cư tại quê chồng, còn lại Cụ Phạm Thị Tâm và Cụ Phạm Văn Lộc làm ăn sinh sống tại quê Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Cụ Phạm Thị Tâm sống đọc thân.

ĐỜI THỨ BA (CON VỢ LẼ CỤ PHẠM VĂN AN)

Thành viên 26 (Con thứ 4 của Cụ Phạm Văn An - Con trai):

Cụ PHẠM VĂN ĐỊNH

(S: 1930 C.Ngọ, M: 5/2 N.Thìn-2012)

Thành viên 27 (Vợ Cụ Phạm Văn Định):

Cụ VŨ THỊ SEN

(S:1934 G.Tuất; M: 30/5 T.Sửu-9/7/2021)


Sinh quán tại: Thôn Trung Hậu Đông, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Do thời thế loạn lạc hai Cụ phải phiêu bạt vào Nam, sau đó định cư tại 24 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường I, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Mộ phần hai Cụ đều táng tại: Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Hai Cụ sinh hạ được 9 người con (5 gái 4 trai) là

1-Cụ Phạm Thị Hoà,

2-Cụ Phạm Thị Thuận,

3-Cụ Phạm Thị Vui,

4-Cụ Phạm Thị Nhàn,

5-Cụ Phạm Quốc Việt,

6-Cụ Phạm Quốc Hùng,

7-Cụ Phạm Quốc Tuấn,

8-Cụ Phạm Thị Thu

9-Cụ Phạm Quốc Dũng.

Hiện nay Cụ Hòa và Cụ Tuấn đã mất. Con cháu của hai Cụ đều làm ăn sinh sống tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.

ĐỜI THỨ BA (CON VỢ LẼ CỤ PHẠM VĂN AN)

Thành viên 28 (Con thứ 5 của Cụ Phạm Văn An - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ YÊN

(S: 1933 Q.Dậu, M 2020 Canh Tý)


Cụ Phạm Thị Yên lấy chồng là Cụ TRẦN VĂN ĐỐNG (S: 1930 C.Ngọ, M: 2016 Bính Thân), người cùng thôn Trung Hậu Đoài xã Tiền Phong.

Mộ phần hai Cụ đều táng tại: thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Hai Cụ sinh hạ được 8 người con (6 trai 2 gái) là

1-Cụ Trần Văn Thế,

2-Cụ Trần Văn Đáng,

3-Cụ Trần Văn Sáng,

4-Cụ Trần Thị Điệp,

5-Cụ Trần Văn Tùng,

6-Cụ Trần Văn Tiến,

7-Cụ Trần Thị Phương,

8-Cụ Trần Văn Phi.

Cả 8 người con của hai Cụ đều làm ăn sinh sống tại Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ TƯ (CON VỢ CẢ CỤ PHẠM VĂN PHÚC)

Thành viên 29 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Văn Phúc - Con trai):

Cụ PHẠM VĂN ĐỨC

(S: 1930-C.NGỌ, M: 4/3 T.TỴ-2001)

Thành viên 30 (Vợ cả Cụ Phạm Văn Đức):

Cụ NGUYỄN THỊ LÝ

(S:1932N.Thân,M:15/10 AL)

Cả 2 Cụ đều sinh trú quán: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Mộ phần 2 Cụ đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Thành viên 31 (Vợ kế Cụ Phạm Văn Đức):

Cụ TRẦN THỊ ĐỘ

(S: 1940 C.Thìn)

Sinh quán: Thôn Văn Quán, xã Văn Quán, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Trú quán: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nghề nông; thuộc diện trung bình đủ ăn.

Cụ Phạm Văn Đức sinh hạ được 9 người con (3 trai 6 gái).

*Người vợ cả sinh được 5 người con (1 trai) là

1-Bà Phạm Thị Chắt,

2-Bà Phạm Thị Hoà,

3-Ông Phạm Văn Thử,

4-Bà Phạm Thị Thanh,

5-Bà Phạm Thị Ngọc;

*Người vợ kế sinh được 4 người con (2 trai 2 gái) là

1-Bà Phạm Thị Lan,

2-Ông Phạm Văn Trúc,

3-Bà Phạm Thị Nguyệt

4-Ông Phạm Văn Mạnh.

Trong 9 người con của Cụ Phạm Văn Đức có Bà Phạm Thị Chắt mất sớm từ khi chưa lấy chồng; Bà Phạm Thị Nguyệt đi xuất khẩu lao động và định cư tại nước Cộng hòa Sec; Bà Phạm Thị Ngọc lấy chồng và định cư tại Thôn Trung Hậu Đông, xã Tiền Phong; còn lại đều làm ăn sinh sống tại Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ TƯ (CON VỢ LẼ CỤ PHẠM VĂN PHÚC)

Thành viên 32 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Văn Phúc - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ HIỀN

(S: 1941 TÂN TỴ)


Hiện nay đang cư trú tại: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Cụ Phạm Thị Hiền lấy chồng là Cụ HOÀNG VĂN NGHỆ (S:1938M.Dần,M: Không rõ), người cùng thôn Trung Hậu Đoài xã Tiền Phong. Mộ phần Cụ HOÀNG VĂN NGHỆ táng tại: thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Hai Cụ sinh hạ được 6 người con (4 trai 2 gái) là

1-Ông Hoàng Văn Thanh,

2-Ông Hoàng Văn Minh,

3-Ông Hoàng Văn Long,

4-Ông Hoàng Văn Phi,

5-Bà Hoàng Thị Hải

6-Bà Hoàng Thị Lâm.

Cả 6 người con đều làm ăn sinh sống tại Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội

ĐỜI THỨ TƯ (CON VỢ LẼ CỤ PHẠM VĂN PHÚC)

Thành viên 33 (Con thứ 3 của Cụ Phạm Văn Phúc - Con trai):

Cụ PHẠM NGỌC THẢO

(S: 1943 Quí Mùi)


Sinh quán: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Thành viên 34 (Vợ Cụ Phạm Văn Thảo):

Cụ ĐINH THỊ THÂN

(S: 1945 Ất Dậu)


Sinh quán: Thôn Khê ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0393.063.913

Hiện nay 2 Cụ đang cư trú tại: Số nhà 103-C33-Phường Mai Động-Quận Hoàng Mai-TP.Hà Nội.

Cụ Phạm Ngọc Thảo sinh được 5 người con (1 trai 4 gái) là

1-Ông Phạm Ngọc Thiện,

2-Bà Phạm Thị Kim Loan,

3-Bà Phạm Thị Thuý,

4-Bà Phạm Thị Bích Vượng,

5-Bà Phạm Thị Vân.

Trong 5 người con của Cụ Phạm Ngọc Thảo, có bà Phạm Thị Bích Vượng hiện đang làm ăn sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại 4 người con đều làm ăn sinh sống tại Hà Nội.

ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN TUY)

Thành viên 35 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Văn Tuy - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ CÔI

(S: 1941-Tân Tỵ; M: 16/4 Nhâm Dần - 16/5/2022)

Trú quán: Xã Văn Quán, Huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Mộ phần táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Cụ Phạm Thị Côi không lấy chồng, nuôi 1 người con gái nuôi là bà: Phạm Thị Thắm.

ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM XUÂN LỄ)

Thành viên 36 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Xuân Lễ - Con trai):

Cụ PHẠM THANH HẢI

(S:1942-N.Ngọ; M:25/9 B.Tuất-2006)


Sinh quán: Nại Châu, Chu Phan, Mê Linh, Hà Nội.

Mộ phần tang tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Cụ Phạm Thanh Hải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1962 đi Công tác tại Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Tam Dương Vĩnh Phúc; năm 1968 đi bộ đội chống Mỹ; năm 1973 lại về Công tác tại Nhà máy thực phẩm; năm 1989 nghỉ hưu.

Trong quá trình công tác Cụ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân Huy chương các loại, được tặng Huy hiệu 30, 40 năm tuổi Đảng, cùng nhiều giấy khen và bằng khen khác. Hiện nay chỉ còn giữ lại được tấm bằng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và tấm Huân
Chương kháng chiến Hạng Nhì.



Thành viên 37 (Vợ Cụ Phạm Thanh Hải):

Cụ NGUYỄN THỊ LẠC

(S: 1945-Ất Dậu)


Sinh quán: Sơn Dương, Tuyên Quang

Hiện đang cư trú tại: Đội 3, Là Ngà, Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La.

Cụ Nguyễn Thị Lạc Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đi Công tác tại Nhà máy Thực phẩm xuất khẩu Tam Dương Vĩnh Phúc. Được cử đi học nước ngoài tại Bungari, sau đó lại về công tác tại Nhà máy Thực phẩm xuất khẩu Tam Dương Vĩnh Phúc; năm 1989 nghỉ hưu.

Trong quá trình công tác Cụ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân Huy chương các loại, được tặng Huy hiệu 30, 40, 50, 55 năm tuổi Đảng, cùng nhiều giấy khen và bằng khen khác.


Cụ Phạm Thanh Hải và Cụ Nguyễn Thị Lạc kết duyên với nhau năm 1974 và cư trú tại Duy Phiên Tam dương Vĩnh Phúc; năm 2003 chuyển lên cư trú tại Đội 3, bản Là Ngà, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cụ Phạm Thanh Hải cư trú ở đây được 3 năm thì mất.

Từ khi xây dựng gia đình, 2 Cụ một lòng chung thủy yêu thương nhau, cùng nhau xây dựng hạnh phúc, 2 Cụ đã sinh hạ được 6 người con (5 trai 1 gái) là:

1-Ông Phạm Tiến Dũng,

2-Ông Phạm Thành Nam,

3-Ông Phạm Thanh Sơn,

4-Ông Phạm Hùng Anh,

5-Ông Phạm Thành Huy

6-Bà Phạm Thị Thu.

Ông Phạm Hùng Anh và Ông Phạm Thành Huy đã mất từ khi còn trẻ. Mộ phần đều táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Ông Phạm Tiến Dũng mất ngày 11/6/2021 (tức 02/5 Tân Sửu). Mộ phần táng tại Đội 3, bản Là Ngà, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Trong các người con của 2 Cụ có Ông Phạm Thành Nam là người thành đạt hơn cả: Được đi học y sĩ và công tác tại Trạm xá xã Nà Mường huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian công tác đã đi học chuyên tu, lấy bằng Bác sĩ. Năm 2010 được đề bạt làm Phó tram trưởng Trạm xá xã Nà Mường, năm 2015 được đề bạt Tram trưởng Trạm xá xã Nà Mường. Năm 2021 đỗ Thạc sĩ Y Khoa tại Đại học Y Thái Nguyên.

Các người con còn lại đều làm ăn sinh sống bình thường bằng nghề làm Nông nghiệp và buôn bán nhỏ tại Mộc Châu Sơn La.

ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM XUÂN LỄ)

Thành viên 38 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Xuân Lễ - Con trai):

Cụ PHẠM XUÂN THẮNG

(S: 17/11/1952-01/10 N.Thìn)


Theo khai sinh, S: 01/10/1952 nên tất cả các giấy tờ đều ghi sinh 01/10/1952

Sinh quán: Nại Châu, Chu Phan, Mê Linh, Hà Nội.

Điện thoại: 0334.494.439

Email: thangvy4@gmail.com

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thong (10/10) được 1 năm, năm 1972, Cụ Phạm Xuân Thắng được tuyển vào học Trung cấp Công An tại Suối Hai, Ba Vì, khi ra trường được điều động công tác tại Công an tỉnh Sơn La. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1999 hưởng lương Trung tá. Năm 2002 nghỉ hưu; Cụ đã được tặng thưởng Huy hiệu 30 năm, 40 năm tuổi Đảng; Huy chương Chiến sĩ Vẻ Vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy chương Vì an ninh Tổ quốc; cùng nhiều giấy khen và bằng khen khác. Trong quá trình công tác của Cụ đã gắn bó với mảnh đất Sơn La, Cụ đã được tặng huy hiệu Vì sự nghiệp phát triển Sơn La.

Đối với công việc chung của dòng họ, năm 2015 Cụ Phạm Xuân Thắng đã khởi xướng, bàn bạc thống nhất với anh em con cháu trong dòng họ, đóng góp nhiều công lao để cùng anh em con cháu trong dòng họ xây dựng tôn tạo Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ, làm cho Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ trở nên khang trang đẹp đẽ như ngày nay.

Một số hình ảnh của Cụ Phạm Xuân Thắng


Cụ Phạm Xuân Thắng khi còn trẻ (ảnh chụp lại thẻ Ngành năm 1992)



Cụ Phạm Xuân Thắng năm 2021 (70 tuổi)




    




            


Thành viên 39 (Vợ Cụ Phạm Xuân Thắng):

Cụ PHAN THỊ TƯỜNG VY

(S: 09/01/1959-01/12 M.Tuất)



Quê quán: Thượng Đồng, Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định Sinh quán: Ubon-Thái Lan

Điện thoại: 0382.645.098; 0912.493.659

Tốt nghiệp Trung học phổ thông (10/10) năm 1976. Cụ Phan Thị Tường Vy đi học Trung cấp Dược, năm 1979 ra trường công tác tại Bệnh viện Yên Châu Sơn La, năm 1980 chuyển về công tác tại Bệnh viện Mộc Châu Sơn La. Được đề bạt làm Trưởng khoa Dược. Năm 1989 chuyển công tác tại Hiệu thuốc Mộc Châu. Năm 2003 nghỉ hưu, tiếp tục làm y tá Tiểu khu 4. Quá trình công tác Cụ đã được tặng Kỷ niệm chương Vì Sức khoẻ nhân dân và Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp dân số




    

Cụ Phạm Xuân Thắng và Cụ Phan Thị Tường Vy kết duyên với nhau năm 1980, cư trú tại Tiểu khu 4, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, hai Cụ một lòng chung thủy yêu thương nhau, cùng nhau xây dựng hạnh phúc, gương mẫu thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy 2 Cụ chỉ sinh 2 người con (1 gái 1 trai) là:

1-Bà Phạm Thị Vĩnh Hà.

2-Ông Phạm Xuân Chiến.

Kinh tế gia đình chủ yếu thu nhập qua lương hàng tháng.

Năm 2019 cả hai Cụ đã chuyển về cư trú tại Căn hộ 11 – tầng 18 – tòa CT2 – Chung cư 536a Minh Khai – phường Vĩnh Tuy – quận Hai Bà Trưng – T.P Hà Nội.


ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN BẢO)

Thành viên 40 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Văn Bảo - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ THÌN

(S: 1952-N.Thìn, M: 5/2 AL)

Sinh trú quán: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Cụ Phạm Thị Thìn mât khi chưa lấy chồng

Mộ phần táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN BẢO)

Thành viên 41 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Văn Bảo - Con gái)

Cụ PHẠM THỊ BÍNH

(S: 1956-B.Thân)

Cụ Phạm Thị Bính lấy chồng là Cụ NGUYỄN VĂN PHÍCH (S: Không rõ), người Do Thượng, xã Tiền Phong.

Hai Cụ sinh hạ được 3 người con (2 trai 1 gái) là

1-Ông Nguyễn Văn Phong,

2-Ông Nguyễn Văn Lưu,

3-Bà Nguyễn Thị Phượng.

Cả 3 người con của hai Cụ đều làm ăn sinh sống tại Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.


ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN BẢO)

Thành viên 42 (Con thứ 3 của Cụ Phạm Văn Bảo - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ TÂM

(S: 1960 CANH TÝ)

Sinh trú quán: Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Sống độc thân

ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN BẢO)

Thành viên 43 (Con thứ 4 của Cụ Phạm Văn Bảo - Con trai):

Cụ PHẠM VĂN LỘC

(S: 05/5/1964-G.THÌN).


Điện thoại: 0973.820.954

Thành viên 44 (Vợ Cụ Phạm Văn Lộc):

Cụ LÊ THỊ HOÀ

(S: 1964-GIÁP THÌN).


Sinh quán: Văn Quán, Mê Linh, Hà Nội. Hai Cụ trú quán tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Kinh tế gia đình thuộc diện khá giả. Thu nhập chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp.

Hai Cụ sinh hạ được 2 người con trai là

1-Ông Phạm Văn Bình.

2-Ông Phạm Văn Minh.

Cả 2 người con của Hai Cụ đều làm ăn sinh sống tại Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Đối với công việc chung của dòng họ, Cụ Phạm Văn Lộc đã có nhiều công lao trong việc qui tập mồ mả Gia tiên và xây dựng nghĩa trang dòng họ. Đặc biệt năm 2015, đã rất nhiệt tình cùng anh em con cháu trong dòng họ xây dựng tôn tạo Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ, làm cho Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ trở nên khang trang đẹp đẽ như ngày nay.

ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN BẢO)

Thành viên 45 (Con thứ 5 của Cụ Phạm Văn Bảo - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ NỤ

(S: 1968-M.THÂN).

Cụ Phạm Thị Nụ lấy chồng là Cụ NGUYỄN VĂN CỨ (S: Không rõ), người làng Nội Đồng.

Hai Cụ sinh hạ được 1 người con gái là Nguyễn Thị Nương. Hiện còn nhỏ.

ĐỜI THỨ NĂM (CON VỢ CẢ CỤ PHẠM VĂN ĐỨC)

Thành viên 46 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Văn Đức - Con gái):

Bà PHẠM THỊ CHẮT

(S: 1952 N.Thìn; M: 05/5 AL)

Sinh quán: Trung Hậu Đoài, Tiền Phong. Bà Phạm Thị Chắt mât khi chưa lấy chồng

Mộ phần táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong.

ĐỜI THỨ NĂM (CON VỢ CẢ CỤ PHẠM VĂN ĐỨC)

Thành viên 47 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Văn Đức - Con gái):

Bà PHẠM THỊ HOÀ

(S: 1954- GIÁP NGỌ)


Sinh trú quán: Trung Hậu Đoài, Tiền Phong.

Bà Phạm Thị Hòa lấy chồng là Ông HỒ VĂN DUNG (S:1952-N.Thìn; M:18/11N.Ngọ-2002), người Trung Hậu Đoài.

Mộ phần Ông HỒ VĂN DUNG táng tại: thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Hai ông bà sinh hạ được 3 người con (1 trai 2 gái) là

1-Hồ Thị Thuỷ;

2-Hồ Văn Dũng;

3-Hồ Thị Hạnh.

Cháu Hồ Văn Dũng mất khi còn trẻ, chưa lấy vợ.

Còn lại 2 cháu gái đều làm ăn sinh sống tại Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Bà Hòa có cháu ngoại đã lấy chồng nên đã lên chức Cụ ngoại.

ĐỜI THỨ NĂM (CON VỢ CẢ CỤ PHẠM VĂN ĐỨC)

Thành viên 48 (Con thứ 3 của Cụ Phạm Văn Đức - Con trai):

Ông PHẠM VĂN THỬ

(S: 1958-MẬU TUẤT)


Điện thoại: 0986.738.115 – 0993.075.224

Thành viên 49 (Vợ Ông Phạm Văn Thử):

Bà TRẦN THỊ TÂM

(S: 02/10/1960-12/8 CANH TÝ)


Điện thoại: 01635.576.605

Hai ông bà cư trú tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Ông Phạm Văn Thử tham gia bộ đội từ năm ….đến năm…..

Hai ông bà làm ăn sinh sống bằng nghề nông, kinh tế gia đình khá giả.

Hai ông bà sinh được 5 người con (1 trai 4 gái) là

1-Phạm Thị Minh,

2-Phạm Thị Dần,

3-Phạm Thị Bích,

4-Phạm Thị Liên,

5-Phạm Văn Long.

Trong 5 cháu, có cháu Phạm Thị Bích đã tốt nghiệp Đại học y làm Bác sĩ và công tác tại Bệnh viện Quốc tế trong khu đô thị Times City (Hà Nội); cháu Phạm Văn Long đã tốt nghiệp Đại học đang chờ xin việc làm. Còn lại 3 cháu đều làm ăn sinh sống tại Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Đối với công việc chung của dòng họ, Ông Phạm Văn Thử đã có nhiều công lao trong việc qui tập mồ mả Gia tiên và xây dựng nghĩa trang dòng họ. Đặc biệt năm 2015, đã rất nhiệt tình cùng anh em con cháu trong dòng họ xây dựng tôn tạo Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ, làm cho Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ trở nên khang trang đẹp đẽ như ngày nay.

Hai Ông Bà có cháu ngoại đã lấy chồng nên đã lên chức Cụ ngoại.

ĐỜI THỨ NĂM (CON VỢ CẢ CỤ PHẠM VĂN ĐỨC)

Thành viên 50 (Con thứ 4 của Cụ Phạm Văn Đức - Con gái):

Bà PHẠM THỊ THANH

(S: 1963-QÚI MÃO)

Bà Phạm Thị Thanh lấy chồng là Ông NGUYỄN VĂN TÁM (S: 20/8/1955-03/7 Ất Mùi), người Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong.

Hai ông bà sinh trú quán tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Sinh sống bằng nghề nông. Kinh tế khá giả. Sinh được 3 người con (1 trai 2 gái) là

1-Nguyễn Thị Thuỷ,

2-Nguyễn Thị Thái,

3-Nguyễn Công Thiết.

Cả 3 cháu đều làm ăn sinh sống tại Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ NĂM (CON VỢ CẢ CỤ PHẠM VĂN ĐỨC)

Thành viên 51 (Con thứ 5 của Cụ Phạm Văn Đức - Con gái):

Bà PHẠM THỊ NGỌC

(S: 11/8/1969-29/6 KỶ DẬU)


Bà Phạm Thị Ngọc lấy chồng là Ông VŨ VĂN DƯƠNG (S: 18/01/1965-16/12 G.Thìn), người Trung Hậu Đông, xã Tiền Phong.

Hai ông bà cư trú tại thôn Trung Hậu Đông, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Ông Vũ văn Dương là công chức xã, có thời gian là phó chủ tịch xã; bà Phạm Thị Ngọc làm nghề nông. Kinh tế khá giả. Hai ông bà sinh được 2 người con trai là

1-Vũ Văn Chương,

2-Vũ Văn Nam.

Cả 2 cháu đều làm ăn sinh sống tại Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ NĂM (CON VỢ KẾ CỤ PHẠM VĂN ĐỨC)

Thành viên 52 (Con thứ 6 của Cụ Phạm Văn Đức - Con gái):

Bà PHẠM THỊ LAN

(S: 1973-QÚI SỬU)

Bà Phạm Thị Lan lấy chồng là Ông NGUYỄN VĂN ON (S: 12/9/1971-23/7 T.Hợi), người Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong.

Hai ông bà cư trú tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Sinh sống bằng nghề làm nông. Kinh tế khá giả. Hai ông bà sinh được 3 người con (1 trai 2 gái) là

1-Nguyễn Thị Phương,

2-Nguyễn Thị Nhung,

3-Nguyễn Thành Đạt.

Cả 3 cháu đều làm ăn sinh sống tại Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ NĂM (CON VỢ KẾ CỤ PHẠM VĂN ĐỨC)

Thành viên 53 (Con thứ 7 của Cụ Phạm Văn Đức - Con trai):

Ông PHẠM VĂN TRÚC

(S: 1975-ẤT MÃO)

Thành viên 54 (Vợ Ông Phạm Văn Trúc):

Bà VŨ THỊ HIỀN

(S: 1977-ĐINH TỴ)

Hai ông bà cư trú tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Sinh sống bằng nghề nông. Kinh tế gia đình khá giả. Hai ông bà sinh được 3 người con (1 trai 2 gái) là

1-Phạm Thị Hoa,

2-Phạm Thị Thu Thuỷ,

3-Phạm Văn Cường.

Cháu Phạm Thị Hoa đang đi du học tại Hàn Quốc. Còn 2 cháu hiện còn nhỏ, đang học phổ thông tại Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Đối với công việc chung của dòng họ, Ông Phạm Văn Trúc đã có nhiều công lao trong việc qui tập mồ mả Gia tiên và xây dựng nghĩa trang dòng họ. Đặc biệt năm 2015, đã rất nhiệt tình cùng anh em con cháu trong dòng họ xây dựng tôn tạo Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ, làm cho Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ trở nên khang trang đẹp đẽ như ngày nay.


ĐỜI THỨ NĂM (CON VỢ KẾ CỤ PHẠM VĂN ĐỨC)

Thành viên 55 (Con thứ 8 của Cụ Phạm Văn Đức - Con gái):

Bà PHẠM THỊ NGUYỆT

(S: 1977-ĐINH TỴ)


Bà Phạm Thị Nguyệt lấy chồng là Ông VŨ VĂN THÀNH (S: 1977-ĐINH TỴ), người Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong.

Hai ông bà đi xuất khẩu lao động và định cư tại Cộng hoà Séc. Sống bằng nghề buôn bán dịch vụ. Kinh tế khá giả. Sinh được 2 người con (1 gái 1 trai) là

1-Vũ Thị Huyền,

2-Vũ Văn Đạt.

Cả 2 cháu hiện còn nhỏ, đang học phổ thông và sinh sống cùng bố mẹ tại Cộng hòa Séc.

ĐỜI THỨ NĂM (CON VỢ KẾ CỤ PHẠM VĂN ĐỨC)

Thành viên 56 (Con thứ 9 của Cụ Phạm Văn Đức - Con trai):

Ông PHẠM VĂN MẠNH

(S: 1979-KỶ MÙI)


Thành viên 57 (Vợ Ông Phạm Văn Mạnh):

Bà TRẦN THỊ MỲ

(S: 30/12/1981-05/12 T.Dậu)


Hai ông bà cư trú tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Sinh sống bằng nghề nông. Kinh tế gia đình khá giả. Sinh được 2 người con (1 gái 1 trai) là

1-Phạm Thị Bảo Anh,

2-Phạm Văn Tú.

Cả 2 cháu hiện còn nhỏ, đang học phổ thông tại Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

Đối với công việc chung của dòng họ, Ông Phạm Văn Mạnh đã có nhiều công lao trong việc qui tập mồ mả Gia tiên và xây dựng nghĩa trang dòng họ. Đặc biệt năm 2015, đã rất nhiệt tình cùng anh em con cháu trong dòng họ xây dựng tôn tạo Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ, làm cho Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ trở nên khang trang đẹp đẽ như ngày nay.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM NGỌC THẢO)

Thành viên 58 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Ngọc Thảo - Con trai):

Ông PHẠM NGỌC THIỆN

(S: 18/1/1970-11/12 KỶ DẬU).


Sinh trú quán: SN 103-C33-P.Mai Động-Q.Hoàng Mai-TP.Hà Nội

Thành viên 59 (Vợ Ông Phạm Ngọc Thiện):

Bà ĐÀO THỊ KIM THUÝ

(S:26/02/75-16/01Ất Mão).


Sinh quán: Văn Hội, Thường Tín, Hà Nội.

Trú quán: Số nhà 103-C33-Phường Mai Động-Quận Hoàng Mai-TP.Hà Nội

Ông Phạm Ngọc Thiện sinh được 3 người con (2 gái 1 trai) là

1-Phạm Thị Ngọc Anh

2-Phạm Kiều Trang,

3-Phạm Ngọc Sơn .

Cháu Phạm Thị Ngọc Anh làm giáo viên, hiện đang công tác tại trường tiểu học khu đô thị Times City. Còn 2 cháu hiện còn nhỏ, đang học phổ thông tại Hà Nội.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM NGỌC THẢO)

Thành viên 60 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Ngọc Thảo - Con gái):

Bà PHẠM THỊ KIM LOAN

(S: 15/8/1971-25/6 TÂN HỢI)


Sinh quán: Số nhà 103-C33-Phường Mai Động-Quận Hoàng Mai-TP.Hà Nội.

Trú quán: Số nhà 35, Ngõ 122, nghách 122/1, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, TP.Hà Nội

Bà Phạm Thị Kim Loan có chồng nhưng đã ly hôn, đã sinh được 2 người con gái là

1-Nguyễn Hải Yến.

2-Nguyễn Hoài Thu.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM NGỌC THẢO)

Thành viên 61 (Con thứ 3 của Cụ Phạm Ngọc Thảo - Con gái):

Bà PHẠM THỊ THUÝ

(S: 9/6/1973-9/5 QUÍ SỬU)


Sinh quán: SN 103-C33-P.Mai Động-Q.Hoàng Mai-TP.Hà Nội Trú quán: 62 Đại La - TP.Hà Nội

Bà Phạm Thị Thúy có chồng nhưng đã ly hôn, đã sinh được 2 người con trai là

1-Ngô Anh Tú

2-Ngô Anh Trung.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM NGỌC THẢO)

Thành viên 62 (Con thứ 4 của Cụ Phạm Ngọc Thảo - Con gái):

Bà PHẠM THỊ BÍCH VƯỢNG

(S: 11/9/1975-6/8 ẤT MÃO)


Sinh quán: Số nhà 103-C33-Phường Mai Động-Quận Hoàng Mai-TP.Hà Nội

Bà Phạm Thị Bích Vượng có một đời chồng, sinh được 1 người con trai là Nhữ Hàn Phong, do bệnh tật, chồng bà Vượng mất sớm nên đã tái giá, lấy chồng kế là Ông Donal Skiles (MỸ) (S:1960-KỶ HỢI).

Hai ông bà cư trú tại TP.Hồ Chí Minh. Sinh sống bằng nghề buôn bán dịch vụ. Kinh tế khá giả.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM NGỌC THẢO)

Thành viên 63 (Con thứ 5 của Cụ Phạm Ngọc Thảo - Con gái):

Bà PHẠM THỊ VÂN

(12/8/1977-28/6 ĐINH TỴ)


Sinh quán: Số nhà 103-C33-Phường Mai Động-Quận Hoàng Mai-TP.Hà Nội Bà Phạm Thị Vân lấy chồng là Ông PHẠM XUÂN PHƯƠNG (S: 12/4/1977-Đ.TỴ), người Nam Định.

Hai ông bà cư trú tại Số 8 A1 Tập thể khảo sát xây dựng ngõ 93 ngách 17 phố Nghĩa Dũng- Phúc Xá-Ba Đình, Hà Nội. Đều là viên chức Nhà nước. Kinh tế theo lương hàng tháng. Sinh được 2 người con (1 trai 1 gái) là

1-Phạm Đức Anh,

2-Phạm Bảo Vân Khanh.

Cả 2 cháu hiện còn nhỏ, đang học phổ thông tại Hà Nội.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM THANH HẢI)

Thành viên 64 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Thanh Hải - Con trai):

Ông PHẠM TIẾN DŨNG

(S: 1975-ẤT MÃO; M: 11/6/2021-02/5 Tân Sửu).


Sinh quán: Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phúc.

Ông Phạm Tiến Dũng có thời gian tham gia Bộ đội, sau đó về phục viên.

Năm 2021, do ốm yếu bệnh tật đã mất sớm. Mộ phần táng tại Đội 3, bản Là Ngà, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Thành viên 65 (Vợ Ông Phạm Tiến Dũng):

Bà NGUYỄN THỊ BÉ

(S: 26/1/1973-23/12 N.Tý)


Sinh quán: Đội 3, Là Ngà, Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La. Trú quán: Đội 3, Là Ngà, Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La.

Hai ông bà sinh được 2 người con trai là

1-Phạm Tiến Sỹ

2-Phạm Trung Kiên.

Hai cháu hiện còn nhỏ, đang học phổ thông tại Mộc Châu, Sơn La. Kinh tế gia đình tạm đủ, chủ yếu là làm nông nghiệp.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM THANH HẢI)

Thành viên 66 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Thanh Hải - Con trai):

Ông PHẠM THÀNH NAM

(S: 1977-ĐINH TỴ)


Sinh quán: Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phúc.

Trú quán: Đội 3, Là Ngà, Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La.

Hiện nay (2021) chưa lấy vợ

Ông Phạm Thành Nam đi học y sĩ và công tác tại Trạm xá xã Nà Mường huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian công tác đã đi học chuyên tu, lấy bằng Bác sĩ. Năm 2010 được đề bạt làm Phó tram trưởng Trạm xá xã Nà Mường. Năm 2015 được đề bạt Tram trưởng Trạm xá xã Nà Mường. Năm 2021 đã đỗ Thạc sĩ Y Khoa tại Trường đại học Y Thái Nguyên

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM THANH HẢI)

Thành viên 67 (Con thứ 3 của Cụ Phạm Thanh Hải - Con trai):

Ông PHẠM THANH SƠN

(S: 1979 KỶ MÙI)


Sinh quán: Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phúc.

Thành viên 68 (Vợ Ông Phạm Thanh Sơn):

Bà NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

(S: 1977-Đ.Tỵ)


Hai ông bà cư trú tại: Đội 3, Là Ngà, Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La.

Ông Phạm Thanh Sơn và bà Nguyễn Thị Phương sinh được 1 người con gái là Phạm Bảo Ngọc (S:02/12 G.Ngọ-21/01/2015).

Kinh tế gia đình tạm đủ, chủ yếu là làm nông nghiệp và buôn ban nhỏ.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM THANH HẢI)

Thành viên 69 (Con thứ 4 của Cụ Phạm Thanh Hải - Con trai):

Ông PHẠM HÙNG ANH

(S:1981-T.Dậu; M: 02/7 Đ.Mão-1987)

Sinh quán: Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phúc. Mât khi 7 tuổi. Mộ phần táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM THANH HẢI)

Thành viên 70 (Con thứ 5 của Cụ Phạm Thanh Hải - Con trai):

Ông PHẠM THÀNH HUY

(S:1983-Q.Hợi;M:28/02 N.Ngọ 2002)

Sinh quán: Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ông Phạm Thành Huy mất khi 20 tuổi. Chưa lấy vợ. Mộ phần táng tại: Nghĩa trang họ Phạm Văn, Thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM THANH HẢI)

Thành viên 71 (Con thứ 6 của Cụ Phạm Thanh Hải - Con gái):

Bà PHẠM THỊ THU

(S: 1984-GIÁP TÝ)


Sinh quán: Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phúc.

Bà Phạm Thị Thu lấy chồng là Ông ĐOÀN VĂN GIÁP (S: 1984- GIÁP TÝ), người xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Hai ông bà cư trú tại Tiểu khu 1, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Sống bằng nghề làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ, kinh tế gia đình tạm đủ. Sinh được 2 người con là

1-Đoàn Trọng Dân (S: 2013 Quí Tỵ)

2- Đoàn Anh Tuấn (S: 18/12/2014 Giáp Ngọ)

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM XUÂN THẮNG)

Thành viên 72 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Xuân Thắng - Con gái):

Bà PHẠM THỊ VĨNH HÀ

(S: 11/12/1980-05/11 C.Thân)


Sinh quán: Tiểu khu 4, Thị trấn Mộc Châu, Sơn La.

Bà Phạm Thị Vĩnh Hà lấy chồng là Ông NGUYỄN TRUNG TUÂN (S:26/10/1973-01/10 Q.Sửu), người ở Tiểu khu 2, Thị trấn Mộc Châu, Sơn La.

Hai ông bà cư trú tại Căn hộ 19, tầng 12, nhà chung cư T11, khu đô thị Times City, số 458 phố Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng quận, TP. Hà Nội

Bà Phạm Thị Vĩnh Hà công tác tại Sở Thương Mại Sơn La, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2010 chuyển công tác về Bộ Công thương làm Kiểm soát viên Cục Quản lý thị trường.

Ông Nguyễn Trung Tuân là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam - Là Kiểm sát viên cao cấp - Công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Hai ông bà sinh được 2 người con (1 trai 1 gái) là

1-Nguyễn Phúc Lâm (S: 07/02/2003 - 07/01Quí Mùi).

2-Nguyễn Thuỳ Linh-Thường gọi là Bống (S: 31/5/2011 - 29/4 Tân Mão).

Tuy là phận gái nhưng bà Phạm Thị Vĩnh Hà cũng rất nhiệt tình tham gia đóng góp để xây dựng tôn tạo Lăng mộ Tổ và nghĩa trang dòng họ.

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM XUÂN THẮNG)

Thành viên 73 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Xuân Thắng - Con trai):

Ông PHẠM XUÂN CHIẾN

(S: 07/10/1982-22/9 N.Tuất).


Sinh quán: Tiểu khu 4, Thị trấn Mộc Châu, Sơn La.

Ông Phạm Xuân Chiến công tác chuyên viên tại Phòng Lao Động Thương Binh & Xã Hội huyện Mộc Châu. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2015 được đề bạt làm Phó phòng Phòng Lao Động Thương Binh & Xã Hội huyện Mộc Châu. Năm 2018 chuyển sang làm Phó phòng Phòng Kinh Tế & Hạ Tầng huyện Mộc Châu. Năm 2021 đã đỗ Thạc Sĩ tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.


Hình ảnh Ông Phạm Xuân Chiến nhận bằng Thạc sĩ

Thành viên 74 (Vợ Ông Phạm Xuân Chiến):

Bà HOÀNG THỊ HUẾ

(S: 22/4/1985-03/3 ẤT SỬU)

Theo khai sinh, S: 03/03/1985 nên tất cả các giấy tờ đêu ghi sinh 03/03/1985


Sinh quán: Đội 7, Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La.

Trú quán: Tiểu khu 4, Thị trấn Mộc Châu, Sơn La.

Bà Hoàng Thị Huế là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, làm Viên chức Y tế học đường tại Trường Mầm non Hoa Hồng Thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Năm 2018 chuyển công tác về Trạm xá xã Đông Sang, huyện Mộc Châu.

Hai ông bà sinh được 2 người con (1 trai, 1 gái) là

1-Phạm Hoàng Tuấn Kiệt (S: 20/11/2009-04/10 Kỷ Sửu).

2-Phạm Hoàng Hà My-Thường gọi là Bông (S: 07/11/2012-24/9 Nhâm Thìn).

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM VĂN LỘC)

Thành viên 75 (Con thứ 1 của Cụ Phạm Văn Lộc - Con trai):

Ông PHẠM VĂN BÌNH

(S: 20/8/1986-15/7 B.DẦN).


Sinh Trú quán: Trung Hậu Đoài, Tiền Phong, Mê Linh,, Hà Nội.

Thành viên 76 (Vợ Ông Phạm Văn Bình):

Bà PHẠM THỊ MĂNG

(S:12/02/1987-15/01 Đ.Mão)


Sinh quán: Do Thượng, Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội.

Hai ông bà trú quán tại Trung Hậu Đoài, Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội. Sống bằng nghề làm nông và buôn bán nhỏ. Sinh được 3 người con là

1-Phạm Văn Đạt.

2- Phạm Văn Thanh .

3-Phạm Thị Giang

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM VĂN LỘC)

Thành viên 77 (Con thứ 2 của Cụ Phạm Văn Lộc - Con trai):

Ông PHẠM VĂN MINH

(S: 12/9/1988-02/8 M.THÌN).


Sinh Trú quán: Trung Hậu Đoài, Tiền Phong, Mê Linh,, Hà Nội.

Hiện nay (2021) chưa lấy vợ


ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN THỬ)

Thành viên 78 (Con thứ 1 của ông Phạm Văn Thử - Con gái):

Cháu PHẠM THỊ MINH

(S: 1979-KỶ MÙI)


Cháu Phạm Thị Minh lấy chồng là Cháu LÊ VĂN HIỂN (S: 09/6/1975-ẤT MÃO), người Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong.

Hai cháu cư trú tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Sinh sống bằng nghề làm nông. Kinh tế khá giả. Sinh được 2 người con là

1-Lê Minh Khánh (S: 30/11/1999-23/10 K.Mão).

2-Lê Minh Thoa (S: 2004-G.Thân).

Vợ chồng cháu Phạm Thị Minh có con gái lớn đi lấy chồng nên đã lên chức Ông Bà ngoại.

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN THỬ)

Thành viên 79 (Con thứ 2 của ông Phạm Văn Thử - Con gái):

Cháu PHẠM THỊ DẦN

(S: 02/01/1986-22/11/ ẤT SỬU)


Cháu Phạm Thị Dần lấy chồng là Cháu BÙI VĂN LỢI (S: 26/7/1984-28/6 GIÁP TÝ), người Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong.

Hai cháu cư trú tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Sinh sống bằng nghề làm nông. Kinh tế khá giả. Sinh được 3 người con là

1-Bùi Thị Quỳnh Anh (S: 01/11/2008-04/10 M.Tý).

2-Bùi Tiến Dũng (S: 9/4/2012-19/3Nhâm Thìn).

3-Bùi Thị Bình An(ns:/2013-Quí Tỵ). `

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN THỬ)

Thành viên 80 (Con thứ 3 của ông Phạm Văn Thử - Con gái):

Cháu PHẠM THỊ BÍCH

(S: 28/10/90-C.Ngọ)


Cháu Phạm Thị Bích lấy chồng là Cháu ĐẶNG TRẦN NGHĨA (S: 1985 - Ất Sửu), người Bắc Ninh.

Hai cháu cư trú tại thôn Trung Hậu Đoài, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. Cả hai cháu đều tốt nghiệp Đại học Y Khoa, đang công tác tại Bệnh viện Quốc tế trong khu đô thị Times City (Hà Nội), thu nhập chủ yếu qua lương hàng tháng, sinh con đầu lòng là con trai tên là Đặng Trần Hiếu (S: 02/01/2020-08/12 Kỷ Hợi)


ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN THỬ)

Thành viên 81 (Con thứ 4 của ông Phạm Văn Thử - Con gái):

Cháu PHẠM THỊ LIÊN

(S: 8/6/92-N.Thân)


Cháu Phạm Thị Liên lấy chồng là Cháu NGUYỄN VĂN LONG (S:11/9/1988-01/8 M.Thìn), người thôn Nại Châu, xã Chu Phan, huyên Mê Linh, TP. Hà Nội.

Cháu Phạm Thị Liên là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, làm giáo viên Mầm non, cháu Nguyễn Văn Long làm nghề hàn xì tại Tiền Phong. Vợ chồng Cháu hiện nay đã sinh được 2 người con (1gái, 1 trai)

1- Nguyễn Thị Duyên (S: 3/2012-5/3N.Thìn).

2- Nguyễn Diệp Chi (S: 24/6/2020-04/5 Canh Tý)

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN THỬ)

Thành viên 82 (Con thứ 5 của ông Phạm Văn Thử - Con trai):

Cháu PHẠM VĂN LONG

(S: 24/6/98-Mậu Dần)


Hiện nay (2021) cháu Phạm Văn Long đã tốt nghiệp Đại học, đang chờ xin việc làm.

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN TRÚC)

Thành viên 83 (Con thứ 1 của ông Phạm Văn Trúc - Con gái):

Cháu PHẠM THỊ HOA

(S: 18/8/1997-16/7 ĐINH SỬU).

Hiện nay (2021) cháu Phạm Thị Hoa đang đi du học tại Hàn Quốc.

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN TRÚC)

Thành viên 84 (Con thứ 2 của ông Phạm Văn Trúc - Con gái):

Cháu PHẠM THỊ THU THUỶ

(S: 23/01/2003-21/12 N.Ngọ).

Hiện nay cháu Phạm Thị Thu Thủy đang đi học phổ thông

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN TRÚC)

Thành viên 85 (Con thứ 3 của ông Phạm Văn Trúc - Con trai):

Cháu PHẠM VĂN CƯỜNG

(S: 19/5/2005-12/4 ẤT DẬU).

Hiện nay cháu Phạm Văn Cường đang đi học phổ thông

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN MẠNH)

Thành viên 86 (Con thứ 1 của ông Phạm Văn Mạnh - Con gái):

Cháu PHẠM THỊ BẢO ANH

(S: 21/4/2003-20/3 QUÍ MÙI).

Hiện nay cháu Phạm Thị Bảo Anh đang đi học phổ thông

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN MẠNH)

Thành viên 87 (Con thứ 2 của ông Phạm Văn Mạnh - Con trai):

Cháu PHẠM VĂN TÚ

(S: 13/7/2007-29/5 Đ.Hợi).

Hiện nay cháu Phạm Văn Tú đang đi học phổ thông

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM NGỌC THIỆN)

Thành viên 88 (Con thứ 1 của ông Phạm Ngọc Thiện - Con gái):

Cháu PHẠM THỊ NGỌC ANH

(S: 20/01/1998-23/12 Đ.Sửu).


Cháu Phạm Thị Ngọc Anh đã tôt nghiệp Đại học Sư Phạm. Hiện nay cháu làm giáo viên tại trường tiểu học trong khu đô thị Times City 458 Minh Khai.

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM NGỌC THIỆN)

Thành viên 89 (Con thứ 2 của ông Phạm Ngọc Thiện - Con gái):

Cháu PHẠM KIỀU TRANG

(S: 20/01/2005-11/12 G.Thân).

Hiện nay cháu Phạm Kiều Trang đang đi học phổ thông

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM NGỌC THIỆN)

Thành viên 90 (Con thứ 3 của ông Phạm Ngọc Thiện - Con trai):

Cháu PHẠM NGỌC SƠN

(S: 21/8/2007-9/7 ĐINH HỢI).

Hiện nay cháu Phạm Ngọc Sơn đang đi học phổ thông

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM TIẾN DŨNG)

Thành viên 91 (Con thứ 1 của ông Phạm Tiến Dũng - Con trai):

Cháu PHẠM TIẾN SĨ

(S: 2008 Mậu Tý)

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM TIẾN DŨNG)

Thành viên 92 (Con thứ 2 của ông Phạm Tiến Dũng - Con trai):

Cháu PHẠM TRUNG KIÊN

(S: 28/8/2010-19/7 CANH DẦN).

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM THANH SƠN)

Thành viên 94 (Con thứ 1 của ông Phạm Thanh Sơn - Con gái):

Cháu PHẠM BẢO NGỌC

(S: 21/01/2015;02/12-G.Ngọ)

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM XUÂN CHIẾN)

Thành viên 95 (Con thứ 1 của ông Phạm Xuân Chiến - Con trai):

Cháu PHẠM HOÀNG TUẤN KIỆT

(S:20/11/2009-04/10 Kỷ Sửu).

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM XUÂN CHIẾN)

Thành viên 96 (Con thứ 2 của ông Phạm Xuân Chiến - Con gái):

Cháu PHẠM HOÀNG HÀ MY

(S: 07/11/2012-24/9 Nhâm Thìn)

Cháu PHẠM HOÀNG HÀ MY Thường gọi là Bông

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN BÌNH)

Thành viên 97 (Con thứ 1 của ông Phạm Văn Bình - Con trai):

Cháu PHẠM TIẾN ĐẠT

(S: 06/3/2011-02/02 TÂN MÃO).

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN BÌNH)

Thành viên 98 (Con thứ 2 của ông Phạm Văn Bình - Con trai):

Cháu PHẠM VĂN THANH

(S: 02/9/2012-17/7 N.Thìn).

ĐỜI THỨ SÁU (CON ÔNG PHẠM VĂN BÌNH)

Thành viên 99 (Con thứ 3 của ông Phạm Văn Bình - Con gái):

Cháu PHẠM THỊ GIANG

(S: 2013-QUÍ TỴ).


NHỮNG THÀNH VIÊN HIỆN ĐANG SINH SỐNG TẠI PHÍA NAM

CHƯA CÓ ĐỦ DỮ LIỆU ĐỂ CẬP NHẬT

--------

ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN ĐỊNH)

Thành viên (Con thứ 1 của Cụ Phạm Văn Định - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ HÒA,

(S: 1955 Ất Mùi; M: 2011 Tân Mão)

Sinh quán: Biên Hòa Đồng Nai Trú quán: Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.


ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN ĐỊNH)

Thành viên (Con thứ 2 của Cụ Phạm Văn Định - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ THUẬN,

(S: 1957 Đinh Dậu)

Sinh quán: Biên Hòa Đồng Nai


ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN ĐỊNH)

Thành viên (Con thứ 3 của Cụ Phạm Văn Định - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ VUI,

(S: 1960 Canh Tý)

Sinh quán: Biên Hòa Đồng Nai

Trú quán: Số nhà 24, Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường I, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.


ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN ĐỊNH)

Thành viên (Con thứ 4 của Cụ Phạm Văn Định - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ NHÀN,

(S: 1962 Nhâm Dần)


Sinh quán: Biên Hòa Đồng Nai

Trú quán: Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành Tiền Giang.


ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN ĐỊNH)

Thành viên (Con thứ 5 của Cụ Phạm Văn Định - Con trai):

Cụ PHẠM QUÔC VIỆT,

(S: 1965 Ất Tỵ)


Sinh quán: Biên Hòa Đồng Nai

Thành viên (Vợ Cụ Phạm Quốc Việt):

Cụ TRƯƠNG THỊ OANH

(S: …...).



Hai Cụ trú tại: Phường 6, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.


ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN ĐỊNH)

Thành viên (Con thứ 6 của Cụ Phạm Văn Định - Con trai):

Cụ PHẠM QUỐC HÙNG,

(S: 1967 Đinh Mùi)

Sinh quán: Biên Hòa Đồng Nai.

Trú quán: Số nhà 24, Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường I, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.


ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN ĐỊNH)

Thành viên (Con thứ 7 của Cụ Phạm Văn Định - Con trai):

Cụ PHẠM QUỐC TUẤN,

(S: 1970 Canh Tuất)


ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN ĐỊNH)

Thành viên (Con thứ 8 của Cụ Phạm Văn Định - Con gái):

Cụ PHẠM THỊ KIM THU,

(S: 1973 Quí Sửu)


Sinh quán: Số nhà 24, Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường I, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Cụ Phạm Thị Kim Thu lấy chồng là Cụ LA MINH HÙNG 

ĐỜI THỨ TƯ (CON CỤ PHẠM VĂN ĐỊNH)

Thành viên (Con thứ 9 của Cụ Phạm Văn Định - Con trai):

Cụ PHẠM QUỐC DŨNG,

(S: 1975 Ất Mão)


Sinh quán: Số nhà 24, Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường I, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Trú quán: Phường 16, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.


ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM QUỐC VIỆT)

Hiện chưa có tư liệu để cập nhật

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM QUỐC HÙNG)

Hiện chưa có tư liệu để cập nhật

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM QUỐC TUẤN)

Hiện chưa có tư liệu để cập nhật

ĐỜI THỨ NĂM (CON CỤ PHẠM QUỐC DŨNG)

Hiện chưa có tư liệu để cập nhật

------------


TỘC ƯỚC DÒNG HỌ

Thống nhất thực hiện các quy định:

1. Tất cả con, cháu các thế hệ đều thờ chung Cụ Thủy Tổ là Cụ Ông Phạm Văn Thành và Cụ Bà Nguyễn Thị Ngát.

THỐNG NHẤT LẤY NGÀY 10 THÁNG 10 ÂM LỊCH HÀNG NĂM LÀ NGÀY GIỖ TỔ.

2. Thống nhất lấy chi ngành trưởng là nơi tập trung để xây dựng dòng họ phát triển lâu dài. Thống nhất xây dựng một nhà thờ Họ, lập một Bàn thờ tổ tiên, định kỳ tôn tạo nghĩa trang của họ, Nhà thờ họ, Bàn thờ tổ tiên, nghĩa trang, các ngôi mộ và bộ gia phả là di sản thiêng liêng của dòng họ. Khi sửa sang, tu bổ phải được bàn bạc thống nhất trong họ.

3. Trách nhiệm và quyền lợi của con trai, con gái, con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại đối với dòng họ được ghi nhận như nhau. Trưởng họ là người điều hành các việc chung của họ.

4. Hàng năm đến ngày thanh minh, con cháu phải sắp xếp công việc để về quê đi thanh minh, đồng thời cúng tế, giỗ chung cho các bà cô, ông mãnh, những người vô tự. Trường hợp ở xa không về được, đại diện các gia đình gửi lễ để trưởng họ thắp hương tại nhà thờ họ. Mức gửi lễ tùy vào khả năng của con cháu. Trưởng họ lập một tài khoản chung của Họ để các gia đình ở xa thuận tiện gửi lễ.

5. Hàng năm, trong gia đình có người mới sinh, có người đi lấy vợ, lấy chồng hoặc có người mất, người đại diện cho gia đình phải ghi đầy đủ thông tin gửi cho trưởng họ vào ngày giỗ tổ để khấn lễ trình báo tổ tiên, đồng thời ghi vào gia phả.

6. Những người học hành đỗ đạt, có bằng cấp từ đại học trở lên; những người được nhận giải thưởng, Huân, Huy chương các loại từ cấp quốc gia trở lên phải báo cáo tóm tắt công trạng vào dịp ngày giỗ Tổ để trưởng họ làm lễ báo công trình báo tổ tiên, thông báo trong họ và ghi vào gia phả.

7. Thống nhất lập qũy của dòng họ để chi vào việc cúng lễ, sửa sang nơi thờ tự; mua sắm đồ thờ, bảo tồn các di sản và làm qũy khuyến học. Đối tượng góp qũy bổ theo đinh, góp vào dịp thanh minh hoặc ngày giỗ Tổ, các gia đình ở xa gửi vào tài khoản chung của Họ. Mức góp qũy và chi tiêu theo thông báo hàng năm của họ, trong đó có chi cho khuyến học.

8. Mọi đóng góp lễ vật, kinh phí của các gia đình, con cháu cho qũy của họ đều được ghi nhận vào sổ vàng của dòng họ. Hàng năm vào ngày giỗ Tổ, trưởng họ thông báo thu, chi của qũy cho thân tộc trong họ biết.

9. Dòng họ cam kết thực hiện các quy định của họ phù hợp với pháp luật của nhà nước và với thuần phong, đạo đức của dân tộc Việt Nam./.

-----------------


HƯƠNG HOẢ

Các gia sản về đất đai, vườn tược trước đây của dòng họ đã hiến cho nhà nước sử dụng, chưa có tài liệu nào nói rằng Dòng Họ còn hương hoả. Hiện nay, để tạo kinh phí chi tiêu vào công việc chung của Họ, Dòng Họ cần thống nhất lập qũy để thờ cúng Tổ Tiên. Qũy do con cháu các thế hệ đóng góp, Trưởng họ quản lý, mức đóng góp tùy vào lòng hảo tâm, thành kính của con cháu đối với Tổ Tiên.

-------------------------

Phả ký còn đang tiếp tục cập nhật

Mọi thông tin có liên quan xin gửi về theo địa chỉ

Cụ: Phạm Xuân Thắng

Địa chỉ: Căn hộ 11, tầng 18, tòa nhà CT2, chung cư 536a Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, T.P Hà Nội

Hoặc qua Zalo - Messenger

Email: thangvy4@gmail.com

ĐT:: 0334.494.439

--------


CÁC NGÀY GIỖ CHÍNH

Tính theo âm lịch

(sắp xếp theo tháng)

------

Cụ: Phạm Văn Thành     (10/10)    (đời thứ 1–Thủy Tổ Phụ)

Cụ: Nguyễn Thị Ngát     (23/12)    (đời thứ 1–Thủy Tổ Mẫu)

Cụ: Phạm Văn An                   (14/1)      (đời thứ 2 Chi III)

Cụ: Trần Thị Vấn                    (2/2)        (đời thứ 3 Chi III)

Cụ: Phạm Văn Định                (5/2)        (đời thứ 3 Chi III)

Bà Cô: Phạm Thị Thìn            (5/2)        (đời thứ 4 Chi III)

Ông mãnh: Phạm Thành Huy (28/2)      (đời thứ 5 Chi II)

Cụ: Phạm Văn Đức                 (4/3)        (đời thứ 4 Chi I)

Cụ: Nguyễn Thị Hạ                (24/3)      (đời thứ 2 Chi II)

Cụ: Phạm Xuân Lễ                 (24/3)      (đời thứ 3 Chi II)

Cụ: Phạm Văn Vãng               (4/4)        (đời thứ 2 Chi I)

Cụ: Nguyễn Thị Cúc (Cụ Cả) (17/4)      (đời thứ 3 Chi I)

Cụ: Phạm Xuân Tường           (24/4)      (đời thứ 2 Chi II)

Bà Cô: Phạm Thị Chắt            (05/5)      (đời thứ 5 Chi I)                    

Ông mãnh: Phạm Hùng Anh (2/7)        (đời thứ 5 Chi II)

Cụ: Nguyễn Thị Mùi (Cụ Hai) (25/7)    (đời thứ 2 Chi III)

Cụ: Ngô Thị Giữa (Cụ Cả)     (8/8)        (đời thứ 2 Chi III)

Cụ: Trần Thế Quân                 (22/8)      (đời thứ 2 Chi I)

Cụ: Trần Thị Cánh(Cụ Hai)    (28/8)      (đời thứ 3 Chi I)

Cụ: Phạm Văn Tuy                 (4/9)        (đời thứ 3 Chi I)

Cụ: Phạm Văn Bảo                 (9/9)        (đời thứ 3 Chi III)

Cụ: Phạm Thanh Hải              (25/9)      (đời thứ 4 Chi II)

Cụ: Phạm Văn Phúc                (9/10)      (đời thứ 3 Chi I)

Cụ: Nguyễn Thị Lý (Cụ cả)    (15/10)   (đời thứ 4 Chi III)

Cụ: Nguyễn Thị Nhạn            (18/12)    (đời thứ 3 Chi II)

Cụ: Hoàng Thị Thoan             (….)        (đời thứ 3 Chi I)

Ông mãnh: Nguyễn Văn Sấu (Con nuôi) (…..)(đời thứ 3 Chi I)

Ông mãnh: Phạm Xuân Đảo (mất tích) (đời thứ 3 Chi II)

Cụ: Phạm Quốc Tuấn             (….)        (đời thứ 4 Chi III)

--------


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO GIA PHẢ

1-Cụ Phạm Xuân Thắng – Hậu duệ đời thứ 4

2-Cụ Phạm Văn Lộc – Hậu duệ đời thứ 4.

3-Ông Phạm Văn Thử – Hậu duệ đời thứ 5.

4-Cụ Phạm Văn Thảo – Hậu duệ đời thứ 4


PHỤ LỤC

------


Lễ Khánh thành Lăng Mộ Tổ và Nghĩa trang

dòng họ Phạm Văn Trung Hậu Đoài

(ngày 17 tháng 11 năm Ất Mùi,

Tức là ngày 27  tháng 12 năm 2015)




Văn khấn Thần linh và Gia tiên

Khấn tại nhà Trưởng Họ vào ngày Khánh thành tôn tạo nghĩa trang

---------
Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật!

Việt nam quốc, Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện,

Tiền Phong xã, Trung Hậu Đoài thôn,

Con Kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị tôn thần, Ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, Ngài Bản gia thổ địa Long mạch Tôn thần, Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, Ngài tiền hậu địa chủ tài thần, Các tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Con Kính lạy Cao tổ khảo (Kỵ Ông) Phạm Văn Thành, Cao tổ tỷ (Kỵ Bà) Nguyễn Thị Ngát; Tằng Tổ khảo (Cụ ông) Phạm Văn Vãng; Tằng Tổ tỷ (Cụ bà) Trần Thế Quân; Tằng Tổ Thúc khảo (Cụ ông) Phạm Xuân Tường (tức Phạm Xuân Thông); Tằng Tổ Thúc Tỷ (Cụ bà) Nguyễn Thị Hạ; Tằng Tổ Thúc khảo (Cụ ông) Phạm Văn An; Tằng Tổ Thúc Tỷ (Cụ bà) Ngô Thị Giữa; Tằng Tổ Thúc Tỷ (Cụ bà) Nguyễn Thị Mùi; Tổ khảo (Ông nội) Phạm Văn Phúc; Tổ tỷ (Bà nội) Nguyễn Thị Cúc; Tổ tỷ (Bà nội) Trần Thị Cánh; Tổ Thúc khảo (Ông Chú) Phạm Văn Tuy;  Mãnh Tổ Thúc (Ông Chú nuôi) Nguyễn Văn Sấu; Tổ Thúc khảo (Ông Chú)  Phạm Xuân Lễ; Tổ Thúc Tỷ (Bà Thím) Nguyễn Thị Nhạn; Tổ Thúc khảo (Ông Chú) Phạm Văn Bảo; Tổ Thúc Tỷ (Bà Thím) Trần Thị Vấn; Hiển khảo (Bố đẻ) Phạm Văn Đức; Hiển tỷ (Mẹ đẻ) Nguyễn Thị Lý; Hiển thúc khảo (Chú ruột) Phạm Thanh Hải; Mãnh Cô (Cô ruột) Phạm Thị Thìn; Mãnh Bảo Tỷ (Chị gái) Phạm Thị Chắt; Mãnh Bảo đệ (Em trai) Phạm Hùng Anh; Mãnh Bảo đệ (Em trai) Phạm Thành Huy - Mộ phần táng tại Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã, Trung Hậu Đoài thôn, nghĩa trang họ Phạm Văn.

Con Kính lạy Tổ Thúc Tỷ (Bà Thím) Hoàng Thị Thoan - Mộ phần táng tại Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Văn Quán xã, Văn Quán thôn.

Con kính lạy Tổ Thúc khảo (Ông Chú) Phạm Văn Định - Mộ phần táng tại Việt nam quốc, Tiền Giang tỉnh, Nghĩa trang nhân dân Thành phố Mỹ Tho.

Con Kính lạy Mãnh Tổ Thúc (Ông Chú) Phạm Xuân Đảo – Mất tích không rõ ở đâu.

Con Kính lạy toàn thể các Hương linh gia tiên trong họ mà Hậu duệ sơ sót chưa có cơ hội nhận biết dung nhan, chưa cập nhật đầy đủ húy danh, chưa rõ nơi an táng.

Hôm nay là ngày 17 tháng 11 năm Ất Mùi,

Tức là ngày 27  tháng 12 năm 2015.

Hậu Duệ tôn là: Phạm Văn Thử - Hậu Duệ Chi thứ nhất (Chi trưởng), đời thứ 5 của Cao tổ khảo (Kỵ Ông) Phạm Văn Thành - Trưởng Họ, Họ Phạm Văn tại Việt nam quốc, Hà Nội  Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã, Trung Hậu Đoài thôn; Ngụ tại Việt nam quốc, Hà Nội  Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã, Trung Hậu Đoài thôn.

Chú ruột Hậu Duệ là: Phạm Văn Thảo, Hậu Duệ Chi thứ nhất, đời thứ 4 của Cao tổ Khảo (Kỵ Ông) Phạm Văn Thành, Ngụ tại Việt nam quốc, Hà Nội  Thành Phố, Hoàng Mai quận, Mai Động phường, C33, Số nhà 103.

Chú ruột Hậu Duệ là: Phạm Xuân Thắng - Hậu Duệ Chi thứ Hai đời thứ 4 của Cao tổ khảo (Kỵ Ông) Phạm Văn Thành, Ngụ tại Việt nam quốc, Sơn La tỉnh, Mộc Châu huyện, Mộc Châu Thị trấn, Đường Phan Đình Giót, Tiểu khu 4, số nhà 045.

Chú ruột Hậu Duệ là: Phạm Văn Lộc - Hậu Duệ Chi thứ Ba đời thứ 4 của Cao tổ khảo (Kỵ Ông) Phạm Văn Thành, Ngụ tại Việt nam quốc, Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã, Trung Hậu Đoài thôn.

Cùng toàn thể các Cụ, các Ông, các Bà, Các Chú, Các  Cô và con cháu nội ngoại trong họ.

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Trước án toạ tôn thần cùng Chư vị uy linh, chúng con xin kính cẩn tâu trình:

Hôm nay chọn được ngày lành tháng tốt, các gia đình trong gia quyến Họ Phạm Văn tại Trung Hậu Đoài thôn chúng con xin làm lễ khánh thành xây Lăng Mộ Tổ và tôn tạo nâng cấp Nghĩa trang dòng họ Phạm Văn tại Việt nam quốc, Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã, Trung Hậu Đoài thôn.

Chúng con thành tâm kính mời: Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị tôn thần, Ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, Ngài Bản gia thổ địa Long mạch Tôn thần, Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, Ngài tiền hậu địa chủ tài thần, Các tôn thần cai quản ở trong khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, thương xót các gia đình tín chủ, Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con lại xin kính mời: Cao tổ khảo (Kỵ Ông) Phạm Văn Thành, Cao tổ tỷ (Kỵ Bà) Nguyễn Thị Ngát; Tằng Tổ khảo (Cụ ông) Phạm Văn Vãng; Tằng Tổ tỷ (Cụ bà) Trần Thế Quân; Tằng Tổ Thúc khảo (Cụ ông) Phạm Xuân Tường (tức Phạm Xuân Thông); Tằng Tổ Thúc Tỷ (Cụ bà) Nguyễn Thị Hạ; Tằng Tổ Thúc khảo (Cụ ông) Phạm Văn An; Tằng Tổ Thúc Tỷ (Cụ bà) Ngô Thị Giữa; Tằng Tổ Thúc Tỷ (Cụ bà) Nguyễn Thị Mùi; Tổ khảo (Ông nội) Phạm Văn Phúc; Tổ tỷ (Bà nội) Nguyễn Thị Cúc; Tổ tỷ (Bà nội) Trần Thị Cánh; Tổ Thúc khảo (Ông Chú) Phạm Văn Tuy; Tổ Thúc Tỷ (Bà Thím) Hoàng Thị Thoan; Mãnh Tổ Thúc (Ông Chú nuôi) Nguyễn Văn Sấu; Tổ Thúc khảo (Ông Chú)  Phạm Xuân Lễ; Tổ Thúc Tỷ (Bà Thím) Nguyễn Thị Nhạn; Mãnh Tổ Thúc (Ông Chú) Phạm Xuân Đảo; Tổ Thúc khảo (Ông Chú) Phạm Văn Bảo; Tổ Thúc Tỷ (Bà Thím) Trần Thị Vấn; Tổ Thúc khảo (Ông Chú) Phạm Văn Định; Hiển khảo (Bố đẻ) Phạm Văn Đức; Hiển tỷ (Mẹ đẻ) Nguyễn Thị Lý; Hiển thúc khảo (Chú ruột) Phạm Thanh Hải; Mãnh Cô (Cô ruột) Phạm Thị Thìn; Mãnh Bảo Tỷ (Chị gái) Phạm Thị Chắt; Mãnh Bảo đệ (Em trai) Phạm Hùng Anh; Mãnh Bảo đệ (Em trai) Phạm Thành Huy; cùng toàn thể các Hương linh gia tiên trong họ. Cúi xin nghe lời khấn cầu, kính mời của con cháu, giáng về linh sàng, theo thứ tự ngôi vị tọa bàn, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin các Chư vị Linh thần và Liệt Vị Gia Tiên phù hộ độ trì các gia đình trong gia quyến Họ Phạm Văn chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông; Người người được chữ bình an, lộc tài năng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật!



VĂN KHẤN TẠ MỘ PHẦN

-----

Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật!

Việt nam quốc, Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã,

Trung Hậu Đoài thôn, Nghĩa trang dòng họ Phạm Văn.

Con Kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,

Chư Phật mười phương.

Con kính lạy: Quan đương xứ thổ địa chính thần; Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần; Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ; Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.

Con kính lạy vong linh Gia tiên họ Phạm Văn táng tại xứ này là Cụ ông Phạm Văn Thành, Cụ bà Nguyễn Thị Ngát; Ông Bác Phạm Văn Vãng; Bà Bác Trần Thế Quân; Ông Nội Phạm Xuân Tường (tức Phạm Xuân Thông); Bà Nội Nguyễn Thị Hạ; Ông Chú Phạm Văn An; Bà Thím Ngô Thị Giữa; Bà Thím Nguyễn Thị Mùi; Bác ruột Phạm Văn Phúc; Bác dâu Nguyễn Thị Cúc; Bác dâu Trần Thị Cánh; Bác ruột Phạm Văn Tuy; Bác nuôi Nguyễn Văn Sấu; Bố đẻ Phạm Xuân Lễ; Mẹ đẻ Nguyễn Thị Nhạn; Chú ruột Phạm Văn Bảo; Thím dâu Trần Thị Vấn; Anh trai Phạm Văn Đức; Chị dâu Nguyễn Thị Lý; Anh trai Phạm Thanh Hải; Em gái Phạm Thị Thìn; Cháu gái Phạm Thị Chắt; Cháu trai Phạm Hùng Anh; Cháu trai Phạm Thành Huy.

Hôm nay là ngày 17 tháng 11 năm Ất Mùi,

tức là ngày 27 tháng 12 năm 2015.

Tín chủ con là Phạm Xuân Thắng, đồng gia quyến Họ Phạm Văn, nguyên quán Việt nam quốc, Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã, Trung Hậu Đoài thôn, thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần. 

Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia quyến chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Việc xây Lăng Mộ Tổ và tôn tạo nâng cấp Nghĩa trang dòng họ Phạm Văn đã hoàn thành.

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia quyến chúng con sắm sửa lễ tạ mộ, những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.

Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức. 

Cúi mong vong linh Gia Tiên chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe, công việc hanh thông; Người người được chữ bình an, lộc tài năng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám, xin được phù hộ độ trì.

Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật!

 

 

 

 

 

VĂN CÚNG ĐIỀN HỒI ĐỊA MẠCH

---------

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Việt nam quốc, Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã,

Trung Hậu Đoài thôn, Nghĩa trang dòng họ Phạm Văn.

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức U minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát

Con kính lạy Đức Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc thánh đế, Nhị thập tứ khí phần quan, Địa mạch thần quan, Thanh Long Bạch Hổ, chư vị thổ thần cùng quyến thuộc.

Con kính lạy các ngài Kim Niên Đương hành khiển Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng Tôn thần và các vị thần linh cai quản cư ngụ trong khu vực này.

Hôm nay là ngày 17 tháng 11 năm Ất Mùi,

tức là ngày 27 tháng 12 Năm 2015

Tín chủ con là Phạm Xuân Thắng, đồng gia quyến Họ Phạm Văn, nguyên quán Việt nam quốc, Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã, Trung Hậu Đoài thôn. Chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, xin điền hoàn địa mạch. Con có lời thưa rằng:

Bởi vì, trước đây do đào đất động thổ khởi công xây Lăng Mộ Tổ và tôn tạo nâng cấp Nghĩa trang dòng họ Phạm Văn, gây nên chấn động làm Tổn thương Long Mạch, Mạo phạm thần uy, Ảnh hưởng khí mạch.

Nay muốn cho phong thổ an hoà, gia quyến chúng con mọi người được an bình, miễn trừ tai họa, trượng uy Đại Sỹ, nương đức Tôn thần, cung tạo bồi hoàn, nhương kỳ khẩn đảo thần công, nguyện xin bảo hộ, chứng minh sám hối, thụ hưởng đan thành.

Con xin thành tâm cúng dâng Ngài: U minh Giáo chủ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát; Ngài Kiên Lao địa thần Bồ Tát; các Ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Hậu Thổ nguyên quân; Sơn nhạc Đế quân; Đương phương Thổ địa, Thổ phủ Thần kỳ; 24 Khí Thần quan; 24 Long Mạch Thần quan; 24 Địa Mạch Thần quan; 24 Hướng Địa Mạch Thần quan; Thanh long Bạch hổ, Thổ bá, Thổ hầu, Thổ mãnh, Thổ trọng Thần quan; Thổ phụ, Thổ mẫu, Thổ lương, Thổ gia Thần quan; Thổ tử, Thổ tôn, Thổ khảm, Thổ khôn Thần quan; Thổ kỳ Ngũ phương Bát quái; Các Thần minh quyến thuộc, Kim niên Hành khiển Thái tuế chư đức Tôn thần, Đương cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương và tất cả các vị Thần minh cai quản khu vực này.

Cúi xin thương xót chúng con, nhận lời cầu thỉnh, chuẩn tâu sám tạ. giáng phó án tiền, thụ hưởng lễ vật phù hộ độ trì gia đình chúng con được Phong thổ tốt lành, Khí sung mạch vượng Thần an tiết thuận, Nhân sự hưng long, sở cầu như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

 


 

 




Văn Tế Lễ Khánh thành Lăng Mộ Tổ và Nghĩa trang

dòng họ Phạm Văn Trung Hậu Đoài

-----

 

Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật!

Việt nam quốc, Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã,

Trung Hậu Đoài thôn, Nghĩa trang dòng họ Phạm Văn.

Con Kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị tôn thần, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Thiên Thần Vọng Hào, Thái Hoàng Thái Hậu họ Phạm Văn Đại Vương Linh Qui.

Con Kính lạy các Ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Mạch Tôn thần; các tôn thần cai quản trong khu vực này.

Con Kính lạy các hương linh Gia tiên dòng họ Phạm Văn táng tại xứ này .

Con Kính lạy các hương linh tiên nhân đã khuất ở trong và ngoài khu vực này.

Hôm nay là ngày 17 tháng 11 năm Ất Mùi,

Tức là ngày 27  tháng 12 năm 2015.

Ngày lành, tháng tốt.

Tín chủ con là Phạm Xuân Thắng, đồng gia quyến Họ Phạm Văn, nguyên quán Việt nam quốc, Hà Nội Thành Phố, Mê Linh huyện, Tiền Phong xã, Trung Hậu Đoài thôn. Chúng con Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật dâng bày ra trước án.

Trước án tọa chư vị Tôn thần và Chư vị uy linh,

tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Ngày tháng Mười khí sáng, trời xanh,

Đất Trung Hậu Đoài thôn, rộn vui xóm ngõ.

Con cháu Dòng tộc Phạm Văn,

Từ mọi phương, hướng về đất Tổ.

Ngắm cảnh quê hương, tưởng lại cội xưa;

Nhìn hiện tại, nghĩ về nguồn cũ.

NHỚ TỔ TIÊN TA:

Vừa lúc gia cảnh gặp buổi điêu linh,

Cũng khi một cõi loạn li, cơ đồ nghiêng ngửa.

Quê hương gặp cảnh tang thương,

Làng xóm xác xơ, đời càng thêm khổ.

Đành một gánh từ bỏ quê hương,

Dắt vợ con tìm nơi dễ thở.

Thấy Trung Hậu Đoài thôn đất rộng người thưa,

Bèn ở lại đắp bờ, phát hoang, cầy vỡ.

Dồn công sức, khơi mương, vượt thổ.

Việc cấy cày, đã hết dạ chăm lo,

Đường học vấn, còn dày công dạy dỗ.

Thuật xử thế ngoài êm trong ấm, thầy hay bạn tốt, chọn nhân nghĩa làm phương châm;

Việc tề gia trên thuận dưới hòa, con thảo cha hiền, lấy hiếu từ làm quy củ.

Công ơn mở đất, ai cũng kính yêu,

Tâm huyết xây quê, đời càng thấy rõ.

Lại được các dòng họ giang tay giúp đỡ.

Dựng thành làng thành xóm, nên ruộng nên đồng.

Cùng cháu con mở mang quê mới,

Xây nên dòng họ Phạm Văn ở nơi tân thổ.

TỔ TIÊN TA:

Đức khai cơ cao tựa như núi;

Ân dưỡng dục dài tựa như sông.

Mênh mông bể cả, tổ ấm tài bồi;

Thăm thẳm non cao, tôn công tế độ.

NHƯNG HỠI ƠI!

Ngày “tiêu thổ đánh Tây”, Từ đường cháy, Mộ phần còn rất khiêm nhường;

Lúc “Toàn dân ra trận”, Cháu con xa, gia phả chưa từng cập độ.

Bởi câu “Lực bất tòng Tâm”, dẫu đau đớn chỉ giữ trong lòng;

Gặp lúc “Quốc thái dân an”, dầy Công đức phục nguyên việc Họ.

NAY GẶP BUỔI:

Kinh tế thị trường,

Giao lưu mở cửa.

Một hướng đi lên,

Muôn điều thách đố.

 Sao cho kịp bước canh tân,

Để khỏi mang danh bảo thủ.

 Học ông cha: mở óc suy tư,

Cùng dòng họ: bền gan gắng cố.

 Khắp tứ phương: Nam, Bắc, ngược, xuôi,

Dù bách nghệ : sĩ, nông, công, trí.

Đường kinh doanh đã quyết là thành,

Nghiệp khoa cử đã thi là đỗ.

Kẻ tha hương khơi dòng ôn cố, xây dựng cơ đồ, nhớ chốn chôn rau.     

Người ở quê giữ phần hương khói, chăm sóc Nghĩa trang, tạo tôn mộ Tổ.

THẾ MỚI BIẾT:

 Tu nhân, tích đức, Phật đền cho,

Khổ tứ, lao tâm, Trời chẳng phụ.

Trải lúc cơ trời biến cải, dù buổi thái bình hay cơn binh lửa, sức âm phò quả đã vô cùng;

Qua tuần cuộc thế đổi thay, dù nơi đất khách hoặc ở quê nhà, ơn mặc trợ thật là sáng tỏ.

Đất lành người đảm, đời này sang đời nọ, thụ hưởng hồng ân;

Nhân tốt quả xinh, lớp trước tiếp lớp sau, đượm nhuần phúc thọ.

BỞI THẾ CHÁU CON NAY:        

Xây Lăng Mộ Tổ ;

Tôn tạo Nghĩa trang;

Mừng thay Khánh lễ Lạc thành;

Vui bấy sự hoàn tu bổ!

Nhớ người góp công, đủ tiền dựng chỗ thắp hương;

Nhờ ơn Tiên tổ, Với sức cháu con, góp của góp công, xây cất Lăng Mộ chu toàn, khuôn viên đầy đủ.

Mộ phần tu chỉnh, nghìn thu cựu tích tô bồi;

LẠI THÊM:  

Gia phả chỉnh tu;

Phả đồ cập độ.

Lần xem tiểu sử, lưu công đức muôn đời;

Theo dõi sơ đồ, rõ quế hòe trăm nụ.

Sưu tầm tài liệu, thi văn tuyển trạch, phụ lục dồi dào;

Bổ túc di dung, thế thứ phân minh, Phái Chi đầy đủ.

CON CHÁU HÔM NAY :

Thắp nén trầm nghi ngút tại Nghĩa trang,

Đặt nhành hoa ngạt ngào bên Mộ Tổ.

Tấm lòng tôn kính, lễ bạc tiến nghinh ;

Văn Khấn nôm na, tấc thành biểu lộ:

Tưởng nhớ ân sâu Đấng Anh Linh,

Tâm nặng nghĩa dâng Tiên Liệt Tổ.

Mong Tổ tiên từ cõi linh thiêng,

Giúp con cháu mọi đường tiến bộ.

Rách lành đùm bọc, trước sau đoàn kết, nội ngoại tương lân;

Linh hiển chở che, năm tháng hộ trì, Mộ phần kiên cố.

Nguyện Hiếu, Trung, Tròn đạo nghĩa với Đời, với Họ.

Rèn NHÂN NGHĨA TRÍ DŨNG LIÊM,

Để KHANG NINH PHÚC LỘC THỌ.

Xây làng xóm Văn minh,

Dựng Quốc cường, dân phú.

Khắp ngược xuôi, Hạnh phúc Yên Vui,

Dòng tộc Phạm Văn danh thơm muôn thuở.

Cúi xin Tiên Tổ chứng minh, thượng hưởng, phù hộ độ trì.

Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật! Na mô A Di Đà Phật!

Phạm Xuân Thắng (Hậu Duệ Chi thứ Hai, Đời thứ Tư của Cụ Tổ Phạm Văn Thành) phụng soạn.

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG DÒNG HỌ

Số thành viên từ đời thứ 3 trở về trước đã mất

STT

Họ và tên

Trai

Dâu

Gái

Đã
mất

Đang
sinh sống

Trên
18

Dưới
18

1

Cụ: PHẠM VĂN THÀNH

*

 

 

*

 

 

2

Cụ: NGUYỄN THỊ NGÁT

 

*

 

*

 

 

3

Cụ PHẠM VĂN VÃNG

*

 

 

*

 

 

4

Cụ TRẦN THẾ QUÂN

 

*

 

*

 

 

5

Cụ PHẠM XUÂN TƯỜNG
Tức PHẠM XUÂN THÔNG

*

 

 

*

 

 

6

Cụ NGUYỄN THỊ HẠ

 

*

 

*

 

 

7

Cụ PHẠM VĂN AN

*

 

 

*

 

 

8

Cụ NGÔ THỊ GIỮA

 

*

 

*

 

 

9

Cụ NGUYỄN THỊ MÙI

 

*

 

*

 

 

10

Cụ PHẠM VĂN PHÚC

*

 

 

*

 

 

11

Cụ NGUYỄN THỊ CÚC

 

*

 

*

 

 

12

Cụ TRẦN THỊ CÁNH

 

*

 

*

 

 

13

Cụ PHẠM VĂN TUY

*

 

 

*

 

 

14

Cụ HOÀNG THỊ THOAN

 

*

 

*

 

 

15

Cụ PHẠM THỊ PHONG

 

 

*

*

 

 

16

Cụ PHẠM THỊ ĐÍNH

 

 

*

*

 

 

17

Cụ NGUYỄN VĂN SẤU

*

 

 

*

 

 

18

Cụ PHẠM THỊ LÝ

 

 

*

*

 

 

19

Cụ PHẠM XUÂN LỄ

*

 

 

*

 

 

20

Cụ NGUYỄN THỊ NHẠN

 

*

 

*

 

 

21

Cụ PHẠM XUÂN ĐẢO

*

 

 

*

 

 

22

Cụ PHẠM THỊ SẸO

 

 

*

*

 

 

23

Cụ PHẠM THỊ CÁT

 

 

*

*

 

 

24

Cụ PHẠM VĂN BẢO

*

 

 

*

 

 

25

Cụ TRẦN THỊ VẤN

 

*

 

*

 

 

26

Cụ PHẠM VĂN ĐỊNH

*

 

 

*

 

 

27

Cụ VŨ THỊ SEN

 

*

 

*

 

 

28

Cụ PHẠM THỊ YÊN

 

 

*

*

 

 

Số thành viên từ đời thứ 4 trở về sau đã mất

STT

Họ và tên

Trai

Dâu

Gái

Đã
mất

Đang
sinh sống

Trên
18

Dưới
18

1

Cụ PHẠM VĂN ĐỨC

*

 

 

*

 

 

2

Cụ NGUYỄN THỊ LÝ

 

*

 

*

 

 

3

Cụ PHẠM THANH HẢI

*

 

 

*

 

 

4

Cụ PHẠM THỊ CÔI

 

 

*

 *

 

 

5

Cụ PHẠM THỊ THÌN

 

 

*

*

 

 

6

Bà PHẠM THỊ CHẮT

 

 

*

*

 

 

7

Ông PHẠM TIẾN DŨNG

*

 

 

*

 

 

8

Ông PHẠM HÙNG ANH

*

 

 

*

 

 

9

Ông PHẠM THÀNH HUY

*

 

 

*

 

 

Số thành viên từ đời thứ 4 trở về sau

đang sinh sống ở miền Bắc

STT

Họ và tên

Trai

Dâu

Gái

Đã
mất

Đang
sinh sống

Trên
18

Dưới
18

1

Cụ TRẦN THỊ ĐỘ

 

*

 

 

*

 

2

Cụ PHẠM THỊ HIỀN

 

 

*

 

*

 

3

Cụ PHẠM NGỌC THẢO

*

 

 

 

*

 

4

Cụ ĐINH THỊ THÂN

 

*

 

 

*

 

5

Cụ NGUYỄN THỊ LẠC

 

*

 

 

*

 

6

Cụ PHẠM XUÂN THẮNG

*

 

 

 

*

 

7

Cụ PHAN THỊ TƯỜNG VY

 

*

 

 

*

 

8

Cụ PHẠM THỊ BÍNH

 

 

*

 

*

 

9

Cụ PHẠM THỊ TÂM

 

 

*

 

*

 

10

Cụ PHẠM VĂN LỘC

*

 

 

 

*

 

11

Cụ LÊ THỊ HOÀ

 

*

 

 

*

 

12

Cụ PHẠM THỊ NỤ

 

 

*

 

*

 

13

Bà PHẠM THỊ HOÀ

 

 

*

 

*

 

14

Ông PHẠM VĂN THỬ

*

 

 

 

*

 

15

Bà TRẦN THỊ TÂM

 

*

 

 

*

 

16

Bà PHẠM THỊ THANH

 

 

*

 

*

 

17

Bà PHẠM THỊ NGỌC

 

 

*

 

*

 

18

Bà PHẠM THỊ LAN

 

 

*

 

*

 

19

Ông PHẠM VĂN TRÚC

*

 

 

 

*

 

20

Bà VŨ THỊ HIỀN

 

*

 

 

*

 

21

Bà PHẠM THỊ NGUYỆT

 

 

*

 

*

 

22

Ông PHẠM VĂN MẠNH

*

 

 

 

*

 

23

Bà TRẦN THỊ MỲ

 

*

 

 

*

 

24

Ông PHẠM NGỌC THIỆN

*

 

 

 

*

 

25

Bà PHẠM THỊ KIM LOAN

 

 

*

 

*

 

26

Bà ĐÀO THỊ KIM THUÝ

 

*

 

 

*

 

27

Bà PHẠM THỊ THUÝ

 

 

*

 

*

 

28

Bà PHẠM THỊ BÍCH VƯỢNG

 

 

*

 

*

 

29

Bà PHẠM THỊ VÂN

 

 

*

 

*

 

30

Bà NGUYỄN THỊ BÉ

 

*

 

 

*

 

31

Ông PHẠM THÀNH NAM

*

 

 

 

*

 

32

Ông PHẠM THANH SƠN

*

 

 

 

*

 

33

Bà NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

 

*

 

 

*

 

34

Bà PHẠM THỊ THU

 

 

*

 

*

 

35

Bà PHẠM THỊ VĨNH HÀ

 

 

*

 

*

 

36

Ông PHẠM XUÂN CHIẾN

*

 

 

 

*

 

37

Bà HOÀNG THỊ HUẾ

 

*

 

 

*

 

38

Ông PHẠM VĂN BÌNH

*

 

 

 

*

 

39

Bà PHẠM THỊ MĂNG

 

*

 

 

*

 

40

Ông PHẠM VĂN MINH

*

 

 

 

*

 

41

Cháu PHẠM THỊ MINH

 

 

*

 

*

 

42

Cháu PHẠM THỊ DẦN

 

 

*

 

*

 

43

Cháu PHẠM THỊ BÍCH

 

 

*

 

*

 

44

Cháu PHẠM THỊ LIÊN

 

 

*

 

*

 

45

Cháu PHẠM VĂN LONG

*

 

 

 

*

 

46

Cháu PHẠM THỊ HOA

 

 

*

 

*

 

47

Cháu PHẠM THỊ THU THUỶ

 

 

*

 

 

*

48

Cháu PHẠM VĂN CƯỜNG

*

 

 

 

 

*

49

Cháu PHẠM THỊ BẢO ANH

 

 

*

 

 

*

50

Cháu PHẠM VĂN TÚ

*

 

 

 

 

*

51

Cháu PHẠM THỊ NGỌC ANH

 

 

*

 

 

*

52

Cháu PHẠM KIỀU TRANG

 

 

*

 

 *

53

Cháu PHẠM NGỌC SƠN

*

 

 

 

 

*

54

Cháu PHẠM TIẾN SĨ

*

 

 

 

 

*

55

Cháu PHẠM TRUNG KIÊN

*

 

 

 

 

*

56

Cháu PHẠM BẢO NGỌC

 

 

*

 

 

*

57

Cháu PHẠM HOÀNG TUẤN KIỆT

*

 

 

 

 

*

58

Cháu PHẠM HOÀNG HÀ MY

 

 

*

 

 

*

59

Cháu PHẠM TIẾN ĐẠT

*

 

 

 

 

*

60

Cháu PHẠM VĂN THANH

*

 

 

 

 

*

61

Cháu PHẠM THỊ GIANG

 

 

*

 

 

*

TỔNG HỢP

 

 

Trai

Dâu

Gái

Đã
mất

Trên
18

Dưới
18

 

Tổng số

27

14

30

9

46

16

 

Đã Mất

5

1

3

 

 

 

 

Còn sống Trên 18

13

13

20

 

 

 

 

Còn sống Dưới 18

9

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên từ đời thứ 4 trở về sau
sinh sống ở miền Nam chưa đủ dữ liêu cập nhật

STT

Họ và tên

Trai

Dâu

Gái

Đã
mất

Đang
sinh sống

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cụ PHẠM THỊ HÒA

 

 

*

 

2

Cụ PHẠM THỊ THUẬN

 

 

*

 

*

 

3

Cụ PHẠM THỊ VUI

 

 

*

 

*

 

4

Cụ PHẠM THỊ NHÀN

 

 

*

 

*

 

5

Cụ PHẠM QUÔC VIỆT

*

 

 

 

*

 

6

Cụ TRƯƠNG THỊ OANH

 

*

 

 

*

 

7

Cụ PHẠM QUỐC HÙNG

*

 

 

 

*

 

8

Cụ ………………………………

 

*

 

 

*

 

9

Cụ PHẠM QUỐC TUẤN

*

 

 

*

 

 

10

Cụ ………………………………

 

*

 

 

*

 

11

Cụ PHẠM THỊ KIM THU

 

 

*

 

*

 

12

Cụ PHẠM QUỐC DŨNG

*

 

 

 

*

 

13

Cụ ………………………………

 

*

 

 

*

 

 

CÁC CON CHÁU TỪ ĐỜI THỨ 5

 

 

 

 

 

 


 



Gia Phả PHẠM VĂN-TRUNG HẬU ĐOÀI-TIỀN PHONG-MÊ LINH
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc PHẠM VĂN-TRUNG HẬU ĐOÀI-TIỀN PHONG-MÊ LINH.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc PHẠM VĂN-TRUNG HẬU ĐOÀI-TIỀN PHONG-MÊ LINH
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.