GIA

PHẢ

TỘC

Nguyễn
Chính
Phúc
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
LỜI NÓI ĐẦU: Nhà có gia phả như nước có quốc sử. Quốc sử ghi chép sự tiến bộ của nòi giống, những truyền thống quật cường của dân tộc và những công lao dựng nước, giữ nước của các bậc anh hùng dân tộc và sức mạnh của toàn dân. Gia phả ghi chép những tiến triển của một dòng họ, những công đức của tổ tiên và những biến dị, di truyền của một dòng họ. Đọc quốc sử ta thấy sục sôi ý chí quật cường của dân tộc. Đọc gia phả ta biết rõ nguồn gốc của tổ tiên và ý chí của ông cha làm cho bản lý lịch của bản thân ta, anh em con cháu ta càng thêm sáng tỏ. Ta thấy tình cảm giữa người và người càng thêm gắn bó và tình cảm họ càng thắm thiết hơn. Đọc gia phả ta được tăng lòng yêu quý xóm làng họ mạc do tổ tiên xây dựng. Ta còn hiểu thêm nguồn gốc sự nghèo khổ của ông cha, quyết tâm theo gót ông cha làm cách mạng chông xâm lăng đại đoàn kết dân tộc để xây dựng nước nhà ngày càng văn minh giàu mạnh. Thờ ông bà là một bổn phận, một nhiệm vụ trọng đại đặc thù của người Việt Nam. Thờ ông bà là một trách nhiệm có tính cách luân lý, sự phát lộ tình cảm và lòng tin huyết thống được thể hiện trong môi trường gia tộc. Thờ ông bà xuất phát từ tâm thành của người sống, thế hệ sau đối với người chết, thế hệ trước. Thờ thì phải có lễ và cúng bái, hành động biểu tỏ lòng tôn kính và nhớ thương. Tinh thần “ Uống nước nhớ nguồn” đã khắc sâu trong tâm khảm của mỗi con người trong những bài học đầu tiên về “ Học làm người” mà giáo khoa luân lý và công dân giáo dục đã dạy ngay từ nơi lớp vỡ lòng:“ Cây có gốc mới nở nhành xanh ngọnNước có nguồn mới bể rộng sông sâuNgười ta nguồn gốc từ đâu ?Có cha mẹ rồi sau có mình” Sau việc thờ ông bà là việc cúng (phụng sự), làm thế nào để nhớ hết những ngày giỗ từ ngũ đại trở xuống, cả giỗ chính lẫn giỗ phụ. Ngoài việc lo cái ăn, cái mặc để nuôi sống gia đình và bản thân. Nhưng một nhiệm vụ cao cả của các bậc làm cha, làm mẹ là muốn truyền lại cho con cháu biết đời cha mình do ai sinh ra, từ đâu đến, tổ tiên công đức ra sao, quan hệ bên họ ngoại là những tộc nào để việc dựng vợ gả chồng đảm bảo được luân thường đạo lý, dòng giống phát triển tốt đẹp. Hơn thế nữa, con cháu còn hiểu được ông cha chúng ta đã học hành, thi cử, đóng góp cho gia đình, gia tộc, xã hội những công trạng gì ? được ban thưởng, hưởng tước lộc gì ?... Với những điều đã nêu trên về ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. GIA PHẢ là lịch sử của một dòng họ, một gia đình lớn, có thể nói “GIA PHẢ - GIA BẢO” . GIA PHẢ sở dĩ gọi là gia bảo vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, là điều tổ tiên muốn gởi gắm lại cho đời sau. Bất cứ họ nào, bất cứ con người nào trong họ, có tài năng lỗi lạc đến đâu, cá nhân cũng không thể viết được toàn bộ gia phả mà chỉ có kế thừa đời trước và truyền dẫn đời sau. GIA PHẢ được coi là hoàn chỉnh phải thể hiện được đầy đủ các ý nghĩa đã nêu. Nhưng do điều kiện lịch sử, gia phả của dòng tộc ta chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của các thế hệ con cháu cần hiểu rõ hơn về dòng tộc, công trạng của cha ông chúng ta. Do vậy, các thế hệ từ hệ 12 trở về trước, con cháu chúng ta có trách nhiệm tuân thủ giữ gìn theo những điều tổ tiên đã để lại và tự hào truyền lại cho con cháu, từ thế hệ 13 về sau, chúng ta có trách nhiệm bổ sung thêm những yêu cầu cần thiết, chi tiết hơn. Cụ thể như:- Giờ , ngày sinh của con cháu theo dương lịch, âm lịch- Khi xây dựng vợ, gả chồng cho con cháu cũng cần ghi rõ: con gái thuộc dòng tộc nào về làm dâu, ở đâu; con gái có chồng người tộc nào, ở đâu ?- Việc đặt tên cho con, cố gắng nghiên cứu để tránh sự trùng lặp với các bậc bề trên.- Nếu có thể hướng dẫn cho con cháu kê khai lý lịch của ông, bà, cha, mẹ một cách chi tiết, đầy đủ ( ghi ở mặt sau ) để tương lai cháu con hiểu đầy đủ hơn về dòng tộc của mình.- Hằng năm vào ngày giỗ cụ Thủy Tổ các gia đình có trách nhiệm ghi chép khai báo để bổ sung các nội dung cần thiết của từng gia đình để có sự thống nhất chung. Chúng ta vô cùng cảm phục các bậc tiền nhân của dòng họ ta, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử đất nước mà dày công gìn giữ được nhiều tư liệu, lịch sử dòng tộc không bị đứt đoạn như các dòng tộc khác. Chính nhờ có bộ Gia Phả chữ Hán của các cụ đời trước để lại mà dòng họ chúng ta đã tìm thấy cội nguồn của dòng tộc ở thôn Đông Sàng - Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội và các nhánh ở Ninh Bình, Phú Thọ. Chúng ta càng tự hào bao nhiêu thì phải có trách nhiệm giữ gìn, bổ sung, truyền đạt để từ cá nhân, gia đình đến dòng tộc càng ngày càng tốt đẹp, vững chắc hơn, đóng góp được nhiều cho xã hội.
Tháng 5 năm 2014 Người đưa Gia Phả lên trang vietnamgiapha.com Nguyễn Tiến Dũng - Hậu duệ đời thứ 13 DĐ: 0989359710 - Email: tiendung5662@gmail.com
Gia Phả Nguyễn Chính Phúc
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Nguyễn Chính Phúc.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Nguyễn Chính Phúc
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.